Quản trị quốc gia trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Kết luận Cuộc CMCN 4.0 đặt ra cả những thách thức và cơ hội cho nền quản trị quốc gia, đòi hỏi Việt Nam cần phải có những chuyển đổi để vượt qua thách thức và đón bắt cơ hội thành công. Trên thực tế, những nỗ lực thiết lập một nền quản trị tốt vẫn gặp nhiều rào cản, trong đó có sự hạn chế về khả năng công nghệ. Song, sự bùng nổ của CNTT và truyền thông đã khắc phục được những rào cản đó, mở ra cơ hội cải thiện chất lượng quản trị quốc gia. Nếu Việt Nam xây dựng được một nền quản trị quốc gia hiệu quả, thì mục tiêu “Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như Nghị quyết số 23/2018/NQ - TW sẽ “về đích” nhanh hơn.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị quốc gia trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 Quản trị quốc gia trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Nguyễn Chiến Thắng1, Lý Hoàng Mai2, Nguyễn Thu Hằng3 1, 2 Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: ncthang69@yahoo.com 3 Trường Đại học Thủy lợi. Email: ngthuhang0104@gmail.com Nhận ngày 13 tháng 8 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2019. Tóm tắt: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang có những tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi của quản trị quốc gia trên thế giới nói chung và quản trị quốc gia Việt Nam nói riêng. Hiện nay, quản trị quốc gia Việt Nam đang gặp phải những thách thức trong việc đNy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ mới vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, giải quyết các vấn đề xã hội của nền hành chính, thay đổi để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Điều này đòi hỏi hoạt động quản trị quốc gia của Việt Nam phải không ngừng cải cách để vượt qua các thách thức và đón bắt cơ hội thành công. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, quản trị quốc gia, Việt Nam. Phân loại ngành: Kinh tế học Abstract: The Fourth Industrial Revolution has been exerting a strong impact on the changes in national governance in the world in general and in Vietnam in particular. The country's national governance is now facing challenges in promoting the application of new technological achievements in improving the efficiency of state administrative agencies, enhancing the capacity of civil servants, solving social issues of the administration, and making changes to adapt to the development of the society. That requires constant reforms in Vietnam's national governance activities to overcome challenges and seize opportunities for success. Keywords: Fourth Industrial Revolution, national governance, Vietnam. Subject classification: Economics Khoahọc xã hội Việt Nam, số 10 - 2019 30 1. Mở đầu Hoạt động quản trị đã xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Tuy vậy, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, quan niệm quản trị quốc gia mới được quan tâm và thảo luận nhiều trên thế giới. Điều đó phản ánh sự thay đổi lớn trong nhận thức và cách thức thực thi quyền lực chính trị ở các quốc gia. Bài viết này4 đề cập sự ra đời của học thuyết quản trị và các quan điểm về quản trị quốc gia; phân tích sự thay đổi của quản trị quốc gia; những thách thức và khuyến nghị quản trị quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. 2. Sự ra đời của học thuyết quản trị và các quan điểm về quản trị quốc gia 2.1. Sự ra đời của học thuyết quản trị Hoạt động quản trị đã xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của xã hội loài người, chẳng hạn như 5.000 năm trước Công Nguyên (TCN) người Sumerian (vùng Iraq hiện nay) đã hoàn thiện một hệ thống phức tạp những quy trình thương mại với hệ thống cân đong. Người Ai Cập thành lập nhà nước 8.000 năm TCN và những kim tự tháp là dấu tích về trình độ kế hoạch, tổ chức và kiểm soát một công trình phức tạp. Người Trung Hoa cũng có những định chế chính quyền chặt chẽ, thể hiện một trình độ tổ chức cao, điều này được thể hiện trong tư tưởng của