KIẾN NGHỊ
Đầu tiêu, điều dưỡng nhận thấy việc mình bị
thiếu kiến thức về lĩnh vực chuyên môn đã đem
lại tác động xấu đến chất lượng chăm sóc cho
những người nhiễm HIV. Một chương trình
huấn luyện chuyên môn dành cho điều dưỡng
của khoa nên được tiến hành càng sớm càng tốt.
Nội dung của chương trình được đính kèm
trong bảng mục lục được rút ra từ đề xuất của
điều dưỡng và từ chương trình huấn luyện
chuyên môn của tổ chức y tế thế giới. Đó là
những nội dung thiết thực nhất mà điều dưỡng
cần phải nắm vững để có thể chăm sóc người
bệnh tốt hơn.
Thứ hai, sinh viên điều dưỡng nên có cơ hội
được thực hành tại những cơ sở chăm sóc cho
bệnh nhân nhiễm HIV để giảm sự sợ hãi khi gặp
trên thực tế công việc. Kỳ thị và phân biệt đối xử
đối với HIV từ đó cũng được giảm dần trong
nhân viên điều dưỡng. Vì thế, việc thực hành tại
các cơ sở chăm sóc bệnh nhân HIV nên được bao
gồm vào trong chương trình học không những
của sinh viên điều dưỡng mà còn của các sinh
viên ngành y khác.
Thứ ba, điều dưỡng trải nghiệm bản thân
như là nạn nhân của sự phân biệt đối xử với
HIV, thậm chí ngay chính trong bệnh viện của
họ. Lãnh đạo bệnh viện nên có những hội thảo
để giảm sự kỳ thị này trong toàn thể nhân viên
của bệnh viện.
Thứ tư, một số trang thiết bị quan trọng cần
dùng cho việc chăm sóc bệnh nhân được báo cáo
rằng đã hư tổn. Việc cung cấp các trang thiết bị
mới để cho việc chăm sóc bệnh nhân được tốt
hơn cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Cuối cùng, vì đây chỉ là một nghiên cứu
mang tính chất nhỏ; việc nhân rộng kết quả vì
thế bị giới hạn. Nhiều nghiên cứu nên được đầu
tư vào lãnh vực này để nhận xét toàn diện hệ
thống điều dưỡng của Việt Nam. Qua đó, giúp
cho việc cải thiện hệ thống điều dưỡng Việt Nam
được tốt hơn.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm của điều dưỡng đối với việc chăm sóc người nhiễm HIV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 202
QUAN NIỆM CỦA ĐIỀU DƯỠNG
ĐỐI VỚI VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV
Trương Minh Hoàng Oanh*, Cao Ngọc Nga*, Ria Lohuis-Heesink**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Những vấn đề kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS đã xuất hiện từ giữa những năm 1980 và đến
nay hơn hai thập kỷ đã trôi qua, xã hội vẫn còn tiếp tục kỳ thị những ai bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm, thậm
chí cả những người có liên quan đến HIV/AIDS. Điều dưỡng là những người gần gũi để chăm sóc cho những
người mắc căn bệnh này, nhưng chính họ cũng không thoát khỏi sự phân biệt đối xử của xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu quan niệm của điều dưỡng về việc chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS và
xác định những yếu tố ảnh hưởng đến công việc chăm sóc bệnh nhân của những người điều dưỡng này.
Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu bán định tính. Dữ liệu được
thu thập dựa trên bộ câu hỏi mở làm công cụ hướng dẫn phỏng vấn. Tất cả 27 điều dưỡng chịu trách nhiệm chăm
sóc trực tiếp người nhiễm HIV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TpHCM trong khoảng thời gian 2 tháng – từ tháng
2 đến tháng 3 năm 2010.
Câu hỏi nghiên cứu Điều dưỡng nhận thức như thế nào về việc chăm sóc cho người bị nhiễm HIV
Kết quả Điều dưỡng cảm nhận việc chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm HIV cũng giống như chăm sóc những
bệnh nhân mắc các bệnh khác. Ngoài ra, họ còn cảm thấy rằng công việc của họ an toàn hơn, hạnh phúc, lý thú,
đồng cảm, có trách nhiệm, vô ích và thất vọng, tức giận và căm phẫn, tiến thoái lưỡng nan, bị phân biệt đối xử, tự
nhận thấy thiếu kiến thức và sợ hãi. Việc nhiễm HIV, mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, tình trạng của bệnh nhân
và bị người nhà bệnh nhân đe doạ là những nguyên nhân chính khiến cho điều dưỡng phải lo sợ. HIV đã gây
nhiều ảnh hưởng lên cuộc sống cá nhân của người điều dưỡng mà đặc biệt là những người điều dưỡng trẻ.
Những điều dưỡng lâu năm hầu như đã được tập huấn kiến thức về HIV nhiều, trong khi nhân viên trẻ thì chưa.
Môi trường làm việc cũng có một số thuận lợi cũng như khó khăn đến công việc chăm sóc bệnh nhân của các điều
dưỡng viên chuyên chăm sóc bệnh nhân HIV này.
Từ khóa: HIV, điều dưỡng, chăm sóc.
ABSTRACT
AN EXPLORATIVE STUDY REGARDING TO NURSING PERCEPTIONS IN CARING FOR HIV
POSITIVE INDIVIDUALS.
Truong Minh Hoang Oanh, Cao Ngoc Nga, Ria Lohuis-Heesink
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 201 - 208
Aim: The purposes of this study are: To explore the perceptions of nurses caring for HIV/AIDS patients in
an HIV specified caring center in Ho Chi Minh City, Vietnam. To identify issues which influence to nurses’ daily
work.
Research question: What are the perceptions of nurses about caring for HIV positive people?
Method: A quasi-qualitative approach within the positivist paradigm was used. Data were collected by using
* Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh; ** Đại học khoa học kỹ thuật Saxion Hà Lan
Tác giả liên lạc: Ths Trương Minh Hoàng Oanh ĐT: 0908681754 Email: oanhnurse@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 203
the standardized open-ended interview guide. 27 nurses who are responsible for providing direct care for
HIV/AIDS patients in Hospital of Tropical diseases, HCMC were individually interviewed in two months –
February to March, 2010.
Results: Nurses perceived taking care for patients with HIV similar to other diseases. Besides, they felt their
works were safer, happy, interest, empathy, responsibility, helplessness and disappointment, anger and
frustration, dilemma, being discriminated, lack of knowledge and fear. HIV infection, opportunistic infection,
patient’s condition, and being harmed by HIV/AIDS patients were identified as main issues to make nurses fear.
HIV was reported to have much influence to the nurses’ personal lives, especially for young staffs. Most of senior
staffs had been trained about HIV knowledge, but the youths were not. Their working environment gave some
advantages and disadvantages which influenced their caring.
Key words: HIV, nurses, care.
ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV và AIDS là một trong mười nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu thế giới (Tổ chức Y
tế thế giới (WHO, 2008)(10). Tại Việt Nam, HIV đã
lan ra toàn bộ các tỉnh thành với hơn 200.000
người nhiễm. Và tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi
nghiên cứu này được thực hiện lại là thành phố
có tỉ lệ hiện mắc HIV/AIDS cao nhất trong cả
nước (UNAIDS, 2009)(9).
Những vấn đề kỳ thị liên quan đến
HIV/AIDS đã xuất hiện từ giữa những năm 1980
(Parker & Aggleton, 2003)(7). Và đến nay hơn hai
thập kỷ đã trôi qua, xã hội vẫn còn tiếp tục kỳ thị
những ai bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm, thậm
chí cả những người có liên quan đến HIV/AIDS.
Điều dưỡng là những người gần gũi để chăm sóc
cho những người mắc căn bệnh này, nhưng
chính họ cũng không thoát khỏi sự phân biệt đối
xử của xã hội (McCann, 1997(4); Smit, 2004(8);
Gaudine, 2008(3)). Theo nhiều nghiên cứu trên
thế giới, bản thân người điều dưỡng cảm nhận
rằng họ thấy sợ và lo lắng khi chăm sóc cho
người nhiễm HIV. Hơn thế nữa, họ đã đưa ra
một số rào cản tác động đến chất lượng chăm sóc
bệnh nhân HIV của mình, chẳng hạn như: sự kỳ
thị và phân biệt đối xử, thiếu kiến thức, thiếu
nguồn lực hỗ trợ và nỗi sợ chính mình sẽ bị
truyền nhiễm (Effa-Heap, 1997(1); Ehlers, 2006(2);
McCann 1997(4); Oyeyemi 2006(6); Smit, 2004(8)).
Nhận thức của điều dưỡng về việc chăm sóc
bệnh nhân HIV/AIDS đã được khám phá ở một
số nước khác nhau trên thế giới. Trong khi đó,
vấn đề này chưa được tìm hiểu tại Việt Nam. Với
mong muốn nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc của những bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS,
việc tìm hiểu thái độ của điều dưỡng chăm sóc
người bệnh và xem xét liệu thái độ của họ ảnh
hưởng như thế nào đến việc chăm sóc bệnh
nhân này là rất cần thiết. Dựa trên những kết
quả tìm được, việc thực hành chăm sóc của
người điều dưỡng, việc nghiên cứu điều dưỡng,
các chính sách của ngành điều dưỡng cũng như
việc giáo dục điều dưỡng có liên quan đến việc
chăm sóc người bệnh HIV/AIDS sẽ được đánh
giá và những giải pháp để cải thiện có liên quan
sẽ được đề xuất. Câu hỏi nghiên cứu: Điều
dưỡng nhận thức như thế nào về việc chăm sóc
cho người bị nhiễm HIV
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bán định tính với công cụ hướng
dẫn phỏng vấn gồm 15 câu hỏi mở được sử dụng
để tìm hiểu những nhận thức nhân viên điều
dưỡng chăm sóc trực tiếp cho người nhiễm HIV
tại khoa nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
TpHCM cũng như những yếu tố tác động đến
việc chăm sóc của họ đến những bệnh nhân này.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả 27 nhân viên điều dưỡng chịu trách
nhiệm chăm sóc trực tiếp người nhiễm
HIV/AIDS tham gia vào nghiên cứu này.
Những tiêu chí của người tham gia nghiên cứu
bao gồm:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 204
Phải có bằng tốt nghiệp điều dưỡng.
Phải chăm sóc trực tiếp cho người nhiễm
HIV/AIDS.
Phải có ít nhất 6 tháng làm việc tại khoa
nhiễm E.
Thời gian nghiên cứu
Thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2010.
