Quản lý và theo dõi hoạt động Ngân hàng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Trong đợt thực tập vừa rồi tại chúng em đã được tìm hiểu về các hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.Thấy được vai trò của công nghệ thông tin đối với hoạt động của ngành Ngân hàng, cũng trong các ngành kinh tế khác. Đợt thực tập này đã giúp em có thể thâm nhập vào thực tế hoạt động của Ngân hàng. Nó đã giúp cho em có được những kiến thức thực tế ban đầu đối với các công việc sau này của bản thân. Các nghiệp vụ của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, phức tạp nhưng cũng không kém phần thú vị. Chỉ riêng trong hoạt động tín dụng đã có rất nhiều nghiệp vụ. Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung vào nghiệp vụ tín dụng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, ứng dụng tin học vào thực hiện quản lý một hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đây là hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng thương mại. Cho vay chính là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất cho bất kỳ Ngân hàng thương mại nào. Trong Báo cáo thực tập này chúng em đã giới thiệu các thông tin tổng quan về cơ sở thực tập, các vấn đề chuyên môn thu thập được trong thời gian thực tập. Trình bày một cách khái quát các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Cuối cùng Báo cáo thực tập đã trình bày một cách chi tiết toàn bộ quá trình phát triển một hệ thống thông tin trong một tổ chức. Từ thu thập thông tin, phân tích thiết kế hệ thống, thiết kế Cơ sở dữ liệu và xây dựng chương trình phần mềm quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Phần mềm được thiết kế giúp cho cán bộ tín dụng có thể thực hiện được quá trình quản lý các hoạt động cho vay ( Sau khi dự án cho vay đã được thẩm định ). Các nhiệm vụ chủ yếu của phần mềm : Lưu trữ hợp đồng vay, tạo tài khoản vay, cho vay, tính lãi vay, thu lãi, thu nợ, tính dư nợ, gia hạn nợ, xác định nợ quá hạn, lập các báo cáo tín dụng các báo cáo cho vay, thực hiện các chức năng quản trị người dùng, sao lưu và phục hồi dữ liệu. Chuyên đề này đã thực hiện được mục tiêu đề ra là quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, hoạt động tín dụng của ngân hàng lại phong phú và phức tạp nên Báo cáo thực tập còn nhiều hạn chế. Đặc biệt các chức năng gia hạn nợ và tính dư nợ tương đối phức tạp yêu cầu phải chính xác nên cần phải được giải quyết một cách cẩn thận. Chúng em hy vọng rằng trong thời gian tới chúng em sẽ có điều kiện để hoàn thiện một cách tốt hơn sản phẩm này

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý và theo dõi hoạt động Ngân hàng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác đối tượng không bị nhầm lẫn, mô tả nhanh chóng các đối tượng, nhận diện các nhóm đối tượng nhanh hơn. Các phương pháp mã hoá cơ bản bao gồm : - Phương pháp mã hoá phân cấp Phương pháp mã hoá liên tiếp Phương pháp mã hoá theo xeri Phương pháp mã hoá gợi nhớ Phương pháp mã hoá ghép nối Mô hình hoá hệ thống thông tin Để có thể có được một cái nhì trực quan về hệ thống thông tin đang tồn tại cũng như hệ thống thông tin trong tương lai người ta thường tiến hành mô hình hoá hệ thống. Mô hình hoá không những giúp cho người phân tích nhìn nhận nhanh chóng hơn về hệ thống mà còn giúp cho người yêu cầu dễ dàng hình dung về hệ thống thông tin trong tổ chức của mình. Hiện nay tồn tại một số công cụ tương đối chuẩn cho việc mô tả hệ thống thông tin đó là sơ đồ luồng thông tin và sơ đồ luồng dữ liệu. ã Sơ đồ luồng thông tin IFD ( Information Flow Diagram ) dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. ã Sơ đồ luồng dữ liệu DFD ( Data Flow Diagram ) dùng để mô tả hệ thông tin trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trứ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ ngữ cảnh ( Context Diagram ) thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhì là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngỡ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu, bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0. Đây chính là mô hình tổng thể về hoạt động của hệ thống thông tin. Phân rã sơ đồ. Để mô tả hệ thống một cách chi tiết hơn người ta dùng ký thuật phân rã ( Explosion ) sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh người ta phân rã thành các sơ đồ ở các mức tiếp theo. Các xử lý được chia nhỏ hơn, cơ sở dữ liệu của hệ thống phải được thể hiện trong sơ đồ chi tiết. Nhờ kỹ thuật phân rã sơ đồ mà phân tích viên có thể chi tiết hoá các công đoạn hoạt động của hệ thống c/ Thiết kế logic Giai đoạn thiết kế logic nhằm mục tiêu xác định một cách chi tiết và chính xác cái gì mà hệ thống mới phải làm để đạt các mục tiêu đã được thiết lập từ giai đoạn phân tích chi tiết mà vẫn luôn tuân thủ những ràng buộc của môi trường. Sản phẩm của quá trình này là các sơ đồ DFD, các sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD ( Data Structure Diagram ), các sơ đồ phân tích tra cứu và các phích logic của từ điển hệ thống. Thiết kế cơ sở dữ liệu và tính toán nhu cầu bộ nhớ Thiết kế cơ sở dữ liệu xác định yêu cầu thông tin của của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Tồn tại nhiều phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu khác nhau, nhưng có 2 phương pháp được dùng phổ biến là : Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra và thiết kế cơ sở dữ liệu logic bằng phương pháp mô hình hoá. Thiết kế CSDL đi từ các thông tin ra : là phương pháp xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin ra của hệ thống. Các bước thực hiện khi thiết kế CSDL đi từ các thông tin đầu ra : Xác định các đầu ra : liệt kê tất cả các thông tin ra của hệ thống, nội dung tần suất và nơi nhận của chúng Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra của hệ thống : Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra, thực hiện chuẩn hoá mức 1 ( 1.NF ), thực hiện chuẩn hoá mức 2 ( 2.NF ), chuẩn hoá mức 3 (3.NF) , mô tả các tệp cơ sở dữ liệu Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá: Để sử dụng phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá người ta đưa ra các khái niệm : Thực thể ( Entity ). Thực thể trong mô hình logic dữ liệu được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà người ta muốn lưu trữ thông tin về chúng. Để biểu diễn một thực thể người ta sử dụng hình sau : Tên thực thể Liên kết ( Association ), một thực thể không tồn tại độc lập với các thực thể khác, mà chúng có mối liên hệ qua lại với nhau. Khái niệm liên kết hay quan hệ dùng để trình bày, thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. Để biểu diễn mối liên hệ ta dùng hình sau : Liên kết Số mức độ liên kết : Để thiết kế tốt các sự trợ giúp quản lý của hệ thống thông tin, ngoài việc biểu diễn thực thể này liên kết với thực thể khác ra sao, còn phải biết có bao nhiêu lần xuất của thực thể A tương tác với mỗi lần xuất của thực thể B và ngược lại. Có các loại liên kết của thực thể : + Liên kết Một – Một : Một lần xuất của thực thể A chỉ liên kết với 1 lần xuất của thực thể B và ngược lại. + Liên kết Một – Nhiều : Một lần xuất của thực thể A liên kết với một hay nhiều lần xuất của B, mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết với duy nhất một lần xuất của thực thể A. + Liên kết Nhiều – Nhiều : Một lần xuất của thực thể A liên kết với nhiều lần xuất của thực thể B và ngược lại. Khả năng tuỳ chọn liên kết, có những trường hợp lần xuất của A không không tham gia vào liên kết giữa thực thể A và B, trong trường hợp này gọi là liên kết tuỳ chọn, người ta dùng hình ô van nhỏ để biểu diễn thực thể liên kết. Thực thể khái quát : Khái quát hoá thực thể là tạo ra cấu trúc thứ bậc trong các thực thể, có những thực thể chung và những thực thể bộ phận Chuyển sơ đồ liên kết thực thể sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu ( DSD ). Từ sơ đồ liên kết thực thể ta phải chuyển đổi sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu. Chuyển các quan hệ Một – Một, quan hệ Một – Nhiều, quan hệ Nhiều – Nhiều, chuyển từ thực thể khái quát. Thiết kế xử lý logic và tính khối lượng xử lý Các sơ đồ logic của xử lý xhỉ làm rõ những quan hệ có tính chất ngữ nghĩa của các dữ liệu mà không quan tâm tới những yếu tố mang tính tổ chức. Thiết kế xử lý logic được thực hiện thông qua phân tích tra cứu và phân tích cập nhật. Phân tích tra cứu : Phân tích tra cứu là tìm hiểu xem, bằng cách nào có thể có được những thông tin đầu ra từ các tệp đã được thiết kế trong phần thiết kế CSDL. Phân tích cập nhật : Thông tin trong cơ sở dữ liệu phải thường xuyên được cập nhật đảm bảo CSDL phản ánh được tình trạng mới nhất của các đối tượng mà nó quản lý. Phân tích cập nhật phải thông qua các bước sau : Lập bảng sự kiện – cập nhật, xác định các cách thức hợp lý hoá dữ liệu cập nhật. Tính toán khối lượng xử lý tra cứu và cập nhật : một xử lý trên sơ đồ con logic được phân rã thành các thao tác xử lý cơ sở hay xử lý cập nhật. Để tính toán khối lượng hoạt động của các thao tác xử lý cơ sở đó về theo khối lượng xử lý của một thao tác được lựa chọn làm đơn vị. d/ Thiết kế vật lý ngoài Thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết các phương án của giải pháp đã được lựa chọn. Thiết kế chi tiết vào/ra : Thiết kế khuôn dạng trình bày của các đầu ra và thể thức nhập tin cho người dùng. Các bước thực hiện : + Thiết kế vật lý các đầu ra : Lựa chọn vật mang tin, bố trí thông tin trên vật mang, thiết kế trang in ra, thiết kế ra trên màn hình + Thiết kế vào : Lựa chọn phương tiện nhập Thiết kế cách thức giao tác với phần tin học hoá . Đây chính là công việc thiết kế giao tác giữa người và máy, nếu việc thiết kế này kém có thể dẫn đến việc hạn chế nhiều tới việc sở dụng của hệ thống. + Giao tác bằng tập hợp lệnh + Giao tác bằng các phím trên bàn phím + Giao tác qua thực đơn ( Menu ) + Giao tác thông qua các biểu tượng. e/ Triển khai hệ thống thông tin Thiết kế vật lý trong Thiết kế vật lý trong nhằm mục đích đảm bảo độ chính xác của thông tin và làm hệ thống mềm dẻo, ít chi phí. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong. Thiết kế cơ sở dữ liệu trong nhằm mục đích tìm cách tiếp cận với dữ liệu nhanh và hiệu quả. Có 2 phương thức quan trọng để đạt được mục đích trên là chỉ số hoá các tệp và thêm dữ liệu hỗ trợ các tệp Thiết kế vật lý trong các xử lý. Để thực hiện tốt các các thiết kế xử lý cho phép viết tốt các chương trình sau này IBM đã đưa ra phương pháp IPT-HIPO ( Improved Programming Technoloies Hierachical Input Proces Output ) kỹ thuật phát triển chương trình phân cấp theo Vào – Xử lý – Ra. Khi thiết kế chương trình ta cần phải chú ý tới các khái niệm sau : + Sự kiện ( Evenement ) là một việc thực khi đến nó làm khởi sinh việc thực hiện một hoặc nhiều xử lý nào đó. + Công việc ( Operation ) Là dãy xử lý có chung sự kiện khởi sinh + Tiến trình ( Process ) là dãy các công việc mà các xử lý bên trong của nó nằm trong cùng một lĩnh vực nghiệp vụ. + Pha xử lý. Là tập hợp các nhiệm vụ có tính đến các yếu tố tổ chức và thực hiện chúng. Ta có thể phân bổ các xử lý như sau : Xử lý Công việc 1 Công việc 2 Công việc 3 Tiến trình 1 Tiến trình 2 Tiến trình 3 Pha 1 Pha 2 Pha 3 + Module xử lý. Là một xử lý cập nhật hoặc tra cứu bên trong của xử lý. Trong khi xây dựng chương trình người ta thường xác định các module xử lý, sau đó phân nhỏ các môdule đó ra để tiện cho việc xử lý, dễ dàng kiểm tra, có thể dùng chung trong các xử lý. Quá trình như vậy được gọi là quá trình phân cấp các module. Cần phải dùng sơ đồ phân cấp để nối các module để tạo thành một hệ thống nhất. Trong quá trình thiết kế chương trình người ta có thể thực hiện bằng các phương pháp : ã Thiết kế từ dưới lên ( Botton Top Design ), là phương pháp thiết kế từng module nhỏ sau đó tích hợp chúng lại thành các module lớn hơn và cuối cùng là tích hợp các module lớn hơn đó thành chương trình. ã Thiết kế từ trên xuống ( Top Down Design ). Đây là phương pháp thiết kế mà đẩu tiên người ta thiết kế hệ thống các chức năng sau đó đi vào thiết kế từng chức năng nhỏ một Lập trình. Sau khi đã thiết kế vật lý trong xong công việc tiếp theo cần tiến hành là lập trình, để xây dựng chương trình máy tính. Đây là công việc dành cho các lập trình viên. Họ phải xây dựng hoàn chỉnh một phần mềm máy tính cho hệ thống thông tin. Phẩn mềm này phải đảm bảo rằng các chương trình phải phủ hợp hoàn toàn với các đặc tả thiết kế. Lập trình viên sẽ lập trình từng module theo như thiết kế của phân tích viên. Công việc lập trình cũng có thể tuân theo quy tắc lập trình từ trên xuống hay từ dưới lên tuỳ theo thiết kế của phân tích viên. Thực tế của công đoạn lập trình chính là chuyển đổi các thiết kế vật lý của phân tích viên hệ thống thành các chương trình phần mềm máy tính. Thử nghiệm chương trình. Sau khi chương trình đã được các lập trình viên hoàn thành, nó cần phải được thử nghiệm nhằm kiểm tra xem nó có đạt được các yêu cầu mà hệ thống đưa ra hay không, phát hiện các lỗi trong quá trình vận hành để tìm cách khắc phục. Ngoài ra trong quá trình phát triển hệ thống thông tin, người ta còn tiến hành các công đoạn nữa như : cài đặt và vận hành, đào tạo sử dụng, bảo trì… II- Yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng Ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của nền kinh tế, nó bao gồm các công việc liên quan đến tài chính tiền tệ. Vai trò của Ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân là vô cùng quan trọng. Có người còn ví nó là mạch máu của nền kinh tế, giống như mạch máu trong cơ thể chúng ta. Nếu một quốc gia có hệ thống Ngân hàng vững mạnh thì quốc gia đó sẽ có nền kinh tế phát triển và ngược lại. Tuy nhiên hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng lại mang tính rủi ro rất cao, hậu quả của nó tác động rất lớn đến nề kinh tế. Nhu cầu áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào ngành Ngân hàng là rất lớn, nhằm giúp cho hệ thống Ngân hàng có thể hoạt động một cách hiệu quả. 1. Công nghệ thông tin đối với hoạt động Ngân hàng Các hoạt động của Ngân hàng rất phong phú, phức tạp, yếu cầu độ chính xác rất cao mà khả năng làm được việc này của con người rất hạn chế, ngoài ra còn có các hoạt động con người không thể thực hiện được mà phải cần đền các công nghệ hiện đại. Xác định đúng được vai trò quan trọng của Ngân hàng đối với nền kinh tế, ngành Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Có thể nói hiện nay ngành Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại. Ngày nay các hệ thống ngân hàng hiện đại đều được nối mạng quốc tế, thông qua hệ thống này mà các ngân hàng có thể thực hịên việc thanh toán quốc tế. Mạng thanh toán quốc tế SWIFT là một điển hình của sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Thông qua mạng này, các ngân hàng có thể thực hiện các cuộc thanh toán quốc tế mà không dùng tiền mặt. Nhờ có sự phát triển của công nghệ mà nhiều hoạt động thủ công của ngân hàng đã được thay thế bằng máy tính. Các dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú, đặc biệt là hoạt động ngân hàng thông qua mạng ngày càng phát triển do vậy công nghệ thông tin dành cho nó cũng phải phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành này. 2. Tình trạng ứng dụng tin học đối với hoạt động tin học ở Việt Nam Cùng với đà phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm sau đổi mới, ngành ngân hàng của Việt Nam đã có những bước tiến to lớn trong việc huy động và cung cấp vốn cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Đây là một trong những ngành đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh Một trong những nội dung qua trọng của đổi mới đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay là cải tiến, đầu tư, ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công Ngân công nghệ vào hoạt động Ngân hàng nhằm cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng. Đây cũng là một yêu cầu thiết yếu cho hoạt động Ngân hàng ở Việt Nam trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về Ngân hàng. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn đang hoạt động truyền thống là chính, tức là các nghiệp vụ cho vay, nhận gửi, thanh toán chiếm trên 60% doanh số hoạt động, các hoạt động dịch vụ Ngân hàng còn khiêm tốn, trong khi các nước tiên tiến thì các hoạt động dịch vụ chiếm doanh số ngày càng tăng. Lý do là việc trang bị kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin của các Ngân hàng Việt Nam còn yếu. Các nhà lãnh đạo Ngân hàng của Việt Nam cũng đã có chiến lược cho phát triển công nghệ thông tin để hiện đại hoá và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ nhằm cung cấp tốt hơn các tiện ích Ngân hàng cho khách hàng. Một trong những việc làm mang tính chất tích cực trong công tác đổi mới công nghệ của các Ngân hàng Việt Nam là việc hợp tác với công ty Getronics. Đây là nhà cung cấp các hệ thống tự động hoá Ngân hàng cho nhiều các tổ chức tài chính khác nhau trong vòng 40 năm qua, là công ty đầu tiên lắp đặt hệ thống kế toán trực tuyến năm 1964, công ty đầu tiên lắp đặt hệ thống máy chủ khách hàng năm 1974, công ty đầu tiên giới thiệu chương trình Nhật ký điện tử năm 1978, công ty đầu tiên gới thiệu hệ thống Ngân hàng bán lẻ trên nền WINDOW NT năm 1994. Việc hợp tác với công ty đánh dấu một bước tiến quan trọng của ngành sang một giai đoạn mới của tự động hoá các dịch vụ. Cơ sở dữ liệu được tập trung, hệ thống Ngân hàng tin học hoá đa dạng hoạt động với một tốc độ vượt trội và khả năng tích hợp kinh doanh những tính năng tin học hiện đại mới như giao diện với hệ thống nhận diện chữ ký, máy rút tiền tự động, hệ thống giao dịch từ xa, Ngân hàng qua mạng, điểm bán lẻ, Ngân hàng qua mạng diện thoại… Lao động thủ công trong những năm 80 tại các ngân hàng ở Việt Nam đã dần được thay thế bằng hệ thống máy tính. Nhiều hoạt động như huy động, trả tiền gửi cho khách hàng, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, các dịch vụ ngân hàng cũng được hiện đại hoá từng bước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực ngân hàng đã giúp cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam bắt đầu hoà nhập với nền ngân hàng thế giới. Ngành Ngân hàng của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có rất chú trọng đến công tác hiện đại hoá hoạt động của mình. Mỗi Ngân hàng đều được nối mạng nội bộ, điều này giúp cho các ngân hàng có thể vận hành một cách đồng bộ, thống nhất. Theo số liệu thống kê ở nước ta cho thấy tỷ lệ máy tính trên cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng gần như cao nhất so với các ngành khác trong cả nước, hệ thống mạng máy tính của các ngân hàng cũng được là một trong những hệ thống được tổ chức chặt chẽ nhất. Điều này cho thấy được vai trò vô cùng quan trọng của tin học đối với ngành ngân hàng. Hiện nay tại các Ngân hàng tại Việt Nam đang tích cực đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động Ngân hàng và theo kịp được các Ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới. Các hệ thống mạng máy tính ngày càng được hoàn thiện hơn, hiệu quả hoạt động cao hơn. Nhiều phần mềm phục vụ cho các hoạt động thanh toán, chi trả, huy động vốn, dịch vụ ngân hàng, kế toán ngân hàng… đã được nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra chúng ta còn nhập một số phần mềm tiên tiến phục vụ cho ngân hàng của các nước có nền ngân hàng phát triển. Xu hướng chung của ngành ngân hàng thế giới là thanh toán không dùng tiền mặt mà thực hiện thanh toán điện tử nhằm tăng tốc độ thanh toán và mức độ an toàn. Các hoạt động thanh toán náy được thực hiện nhờ hệ thống máy móc hiện đại, chính xác. Các ngân hàng của Việt Nam cũng đang tích cực đầu tư đổi mới công nghệ để có thể theo kịp với xu hướng này. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến các ngân hàng : ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng Công Thương Trong hoạt động tín dụng, nhất là hoạt động cho vay, việc ứng dụng công nghệ tin học là một nhu cầu tất yếu đối với mỗi ngân hàng. Việc quản lý khách hàng, quản lý tiền vay, quản lý lãi vay, tính toán lãi vay, thu hồi vốn vay, lãi vay, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu … là những công việc yêu cầu phải tin học hoá một cách mạnh mẽ. Đây cũng là vấn đề mà ngành ngân hàng đang rất quan tâm. Tuy những năm gần đây nền công nghệ ngân hàng của Việt Nam có những bước tiến mang tính chất cách mạng nhưng chúng ta vẫn còn lạc hậu so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Việc hoà nhập với hệ thống ngân hàng của thế giới còn hạn chế, gây không ít khó khăn cho việc hội nhập kinh tế của nước ta Trong thời gian tới nền ngân hàng của nước ta sẽ tiếp tục phát triển đáp cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế đòi hỏi các ngân hàng phải nối mạng với các trung tâm tiền tệ quốc tế. Công nghệ ngân hàng cho phép các ngân hàng vươn ra xa ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với các ngân hàng khác để thực hiện các hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ quốc tế. Chương 3. Phân tích thiết kế hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội I- Phân tích yêu cầu 1. Phân tích yêu cầu của bài toán Tín dụng là hoạt động chủ yếu của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào, nó cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho các Ngân hàng. Tuy nhiên đây lại là hoạt động có tính rủi ro cao nhất đối với các Ngân hàng. Việc quản lý, theo dõi hoạt động cho vay có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay được tiến hành theo một trình tự nhất định gọi là quy trình cho vay. Quy trình này được bắt đầu bằng công đoạn thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn cho đến khi hoàn thành việc thu nợ. Báo cáo thực tập này chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau khi đã thẩm định xong tính khả thi của dự án và hợp đồng đã được ký với khách hàng, đó là quy trình cho vay. ở đây quy trình cho vay thực hiện đến khi giao tiền cho khách hàng và thu nợ, thu lãi được giả định không tính đến các nghiệp vụ kế toán và các nghiệp vụ này tách riêng so với các nghiệp vụ tín dụng. Các nghiệp vụ kế toán của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có phần mềm chuyên dụng thực hiện Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng phải lập hồ sơ xin vay vốn gửi đến Ngân hàng. Tại Ngân hàng Cán bộ Tín dụng tiến hành thẩm định đối với hồ sơ đó. Nếu phương án cho vay có tính khả thi Ngân hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng cho vay với khách hàng. Sau khi đã ký hợp đồng cho vay với khách hàng, cán bộ tín dụng phải thực hiện các công việc như : duyệt hợp đồng, cho vay, tính lãi vay, tính dư nợ, thu hồi nợ, gia hạn nợ, tính nợ quá hạn. Công việc đầu tiên mà Cán bộ Tín dụng phải thực hiện là duyệt hợp đồng. Mỗi hợp đồng vay sau khi duyệt phải được lưu trữ lại để theo dõi. Trong các hợp đồng lớn ( có số tiền vay lớn ), thường được chia thành nhiều tài khoản khác nhau, mỗi tài khoản có thể cho vay theo thời gian khác nhau nhưng phải nằm trong thời hạn của hợp đồng. Mỗi tài khoản vay gồm một khoản tiền nhất định, tổng số tiền vay của tất cả các tài khoản của một hợp đồng chính bằng số tiền ghi trên hợp đồng. Chẳng hạn một hợp đồng cho vay trị giá 5 tỷ đồng, thời hạn vay là 2 năm, được chia làm 3 tài khoản, một tài khoản trị giá 1 tỷ đồng và hai tài khoản trị giá 2 tỷ đồng. Khách hàng có thể vay theo từng tài khoản khác nhau vào những thời gian khác nhau, tuy nhiên thời gian vay và trả nợ phải hoàn thành trong thời hạn là hai năm. Cán bộ Tín dụng tiến hành cho vay theo từng tài khoản, mỗi tài khoản phải ghi rõ ngày cho vay và ngày bắt đầu tính lãi. Khách hàng sẽ chuyển tài khoản đó xuống phòng kế toán và nhận tiền. Để tính toán lãi vay cần phải xác định theo từng tài khoản bởi vì thời gian cho vay của các tài khoản là khác nhau. Cho nên khi tính toán lãi vay ta cần phải tính hàng tháng cho mỗi tài khoản. Mỗi tài khoản trong một tháng sẽ sinh ra một khoản lãi khác nhau, khách hàng sẽ trả lãi theo từng tài khoản này. Tại VietComBank lãi suất được quy định chung cho từng loại: đối với tiền VND hay ngoại tệ thì có các mức lãi suất khác nhau, đối với vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn lại có những mức lãi riêng. Để tính được lãi suất trong từng tháng đối với từng hợp đồng thì người ta chuyển lãi suất đó sang lãi suất theo ngày rồi mới tính toán. Thông thường mức lãi suất được quy định khi cho vay như sau : Đối với VND thì ghi lãi suất theo năm còn ngoại tệ thì ghi lãi theo tháng cho nên lãi suất theo ngày sẽ là : Lãi suất ngày = lãi suất năm/365 Lãi suất ngày = lãi suất tháng/30 Trên mỗi hợp đồng có ghi lãi suất chiết khấu đó là mức lãi suất mà khách hàng được hưởng. Do vậy lãi suất thực tế bằng lãi suất quy định trừ đi lãi suất chiết khấu : LS thực tính = LS quy định – LS chiết khấu: Công việc tiếp theo của quá trình là thu nợ và thu lãi. Đến kỳ thanh toán lãi khách hàng phải thanh toán số tiền lãi của hợp đồng tính đến thời điểm đó. Nếu có nhiều tài khoản thì khách hàng phải thanh toán cho từng tài khoản. Tần suất trả nợ và trả lãi của khách hàng được ghi trên hợp đồng. Đến ngày phải trả ( ngày đáo hạn ) khách hàng sẽ trả tiền cho Ngân hàng số tiền này sẽ được trừ vào số dư nợ của khách hàng tính đến thời điểm đó, thông thường khách hàng trả nợ cho Ngân hàng nhiều lần, mỗi lần phải trả một lượng tiền nào đó. Hàng tháng phải tính dư nợ cho từng khách hàng và lập các báo cáo dư nợ để theo dõi tình hình dư nợ của khách hàng và trình lên Giám đốc. Việc tính dư nợ được tính như sau : Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ Đối với khách hàng do một lý do nào đó chưa trả nợ đúng thời hạn được thì trình hồ sơ xin gia hạn nợ, cán bộ tín dụng xem xét hồ sơ và quyết định gia hạn nợ thêm một khoảng thời gian nhất định. Mức lãi suất của các khoản nợ được gia hạn vẫn giữ nguyên như ban đầu, chỉ có thời gian trả nợ được cộng thêm vào do vậy hợp đồng sẽ thời hạn mới. Cuối mỗi tháng phải xác định các khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý. Đây là các khoản nợ đã đến hạn nhưng khách hàng vẫn chưa trả mà cũng không gia thêm hạn. Đối với bài toán này yêu cầu là phải thực hiện được các hoạt động tín dụng cho vay, quản lý và theo dõi tình hình vay, trả nợ, dư nợ, cũng nư việc gia hạn nợ của khách hàng. 2. Các yêu cầu của phần mềm Để nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cần phải dựng được một phần mềm có các chức năng thực hiện các công việc như sau : ã Sau khi có hợp đồng cho vay ký với khách hàng, nó cho phép ta cập nhật và lưu trữ hợp đồng vay. ã Tạo ra các tài khoản vay ( trong mỗi hợp đồng có thể có nhiều tài khoản vay, các tài khoản này được giải ngân vào thời gian khác nhau ), tiến hành cho vay theo từng tài khoản. Các tài khoản vay được tạo ra theo nguyên tắc sau : Số tài khoản có độ dài là 13 chữ số, 3 số đầu tiên ghi tên mã số chi nhánh. Số tiếp theo nếu vay ngắn hạn thì ghi số 7, vay dài hạn và trung hạn thì ghi số 8. Hai số tiếp theo ghi mã số ( bằng số ) của đồng tiền. 7 số sau là các số ta tự nhập vào. Ví dụ : - Vay ngắn hạn TK1 002 7 00 00121851 TK2 002 7 37 00003451 Trong đó 002 là mã số chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, 7 là cho vay ngắn hạn, 00 mã VND còn 37 là mã USD, các chữ số sau cùng là do ta nhập vào. Vay trung và dài hạn TK1 002 8 00 00123442 TK2 002 8 37 00012342 Cũng tương tự như hai tài khoản phía trên, hai tài khoản này chỉ khác ở chữ số 8 vì cho vay là trung và dài hạn. ã Tiến hành tính lãi vay đối với các khoản vay của khách hàng ã Thu nợ và thu lãi ã Tính dư nợ ã Gia hạn nợ đối với những khách hàng có yêu cầu đã được chấp thuận ã Xác định các khoản nợ quá hạn ã Lập các báo cáo : Báo cáo tín dụng theo tháng, theo năm, báo cáo tín dụng theo thành phần kinh tế, theo cơ cấu cho vay, theo thời hạn vay, báo cáo nợ quá hạn ã Vì hệ thống được ứng dụng trong môi trường nhiều người dùng mà hoạt động của ngân hàng luôn phải đảm bảo an toàn và bí mật cao nên cần phải thực hiện quản trị đối với người dùng. ã Để đảm bảo an toàn dữ liệu của ngân hàng, phần mềm cho phép Backup dữ liệu ra các ứng dụng khác để lưu trữ và Input dữ liệu từ ứng dụng khác vào khi cần thiết. Phần mềm giúp cho cán bộ tín dụng có thể theo dõi tình hình vay nợ , trả nợ, dư nợ của từng khách hàng Các mẫu báo cáo tín dụng được sử dụng : Báo cáo tình hình cho vay: Cho vay VND và Ngoại tệ là giống nhau, chỉ khác ở đơn vị tính Mẫu 1. Báo cáo tình hình cho vay Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Chi nhánh : Hà Nội Báo cáo tình hình cho vay vnd ( Tháng 10 năm 2002 ) Đơn vị : triệu đồng STT Mã CIF Khách hàng Số hợp đồng Số tiền vay 001 0000084 Xí nghiệp kim Hà Nội 0145/NHNT.HN 2.345 002 0001420 Công ty giày da Hà Nội HALEXIN HN 0102/nhnt.hn 1.750 003 0002314 Công ty thiết bị MACHINCO – 1 1121/nhnt.hn 350 004 0020215 Công ty Lâm Đặc Sản 0132/nhnt.hn 700 Ngày / / Người lập: Kiểm soát Người duyệt Mẫu 2. Báo cáo cho vay, thu nợ , dư nợ theo thành phần kinh tế Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Chi nhánh : Hà Nội Doanh số cho vay và thu nợ, dư nợ theo thành phần KT Năm 2002 Đơn vị : Triệu đồng Thành phần kinh tế Cho vay ngắn hạn Chovay trung và dài hạn Cho vay Thu nợ Dư nợ Cho vay Thu nợ Dư nợ A/ Cho vay VND 01/ Nông nghiệp và Lân nghiệp 02/ Thuỷ sản 03/ Công nghiệp và khai thác mỏ 04/ Công nghiệp chế biến ….. B/ Cho vay ngoại tệ quy VND 01/ Nông nghiệp và Lân nghiệp 02/ Thuỷ sản 03/ Công nghiệp và khai thác mỏ 04/ Công nghiệp chế biến ….. Tổng cộng Ngày : / / Người lập Kiểm soát Người duyệt ii- phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng của ngân hàng 1. Phân tích, thiết kế chi tiết 1.1 Quá trình thu thập thông tin Việc thu thập thông tin được tiến hành tại phòng tin học và phòng tín dụng của ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong quá trình thực hiện bao gồm : phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu. Kết quả của quá trình này là các sơ đồ mô hình hoá hệ thống thông tin của hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Những người được phỏng vấn là các cán bộ của phòng tín dụng và phòng tin học Các tài liệu được sử dụng là : Các quy trình nghiệp vụ sử dụng tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội, các báo cáo tín dụng của ngân hàng các năm 1999, 2000, 2001, 2002, trên trang WEB của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, các bài báo và tạp chí. 1.2 Sơ đồ luồng thông tin Các ký pháp được sử dụng để biểu diễn sơ đồ luồng thông tin Thủ công Giao tác người – máy Tin học hoá hoàn toàn Kho lưu trữ dữ liệu Tài liệu Thủ công Tin học hoá Dòng thông tin Điều khiển Luồng thông tin của quá trình cập nhật hợp đồng và tạo tài khoản vay cho khách hàng. Thời điểm Ngân hàng Cán bộ tín dụng Khách hàng Tạo tài khoản Tài khoản vay Hợp đồng Duyệt Hợp đồng đã duyệt Cập nhật HĐ Hợp đồng Tài khoản Hợp đồng đã nhập Tài khoản vay Hợp đồng được duyệt Sau khi thẩm định dư án và ký kết hợp đồng Sau khi duyệt hợp đồng Sau khi tạo được tài khoản vay Sơ đồ luồng thông tin của quá trình cho vay Thời điểm Ngân hàng Cán bộ tín dụng Khách hàng Tài khoản vay Cho vay Tính lãi vay Tiền vay Tiền vay Tiền lãi Tiền lãi Giấy yêu cầu thu lãi Giấy yêu cầu thu lãi Lập báo cáo cho vay Báo cáo cho vay Đã có tài khoản vay Sau khi cho vay Sơ đồ IFD của quá trình thu lãi, thu nợ : Thời điểm Khách hàng Cán bộ Tín dụng Ngân hàng Lãi vay phải trả Thu lãi Thu tiền gốc Tiền lãi Phiếu thanh toán Tính dư nợ Báo cáo dư nợ In phiếu thanh toán Tiền trả gốc Tiền gốc phải trả Dư nợ Lập báo cáo dư nợ Đến hạn trả lãi Đến hạn trả gốc Cuối mỗi tháng Sơ đồ IFD của quá trình ra hạn nợ : Thời điểm Khách hàng Cán bộ tín dụng Ngân hàng Yêu cầu gia hạn nợ Duyệt yêu cầu Yêu cầu được duyệt Tiến hành gia hạn nợ Khoản nợ được gia hạn Nợ được ra hạn Lập báo cáo gia hạn nợ Yêu cầu được duyệt Báo cáo gia hạn nợ Khi có khách hàng yêu cầu gia hạn nợ Sau khi được ra hạn nợ Sơ đồ IFD của quá trình xác định các khoản nợ quá hạn Thời điểm Khách hàng Cán bộ tín dụng Ngân hàng Các khoản nợ Xác định nợ đến hạn chưa trả Nợ đến hạn chưa trả Cập nhật các khoản nợ này Nợ quá hạn Nợ quá hạn Lập báo cáo nợ quá hạn Báo cáo nợ quá hạn áp dụng lãi suất quá hạn Khoản nợ mới Khi xuất hiện các khoản nợ đã hết hạn trả mà vẫn chưa được thanh toán Nợ quá hạn đã được xác định Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống : Cán bộ tín dụng Khách hàng Giám đốc Nhân viên kế toán Quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng Các yêu cầu Cho vay Thông tin phản hồi Sơ đồ khung cảnh của hệ thống hay sơ đồ mức 0 : Hợp đồng Báo cáo tín dụng Các thông tin, Các yêu cầu … Các khoản trả Các yêu cầu Các khoản vay Trong sơ đồ nàymặc dù có đề cập đến hoạt động kế toán tuy nhiên hệ thống chỉ coi nhân viên kế toán là đối tượng chịu tác động của hệ thống thông tin trên. Các hoạt động kế không được sử trong quá trình quản lý các hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng. Trong sơ đồ trên, ta đã lờ đi các cơ sở dữ liệu của hệ thống. Trên đây là sơ đồ DFD ở mức 0, từ sơ đồ khung cảnh của hệ thống như vậy ta lại phải phân rã nó ra thành sơ đồ ở mức thấp hơn đó là sơ đồ mức 1. Sơ đồ DFD đã được phân rã ở mức 1. Hợp đồng đã duyệt Tiền sau khi cho vay Khách hàng Cán bộ tín dụng 1.0 Duyệt hợp đồng 2.0 Tạo tài khoản vay 3.0 Cho vay 4.0 Tính lãi vay 5.0 Thu lãi và thu nợ 6.0 Tính dư nợ, nợ quá hạn, gia hạn nợ 7.0 Lập các báo cáo TD Giám đốc Các khoản sau khi thu Lãi vay Các khoản nợ đã tính D1 : Cán bộ TD Hợp đồng D2 : Hợp đồng D3 : Tài khoản vay Tài khoản D4 : Cơ cấu vay đã tạo D5 : Dư nợ Tiền vay D6 : Nợ quá hạn Tiền nợ và tiền lã đã thu Các báo cáo Tại xử lý thứ 6 của quá trình ta có thể phân rã tiếp ra như sau: Cán bộ tín dụng 6.1 Tính dư nợ 6.2 Gia hạn nợ 6.3 Tính nợ quá hạn Nợ và lãi đã thu Dư nợ đã tính Dư nợ Cán bộ tín dụng Dư nợ Nợ được ra hạn Nợ quá hạn Nợ quá hạn 2. Thiết kế logic 2.1. Thiết kế CSDL logic từ các thông tin đầu ra Các thông tin thu thập được từ các đầu ra : ã Các thông tin về khách hàng Các thông tin này được thu thập từ các báo cáo tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, chúng bao gồm các thông tin sau Mã Cif ( Customers Information File ) Mã số tín dụng ( Mỗi khách hàng đều có một mã số tín dụng ) Tên khách hàng Mã ngành kinh tế ( R ) Tên ngành kinh tế ( R ) Lĩnh vực hoạt động Địa chỉ khách hàng Điện thoại giao dịch Số Fax Loại khách hàng ( Khách hàng truyền thống hay không truyền thống ) Mã loại hình doanh nghiệp ( R ) Loại hình doanh nghiệp ( R ) Số tài khoản Nơi mở tài khoản Trong các thuộc tính về doanh nghiệp ở trên ta có các thuộc tính được đánh dấu ( R ) là các thuộc tính lặp, không có các thuộc tính thứ sinh. Tiến hành chuẩn hoá ta thu được các tệp với các thuộc tính như sau Tệp KHACHHANG Tệp NGANHKT ( ngành kinh tế ) Mã CIF Mã số tín dụng Tên khách hàng Địa chỉ khách hàng Điện thoại Fax Lĩnh vực hoạt động Loại khách hàng Mã ngành kinh tế Mã loại doanh nghiệp Số tài khoản Nơi mở TK Mã ngành kinh tế Tên ngành kinh tế Diễn giải Mã Loại doanh nghiệp Loại doanh nghiệp Tệp LOAIDN ( Loại doanh nghiệp ) ã Các thông tin về hợp đồng cho vay, tài khoản vay, và hoạt động cho vay Thông tin thu thập được từ các hợp đồng cho vay, tài khoản vay, việc cho vay, thu lãi, thu nợ được liệt kê dưới đây : Số chi nhánh ( R ) Tên chi nhánh ( R ) Số hợp đồng Ngày hợp đồng Mã Cif ( R ) Số tiền vay Loại tiền vay ( Vay VND hay ngoại tệ ) Mã ngoại tệ ( R ) Tên ngoại tệ ( R ) Thời hạn vay Ngày bắt đầu ( ngày có hiệu lực của hợp đồng) Ngày kết thúc ( S ) Lãi suất quá hạn ( Phải ghi rõ lãi suất quá hạn, để làm cơ sở để hạn chế nợ quá hạn. Lãi suất chiết khấu ( Đây là mức lãi suất mà khách hàng được hưởng ) Mã mục đích ( Puspose code ) ( R ) Mục đích vay ( R ) Loại sản phẩm Mã cơ cấu vay ( R ) Cơ cấu cho vay ( R ) Tần số trả gốc Tần số trả lãi Chi phí ( Mức phí tín dụng mà khách hàng phải chịu ) Tình trạng hồ sơ ( Tình trạng của hồ sơ xin vay vốn ) Tài sản thế chấp Ngày duyệt Người duyệt Ngày cập nhật Mã cán bộ tín dụng ( R ) Tên cán bộ tín dụng ( R ) Số tài khoản ( R ) Ngày tài khoản ( R ) Ngày tính lãi đầu tiên ( R ) Số tiền của tài khoản ( R ) Ngày thu nợ ( R ) Ngày thu lãi ( R ) Số tiền thu lãi ( R ) Số tiền thu nợ ( R ) Tên tài sản thế chấp ( R ) Loại tài sản ( R ) Đơn vị tính ( R ) Giá trị tính ( R ) Tổng giá trị tài sản thế chấp ( S ) Tính bằng ( VND hoặc ngoại tệ ) Ta thấy các thông tin thu được có các thuộc tính lặp được đánh dấu ( R ), riêng ngày hết hạn và tổng giá trị tài sản thế chấp là thuộc tính thứ sinh. Bây giờ tiến hành chuẩn hoá các bước ta thu được các tệp : Tệp HOPDONG Tệp MUCDICH Mã mục đích Mục đích vay Diễn giải Tình trạng hồ sơ Chi phí Mã mục đích Mã cơ cấu Mã cán bộ TD Tài sản thế chấp Số hợp đồng Số chi nhánh Ngày hợp đồng Mã CIF Số tiền vay Loại tiền vay Thời hạn vay Ngày bắt đầu Lãi suất chiết khấu Lãi suất quá hạn Loại sản phẩm Tần số trả gốc Tần số trả lãi Ngày cập nhật Ngày duyệt Người duyệt Tệp COCAU Mã cơ cấu Cơ cấu vay Diễn giải Tệp CHINHANH Số chi nhánh Tên chi nhánh Địa chỉ Điện thoại Fax Số tài khoản Tại ngân hàng Tệp TIENTE Mã tiền tệ Tên tiền tệ Tỷ giá (USD) Tcode Tệp CANBOTD Tệp THUNO_LAI Tệp TAISAN Tệp TAIKHOAN Số TK Số hợp đồng Ngày tài khoản Số tiền Số hợp đồng Tên tài sản Loại tài sản Đơn vị tính Giá trị tính Tính bằng Mã CB Họ tên Phòng ban Chức vụ Địa chỉ Điện thoại Tệp NOQUAHAN Tệp TIENVAY Số hợp đồng Ngày thu Số tiền thu Người thu Loại thu Lần thu Số hợp đồng Ngày cho vay Số tiền vay Số tài khoản Ngày tính lãi đầu tiên Số hợp đồng Ngày bắt đầu Ngày hết hạn Số tiền Số tiền đã trả Tệp NO_RAHAN Số hợp đồng Ngày HĐ Thời hạn HĐ Số tiền Số tiền còn lại Ngày ra hạn Thời hạn thêm 1.2 Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá Phần này thực hiệ việc thiết kế CSDL băng phương pháp mô hình hoá, đây là phương pháp thiết kế dựa trên mối quan hệ của các thực thể. Để biểu diễn các mối liên hệ giữa các thực thể ta sử dụng các công cụ sau : Liên kết Tên thực thể Nhờ các công cụ này ta có thể mô tả được mối liên hệ giữa các thực thể trong cùng một hệ thống. Trong hệ thống quản lý và theo dõi tín dụng có các thực thể sau: Thực thể hợp đồng Thực thể khách hàng Thực thể chi nhánh Thực thể Loại hình doanh nghiệp Thực thể ngành kinh tế Thực thể Tiền tệ Thực thể Tài khoản vay Thực thể Cán bộ tín dụng Thực thể Cơ cấu vay Thực thể Mục đích vay Thực thể Nợ quá hạn Thực thể Thu nợ_lãi Thực thể nợ được ra hạn Thực thể Tiền vay Thực thể tài sản thế chấp Từ các thực thể này ta xây dựng được mối liên hệ của tập hợp các thực thể nói trên. N # Mã cán bộ Chi nhánh # Mã CIF # Mã Loại DN # Mã Thành phần N N N N N N 1 1 N Chứa Nợ quá hạn # Số HD Bị Tính 1 Gia hạn N Nợ được ra hạn #Số HD N Ký Hợp đồng # Số HD #Mã NT #Số chi nhánh #Mã MD # Mã cơ cấu # Mã CIF Duyệt Có Thu Thu nợ_lãi # Số HD Trả Ngoại tệ # Mã cơ cấu Có Cơ cấu vay Tài sản thế chấp Trong # Số HD Chứa Được 1 1 # Số chi nhánh 1 1 N 1 N N 1 1 1 Khách hàng Cán bộ TD Tạo Tài khoản # Số HD # Số TK Thuộc Loại DN Nằm trong Ngành # Mã loại DN # Mã ngành Cho vay Tiền vay Có trong # Số TK N N 1 1 1 1 Từ mô hình liên kết các thực thể của hệ thống ta xây dựng được các tệp cơ sở dữ liệu : KHACHHANG (#macif, #matindung, #manganh, #maloaiDN,…) NGANH (#manganh, … ) LOAIDN( #maloaiDN,…) HOPDONG (#sohd, #macif, #sochinhanh, #mamucdich, #macocau, #mangoaite,…) MUCDICH (#mamucdich, …) COCAU ( #macocau, …) CANBO ( #macb, …) TIENTE ( #matt, …) TAIKHOAN ( #Sotk, #sohd, …) TAISANTHECHAP ( #sohd, … ) CHINHANH ( #Sochinhanh, …) TIENVAY ( #Sohd, #sotk, …. ) NOQUAHAN ( #Sohd, … ) NODUOCRAHAN ( #Sohd, … ) THUNO_LAI ( #Sohd, …. ) Hopdong #MaloaiD TênloaiDN #MaCIF MasoTD Manganh MaloaiDN TenKH #Macn Tenchinhanh #Macocau Cocauvay Diengia #Mucdich Tenm ucdich #Matiente Tcode TenTT Tỷ giá Sohd Tentaisan LoaiTS Sohd #Sotaikhoan NgayTK Sotien Sohd Ngaychovay Ngaytinhlai Sotaikhoan Sohd Ngaybatdau Thoihan Soiendatra Sohd ngaythu Lanthu Loaithu Sotien #MaCB Hoten chuvu #Sohd MaCIF Mamucdich Matiente Macocau Macn MaCB THUno_lai tienvay taikhoanvay Noquahan Taisanthechap Canbotd Sohd Sotien Ngayvay Thoihan Thoihanthem #Manganh Tênnganh Noduocrahan chinhanh Tiente mucdich cocau khachhang loaidn NGanhKT Sơ đồ cấu trúc dữ liệu ( DSD ): 3. Thiết kế chương trình 3.2 Tạo lập cơ sở dữ liệu của chương trình Sau khi hoàn thành giai đoạn thiết kế logic đã thu được sơ đồ cấu trúc dữ liệu của hệ thống. Trong phần này sử dụng Hệ quản trị CSDL SQL để tạo lập cơ sở dữ liệu cho chương trình. Dùng Microsoft SQL tạo ra các bảng của chương trình. Cơ sở dữ liệu bao gồm các bảng và các tính chất của các thuộc tính : Bảng khách hàng : Khachang.dbf. Lưu trữ các thông tin cần thiết về khách hàng. Name Type Width Discript Macif Numeric 7 Mã cif ( Customers information File) Masotd Character 9 Mã số tín dụng Tenkh Character 40 Tên khách hàng Diachi Character 30 Địa chỉ khách hàng Dienthoai Numeric 12 Điện thoại Fax Numeric 12 Số Fax Taikhoanso Numeric 13 Tài khoản giao dịch Motai Character 40 Nơi mở tài khoản ( tên Ngân hàng ) Manganh Character 5 Mã ngành kinh tế MaLoaiDN Character 5 Mã loại doanh nghiệp Lvuchoatdong Character 30 Lĩnh vực hoạt động LoaiKH Character 15 Mã loại doanh nghiệp Bảng Ngành kinh tế : Nganh.dbf. Mỗi khách hàng đều thuộc một ngành kinh tế nào đó, bảng này cho phép lưu trữ các thông tin về các ngành. Name Type Width Discript Manganh Character 5 Mã ngành kinh tế Tennganh Character 40 Tên ngành Bảng Loại hình doanh nghiệp LoaiDN.dbf. Lưu trữ các thông tin về loại hình doanh nghiệp Name Type Width Discript MaLoaiDN Character 5 Mã Loại doanh nghiệp LoaiDN Character 30 Loại doanh nghiệp Dữ liệu của bảng LoaiDN.dbf như sau: MaLoaiN LoaiDN DNNN Doanh nghiệp nhà nước TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNLD Doanh nghiệp liên doanh DNCP Công ty cổ phần DNKH Các loại hình khác Bảng tiền tệ : Tiente.dbf. Các loại tiền tệ sử dụng để cho vay tại Ngân hàng. Name Type Width Discript Tcode Numeric 2 Mã số tiền tệ ( bằng số ) MaNT Character 3 Mã tiền tệ ( Bằng ký tự ) TenNT Character 20 Tên tiền tệ Tygia Numeric 8 Tỷ giá Ví dụ về dữ liệu bảng Tiền tệ : Tcode MaTT Tên tiền tệ Tỷ giá 14 uer Đồng Euro 35 Gbp Bảng Anh 36 hdk Đô la Hồng Kông 37 USD Đô la Mỹ 00 VND Việt Nam Đồng Bảng cán bộ tín dụng : Canbo.dbf. Chứa các thông tin về nhân viên tín dụng, những người tham gia trực tiếp vào hoạt động cho vay của Ngân hàng. Name Type Width Discript Macb Character 7 Mã cán bộ Hoten Character 25 Họ tên Phongban Character 15 Tên phòng ban Chuvu Character 15 Chức vụ Diachi Character 30 Địa chỉ cán bộ Dienthoai Numeric 12 Số điện thoại Bảng Chi nhánh. Chinhanh.dbf Name Type Width Discript Macn Numeric 3 Mã chi nhánh Diachi Character 30 Địa chỉ của chi nhánh Dienthoai Numeric 12 Điện thoại Fax Numeric 12 Số Fax Sotaikhoan Numeric 13 Tài khoản giao dịch Motai Character 40 Nơi mở tài khoản ( tên Ngân hàng ) Bảng hợp đồng : Hopdong.dbf Name Type Width Discript Sohd Character 15 Số hợp đồng Macn Numeric 3 Mã chi nhánh Macif Numeric 7 Mã Cif Ngayhd Date 8 Ngày hợp đồng Sotien Numeric 15 Số tiền vay MaNT Character 3 Mã ngoại tệ ( dạng ký tự ) Lschietkhau Numeric 5 Lãi suất chiết khấu Lsquahan Numeric 5 Lãi suất quá hạn Ngaybd Date 8 Ngày bắt đầu Thoihan Numeric 2 Thời hạn vay Tansotragoc Numeric 2 Tần số trả gốc Tansotralai Numeric 2 Tần số trả lãi Chiphi Numeric 12 Chi phí tín dụng khách hàng phải chịu Mamucdich Character 3 Mã mục đích vay MaCb Character 7 Mã số cán bộ Macocau Character 3 Mã cơ cấu vay TTHS Character 10 Tình trạng hồ sơ Hosothieu Character 50 Tình trạng thiếu Ngaycapnhat Date 8 Ngày cập nhật hợp đống Ngayduyet Date 8 Ngày duyệt Nguoiduyet Character 25 Người duyệt Bảng tài khoản vay Taikhoan.dbf Name Type Width Discript SoTk Character 13 Số tài khoản Sohd Character 15 Số hợp đồng Sotien Numeric 15 Số tiền ghi trên tài khoản NgayTk Date 8 Ngày tài khoản Bảng mục đích vay, Mucdich.dbf Name Type Width Discript Mamucdich Character 3 Mã mục đích Tenmd Character 20 Tên mục đích vay Diengiai Character 25 Diễn giải Bảng cơ cấu vay : Cocau.dbf Name Type Width Discript Macocau Character 3 Mã cơ cấu vay Cocau Character 30 Cơ cấu vay Diengiai Character 25 Diễn giải Bảng Tài sản thế chấp: Taisan.dbf Name Type Width Discript Sohd Character 15 Số hợp đồng Taisan Character 20 Tài sản thế chấp Soluong Numeric 3 Số lượng Dovtinh Character 10 Đơn vị tính Giatri Numeric 12 Giá trị tính của tài sản Tinhbang Character 3 Tính bằng tiền loại gì Bảng thu nợ : Thuno_lai.dbf Name Type Width Discript Sohd Character 15 Số hợp đồng Ngaythu Date 8 Ngày thu Sotien Numeric 12 Số tiền thu Nguoithu Character 25 Người thu Loaithu Character 15 Loại thu ( Thu lãi hay thu nợ ) Bảng Nợ quá hạn : Noqh.dbf Name Type Width Discript Sohd Character 15 Số hợp đồng Ngaybd Date 8 Ngày bắt đầu Ngayhethan Date 8 Ngày hết hạn Sotien Numeric 15 Số tiền vay Datra Numeric 15 Số tiền đã trả Bảng Tiền vay : Tienvay.dbf Name Type Width Discript Sohd Character 15 Số hợp đồng Ngaychovay Date 8 Ngày cho vay Sotien Numeric 15 Số tiền vay SoTk Numeric 13 Số tài khoản Ngaytinhlai Date 8 Ngày tính lãi đầu tiên Bảng Nợ được gia hạn : Giahan.dbf Name Type Width Discript Sohd Character 15 Số hợp đồng Ngaychovay Date 8 Ngày cho vay Sotien Numeric 15 Số tiền vay Thoihan Numeric 2 Thời hạn Ngaygiahan Date 8 Ngày ra hạn Hanthem Numeric 2 Thời hạn thêm Ngoài ra trong chương trình còn sử dụng bảng các tham số chung ( Tham số hệ thống ), bảng người dùng, bảng năm làm việc Bảng người dùng: Nguoidung.dbf Name Type Width Discript Username Character 25 Tên người dùng Password Character 15 Mật khẩu người dùng Right Character 15 Quyền truy cập Bảng tham số chung : Thamso.dbf Là các tham số ( hay biến dùng chung trong chương trình ), nhập dữ cho các biến này ta có thể sử dụng chúng nhiều lần mỗi khi thực hiện các hợp đồng vay hợp đồng cho vay. Name Type Width Discript Laisuat_nh_vn Numeric 5 Lãi suất ngắn hạn VND Laisuat_th_vn Numeric 5 Lãi suất trung hạn VND Laisuat_dh_vn Numeric 5 Lãi suất dài hạn VND Laisuat_nh_nt Numeric 5 Lãi suất ngắn hạn ngoại tệ Laisuat_th_nt Numeric 5 Lãi suất trung hạn ngoại tệ Laisuat_dh_nt Numeric 5 Lãi suất dài hạn ngoại tệ Lstran Numeric 5 Lãi suất trần Lssan Numeric 5 Lãi suất sàn Tỷ giá Numeric 7 Tỷ giá quy đổi 2.2 Thiết kế chương trình Yêu cầu của chương trình là việc thực hiện cập hoạt động từ cho vay, tính lãi, và thu nợ. Các chức năng mà chương trình thực hiện bao gồm : Cập nhật, Cho vay, tính lãi vay, thu nợ và thu lãi, gia hạn nợ, tính nợ quá hạn, tính dư nợ… Tiến trình hoạt động chính của chương trình như sau : Tiến trình hoạt động chính của chương trình : Hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng Cập nhật hợp đồng Tạo tài khoản vay Cho vay Tính lãi Thu lãi, thu nợ Xác định nợ quá hạn Tính dư nợ Gia hạn nợ Lập các báo cáo Sơ đồ chức chức năng của chương trình ( Sơ đồ các module chức năng) Hệ thống quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay Hệ thống Danh mục Quy trình Báo cáo Cập nhật Tra cứu Các module chức năng được phân cấp như sau : Đăng ký người dùng Đổi mật khẩu Hệ thống Khai báo tham số hệ thống Backup dữ liệu Input dữ liệu Thoát Cập nhật Cập nhật hợp đồng Cập nhật khách hàng Cập nhật tái sản thế chấp Danh mục Danh mục khách hàng Danh mục tiền tệ Danh mục tài sản thế chấp Danh sách cán bộ tín dụng Danh mục ngành kinh tế Báo cáo Báo cáo tín dụng chi tiết Báo cáo tín dụng tổng hợp Báo cáo theo ngành kinh tế Báo cáo theo thành phần KT Tạo tài khoản vay Cho vay Quy trình Tính lãi Thu lại, thu nợ Tính dư nợ Gia hạn nợ Xác định nợ quá hạn Tra cứu Tra cứu hợp đồng Tra cứu khách hàng Tra cứu tài khoản 2.3. Một số thuật toán sử dụng trong chương trình a/ Thuật toán cập nhật hợp đồng vay Nhập số HĐ Bắt đầu Yêu cầu cập nhật HĐ Mở form nhập HĐ Nhập lại? Đúng Sai Dữ liệu hợp lệ? Sai Đúng Đã thuộc HĐ đó Đúng Thông báo đã $ HĐ Sai Nhập các thông tin khác cho HĐ Lưu HĐ? Lưu hợp đồng Nhập tiếp Không Có Kết thúc Không Có Đóng Form Nhập HĐ b/ Thuật toán tìm kiếm dữ liệu Xác định phương án tìm Bắt đầu Yêu cầu tìm kiếm Mở form tìm kiếm (tra cứu ) Nhập thông tin cần tìm Mở bảng dữ liệu cần tìm Từ bản ghi đầu Thấy Hiển thị DL Tìm nữa Đúng Đúng Hết tệp Sai Sai Đến bản ghi tiếp Đóng Form Tìm kiếm Kết thúc Kết thúc Nhập ký tự (thêm)cho số TK Nhập các thông tin khác Có trong bảng HĐ X=Số tiền ghi trên HĐ Y=SSố tiền của các TK Y>=X Thông báo không có Lưu tài khoản Đúng Sai Đúng Nhập số HĐ cần tạo Bắt đầu Tạo TK Mở form tạo TK Đóng Form tạo TK Nhập lại Sai Sai Đúng c/ Thuật toán tạo Tài khoản vay Lấy số chi nhánh, loại tiền, thời hạn. Ghép nối mã của chúng vào số TK 3.5 Các giao diện chính của chương trình Màn hình giao diện chính Báo cáo cho vay theo thành phần kinh tế Kết luận Trong đợt thực tập vừa rồi tại chúng em đã được tìm hiểu về các hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.Thấy được vai trò của công nghệ thông tin đối với hoạt động của ngành Ngân hàng, cũng trong các ngành kinh tế khác. Đợt thực tập này đã giúp em có thể thâm nhập vào thực tế hoạt động của Ngân hàng. Nó đã giúp cho em có được những kiến thức thực tế ban đầu đối với các công việc sau này của bản thân. Các nghiệp vụ của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, phức tạp nhưng cũng không kém phần thú vị. Chỉ riêng trong hoạt động tín dụng đã có rất nhiều nghiệp vụ. Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung vào nghiệp vụ tín dụng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, ứng dụng tin học vào thực hiện quản lý một hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đây là hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng thương mại. Cho vay chính là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất cho bất kỳ Ngân hàng thương mại nào. Trong Báo cáo thực tập này chúng em đã giới thiệu các thông tin tổng quan về cơ sở thực tập, các vấn đề chuyên môn thu thập được trong thời gian thực tập. Trình bày một cách khái quát các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Cuối cùng Báo cáo thực tập đã trình bày một cách chi tiết toàn bộ quá trình phát triển một hệ thống thông tin trong một tổ chức. Từ thu thập thông tin, phân tích thiết kế hệ thống, thiết kế Cơ sở dữ liệu và xây dựng chương trình phần mềm quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Phần mềm được thiết kế giúp cho cán bộ tín dụng có thể thực hiện được quá trình quản lý các hoạt động cho vay ( Sau khi dự án cho vay đã được thẩm định ). Các nhiệm vụ chủ yếu của phần mềm : Lưu trữ hợp đồng vay, tạo tài khoản vay, cho vay, tính lãi vay, thu lãi, thu nợ, tính dư nợ, gia hạn nợ, xác định nợ quá hạn, lập các báo cáo tín dụng các báo cáo cho vay, thực hiện các chức năng quản trị người dùng, sao lưu và phục hồi dữ liệu. Chuyên đề này đã thực hiện được mục tiêu đề ra là quản lý và theo dõi hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, hoạt động tín dụng của ngân hàng lại phong phú và phức tạp nên Báo cáo thực tập còn nhiều hạn chế. Đặc biệt các chức năng gia hạn nợ và tính dư nợ tương đối phức tạp yêu cầu phải chính xác nên cần phải được giải quyết một cách cẩn thận. Chúng em hy vọng rằng trong thời gian tới chúng em sẽ có điều kiện để hoàn thiện một cách tốt hơn sản phẩm này Tài liệu Tham Khảo TS. Phan Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Ngân Hàng Thương Mại - Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê, Hà Nội 2002. Phan Văn Thái, Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng vốn vay tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, Báo cáo thực tậpThạc Sỹ Kinh Tế - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội 2001. TS. Trương Văn Tú – TS. Trần Thị Song Minh, Giáo trình Hệ Thống Thông Tin Quản Lý, NXB Thống Kê, Hà Nội Nguyễn phương Lan, Hoàng Đức Hải, Lập trình ứng dụng WED với JSP/ Servlet, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội Tạp Chí Ngân hàng các số 11, 12 năm 2002 Các báo cáo tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội các năm 1999, 2000, 2001 Phụ lục Một số chương trình nguồn 1. Chương trình nguồn của Form Nhập Hợp đồng 2. Chương trình nguồn của Form Nhập khách hàng 3. Chương trình nguồn của Form Tạo TK 4. Phần thiết lập môi trường của hệ thống Mục Lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0030.doc
Tài liệu liên quan