Khổng Tử và Hàn Phi Tử. Ở Châu Âu, kỹ thuật và phương pháp quản trị bắt đầu được áp dụng trong kinh doanh từ thế kỷ XVI, khi hoạt động thương mại đã phát triển mạnh. Trước đó, lý thuyết quản trị chưa phát triển trong kinh doanh vì công việc sản xuất kinh doanh chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình. Đến thế kỷ XVIII, cuộc CMCN đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy. Quy mô và độ phức tạp gia tăng, việc nghiên cứu quản trị bắt đầu trở nên cấp bách, song cũng chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất hơn là nội dung của hoạt động quản trị. Bước sang thế kỷ XIX, từ sự quan tâm của những người trực tiếp quản trị (các cơ sở sản xuất kinh doanh và cả những nhà khoa học) đến các hoạt động quản trị mới đã có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước. Sự quan tâm vẫn tập trung nhiều vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất, nhưng người ta cũng bắt đầu chú ý đến khía cạnh lao động trong quản trị (như Robert Owen đã tìm cách cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của công nhân). Xét về phương diện quản trị, Owen đã đặt nền móng cho các công trình nghiên cứu quản trị, nhất là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện lao động với kết quả của doanh nghiệp. Từ cuối thế kỷ XIX, nhiều nghiên cứu và những lý thuyết quản trị đã được giới thiệu. Đầu thế kỷ XX, Frederick W.Taylor là người đặt nền móng cho quản trị hiện đại và từ đó đến nay các lý thuyết quản trị đã được phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội loài người ở thế kỷ XXI. 2.2. Các quan điểm về quản trị quốc gia Khái niệm quản trị quốc gia mới chỉ được quan tâm đặc biệt và thảo luận nhiều trên thế giới từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI và dần được dùng đến thay thế cho thuật ngữ “cai trị” [4]. Việc chuyển từ việc sử NguyễnChiến Thắng, Lý Hoàng Mai, Nguyễn Thu Hằng 31 dụng thuật ngữ “cai trị” sang “quản trị” trong quản lý nhà nước được nhiều học giả phân tích, trong đó hầu hết cho rằng, đây là xu hướng của thế kỷ XXI và phản ánh sự thay đổi lớn trong nhận thức và cách thức thực thi quyền lực chính trị ở các quốc gia [5]. Sự chuyển đổi này cho thấy vai trò của nhà nước trong thế kỷ XXI đang và sẽ thay đổi, vị trí độc tôn của bộ máy nhà nước đang bị thách thức bởi những thiết chế và chủ thể dân chủ mới [11]. Những thiết chế dân chủ mới này đang làm thay đổi mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào các hệ thống chính trị, thể hiện qua sự điều chỉnh các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bên liên quan. Hình thức quản trị mới này xét về bản chất chính là việc tái phân bổ quyền lực từ giới tinh hoa chính trị đang làm chủ các cơ quan trong bộ máy nhà nước sang người dân, thông qua sự hình thành, phát triển và hoạt động của các phong trào và tổ chức xã hội. Cũng như sự phân cấp, phân quyền từ chính quyền trung ương xuống chính quyền địa phương. Đến nay đã có nhiều quan điểm về quản trị quốc gia. Theo Daniel Kaufmann, Aart Kraay, Massimo Mastruzzi, quản trị quốc gia là “các truyền thống và thể chế mà dựa vào đó để thực hiện quyền lực ở một quốc gia” [9]; Kaufmann cho rằng, quản trị nhà nước là các truyền thống và thể chế thực thi quyền lực ở một quốc gia, bao gồm: (1) Chọn người lãnh đạo đất nước như thế nào, giám sát họ ra sao và khi cần thay thế họ ra sao; (2) Năng lực của chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách có cơ sở và cung cấp dịch vụ công; (3) Sự tôn trọng của người dân và nhà nước đối với các thể chế điều tiết tương tác kinh tế [3]. Ngân hàng Thế giới cho rằng, quản trị quốc gia là “ cách thức mà quyền lực được thực thi thông qua các thể chế chính trị, kinh tế - xã hội của một quốc gia” [13]; Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), định nghĩa quản trị quốc gia là “việc thực thi quyền lực chính trị, hành chính, kinh tế để quản lý các vấn đề của quốc gia ở mọi cấp độ. Nó bao gồm các cơ chế, quy trình và thiết chế mà thông qua đó, các công dân và các