Quan hệ đối thoại Asean - Trung Quốc: Nguyên nhân, quá trình và ý nghĩa

Kết luận Chiến tranh Lạnh kết thúc đã chấm dứt, về cơ bản, bầu không khí ngột ngạt mà loài người đã phải chịu đựng trong đó suốt 4 thập niên rưỡi. Trong môi trường hòa dịu và cởi mở của kỉ nguyên sau chiến tranh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân chúng của họ là một trong những ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự. Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cũng vậy. Để phát triển, họ đều cần tới một môi trường hòa bình và ổn định ở những khu vực xung quanh. Họ cũng cần tới sự hợp tác kinh tế để có thể bổ sung và chia sẻ các nguồn lực cho nhau vì mục tiêu cùng phát triển. Chính những lợi ích chung đó cùng với tác động của xu hướng hòa bình và hợp tác trong môi trường quốc tế mới những năm đầu của thời kìsau Chiến tranh Lạnh thập đã thúc đẩy ASEAN và Trung Quốc xích lại gần nhau. Nhờ thiện chí và những nỗ lực của cả hai bên, quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc đã chính thức được thiết lập vào tháng 7 năm 1991. Sự kiện này đã có những đóng góp to lớn đối với hòa bình, an ninh và phát triển của Đông Nam Á nói chung, ASEAN và Trung Quốc nói riêng.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ đối thoại Asean - Trung Quốc: Nguyên nhân, quá trình và ý nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh Lạnh đã thúc đẩy ASEAN và Trung Quốc xích lại gần nhau. Nhờ thiện chí và những nỗ lực của cả hai bên, quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc đã chính thức được thiết lập vào tháng 7 năm 1991. Sự kiện này không chỉ chấm dứt tình trạng lạnh nhạt, thậm chí là thù địch lẫn nhau giữa hai bên, mà còn tạo cơ hội cho ASEAN và Trung Quốc hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực nhất định. 2. Nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập quan hệ ASEAN - Trung Quốc 2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Với cuộc đảo chính bất thành ngày 19/08/1991 tại Liên Xô, Liên bang Xô Viết, thành trì của hệ thống xã hội chủ nghĩa tan vỡ. Với sự kiện này, trật tự thế giới hai cực đã hoàn toàn sụp đổ. Lịch sử thế giới đã chuyển sang một thời kì mới: Thời kì sau Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã đẫn tới những biến đổi to lớn trong môi trường chính trị và kinh tế quốc tế. Ở thời kì này, hoà bình, hợp tác để phát triển đã trở thành xu thế chung trong quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chia sẻ những lợi ích chung về hoà bình, an ninh và phát triển. Ý thức hệ không còn là rào cản đối với quan hệ giữa các nước trong cộng đồng thế giới. Khuynh hướng trên cũng chi phối quan hệ giữa các nước lớn. Quan hệ Mỹ - Tây Âu, Mỹ - Nhật Bản, những đồng minh truyền thống trong thời kì Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lá chắn an ninh của Mỹ đối với Tây Âu và Nhật Bản không còn quan trọng như trước nữa. Cả hai chủ thể này đều cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc về an ninh vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Để đạt mục tiêu đó, các nước Tây Âu đã quyết định làm sâu sắc hơn tiến trình hội nhập khu vực của họ với việc thành lập Liên minh châu Âu vào tháng 12/1992 và mở rộng EU để thu nạp một số nước, vốn là các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết trước đây ở Baltic. Mặc dù vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản cũng tiến hành một số hoạt động Trần Xuân Hiệp 30 ngoại giao độc lập nhằm khẳng định vai trò chính trị của họ. Tokyo đã tích cực tham gia vào các hoạt động giữ gìn hoà bình ở Campuchia, ở vùng Vịnh Sau nhiều năm né tránh ý tưởng hợp tác Đông Á do Malaysia đưa ra từ năm 1990, đến năm 1997, Nhật Bản đã tán thành ý tưởng họp Thượng đỉnh ASEAN + 3 do ASEAN khởi xướng. Bức tranh địa - chính trị thế giới Hậu Chiến tranh Lạnh còn có thêm sự thay đổi với sự xuất hiện của một số cường quốc khu vực mới. Sự xuất hiện của Trung Quốc, dù chỉ mới đáng chú ý về kinh tế, đã buộc Mỹ và EU, Nhật Bản phải thay đổi cách ứng xử với họ. Chính sách tiếp xúc mà nội các B. Clinton thực hiện trong quan hệ với Trung Quốc đã góp phần tạo không khí hoà dịu ở khu vực Đông Bắc Á, nơi cơ cấu an ninh Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục tồn tại. Trong những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga dưới sự chèo lái của Borist Yeltsin cũng điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng hoà dịu và hợp tác với các nước phương Tây nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ và EU để phục hồi và phát triển kinh tế. Sự hoà dịu và hợp tác giữa các nước lớn đã giúp duy trì môi trường hoà bình, an ninh trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, môi trường hoà bình và an ninh thế giới hậu Chiến tranh Lạnh vẫn còn rất bấp bênh. Tại một số nơi trên thế giới, nhất là Nam Tư, các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, những mâu thuẫn tiềm tàng về tôn giáo, sắc tộc, vốn bị kìm nén trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, đã bùng phát, gây nên tình trạng xung đột tôn giáo, sắc tộc dữ dội tại các nước trên. Ở châu Á, các hoạt động khủng bố được đẩy mạnh ở Afghanistan, Pakistan, Indonesia, Philippineses và Nam Thái Lan. Trong khi nền chính trị thế giới được đặc trưng bởi hoà bình về tổng thể, căng thẳng, xung đột cục bộ ở một số khu vực, thì bức tranh kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi cả tích cực lẫn tiêu cực. Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba đã đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá về kinh tế. Dưới tác động của quá trình này, tất cả các quốc gia đều có thể tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn lực bên ngoài. Vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và kĩ năng quản lí có thể được chuyển giao cho bất kì nước nào, nếu họ muốn tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và có đủ năng lực tiếp nhận chúng. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế cũng làm cho cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia càng trở nên gay gắt. Để khai thác được các cơ hội và giảm bớt các tác động tiêu cực từ toàn cầu hoá kinh tế, cộng đồng quốc tế đã tiến hành những điều chỉnh chính sách quan trọng. Ở cấp độ toàn cầu, ngày 1/1/1995, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được thành lập thay thế cho GATT. Ở cấp độ khu vực, nhiều tổ chức hợp tác khu vực mới ra đời. Vào năm 1992, Hoa Kỳ đã cùng với Mexico và Canada lập khu Mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Ở Mỹ Latinh, Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) cũng được thành lập. Ở châu Á - Thái Bình Dương, APEC quyết định xây dựng Khu mậu dịch tự do APEC vào năm 2010 đối với các nước phát triển và 2020 với các thành viên đang phát triển1. Ở cấp độ quốc gia, hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế nhằm thích ứng với toàn cầu hoá. Trong khi các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU, Canada chuyển sang xây dựng các nền kinh tế tri thức, thì phần lớn các nước đang phát triển đã quyết định mở cửa đất nước, tham gia vào phân công lao động quốc tế. Tình trạng cạnh tranh giành FDI, ODA giữa các nước đang phát triển đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Do tầm cỡ thị trường, lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và rẻ, những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn FDI trên thế giới đã đổ xô vào Trung Quốc, Ấn Độ và Brasil, giúp các nước này đẩy nhanh tốc độ phát triển. Vào cuối những năm 90 thế kỉ XX, sự phát triển của các nền kinh tế trên, đặc biệt là kinh tế Trung Quốc, đã trở thành hiện tượng đáng chú ý nhất trong nền kinh tế thế giới. 1Tính tới năm 2002, trên thế giới đã có 250 hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương được kí kết, trong đó 168 thoả thuận mậu dịch tự do đã được đưa vào thực hiện. Gần 50% các hiệp định tự do mậu dịch song phương này được kí kết sau khi WTO xuất hiện. 2.2. Tình hình Đông Nam Á, Trung Quốc những năm đầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và nhu cầu cải thiện quan hệ giữa hai bên * Tình hình Đông Nam Á và nhu cầu hợp tác với Trung Quốc Đông Nam Á ở thời kì hậu Chiến tranh Lạnh cũng có nhiều biến đổi quan trọng. Với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên, kể từ năm 1945, hoà bình đã ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 29-40 31 được tái lập trên toàn bộ lãnh thổ Đông Nam Á. Các quốc gia, các dân tộc ở khu vực này đã có thể tập trung phần lớn nguồn lực của mình để phát triển. Phát triển kinh tế được xem là ưu tiên hàng đầu của tất cả các nước trong khu vực. Để phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á không phân biệt chế độ chính trị, hệ tư tưởng, đều mong muốn chung sống hoà bình và hợp tác với nhau. Quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương, vốn đối đầu và căng thẳng trong gần suốt thập niên 80 của thế kỷ XX do vấn đề Campuchia, đã trở nên hoà dịu, nhất là từ khi Việt Nam rút hết quân đội khỏi Campuchia tháng 10/1989. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng đặt Đông Nam Á trước nhiều nhiều thách thức mới. Về phương diện chính trị - an ninh, do vị trí của Đông Nam Á trong chính sách của Mỹ và Nga đã giảm xuống, vào năm 1992, cả hai nước này đều quyết định rút các lực lượng quân sự khỏi căn cứ của họ ở một vài nơi trong khu vực2. Quyết định trên của Mỹ và Nga đã tạo ra một “khoảng trống quyền lực” ở Đông Nam Á. Từ kinh nghiệm lịch sử, các nước Đông Nam Á đều biết rằng “khoảng trống quyền lực” trong khu vực của họ không bao giờ tồn tại được lâu. Các cường quốc bên ngoài sẽ tìm mọi cách lấp vào “khoảng trống” đó. Nếu khả năng này lại xảy ra, Đông Nam Á sẽ, một lần nữa, trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi của các nước lớn. Hòa bình, an ninh của khu vực này sẽ bị đe dọa. 2Căn cứ của Nga ở Cam Ranh trên lãnh thổ Việt Nam. Căn cứ của Mỹ ở Subic và Clark trên lãnh thổ Philippines. Bên cạnh thách thức trên, một nguy cơ lớn nữa đối với hòa bình và an ninh của Đông Nam Á là tình trạng căng thẳng ở biển Đông, nơi đang tranh chấp chủ quyền giữa giữa Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Philippineses, Malaysia và Brunei. Tình hình ở vùng biển này đã trở nên nóng bỏng, khi Trung Quốc công bố Pháp lệnh về lãnh hải và vùng tiếp giáp vào ngày 25/2/1992. Theo Pháp lệnh này, ¾ diện tích biển Đông sẽ được gộp vào lãnh thổ Trung Quốc. Để thực hiện tham vọng đó, Trung Quốc đã tăng chi phí quốc phòng3 hiện đại hoá quân đội, nhất là hải quân. Những động thái chính trị - quân sự trên của Trung Quốc càng khiến các nước Đông Nam Á lo ngại. Trước đây để đảm bảo an ninh cho mình, các nước ASEAN đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ; Lào, Việt Nam tìm chỗ dựa ở Liên bang Xô Viết. Những chỗ dựa an ninh sau này đã không còn nữa, sau khi cả Mỹ và Nga đều quyết định rút các lực lượng quân sự khỏi Đông Nam Á. Trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương mới, Mỹ dành ưu tiên cao hơn cho khu vực Đông Bắc Á, nơi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, còn Bắc Triều Tiên đang nỗ lực tìm kiếm vũ khí hạt nhân. Sự ưu tiên này được phản ánh rõ ràng qua việc bố trí các lực lượng quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Trong số 100.000 quân mà Washington tuyên bố sẽ duy trì ở khu vực này, có tới 84.000 quân được đồn trú tại Đông Bắc Á (37.000 ở Nam Triều Tiên và 47.000 đóng tại Nhật Bản) [4]. Hơn nữa, lực lượng quân sự Mỹ đóng ở Đông Á lại bao gồm chủ yếu là lục quân và không quân, chứ không phải là hải quân như các nước ASEAN chờ đợi. Sự bố trí lực lượng như trên của Mỹ trái ngược lớn với sự bố trí lực lượng của Trung Quốc. Do tầm cỡ lãnh thổ khổng lồ trải dài từ Đông Bắc Á tới sát Đông Nam Á, Trung Quốc đã bố trí lực lượng quân sự của họ không chỉ ở Đông Bắc Á mà cả ở Hải Nam, vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Á, xét từ góc độ địa lí. Cách bố trí lực lượng như vậy tạo điều kiện cho Trung Quốc với tay tới được cả hai khu vực. Nhờ đó “Trung Quốc có sức nặng và vị trí” đúng như Colin Gray đã nhận xét [2, tr.258]. 3Năm 1992, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng hơn khoảng 50% so với chi tiêu quốc phòng năm 1989. Những thực tế trên càng củng cố niềm tin của nhiều nước ASEAN rằng họ không thể trông đợi vào sự “che chở” của Mỹ, khi phải đối diện với các nguy cơ từ bên ngoài đối với an ninh quốc gia và khu vực như trước nữa. Ngoài những thách thức trên, môi trường an ninh ở Đông Nam Á còn bị đe dọa bởi nguy cơ bùng nổ của nhiều vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ giữa các Trần Xuân Hiệp 32 nước ở khu vực này (tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, các vấn đề tôn giáo, sắc tộc...). Nếu những vấn đề trên không được kiềm chế, được quản lí, nguy cơ xung đột vũ trang ở Đông Nam Á là khó tránh khỏi. Trong lĩnh vực kinh tế, những thách thức mà Đông Nam Á phải đối diện cũng không nhỏ. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng tại các nước công nghiệp phát triển, sự điều chỉnh chính sách thương mại của Mỹ và EU đối với ASEAN, cạnh tranh FDI và thị trường từ phía Trung Quốc, những vấn đề kinh tế - xã hội bên trong mỗi nước ASEAN... đã làm cho các nền kinh tế của họ phát triển chậm lại, so với nửa sau những năm 80 thế kỷ XX. Vào năm 1995, tăng trưởng kinh tế Thái Lan chỉ đạt mức 8,8% so với mức 12% năm 1988. GDP của Singapore giảm từ mức 10,1% của hai năm 1993, 1994 xuống còn 7,8% vào năm 1995. Trừ Malaysia tiếp tục tăng trưởng cao (9,4%) vào năm đó, các nền kinh tế khác đều phát triển khá chậm chạp [5, tr.112]. Tại các nước Đông Dương, tình hình kinh tế ít nhiều sáng sủa hơn, đặc biệt là kinh tế Việt Nam. Trong 5 năm từ 1991 - 1995, GDP của Việt Nam tăng trung bình 8,2%. Công nghiệp tăng trung bình 13,3%. Nông nghiệp tăng bình quân 4,5%. Sản lượng lương thực tăng 26% so với 5 năm truớc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 17 tỉ đô la Mỹ. Nhập khẩu trên 21 tỉ đô la [1, tr.159]. Với những kết quả trên, Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội mà đất nước đã lâm vào từ giữa những năm 80 thế kỉ XX. Nhằm giữ vững môi trường hoà bình trong khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho các nước trong vùng hợp tác và phát triển kinh tế trong bối cảnh quốc tế mới, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV đã được triệu tập ở Singapore tháng 1/1992. Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về tình hình thế giới, tình hình khu vực và đưa ra 3 quyết định quan trọng. Đó là xúc tiến quá trình liên kết kinh tế khu vực thông qua kế hoạch thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm, bắt đầu từ 1/1/1993; mở rộng hợp tác khu vực sang lĩnh vực an ninh và tăng cường quan hệ với các nước Đông Dương, tiến tới nhất thể hoá Đông Nam Á trong một tổ chức hợp tác khu vực chung. Để triển khai các kế hoạch hợp tác khu vực trên, ASEAN rất cần tới quan hệ hữu nghị và hợp tác của các nước lớn, đặc biệt là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mối quan tâm của ASEAN đối với Trung Quốc là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nhân tố có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với hòa bình, an ninh ở khu vực Đông Nam Á. Lịch sử Đông Nam Á từ sau tháng 10/1949 đã chứng tỏ điều đó. Để hạn chế các tác động tiêu cực của Trung Quốc đối với khu vực và nhất là ngăn không cho họ thực hiện được tham vọng nhảy vào lấp “khoảng trống quyền lực” ở Đông Nam Á, ASEAN cần phải điều chính chính sách, vốn không thân thiện với Trung Quốc mà nó đã thực thi từ khi ra đời (1967) cho tới khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Theo nhận thức của các nhà lãnh đạo ASEAN, một quan hệ hòa bình, hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc sẽ khuyến khích Bắc Kinh đóng vai trò tích cực và xây dựng ở Đông Nam Á. Thứ hai, Trung Quốc là một trong những bên và là bên lớn nhất đang tranh chấp chủ quyền với 4 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei). Việc Bắc Kinh công bố Pháp lệnh về lãnh thổ vàvùng phụ cận vào tháng 2/1992, đã cho các nước Đông Nam Á thấy rõ tham vọng của Bắc Kinh đối với vùng biển này. Với sức mạnh quân sự, kinh tế ngày càng gia tăng, Trung Quốc có thể độc chiếm biển Đông bằng vũ lực. Một khi Trung Quốc dùng cách này để thực hiện tham vọng của họ, xung đột vũ trang, thậm chí là chiến tranh, có thể sẽ xảy ra ở biển Đông. Nếu tình hình diễn tiến như vậy, không chỉ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của 4 nước Đông Nam Á đang tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc sẽ bị đe dọa mà hòa bình, an ninh ở Đông Nam Á cũng bị đặt trước thách thức mới. Sự đi lại tự do và an toàn của tàu bè trên các tuyến hàng hải quốc tế chạy qua biển Đông sẽ không thể tiếp tục. Để ngăn ngừa, hay ít nhất, kiềm chế bớt khả năng Trung Quốc gây hấn ở biển Đông, các nhà lãnh đạo ASEAN càng nhận thấy sự cần thiết phải hòa giải với Trung Quốc. Thông qua việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc, ASEAN hi vọng có thể cùng với Trung Quốc tìm kiếm con đường giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông một cách hòa bình. Thứ ba, những thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của chính Trung Quốc. Từ năm 1978, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chính sách cải cách kinh tế, mở cửa với thế giới bên ngoài. ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 29-40 33 Hệ thống quản lí kinh tế của Trung Quốc trước đây theo mô hình Liên Xô, tập trung kế hoạch hóa cao. Ở giai đoạn đầu, mô hình quản lí này đã giúp Trung Quốc gặt hái được những thành công nhất định về kinh tế. Tuy nhiên, việc áp dụng lâu dài và cứng nhắc mô hình đó đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Để lấy lại sức sống cho nền kinh tế quốc gia, Trung Quốc đã tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế. Mục đích cơ bản của tái cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc là chuyển từ kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang một nền kinh tế sản xuất hàng hóa có kế hoạch dựa trên sở hữu công, xã hội chủ nghĩa Cùng với cải cách cơ cấu kinh tế, Trung Quốc cũng rất nỗ lực để mở cửa hơn nữa với thế giới bên ngoài, thông qua những hoạt động chính sau: + Tìm kiếm quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn không chỉ với các nước tư bản phát triển mà cả các nước thế giới thứ ba. Trung Quốc đặc biệt coi trọng hợp tác Nam - Nam. Theo quan điểm của Trung Quốc, thế giới thứ ba đang tạo thành lực lượng quyết định trong việc giữ vững hòa bình và thay thế các quan hệ kinh tế quốc tế không cân bằng hiện nay bằng một trật tự kinh tế quốc tế mới. Do vậy, tăng cường hợp tác Nam - Nam không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế mà cả chính trị thế giới. Với nhận thức như vậy, Trung Quốc dành ưu tiên cho phát triển hợp tác kinh tế với thế giới thứ ba, trong đó có ASEAN. + Mở cửa với thế giới bên ngoài với nhiều cấp độ khác nhau: Cấp độ đầu tiên là xây dựng các đặc khu kinh tế (SEZs) như Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Để thiết lập một đặc khu kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa, chính phủ đã cho phép lập ra một hệ thống hành chính đặc biệt cùng với một chính sách kinh tế đặc biệt cho SEZ đó. Việc phát triển của SEZ chủ yếu dựa trên thu hút và sử dụng FDI. Khi đầu tư vào các SEZ, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các đối xử ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về thuế quan, đi lại, nhân sự làm việc và lưu thông tư bản. Định hướng phát triển sản xuất của các SEZ là hướng ra xuất khẩu. Đồng thời các SEZ cũng được yêu cầu phát triển các dự án công nghệ tập trung tri thức. Để khai thác khoáng sản và các nguồn lực nông nghiệp nhiệt đới, đảo Hải Nam cũng được thực hiện một số chính sách như một SEZ. Trên cơ sở các kết quả ban đầu và kinh nghiệm từ việc thực hiện SEZ, từ 1984, Trung Quốc mở ra các lĩnh vực mới ở cấp độ thứ hai và thứ ba với thế giới bên ngoài. Tham gia vào các cấp độ này là 14 thành phố ven biển bao gồm Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Đại Liên, Khu vực đồng bằng sông Dương Tử, đồng bằng sông Châu Giang và Tam giác bao gồm Hạ Môn, Chương Châu và Tuyền Châu ở phía Nam Phúc Kiến. Ưu đãi về thuế và các điều kiện thuận lợi đã được dành cho các khu vực này. Với sự phát triển công nghệ và các ngành công nghiệp phát triển tốt và nguồn tài nguyên, 14 thành phố duyên hải được trù định phát triển bằng vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến, qua đó, nâng cấp công nghệ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm Trung Quốc trênthị trường thế giới. Những thành phố ở cấp độ này được yêu cầu sử dụng các lợi thế cạnh tranh từ nông nghiệp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, dệt và công nghiệp nhẹ cho thị trường thế giới. Từ chính sách mở cửa đa cấp độ, triển khai dần dần theo hướng Đông - Tây, Nam - Bắc, Trung Quốc đã gia tăng sự mở cửa từ duyên hải vào nội địa. Các hình thức hợp tác kinh tế khác nhau đã được phát triển bằng việc sử dụng vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến. + Thăm dò các hình thức hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau. Từ cuối những năm 1980, ở Trung Quốc không chỉ có các liên doanh mà có cả các công ti hợp tác giữa người nước ngoài với người Trung Quốc, các công tỉ 100% vốn nước ngoài trong một số ngành sản xuất. Số liệu của Bộ Quan hệ kinh tế và Mậu dịch đối ngoại Trung Quốc cho biết trong vòng 7 năm từ 1979 đến 1985 đã có 16,000 tỉ USD đầu tư được phê chuẩn. Tới tháng 9/1985, đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc đã lên tới 250 triệu USD [3, tr.27]. Bắt đầu từ 1980, Trung Quốc đã xúc tiến đầu tư ra bên ngoài. Tới cuối 1984, đã có 150 triệu USD được đầu tư vào các dự án phi mậu dịch ở 30 nước, trong đó có Thái Lan và Singapore. Ngoài ra, Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển các quan hệ tài chính với các nước khác, mở rộng các khoản vay nước ngoài thông qua Ngân hàng Trung Quốc, phát hành trái phiếu trong thị trường tài chính Nhật Bản và các nước Tây Âu. Trần Xuân Hiệp 34 Các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh ở Trung Quốc. Tới tháng 12/1985 đã có 155 chi nhánh của ngân hàng nước ngoài hoạt động tại nước này [3, tr.27]. Nhờ thực hiện những biện pháp trên, tới cuối những năm 1980, công cuộc cải cách mở cửa mà Trung Quốc thực hiện từ 1978 đã đưa lại các kết quả rõ rệt. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao. Trong hai năm 1987 và 1988, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2 chữ số (11,1% và 11,3%), trong khi đó, kinh tế ASEAN, trừ Thái Lan và Singapore, chỉ tăng trưởng dưới 9% (Xem Bảng 1). Bảng 1. Tỉ lệ tăng trưởng thực của ASEAN 5 và Trung Quốc (%) Năm Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Trung Quốc 1987 4,9 5,4 4,8 9,4 9,5 11,1 1988 5,8 8,9 6,3 11,1 13,3 11,3 1989 7,5 9,2 6,1 9,2 12,3 4,3 1990 7,1 9,7 2,7 8,3 11,6 3,9 1991 6,6 8,7 -0,7 6,7 7,9 8,0 Nguồn: Asian Development Bank. Key Indicators of Developing Asian and Pacific Countries, 2005 Trong hai năm 1989 và 1990, do chính sách trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây áp đặt sau sự kiện Thiên An Môn, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm xuống còn 4,3% và 3,9%. Tuy nhiên, nền kinh tế này đã lấy lại đà tăng trưởng vào năm 1991 với mức tăng 8,0%. Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục rót vốn vào nền kinh tế Trung Quốc. Singapore là nước thành viên ASEAN luôn thu hút được nhiều FDI nhất ở Đông Nam Á. Tuy vậy, nếu so sánh với Trung Quốc thì mức tăng FDI của Singapore chậm hơn nhiều. Nếu vào năm 1980, Trung Quốc mới chỉ thu hút được 57 triệu USD, còn Singapore đã thu hút được 1,236 tỉ USD thì tới năm 1991, Trung Quốc đã gần đuổi kịp Singapore về số lượng FDI (4,366 tỉ của Trung Quốc so với 4,887 tỉ USD của Singapore) (Xem Bảng 2). Trong bối cảnh như vậy, nếu các nước thành viên ASEAN không thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, họ sẽ đánh mất các cơ hội mà sự tăng trưởng kinh tế của nước này có thể mang lại cho họ. Đây sẽ là một thiệt thòi lớn về kinh tế, nhất là trong bối cảnh các nước ASEAN 6 đang mất dần lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, còn các thị trường truyền thống của nó cũng bị thu hẹp do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Tây Âu, Bắc Mỹ và cả do sự cạnh tranh của Trung Quốc. Đối với ASEAN, chính sách lạnh nhạt với Trung Quốc cũng không còn phù hợp. Chính sách đó sẽ khiến ASEAN không thể triển khai các kế hoạch xây dựng một số cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực mà nó đang ấp ủ. Bởi vì, nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, bất kì sáng kiến hợp tác khu vực nào do ASEAN đề xướng cũng khó thành hiện thực. Sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực sẽ giúp ASEAN thực hiện được chính sách cân bằng về ảnh hưởng và quyền lợi giữa các nước lớn ở Đông Nam Á mà Hiệp hội này theo đuổi, khi bước vào thời kì sau Chiến tranh Lạnh. Bảng 2. Dòng FDI vào Trung Quốc và Singapore ĐVT: triệu USD Năm Trung Quốc Singapore 1980 57 1.236 1981 265 1.660 1982 430 1.602 1983 636 1.134 1984 1.258 1.302 1985 1.659 1.047 1986 1.875 1.710 1987 2.314 2.836 1988 3.194 3.655 1989 3.393 2.887 1990 3.487 5.575 1991 4.366 4.887 Nguồn: World Trade Analyzer (WTA) CDROM 2001 and International Monatery Fund, International Financial Statistics, 2001. * Tình hình Trung Quốc và nhu cầu hợp tác với ASEAN Những động thái mới trong chính sách Trung Quốc của ASEAN đã nhận được những phản ứng tích cực từ phía Bắc Kinh. Bởi vì, động thái đó phù hợp với chính sách xích lại gần ASEAN của Trung Quốc. ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 29-40 35 Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á có vai trò rất quan trọng xét từ mọi góc độ. Về phương diện an ninh, Đông Nam Á là nơi Trung Quốc có các lợi ích an ninh trực tiếp. Nước này chia sẻ biên giới chung trên bộ với ba nước Đông Nam Á lục địa là Việt Nam, Lào và Myanmar. Trên biển, Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam và Philippines. Mọi biến động chính trị theo hướng tiêu cực ở Đông Nam Á đều có thể khiến cho an ninh của Trung Quốc ở phía Nam, Tây Nam và Đông Nam bị ảnh hưởng. Do vậy, duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở Đông Nam Á là phù hợp với lợi ích an ninh của Trung Quốc. Về phương diện kinh tế, Đông Nam Á là một thị trường rộng lớn với gần 500 triệu dân có mức sống ngày càng cao. Nếu thiết lập được quan hệ tốt với ASEAN, tổ chức hợp tác khu vực của 6 nước Đông Nam Á và đang trong quá trình mở rộng để đón nhận các thành viên mới trên bán đảo Đông Dương, Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận thị trường rộng lớn này. Các nước Đông Nam Á ngoại trừ Singapore, đều là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là các tài nguyên Trung Quốc có ít hoặc đang cạn kiệt (dầu mỏ, các loại khoáng sản như than, thiếc, đồng, bauxite...). Nền nông nghiệp nhiệt đới của Đông Nam Á có thể là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm đang rất phát triển ở Trung Quốc. Trên vùng biển Đông Nam Á có các tuyến giao thông hàng hải nhộn nhịp vào loại bậc nhất thế giới. Thông qua các con đường này, Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài và chuyên chở hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Như vậy từ góc độ kinh tế có thể thấy Đông Nam Á không chỉ là một nguồn lực giúp Trung Quốc duy trì tốc độ phát triển kinh tế mà còn là nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh kinh tế của nước này. Ngoài ra, ở Đông Nam Á còn có cộng đồng người Hoa bao gồm khoảng 30 triệu người đang làm ăn, sinh sống. Tuy chỉ chiếm 10% dân số các nước Đông Nam Á, nhưng người Hoa chiếm tới 80% tài sản xã hội của khu vực này [6, tr.3]. Vốn đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc, kể từ khi họ thực thi chính sách mở cửa, chủ yếu là của các công ty của người Hoa ở Đông Nam Á. Quan hệ hữu nghị và tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc với ASEAN sẽ là đảm bảo vững chắc cho dòng vốn của người Hoa và Hoa kiều chảy vào nền kinh tế Hoa lục. Về phương diện chiến lược, vị trí của Đông Nam Á trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong chiến lược vươn lên thành cường quốc toàn cầu của Bắc Kinh. Với tầm cỡ lãnh thổ, quy mô dân số và một nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn ấp ủ tham vọng trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới vào giữa thế kỉ XXI. Thật vậy, tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 3 (khoá 11) cuối năm 1978, chiến lược phát triển của Trung Quốc trong vòng 70 năm, từ 1980 đến 2050 đã được thông qua. Chiến lược này gồm 3 bước: - Bước 1 (từ năm 1980 tới 1990): Trong 10 năm này, Trung Quốc đặt chỉ tiêu tăng gấp đôi GDP và giải quyết vấn đề ăn no, mặc ấm cho nhân dân trong nước. - Bước 2 (1990-2000): Mục tiêu phấn đấu của bước này là tăng gấp đôi GNP. GNP đầu người đạt mức 800 đô la Mỹ/năm; đời sống dân cư đạt mức “tiểu khang”. - Bước 3 (từ 2000 - giữa thế kỷ XXI): Vào dịp kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (2049), GDP đầu người của Trung Hoa lục địa sẽ tương đương mức của các nước phát triển trung bình. Tới lúc đó, đời sống của nhân dân Đại lục đã tương đối giàu có. Công cuộc hiện đại hoá của Trung Quốc sẽ hoàn thành về cơ bản. Với một triển vọng phát triển kinh tế như vậy, lại là một trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc có thể trở thành một trong những cường quốc hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, tham vọng của Bắc Kinh không chỉ như vậy. Điều họ mong muốn là vị thế của một cường quốc toàn cầu, vượt Mỹ hay ít nhất là có thể sánh ngang hàng với Mỹ. Để có được sự thừa nhận này, Trung Quốc cần xác lập được một khu vực ảnh hưởng riêng. Trong những khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ ở Đông Nam Á, Trung Quốc mới tìm thấy những điều kiện thuận lợi để thực hiện được mục tiêu đó. Đông Nam Á bao gồm các quốc gia nhỏ và trung bình. Giữa các nước còn tồn tại nhiều vấn đề do lịch sử để lại. Do vậy, quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa các nước trong vùng chưa sâu sắc, ngay cả giữa những Trần Xuân Hiệp 36 nước đã đứng chung trong một tổ chức hợp tác khu vực là ASEAN, kể từ sau tháng 8/1967. Một thuận lợi khác mà Trung Quốc có được trong quá trình thực hiện tham vọng biến Đông Nam Á thành khu vực ảnh hưởng của họ là Mỹ, Liên Xô, những đối thủ chính từng tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi với Trung Quốc ở Đông Nam Á đã không còn quan tâm tới khu vực này như trong thập niên 70 và 80 thế kỷ XX nữa. Từ năm 1992, họ đã rút các lực lượng quân sự khỏi Đông Nam Á và để lại một “khoảng trống quyền lực” trong khu vực Đây chính là cơ hội cho Trung Quốc. Để thâm nhập được ảnh hưởng vào Đông Nam Á, nơi hầu hết các quốc gia đều nhìn Trung Quốc với ánh mắt nghi ngờ, Trung Quốc rất cần tới sự ủng hộ của ASEAN. Bởi vì, là một tổ chức hợp tác khu vực, ASEAN đang thi hành chính đối ngoại độc lập, cân bàng ảnh hưởng giữa các nước lớn ở Đông Nam Á. Mục tiêu của chính sách là giữ cho Đông Nam Á không bị cuốn vào vòng ảnh hưởng của bất kỳ nước lớn nào, kể cả Trung Quốc. Chừng nào ASEAN còn thành công trong chính sách này, “khoảng trống quyền lực” ở Đông Nam Á vẫn tiếp tục tồn tại. Cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào lấp chỗ trống đó vẫn còn. Ngoài ra, ở thời kì hậu Chiến tranh Lạnh, ASEAN đang nỗ lực hoạt động để biến ý tưởng Hợp tác Đông Á mà Malaysia khởi xướng thành hiện thực. Hiệp hội này cũng đang tìm kiếm các ý tưởng, các con đường để mở rộng hợp tác khu vực của ASEAN sang lĩnh vực an ninh, vốn được ASEAN thận trọng né tránh trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh. Những hoạt động đó của ASEAN sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc hiện diện trong khu vực và qua đó, nâng cao vị thế của họ Đông Nam Á và Đông Á. Về phương diện đối nội, ASEAN đang tìm cách khởi động tiến trình liên kết kinh tế khu vực. Nếu ASEAN thành công trong nỗ lực này, Trung Quốc sẽ có thêm cơ hội để đẩy mạnh quan hệ kinh tế, mậu dịch với các nước Đông Nam Á. Ngoài những lợi ích ở tầm dài hạn, quan hệ với ASEAN còn quan trọng đối với Trung Quốc ở tầm ngắn hạn. Như mọi người đều biết, từ sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc đã phải chịu sự trừng phạt về kinh tế của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Về phương diện ngoại giao,Trung Quốc bị cô lập với cộng đồng thế giới. Uy tín quốc tế của Trung Quốc cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Trong bối cảnh như vậy, việc ASEAN đưa ra những tín hiệu hòa bình và hợp tác với Trung Quốc đã tạo một cơ may cho Bắc Kinh giảm bớt được tình trạng cô lập về ngoại giao và khắc phục một phần những khó khăn về kinh tế do lệnh cấm vận của Mỹ gây ra cho họ. Như vậy là, bước vào thời kì sau Chiến tranh Lạnh, cả ASEAN và Trung Quốc đều có nhu cầu thiết lập quan hệ đối thoại với nhau. Chính nhu cầu chung này đã thúc đẩy hai bên xúc tiến các hoạt động nhằm xích lại gần nhau, ngay từ cuối những năm 1980 vừa qua. 3. Quá trình thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc 3.1. Hoạt động của các nước thành viên ASEAN nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc Là những đồng minh chống cộng gần gũi của Mỹ trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, Philippinesđã từ chối bất kì hình thức tiếp xúc nào với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Trung Quốc. Cho tới trước 1971, Philippines không có quan hệ mậu dịch trực tiếp nào với Trung Quốc, mặc dù hàng hóa Đại lục vẫn dễ dàng tìm thấy ở Manila, do buôn bán gián tiếp giữa hai nước thông qua Hồng Kông. Tuy nhiên, khi những dấu hiệu đầu tiên về sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Trung Quốc xuất hiện, Philippines đã điều chỉnh chính sách đối với Đại lục. Vào tháng 9/1971, Philippines đã cử phái đoàn thương mại đầu tiên tới Triển lãm thương mại Quảng Châu. Sáu tháng sau, Tổng thống F.Marcos kí Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống số 384, chính thức hợp pháp hóa việc buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ bốn năm sau, Trung Quốc đã trở thành một trong 10 đối tác mậu dịch hàng đầu của Philippines. Tuy nhiên, động lực quan trọng nhất thúc đẩy Philippines xích lại gần Trung Quốc là những phát triển chính trị, quân sự ở bán đảo Đông Dương đầu những năm 1970. Nhận thấy mâu thuẫn đang ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Việt Nam, Philippines đã quyết định cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm dựa vào Trung Quốc để tránh một sự “trả đũa” có thể của Việt Nam vì những câu kết của Manila với Washington trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (1954 - 1973). Tháng 6/1975, tức là chưa đầy hai tháng sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Tổng thống F. Marcos đã tới Bắc Kinh để chính thức hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Năm 1986, hai bên thiết lập cơ chế tham vấn song phương để thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 29-40 37 Trong suốt thập kỉ 1950 và 1960, Thái Lan, nơi đặt tổng hành dinh của SEATO, đã ủng hộ mạnh mẽ chính sách “kiềm chế Trung Quốc” của Mỹ. Việc giao thương với Trung Quốc bị cấm bởi Sắc lệnh số 53 của Thủ tướng Sarit Thanarat. Tuy nhiên, cũng như Philippines, Thái Lan đã điều chỉnh chính sách với Trung Quốc ngay khi xuất hiện các động thái xích lại gần nhau giữa Bắc Kinh và Washington. Thông qua nước thứ ba ở Scandinavia, Thái Lan đã bày tỏ mong muốn tiếp xúc và đàm phán với Trung Quốc. Phái đoàn Thái Lan ở Liên Hợp quốc do Ngoại trưởng Thanat Khoman dẫn đầu đề nghị chính phủ nước họ bỏ phiếu ủng hộ Trung Quốc thay thế Đài Loan ở Liên hợp quốc tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 10/1972. Tuy nhiên, đề nghị trên đã bị chính phủ Thái khước từ. Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan lại thúc giục chính phủ cho phép buôn bán với Trung Quốc. Đáp lại những động thái ngoại giao trên của phía Thái Lan, Trung Quốc đã mời nước này cử đội bóng tới tham dự Giải bóng bàn Châu Á tổ chức ở Bắc Kinh (9/1972). Sau một cuộc thảo luận kéo dài ở Hội đồng an ninh quốc gia, chính phủ Thái Lan đã chấp nhận lời mời và cử Trung tướng cảnh sát Chumpoh Lohachala, Phó trưởng cảnh sát về các vấn đề đặc biệt, dẫn đầu phái đoàn và Prasit Kanchanawat, một nhà kinh doanh lai Hoa và là thân tín của Thống chế Prapas Charusathien đi theo đoàn với tư cách là cố vấn. Vai trò thật sự của ông này là thăm dò ý định của Trung Quốc và các điều kiện thương lượng. Tháng 8/1972, Sắc lệnh cách mạng số 53, cấm buôn bán với Trung Quốc, đã được sửa đổi để cho phép buôn bán thông qua các cơ quan nhà nước. Đồng thời, phái đoàn Thái Lan ở Liên hợp quốc do Pot Sarasin dẫn đầu, đã gặp Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao và đứng đầu phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các quan chức Thái Lan và Trung Quốc của Bộ Ngoại giao mỗi bên. Sang năm 1973, nhiều cuộc gặp đã được thực hiện để thảo luận về các phương diện như ngoại giao, chính trị, giao lưu thể thao... Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã mở ra một cơ hội mới khi phái đoàn Thái Lan do Thứ trưởng Chattichai Choonhavan dẫn đầu thăm Bắc Kinh vào tháng 12/1973 để thương lượng mua dầu của Trung Quốc. Phía Trung Quốc đồng ý bán 50.000 thùng dầu cho Thái Lan với giá hữu nghị. Phản ứng tích cực đó đã cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trong công chúng Thái. Chính phủ dân sự Thái Lan cũng hủy bỏ sắc lệnh số 53 để tạo thuận lợi hơn cho việc giao thương với Trung Quốc. Các cuộc tiếp xúc và trao đổi sau đó đã được tiến hành thường xuyên hơn trong năm 1974 và 1975. Ngày 1/7/1975, Thủ tướng Thái Lan Kucrit Pramot tới Bắc Kinh. Trong Thông cáo chung kí trong chuyến thăm trên, Trung Quốc và Thái Lan tuyên bố chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Từ đó, quan hệ Thái - Trung đã không ngừng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực chính tri - an ninh. Thái Lan đã đứng về phía Trung Quốc trong suốt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Campuchia. Đổi lại, Trung Quốc đã giúp đỡ Thái Lan giải quyết những khó khăn trong phát triển kinh tế ở nửa đầu những năm 1980 và chấm dứt sự ủng hộ đối với Đảng Cộng sản Thái Lan, theo đề nghị của Bangkok. Indonesialà nước thành viên nghi kị Trung Quốc nhất. Trong khi hầu hết các nước ASEAN đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Indonesia vẫn tiếp tục giữ khoảng cách với nước này và duy trì tình trạng không có quan hệ ngoại giao mà họ đã chủ động cắt đứt từ năm 1965. Cho tới tháng 4/1985, Indonesia mới quyết định tái lập quan hệ mậu dịch trực tiếp với Trung Quốc [8, tr.5]. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, các nhà lãnh đạo Indonesia đã nhận thấy việc tiếp tục chính sách lạnh nhạt với Trung Quốc là bất lợi cho Indonesia cả về đối nội lẫn đối ngoại. Các doanh nghiệp Indonesia có thế mất các cơ hội kinh doanh tại thị trường Trung Quốc. Điều này có nghĩa là kinh tế Indonesia sẽ không có được một nguồn lực mới khi nó đang bị suy giảm nghiêm trọng do giảm thu nhập về dầu mỏ. Chính sách đa dạng hóa kinh tế mà Indonesia đang chủ trương thực hiện sẽ khó thành công, nếu chính phủ nước này không thể tìm kiếm thị trường mới cho các ngành công nghiệp chế tạo của họ [7]. Về phương diện đối ngoại, là nước lớn nhất ở Đông Nam Á, Indonesia có thể đóng vai trò lãnh đạo quan trọng cả trong nền chính trị nội bộ khu vực lẫn trong quan hệ với các cường quốc bên ngoài. Tuy nhiên, sự không mềm dẻo về ngoại giao mà Jakarta thể hiện qua chính sách đối với Trung Quốc, có thể làm giảm vai trò của họ Indonesia là nước lớn thế giới thứ ba duy nhất Trần Xuân Hiệp 38 không có đại diện ngoại giao tại Bắc Kinh. Điều này, tự nó, đã là không bình thường. Với nhận thức như vậy, Indonesia đã quyết định bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Tiếp sau việc kí Bản ghi nhớ giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) và Hội đồng xúc tiến mậu dịch quốc tế Trung Quốc ngày 5/7/1985, Tổng thống Suharto đã ban bố Chỉ dụ Số 9/1985 ngày 23 tháng 7/1985 chính thức tán thành việc nối lại quan hệ mậu dịch trực tiếp giữa hai nước. Tới tháng 10/1986, hầu hết các cản trở về thể chế đối với mậu dịch trực tiếp được tháo dỡ và KADIN đã chuẩn bị để mở văn phòng tại Bắc Kinh. Những động thái mới, tích cực trong nền ngoại giao Indonesia đã nhận được phản ứng tích cực từ Trung Quốc. Chính Bắc Kinh cũng khao khát tái lập quan hệ với Jakarta. Bởi vì, “sự vắng mặt một phái đoàn ngoại giao ở Jakarta là lời nhắc nhở Bắc Kinh về một cuộc phiêu lưu ngoại giao sai lầm và sự thất bại của họ trong lĩnh vực này khiến họ không thể mở quan hệ với các nước Châu Á khác. Bắc Kinh cũng sẽ bị kiềm chế trong nỗ lực phát triển quan hệ tích cực với ASEAN, đặc biệt là trong cải thiện quan hệ với Malaysia và Singapore” [8, tr.5]. Với nỗ lực của cả hai bên, ngày 8/8/1990, quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc đã được chính thức tái lập. Các nước thành viên khác của ASEAN (Malaysia, Singapore, Brunei) cũng xúc tiến các hoạt động để cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tháng 10/1990, Singapore, nước cuối cùng trong nhóm ASEAN, đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Như vậy, tới cuối những 1990, tất cả các nước ASEAN đã thiết lập, cải thiện hoặc phát triển quan hệ với Trung Quốc. Thực tế này tạo thuận lợi cho ASEAN xúc tiến các hoạt động nhằm tiến tới thiết lập quan hệ đối thoại với Trung Quốc. 3.2. Các hoạt động của ASEAN và Trung Quốc vì mục tiêu thiết lập quan hệ giữa hai bên Trước 1975, ASEAN không tìm kiếm quan hệ với Trung Quốc đại lục. Cũng như các nước thành viên của nó, ASEAN công nhận Đài Loan. Sau khi Trung Quốc được tham gia vào Liên hợp quốc vào năm 1971, ASEAN đã điều chỉnh chính sách đối với Cộng hoàNhân dânTrung Hoa. Cũng vào thời gian đó, Trung Quốc công nhận ASEAN với tư cách là một tổ chức hợp tác khu vực của các quốc gia Đông Nam Á phát triển theo con đường phi xã hội chủ nghĩa. Tháng 11/1978, trong chuyến thăm Thái Lan, Singapore và Malaysia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ với tất cả các nước ASEAN. Trong chuyến thăm Thái Lan tháng 11/1988, Thủ tướng Lý Bằng đã tuyên bố 4 nguyên tắc trong việc thiết lập, tái lập và phát triển quan hệ với các nước ASEAN. Sau tái lập quan hệ ngoại giao với Indonesia (8/8/1990), Singapore (3/10/1990), Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ chính thức với tất cả các nước ASEAN. Để thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, ngày 19/7/1991, Malaysia, nước đang giữ vai trò Điều phối ASEAN và là nước chủ nhà của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 24 (AMM 24) đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham tham dự phiên khai mạc hội nghị với tư cách khách mời của chính phủ Malaysia. Trong dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc họp không chính thức đầu tiên với Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN. Tại cuộc họp, ông bày tỏ mong muốn của Trung Quốc có quan hệ với ASEAN với tư cách một Nhóm nước. Sự kiện Ngoại trưởng Trung Quốc tham dự AMM 24 được ASEAN và Trung Quốc coi là sự kiện mở đầu cho quan hệ giữa hai bên. Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc lấy ngày 19/7 hàng năm để kỉ niệm sự kiện thiết lập quan hệ giữa hai bên. Trong thực tế, đã không có bất kì một thông báo hay một tuyên bố chính thức nào được đưa ra vào ngày 19/7/1991 đề cập tới việc thiết lập quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. 4. Ý nghĩa của việc thành lập quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc Việc thiết lập quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc đã mở ra một thời kì mới trong quan hệ giữa Đông Nam Á và Trung Quốc. Sự kiện này không chỉ chấm dứt tình trạng lạnh nhạt, đề phòng lẫn nhau giữa hai bên và còn tạo cơ hội cho ASEAN và Trung Quốc xúc tiến hợp tác với nhau trong các lĩnh vực kinh tế, mậu dịch, khoa học và công nghệ. Những chương trình, những dự án hợp tác được triển khai sau đó giữa hai bên sẽ giúp cho cả ASEAN lẫn Trung Quốc phát huy được các lợi thế so sánh của mình trong hợp tác cùng phát triển. ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 29-40 39 Đối với từng bên trong mối quan hệ này, quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc cũng đem lại những lợi ích riêng, rất quan trọng. Về phía ASEAN, quan hệ đối thoại với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tạo cơ hội cho ASEAN khai thác vị trí địa - chính trị của mình và các nước thành viên để kiềm chế bớt tham vọng của Trung Quốc đối với khu vực. Thông qua quan hệ ASEAN - Trung Quốc, ASEAN sẽ có điều kiện đưa dần Trung Quốc vào các cơ chế hợp tác đa phương mà ASEAN dự kiến thiết lập ở Đông Nam Á, Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm về sau. Sự tham gia của Trung Quốc vào các cơ chế này vừa đảm bảo sự thành công cho việc thiết lập các cơ chế, các tiến trình đó vừa giúp ASEAN có thêm các công cụ về thể chế để quản lí ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực của mình. Quan hệ đối thoại với Trung Quốc cũng sẽ giúp ASEAN có chất xúc tác mới để thúc đẩy quan hệ của Hiệp hội này với các cường quốc khác. Không phải ngẫu nhiên, trong những năm đầu của thời kì hậu Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ với ASEAN, còn EU thì khởi động “Chính sách châu Á mới” trong đó ASEAN được xem là bàn đạp, là cửa ngõ để đi vào khu vực Đông Á sôi động về kinh tế và chính trị. Về phía Ấn độ nước này coi ASEAN là trung tâm trong chính sách “Hướng Đông” mà New Delhi bắt đầu triển khai từ 1990. Đối với các nước thành viên ASEAN, quan hệ đối thoại giữa tổ chức hợp tác khu vực của họ với Trung Quốc sẽ tạo thuận lợi hơn cho giới doanh nghiệp của các nước đó đầu tư, kinh doanh ở Trung Quốc. Mối quan hệ này cũng sẽ khiến chính sách của Trung Quốc đối với đất nước họ trở nên rõ ràng, minh bạch hơn. Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục cái gọi là “quan hệ giữa Đảng với Đảng” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó như trong thời kì Chiến tranh Lạnh nữa. Để xây dựng lòng tin với họ cũng như với ASEAN, Trung Quốc cũng sẽ phải điều chỉnh chính sách đối với người Hoa để vừa có thể tiếp tục thu hút các nguồn lực của người Hoa ở các nước ASEAN vào phát triển kinh tế, vừa sử dụng họ như cầu nối giữa Trung Quốc và các nước chủ nhà. Đối với Đông Nam Á, sự hiện diện của Trung Quốc sẽ giúp kiềm chế bớt tham vọng đối với khu vực này của các cường quốc khác, trước mắt là Nhật Bản. Khi không nước lớn nào giành được ảnh hưởng ưu thế trong khu vực, hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á sẽ được giữ vững. Đối với Trung Quốc, thành công của việc thiết lập quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một thắng lợi lớn về ngoại giao ngay trong năm đầu tiên của thời kì hậu Chiến tranh Lạnh. Trong khi các nước phương Tây tìm mọi cách cô lập Trung Quốc về ngoại giao, bao vây về kinh tế nhằm tạo cơ hội cho các lực lượng chính trị đối lập trong nước tiến hành “diễn biến hòa bình” ở Trung Quốc, thì việc Trung Quốc thiết lập được quan hệ đối thoại với ASEAN, một tổ chức hợp tác khu vực đang có uy tín chính trị và quốc tế cao trên thế giới, đã làm thất bại chính sách kiềm chế Trung Quốc của phương Tây. Việc ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại với Trung Quốc cho thấy ASEAN đánh giá cao vai trò và vị thế của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Tư cách đối tác đối thoại của ASEAN sẽ mở đường cho Trung Quốc trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN và hiện diện ở Đông Nam Á với tư cách một nước lớn, ngang hàng với Mỹ, EU, Nhật Bản và các cường quốc khác trong một trật tự khu vực do ASEAN đang tích cực kiến tạo. Cuối cùng, quan hệ đối thoại với ASEAN sẽ tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Trung Quốc đến đầu tư, kinh doanh ở các nước thành viên Hiệp hội. Quan hệ đó cũng cung cấp cho các nhà đầu tư ASEAN một “sự bảo hiểm khu vực” bên cạnh “bảo hiểm quốc gia” do chính phủ nước họ cung cấp. Điều này sẽ tạo khuyến khích họ đầu tư mạnh hơn và dài hơi hơn vào nền kinh tế Đại lục, vốn còn nhiều trắc trở do đang trong thời kì chuyển đổi. Quan hệ chính thức giữa Trung Quốc với ASEAN cũng mang lại lợi ích cho Cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Sự phát triển theo hướng hữu nghị và hợp tác của Trung Quốc với ASEAN và các nước thành viên của nó giúp người Hoa, Hoa kiều nâng cao được vị thế chính trị ở nước chủ nhà. Không chỉ chính phủ mà cả doanh nghiệp các nước đó cũng cần tới họ, khi đầu tư kinh doanh ở thị trường Trung Quốc. Trần Xuân Hiệp 40 5. Kết luận Chiến tranh Lạnh kết thúc đã chấm dứt, về cơ bản, bầu không khí ngột ngạt mà loài người đã phải chịu đựng trong đó suốt 4 thập niên rưỡi. Trong môi trường hòa dịu và cởi mở của kỉ nguyên sau chiến tranh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân chúng của họ là một trong những ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự. Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cũng vậy. Để phát triển, họ đều cần tới một môi trường hòa bình và ổn định ở những khu vực xung quanh. Họ cũng cần tới sự hợp tác kinh tế để có thể bổ sung và chia sẻ các nguồn lực cho nhau vì mục tiêu cùng phát triển. Chính những lợi ích chung đó cùng với tác động của xu hướng hòa bình và hợp tác trong môi trường quốc tế mới những năm đầu của thời kìsau Chiến tranh Lạnh thập đã thúc đẩy ASEAN và Trung Quốc xích lại gần nhau. Nhờ thiện chí và những nỗ lực của cả hai bên, quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc đã chính thức được thiết lập vào tháng 7 năm 1991. Sự kiện này đã có những đóng góp to lớn đối với hòa bình, an ninh và phát triển của Đông Nam Á nói chung, ASEAN và Trung Quốc nói riêng. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Colin S Gray (1996), “The Continued Primacy of Geography”, Orbis, vol.40, no.2, Spring. [3] Cheng Bifan, Zhang Nansheng (1987), “Institutional Factors in China - ASEAN economic relations”, trong cuốn ASEAN - China economic relations: Trends and Pattern, Edited by Chia Siow - Yue,Cheng Bìan, Institute of World Economics and Politics and ASEAN Economic Units, Institute of Southeast Asia , Singapore. [4] Derek da Cunha, “Southeast Asian perceptions of China’s future security role in its Backyard”, AJ:wwwrand.or/pubs/conf_proceedings. [5] Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Thông tấn xã Việt Nam, Vai trò của Trung Quốc đối với Đông Nam Á và Việt nam trong lĩnh vực kinh tế, đăng trên mạng Sina ngày 10/6/2008. TTXVN dịch và đăng trên TLTKĐB số ra ngày 20/6/ 2008. [7] Trade talks successful, Strait Times, Singapore, 4 June 1985. [8] John Wong (1987), “An Overview of ASEAN - China Economic Relations” trong ASEAN - China Economic Relations: Trends and Pattern, Edited by Chia Siow- Yue,Cheng Bifan, Institute of World Economics and Politics and ASEAN Economic Units, Institute of Southeast Asia, Singapore. ASEAN - CHINA DIALOGIC RELATION: REASONS, ESTABLISHMENT AND SIGNIFICANCE Abstract: The ASEAN-China dialogic relation was started at the 24th ASEAN Foreign Ministers Meeting in July 1991 in Kuala Lumpur, Malaysia. After more than two decades of development, the ASEAN-China cooperation has become one of the most active and effective partnerships among ASEAN relationships with dialogic partners. This relationship has made great contributions to the peace, security and development of Southeast Asia in general, ASEAN and China in particular. This article focuses on analyzing factors that led to the establishment of the ASEAN-China relationship, the process of establishing their dialogue relation and the significance of this relation. Key words: ASEAN; China; relations; dialogic; partners.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_he_doi_thoai_asean_trung_quoc_nguyen_nhan_qua_trinh_va.pdf
Tài liệu liên quan