Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo

Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo MỤC LỤC Câu 1: Phân tích nguồn gốc hình thành của tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Câu 2: Trình bầy và phân tích bản chất và tính chất của tôn giáo Câu 3: Phân tích vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Câu 4: Trình bày và phân tích xu thế hiện nay của các tôn giáo trên thế giới: Câu 6: Phân tích đặc điểm cơ bản của hệ thống tín ngưõng tôn giáo ở nước ta Câu 7: Trình bày và phân tích những quan niệm về thế giới và con người của đạo Phật: Câu 8: Anh (chị) hiểu như thế nào về “sống phức âm trong lòng dân tộc” của đạo Công giáo? Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt đặc trưng về tổ chức, giáo lý của đạo Tin lành. Tại sao trong những năm gần đây, đạo tin lành phát triển rất nhanh ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc Tây Nguyên và miền núi phía Bắc nước ta. Câu 10. Hãy trình bày vài nét cơ bản về đạo Istam (Hồi giáo) và sự phát triển của đạo này ở Việt Nam. Câu 11: Có người nói giáo lý của đạo Cao đài không thể hiện được những quan niệm về thế giới và con ngươì một cách độc lập. Tại sao? Câu 13: Trình bày và phân tích 4 quan điểm đánh giá về tôn giáo trong tình hình mới của Đảng ta Câu 19: Anh chị hiểu như thế nào về nhận xét của Mác về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội: “Tôn giáo là tiếng thở dài . Nhân dân”.

doc26 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo Câu 1: Phân tích nguồn gốc hình thành của tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội. Kể từ khi xuất hiệncho đến nay, tôn giáo luôn biến động phản ánh sự biến đổi của lịch sử. Một tôn giáo cụthể ở một quốc gia nhất định có thể suy tàn, hưng thịnh thậm tiêuvong song tôn giáo nói chung từ khi ra đời cho đến nay chưa có khi nào vắng bóng trong xã hội loài người. Vậy, vì sao tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển trong thời đại khi mà khoa học – công nghệ, tin học và các ngành khoa học khác phát triển như vũ bão trong thời đại ngày nay? Để lý giải cho điều này nhiều học giả nghiên cứu về tôn giáo cho rằng trước hết cần xuất phát từ vấn đề cơ bản: nguồn gốc của tôn giáo. Xuất phát từ đối tượng và mục đích của các lĩnh vực khoa học mà người ta tìm hiểu nguồn gốc của tôn giáo dưới những góc độ khác nhau. Nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo, CácMác đã đồng tình với Ludwing Feuerbach khi ông cho rằng. “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người. Cụ thể là: Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là Nhà nước, là xã hội, Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược… Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Trong các nguồn gốc của tôn giáo cần lưu ý đến nguồn gốc kinh tế – xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý. -Nguồn gốc kinh tế –xã hội của tôn giáo Trong xã hội công xã nguyên thuỷ do trình độ của thực trạng sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất rất thấp kém con người luôn cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên bao la hùng vĩ đầy bí ẩn. Vì vậy người nguyên thuỷ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên. Khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX, giai cấp hình thành, đối kháng giai cấp nảy sinh hiện tượng tiêu cực xã hội ngày càng phát triển… một lần nữa con người lại bất lực trước lực lượng tự phát nảy sinh trong xã hội. Không giải pháp được nguồn gốc của sự phân xoá giai cấp và nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội, những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi trong cuộc sống người ta lại hi vọng ảo tưởng vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở “thế giới bên kia”. Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của những bất công xã hội cùng với mỗi thất vọng bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị, đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại. Như vậy, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên còn có cả những lực lượng xã hội tác động, những lực lượng này đối lập với con người một cách cũng xa lạ, lúc đầu cũng không thể hiện nổi đối với họ và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bên ngoài giống như bản thân sức mạnh tự nhiên ấy. Những nhân vật ảo tưởng ban đầu chỉ phản ánh những lực lượng tự nhiên thì nay lạivì thế có cả những đại biểu cho các lực lượng lịch sử. -Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Các nhà duy vật trước C.Mác thường nhấn mạnh tới nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Nhưng những nhà kinh điển của học thuyết Mác-Lênin lại quan tâm đến nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo. Chính vi vậy mà học thuyết duy vật của C.Mác đã vượt lên trên các nhà triết học duy vật đương thời. Tuy nhiên C.Mác, Pr.Ăngghen và V.I. Lênin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Ăngghen viết “Chính sự lúng túng nảy sinh từ tình trạng hạn chế phổ biến của người ta lúc đó, một khi con người đã thừa nhận sự tồn tại của linh hồn sau khi thân thể chết đi - đã dẫn đến sự tưởng tượng buồn tẻ về sự bất tử của cá nhân con người. Cũng bằng cách hoàn toàn giống như thế sự nhân cách xoá các lực lượng tự nhiên làm nảy sinh các vị thần đầu tiên”. Cũng về vấn đề này Lênin cho rằng: Sự ngu dốt sinh ra thần thánh. Chữ “ngu dốt” ở đây có thể hiểu là sự hạn chế của nhận thức. Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Song ở thời kỳ lịch sử cụ thể thì khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại. Điều gì mà khoa học chưa giải thích được – thì điều đó được tôn giáo thay thế. Nguồn gốc nhận thức của tôngiáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người với thế giới khách quan. Đó là một quá trình đầy phức tạp, đầy mâu thuẫn. Một mặt hình thức phản ánh hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới khách quan bấy nhiêu. Mặt khác càng khái quát hoá, trừu tượng hoá thì sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và phản ánh sai lệch hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hoá, cường điệu hoá vai trò của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan mất dần cơ sở trần thế để trở thành siêu nhiên thần thánh. -Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Vấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con người đối với sự ra đời và tồn tại của tôn giáo đã được các nhà duy vật cổ đại nghiên cứu. Họ đưa ra các luận điểm: “sự sợ hãi sinh ra thần thánh”. V.I.Lênin tán thành và phân tích thêm “sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, là thế lực…. Bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và tiểu chủ cũng đe doạ đem lại cho họ và phá sản “bất ngờ”, “đột ngột”, “ngẫu nhiên” làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành những người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm. Và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu sa của tôn giáo hiện đại”. Nhưng không chỉ có sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên mà xã hội dẫn con người đến nhờ cậy ở thần linh mà ngay cả những tình cảm tích cực như lòng biết ơn sự kính trọng, tình yêu…. trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người cũng được thể hiện qua tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu con người lúc sa cơ lỡ vận hay khi bệnh tật hiểm nghèo, tình duyên oan trái. Vì thế mà tôn giáo dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, song người ta cần đến nó vẫn cảm thấy hạy phúc thực sự “là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần”như C. Mác đã nói. Câu 2: Trình bầy và phân tích bản chất và tính chất của tôn giáo Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về tôn giáo, Chủ nghĩa C.Mác – Lênin cho rằng về bản chất tôn giáo chỉ là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Điều này được Ph. Ăng ghen nêu lên trong tác phẩm “Chống Đuy Minh”. “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người, của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những thế lực trần thế đã mang những hình thức lực lượng siêu trần thế”. Tôn giáo là sự phản ánh nỗi khổ cực của quần chúng nhân dân đồng thời biểu thị sự phản kháng của họ đối với áp bức và bóc lột trong xã hội. Tôn giáo phản ánh nguyện vọng của quần chúng mong muốn được thoát khỏi áp bức bóc lột. Đồng thời tạo cho con người niềm hi vọng vào cuộc sống tương lai ở thế giới bên kia. *Tính chất của tôn giáo: -Tính chất lịch sử: Dù tôn giáo đã, đang và sẽ tồn tại lâu dài nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Con người sáng tạo ra tôn giáo nhưng không phải tôn giáo xuất hiện cùng với con người. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài khi khả năng tư duy hoá, trừu tượng hoá của con người đạt tới một mức độ nhất định, khi trình độ sản xuất đạt đến một mức nào đó thì tôn giáo mới xuất hiện. Các ngành khoa học, lịch sử, khảo cổ, dân tộc, nhân chủng học… đã chứng minh rằng trong một thời gian dài con người sống không có tôn giáo. Như vậy, tôn giáo ra đời trong một điều kiện lịch sử nhất định và luôn biến động phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Đến một thời gian lịch sử nào đó, khi mà “con người không chỉ mưu sự mà còn thành sự nữa thì chỉkhi đó cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vânx phản ánh có tính chất tôn giáo sẽ mất đi và cùng với nó sự phản ánh có tính chất tôn giáo sẽ mất đi vì không có gì để phản ánh nữa”. - Tính chất quần chúng: Tính chất quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao trong dân số tôn giáo mà còn ở chỗ tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của đa số quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo hướng con người hi vọng vào hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia song nó luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác aí. - Tính chất chính trị: Tôn giáo là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Sự ra đời, tồn tại và mất đi của tôn giáo là do trình độ phát triển kinh tế, khoa học văn hoá, xã hội… quy định chứ không thể từ ý muốn chủ quan của con người. Ở thời kỳ Công xã nguyên thuỷ tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên ngây thơ của con người về bản thân mình và thế giới xung quanh mình. Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ có khi xã hội đã phân chia giai cấp và lợi ích giai cấp ngày càng được thể hiện rõ trong tôn giáo. Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và dang xảy ra trên thế giới về thực chất vẫn là xuất phát từ những lợi ích vật chất của những lực lượng xã hội khác nhau. Trong lịch sử những cuộc đấu tranh hệ tư tưởng tôn giáo là một bộ phận của đấu tranh giai cấp. Và tôn giáo đã bị các giai cấp bóc lột thống trị sử dụng như một công cụ quan trọng để bảo vệ lợi ích của mình. Dĩ nhiên, đông đảo quần chún tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần đáp ứng nhu cầu tâm linh. Song trên thực tế tôn giáo đã và đang bị các lực lượng chính trị xã hội sử dụng cho mục đích ngoài tôn giáo. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống những kẻ lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo và những hành vi hoạt động mê tín dị đoan. Theo đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo được coi như một trong những quyền tự do của mỗi người, không ai hoặc một tổ chức xã hội nào được cấm đoán quyền ấy. Nhà nước XHCN do giai cấp công nhân lãnh đạo thừa nhận các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và không sử dụng bất kỳ một tôn giáo nào như công cụ để duy trì vai trò thống trị của mình. Sự liên minh giữa thế quyền và thần quyền để quản lý xã hội của một số Nhà nước – thuộc xã hội trước đây bị loại bỏ. Tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng được Đảng, Nhà nước và nhân dân coi trọng như biểu hiện của dân chủ trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Câu 3: Phân tích vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Tôn giáo giữ vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? Những người có tôn giáo nhất là những nhà chuyên hoạt động tôn giáo, mỗi lớp, mỗi lúc có cách nói riêng về chức năng, vai trò của tôn giáo đặc biệt là của tôn giáo mà mình suốt đời thờ phụng. Đó là lẽ dễ hiểu. Ở đây chúng ta không tranh luận lẽ đúng sai nhiều ít cũng không tìm cách điều hoà sự khác biệt về niềm tự hào của mỗi tôn giáo. Chúng ta hãy tìm ra độ góc, dáng hình chung nhất của các tôn giáo. Vai trò xã hội chủ yếu tôn giáo là đền bù hư ảo. Ra đời trong sự yếu đuối và bất lực của con người (sự yếu đuối có tính chất xã hội khi mà con người chưa nắm được những lực lượng xã hội và tự nhiên một cách thực tiễn) tôn giáo bù đắp cho con người những điều mà họ không tìm ra được, không thể