nhóm biểu thị sự quan tâm và thực hiện các quyền hợp pháp và nghĩa vụ của mình, cũng như cho thấy sự khác biệt của họ” [8]; Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, quản trị quốc gia là “cách thức mà nhờ đó quyền lực được thực hiện để quản lý các nguồn lực kinh tế - xã hội cho sự phát triển của một quốc gia. Nó đề cập đến chất lượng hoạt động của các thể chế có nhiệm vụ xây dựng, thực hiện và bảo đảm thực thi các chính sách tốt dựa trên cách thức hiệu lực, hiệu quả, công bằng và toàn diện” [1]. Theo nghĩa rộng, “quản trị nói đến môi trường thể chế mà ở đó các công dân tương tác với nhau và với các cơ quan, quan chức nhà nước” [12]. Huther và Shah cho rằng, quản trị nhà nước là các khía cạnh thực hành quyền lực qua thể chế chính thức hoặc phi chính thức nhằm quản trị mọi nguồn tài nguyên đã giao cho nhà nước [2]. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng, quản trị nhà nước là thực thi quyền lực nhằm thúc đNy dân chủ và nhân quyền, thúc đNy thịnh vượng kinh tế, ổn định và gắn kết xã hội, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sử dụng các nguồn tài nguyên, tăng niềm tin vào các thiết chế chính phủ và hành chính [10]. Từ những quan điểm nêu trên, có thể thấy về bản chất, quản trị quốc gia chính là Khoahọc xã hội Việt Nam, số 10 - 2019 32 quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định để quản lý quốc gia, giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội ở một quốc gia. 3. Sự thay đổi của quản trị quốc gia Khi toàn thế giới được kết nối thông tin và việc xử lý thông tin chủ yếu do trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm, thì những cơ quan trung gian của nhà nước sẽ trở nên thừa thãi. Quản trị quốc gia không thể tiếp tục vận hành theo lối cũ. Nền tảng sản xuất của xã hội thay đổi kéo theo sự thay đổi về kết cấu xã hội, trong đó, khoảng cách giữa nông dân và công nhân có xu hướng ngày càng thu hẹp khi nông nghiệp được công nghiệp hóa, hiện đại hóa (công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp). Sự liên kết giữa nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng sẽ trở nên chặt chẽ hơn; cá nhân con người có thêm các điều kiện để có thể tham gia nhiều quan hệ xã hội và đa dạng hóa tư cách của mình. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, nhà nước (với tư cách là một tổ chức đặc biệt của xã hội mang quyền lực công, do xã hội thiết lập nên, đại diện cho xã hội và phục vụ xã hội) sẽ thay đổi quản trị của mình, đặc biệt là sự thay đổi về nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. 3.1. Sự thay đổi nhiệm vụ của nhà nước Sự xuất hiện của cuộc CMCN 4.0, bên cạnh những nhiệm vụ truyền thống, đã và đang xuất hiện những nhiệm vụ mới của nhà nước. Một là, Nhà nước phải giải quyết xung đột giữa các cách thức sản xuất, kinh doanh và các vấn đề xã hội kèm theo do tác động của cuộc CMCN 4.0 đã, đang làm xuất hiện thêm nhiều cách thức sản xuất kinh doanh thông qua môi trường mạng hoặc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới (công nghệ gen, tế bào, vi sinh, enzym - protein, tin sinh học, nano sinh học; công nghệ vật liệu mới, hiện đại, như: vật liệu điện tử và quang tử, vật liệu nano, vật liệu y - sinh). Điều này dẫn đến không ít sự xung đột giữa cách thức sản xuất, kinh doanh hiện có (hiệu quả thấp, thậm chí cũ, lạc hậu) với cách thức sản xuất kinh doanh dựa trên ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ với hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 không chỉ tác động đến sản xuất, kinh doanh mà còn làm nảy sinh vấn đề xã hội phát sinh, như: sự chuyển dịch lao động xã hội khi có sự chuyển đổi ngành/nghề; sự xuất hiện những ngành/nghề mới và sự suy giảm/mất đi của một số ngành/nghề; sự thay đổi các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân (chuyển đổi giới tính, kết hôn đồng tính, chọn lọc giới tính khi sinh, mang thai hộ...); sự thay đổi về lối sống khi con người, bên cạnh thế giới thực, còn có thế giới thực được số hóa (ảo). Điều này dẫn đến những thay