Quản lý phát triển bền vững ở Việt Nam

Kết luận GDP/người và thịnh vượng quốc gia mới là cái đích cuối cùng của công cuộc phát triển đất nước và muốn thế nhất thiết phải quản lý PTBV một cách khoa học. Nhà nước (cụ thể là Chính phủ và chính quyền các địa phương) và doanh nghiệp phải thực hiện việc tổ chức PTBV theo các quy trình tiên tiến. Nhà nước phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra được những lĩnh vực mũi nhọn, những sản phẩm chủ lực, những việc làm có thu nhập cao; đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế của nhà nước; cộng đồng doanh nghiệp phải theo kịp các chuẩn mực tiên tiến của thế giới. Đánh giá kết quả, hiệu quả PTBV là việc làm cần thiết và có thể làm được đối với cả quốc gia và đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đổi mới quản lý PTBV phải đi kèm với đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý PTBV ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý phát triển bền vững ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 19, Số 2 (2020): 17-26 *Email: ngothuyquynhapd@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Tập 19, Số 2 (2020): 17-26 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY HUNG VUONG UNIVERSITY Vol. 19, No. 2 (2020): 17-26 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Ngô Thúy Quỳnh1* 1Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Ngày nhận bài: 06/4/2020; Ngày chỉnh sửa: 15/4/2020; Ngày duyệt đăng: 17/4/2020 Tóm tắt Nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây tuy đã tiến bộ hơn nhiều so với trước đây, các chỉ tiêu kinh tế có xu hướng tốt hơn, song nhiều lĩnh vực sản xuất có tình trạng thừa thiếu sản phẩm, thiệt hại do thiên tai dịch bệnh ngày càng nhiều, cạnh tranh toàn cầu khó khăn gây nên sự phát triển thiếu bền vững trên phạm vi quốc gia cũng như ở nhiều địa phương. Trong bối cảnh đó, nhận diện phát triển bền vững như thế nào và quản lý phát triển bền vững ra sao đang là vấn đề cần làm rõ. Bài báo mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề cơ bản về quản lý phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ khóa: Phát triển bền vững, quản lý phát triển bền vững, đánh giá quản lý phát triển bền vững. 1. Đặt vấn đề Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển bền vững, nhất là phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề ra nhiều giải pháp nhưng cho đến nay nền kinh tế cả nước cũng như kinh tế ở nhiều địa phương có trình trạng phát triển thiếu bền vững, gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất. Năm 2019, Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, 664 đơn vị hành chính cấp huyện, 8959 xã, có khoảng 714 nghìn doanh nghiệp và có hơn 95 triệu dân [1]. Lợi ích cục bộ, xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với địa phương, giữa các địa phương hiện hữu ở tất cả các nơi. Phát triển thiếu bền vững đang hiển hiện trên phạm vi quốc gia cũng như ở nhiều địa phương, làm giảm hiệu quả phát triển trên nhiều phương diện. Thực tế cho thấy, nếu không quản lý tốt các hoạt động phát triển thì không thể có sự phát triển bền vững. Vậy nên nhận thức ra sao, hiểu biết thế nào và đối với việc quản lý phải làm gì để Việt Nam có được sự phát triển bền vững (PTBV) cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trước tình hình như vậy, nhiều năm qua tác giả đã dành công sức, thời gian để nghiên cứu về vấn đề này và nay cho ra đời một bài báo với mong muốn trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản về quản lý PTBV ở nước ta, góp phần cung cấp thêm thông tin cho những ai quan tâm. 18 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh 2. Tiếp cận từ phương diện lý thuyết 2.1. Phát triển bền vững 2.1.1. Nhận thức và quan niệm về PTBV Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, PTBV là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau [2, 3]. Nếu theo quan niệm này thì sau vài chục năm tới sẽ hiểu thế nào là không gây phương hại cho việc thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai? Nhu cầu của con người thay đổi không ngừng. Thử quay ngược lại thời gian cách đây khoảng vài chục năm, khi người Việt Nam chưa “biết” ăn bánh mì nhưng nay thì có tới khoảng 20% người dân ăn bánh mì hàng ngày. Hoặc lúc đó người dân Việt Nam chủ yếu đi lại bằng xe đạp thì nay chủ yếu đi lại bằng xe máy, ôtô, máy bay... Vậy trong 30 - 40 năm tới, người dân Việt Nam thay đổi tập quán ăn uống, tập quán sử dụng hàng hóa thế nào và sử dụng phương tiện đi lại ra sao? Tác giả cho rằng, PTBV có thể và cần được hiểu là phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, sự gia tăng hiệu quả ổn định trong thời gian dài dựa trên nền tảng sử dụng công nghệ cao và có được sự phát triển cân đối, nhịp nhàng, hài hòa giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Tác giả bài báo này đồng tình với quan điểm của tác giả Ngô Doãn Vịnh [4] và tác giả Ngô Thúy Quỳnh [2] cho rằng, cần chú ý hai điểm: vững và bền. Khi nói đến “vững” là nói đến phát triển có sự gia tăng hiệu quả một cách tiến bộ (hiệu quả phát triển không có tình trạng trồi sụt mà gia tăng tốt). Còn khi nói đến “bền” tức là nói đến sự gia tăng hiệu quả tương đối ổn định trong thời gian dài. Nếu hiệu quả phát triển chỉ có trong thời gian ngắn hoặc có tình trạng trồi sụt thì không thể có phát triển bền vững. 2.1.2. Điểm qua yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững và quản lý phát triển bền vững Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới PTBV và quản lý PTBV nhưng tác giả xin nêu những yếu tố chính để quan sát. Đó là: (1). Bối cảnh quốc tế (đặc biệt là diễn biến của các liên minh kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chính trị và thương mại quốc tế) và biến đổi khí hậu toàn cầu; (2). Tiềm lực kinh tế của quốc gia (GDP/người, dự trữ ngoại tệ, tỷ lệ nợ công, năng lực ngân sách, cộng đồng doanh nghiệp, năng lực nghiên cứu sáng tạo), năng suất lao động, hợp tác quốc tế và độ mở kinh tế; (3). Ổn định chính trị, quan hệ chính trị và kinh tế với các quốc gia khác trên thế giới; (4). Quy mô và đặc điểm dân số, vị trí địa kinh tế và địa chính trị; và (5). Năng lực quản trị quốc gia và năng lực quản trị địa phương. Mỗi giai đoạn phát triển vị trí, vai trò của các yếu tố đối với PTBV và quản lý PTBV có thể thay đổi. 2.2. Quản lý phát triển bền vững và đánh giá quản lý phát triển bền vững Cho đến nay chưa thấy có công trình nào nghiên cứu thỏa đáng về vấn đề này. Để có được nhận thức rõ hơn về quản lý PTBV và đánh giá quản lý PTBV, tác giả xin trình bày sâu hơn một số điểm quan trọng. 2.2.1. Quản lý PTBV: Quan niệm và nội dung chủ yếu a- Quan niệm về quản lý PTBV: Quản lý phát triển là hành vi của một chủ thể xác định, hữu trách tiến hành để làm cho đối tượng quản lý có được sự phát triển có hiệu 19 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 19, Số 2 (2020): 17-26 quả hơn và bền vững hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho những người có liên quan. Trong quá trình phát triển có ba chủ thể tham gia, đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, trong đó, chủ thể Nhà nước (chính quyền trung ương và chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã) giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Theo quan điểm của tác giả Ngô Doãn Vịnh [4] cũng như quan điểm của hai học giả Daron Acemoglu và Robinson [5] thì quốc gia thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế là do thể chế kinh tế mà thể chế kinh tế do Nhà nước đề ra và tổ chức thực hiện nên suy cho cùng, Nhà nước giữ vai trò quyết định đối với sự thành bại trong phát triển kinh tế của quốc gia. Mặt khác, khi doanh nghiệp phát triển có hiệu quả và bền vững thì nền kinh