Thu thập dữ liệu
Công cụ hướng dẫn nghiên cứu
Công cụ hướng dẫn nghiên cứu được thực
hiện dựa trên nghiên cứu trước đây của Ria Smit
vào năm 2004. Nhận thức của điều dưỡng về
việc chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS được chia
làm 6 đề mục khác nhau. Đó là (a) Những kinh
nghiệm liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân
HIV/AIDS; (b) Những vấn đề liên kết giữa sợ hãi
và HIV/AIDS; (c) HIV/AIDS và cuộc sống của
mỗi cá nhân; (d) HIV/AIDS và môi trường làm
việc; (e) Những kiến thức và giáo dục liên quan
đến HIV/AIDS; và (f) đề mục mở.
Quá trình thu thập dữ kiện
Hai người điều dưỡng hành chính (đã
từng chăm sóc bệnh nhân HIV trước đây)
được mời vào nghiên cứu thử nghiệm. Cả hai
người này đều hiểu rõ và đúng 15 câu hỏi
trong công cụ hướng dẫn nghiên cứu. Theo
Notter (2010)(5), những thông tin họ cung cấp
thực sự rất có giá trị, nên từ thông tin của
nghiên cứu thử nghiệm, nội dung của câu trả
lời cũng được bao gồm trong nghiên cứu
chính. Thời gian phỏng vấn kéo dài từ 16 phút
đến 114 phút khác nhau cho mỗi cá nhân
thông qua các bước như sau: giới thiệu mục
đích nghiên cứu và việc bảo mật thông tin
phỏng vấn, trả lời câu hỏi nếu có thắc mắc, ký
tên đồng ý tham gia nghiên cứu, phỏng vấn và
ghi âm cuộc phỏng vấn và cuối cùng, người
tham gia nghiên cứu trả lời thông tin cá nhân.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Kết quả từ các cuộc phỏng vấn được ghi
âm, gỡ băng và chọn lọc ý giống nhau thành
các đề mục dưới sự hỗ trợ của chương trình
F4. Sau đó so sánh với các nghiên cứu trước
đây và khám phá thêm các quan niệm khác
biệt từ việc chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS
của điều dưỡng Việt Nam.
Vấn đề y đức
Nghiên cứu được sự cho phép của Ban Giám
đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Tất cả các đối
tượng được thông báo mời tham gia nghiên cứu.
Sau đó từng đối tượng được giải thích về mục
tiêu nghiên cứu, quyền được bảo mật thông tin
và quyền được rút khỏi nghiên cứu tại bất kỳ
thời điểm nào. Cả đối tượng tham gia nghiên
cứu và người làm nghiên cứu đều ký tên vào
phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu và mỗi người
giữ một bản.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm của người tham gia nghiên cứu
27 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu này,
trong đó tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 9 (33,3%) và
18 (66,7%). Các điều dưỡng viên trẻ trong độ tuổi
từ 22 đến 30 là lực lượng lao động chính tại
nhiễm E với 18 (66,7%) trên tổng số. Đặc biệt hơn
nữa là trên 50% (51,8%) tổng số điều dưỡng tại
đây là những điều dưỡng vừa tốt nghiệp ra
trường được một hoặc hai năm. Cũng vì tuổi còn
trẻ nên số điều dưỡng còn độc thân hoặc đang có
người yêu lên đến 62,9%; 33,3% còn lại đã có gia
đình. Và một trường hợp đã ly dị do người bạn
đời kỳ thị với công việc chăm sóc người nhiễm
HIV của người điều dưỡng.
Hầu hết các điều dưỡng có bậc học là trung
cấp (81,4%), phần còn lại là sơ cấp. 18 điều
dưỡng chưa từng được đào tạo chuyên môn về
chăm sóc bệnh nhân HIV ngoại trừ 4 tiết lý
thuyết trong chương trình giảng dạy điều dưỡng
tại trường. Vấn đề này đã đưa người điều dưỡng,
đặc biệt là điều dưỡng trẻ đến việc thiếu kiến
thức về việc chăm sóc bệnh nhân HIV và có
nguy cơ cao trong phơi nhiễm nghề nghiệp. 6
người làm việc lâu hơn đã được bệnh viện tập
huấn về phơi nhiễm nghề nghiệp và 3 trưởng ca
hiện thời đã được các chuyên gia về HIV của các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 205
tổ chức thế giới như UNAIDS hoặc HAIVN tập
huấn chuyên về chăm sóc người nhiễm HIV.
Đa số các điều dưỡng trẻ chưa từng làm
việc tại nơi khác trước khi công tác tại
nhiễm E. Ngược lại, các điều dưỡng viên kỳ
cựu đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc
tại nơi khác trước khi chăm sóc cho đối
tượng bệnh nhân này.
Kinh nghiệm liên quan đến việc chăm sóc
bệnh nhân HIV/AIDS
Nghiên cứu này đã thêm vào các nghiên cứu
về HIV và chuyên ngành điều dưỡng của Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới thông qua việc
xác định những quan niệm khác nhau của điều
dưỡng chăm sóc bệnh nhân HIV. Hơn nữa,
nghiên cứu này đã thêm vào y văn một bức
tranh về việc chăm sóc bệnh nhân HIV của điều
dưỡng tại một chuyên ngành chăm sóc sức khoẻ
đặc biệt tại Việt Nam. Thông qua nghiên cứu,
quan niệm và kinh nghiệm của người điều
dưỡng được xếp vào 10 chủ đề và phân ra thành
hai mảng chính: tích cực và tiêu cực.