đổi, xung đột trong quan niệm, phong tục, tập quán, thói quen phong cách sống của cá nhân, xã hội. Hai là, nhà nước phải thích ứng với sự xuất hiện hình thức giao tiếp điện tử. Ngày nay, con người có thể giao tiếp qua email, mạng xã hội, internet... bên cạnh hình thức giao tiếp truyền thống (bằng văn bản giấy, trực tiếp). Vì vậy, Nhà nước cũng cần phải thay đổi, thích ứng và chấp nhận những NguyễnChiến Thắng, Lý Hoàng Mai, Nguyễn Thu Hằng 33 hình thức giao tiếp mới trong mối quan hệ với xã hội, công dân (việc cung cấp một số dịch vụ công qua mạng, kinh doanh qua mạng xã hội, hình thức hợp đồng điện tử...). Ba là, nhà nước phải quản lý, chia sẻ, minh bạch thông tin. Thông tin là một tài nguyên cần được quản lý, khai thác một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Nếu như trước kia, nhà nước là một chủ thể nắm giữ một dung lượng lớn về thông tin, việc chia sẻ thông tin cho xã hội phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của nhà nước, thì hiện nay, xã hội đòi hỏi nhà nước phải chủ động chia sẻ, minh bạch thông tin. Bốn là, nhà nước phải quản lý các quan hệ xã hội trong môi trường ảo. Các hình thức quan hệ xã hội ngày phong phú, phức tạp hơn (bên cạnh mô hình thực - thực) thì nhiều quan hệ xã hội đang tương tác với nhau theo những hình thức trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (như hình thức thực - ảo - thực; ảo - thực - ảo...). Điều này dẫn đến việc nhà nước cần có biện pháp quản lý phù hợp như thu thuế đối với những kinh doanh qua mạng xã hội, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị được gửi qua email, tin nhắn, mạng xã hội... 3.2. Sự thay đổi chức năng của nhà nước Cuộc CMCN 4.0 tác động đến chức năng quản lý của nhà nước, nếu như trước đây nhà nước phải đảm nhiệm trực tiếp các hoạt động quản lý và cung cấp các dịch vụ công với lợi thế khách quan vốn có của mình thì giờ đây nhà nước sẽ chuyển sang chức năng định hướng, dẫn dắt sự phát triển của xã hội và kiểm soát sự vận động của xã hội như là bảo đảm tiên quyết cho sự phát triển của xã hội phù hợp với những quy luật khách quan. Chức năng nhà nước chuyển đổi từ “người chèo thuyền”, “người lái thuyền” sang “người hoa tiêu”. Thứ nhất, ở chức năng định hướng và dẫn dắt, nhà nước có bổn phận phân tích, đánh giá và nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ, chính xác, kịp thời quy luật vận động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trên cơ sở đó, định hướng, dẫn dắt sự phát triển của xã hội phù hợp với các quy luật khách quan bằng việc đưa ra các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch hoặc cung cấp thông tin có tính định hướng cho xã hội để tự lựa chọn và quyết định. Có thể thấy trách nhiệm của nhà nước trong việc “vượt trước” so với tồn tại xã hội, trở thành người dẫn dắt cho xã hội. Đồng thời, khi năng lực của các tổ chức, cá nhân trong xã hội lớn mạnh, nhà nước cần mạnh dạn hơn nữa trong việc chuyển giao các công việc nhà nước cho xã hội (thông qua phân cấp, phân quyền, ủy quyền). Thứ hai, ở chức năng kiểm soát sự vận động của xã hội như là bảo đảm tiên quyết cho sự phát triển của xã hội phù hợp với quy luật khách quan, nhà nước phải kiểm soát để loại trừ những nguyên nhân, điều kiện phát sinh sai lệch trong quá trình vận động cũng như xử lý những sai lệch. Kiểm soát trước hết là thông qua pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm tạo ra một không gian pháp lý mà trong đó, các quan hệ xã hội vận động một cách an toàn, thông thoáng chứ không chỉ dừng ở việc đưa ra các chế tài để xử lý vi phạm pháp luật cũng như các hoạt động bảo vệ pháp luật do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thNm quyền tiến hành. Pháp luật phải là một trong Khoahọc xã hội Việt Nam, số 10 - 2019 34 những điểm tựa tiên quyết để con người tự gây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho chính mình cũng như đóng góp nhiều nhất có thể vào sự phát triển chung của xã hội. Các giá trị con người phải được thể hiện trong pháp luật một cách đầy đủ nhất và cao quý nhất. Tuân thủ hiến pháp để hướng đến công lý phải trở thành một trong giá trị, chuNn mực nền tảng của xã hội và hiện hữu sinh động trong nhận thức, hành vi của mỗi một cá nhân, tổ chức. Dựa trên văn hóa pháp lý để tồn tại là một cơ sở bền vững cho việc kiểm soát. Kiểm soát còn thể hiện qua sự gương mẫu, trước hết của chính nhà nước (thể hiện cụ thể qua tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức của nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước). 