tế quốc dân mới có được sự phát triển hiệu quả và bền vững và ngược lại. Ý thức và tinh thần phát triển của người dân có ý nghĩa lớn đối với việc ủng hộ chủ trương, chính sách của nhà nước và sẵn sàng, tích cực đem tri thức và vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Quản lý PTBV phải được tiến hành ở cả cấp quốc gia và cả ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp địa phương). b- Nội dung quản lý PTBV: Việc quản lý PTBV của quốc gia cũng như của địa phương có những nội dung cơ bản như: i). Đề xuất và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã một cách khoa học (Đối với quốc gia và các địa phương. Đảm bảo sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng theo ngành và theo các địa phương. Vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước xác định rõ quy mô dân số hợp lý, lĩnh vực mũi nhọn, sản phẩm chủ lực cần tập trung sức phát triển); ii). Ban hành và tổ chức thực hiện khung pháp lý, chính sách, biện pháp đảm bảo thực hiện thành công chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội theo ngành và theo địa phương; iii). Thanh tra, kiểm tra, giám sát và tổ chức đánh giá hiệu quả việc thực hiện quản lý PTBV cũng như công khai kết quả đánh giá đó. 2.2.2. Đánh giá quản lý phát triển bền vững Đây là vấn đề đang yếu ở Việt Nam. Kết quả, hiệu quả quản lý phát triển thể hiện ở kết quả, hiệu quả phát triển của nền kinh tế và của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Điều này được xem như nguyên tắc khoa học trong tư duy, hành động đối với đánh giá quản lý PTBV. Đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý PTBV phải có định lượng mà đã nói đến định lượng thì phải có chỉ tiêu cụ thể. Ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 [6]. Trong đó, đã đưa ra hệ thống 32 chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV (bao gồm: Chỉ số bền vững môi trường; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Năng suất lao động xã hội; Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung; Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP; Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng; Chỉ số giá tiêu dùng; Cán cân vãng lai; Bội chi Ngân sách nhà nước; Nợ của Chính phủ; Nợ nước ngoài; Tỷ lệ nghèo; Tỷ lệ thất nghiệp; Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo; Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini); Tỷ số giới tính khi sinh; Số sinh viên trên 10.000 dân; Số thuê bao internet trên 100 dân; Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Số người chết do tai 20 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh nạn giao thông trên 100.000 dân; Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới; Tỷ lệ che phủ rừng; Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học; Diện tích đất bị thoái hóa; Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt; Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng). Nhìn vào danh mục chỉ tiêu vừa nêu, có thể cho thấy nhận thức về PTBV chưa thật tường minh, nhận thức chưa rõ ràng; ngoài ra, quá nhiều chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững nhưng các chỉ tiêu không đồng cấp độ và có nhiều chỉ tiêu không phản ánh bản chất của PTBV. Đối với cấp quốc gia, để đánh giá quản lý PTBV tác giả cho rằng, cần đặc biệt coi trọng đánh giá chất lượng quản lý. Để đánh giá cần sử dụng các chỉ tiêu hay nhóm chỉ tiêu chủ yếu như: (1) năng suất lao động, (2) GDP/ người; (3) tỷ lệ người nghèo, (4) tỷ lệ thất nghiệp và ô nhiễm môi trường; (5) nhóm chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô: dự trữ quốc gia, nợ công, thâm hụt ngân sách, khả năng thích ứng với các biến động từ bên ngoài cũng như khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; (6) chỉ số tương quan giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế; (7) tỷ trọng lĩnh vực công nghệ cao chiếm trong nền kinh tế quốc dân, hoặc chỉ tiêu về trình độ công nghệ cao của các doanh nghiệp, (8) năng lực cạnh tranh toàn cầu, (9) tiêu tốn điện năng để tạo ra 1 đơn vị GDP... Đối với cấp tỉnh cũng cần tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý PTBV. Song các chỉ tiêu sử dụng để phân tích, đánh giá có sự khác biệt đôi chút so với khi đánh giá ở cấp quốc gia nêu trên. Theo tác giả, nên sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau: (1) năng suất lao động, (2) GDP/người, (3) tỷ lệ người nghèo, (4) tỷ lệ thất nghiệp, (5) tỷ lệ ô nhiễm môi trường so chuẩn mức; (6) chỉ số tương quan giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế, (7) tỷ trọng lĩnh vực công nghệ cao trong nền kinh tế, (8) trình độ công nghệ cao của các doanh nghiệp, (9) số dân di cư ra khỏi tỉnh hoặc nhập cư vào tỉnh, (10) năng lực cạnh tranh cấp tỉnh... Trong quá trình phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý PTBV cần so sánh các chỉ tiêu qua các năm, các giai đoạn và so sánh với chuẩn mức. Điều khó khăn là ở Việt Nam hiện nay chưa có chuẩn mức, nên có thể so sánh với mức đạt được của nước ngoài nếu có số liệu. 3. Thực trạng quản lý phát triển bền vững ở Việt Nam Vì không có số liệu của tỉnh và số lượng tỉnh ở Việt Nam là rất lớn nên tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý PTBV đối với quốc gia. Những ai quan tâm đến đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý PTBV ở cấp tỉnh có thể tham khảo. 3.1. Khái quát hệ thống quản lý phát triển ở Việt Nam Việc quản lý nhà nước đối với công cuộc phát triển ở Việt Nam đang triển khai theo ngành và theo lãnh thổ [7]. Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành có 22 Bộ, cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc 21 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 19, Số 2 (2020): 17-26 Chính phủ. Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý theo lãnh thổ có chính quyền 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (cùng với chính quyền các cấp từ huyện đến xã). Hệ thống quản lý bên cạnh nhiều tiến bộ cũng bộc lộ không ít bất cập. Luật pháp, chính sách hiện hữu tương đối đủ và từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên còn nhiều thiếu hụt, chồng chéo, chậm điều chỉnh. Quản lý và điều hành của Nhà nước có tiến bộ (theo Diễn đàn kinh tế thế giới [8], từ năm 2010 đến nay thứ bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam tăng dần và đến năm 2019 Việt Nam đứng thứ 67/141 quốc gia được xếp hạng) nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Nổi cộm là có nhiều sự chồng chéo, phân tán chức năng quản lý trong bộ máy chính phủ, chính quyền các địa phương làm kém hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý. Theo các nguồn tài liệu [1, 9], tính đến hết năm 2018, Việt Nam có khoảng 714 nghìn doanh nghiệp (trong đó có 17 nghìn doanh nghiệp FDI) và có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Số lượng doanh nghiệp của nước ta đang ít so với yêu cầu. Trong khi ở Thái Lan cứ 30 người dân có 1 doanh nghiệp thì ở Việt Nam cứ khoảng 130 người mới có 1 doanh nghiệp. Ở nước ta số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 93% trong tổng số doanh nghiệp nên sức chống chọi với các thay đổi lớn từ bên ngoài là có hạn, thậm chí có thể nói là yếu. Ngoài số doanh nghiệp đã nói ở trên Việt Nam còn có 13.171 hợp tác xã phi nông nghiệp, 5.151.948 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam có 13.400 hợp tác xã nông nghiệp, 35.500 trang trại nông nghiệp [10]. Nhìn chung, đa phần doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu (tiêu biểu như chuỗi cung ứng linh kiện cho chế tạo sản phẩm điện tử, ôtô, may, da giày, thuốc chữa bệnh) và do đó thường bị động khi có biến từ bên ngoài khó đoán định. GDP/người tính theo đô la giá hiện hành của Việt Nam chỉ bằng khoảng 