Các quan niệm và kinh nghiệm tích cực
Hạnh phúc và lý thú
Một số người điều dưỡng tại khoa nhiễm E
chia sẽ kinh nghiệm về việc cảm thấy được động
viên và hạnh phúc khi làm công việc này. Theo
họ, hơn một nửa bệnh nhân HIV là những thành
phần bất hảo. Trong số đó, có một số người đã
nghe theo lời khuyên của nhân viên y tế tại đây
mà thay đổi hành vi, trở lại thành một người tốt
cho xã hội. Điều dưỡng cảm thấy như được tặng
thưởng khi bệnh nhân cảm kích đối với sự chăm
sóc của mình, cũng giống như trong nghiên cứu
của Smit (2004)(8). McCann (1997)(4) đã báo cáo về
việc điều dưỡng đã có những cơ hội được học
những thông tin mới và lý thú về tâm thần học
và y sinh học trong quá trình chăm sóc người
nhiễm HIV.
Đồng cảm
Gần một nửa điều dưỡng đã bày tỏ sự đồng
cảm và tội nghiệp đến những người bị nhiễm
HIV/AIDS. Rất nhiều ca, họ đã bày tỏ sự chia sẽ
đối với những đau khổ và hạnh phúc của bệnh
nhân. Điều dưỡng cũng ghi nhận về các đường
lây truyền của HIV ở bệnh nhân của mình. Họ
đưa ra sự khác biệt của cái gọi là “tự chuốt lấy”
và “nạn nhân vô tội”. Khác với Smit (2004)(8), việc
nhìn nhìn thấy người bệnh đau đớn đã chạm
vào sâu thẳm tâm hồn của người điều dưỡng, họ
cảm thấy đồng cảm, muốn được chia sẽ cùng
người bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS hoàn toàn
giống như chăm sóc những bệnh nhân mắc
bệnh khác
Tất cả các điều dưỡng đều nhận thấy việc
chăm sóc người nhiễm HIV hoàn toàn giống như
việc chăm sóc những bệnh nhân khác. Họ thừa
nhận rằng lúc mới bắt đầu làm việc tại đây, họ có
sự ngần ngại vì sợ nhiễm HIV. Theo thời gian,
họ nhận thấy không có điều gì khác biệt
An toàn hơn
Hầu hết người tham gia nghiên cứu đều cảm
thấy an toàn hơn khi chăm sóc người đã biết rõ
là dương tính với HIV. Điều duy nhất họ chỉ cần
làm là “cứ làm cẩn thận, không có gì phải vội”. Họ
thường nói rằng “nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn
nhất”. Quan điểm này cũng ảnh hưởng đến
những nhân viên trẻ mà đã tình nguyện đăng kí
xuống làm việc tại khoa nhiễm E. Một nam điều
dưỡng với hơn 2 năm trong nghề chăm sóc bệnh
nhân HIV nói: “Ở chỗ khác, mình đâu có biết bệnh
nhân có bị nhiễm HIV hay không. Thậm chí người ta
còn chả chú ý gì tới HIV cả nên dễ làm ẩu lắm. Chính
chỗ đó làm cho nguy cơ phơi nhiễm HIV lên cao.”
Trách nhiệm
Ý thức về trách nhiệm đã khiến cho các điều
dưỡng đồng ý để chăm sóc cho bệnh nhân HIV.
Bên cạnh đó, họ cũng đề cập đến nhiệm vụ của
người làm công việc chăm sóc.
Thông qua nghiên cứu này, nhiều quan niệm
tích cực mà điều dưỡng cảm nhận được trong
quá trình chăm sóc bệnh nhân HIV được khám
phá thêm. Việc cảm thấy việc chăm sóc bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 206
nhân HIV cũng giống như chăm sóc những bệnh
nhân khác có thể cho thấy những người điều
dưỡng này đã không còn sự kỳ thị đối với HIV
và người nhiễm. Cảm giác an toàn hơn so với
chăm sóc những bệnh nhân ở những nơi khác
cho thấy mối quan tâm về phòng ngừa HIV
trong chăm sóc của điều dưỡng. Đặc biệt, cảm
giác có trách nhiệm, bổn phận đối với những
bệnh nhân HIV/AIDS là điều rất khuyến khích
trong giai đoạn ngày nay. McCann (1997)(4) đã
báo cáo về bổn phận của việc chăm sóc mà bác
sỹ và điều dưỡng cảm nhận trong nghiên cứu
của mình như sau “bổn phận chăm sóc như là
một ràng buộc về đạo đức của bác sĩ và điều
dưỡng để chăm sóc bệnh nhân vô điều kiện.”
Những quan niệm và kinh nghiệm tiêu cực
Vô ích và thất vọng
Một phần lớn người tham gia nghiên cứu
cũng bày tỏ cảm giác của sự vô ích và bất lực khi
chăm sóc cho những người nhiễm HIV. Bên
cạnh việc HIV/AIDS chưa có thuốc chữa trị, điều
dưỡng còn phải đối diện với nhiều lý do khác
khiến họ không thể nào giúp được cho bệnh
nhân. Người thân không có tiền để chạy chữa.