4. Những thách thức của quản trị quốc gia Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Một là, thách thức trong việc đNy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ mới vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nếu các nhà quản lý không có những định hướng, giải pháp phù hợp trong việc đNy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thì hoạt động của nền hành chính sẽ trở nên trì trệ và kém hiệu quả. Chẳng hạn, cốt lõi của cuộc CMCN 4.0 là sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), do vậy việc đNy mạnh ứng dụng CNTT nhằm xây dựng chính phủ điện tử ở tất cả các cấp chính quyền vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về xây dựng chính phủ điện tử, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức để đạt được mục tiêu cải cách toàn diện ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực (HCI). Hiện tại, mức độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan hành chính chủ yếu vẫn ở mức độ thấp (trong tổng số 104.000 dịch vụ công được cung ứng trực tuyến, có đến 96.500 dịch vụ được cung ứng ở cấp độ 1 và 2; chỉ có 6.600 dịch vụ ở cấp độ 3; 900 dịch vụ cấp độ 4) [7]. Hai là, thách thức trong việc xây dựng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức của nền hành chính. Cuộc CMCN 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc đNy mạnh ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý, đặc biệt là CNTT và rôbốt, khi đó nhiều loại công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước có thể được thực hiện bởi máy tính và rôbốt. Để đảm bảo cho nền hành chính hoạt động hiệu quả, cần phải xây dựng được đội ngũ công chức có tính chuyên nghiệp cao, đặc biệt phải nâng cao trình độ, năng lực để đảm bảo sử dụng tốt các công nghệ hiện đại khi giải quyết các công việc. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Cuối năm 2017 có đến 40% lao động của Việt Nam vẫn là lao động nông nghiệp, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao (78,3%). Cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các ngành CNTT, kỹ thuật máy tính, tự động hóa của Việt Nam đang quá ít. Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực CNTT tăng thêm NguyễnChiến Thắng, Lý Hoàng Mai, Nguyễn Thu Hằng 35 47%/năm, trong khi đó số sinh viên ngành CNTT ra trường lại chỉ tăng 8%/năm. Bên cạnh đó có tới 72% số sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm [6]. Ba là, thách thức trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của nền hành chính. Với nền tảng tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, cuộc CMCN 4.0 sẽ tác động vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sẽ mang lại năng suất, hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nó cũng tiềm Nn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Khi rôbốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa tăng lên, tình trạng thất nghiệp trong xã hội tăng lên đáng kể, đặc biệt là đối với những người lao động có trình độ thấp. Mặt khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài chính, vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động). Cùng với đó là thách thức gia tăng của các vấn đề về tệ nạn xã hội, an ninh trật tự xã hội... Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần phải nghiên cứu, có chính sách phù hợp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, về giải quyết việc làm, an sinh xã hội và bảo đảm trật tự xã hội. Bốn là, thách thức trong việc thay đổi để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Cuộc CMCN 4.0 tạo ra một sự thay đổi rất lớn các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, cuộc CMCN 4.0 đang phát triển theo hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, người đưa ra khái niệm cuộc CMCN 4.0 đã khẳng định: chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua. Trước sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội do tác động của cuộc CMCN 4.0, khả năng thích ứng với sự thay đổi, phát triển của xã hội cũng là một trong những yêu cầu quan trọng của nền hành chính hiện đại. 5. Một số khuyến nghị cho Việt Nam Để vượt qua những thách thức đặt ra đối với quản trị nhà nước trong cuộc CMCN 4.0, quản trị nhà nước phải có những cải cách căn bản và toàn diện theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp, thông minh. Năng lực quản trị nhà nước cần được thay đổi theo các hướng sau: Thứ nhất, đNy mạnh việc xây dựng chính phủ số tạo nền móng cho quản trị số và hướng tới mô hình quản trị thông minh. Theo đó, cần phải: (1) Đầu tư nguồn lực, áp dụng mạnh mẽ chính phủ số ở tất cả các lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng, đồng thời phổ biến trên diện rộng và phát huy tính hiệu quả của mô hình này ở các cơ quan nhà nước để hiện đại hóa thủ tục hành chính, hạn chế tham nhũng, tăng cường tính minh bạch; (2) Xây dựng các ứng dụng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến để giảm gánh nặng cho chính quyền, thoả mãn nhu cầu dịch vụ ngày càng cao và đa dạng của người dân; (3) Thiết lập các cơ chế trực tuyến tiếp thu ý kiến phản hồi của người dân về chất lượng dịch vụ công để cải thiện Khoahọc xã hội Việt Nam, số 10 - 2019 36 chất lượng các dịch vụ này, tăng mức độ hài lòng của người sử dụng; (4) Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cuộc CMCN 4.0. Nhà nước cần tạo lập thể chế để bảo đảm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp, tập trung vào các vấn đề sau: (1) Tăng lượng sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật, kỹ sư lên ít nhất tương đương với các nước như Malaysia và Thái Lan; (2) Chuyển giao dần (80%-90%) các vị trí quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho người Việt Nam đảm nhiệm trên mọi lĩnh vực, bao gồm quản trị, quản lý sản xuất, bán hàng và thu mua; (3) Xây dựng hệ thống quốc gia về lao động kỹ thuật cao trong sản xuất với các cơ sở đào tạo, có chế độ cử đi học ở nước ngoài, thiết lập các tiêu chí kiểm tra, hệ thống bằng cấp phù hợp để hằng năm có thể đào tạo được số lượng kỹ sư có kỹ năng cao trong lĩnh vực điện tử và cơ khí. Các kỹ sư này phải tham gia sản xuất trực tiếp tại các doanh nghiệp và chịu trách nhiệm đào tạo tiếp tục các thế hệ kế cận. Thứ ba, chuNn bị tốt các nền tảng xã hội cho việc hình thành xã hội điện tử. Trước tiên, Chính phủ và chính quyền các địa phương cần làm tốt công tác truyền thông về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công. Cần phải thiết lập được nhận thức chung về những thời cơ và thách thức của cuộc CMCN 4.0 đối với sự phát triển của quốc gia. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương cần phải nhận diện được những thời cơ và thách thức đang đặt ra đối với mình để có những hành động phù hợp. Cuộc CMCN 4.0 không phải là điều quá xa xôi mà nó đang đi vào từng ngành, từng lĩnh vực: đó là nền công nghiệp thông minh nơi mà các quyết định sản xuất dựa trên hệ thống dữ liệu đầy đủ và cập nhật về thị trường; quá trình sản xuất nông nghiệp thông minh với sự tối ưu hóa về giống cây trồng, vật nuôi, về dinh dưỡng, về quy trình canh tác, chăn nuôi...; nền y tế với việc số hóa thông tin tình trạng bệnh nhân để hỗ trợ chNn đoán, khắc phục các sự cố y học; là hệ thống giao thông kết nối thông minh. Mỗi ngành, lĩnh vực cần có chương trình hành động cụ thể và phù hợp trong cuộc CMCN 4.0 này. Đặc biệt quan tâm phát triển CNTT nhằm tạo phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, toàn xã hội. Xây dựng chính phủ điện tử, tăng cường tính minh bạch, tạo thuận lợi hơn cho người dân trong giao