- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận
thức của cộng đồng địa phương về du lịch;
- Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ
năng phục vụ du khách cho cộng đồng địa
phương;
- Tạo điều kiện cho cộng đồng địa
phương tham gia vào việc ra quyết định
trong các chiến lược phát triển du lịch tại
điểm đến;
- Hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ
dân có mong muốn và khả năng tham gia
vào các hoạt động cung cấp sản phẩm,
dịch vụ phục vụ du khách;
- Hỗ trợ kết nối thị trường khách
nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh của cộng đồng địa phương.
Vai trò của các tổ chức quản lý điểm
đến du lịch là vô cùng quan trọng trong
việc đảm bảo sự phát triển du lịch tại điểm
đến theo hướng bền vững. Vai trò này sẽ
không thể được thể hiện một cách hiệu
quả nếu thiếu sự phối hợp của các bên liên
quan vào hoạt động du lịch. Vì vậy, rất cần
sự phối hợp của tất các thành phần tham
gia vào hoạt động du lịch tại điểm đến
trong nỗ lực phát triển chung của điểm
đến du lịch theo hướng bền vững.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý điểm đến du lịch bền vững - Một số vấn đề lý thuyết và gợi ý quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BỀN VỮNG
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ GỢI Ý QUẢN LÝ
Vũ Hương Giang*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/4/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/10/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/10/2020
Tóm tắt: Để điểm đến du lịch phát triển một cách bền vững, các tổ chức quản lý điểm
đến du lịch cần hướng tới việc phát triển điểm đến bền vững ở cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và
môi trường nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Một số gợi ý cho việc
quản lý điểm đến du lịch bền vững bao gồm: nâng cao nhận thức về du lịch bền vững, bảo
tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa, giảm thiểu tác động của tính thời vụ trong hoạt động du
lịch. giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường từ hoạt động du lịch, nâng cao sự hài lòng
của du khách, tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.
Từ khóa: điểm đến du lịch, quản lý điểm đến du lịch, phát triển bền vững, quản lý điểm đến
du lịch bền vững.
* Khoa Du lịch - Trường Đại học Mở Hà Nội
1. Đặt vấn đề
Bên cạnh những tác động tích cực
mà du lịch mang lại, những tác động tiêu
cực mà hoạt động du lịch gây ra cả về
kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường
là không nhỏ. Điều này đã đặt ra yêu cầu
về việc quản lý điểm đến du lịch theo
hướng bền vững. Đây là sự tác động
có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng
quyền lực công, chủ yếu thông qua pháp
luật nhằm xác lập một trật tự ổn định cho
các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực du lịch, hướng tới việc
phát triển điểm đến bền vững ở cả ba trụ
cột kinh tế, xã hội và môi trường nhằm
đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể
tham gia hoạt động du lịch, không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
về du lịch trong tương lai. Theo đó, để
điểm đến du lịch phát triển một cách bền
vững, các tổ chức quản lý điểm đến du
lịch có thể cân nhắc một số gợi ý cho
việc quản lý điểm đến du lịch như: nâng
cao nhận thức về du lịch bền vững, bảo
tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa, giảm
thiểu tác động của tính thời vụ trong
hoạt động du lịch. giảm thiểu tác động
tiêu cực tới môi trường từ hoạt động du
lịch, nâng cao sự hài lòng của du khách,
tăng cường sự tham gia của cộng đồng
địa phương vào hoạt động du lịch.
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 72 (10/2020) 49-58
50 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
2. Quản l ý điểm đến du lịch
2.1. Khái niệm Quản lý điểm đến
du lịch
Tại Việt Nam, hoạt động quản lý
điểm đến du lịch được thực thi bởi các tổ
chức quản lý nhà nước về du lịch các cấp
từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy,
khái niệm quản lý điểm đến du lịch có thể
được hiểu là hoạt động quản lý nhà nước
về du lịch. Do đó, để làm rõ khái niệm
quản lý điểm đến du lịch, cần làm rõ khái
niệm quản lý nhà nước về du lịch.
Theo quan điểm chung nhất, quản lý
là được coi là hoạt động nhằm tác động
một cách có tổ chức và định hướng của
chủ thể quản lý lên một đối tượng quản
lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và
hành vi của con người, nhằm duy trì tính
ổn định và phát triển của đối tượng quản
lý theo những mục tiêu đã định. Từ đây,
khái niệm quản lý nhà nước được hiểu là
một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp
luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi
của con người trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn
nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì
sự ổn định và phát triển của xã hội. Hay
nói cách khác, đây là hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà
nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự
ổn định, phát triển xã hội theo những mục
tiêu mà giai cấp cầm quyền đặt ra. Quản lý
nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện
của Nhà nước và thay đổi phụ thuộc vào
chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau.
Từ đây, khái niệm Quản lý nhà nước
về du lịch đã được các học giả làm rõ.
Trong đó, Trần Như Đào (2017) cho rằng:
“Quản lý nhà nước về du lịch được xem
là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
liên tục bằng quyền lực công cộng chủ
yếu thông qua pháp luật dựa trên nền tảng
của thể chế chính trị nhất định đối với các
quá trình, các hoạt động du lịch nhằm đạt
được hiệu quả và mục tiêu kinh tế - xã hội
do nhà nước đặt ra”. Như vậy, công cụ
để thực hiện quản lý nhà nước về du lịch
chính là các quy định trong các chính sách
pháp luật của Nhà nước.
Với khái niệm trên đây, khái niệm
quản lý điểm đến du lịch được đề xuất như
sau: Quản lý điểm đến du lịch sự tác động
có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng
quyền lực công, chủ yếu thông qua pháp
luật nhằm xác lập một trật tự ổn định cho
các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực du lịch, hướng tới việc phát
triển du lịch tại điểm đến theo những mục
tiêu đã được đặt ra.
Từ khái niệm này, có thể xác định:
- Chủ thể quản lý điểm đến du lịch:
Là các cơ quan đại diện của Nhà nước hoặc
được Nhà nước trao quyền, ủy quyền.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch cấp Trung ương bao gồm: Bộ
Văn hoá Thể thao Du lịch, Tổng cục Du
lịch cùng các vụ chức năng; Các bộ ngành
như: Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế
hoạch Đầu tư...
+ Ở địa phương, trong cơ cấu bộ
máy nhà nước cũng có các cơ quan tương
tự như ở cấp trung ương như Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Công
an, Sở Kế hoạch Đầu tư ... nhưng chỉ có
chức năng quản lý ở địa bàn và chịu sự chỉ
đạo của các cơ quan ngành dọc trong cơ
cấu bộ máy nhà nước trung ương.
- Đối tượng quản lý: Là các hoạt
động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực du lịch như các đơn vị kinh doanh du
lịch, khách sạn, khách du lịch...
51Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Các tổ chức quản lý điểm đến có vai
trò dẫn dắt, lãnh đạo và điều phối các hoạt
động du lịch theo một chiến lược chặt chẽ.
Các tổ chức này kiểm soát hoạt động của
các bên tham gia tham gia vào hoạt động
du lịch, tập hợp các nguồn lực và kỹ năng
chuyên môn để dẫn dắt, điều phối các hoạt
động của các bên tham gia vào hoạt động
du lịch trong phạm vi điểm đến. Do đó,
hoạt động quản lý điểm đến cần phải được
tiếp cận theo một khung chiến lược nhằm
liên kết các bên liên quan để đảm bảo hiệu
quản lý điểm đến một cách tốt nhất.
Nội dung quản lý điểm đến là sự
quản lý tổng thể tất cả các yếu tố cấu thành
điểm đến du lịch, bao gồm: Điểm tham
quan du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ
du lịch, khả năng tiếp cận điểm đến, hình
ảnh điểm đến, giá cả sản phẩm dịch vụ và
nguồn nhân lực phục vụ du lịch... Như vậy,
để hoạt động quản lý điểm đến có hiệu quả,
cần phải lập kế hoạch và thực hiện quản lý
ở nhiều giai đoạn khác nhau: Hiện tại, ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn để đảm bảo sự
phát triển bền vững với sự tham gia của tất
cả các bên liên quan. Thông thường, một tổ
chức quản lý điểm đến sẽ chịu trách nhiệm
xây dựng kế hoạch và họp định kỳ (ví dụ,
mỗi ba hay sáu tháng) để đánh giá và cập
nhật tình hình triển khai kế hoạch.
2.2. Vai trò của Quản lý điểm đến
du lịch
Hoạt động quản lý điểm đến có
ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
điểm đến nói chung và đối với sự phát
triển du lịch tại điểm đến du lịch nói riêng.
Thông qua việc quản lý điểm đến, các
hoạt động kinh doanh du lịch sẽ ngày càng
phát triển, mang lại nhiều cơ hội phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội cho cộng đồng
địa phương cũng như bảo vệ môi trường
tại điểm đến du lịch. Ngoài ra, hoạt động
du lịch, nếu được quản lý tốt sẽ giúp thúc
đẩy các ngành sản xuất/ kinh doanh khác
phát triển. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò
quan trọng trong việc định hướng và dẫn
dắt các bên liên quan phát triển hoạt động
du lịch theo hướng bền vững, mang lại sự
phát triển hài hòa ở cả ba trụ cột kinh tế,
văn hóa - xã hội và môi trường.
Đặc biệt, hoạt động quản lý điểm đến
còn có thể giúp nâng cao khả năng cạnh
tranh của điểm đến du lịch với các sản
phẩm thích ứng với xu hướng và nhu cầu
ngày càng đa dạng của du khách. Việc quản
lý điểm đến còn giúp điều phối các nỗ lực
phát triển du lịch một cách phù hợp, tránh
trùng lặp cũng như giúp dễ dàng xác định
được những khoảng trống quản lý cần phải
được giải quyết. Chính điều này góp phần
đảm bảo khả năng phát triển của ngành du
lịch, cho phép tăng cường năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch trước những
thay đổi từ môi trường kinh doanh ngày
càng năng động và đầy tính cạnh tranh.
Bên cạnh đó, có thể thấy việc lập kế
hoạch và quản lý điểm đến có vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền
vững cho ngành du lịch nói riêng và cho
điểm đến du lịch nói chung. Một kế hoạch
quản lý điểm đến không hiệu quả sẽ phá
hủy môi trường, gây ra sự xung đột văn hóa
- xã hội và ảnh hưởng tới cộng đồng địa
phương tại điểm đến du lịch. Sự phát triển
du lịch bền vững sẽ giúp quản lý những tác
động của hoạt động du lịch tới môi trường,
nền kinh tế và cộng đồng xã hội tại điểm
đến; đồng thời củng cố tài nguyên du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
và cộng đồng địa phương không chỉ trong
hiện tại mà cả trong tương lai.
2.3. Nội dung của Quản lý điểm
đến du lịch
Theo UNWTO (2007), công tác
quản lý điểm đến du lịch bao gồm 03 nội
dung chính sau đây:
52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Tạo dựng một môi trường thuận lợi
Tạo dựng một môi trường thuận lợi
cho các hoạt động du lịch phát triển là
nhiệm vụ nền tảng và then chốt của công
tác quản lý điểm đến. Việc xây dựng môi
trường thuận lợi sẽ là iều kiện cho các
hoạt động marketing cũng như việc cung
cấp các trải nghiệm cho du khách được
triển khai một cách hiệu quả. Trước khi
du khách bị thu hút bởi các hoạt động
marketing của điểm đến hoặc trước khi họ
quyết định lựa chọn điểm đến cho hành
trình của mình thì nhất thiết phải có một
môi trường xã hội, kinh tế và vật chất
phù hợp để phát triển du lịch. Vì thế, việc
thành lập các tổ chức quản lý điểm đến du
lịch là rất cần thiết để phát triển hoạt động
du lịch một cách bền vững nhất. Nội dung
tạo dựng môi trường phù hợp cho các hoạt
động du lịch rất đa dạng nhưng chủ yếu
bao gồm:
- Hoạch định và phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch;
- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ
du lịch;
- Phát triển sản phẩm du lịch;
- Phát triển công nghệ và các hệ
thống hỗ trợ hoạt động du lịch;
- Phát triển các ngành kinh tế khác
có liên quan.
Marketing điểm đến du lịch
Marketing điểm đến du lịch là các
hoạt động hướng tới việc thu hút khách
du lịch đến với điểm đến. Các hoạt động
này nên tập trung xúc tiến và truyền thông
những yếu tố hấp dẫn nhất đối với các
khách du lịch tiềm năng để thuyết phục
họ lựa chọn điểm đến. Các chức năng
chính của hoạt động marketing điểm đến
bao gồm:
- Xúc tiến và truyền thông cho điểm
đến (bao gồm xây dựng thương hiệu và
hình ảnh tích cực về điểm đến);
- Triển khai các chiến dịch thúc đẩy
hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ;
- Cung cấp các dịch vụ thông tin
công khai, minh bạch;
- Điều hành, tạo thuận lợi cho việc
đặt dịch vụ của khách hàng;
- Quản trị quan hệ khách hàng.