4% của Singapore, 37% của Thái Lan, 24% của Malaysia [1]. Đó là những yếu tố gây khó khăn cho quản lý PTBV, đòi hỏi việc quản lý của Nhà nước cũng như của doanh nghiệp đối với sản xuất hàng hóa và xuất nhập khẩu phải được tính toán một cách khoa học, nhạy bén, thích ứng với những biến động bất lợi từ bên ngoài. Hơn nữa, lạm phát, trượt giá cũng là vấn đề quan trọng cần kiểm soát trong quá trình quản lý PTBV. 3.2. Một số đặc điểm về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý PTBV của Việt Nam a) Thuận lợi cũng có nhưng khó khăn nội tại còn tương đối nhiều. Việt Nam ngày càng có vị thế cao trên trường quốc tế. Tiềm lực kinh tế quốc gia lớn dần nhưng khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế. Ở Việt Nam, ý chí chính trị và chủ trương về PTBV đã có nhưng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về PTBV và cố gắng cải tiến năng lực quản lý PTBV. Bên cạnh việc ban hành Quyết định số 153/2004/ QĐ-TTg về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam - Nghị sự 21 (2004), Quyết định số 432/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (2012), Nhà nước từng bước hoàn thiện khung pháp luật và tiến hành đổi mới tổ chức và chức năng của bộ máy quản lý (tại các Luật Tổ chức Quốc hội, Tổ chức Chính phủ, Tổ chức Chính quyền địa phương); đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, do chưa có chế tài đối với 22 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước nên việc kiểm điểm trách nhiệm quản lý rất khó. Nền kinh tế Việt Nam còn bộc lộ không ít bất cập, chưa thể giải quyết những yếu kém nội tại. Dự trữ quốc gia chưa lớn (thậm chí có thể nói còn nhỏ, bằng khoảng trên 12% GDP, trong khi của Trung Quốc khoảng 30%, của Hàn Quốc khoảng 24,5% [11]). Độ mở kinh tế lớn nên dễ bị tổn thương do thay đổi từ bên ngoài. Năm 2018 chỉ tính giá trị xuất khẩu chia cho GDP của Việt Nam đã đạt khoảng 102% (năm 2019 ước khoảng 163%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 70 điểm % độ mở kinh tế (độ mở kinh tế của Thái Lan đạt khoảng 68%). Năm 2018 Việt Nam đã làm ăn với 230 đối tác trên thế giới (cũng năm này đã có 150 vụ việc khởi xướng điều tra bởi 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam) [12]. Năm 2018 ở Việt Nam doanh nghiệp có vốn vốn đầu tư nước ngoài tạo ra khoảng 19,4% GDP, khoảng 71% giá trị xuất khẩu, khoảng 13,1% ngân sách nhà nước và đóng góp khoảng 23,3% vốn đầu tư xã hội đã thực hiện [1, 9]. Mặt khác, sự thất thoát gây ra cho Việt Nam do các doanh nghiệp FDI sử dụng chiêu chuyển giá, trốn thuế, tổn thất do ô nhiễm môi trường là bao nhiêu thì chưa được tính toán định lượng. Do đó, vấn đề quản lý FDI càng trở nên quan trọng trong quá trình PTBV. Việt Nam có địa hình phức tạp (ba phần núi, bốn phần biển và một phần đồng bằng), số dân tương đối đông và có cơ cấu dân tộc tương đối phức tạp, mức sống dân cư đang mới ở mức trung bình thấp của thế giới. Chi phí đầu vào cho sản xuất đang còn cao và cao hơn so ở các nước trong khu vực. Cho đến nay, 12 Hiệp định về thương mại tự do và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài đang phát huy hiệu lực, có ảnh hưởng lớn (cả chiều tích cực và chiều tiêu cực) đến phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Mặt khác, năng lực đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ cũng như năng lực công nghiệp chế biến, chế tạo của người Việt Nam đang còn rất hạn chế. Bên cạnh những điểm vừa nêu trên, trong chương trình thời sự VTV 8 giờ sáng ngày 05/4/2020 cho biết ở Việt Nam hiện có khoảng 20 triệu lao động làm việc trong khu vực phi chính thức (chiếm khoảng 36% tổng lao động trong độ tuổi đang làm việc), hàng năm có vài triệu người từ vùng nông thôn kéo ra thành phố sinh sống và làm ăn. Ở 2 đô thị lớn: TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh số người sống không có hộ khẩu thường trú chiếm tới 25-30% so với dân số nội đô, mỗi năm số ô tô tăng khoảng 9-10% và số xe máy tăng với tốc độ khoảng 14-15%. Tất cả những điều vừa kể ra ở trên là những yếu tố gây khó khăn cho quản lý PTBV ở Việt Nam. b) Các yếu tố bên ngoài vừa ảnh hưởng tích cực vừa ảnh hưởng tiêu cực đến nước ta. Việc Việt Nam mở cửa sâu rộng với các nước đã đem đến những cơ hội tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khó khăn đến từ bên ngoài cũng nhiều và diễn biến khó đoán định. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ, việc khó kiểm soát các mạng xã hội, tình trạng bị hacker tấn công phá hoại quản lý phát triển và sản xuất kinh doanh; công nghệ trung bình và kém chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển là không tránh khỏi; xung đột giữa các nước lớn, biến động xã hội ở nhiều nơi trên thế giới (Brexit của Anh, chiến tranh ở nhiều khu vực tại Trung Đông và ở Châu Phi, cấm vận của Mỹ với Iran, các dòng nhập cư vào Châu Âu) đã tác động tới sự phát triển kinh tế của toàn thế giới nói chung và tới Việt Nam nói riêng. Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, xung đột giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, 23 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 19, Số 2 (2020): 17-26 giữa Hàn Quốc và Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia đã sử dụng hàng rào kỹ thuật, sử dụng chiêu chống bán phá giá gây tác động bất lợi cho doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong chương trình thời sự 19 giờ của VTV ngày 24/02/2020 về kinh tế thế giới trong bối cảnh COVID-19, chuyên gia kinh tế Trần Toàn Thắng cho biết nếu nền kinh tế Trung Quốc giảm 1% thì kinh tế Hàn Quốc giảm 3,35%, của các nước khác giảm khoảng 0,3%, của Việt Nam giảm khoảng 0,2%. Cũng theo ông Thắng, các chuyên gia kinh tế dự báo dịch COVID-19 sẽ làm nền kinh tế thế giới giảm khoảng 1%. Hay theo chương trình thời sự Đài Truyền hình Việt Nam (sáng 01/4/2020), ở nước ta do dịch COVD-19 đã có hơn 11 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, vốn FDI thu hút giảm khoảng 8%, giá trị xuất khẩu hàng dệt may giảm trên 8,9%, thủy sản giảm 11,2% so cùng kỳ năm trước. Biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng lớn đến quản lý PTBV ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê 2018 [13], thiệt hại do thiên tai tăng từ mức 5.362 tỷ đồng năm 2015 lên 15.766 tỷ đồng năm 2018. Trong 10 năm (2009-2019), Việt Nam thiệt hại do thiên tai khoảng 400 nghìn tỷ đồng (tương đương 17 tỷ USD, trung bình khoảng 1,7 tỷ USD mỗi năm) [14]. Chỉ tính riêng dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam đã làm khoảng 6 triệu con lợn bị tiêu hủy, tương ứng đổ đi khoảng 16-17 vạn tấn thịt lợn lọc [15] và gây nên tình trạng trong 3 tháng cuối năm 2019 Việt Nam thiếu khoảng 20 vạn tấn thịt lợn; giá thịt lợn tăng khoảng 30% so cùng kỳ năm 2018. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nước biển dâng 1m vào năm 2100 [14] thì khoảng 1/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 10% vùng đồng bằng sông Hồng, khoảng 7-8% ven biển miền Trung bị ngập (tức là có khoảng 10 -11 triệu người bị ảnh hưởng do nước biển dâng). 3.3. Một số đánh giá về quản lý PTBV ở Việt Nam Căn cứ vào nguyên tắc hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội phản ánh trực tiếp hiệu quả quản lý PTBV và căn cứ vào số liệu thống kê có được, tác giả xin điểm qua một số vấn đề quan trọng: a) Phân tích từ số liệu của Tổng cục thống kê [1] cho thấy, trong bối cảnh diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới Việt Nam đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điểm xuất phát đã thấp, khả năng cạnh tranh lại có hạn nên tương lai phát triển dù có những thuận lợi nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Trong giai đoạn từ 2010 đến 2018 nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt trung bình khoảng 6,2%/năm, GDP/người ngày một tăng (từ 1.333 USD năm lên 2.500 USD theo giá hiện hành); nợ công giảm từ mức hơn 69% xuống còn 56% GDP, tỷ lệ người nghèo giảm từ khoảng 14,2% năm 2010 xuống còn khoảng 6,8% năm 2018. Hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp (nếu tính theo giá sức mua tương đương, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7,3% năng suất lao động của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% của Philippines). Trong tình thế như vậy, Việt Nam khó cạnh tranh ở ngay trong khu vực ASEAN chứ chưa nói đến cạnh tranh quốc tế. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp FDI tạo ra, tức là doanh nghiệp FDI giữ vai trò lớn trong cạnh tranh quốc tế và PTBV của nước ta. 24 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh Bảng 1. Tổng hợp thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2018 Tăng bình quân năm (%) 2010-2015 2016-2018 1. Dân số 103 ng 86.974 91.709,8 94.666 1,1 1,055 2. Lao động 103 ng 49.048,5 52.840 55.354 1,5 1,49 % so dân số % 56,4 57,6 58,4 - - 3. GDP, Giá 2010 Tỷ đ 2.157.828 2.875.856 3.493.399 5,9 6,7 Trong đó: - Nông nghiệp Tỷ đ 396.578 462.536 500.567 3,15 2,95 - Công nghiệp Tỷ đ 693.351 982.411 1.242.420 7,2 7,6 - Dịch vụ Tỷ đ 693.351 1.101.236 1.354.796 9,7 8,75 GDP, Giá hiện hành Tỷ đ 2.157.828 4.192.862 5.542.332 - - Hệ số trượt giá Lần 1,0 1,46 1,59 - - 4. GDP/người Theo giá 2010 Tr. đ 24,8 31,4 36,9 4,85 5,5 Theo giá hiện hành Tr. đ 24,8 45,7 44,3 - - 5. Năng suất lao động Tr. đ Theo giá 2010 Tr. đ 43,99 54,4 63,1 4,86 5,13 Theo giá hiện hành Tr. đ 43,99 73,35 101,1 - - 6. Giá trị xuất khẩu Tỷ USD 71.2367 162.017 243.697 17,85 14,6 Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tỷ USD 39.152 114.380 173.963 Tỷ trọng so tổng số (6) % 54,9 70,6 71,4 - - 7. Chỉ số giá tiêu dùng, năm sau so năm trước % 11,75 0,63 3,54 - - 8. Nợ công, % so GDP** % 56,6 61,3 61 - - 9. Tỷ giá hối đoái (1) VNĐ/1 USD 19.490 21.246 23.270 - - 10. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam * Thứ bậc trong bảng xếp hạng 75/144 (năm 2012) [16] 68/144 (năm 2014) [16] 67/141 (năm 2019) [17] - - Nguồn: [1, 10]; * [16]; ** [17]; (1) [18] b) Quản lý và điều hành kinh tế của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương (gồm chính quyền các cấp tỉnh, huyện, xã) và của cộng đồng doanh nghiệp tuy từng bước có tiến bộ nhưng vẫn chưa tạo ra tiền để đủ mức để nền kinh tế có được sự bứt tốc và phát triển bền vững. Nhìn chung, sự phát triển của nền kinh tế chưa có được sự cân đối, hài hòa, nhịp nhàng cần thiết. Khi so sánh với các chỉ số tương quan giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp; giữa SXSP vật chất và SXSP dịch vụ; giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa dịch vụ và công nghiệp của Việt Nam với của Nhật Bản, Hàn Quốc trong giai đoạn nền kinh tế của họ có sự bứt tốc như ở Bảng 2 thì thấy các chỉ số tương quan giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế Việt Nam trong quá trình phát triển còn chưa thật tương xứng ở mức cần thiết như của hai quốc gia Đông Á đang đứng trong nhóm các nước phát triển. 25 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 19, Số 2 (2020): 17-26 Bảng 2. Chỉ số tương quan giữa các ngành, lĩnh vực trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam Chỉ số tương quan So sánh tương quan ở Việt Nam (%) Mức trung bình chỉ số tương quan của Nhật Bản, Hàn Quốc* (%)2011-2015 2011-2018 1. Giữa Nông nghiệp và Phi nông nghiệp 1: 2,21 1: 2,42 1: 3-3,5 2. Giữa SXSP vật chât và SXSP dịch vụ 1: 2,45 1: 1,78 1: 3,5-5 3. Giữa Công nghiệp và Nông nghiệp 1:2,28 1:2,57 1: 3,5-4 4. Giữa Dịch vụ và Công nghiệp 1:1,34 1:1,15 1: 2,5-3 Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê Niên giám 2010 và 2018, Tổng cục thống kê. Ghi chú: * Số liệu tính cho giai đoạn 1980-2000 (cứ lĩnh vực này tăng 1% thì lĩnh vực kia tăng bao nhiêu %); SXSP: sản xuất sản phẩm. 4. Kết luận GDP/người và thịnh vượng quốc gia mới là cái đích cuối cùng của công cuộc phát triển đất nước và muốn thế nhất thiết phải quản lý PTBV một cách khoa học. Nhà nước (cụ thể là Chính phủ và chính quyền các địa phương) và doanh nghiệp phải thực hiện việc tổ chức PTBV theo các quy trình tiên tiến. Nhà nước phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra được những lĩnh vực mũi nhọn, những sản phẩm chủ lực, những việc làm có thu nhập cao; đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế của nhà nước; cộng đồng doanh nghiệp phải theo kịp các chuẩn mực tiên tiến của thế giới. Đánh giá kết quả, hiệu quả PTBV là việc làm cần thiết và có thể làm được đối với cả quốc gia và đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đổi mới quản lý PTBV phải đi kèm với đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý PTBV ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tài liệu tham khảo [1] Tổng cục Thống kê (2018). Niên giám thống kê Việt Nam. [2] Ngô Thúy Quỳnh (2016). Phát triển bền vững nhìn từ góc độ quản lý nhà nước. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế - Học viện Hành chính Quốc gia: “Quản lý chiến lươc mục tiêu phát triển bền vững, cách tiếp cận, tư duy hệ thống hoá và điều khiển học - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Hà Nội, tháng 3/2016. [3] Thủ tướng Chính phủ (2004). Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam - Nghị sự 21. [4] Ngô Doãn Vịnh (2010). Phát triển: điều kỳ diệu và bí ẩn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. [5] Daron Acemoglu & Robinson A. (2013). Tại sao các quốc gia thất bại. Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, trang 103-109. [6] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. [7] chinhphu/bonganh [8] Diễn đàn Kinh tế thế giới (2019). Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Truy cập từ <https://tuoitre.vn/viet-nam-tang-10- bac-xep-hang-nang-luc-canh-tranh-toan- cau-20191009114319843.htm>. [9] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [10] https://thoibaonganhang.vn/den-het-nam-2018- ca-nuoc- hop-tac-xa-nong-nghiep [11] https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_quốc_ gia_theo_dự _trữ_ngoại_tệ 26 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh [12] h t tp : / /www.mofahcm.gov.vn /v i /mofa / nr091019080134 [13] https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/2017-thiet- hai-thien-tai-lon-chua-tung-co-386-nguoi- chet-420427.html [14] [15] https://vnexpress.net/thoi-su/viet-nam-da-thiet- hai-vi-dich-ta-lon-chau-phi- [16] https://baodautu.vn/nang-luc-canh-tranh-viet- nam, nam 2015 [17] viet, nam 2019 [18] https://news.zing.vn/bo-tai-chinh-no-cong- nam-2018 [19] https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/ menu/trangchu/hdk SUSTAINABLE DEVELOPMENT MANAGEMENT IN VIETNAM Ngo Thuy Quynh1 1National Academy of Public Administration, Hanoi Abstract In the past few years, Vietnam’s economy has been much better than before, economic indicators tend to be better, but many production sectors have in the condition of both product shortage and redundancy, damages due to more natural disasters, difficult global competition... causing unsustainable development on the national scale as well as in many localities. In this context, how to identify and manage sustainable development is an issue that needs clarification. The paper desires to further clarify some of the basic issues on sustainable development management in Vietnam. Keywords: Sustainable development, sustainable development management, sustainable development management assessment.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_phat_trien_ben_vung_o_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan