KẾT LUẬN
Từ 2007, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức ký kết hiệp định khung về thương mại và
đầu tư (TIFA)đã nhanh chóng đạt được những kết quả đáng kể, tính đến 2019 tổng giá
trị trao đổi thương mại đã đạt đến trên 60 tỷ USD. Hoa Kỳ nhanh chóng chiếm vị trí
quan trọng đối với hoạt động thương mại của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ lớn, và sự
năng động của Hoa Kỳ đã mang lại cho Việt Nam những lợi ích trông thấy, liên tiếp
trong nhiều năm Hoa Kỳ là đối tác mang lại giá trị thặng dư cao nhất cho Việt Nam
trong hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, Hoa kỳ còn có vị trí quan trọng đối với Việt
Nam, khi Việt Nam tận dụng lợi ích của Hoa Kỳ hạn chế sự phụ thuộc từ Trung Quốc
về thương mại. Ngoài ra, Việt Nam còn tận dụng vị thế của Hoa Kỳ để đảm bảo quyền
lợi lãnh thổ quốc gia. Theo số liệu của Cục Thống kê Hoa Kỳ, ba tháng đầu năm 2019,
tốc độ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hãng Bloomberg đánh giá, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm 12 nước
xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ năm 2018. Tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt
Nam - Hoa Kỳ 2019 diễn ra tháng 5 vừa qua, hơn 250 đại diện Chính phủ, lãnh đạo
ngành và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã thảo luận, đưa ra những khuyến nghị
nhằm đưa quan hệ kinh tế hai bên phát triển thực chất thời gian tới.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam sau khi ký hiệp định khung về thương mại đầu tư (TIFA) 2007-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
QUAN HỆ KINH TẾ HOA KỲ - VIỆT NAM
SAU KHI KÝ HIỆP ĐỊNH KHUNG
VỀ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ (TIFA) 2007-2019
Nguyễn Thị Thùy Dung, Dan Vataman
Đại học Ovidius- Constanta- Romania
Tóm tắt: Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là một trong những nội dung
quan trọng, được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà
nước. Bên cạnh đó đây cũng là một trong những nội dung được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, quan hệ Việt Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác kinh tế. Trong khuôn khổ bài báo
này, sẽ nghiên cứu vai trò của đối tác Hoa Kỳ đối với hoạt động kinh tế của Việt Nam.
Dựa trên nguồn số liệu từ các báo cáo phân tích của Tổng cục Hải quan, từ các tổ chức
kinh tế trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp và phân tích các nội dung liên quan đến
quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thông qua đó chúng tôi sẽ đánh giá sự tác
động của đối tác Hoa Kỳ đối với hoạt động thương mại của Việt Nam từ sau khi Hiệp định
khung về Thương mại đầu tư (TIFA) được ký (2007-2019).
Từ khóa: Quốc gia Việt Nam, Vai trò của Hoa Kỳ, Hợp tác thương mại, Thương mại
song phương, Xu thế hội nhập.
Nhận bài ngày 5.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.02.2020
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung; Email: ntthuydung108@gmail.com
1. MỞ ĐẦU
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là một trong những nội dung quan
trọng, được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những nội dung được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác kinh tế. Đặc biệt sau
khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (1995), mối quan hệ về kinh tế của hai quốc
gia đã có những biến chuyển quan trọng. Trong đó, Hiệp định khung về Thương mại
đầu tư (TIFA) được đánh là một trong những dấu ấn quan trọng đánh dấu bước phát
triển của quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ được thể hiện thông qua hoạt động thương mại và
đầu tư. Trong bối cảnh hiện tại, Hoa Kỳ không những là đối tác quan trọng đối với Việt
Nam, mà việc Hoa Kỳ cố gắng khẳng định sự hiện diện của mình tại Châu Á cũng được
xem là một yếu tố có lợi cho Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích và tổng
hợp các nội dung liên quan đến họat động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 53
2. NỘI DUNG
2.1. Tổng quan tình hình hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Sau một thời gian cố gắng từ hai phía, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trở nên bình
thường hóa tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao song phương từ năm 1995 đánh dấu
hành trình hợp tác song phương trên mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, từ chỗ
kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 450 triệu USD, đến nay đã đạt trên 60 tỷ USD1. Đánh
dấu cho sự phát triển này phải kể đến vai trò của hiệp định khung về Thương mại đầu tư
(TIFA) (ngày 21/6/2007).
Năm 2000, hiệp định hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa kỳ đã được kí kết
tại Washington. Trong bản hiệp định ghi rõ cả hai bên mong muốn thiết lập và phát triển
quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền của nhau2. Đồng thời giữa Việt Nam - Hoa Kỳ thoả thuận về các mối quan hệ
kinh tế, thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là những nhân tố quan trọng,
cần thiết cho việc tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hai nước; và tin tưởng
rằng, một hiệp định về quan hệ thương mại giữa các bên sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích
chung của các bên”3. Với quy định được soạn thảo rất cụ thể dành cho tất cả các lĩnh
vực thương mại, tạo cơ sở pháp lý cho tăng cường quan hệ hợp tác thương mại.
Tiếp đó, năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam -
Hoa Kỳ: Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết ngày
22/6/2007 trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, được xem
là một trong những biểu hiện về sự hợp tác thành công trong 10 năm qua giữa hai nước
Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc thực hiện Hiệp định Thương mại giữa hai nước
trong thời gian 2001 - 2007. Thông qua Hội đồng (TIFA), Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ xây
dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, nhất là ở cấp cán bộ điều hành để thường xuyên phối hợp
giải quyết những khó khăn, vướng mắc, lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp của hai
nước, đồng thời cảnh báo những tranh chấp để có biện pháp phòng tránh, nhằm thực
hiện hiệu quả Hiệp định (TIFA).
Trong cuộc hội đàm giữa thủ tướng nước Việt Nam và tổng thống Mỹ, hai bên
khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại song phương và tạo môi
trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có
hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại và đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng4. Đây có thể xem là một hiệp định quan
trọng đối với vấn đề hợp tác thương mại quốc tế của Việt Nam. Một công trình của Đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đánh giá như sau: “Việc ký kết Hiệp định thương mại
1 Tổng cục Hải Quan, 2019.
2 Hiệp định: Giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương
mại, kí ngày 13/07/2000 tại Washington, Hoa Kỳ.
3 Hiệp định: Giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương
mại, kí ngày 13/07/2000 tại Washington, Hoa Kỳ.
4 Tuyên bố chung giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Việt Nam - 2017, https://vn.usembassy.gov
54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Việt - Mỹ vừa là kết quả vừa tạo thêm điều kiện để tiếp tục triển khai chính sách đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam. Chắc chắn Hiệp định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hơn
nữa quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước, cho phép tăng nhanh kim ngạch trao
đổi thương mại không chỉ với Mỹ mà cả với các nước khác,đồng thời cũng tạo thuận lợi
cho các doanh nghiệp Mỹ tham gia vào các hoạt động kinh tế ở Việt Nam”1.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, với thị trường Mỹ tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 75,72 tỷ USD trong năm 2019 tăng 25,6% so với năm
2018. Trong đó: các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào Mỹ gồm hàng dệt may đạt 15
tỷ USD chiếm 45,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam,
giày dép đạt trên 5 tỷ USD (tăng 14,2%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
đạt kim ngạch 3,45 tỷ USD (tăng 72,5%): điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,1 tỷ
USD (tăng 74,2%); gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 3,18 tỷ USD (tăng 33%); phương tiện
vận tải, phụ tùng đạt 1,1 tỷ USD; sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép đạt 720
triệu USD, giảm 13,9%,...
Bên cạnh đó, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hoa
Kỳ cũng là những con số đáng chú ý: kim ngạch khẩu hàng hóa đạt 14,3 tỷ USD trong
năm 2019. Trong đó, các doanh nghiệp của Hoa Kỳ chủ yếu quan tâm đến việc xuất
khẩu các mặt hàng như: nông sản, thực phẩm, khí hóa lỏng vào thị trường Việt Nam.
Các số liệu thống kê cho thấy, đến nay, các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam
trên 9,2 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư lớn tại Việt
Nam. Đặc biệt, với những con số liên tục tăng qua các năm từ 2010 đến 2019, thể hiện
một sự tăng trưởng ổn định trong hợp tác trao đổi thương mại giữa ai nước Việt Nam và
Hoa Kỳ. Cụ thể được thể hiện qua bảng sổ liệu sau:
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Đơn vị: tỷ USD
Chỉ
tiêu
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Xuất
khẩu
14,238 16,927 19,667 23,869 28,655 33,479 38,464 41,591 47,525 61,35
Nhập
Khẩu
3,766 4,529 4,827 5,231 6,284 7,795 8,708 9,348 12,753 14,37
Xuất
Nhập
Khẩu
18,004 21,456 24,494 29,100 34,939 41,275 47,172 50,939 60,287 75,72
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 75,72 tỷ USD, tăng 15,433 tỷ USD, tăng
1 Đại học Kinh tế Quốc dân, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang Mỹ, Tài liệu PDF, trang 22.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 55
25,6% so với năm 2018. Kết quả trao đổi thương mại giữa hai nước tăng trưởng khá
nhanh. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu là dệt may,
giày dép, đồ gỗ, điện tử, thủy sản, máy móc thiết bị, phụ tùng, túi xách, điện thoại và
linh kiện và nhiều mặt hàng nông sản khác. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Mỹ gồm
máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phương
tiện vận tải và phụ tùng
Bảng 2: Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Đơn vị: USD
STT Mặt hàng xuất khẩu 2017 2018
% tăng trưởng
2017- 2018
1. Hàng dệt, may 12.274.623.405 13.699.583.967 11,61%
2. Giày dép các loại 5.112.503.447 5.823.371.892 13,9%
3. Gỗ và sản phẩm gỗ 3.266.976.557 3.897.258.597 19,29%
4. Máy vi tính, sản phẩm 3.438.568.698 2.863.931.094 -16,71%
5. Điện tử và linh kiện
6. Hàng thủy sản 1.406.051.414 1.626.817.667 15,70%
7. Điện thoại các loại và linh kiện 3.702.983.421 5.411.172.714 46,13%
8.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
tùng khác 2.426.712.453 3.405.643.361 40,34%
9. Túi xách, ví, vali, mũ và 1.336.989.123 1.321.206.937 -1,18%
10. Ô dù
11. Hạt điều 1.219.225.528 1.210.661.214 -0,7%
12. Phương tiện vận tải và phụ tùng 1.182.209.060 1.320.742.347 11,72%
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Có thể thấy, kể từ khi hai nước chính thức kí hiệp định hợp tác thương mại, cả Hoa
Kỳ và Việt Nam luôn coi nhau là đối tác quan trọng, kết quả trao đổi giữa hai nước liên
tục tăng. Kết quả đó đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Đồng thời, việc tăng cường quan hệ hợp tác thương mại này còn giúp Việt Nam thuận
lợi hơn trong quá trình hội nhập quốc tế.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị
trường lớn năm 2019
Thị trường
Xuất khẩu Nhập khẩu
Kim ngạch
(Tỷ USD)
So với
năm
2018 (%)
Tỷ
trọng
(%)
Kim
ngạch
(Tỷ USD)
So với
năm
2018
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Châu Á 135,45 2,9 51,3 202,90 6,6 80,2
- ASEAN 24,96 1,3 9,4 32,09 0,9 12,7
- Trung Quốc 41,41 0,1 15,7 75,45 15,2 29,8
- Nhật Bản 20,41 8,4 7,7 19,53 2,5 7,7
- Hàn Quốc 19,72 8,1 7,5 46,93 -1,4 18,5
56 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Châu Âu 47,27 2,0 17,9 18,63 4,9 7,4
- EU(28) 41,48 -1,0 15,7 14,91 7,4 5,9
Châu Đại Dương 4,46 -7,4 1,7 5,14 16,4 2,0
Châu Mỹ 73,89 27,3 28,0 22,46 10,6 8,9
- Hoa Kỳ 61,35 29,1 23,2 14,37 12,7 5,7
Châu Phi 3,12 8,1 1,2 3,95 -3,7 1,6
Tổng 264,19 8,4 100,0 253,07 6,8 100,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì trong nhiều năm qua, Việt Nam
liên tục duy trì được thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Đáng lưu ý, trong 3 đối tác
thương mại lớn nhất, Hoa Kỳ là thành viên duy nhất Việt Nam đạt được thặng dư
thương mại với con số xuất siêu gần 35 tỷ USD trong năm 2018, trong khi nước ta nhập
siêu lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
2.2. Tổng quan tình hình hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Theo số liệu báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài: Tính đến 20/12/2019, tổng vốn
đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 38,02
tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài ước đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tính lũy kế
đến ngày 20/12/2019, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
362,58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước
đạt 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Bảng 4: Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày
20/12/2019
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 So cùng kỳ
1 Vốn thực hiện triệu USD 19,100 20,380 106.7%
2 Vốn đăng ký* triệu USD 35,465.56 38,019.11 107.2%
2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD 17,976.17 16,745.60 93.2%
2.2 Đăng ký điều chỉnh triệu USD 7,596.65 5,802.03 76.4%
2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD 9,892.73 15,471.48 156.4%
3 Số dự án*
3.1 Cấp mới dự án 3,046 3,883 127.5%
3.2 Điều chỉnh vốn lượt dự án 1,169 1,381 118.1%
3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án 6,496 9,842 151.5%
4 Xuất khẩu
4.1 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) triệu USD 173,964 181,352 104.2%
4.2 Xuất khẩu (không kể dầu thô) triệu USD 171,767 179,327 104.4%
5 Nhập khẩu triệu USD 141,939 145,495 102.5%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2019
Số liệu thống kê: Hoa Kỳ thuộc “Top 10” nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn của
Việt Nam với tổng vốn đăng ký lũy kế năm 2018 đạt 9,3 tỷ USD với 900 dự án còn
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 57
hiệu lực, xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 130 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI
vào Việt Nam, đồng thời xếp thứ 9/68 quốc gia tiếp nhận FDI của Việt Nam với 147
dự án đầu tư có tổng vốn đăng ký 571,38 triệu USD. Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ
như Intel, General Electric, Microsoft, AIG, Coca-Cola, Chevron đã có các khoản
đầu tư lớn tại Việt Nam và hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua1. Đầu tư của Hoa
Kỳ vào Việt Nam chủ yếu chia theo lĩnh vực, hình thức và địa bàn sau:
Về địa bàn: Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 42/63 địa phương của cả nước,
nhưng chủ yếu tập trung tại các thành phố và địa phương lớn nơi có điều kiện cơ sở hạ
tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động như Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.
HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng.
Về cơ cấu ngành: đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 17/21 ngành trong
hệ thống phân ngànhkinh tế quốc dân. Trong đó vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch
vụ lưu trú và ăn uống với 17 dự án, tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 4,68 tỷ USD (chiếm
42,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế
tạp dẫn đầu về tổng số dự án với 323 dự án, tổng số vốn đăng ký đứng thứ hai đạt 2,24
tỷ USD (chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Còn lại là một số
lĩnh vực khác.
Về hình thức đầu tư: số liệu thống kê cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà
đầu tư Hoa Kỳ đa sốlựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài.
2.3. Vị trí của Hoa Kỳ đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam
Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, Hoa Kỳ là
một đối tác quan trọng đối với Việt Nam. Trong hoàn cảnh hiện tại, hợp tác thương mại
với Hoa Kỳ có một ý nghĩa rất lớn. Bởi vì, trong xu thế hội nhập hiện nay, việc tăng
cường hợp tác với Hoa Kỳ không những góp phần làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam,
còn giúp Việt Nam đạt được lợi ích khác về kinh tế, chính trị trong xu thế hội nhập.
Trước hết, cần khẳng định Hoa Kỳ có vai trò lớn đối với kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam hiện nay. Hiện nay Việt Nam đặt quan hệ thương mại với hơn 60 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Mặc dù đến năm 2000, Hoa Kỳ mới chính thức trở thành đối tác
thương mại của Việt Nam, nhưng sớm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi
thương mại quốc tế của Việt Nam. Hoa Kỳ là một thị trường quan trọng trao đổi thương
mại của Việt Nam, bao gồm cả xuất lẫn nhập khẩu. Bên cạnh là thị trường xuất khẩu lí
tưởng cho thương mại quốc tế Việt Nam, Hoa Kỳ còn là thị trường nhập khẩu hàng hóa
quan trọng của Việt Nam năm 2019 đạt 14,37 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ liên tiếp là đối tác thương mại đem lại thặng dư
lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm liền. Với thị trường xuất khẩu lớn, cơ cấu sản
phẩm đa dạng như các sản phẩm dệt may, giày dép các loại, sản phẩm gỗ, hàng thủy
sản, máy móc, thiết bị, đụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, túi
1 Ban quan hệ Quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ năm 2018. Tài liệu PDF,4.
58 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
xách, vali, mũ, ô dù, cà phê, sản phẩm tư thép1, Những kết quả đạt được đã tạo ra sự
tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và hoạt động thương mại
nói riêng. Đạt đến con số 61,35 tỷ USD năm 2019, đủ để chứng minh vị thế quan trọng
của Hoa Kỳ đối với hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Trong 60 quốc gia lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam, ngoài việc là một
thị trường đem lại giá trị thặng dư cao cho Việt Nam, Hoa Kỳ còn là một thị trường tiêu
thụ rộng lớn với diện tích 9.833.517 km22. Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ
ba hoặc thứ tư trên thế giới sau Nga và Trung Quốc3. Bên cạnh đó Hoa Kỳ còn là đất
nước có dân số đông, “329.256.465 (dự kiến 7/2018), trong đó da đen 12,6%, da trắng
72,4%, gốc châu Á 4,8%, thổ dân da đỏ và Alaska 0,9%, thổ dân Hawai và các hòn đảo
ở Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ 0,2%, các nhóm khác 6,2%”4. Đi theo đó là khả năng
tiêu thụ lớn tại thị trường này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cắt nghĩa cho
chúng ta hiểu tại sao mức độ hiệu quả trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ lại
tiến triển nhanh như vậy. Chính vì vậy, Hoa Kỳ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Ngoài trao đổi trực tiếp với Hoa Kỳ trong lĩnh vực ngoại thương, Hoa Kỳ còn là cầu
nối quan trọng cho Việt Nam trong chính sách ngoại thương ở giai đoạn tiếp theo. Điều này
thể hiện ở lợi ích của mỗi quốc gia cần đạt được. Chắc chắn rằng, khi Việt Nam và Hoa Kỳ
xích lại gần nhau thì mỗi bên đều có những tính toán riêng trong chính sách của mình cho
phù hợp với tình hình mới. Với Việt Nam, mục đích là để “gia tăng hội nhập”5. Với Hoa
Kỳ, phù hợp với chính sách xoay trục về Châu Á - Thái Bình Dương.Nhờ thế lực kinh tế
mạnh, Hoa Kỳ có thể chi phối đến nhiều khu vực, các tổ chức trên thế giới. Hoa Kỳ tích cực
sử dụng tiềm lực vốn có của mình tham gia đến các tổ chức.“Hoa Kỳ dường như quan tâm
đến các thế chế hơn là những hiệp định kinh tế (FTA), APEC vẫn là diễn đàn được Hoa Kỳ
ưa chuộng cho hội nhập kinh tế khu vực và thương mại”6.
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng nhiều thị
trường trong hoạt động ngoại thương: “Nếu quan hệ với Mỹ được cải thiện theo hướng
tăng cường mặt hợp tác sẽ giúpViệt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để cải thiện và thúc
đẩy quan hệ của Việt Nam với cácnước khác; để nâng cao hơn vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế”7. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đang cố gắng xoay trục, và Việt Nam chiếm
một trí quan trọng trong việc xây dựng vị thế tại châu Á của Hoa Kỳ.
1 Ngô Xuân Bình (chủ biên), Hướng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr.193.
2 Ban quan hệ quốc tế - VCC1 , Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ, Tài liệu PDF, Cập nhật 12,2018, tr.1.
3 https://vi.wikipedia.org/wiki
4 Ban quan hệ quốc tế - VCC1 , Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ, Tài liệu PDF, Cập nhật 12/2018, tr.1.
5 Ngô Xuân Bình (chủ biên), Hướng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Hoa Kỳ, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr.65.
6 Ngô Xuân Bình (chủ biên), Hướng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Hoa Kỳ, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr.70.
7 Hà Mỹ Phương, Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ Việt - Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI: thực
trạng và triển vọng, tr.3.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 59
3. KẾT LUẬN
Từ 2007, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức ký kết hiệp định khung về thương mại và
đầu tư (TIFA)đã nhanh chóng đạt được những kết quả đáng kể, tính đến 2019 tổng giá
trị trao đổi thương mại đã đạt đến trên 60 tỷ USD. Hoa Kỳ nhanh chóng chiếm vị trí
quan trọng đối với hoạt động thương mại của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ lớn, và sự
năng động của Hoa Kỳ đã mang lại cho Việt Nam những lợi ích trông thấy, liên tiếp
trong nhiều năm Hoa Kỳ là đối tác mang lại giá trị thặng dư cao nhất cho Việt Nam
trong hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, Hoa kỳ còn có vị trí quan trọng đối với Việt
Nam, khi Việt Nam tận dụng lợi ích của Hoa Kỳ hạn chế sự phụ thuộc từ Trung Quốc
về thương mại. Ngoài ra, Việt Nam còn tận dụng vị thế của Hoa Kỳ để đảm bảo quyền
lợi lãnh thổ quốc gia. Theo số liệu của Cục Thống kê Hoa Kỳ, ba tháng đầu năm 2019,
tốc độ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hãng Bloomberg đánh giá, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm 12 nước
xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ năm 2018. Tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt
Nam - Hoa Kỳ 2019 diễn ra tháng 5 vừa qua, hơn 250 đại diện Chính phủ, lãnh đạo
ngành và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã thảo luận, đưa ra những khuyến nghị
nhằm đưa quan hệ kinh tế hai bên phát triển thực chất thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2014), Hướng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt
Nam- Hoa Kỳ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
2. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam sang Mỹ, Tài liệu PDF
3. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn Kiện Đại hội VI, Nxb Sự thật, Hà nội
4. Hiệp định: Giữa cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hợp chủng quốc Hoa Kỳ về
quan hệ thương mại, kí ngày 13/07/2000 tại Washington, Hoa Kỳ.
5. Tổng cục Hải quan, https://www.customs.gov.vn/default.aspx.
6. Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: Diễn biến giai đoạn 2010-2018 và cập
nhật tháng 1/2019.
7. Ban quan hệ quốc tế VCCI, Hồ sơ thị trường Mỹ năm 2018, tài liệu PDF
8. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (chủ biên) (2006), Chiến lược đối ngoại của các
nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, - Nxb Chị trị Quốc
gia, Hà Nội
60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
UNITED STATES-VIETNAM ECONOMIC RELATION
AFTER SIGNING THE TRADE AND INVESTMENT FRAMEWORK
AGREEMENT 2007-2019 (TIFA)
Abstract: United States-Vietnam Economic relation is always one of the important
contents in the Vietnam’s socio-economic development strategy. On the other hand,
the scientists also care for this issue. Since officially establishing diplomatic relation
so far, Vietnam and the United States have achieved many important achievements in
many fields, including economic cooperation. The paper mentions the role of United
States to Vietnam’s economic activities. Basing on the analysis reports of the General
Department of Vietnam Customs and economic organizations, the paper collects and
analyzes issues related to the United States-Vietnam Economic relation to assess the
impact of the United States on Vietnam’s trade activities after signing the Trade and
Investment Framework Agreement 2007-2019 (TIFA).
Keywords: Vietnam, the role of the United States, trade cooperation, bilateral trade,
integration trend
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_he_kinh_te_hoa_ky_viet_nam_sau_khi_ky_hiep_dinh_khung_v.pdf