Hoặc theo quan điểm của không ít người Việt,
họ thà để người bệnh chết ở nhà còn hơn chết ở
bệnh viện. Vì vậy, khi mà bác sỹ giải thích về
tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, người thân
lại muốn xin về và nhân viên không thể làm gì
thêm được. Cuối cùng và cũng là sự thật, một vài
thân nhân không muốn cứu chữa cho những
bệnh nhân này vì gánh nặng cho gia đình. Họ
nói thẳng với điều dưỡng rằng “cứu nó làm cái gì;
tôi chỉ cầu cho nó chết sớm”. Và không ít trường
hợp, họ đã bỏ mặc bệnh nhân lại bệnh viện,
không bao giờ quay lại để xem bệnh nhân như
thế nào. Tương tự như trong nghiên cứu của
Smit (2004)(8) điều dưỡng cảm nhận về sự vô ích
và sự bất lực đối với các nổ lực cứu chữa những
bệnh nhân giai đoạn AIDS. Không chỉ vì không
có thuốc chữa, mà còn bởi sự đói nghèo và phân
biệt đối xử đã tác động đến chất lượng chăm sóc
bệnh nhân HIV.
Tức giận và căm phẫn
Một số bệnh nhân đối xử bất nhã với điều
dưỡng và thậm chí còn không cảm kích với
những chăm sóc mà họ được nhận. Điều này
làm cho điều dưỡng cảm thấy tức giận và căm
phẫn. Thậm chí họ còn ví điều dưỡng khi sáng
đi lấy máu xét nghiệm như là“con quỷ hút máu”.
Cảm nhận này cũng được báo cáo trong nghiên
cứu của Smit (2004)(8).
Bị kỳ thị
Là một trong những rào cản lớn cho điều
dưỡng mà đặc biệt là những người trẻ tuổi, khi
họ ra khỏi nơi làm việc. Điều dưỡng cho biết
rằng họ không những bị kỳ thị bởi cộng đồng
mà thậm chí bởi nhân viên y tế nữa. Việc bị phân
biệt đối xử bởi nhiều người trong đó có cả nhân
viên y tế cũng được báo cáo trong nghiên cứu
của Gaudine (2008)(3), McCann (1997)(4) và Smit
(2004)(8). Kỳ thị liên quan đến HIV không chỉ gây
ra tác động xấu đến bệnh nhân HIV/AIDS mà
còn đến nhân viên y tế, những người chăm sóc
và điều trị.
Thiếu kiến thức
Các điều dưỡng trong khoa nhiễm E được
chia ra làm hai thế hệ. Những nhân viên kỳ cựu
đã công tác tại bệnh viện được hơn 10 năm và
được tham gia nhiều khoá huấn luyện về
HIV/AIDS. Trong khi đó, những điều dưỡng trẻ
thì lại có thời gian làm việc ít hơn nhiều và hầu
như chưa được huấn luyện gì. Họ gặp không ít
khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân do sự
thiếu kiến thức của mình.
Tiến thoái lưỡng nan
Trong rất nhiều trường hợp bệnh, điều
dưỡng không thể làm gì thêm cho bệnh nhân
đặc biệt với những bệnh nhân có triệu chứng
đau hoặc sốt kéo dài. Ở hầu hết các ca thì các
triệu chứng này cần có thời gian mới giảm được
dưới sự điều trị thích hợp. Điều dưỡng đã cố giải
thích cho người thân nhưng họ đã quá sốt ruột
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 207
để chờ cho triệu chứng giảm dần. Họ cứ liên tục
than phiền với điều dưỡng, thậm chí còn chửi
bới nữa.
Hầu hết người trẻ trong nghiên cứu này
chưa được học những khoá huấn luyện về HIV.
Bài học 4 tiết trong chương trình học điều dưỡng
tại trường chưa đủ để họ có thể làm việc trong
chuyên ngành chăm sóc đặc biệt này. Đứng ở tư
thế tiến thoái lưỡng nan hoặc không thể chăm
sóc cho người bệnh tốt là những gì mà người
điều dưỡng đã đối diện và thừa nhận như một
điểm yếu của mình.
Những vấn đề liên kết giữa HIV và sự sợ
hãi
Đầu tiên là cảm giác sợ bị nhiễm HIV, dần
dần họ quen. Cảm giác sợ hãi dường như tan
biến mất. Tuy nhiên, cảm giác đó lại trở lại trong
những lần họ bị phơi nhiễm nghề nghiệp.
Thứ nhì, trong rất nhiều trường hợp, điều
dưỡng sợ những bệnh nhiễm trùng cơ hội từ
bệnh nhân. Một số nhân viên đã bị nhiễm nấm
candidas, bị hespes zoster trong quá trình chăm
sóc những bệnh nhân này. Họ không những lo
lắng cho bản thân của họ mà còn sợ sẽ lây những
bệnh nhiễm trùng cơ hội này cho những đứa con
nhỏ ở nhà của họ.
Thứ ba, nhiều ca bề ngoài trông rất đáng sợ
như hội chứng Steven Johnson hay bị hội chứng
suy mòn. Nhiều nhân viên mới kể rằng họ rất sợ
khi lần đầu nhìn thấy những bệnh nhân như
vậy. Thậm chí họ còn không dám tới gần để
chăm sóc. Tuy nhiên, nhìn riết cũng quen, bây
giờ, họ cảm thấy những bệnh nhân như vậy là
bình thường.
Vấn đề cuối cùng rất đáng để lưu tâm đó là
việc điều dưỡng sợ người bệnh và thân nhân sẽ
làm hại họ. Do đó, để giảm thiểu những nguy
hiểm, điều dưỡng phải mời thân nhân ra ngoài
khi họ cần chăm sóc cho bệnh nhân.
Cảm giác sợ hãi đã được đề cập đến trong
nhiều bài báo khác nhau liên quan đến HIV. Các
nhân viên y tế tại Việt Nam trong nghiên cứu
của Gaudine (2008)(3) trình bày về việc sợ bị
nhiễm HIV khi ở gần người nhiễm thậm chí khi
họ đã biết rõ đường lây truyền.
Mặc dầu đã ý thức về quy trình xử lý phơi
nhiễm nghề nghiệp, điều dưỡng vẫn còn rất sợ
việc bị nhiễm HIV sau mỗi lần lỡ bị kim đâm.
Đặc biệt những người điều dưỡng trẻ từng chăm
sóc bệnh nhân trong quá trình thực tập lại cảm
thấy ít sợ hơn khi đi làm rất nhiều. Vấn đề này
cũng được McCann (1997)(4) báo cáo. Ngoài việc
sợ bị lây nhiễm HIV, điều dưỡng còn gặp khó
khăn trong việc bảo vệ họ khỏi lao phổi và
những nhiễm trùng cơ hội khác. Hơn thế nữa,
điều dưỡng rất lo sợ việc bệnh nhân cố tình lây
bệnh cho mình trong quá trình họ truyền dịch
cho bệnh nhân. Hai nỗi sợ cuối cùng này đã từng
được báo cáo trong nghiên cứu của Ehlers
(2006)(2) và Smit (2004)(8).
HIV và cuộc sống cá nhân
HIV/AIDS và việc chăm sóc cho những
bệnh nhân này đã ảnh hưởng đến cuộc sống
cá nhân của nhiều điều dưỡng. Gia đình, bạn
bè và những người xung quanh đã ít nhiều tác
động đến công việc của họ. Chỉ rất ít gia đình
đã đồng ý hay ủng hộ cho những người điều
dưỡng trẻ làm công việc chăm sóc bệnh nhân
HIV, mà ngược lại hầu hết đều phản đối. Vì
vậy, điều dưỡng phải đối diện với áp lực của
gia đình, ngoài ra, bạn bè và đồng nghiệp
cũng tác động đến điều dưỡng “tụi bạn em gọi
em là y tá sida”. Và cuối cùng, những người
xung quanh cũng tác động không ít “người ta
sợ căn bệnh thế kỷ này, vì vậy người ta sợ
luôn những ai chăm sóc cho bệnh này.” Mặc
dù đã có nhiều chiến dịch về giảm phân biệt
đối xử đối với người nhiễm HIV trên khắp cả
nước, thực tế vẫn còn nhiều người cần có thời
gian để thay đổi quan niệm của họ. Đặc biệt là,
việc phân biệt đối xử lại tồn tại ngay trong
chính những người nhân viên y tế, những
người biết rất rõ đường lây truyền của căn
bệnh này, khiến cho cuộc sống của những
người trực tiếp chăm sóc người nhiễm HIV đã
bị tác động rất nhiều (Gaudine (2008)(3),
McCann (1997)(4), Smit (2004)(8)).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 208
HIV và môi trường làm việc
Tất cả nhân viên điều dưỡng đều đồng ý
rằng họ có một nơi làm việc đẹp, thoáng. Đây
là toà nhà mới xây lại được 9 tháng, được thiết
kế chuyên biệt dành cho việc chăm sóc bệnh
nhân HIV.
Tiếp theo, hầu hết nhân viên cũ cũng đồng ý
rằng dụng cụ dùng để chăm sóc bệnh nhân bây
giờ đã được cung cấp nhiều hơn xưa rất nhiều.
Tuy nhiên, có một vài vật tư cần phải được thay
thế sớm. Các điều dưỡng trong nghiên cứu của
Smit (2004)(8) lại không được may mắn như thế,
họ phải đối mặt với tình trạng thiếu rất nhiều
trang thiết bị bảo hộ lao động như găng tay,
khẩu trang
Đồng nghiệp là yếu tố môi trường làm việc
thứ ba tác động mạnh đến điều dưỡng. Đồng
nghiệp ở đây bao gồm các điều dưỡng khác
trong cùng một ca, hộ lý, bác sỹ và lãnh đạo
khoa. Nhiều điều dưỡng trẻ khẳng định rằng họ
muốn làm việc ở đây mãi vì môi trường làm việc
thân thiện.
Thứ tư là lương bổng. Về vấn đề này, mức
lương cao hơn. Đây cũng là một khuyến khích
để điều dưỡng ở lại với nghề.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan
trọng, điều dưỡng cảm nhận rằng những người
đồng nghiệp ở các khoa khác vẫn còn phân biệt
đối xử với HIV/AIDS.
Kiến thức và giáo dục liên quan đến HIV
Hầu hết những nhân viên cũ đã được tham
dự các khoá huấn luyện về HIV do bệnh viện tổ
chức cách đây vài năm. Đặc biệt ba vị trưởng ca
hiện thời đã được chuyên gia quốc tế về HIV đào
tạo chính quy. Họ bày tỏ lợi ích của những khoá
học đó như sau: “cảm thấy rất tự tin khi chăm
sóc cho người nhiễm HIV, có thể hỗ trợ cho đồng
nghiệp của mình, có nhiều mối quan hệ rộng rãi
và biết một số tổ chức từ thiện để hỗ trợ bệnh
nhân.” Ngược lại, chỉ một số rất ít nhân viên trẻ
có cơ hội được học về phơi nhiễm nghề nghiệp
do lãnh đạo bệnh viện tổ chức. Chỉ một phần ba
người tham gia nghiên cứu trả lời đúng với quy
trình xử lý phơi nhiễm nghề nghiệp hiện giờ.
Hai phần ba còn lại, bao gồm cả những nhân
viên cũ đã cho đáp án sai khi xử lý phơi nhiễm
đối với nghề nghiệp. Oyeyemi (2006)(6) đã chứng
minh rằng, sự thiếu hiểu biết về AIDS sẽ đưa
đến những thái độ tiêu cực về bệnh nhân HIV.
Điều mà điều dưỡng lưu ý nhiều nhất đối
với việc phơi nhiễm với HIV là những cây kim
đã được sử dụng cho bệnh nhân. Cẩn thận quản
lý dịch tiết của bệnh nhân cũng là điều mà hầu
hết điều dưỡng đã làm. Tình trạng tri giác của
bệnh nhân cũng là điểm mà những điều dưỡng
giàu kinh nghiệm chú ý đến, bởi sự không hợp
tác của bệnh nhân chính là nguyên nhân hay gây
ra tai nạn nghề nghiệp cho nhân viên y tế.
Nhân viên điều dưỡng, mà chủ yếu là người
trẻ, bày tỏ mong muốn được học về HIV, bởi vì
“nó giúp bảo vệ cho em”, “để chăm sóc bệnh
nhân tốt hơn”, “để hiểu bệnh nhiều hơn”.
Nguồn thông tin mà điều dưỡng thường
nhận được là từ những người đồng nghiệp lâu
năm, từ bác sỹ, từ những người bạn trong
ngành, từ bệnh nhân và từ chính bài học của bản
thân. Một trưởng tua chia sẽ “Một số bệnh nhân
giỏi lắm. Mình học từ họ và áp dụng cho những
bệnh nhân khác”. Nhiều điều dưỡng trẻ cho biết
họ hầu như không có tài liệu để đọc về HIV.
KẾT LUẬN
Điều dưỡng cảm nhận nhiều thái độ tích cực
về việc chăm sóc bệnh nhân HIV. Chính những
thái độ này đã giúp họ hăng say làm việc. Ngược
lại, những cảm xúc tiêu cực cũng được đề cập
đến. Một vài trong số những tiêu cực này có liên
quan đến sự thiếu kiến thức về HIV và cách
chăm sóc, và dĩ nhiên, ảnh hưởng đến chất
lượng chăm sóc bệnh nhân. Điều dưỡng cảm
thấy sợ không những từ việc sợ bị nhiễm HIV
mà còn những bệnh nhiễm trùng cơ hội, bị hãm
hại bởi bệnh nhân và về tình trạng của người
bệnh. Cuộc sống cá nhân của họ bị ảnh hưởng,
đặc biệt là người trẻ. Mặc dù môi trường làm
việc đã tạo nhiều điều kiện để điều dưỡng có thể
làm việc nhưng mà nó vẫn cần được cải thiện
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 209
thêm. Kiến thức và giáo dục liên quan đến
HIV/AIDS được xem là điểm yếu cho hầu hết
nhân viên trẻ, lực lượng lao động chính trong
tương lai của nhiễm E.
KIẾN NGHỊ
Đầu tiêu, điều dưỡng nhận thấy việc mình bị
thiếu kiến thức về lĩnh vực chuyên môn đã đem
lại tác động xấu đến chất lượng chăm sóc cho
những người nhiễm HIV. Một chương trình
huấn luyện chuyên môn dành cho điều dưỡng
của khoa nên được tiến hành càng sớm càng tốt.
Nội dung của chương trình được đính kèm
trong bảng mục lục được rút ra từ đề xuất của
điều dưỡng và từ chương trình huấn luyện
chuyên môn của tổ chức y tế thế giới. Đó là
những nội dung thiết thực nhất mà điều dưỡng
cần phải nắm vững để có thể chăm sóc người
bệnh tốt hơn.
Thứ hai, sinh viên điều dưỡng nên có cơ hội
được thực hành tại những cơ sở chăm sóc cho
bệnh nhân nhiễm HIV để giảm sự sợ hãi khi gặp
trên thực tế công việc. Kỳ thị và phân biệt đối xử
đối với HIV từ đó cũng được giảm dần trong
nhân viên điều dưỡng. Vì thế, việc thực hành tại
các cơ sở chăm sóc bệnh nhân HIV nên được bao
gồm vào trong chương trình học không những
của sinh viên điều dưỡng mà còn của các sinh
viên ngành y khác.
Thứ ba, điều dưỡng trải nghiệm bản thân
như là nạn nhân của sự phân biệt đối xử với
HIV, thậm chí ngay chính trong bệnh viện của
họ. Lãnh đạo bệnh viện nên có những hội thảo
để giảm sự kỳ thị này trong toàn thể nhân viên
của bệnh viện.
Thứ tư, một số trang thiết bị quan trọng cần
dùng cho việc chăm sóc bệnh nhân được báo cáo
rằng đã hư tổn. Việc cung cấp các trang thiết bị
mới để cho việc chăm sóc bệnh nhân được tốt
hơn cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Cuối cùng, vì đây chỉ là một nghiên cứu
mang tính chất nhỏ; việc nhân rộng kết quả vì
thế bị giới hạn. Nhiều nghiên cứu nên được đầu
tư vào lãnh vực này để nhận xét toàn diện hệ
thống điều dưỡng của Việt Nam. Qua đó, giúp
cho việc cải thiện hệ thống điều dưỡng Việt Nam
được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Effa-Heap G (1997). The attitude of Nigerian nurses to HIV /
AIDS patients at University College Hospital, Ibadan. Societes
D'afrique Et Sida. Retrieved in Oct 27th, 2009 from
2. Ehlers VJ (2006), Challenges nurses face in coping with the
HIV/AIDS pandemic in Africa. International Journal of
Nursing Studies, 43, 656 – 662.
3. Gaudine A, Gien L, Thuan TT, Dung DV (2009). Perspectives
of HIV-related stigma in a community in Vietnam: A
qualitative study. International Journal of Nursing`Studies, In
Press, Corrected Roof.
4. McCann TV (1997). Willingness to provide care and treatment
for patients with HIV/AIDS. Journal of advanced nursing, 25,
1033 – 1039.
5. Notter J (2010). Workbook research. Enschede: Saxion
University of Applied science, 43-46
6. Oyeyemi A, Oyeyemi B, Bello I (2006), Caring for patients
living with AIDS: knowledge, attitude and global level of
comfort. Journal of Advanced Nursing, 53:1, 196 – 204
7. Parker R, Aggleton P (2003). HIV & AIDS related stigma and
discrimination: a conceptual framework and implications for
action. Social science medicine, 57:1, 13 – 24.
8. Smit R (2004). HIV/AIDS and the workplace: perceptions of
nurses in a public hospital in South Africa. Journal of
Advanced Nursing, 51(1), 22–29
9. UNAIDS (2009). 2008 report on global AIDS epidemic.
Retrieved on October 11th, 2009 from:
10. WHO (2008). The top ten causes of death in the world.
Retrieved on October 11th, 2009 from:
ml.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 210
ETIOLOGIC AGENTS AND EMPIRIC THERAPEUTIC ANTIBIOTICS IN INFECTIVE ENDOCARDITIS ................ 144
Tran Cong Duy, Truong Quang Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 144 - 148 ............. 144
MANAGEMENT OF ASTHMA ASHESED TO GINA IN TIEN GIANG PROVINCE ................................................... 149
Tran Thanh Hai, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 149 - 153 ...................... 149
ACTUAL SITUATION OF BRONCHIAL ASTHMA IN TIEN GIANG PROVINCE ...................................................... 155
Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 154 - 159 ................................................ 155
EVALUATE THE EFFECTS OF INTERMAXILLARY FIXATION IN GENERAL HEALTH OF THE TRAETING
MAXILLOFACTIAL – PATIENTS AT CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL ................................................. 161
Le Hoang Hanh, Ta Van Tram, Truong Nhut Khue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 160 -
164................................................................................................................................................................................... 161
EGFR AND KRAS MUTATIONS IN PATIENTS WITH NON-SMALL CELL LUNG CANCER ................................... 166
Hoang Anh Vu, Cao Van Dong, Ngo Thi Tuyet Hanh, Dang Hoang Minh, Phan Thi Xinh, Hua Thi Ngoc Ha * Y Hoc TP. Ho
Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 165 - 171 ............................................................................................... 166
A SURVEY EXPLORING THE COGNITIVE AND ATTITUDE OF STUDENTS ABOUT A NEW TEACHING
METHOD: TEACHING THEORY IN SMALL GROUP ................................................................................................. 173
Đoan Thi Anh Le, Nguyen Thi Phuong Lan, Tran Thi Hong Tham Pham Thi Anh Huong, Tran My Binh* Y Hoc TP. Ho Chi
Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 172 - 176 ..................................................................................................... 173
STRESS, COPING BEHAVIORS AND SELF-ESTEEM OF NURING STUDENTS IN VIET NAM ............................... 178
Nguyen Thi Ngọc Phương, Truong Minh Hoang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 177 -
182................................................................................................................................................................................... 178
KNOWLEDGE, ATTITUDE ON SOFTSKILLS OF STUDENTS OF TIEN GIANG MEDICAL COLLEGE .................. 184
Ta Van Tram, Tran Thanh Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 183 - 188 ...................... 184
RELATIONSHIP BETWEEN KNOWLEDGE AND ATTITUDE TOWARD SEXUALITY AMONG VIETNAMESE
IMMIGRANT WOMEN IN SOUTH KOREA ................................................................................................................. 190
Nguyen Ho Phuong Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 189 - 193 ............................... 190
THE ACCURACY OF GLASGOW COMA SCALE (GCS) KNOWLEDGE AND PERFORMANCE AMONG NURSES
........................................................................................................................................................................................ 195
Nguyen Thi Hien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 194 - 200 .......................................... 195
AN EXPLORATIVE STUDY REGARDING TO NURSING PERCEPTIONS IN CARING FOR HIV POSITIVE
INDIVIDUALS. ............................................................................................................................................................... 202
Truong Minh Hoang Oanh, Cao Ngoc Nga, Ria Lohuis-Heesink * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 -
2011: 201 - 208 ................................................................................................................................................................ 202
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_niem_cua_dieu_duong_doi_voi_viec_cham_soc_nguoi_nhiem_h.pdf