có trong tay, thậm chí không có hi vọng đạt được ở thế giới này. Trong vai trò này, các tôn giáo đều cố gắng giải thích về tự nhiên, xã hội và con người, lẽ tất nhiên cách giải thích cần phải hướng vào mục đích cơ bản của tôn giáo. Tôn giáo không thể tồn tại nếu chỉ đáp ứng một cách hư ảo khát vọng của con người. Bởi vậy, cần thấy ở tôn giáo khía cạnh văn hoá, đạo đức của nó. Chừng nào con người còn sống trong cõi thế gian, họ vẫn còn mong muốn được sống trong một xã hội công bằng, nhân ái. Tôn giáo đã tìm thấy ở đó những chất liệu thật, gần gũi với con người nhất, để tạo dựng nên hệ thống luân lý đạo đức của mình. Hệ thống đạo đức, luân lý của những tôn giáo khác nhau về niềm tin, xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung, đó là nội dung khuyến thiện của hệ thống đạo đức đó. Ở đây, có thể khẳng định tôn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Sức mạnh của thần quyền, của phúc hoạ trong tôn giáo có ảnh hưởng to lớn đến hành vi, xử sự của con người. Chung một đức tin, theo một giáo lý hay một giáo chủ những tín đồ tôn giáo dễ đoàn kết gắn bó với nhau. Tôn giáo như một sợi dây liên hệ các tín đồ thành một cộng đồng tạo nên sức mạnh cộng đồng. Thực tiễn cho thấy trong một cộng đồng tôn giáo quan hệ con người thường rất bền chặt. Đó cũng chính là một vai trò quan trọng của tôn giáo, giúp con người biết xích lại gần nhau, biết sống vì nhau. Câu 4: Trình bày và phân tích xu thế hiện nay của các tôn giáo trên thế giới: Là một hìh thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn luôn biến đổi phản ánh ý thức xã hội, tôn giáo luôn luôn biến đổi phản ánh sự biến đọng của lịch sử. Là một phạm trù lịch sử, tôn giáo luôn phản ánh sự biến động, đổi thay của tồn tại xã hội. Thời đại ngày nay đang có sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và do đó tôn giáo cũng biến động theo. Sụ biến động ấy theo mấy xu hướng chủ yếu sau đây: -Xu hướng đa dạng hoá tôn giáo được thể hiện trước hết ở xu hướng ly tâm, tách biệt giữa các tôn giáo lớn. Một khi cá nhân càng được khẳng định đến mức cường điệu hoá vai trò cá nhân thì tôn giáo cũng đang có xu hướng giảm dần tính cộng đồng để đi đến cá thể hoá. Xu hướng phân lập, tách biệt thành các giáo phái nhỏ hơn thậm chí cá thể hoá tôn giáo được thấy khá rõ ở các nước phát triển. Bên cạnh xu hướng trên, hiện nay dường như đang diễn ra xu hướng ngược lại đó là xu hướng “liên tôn” “đại kết” “hoà hợp” hay ít hất cũng tôn trọng lẫn nhau kể cả những tôn giáo có thời kỳ đã từng xoay lưng đối với nhau. Trong xu thế đa dạng hoá tôn giáo cần lưu ý sự xuất hiện của các giáo phái mới trong đó có những giáo phái phi nhân tính, phản văn hoá, đã có nơi gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. -Xu hướng thế tục hoá các tôn giáo: Xu hướng thế tục hoá là ngược l ại với xu hướng thần thánh hoá đời sống xã hội. Cho dù tính siêu nhiên là đặc trưng của tôn giáo nhưng ngày nay đang giảm dần làm cho tôn giáo có “lí trí” hơn, sát với đời sống hiện thực hơn. Trong bản chất của mình, các tôn giáo đều liên quan đến thần thánh, ma quỷ song những năm gần đây đang diễn ra tình hình đức tin tôn giáo giảm dần những sự huyễn hoặc siêu nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật , sự nâng cao dân trí, thông tin đa chiều toàn diện và phong phú làm cho niềm tin tôn giáo truyền thống bị phai nhạt. Tôn giáo từ chỗ chỉ chú ý hướng về thế giới bên kia thì ngày càng tỏ ra trực tiếp quan tâm phục vụ cho chính bản thân con người nơi trần thế. Giáo lý, giáo luật nghi lễ của tôn giáo đang có sự biến đổi để phù hợp với biến động thời đại, để được quần chúng dễ dàng chấp nhận, tin theo. Trước xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá hiện nay trong đó cũng có cả tham vọng xâm lăng văn hoá và do đó cũng có ý thức cảnh giác của một số dân tộc. Họ đang ra sức giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá của riêng mình qua hình thức tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống. Xu hướng trở về tôn giáo truyền thống phổ biến diễn ra ở những nước thường bị uy hiếp bởi tôn giaó ngoại nhập nay có biểu hiện lan sang cả các nước Châu Âu dưới hình thức khác. Sự hụt hẫng trong tư tưởng sự đứt đoạn với tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống sẽ tạo cơ hội cho sự du nhập và xuất hiện tôn giáo mới. Câu 5: Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình hình thành các tôngiáo ở nước ta. (giáo trình) Câu 6: Phân tích đặc điểm cơ bản của hệ thống tín ngưõng tôn giáo ở nước ta Việt nam là một Quốc gia nằm giữa ngã ba Đông Nam Á, là nơi giao lưu củ các luồng tư tưởng văn hoá khác nhau. Với địa hình phong phú và đa dạng lại ở vùng nhiệt đới gió mùa thiên nhiên vừa ưu đãi vừa đe doạ cộng đồng người sống ở đây. Do đó, thường nảy sinh tâm lý sợ hãi nhờ cậy vào sự che chở của lực lượng tự nhiên. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm những người có công giúp dân cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Việt nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề hai nền văn minh lớn của loài người Ấn Độ và Trung Hoa, nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy. Trong tâm thức của người Việt Nam tiềm ấn chứa đựng đạo lý “uống nước nhờ nguồn”. Điều đó được thể hiện khá rõ nét trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của họ. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. -Việt nam là một Quốc gia có nhiều hình thức tín ngượng, tôn giáo khác nhau đang tồn tại. Nước ta là nơi giao lưu của nhiều luồng văn háo thế giới lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ, đồng thời là một nước có nhiều tộc người. Hơn nữa, tâm thức người Việt Nam là cởi mở, bao dung họ có thể dung nạp nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Từ những hình thức tôn giáo sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo phương Đông đến cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian bản địa của nhiều dân tộc khác nhau. “Nếu nói ngoa, nghiên cứu có thể tìm thấy ở đây hầu như tất cả các hình thức tôn giáo từ tôtem giáo, ma thuật giáo, vật linh giáo, saman giáo… đến các tôn giáo có tổ chức Việt Nam như là một bảo tàng tôn giáo”. Có những tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên lại có những tôn giáo xuất hiện ở nước ta vào những thập niên đầu thế kỷ này. Có tôn giáo với số lượng hàng triệu tín đồ nhưng lại có tôn giáo có số lượng tín đồ không đáng kể. Lịch sử đã từng chứng minh một vài tôn giáo đã góp phần nâng cao ý thức dân tộc nhưng cũng có tôn giáo mà quá trình du nhập hình thành và tồn tại đã bị các thế lực chính trị lợi dụng vì mục đích ngoài tôn giáo. Lịch sử hình thành và du nhập, số lượng tín đồ, vai trò xã hội cũng như tác động chính trị… của các tôn giáo ở nước ta cũng rất khác nhau… -Tính đan xen hoà đồng của tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Trong lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của các hình thức tôn giáo, sự kế thừa bảo lưu ảnh hưởng tác động lẫn nhau là xu hướng chung. Sự ra đời của Kitô giáo là sự kế thừa Do Thái giáo và tín ngưỡng truyền thống. Ngay Phật giáo về cơ bản phủ nhận đạo Bàlamôn về quan điểm chính trị – xã hội, nhưng cũng kế thừa nhiều mặt từ tôn giáo này. Khác với một số nước phương Tây, ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữa vai trò thống trị suốt chuỗi dài lịch sử dân tộc, ngược lại vị trí, vai trò của từng tôn giáo gắn liền với sự hưng thịnh, suy tàn của các triều đại phong kiến trong tiến trình phát triển nhất định của lịch sử dân tộc. Bản tính của người Việt Nam vốn không kỳ thị, hẹp hòi, khép kín. Dù là tôn giáo gì, tín ngưỡng nào từ đầu đến thì cộng đồng người ở đây cũng sẵn sàng chấp nhận miễn là nó không vi phạm đến lợi ích Quốc gia và đi ngược lại truyền thống văn hoá dân tộc. Khổng Giáo và Đạo Giáo từ Trung Hoa lan xuống, Phật giáo của Ấn Độ truyền sang nước ta từ rất sớm song vẫn song song tồn tại hàng ngàn năm mà không hề có cuộc chiến tranh tôn giáo nào. Kể cả về sau một số giáo phương Tây thâm nhập vào Việt Nam tuy có xa lạ đối với truyền thống văn hoá dân tộc nhưng vẫn chung sống hoà bình cùng với các tôn giáo khác và tín ngưỡng dân tộc. Tính đan xen hoà đồng của tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện ở mấy điểm sau: -Trên điện thờ của một số tôn giáo có sự hiện diện của các vị thần, thánh, tiên, phật…. của các tôn giáo khác nhau mà điển hình là đạo Cao Đài. Đối với người Việt Nam rất khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo cụ thể của họ. Không ít trường hợp người ta chấp nhận cả thần, thành, tiên phật lẫn ma quỷ, thổ công, hà bá… Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, am, miếu, khấn vái “tư phương” mà còn có ở các gốc cây, mô đất, hốc cây, khúc sông… Họ có thể đều đặn đến chùa mà vẫn say sưa hầu bóng có thể vừa chịu đủ các phép bí tích mà vẫn ham bói toán, tử vi, vừa tham gia nghi lễ tôn giáo lớn cũng vẫn chăm chỉ thờ cúng tổ tiên, tổ chức hội làng. -Về phía giáo sỹ: ở Việt Nam có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo thuyết Khổng tử và nghiên cứu cả Đạo giáo. Ngược lại các thầy pháp của Đạo giáo (phù thuỷ, chiêm tinh, bói toán) cũng không hề bài bác Phật giáo và Khổng giáo. thực tế có nhiều nhà nho nương thân trong chốn cửa thiền và cũng có những mâu thuẫn nhất định. Thậm chí cá biệt có hiện tượng phê phán bài bác lẫn nhau nhưng nhìn chung chưa có đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo. Nếu có mâu thuẫn dẫn đến xung đột thì đó là vì lý do chính trị mà tôn giáo như một hình thức biểu hiện. Khái quát lại tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam là đan xen, hoà đồng nương tựa hỗ trợ lẫn nhau. Truyền thống “tam giáo đồng nguyên” “ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong đạo Cao Đài. -Tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam. Một trong những đặc điểm đáng quan tâm trong tín ngưỡng ở Việt Nam là truyền thống tôn giáo yếu tố nữ. Từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng có nơi thờ tự nữ thần: Phật bà, thánh mẫu… Dưới con mắt của một số tín đồ tôn giáo Thiên chúa và Phật giáo thì Đức mẹ Maria và Phật bà Quan âm có khi còn gần gũi thân thiết và quan trọng hơn cả chúa Giêsu và Phật Thích ca. Việt Nam là một Quốc gia được hình thành gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp lúa nước. Trong nền kinh tế tiểu nông thấp kém ấy người phụ nữ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó cũng chính là căn nguyên để cho số lượng tín đồ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong các tôn giáo và yếu tố nữ có mặt phổ biến trong các tôn giáo. Sự hiện diện của các nữ thần ở mọi nơi làm cho con người an tâm như sự có mặt của người phụ nữ trong gia đình xã hội. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm người phụ nữ có vai trò, vị trí quan trọng trong xã hội không chỉ là người phụ nữ gánh chịu công việc nặng nề thay chồng nuôi con ở hậu phương mà còn trực tiếp cùng năm giới xông pha nơi trận mạc. Không phải ngẫu nhiên mà những cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam vào những thế kỷ đầu công nguyên lại do giới nữ lãnh đạo. Ở nước ta chế độ mẫu quyền có kéo dài và dai dẳng đến tận ngày nay vẫn chưa kết thúc. Có những dân tộc mặc dù đã thiết lập chế độ phụ quyền từ lâu nhưng vẫn giữ truyền thống “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” thậm chí còn “lệnh ông không bằng công bà”. Dù chịu ảnh hưởng của Khổng giáo sâu sắc song người phụ nữ Việt Nam vẫn được tôn trọng chứ không bị xem thường như ở nước khác. -Thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng nước và Tổ quốc Từ xa xưa ở Việt Nam đã hình thành ba cộng đồng gắn bó chặt chẽ với nhau là gia đình, làng xóm và Quốc gia. Gia đình là tế bào xã hội dù giàu nghèo sang hèn có thể khác nhau nhưng gia đình nào cũng có bàn thờ ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Đối với người Việt Nam thờ cúng tổ tiên không đơn thuần chỉ thể hiện tình cảm nhớ ơn những người có công sinh thành nuôi dưỡng con cháu trưởng thành mà còn quan niệm ông bà, tổ tiên là những vị thân hộ mệnh cho con cháu. Làng xóm Việt Nam có cơ cấu thiết chế rất chặt chẽ tuy có quan hệ mật thiết với Nhà nước trung ương nhưng lại có tính độc lập tương đối. Mỗi làng xóm có tục lệ riêng. Trong phạm vi làng xã hình thành tập tục thờ cúng thần địa phương và việc thờ cùng này trở nên phổ biến, ví dụ tục thờ thành hoàng, thần bản, mường thì làng xã nào cũng có. Nhìn chung hầu hết hệ thống thành hoàng ở nước ta được ngưỡng mộ lâu dài, đều là những vị thần có công đánh giặc giữ nước mở mang bờ cõi. Điều đó nói lên dân tộc ta luôn coi trọng những người có công dựng nước và giữ nước. Đặc điểm của xã hội phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng là việc suy tôn cá nhân thành ngưòi đại diện tối cao của cả cộng đồng Quốc gia cũng như địa phương. Những người có công với gia đình làng xóm, đất nước đều được người Việt Nam tôn vinh sùng kính. Nhiều vị có đóng góp trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, y tế đã được hậu thế thờ phụng để ghi tạc công ơn. -Tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu hết là nhân dân lao động có lòng yêu nước nồng nàn. Ở một nông nghiệp lạc hậu, nhân dân chiếm tỉ lệ rất lớn nên tín đồ hầu hết là nhân dân. Dù là tín đồ của tôn giáo nào thì bản chất của họ là cần cù lao động có lòng yêu nước nồng nàn căm thù bọn ngoại xâm và bọn bóc lột. Trong hai cuộc kháng chiến ở những thập kỷ qua, tín đồ các tôn giáo đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, họ có nguyện vọng tha thiết là sống tốt đời đẹp đạo cùng toàn dân xây dựng xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc. Nhìn chung tín đồ tôn giáo Việt Nam hiểu giáo lý không sâu sắc lắm nhưng lại chăm chỉ thực hiện các nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng tín ngưỡng một cách nhiệt tâm. -Một số tôn giáo bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích chính trị. Nhìn chung tôn giáo nào cũng có hai mặt: tư tưởng và chính trị. Nhưng do hoàn cảnh của lịch sử dân tộc ta đã trải qua những thế kỷ chống ngoại xâm triền miên liên tục và kéo dài, tuy mức độ ở những giai đoạn lịch sử khác nhau song thực tế ấy đặt ra cho nhân dân ta luôn phải cảnh giác chống âm mưu lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích ngoài tôn giáo. Giai cấp thống trị phong kiến, đế quốc cũng như sau này các thế lực phản động đã từng sử dụng tôn giáo như một công cụ nhằm bảo vệ lợi ích của chúng. Ngày nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang âm mưu sử dụng ngọn cờ tôn giáo hòng xoá bỏ CNXH ở Việt Nam. Vì vậy, một mặt phải đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân nhưng mặt khác phải luôn cảnh giác chống lại âm mưu lợi dung tôn giáo của kẻ địch. Câu 7: Trình bày và phân tích những quan niệm về thế giới và con người của đạo Phật: Phật giáo là một tôn giáo đồng thời là một trường phái triết học thời cổ đại Ấn Độ. Phật giáo ra đời vào thế kỷ V, TCN trong làn sóng chống lại sự thống trị của tầng lớp tăng lữ Bàlamôn và chế độ đẳng cấp hà khắc lúc bấy giờ. Người sáng lập ra Phật giáo là Thích ca Mầu – ni. Sinh ra trong phong trào chống lại chế độ đẳng cấp thời cổ đại Ấn Độ, Phật giáo rất quan tâm đến số phận con người, mong muốn tìm kiếm con đường giải thoát mọi cảnh khổ đau ở đời. Phật tổ đã từng nói với các đệ tử của mình “Này các đệ tử, ta nó cho mà biết, nước ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn, đạo ta dạy cũng chỉ có một là vị giải thoát”. Vì vậy, đạo Phật được mệnh danh là đạo giải thoát. Triết lý giải thoát của phật giáo được hình thành tập trung trong thuyết “Từ diệu đế”. Trong thuyết này, Phật tổ nêulên nguyên nhân gây ra cái khổi phương pháp tư hành để giải thoát con ngưòi khỏi kiếp sống luân hồi khổ não. -Khổ đế: Đế này nói về người khổ. PHật giáo coi đời người là bể khổ. Bốn nguồn khổi chính là: khổ vì sinh ra ở đơìi, khổ vì giàu, khổ vì bệnh, khổ vì có sinh thì có chết (sinh, lão, bệnh ,tử). -Tập đế (Nhân đế): Đế này nói về nguyên nhân khiến con người chịu khổ. Có thấy nguyên nhân mới giải thoát được cái khổ. Nguyên nhân trực tiếp là do dục vọng của con người gây ra. Do dục vọng mà dẫn đến tham lam, giận dữ, ngu muội. (Tam độc: tham, sân, si). Vì tham sống, muốn được trường tồn nhưng thực té con người lại nằm trong vòng luân hồi sinh tử (thành, trụ, hoại, không) nên phải chịu khổ). Để giải thích khổ đế và Tập đế tức là giải thích về nguồn gốc cái khổ và nguyên nhân gây khổ, Phật giáo nêu lên thuyết “Thâp nhị nhân duyên” tức mối quan hệ nhân quả về cái khổ gồm: vô minh, Hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử. Nhân duyên hay nhân quả là cách gọi tắt của thuyết “Nhân duyên quả báo”. Theo Phật giáo nhân là năng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ cho nhân sinh ra quả. Mọi sự vật và hiện tượng đều do nhân duyên hoà hợp mà thành. Khi nhân duyên tan thành thì sự vật và hiện tượng không còn. Vì vô minh (không sáng suốt,mê muội)mà nhầm lẫn sự vật và con người là có thật, dẫn đến khát vọng, dẫn đến hành. Hành tức nghiệp, là hành động, việc làm của thân thể lời nói, ý nghĩa (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp). Kết quả đáp lại hành động (nghiệp) là báo (nghiệp hoá). Hành dẫn đến thức, thức dẫn đến danh sắc, danh sắc dẫn đến lục nhập, lục nhập dẫn đến xúc, xúc dẫn đến ái, ái dẫn đến thủ, thủ dẫn đến hữu, hữu dẫn đến sinh, sinh dẫn đến lão và tử. Nếu diệt được vô minh thì các mối quan hệ khác theo đó mà mất, con người sẽ thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. -Diệt đế: Đế này nó về phương pháp diệt khổ. Theo Phật giáo, phải lần theo “Thập nhị nhân duyên” mới đoạn tuyệt được khổ từ gốc đến ngọn. -Đạo đế: Đế này nói về những con đường mà con người cần phải theo mới diệt được khổ. Phật giáo nêu lên tám con đường chân chính (Bát chính đạo), gồm có: Thành thực mà nói năng, thành thực mà làm việc, thành thực mà mưu sinh, thành thực mà tiến tới, thành thực mà tưởng niệm, thành thực mà giữ chí. Theo Phật giáo, người nào thực hiện được tám điều trên, người đó tâm tư sẽ yên tĩnh, lòng dạ sẽ bình thản, đạt được cảnh giới Niết bàn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Bát chính đạo của Phật giáo không có gì là thần bí cả. Nó không cầu cạnh đến thần linh mà chỉ dựa vào sự nỗ lực của chính mình để tự cứu mình như Phật tổ đã nói: “Người phải là hòn đảo của chính mình chớ tìm nơi trú ẩn ở nơi khác”. Câu 8: Anh (chị) hiểu như thế nào về “sống phức âm trong lòng dân tộc” của đạo Công giáo? Công giáo là một trong số những tôn giáo lớn ở nước ta. Nếu tình từ năm 1533, năm có giáo sỹ đầu tiên đến truyền đạo tại Việt Nam đến nay lịch sử truyền giáo và phát triển Công giáo ở Việt Nam đã trải qua hơn 4 thế kỷ. Cùng với những biến động của lịch sử dân tộc, đạo Công giáo ở Việt Nam cũng không tránh khỏi những thăng trầm, biến động theo. Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, giáo hội Công giáo Việt Nam quy về một mối để chăm lo việc đời, việc đạo cho tín đồ Công giáo. Tháng 4 năm 1980 tại Toà Tổng giám mục Hà Nội, Hội đồng Giám mục Việt Nam đầu tiên nhóm họp. Đại hội ra quy chế, bầu Ban Thường vụ, Đại hội ra thư chung mục vụ1980 tỏ rõ đường hướng mục vụ là: “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Từ “phúc âm” ở đây bắt nguồn từ tên gọi KInh PHúc âm. Phúc âm là tin mừng, tin lành. Còn Kinh Phúc âm kể về cuộc đời và những việc làm kỳ diệu, những lời răn của Chúa, về cái chết và sự phục sinh của Chúa. Đường hướng mục vụ “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” là định hướng cho hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam. Đó là cách khái quát về sự kết hợp giữa “đạo và đời”, “dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội” là phương châm “nước sáng, đạo vinh”. “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” là sống vì đạo và vì dân tộc. Đó là trách nhiệm của tín đồ Công giáo hoàn thành bổn phận của một tín đồ và nghĩa vụ của công dân trong một dân tộc Quốc gia. “Sống phúc âm” đòi hỏi tín đồ Công giáo phải sống, lao động, tưởng niệm xứng đáng là một tín đồ: làm theo lời răn dạy của Chúa, kính Chúa hết lòng thờ phụng Chúa. “Sống phúc âm” cũng có nghĩa là “Sống có đạo, có lương” là biết “dành sự cứu giúp”, yêu thương cho ai. Là “tất cả những gì các con muốn người khác làm cho mình thì hãy làm điều đó cho họ: đó chính là luật định và sấm truyền” (Phúc âm Mathiêu). Nhưng tín đồ Công giáo hay rộng hơn là cộng đồng Công giáo không phải “Sống phúc âm” chỉ giản đơn vì đạo. Trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp đó. Đó chính là “sống phúc âm trong lòng dân tộc” sinh hoạt tôn giáo hay mọi hoạt động của Công giáo phải phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán thói quen, tâm lý của người Việt phải tôn trọng độc lập lợi ích Quốc gia, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích tổ quốc Việt Nam XHCN, gìn giữ độc lập dân tộc và chủ quyền Quốc gia. Dường như ở đây “sống phúc âm” đã mang một nét nghĩa mới: sống phúc âm là sự kết hợp tốt đạo và sống vì dân tộc và nếu hoạt động tôn giáo không vì dân tộc thì chưa phải là sống phúc âm hay ít ra cũng là chưa trọn vẹn. “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” cũng chính là sự khẳng định các tín đồ Công giáo, giáo sỹ tự do hành đạo, sinh hoạt tôn giáo trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ công dân. Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt đặc trưng về tổ chức, giáo lý của đạo Tin lành. Tại sao trong những năm gần đây, đạo tin lành phát triển rất nhanh ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc Tây Nguyên và miền núi phía Bắc nước ta. Kitô giáo được hình thành từ thời cổ đại. Sau khi ý nghĩa cách mạng tích cực ban đầu mất đi, Kitô giáo trở thành công cụ của giai cấp thống trị Giáo hội trở thành bộ phận của bộ máy Nhà nước. Đến thời trung đại, giáo hội Kitô giáo, được coi là Thiên chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất, là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến Châu Âu. Dựa vào thần quyền, giáo hội Thiên chúa giáo thực hiện chính sách ngu dân và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Giáo hoàng Rôma trên thực tế giống như “vua của các vua” là Thượng đế trên Trái đất, tự cho mình có “sứ mệnh thống trị mọi người và mọi nước”. Đến hậu kỳ trung đại, giáo hội trở nên hết sức phản động. Giờ đây, những giáo điều vô lý, chủ nghĩa khổ hạnh giả tạo cùng với việc làm lời nói của nó phải được phê phán và thay đổi. Như thế, giáo hội Thiên chúa giáo cũng là một thế lực kinh tế xã hội và tinh thần, ngăn cản hoạt động của giai cấp tư sản đang lên. Cùng với phong trào dân tộc, cuộc đấu tranh chống phong kiến đã bùng cháy ngọn lửa cải cách tôn giáo. Và kết quả của phong trào cải cách tôn giáo là sự ra đời của một tôn giáo mới trên nền tảng của Công giáo đó là đạo Tin lành. Trải qua các thời kỳ trong gần bốn thế kỷ đạo Tin lành đã qua các giai đoạn cải cách, phát triển khác nhau. HIện nay trên thế giới, đạo Tin lành là tôn giáo có số lượng tín đồ khá đông tập trung ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tổ chức của Giáo hội Tin lành không chặt chẽ mà tuỳ thuộc vào từng hệ phái, từng khu vực, từng Quốc gia. Hội thánh Tin lành cũng có đại hội các cấp để xác định phương hướng, nội dung hoạt động tôn giáo, cơ cấu tổ chức, lề lối làm việc. Giáo hội cũng tổ chức sinh hoạt với mục đích nâng cao trình độ thần học cho các giáo sĩ và tín đồ. Sinh hoạt này thường tổ chức hàng năm như các đại hội của giáo hội. Trong thời gian đầu hình thành đạo Tin lành đã thể hiện được về tư tưởng cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản mới trong xã hội với chế độ phong kiến. Vì thế, ý thức tự do cá nhân được phản ánh rõ nét trong tổ chức, giáo lý, nghi lễ của đạo Tin lành. Nhìn chung, tổ chức và giáo lý theo khuynh hướng gọn nhẹ, không gò bó như Công giáo. Tín ngưỡng được duy trì trong mọi điều kiện thậm chí ngay cả khi chưa có giáo sỹ, chưa có nhà thờ. Cách thức sinh hoạt tôn giáo cũng rất linh hoạt. Giáo lý đạo Tin lành không có sự khác biệt căn bản nào với giáo lý Công giáo chỉ chỉnh sửa một số nội dung. Trong đạo Tin lành, kinh thánh là cội nguồn duy nhất của đức tin. Nhờ đức tin mà tín đồ được trực tiếp * công với Chúa mà không qua tầng lớp giáo sĩ trung gian. Về nghi lễ tín đồ chỉ thờ phụng Chúa. Cốt lõi là đọc và hiểu lời chúa qua kinh thánh lời chúa trong kinh thánh là “sấm truyền, là lẽ phải là niềm tin, là sức mạnh để cứu giúp con người”. Lời của Chúa và Kinh thánh không cần bất cứ sự chứng minh nào cả. Tin theo Chúa, Kinh thành là con đường sáng để hưởng phúc trong đời. Câu 10. Hãy trình bày vài nét cơ bản về đạo Istam (Hồi giáo) và sự phát triển của đạo này ở Việt Nam. Đầu thế kỉ VI, ở Mecca có một chàng trai nghèo và mồ côi tên là Môhamét (571-632) ban đầu làm nghề chăn nuôi, sau dẫn đường cho các đoàn caravan lạc đà và tham gia việc buôn bán. Hình như ông lập gia đình hơi muộn, kết hôn với một phụ nữ giàu có, tên là Khađigia. Hơn 40 tuổi, không phải tiếp tục bươn trải làm ăn,nhưng đi nhiều, từng trải ông đắm mình vào những suy nghĩ tâm linh. Sau đó ông đề xướng tín điều. Theo ông, chỉ có một vị thần tối cao, duy nhất là Ala (Allah Taala = Đấng toàn năng), thần sinh ra vũ trụ và muôn loài, chịu thay nỗi khổ hạnh và tội lôi của con người. Bản thân ông tự nhận là Tiên tri (Nêbi) và là tiên tri tuy nhất. Ông kêu gọi mọi người hãy tin theo và phục tùng Ala tỏ rõ lòng hiếu thảo, hãy có lòng khoan dung và trắc ẩn, biết tin vào số phận và biết kiên kì nhẫn lại. hình như Môhamết đã được nghe nói và tiếp thu nhiều điều của đạo Do Thái và đạo Cơ Đốc, nên cũng thừa nhận có thiên đường, địa ngục, quỷ Sa tăng và con người phải có được kiên nhẫn chịu đựng. Nhưng ông nhấn mạnh sự cần thiết bảo vệ tín ngưỡng và danh dự chủ trương thánh chiến là thiêng liêng và bắt buộc nếu cần thiết. Giáo lý Hồi giáo được thể hiện trong Kinh Coran. Kinh Coran có 114 chương gồm 6.000 đoạn được viết bằng thơ cho dễ học dễ nhớ. Coran khẳng định Ala là thần tối cao sinh ra muôn loài muôn vật trong đó xã hội loài người còn bị phân biệt sang hèn còn đầy rẫy bất công và bóc lột. Nhưng đó cũng là số phận, Ala đã định. Tuy nhiên, tin tưởng và làm theo Ala thì có thể thoát khỏi địa ngục để lên thiên đàng. Coran nêu lên những lời giáo huấn nhưng đồng thời cũng là mệnh lệnh bắt buộc. Thượng đế nghiêm khắc, thưởng phạt công minh, mọi tín đồ phải trung thành, thật thà, hiếu thảo, khoan dung và trắc ẩn, không được tham của cải, không dùng đồ uống có men, phải thực hành thánh chiến để bảo vệ danh dự và tôn giáo. Năm điều trụ cột đòi hỏi giáo dân phải theo chặt chẽ. -Phải tin tưởng tuyệt đối vào Thánh Ala và sứ mệnh của nhà tiên tri Mohammed và tin tưởng vào sự tồn tạicủa thế giới bên kia. -Mỗi ngày cầu nguyện năm lần hướng về Thánh địa Mecca – quê hương của nhà tiên tri Mohamed. Buổi cầu nguyện vào thứ sáu tại Giáo đường địa phương là quan trọng nhất. -Quyên góp tiền bạc, bố thí và đóng thuế về sự bố thí “hỡi tín đồ, chớ làm cái việc vô ích là bố thí mắng mỏ, có cử chỉ khiếm nhã, hay như ai đó muốn tỏ ra hào phóng để phô trương kẻ đó không tin vào Thượng đế và cuộc phán xét cuối cùng. Chẳng khác nào đống đá cuội phủ một lớp đất mỏng, chỉ một cơn mưa cũng đủ trơ lại đá. Những người như thế chẳng thể được hưởng công tích của mình. Những ai cho cái mình có với ước nguyện làm vui lòng Thượng đế và gìn giữ linh hồn của mình thì giống như vườn cây trồng trên gò đất, được tưới tắm dồi dào, hoa trái thu hoạch gấp bội. Thượng đế xem xét việc người làm”. Câu kệ Talliyah. Là cầu kệ miệng lầm rầm tụng niệm nhắc đi nhắc lại trên đường hành hương “Chúng con đến đây ôi Ala, chúng con đến đây, chúng con đến đây, người không ai sánh cùng, chúng con đến đây, chúng con xin xưng tụng”. Mọi Phúc lành đều thuộc về Người, cả vương quốc cũng vậy, Người khong ai sánh cùng”. Liên quan đến hoạt động phản cách mạng của một số nhóm xấu trong người Chăm hồi giáo. Sau năm 1986 Nhà nước ta cho phép thành lập ban đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ CHí Minh. Trên thực tế Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một tổ chức chung của Hồi giáo Việt Nam Câu 11: Có người nói giáo lý của đạo Cao đài không thể hiện được những quan niệm về thế giới và con ngươì một cách độc lập. Tại sao? Đạo Cao đài ra đời ở nước ta vào những năm 20 của thế kỷ này, cùng lúc phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Nam Bộ chống lại sự áp bức của chế độ thực dân. Đạo Cao đài thành lập vào đêm Noel 1925 tại Sài Gòn và chính thức ra mắt tháng 10 năm 1926 tại Taay Ninh, do một nhóm người thuộc tầng lớp trên (tư sản địa chủ, tiểu tư sản công chức thành lập với mục đích tập hợp lực lượng quần chúng chủ yếu là nông dân choóng lại sự kỳ thị và bóc lột của thực dân Pháp. Nghiên cứu về đạo Cao Đài, nhiều học giả nhận xét: giáo lý của đạo Cao đài không thể hiện được những quan niệm về thế giới và con người một cách độc lập. Điều này có thể được cắt nghĩa từ một số lý do chủ yếu. Với mục tiêu lớn lao là tập hợp đông đảo quần chúng, vươn ra trở thành tôn giáo lớn của nhân loại những người sáng lập đạo Cao Đài chủ trương thông snhất các giáo lý, quan điểm các tôn giáo lớn. Họ tin tưởng rằng sự thống nhất ấy dễ được đông đảo quần chúng chấp nhận tin theo. Bắt nguồn từ tư tưởng đó những người sáng lập chỉ cố gắng dung hoà các quan điểm về thế giới con người của các tôn giáo khác hơn là thể hiện một quan điểm riêng độc lập. Giáo lý đạo Cao Đài thực tế là sự tổng hợp tất cả các tôn giáo trước đó vào làm một với câu nói: “tam giáo quy nguyên ngũ chi hợp nhất”. Giáo lý đạo Cao Đài dựa trên nguyên lý tam giáo đồng nguyên vốn có ở Việt Nam với quan niệm độc thần của đạo Công giáo thể hiện qua hình ảnh đấng chí tôn của đạo Cao Đài làm trung tâm (thể hiện qua việc lập đàn cầu cơ giáng bút để nhận các thông điệp từ thế giới bên kia của đấng chí tôn). Trong đạo Cao Đài công giáo chỉ chiếm một địa vị khiêm tốn, đạo hồi vắng mặt. Nhìn chung chính do sự tập hợp (có lựa chọn) các giáo lý cẩu các tín ngưỡng tôn giáo không nên đaọ Cao Đài không thể hiện được quan niệm riêng về thế giới và con người Mặt khác từ góc độ hoàn cảnh lịch sử để tập hợp đông đảo quần chúng chống thực dân Pháp người ta cần những quan điểm gần gũi với nhân dân. Rất có thể những quan niệm xa lạ với nhân dân lao động về con người thế giới có thể lại không được nhân dân đón nhận tin theo. Những người sáng lập ra đạo Cao Đài bản thân cũng từng là tín đồ của các tôn giáo khác nhau. Họ đã mang trong mình những giáo lý quan niệm của các tôn giáo đó. Vì vậy khi tham gia đạo Cao đài những giáo lý kia đã tác động trực tiếp mạnh mẽ đến việc đưa ra các giáo lý cho tôn giáo này. Câu 13: Trình bày và phân tích 4 quan điểm đánh giá về tôn giáo trong tình hình mới của Đảng ta Chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo đồng thời căn cứ vào đặc điểm tín ngươngx tôn giáo ở Việt Nam. Tư tưởng nhất quán xuyên suốt của Đảng ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân định hướng tôn giáo hoà hợp dân tộc. Mặt khác mọi người kể cả có hay không có đạo tín ngưỡng cũng như có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau cầng đề cao cảnh giác với mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo vì mục đích phi tôn giáo. Đảng ta đã thể hiện tinh thần trên bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. TRên cơ sở phana tích đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta và những bài học rút ra từ thực tiễn cách mạng, những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đảng đã kịp thời đề ra chủ trương chính sách, những nhận định về tôn giáo phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay. Ngày 16/10/1994 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI đã ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW nêu lên 4 quan điểm chính đánh giá về tôn giáo trong tình hình mới như sau: -Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài -Tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân lao động -Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. -Các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống lại dân tộc và sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. *Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Lênin đã từng khẳng định: chớ vội ảo tưởng dưới chế độ XHCN tôn giáo đã mất đi. Dưới CNXH mặc dù trình độ KHKT và trình độ dân trí của con gnười là rất cao nhưng không phải mọi bí ẩn cau tự nhiên đã được khám phá đầy đủ không phải mọi tệ nạn xã hội cũ đã hoàn toàn mất hẳn, trong xã hội vẫn còn bất bình đẳng. Đó chính là cơ sở tự nhiên và xã hội để tôn giáo hiện hữu, có mảnh đất dung thân. Mặt khác, tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là hiện tượng xã hội lịch sử. Khi tồn tại xã hội còn có điều kiện tồn tại thì tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tônf tại xã hội sẽ vẫn tồn tại. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin Đảng ta khẳng định tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Đó là nhận thức khách quan, đúng đắn về vấn đề tôn giáo. tôn giáo còn tồn tại lâu dài nên trong lãnh đạo, chỉ đạo k hông thể nôn nóng, ảo tưởng gạt bỏ tôn giáo bằng áp đặt chính trị. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài nên cần phải có thái độ ứng xử với tôn giáo sao cho có lý, có tình, được đông đảo quần chúng, đồng bào ủng hộ, phải phát huy những ý nghĩa tích cực của tôn giáo trong đời sống kinh tế xã hội khắc phục những biểu hiện tích cực, chủ động phòng ngừ đập tan mọi âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống lại sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. -Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân lao động Tín ngưỡng tôn giáo là hiện tượng đã có từ lâu trong đời sống tinh thần của con người và tín ngươngx tôn giáo sẽ vẫn là nhu cầu tinh thần của con người cho đến khi con người không chỉ mưu sự mà ddã thành sự. Xác định tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân lao động đòi hỏi côngtác tôn giáo phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, tạo điều kiện để đồng bào có đạo sống “tốt đời, đẹp đạo” . Mặt khác trong quản lý cần tôn trọng tình cảm, đức tin tôn giáo của các tín đồ, tránh mọi sự xúc phạm đến niềm tin thiêng liêng của tín đồ. *Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xã hội mới. Tôn giáo là một phạm trù của ý thức nhưng là phạm trù rất đặc biệt bởi vì nó còn là một yếu tố xã hội, yếu tố văn hoá, có tính không gian, thời gian và tình quần chúng đông đảo. ở tôn giáo người ta thấy được khía cạnh văn hoá, đạo đức của nó. Tôn giáo đã tìm thấy chất liệu thật, gần gũi với con gười nhất để tạo dựng nên hệ thống luân lý đạo đức của mình. Các giá trị đạo đức này nhiều khi mang tính nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo để đàon kết đồng bào. Quan niệm trên là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo nhằm mục đích khơi dậy các giá trị đạo đức văn hoá các tôn giáo sức mạnh của quảng đại quần chúng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. *Các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ tín ngưỡng tôngiáo phản ánh nhận thức ngây thơ và hồn nhiên của con gnười về thế giới tự nhiên do vậy tôn giáo chỉ biểu hiện thuần tuý ở mặt tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn chính trị trong tôn giáo rõ dần. Khi đó tôn giáo bao hàm hai mặt, chính trị và tư tưởng. Việt Nam cho đến nay vẫn là mục tiêu chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước và tôn giáo là vấn đề được chúng bấu víu để thực hiện âm mưu của mình. Nhiệm vụ công tác tôn giáo là phải tăng cường tuyên truyền hướng dẫn, giúp đỡ tín đồ và chức sắc tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Đồng thời để tránh bị địch lợi dụng, tránh việc hình thành các điểm nóng tôn giáo phải tăng cường công tác vận động quần chúng Câu 19: Anh chị hiểu như thế nào về nhận xét của Mác về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội: “Tôn giáo là tiếng thở dài…. Nhân dân”. Gần đây có người nói rằng: “Mác đã từng nói tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Câu nói đó đến nay rõ ràng đã lạc hậu” Đúng là Mác nói tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Hơn nữa công thức vắn tắt đó còn được Lênin gọi là “hòn đá tảng của toàn bộ thế giới quan cahủ củ nghĩa Mác về tôn giáo”. Tuy nhiên, sẽ là không phải nếu như có thái độ thiếu nghiêm túc trong suy nghĩ cũng như trong hành dodọng neéu cố tình cắt xén câu nói đó ra khỏi văn cảnh của nó và cống tình : “giải thích” câu nói đó một cách ngây thơ có lợi cho mục đích riêng của mình. Những người vô thần trước khi có Mác thường cho rằng tôn giáo là kết quả của sự lừa bịp. Mác vạch ra nguồn gốc của tông iáo chính là xã hội, là tồn tại xã hội, là cuộc sống con người. Tôn giáo đã xuất hiện tồn tại và phát triển ngay trong điều kiện sinh sống của con người. Mác cho rằng tôn giáo được nảy sinh từ sự bất lực và sự yếu kém của con người, chính sự đè nén của các lực lượng thiên nhiên và xã hội đã làm nảy nở các quan niệm tín ngưỡng và những quan niệm này quay trở lại làm cho conngười thêm mất khả năng phâ phán bằng tư duy. Như thế Mác cho rằng tôn giáo ra đời mà một điều hợp quy luật, không có sự lừa bịp. Tôn giáo ra đời để bổ sung cho sự thiếu hụt của con người trong hiện thực. Nhưng tôn giá bú đăp sự thiếu hụt của hiện thực bằng hư ảo, tôn giáo xoa dịu nỗi đau của congười bằng liều thuốc an thần. Giống như thuốc phiện tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của sự làm nhẹ tạm thời nỗi đau khổ của con người. An ủi cho những mất mát và thiế hụt hiện thực của đời sống con gnười, sự giảm đau đó song song hai mặt , mặt tích cực và tiêu cực, bởi lẽ sau khi tạm thời xoa dịu nỗi đau kia nó cũng gây ra tác động có hại đối với con người khi tạo cho nhu cầu thường xuyên tách khỏi hiện thực xã hội tiêm nhiễn cho họ về một thế giới hư ảo tốt đẹp hơn thế giới hiện thực. Trên ý nghĩa đó, Mác coi tôn giáo hạn chế tính tích cực hiện thực của con người, cản trở người ta vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng ý chí, nghị lực và sức mạnh của chính mình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTTTHCM1035.doc
Tài liệu liên quan