Hoạt động xúc tiến và truyền thông
không nhất thiết phải theo kế hoạch
marketing của cả điểm đến mà có thể chia
nhỏ thành các tiểu khu và mỗi tiểu khu
lại chịu trách nhiệm riêng cho hoạt động
marketing của mình. Tuy nhiên, các hoạt
động này phải hướng đến một hình ảnh
tích cực và nhất quán, tránh tạo ra sự xung
đột trong quan niệm của du khách ở thị
trường mục tiêu.
Cung cấp các dịch vụ tại điểm đến
du lịch
Quản lý điểm đến giúp đảm bảo chất
lượng các dịch vụ cung cấp cho khách du
lịch trong quá trình lưu trú tại điểm đến,
bao gồm:
- Điều phối và quản lý điểm đến
nhằm mang lại chất lượng trải nghiệm cao
nhất cho du khách, đặc biệt là tại các khu
vực công cộng;
- Phát triển các sản phẩm mới;
- Phát triển và quản lý các sự kiện;
- Phát triển và quản lý các điểm
tham quan;
- Giáo dục và đào tạo;
- Tư vấn kinh doanh;
- Nghiên cứu và phát triển chiến lược.
53Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Thông thường, công tác quản lý
điểm đến dễ dàng được tổ chức trong khu
vực công, trong phạm vi tiểu vùng, tỉnh
hoặc thành phố bởi hầu hết cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch được đầu tư theo ngân
sách nhà nước. Tuy nhiên, điểm đến du
lịch cần phải được quản lý trong chỉ giới
hành chính cụ thể hoặc xung quanh các
điểm tham quan và chính điểm đến sẽ chịu
trách nhiệm về chất lượng các trải nghiệm
của du khách khi họ tham gia vào các hoạt
động du lịch tại địa phương.
3. Quản lý điểm đến du lịch bền
vững
3.1. Khái niệm Quản lý điểm đến
du lịch bền vững
Quản lý điểm đến du lịch bền vững
có thể được hiểu là hoạt động quản lý điểm
đến du lịch hướng tới mục tiêu phát triển
du lịch bền vững. Chính vì thế, để hiểu rõ
khái niệm Quản lý điểm đến du lịch bền
vững, trước hết cần phải làm rõ khái niệm
phát triển du lịch bền vững.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017),
khái niệm Phát triển du lịch bền vững
được hiểu là “sự phát triển du lịch đáp ứng
đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội
và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của
các chủ thể tham gia hoạt động du lịch,
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu về du lịch trong tương lai”. Trong
đó, các yêu cầu về kinh tế, văn hóa - xã hội
và môi trường có thể được hiểu theo cách
diễn giải của UNWTO (1992) như sau:
- Về kinh tế: Đảm bảo sự hoạt động
kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi
ích kinh tế xã hội tới tất cả những người
hưởng lợi và được phân bổ một cách công
bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và
cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch
vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương,
và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
- Về văn hóa - xã hội: Tôn trọng
tính trung thực về xã hội và văn hóa của
các cộng đồng địa phương, bảo tồn di
sản văn hóa và các giá trị truyền thống
đã được xây dựng và đang sống động, và
đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên
văn hóa.
- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất
các tài nguyên môi trường đóng vai trò
chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì
quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy
trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học
tự nhiên.
Từ đây, khái niệm Quản lý điểm
đến du lịch bền vững có thể được hiểu là
sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên
tục bằng quyền lực công, chủ yếu thông
qua pháp luật nhằm xác lập một trật tự ổn
định cho các hoạt động, quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực du lịch, hướng tới
việc phát triển điểm đến bền vững ở cả ba
trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường nhằm
đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể
tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du
lịch trong tương lai.
Với khái niệm này, các nội dung
trong công tác quản lý điểm đến du lịch
đều sẽ được thực thi theo các yêu cầu của
phát triển du lịch bền vững. Theo đó, mọi
quyết định về chính sách, chiến lược phát
triển du lịch (bao gồm: công tác marketing
điểm đến du lịch, hoạt động kinh doanh
sản phẩm, dịch vụ du lịch và tạo dựng môi
trường thuận lợi cho sự phát triển du lịch
tại điểm đến) sẽ đều phải đáp ứng được
các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi
trường để đảm bảo lợi ích hài hòa cho các
chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch.
Có như vậy, các hoạt động du lịch ở hiện
tại mới có thể đảm bảo gây tổn hại ít nhất
đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch
trong tương lai.
54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
3.2. Mô hình Quản lý điểm đến du
lịch bền vững
Để đạt được sự cân bằng hợp lý về
lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong
quá trình phát triển điểm đến du lịch không
phải là một việc đơn giản. Tuy nhiên, thông
qua các nghiên cứu, UNWTO (2007) đã
chỉ ra rằng, mô hình VICE có thể đáp ứng
được các yêu cầu này và có thể giúp các
tổ chức quản lý điểm đến xây dựng một kế
hoạch quản lý điểm đến bền vững.
Theo đó, mô hình VICE mô tả việc
quản lý điểm đến như là một sự tương tác
giữa du khách, các tổ chức kinh doanh du
lịch, cộng đồng địa phương và môi trường
nơi các hoạt động tương tác du lịch diễn
ra. Trong đó, môi trường có thể được
hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm các tài
nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, đây
cũng là chất liệu quan trọng nhất để hình
thành và phát triển các sản phẩm du lịch
dành cho du khách.
(Nguồn: UNWTO, 2007)
Theo mô hình này, vai trò của các tổ
chức quản lý điểm đến du lịch là làm việc
với các đối tác và xây dựng một kế hoạch
quản lý điểm đến nhằm:
- Chào mừng, phục vụ và mang lại
sự hài lòng cho khách du lịch trong quá
trình lưu trú tại điểm đến;
- Xây dựng một ngành du lịch thịnh
vượng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho
địa phương;
- Thu hút sự tham gia và mang lại
lợi ích cho cộng đồng địa phương;
- Bảo vệ và củng cố các giá trị tự
nhiên và các giá trị văn hoá bản địa.
Mô hình này cũng được sử dụng để
kiểm tra nhanh mức độ bền vững của các
kế hoạch quản lý điểm đến du lịch. Theo
đó, bốn câu hỏi sẽ được đặt ra nhằm kiểm
tra mức độ bền vững, đó là:
- Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng
đến du khách như thế nào?
- Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến
các tổ chức kinh doanh du lịch như thế nào?
- Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng
đến cộng đồng địa phương như thế nào?
- Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên/ nền văn hóa bản
địa của điểm đến du lịch như thế nào?
Nếu không thể đưa ra câu trả lời
tích cực cho cả bốn câu hỏi trên thì sự cân
bằng lợi ích giữa các yếu tố kinh tế - xã hội
- môi trường chưa được đáp ứng và vì thế,
các hoạt động được đề xuất trong kế hoạch
chắc chắn không đảm bảo tính bền vững.
Do đó, song song với việc lập kế hoạch, các
nguyên tắc phát triển du lịch bền vững luôn
cần được xem xét trong suốt quá trình quản
lý điểm đến để đảm bảo tính bền vững của
các hoạt động du lịch tại điểm đến. Trong
đó, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
được quy định rất rõ trong Điều 4 Luật Du
lịch Việt Nam 2017:
- Phát triển du lịch bền vững, theo
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng
tâm, trọng điểm.
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc,
55Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế
của từng địa phương và tăng cường liên
kết vùng.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở
rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc
tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích
cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của
khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch.
- Phát triển đồng thời du lịch nội
địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử
bình đẳng đối với khách du lịch.
3.3. Một số gợi ý về quản lý điểm
đến du lịch bền vững
3.3.1. Nâng cao nhận thức về du
lịch bền vững
Nhận thức sẽ quyết định hành động.
Bởi vậy, để hoạt động du lịch phát triển
bền vững thì các tổ chức quản lý điểm đến
cần nâng cao nhận thức về sự bền vững
trong hoạt động du lịch tại điểm đến, bao
gồm: du khách, cộng đồng địa phương và
các tổ chức kinh doanh du lịch. Các hoạt
động nâng cao nhận thức có thể khác
nhau cho từng đối tượng, tùy vào cách
tiếp cận, nhưng đều phải hướng tới việc
nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan
trọng của việc phát triển du lịch bền vững
thông qua những đề xuất về những việc
nên làm và không nên làm đối với từng
đối tượng khi tham gia vào hoạt động du
lịch tại điểm đến. Và khi nhận thức được
ý nghĩa của việc phát triển du lịch bền
vững, du khách, cộng đồng địa phương
và các tổ chức kinh doanh du lịch sẽ có
thể thực hành tham gia vào hoạt động du
lịch một cách có trách nhiệm, hướng tới
việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền
vững cho điểm đến du lịch.
3.3.2. Bảo tồn các giá trị tự nhiên
và văn hóa
Các giá trị tự nhiên và văn hóa đã
gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư địa
phương tại điểm đến du lịch. Đây cũng là
chất liệu để hình thành nên các sản phẩm,
dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Chính
vì thế, việc bảo tồn các giá trị tự nhiên
và văn hóa không những chỉ là một trong
những chiến lược cốt lõi giúp điểm đến du
lịch có thể bảo tồn các giá trị bản địa mà
còn giúp điểm đến đảm bảo sự khai thác
có trách nhiệm đối với các tài nguyên du
lịch tại địa phương.
Ngoài việc tạo dựng hành lang pháp
lý phù hợp cho việc bảo vệ và quản lý các
giá trị tự nhiên và văn hóa, phục vụ cho
hoạt động du lịch, các tổ chức quản lý
điểm đến du lịch có thể hỗ trợ trực tiếp các
điểm đến du lịch trong việc bảo tồn, tu bổ
và chống xuống cấp các giá trị này. Việc
bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa nên
được lấy ý kiến của các cơ quan chuyên
môn trước khi thực thi để đảm bảo việc
bảo tồn nguyên vẹn các giá trị vốn có song
vẫn có thể được khai thác một cách hiệu
quả cho hoạt động du lịch tại điểm đến.
Bên cạnh đó, các tổ chức quản lý
điểm đến du lịch có thể triển khai công tác
xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát
huy các giá trị tự nhiên và văn hóa của
địa phương thông qua việc huy động các
nguồn vốn từ các tổ chức, đoàn thể, doanh
nghiệp, cộng đồng và nguồn vốn viện trợ
của các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính
phủ, phi chính phủ cho hoạt động bảo tồn
và phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa.
3.3.3. Giảm thiểu tác động của tính
thời vụ trong hoạt động du lịch
Thời vụ trong du lịch là quy luật
có tính phổ biến ở tất cả các nước và các
vùng có hoạt động du lịch. Tính thời vụ du
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với
cung và cầu của các dịch vụ và hàng hoá
du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân
tố nhất định. Còn thời vụ du lịch là khoảng
thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà
tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và
cầu du lịch.
Tính thời vụ trong du lịch tạo ra
mùa chính và trái mùa chính trong hoạt
động du lịch. Vào mùa chính, khi cầu du
lịch tăng cao, số lượng khách du lịch tập
trung tại điểm đến đông sẽ kích thích nhu
cầu tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm,
dịch vụ phục vụ du lịch tại điểm đến.
Điều này có tác động trực tiếp trong việc
thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các tổ
chức kinh doanh du lịch tại địa phương,
cung cấp thêm nhiều cơ hội việc làm cho
cộng đồng sở tại, từ đó làm tăng thêm thu
nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân bản địa. Trong khi đó,
khi vào mùa thấp điểm (trái mùa chính),
số lượng khách du lịch đến điểm đến sụt
giảm sẽ giúp tài nguyên du lịch có thời
gian để phục hồi, cơ sở vật chất và hạ tầng
kỹ thuật có cơ hội được cải tạo, xây mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác
động tích cực, tính thời vụ du lịch cũng
có những ảnh hưởng bất lợi đến các thành
phần tham gia vào quá trình du lịch, bao
gồm: cộng đồng địa phương, chính quyền
địa phương, khách du lịch và các tổ chức
kinh doanh du lịch. Đối với cộng đồng địa
phương, vào mùa chính, khi cầu du lịch
tập trung quá lớn, gây nên sự mất cân đối,
mất ổn định đối với giao thông vận tải và
hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
phục vụ xã hội (giao thông công chính,
điện, nước, mạng lưới thương nghiệp...),
làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày của người dân địa phương. Còn
khi trái mùa, cầu du lịch giảm xuống thì
những người làm hợp đồng theo thời vụ
sẽ không còn việc làm, những nhân viên
toàn thời gian cũng có thu nhập thấp hơn
vào mùa thấp điểm. Bên cạnh đó, tính thời
vụ trong du lịch cũng tạo ra nhưng tác
động bất lợi đến chính quyền địa phương
bởi khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ
gây ra không ít những sự mất thăng bằng
cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn
xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ
gây ra những khó khăn cho việc quản lý
nhà nước đối với hoạt động du lịch (ở cấp
trung ương và địa phương). Trong khi
đó, khi cầu du lịch giảm xuống thì những
khoản thu nhập từ thuế và lệ phí do du lịch
đem lại củng giảm theo. Ngoài ra, tính
thời vụ trong du lịch cũng có ảnh hưởng
không nhỏ tới khách du lịch khi tham gia
vào hoạt động du lịch tại địa phương. Vào
mùa chính, số lượng khách du lịch đông,
sức chứa của điểm đến rơi vào tình trạng
đáng báo động, sẽ gây ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ cung cấp cho du khách, từ
đó ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm của du
khách tại địa phương. Còn các tác động
bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch bởi
tính mùa vụ được thể hiện khi cầu du lịch
tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp
của các cơ sở kinh doanh du lịch. Điều
này gây ra sự ảnh hưởng tới mọi mặt của
hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tới chất
lượng phục vụ du lịch, tới việc tổ chức và
sử dụng nhân lực du lịch.
Do đó, tìm cách kéo dài mùa du
lịch là một giải pháp hiệu quả giúp giảm
thiểu tác động của tính thời vụ trong du
lịch. Tuy nhiên, để có thể kéo dài mùa du
lịch, cần tìm kiếm những giải pháp cụ thể
để nâng cao mức độ hấp dẫn của điểm
đến vào những thời điểm được kéo dài.
Một số nội dung cần được xem xét để xác
định khả năng kéo dài mùa du lịch của
một điểm đến bao gồm: Xác định thể loại
du lịch nào phù hợp để phát triển trong
thời gian được kéo dài và khả năng kết
57Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
hợp các thể loại du lịch khác nhau trong
thời gian đó, xác định giá trị và khả năng
tiếp nhận của tài nguyên du lịch của điểm
đến, xác định sức tiếp nhận của cơ sở
vật chất - kỹ thuật du lịch, xác định khả
năng cung ứng nguồn lao động, nghiên
cứu kinh nghiệm tổ chức của các điểm
đến khác trong nước và trên thế giới. Sau
khi xác định khả năng kéo dài mùa du
lịch, các tổ chức quản lý điểm đến du lịch
cần phải xác định có thể phát triển được
những loại hình du lịch nào.
Bên cạnh đó, có thể nâng cao sự sẵn
sàng đón tiếp du khách quanh năm cho
các điểm du lịch bằng cách nâng cao chất
lượng và cải tiến hệ thống cơ sở hạ tầng
và vật chất - kỹ thuật du lịch, tạo khả năng
thích ứng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa
dạng của du khách. Đồng thời, các tổ chức
quản lý điểm đến du lịch cần khuyến khích
tính chủ động của của các tổ chức kinh
doanh du lịch trong việc kéo dài thời vụ
du lịch, chẳng hạn như sử dụng các chính
sách giảm giá, khuyến mãi để kích cầu du
khách đi du lịch ngoài mùa chính.
3.3.4. Giảm thiểu tác động tiêu cực
tới môi trường từ hoạt động du lịch
Việc phát triển du lịch có thể mang
lại những tác động tích cực cho môi
trường như góp phần đề cao những giá trị
của môi trường, nâng cao chất lượng môi
trường hay góp phần nâng cao hiểu biết
của người dân nói chung về môi trường.
Tuy nhiên hoạt động du lịch nếu không
có sự kiểm soát tốt cũng có thể trở thành
nguyên nhân gây ra các vấn đề về nước thải,
rác thải, ô nhiễm không khí và cảnh quan
môi trường.
Sau đây là một số gợi ý giúp các tổ
chức quản lý điểm đến du lịch kiểm soát
các tác động tiêu cực tới môi trường từ
hoạt động du lịch:
- Xác định sức chứa điểm đến: Việc
xác định sức chứa của điểm đến bao gồm
sức chứa cơ học, sức chứa về mặt sinh
thái, sức chứa về mặt xã hội để đảm bảo
các hoạt động của du khách nằm trong giới
hạn “chịu đựng” của điểm đến du lịch,
không gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống
hàng ngày của cộng đồng địa phương,
không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn
đảm bảo được các lợi ích kinh tế thu lại
được từ hoạt động du lịch.
- Kiếm soát các phương tiện giao
thông phục vụ du lịch: Khí thải từ các
phương tiện giao thông phục vụ du lịch
là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến ô nhiễm môi trường . Vì vậy, các
tổ chức quản lý điểm đến cần dựa vào
mức độ gây ô nhiễm của từng loại hình
phương tiện giao thông để xác định các
loại phương tiện được phép lưu thông
phục vụ hoạt động du lịch cũng như xác
định các phương tiện nên được hạn chế để
giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng bộ hướng dẫn thực thi
các quy định xử lý rác thải, nước thải từ
các cơ sở kinh doanh du lịch ra ngoài
môi trường. Đồng thởi triển khai mạnh
việc xử lý đối với các trường hợp vi
phạm quy định.
- Dán nhãn “sinh thái”, nhãn “xanh”
cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch đạt
yêu cầu về bảo vệ môi trường để khuyến
khích các tổ chức kinh doanh theo hướng
bền vững.
3.3.5. Tăng cường sự tham gia của
cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch
Đảm bảo lợi ích của cộng đồng
địa phương khi tham gia vào hoạt động
du lịch là một trong những mục tiêu cơ
bản của phát triển du lịch bền vững. Tuy
nhiên, cộng đồng địa phương chỉ có thể
hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động du lịch
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
khi chính họ tham gia vào việc cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ phục vụ hoạt động
du lịch tại địa phương. Do đó, việc tăng
cường sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào hoạt động du lịch là mang
tính cấp thiết để đảm bảo sự phát triển du
lịch bền vững tại điểm đến.
Một số gợi ý nhằm tăng cường sự
tham gia của cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch bao gồm:
- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận
thức của cộng đồng địa phương về du lịch;
- Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ
năng phục vụ du khách cho cộng đồng địa
phương;
- Tạo điều kiện cho cộng đồng địa
phương tham gia vào việc ra quyết định
trong các chiến lược phát triển du lịch tại
điểm đến;
- Hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ
dân có mong muốn và khả năng tham gia
vào các hoạt động cung cấp sản phẩm,
dịch vụ phục vụ du khách;
- Hỗ trợ kết nối thị trường khách
nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh của cộng đồng địa phương...
Vai trò của các tổ chức quản lý điểm
đến du lịch là vô cùng quan trọng trong
việc đảm bảo sự phát triển du lịch tại điểm
đến theo hướng bền vững. Vai trò này sẽ
không thể được thể hiện một cách hiệu
quả nếu thiếu sự phối hợp của các bên liên
quan vào hoạt động du lịch. Vì vậy, rất cần
sự phối hợp của tất các thành phần tham
gia vào hoạt động du lịch tại điểm đến
trong nỗ lực phát triển chung của điểm
đến du lịch theo hướng bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Như Đào, 2017, Luận văn thạc sĩ
“Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam”, Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng.
2. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2017,
Luật Du lịch, Việt Nam.
3. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thu
Mai, 2020, “Quản lý điểm đến du lịch”, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Kotler P., Bowen J., Makens J, 2006,
Marketing for Hospitality and Tourism 3rd
edition, Pearson.
5. SNV Netherlands Development
Organisation, 2010, Value Chain Development
for Tourism Destinations: A practical guide
for promoting pro-poor, sustainable tourism
along the Great Himalaya Trail, Nepal.
6. Standing committee for Economic and
Commercial Cooperation of the Organization
of Islamic Cooperation, 2019, Sustainable
Destination Management Strategies in the
OIC Member Countries, Turkey.
7. Stange J., Brown D., George Washington
University, Usaid, 2016, Tourism destination
management - achieving sustainable and
competitive results, Washington.
8. UNWTO, 2007, A practical guide to
Tourism destination management, Madrid.
9. Wang Y., Pizam A., 2011, Destination
Marketing and Management, UK.
Địa chỉ tác giả: Khoa Du lịch - Trường Đại
học Mở Hà Nội
Email: giangvh@hou.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_diem_den_du_lich_ben_vung_mot_so_van_de_ly_thuyet_va.pdf