dịch với cơ quan nhà nước và tiếp cận dịch vụ công, xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển và vì người dân. Cần đào tạo kỹ năng và tạo thói quen để cán bộ hành chính và người dân tiếp cận và sử dụng công nghệ thường xuyên (như truy cập các trang web dịch vụ công; sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh...). Trong quản lý xã hội, cần tạo dựng cơ chế đối thoại liên tục như các trang thông tin điện tử tương tác, các công cụ web 2.0 (blog, mạng xã hội) chính thức của Chính phủ để người dân có thể tham gia vào quá NguyễnChiến Thắng, Lý Hoàng Mai, Nguyễn Thu Hằng 37 trình hoạch định và phản biện chính sách nhằm giám sát nền hành chính công và quá trình thực thi chính sách. Việc tạo dựng cơ chế đối thoại chính quyền - nhân dân cũng là một cách để người dân bảo vệ lợi ích của mình, đảm bảo các quyết sách của chính quyền không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng. Đặc biệt, cùng với quá trình này cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý thông tin và an ninh thông tin. Cuộc CMCN 4.0 tạo ra các nền tảng công nghệ cho phép tổ chức, công dân có thêm các cơ hội để giám sát, tăng cường tiếng nói. Các chủ thể quản trị nhà nước cần phải sẵn sàng đối thoại, lắng nghe và có những thông tin phản hồi kịp thời đối với tổ chức, công dân. Quản trị nhà nước cần phải có khả năng thể chế hóa những sáng kiến, những ý tưởng từ tổ chức, công dân thành những thể chế tạo ra thành công chung cho quốc gia. Ứng dụng CNTT trong việc cung cấp thông tin, thủ tục hành chính. Cần nghiên cứu áp dụng trí tuệ nhân tạo trong việc cung cấp thông tin về thủ tục hành chính, tạo ra khả năng cung cấp thông tin 24/7 nhằm đáp ứng yêu cầu về thông tin của tổ chức, công dân. Đồng thời, cần đNy mạnh các trọng tâm về xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử phù hợp với nhu cầu tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến của tổ chức và công dân. Thứ tư, nâng cấp nền tảng công nghệ quốc gia, tận dụng cơ hội trước những đột phá nhanh chóng về công nghệ trên thế giới mà cuộc CMCN 4.0 mang lại, đặc biệt là những đột phá trong CNTT và truyền thông. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, năng lực quản trị quốc gia gắn liền với năng lực công nghệ quốc gia. Cần truyền tải ý tưởng chiến lược này vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thể chế và xây dựng một chính sách công nghiệp phù hợp; tạo điều kiện tối đa cho việc tiếp cận với những công nghệ mới và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ. Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các chủ thể trong nền kinh tế nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao vào quá trình sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội để bắt kịp với cuộc CMCN 4.0. Khoa học - công nghệ là đòi hỏi cấp bách của cạnh tranh thị trường; yếu tố gắn với “sinh mệnh” của doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tích cực sử dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, tham gia hoạt động khoa học - công nghệ, tiếp cận thông tin và các nguồn lực khác của khoa học - công nghệ quốc gia. Xây dựng thể chế để khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Chú trọng đNy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng của thị trường khoa học - công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bắt kịp nhanh với cuộc CMCN 4.0. Thực Khoahọc xã hội Việt Nam, số 10 - 2019 38 hiện chính sách khuyến khích cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ, địa phương và Nhà nước tạo điều kiện để những công trình nghiên cứu được đưa vào ứng dụng thực tiễn. 6. Kết luận Cuộc CMCN 4.0 đặt ra cả những thách thức và cơ hội cho nền quản trị quốc gia, đòi hỏi Việt Nam cần phải có những chuyển đổi để vượt qua thách thức và đón bắt cơ hội thành công. Trên thực tế, những nỗ lực thiết lập một nền quản trị tốt vẫn gặp nhiều rào cản, trong đó có sự hạn chế về khả năng công nghệ. Song, sự bùng nổ của CNTT và truyền thông đã khắc phục được những rào cản đó, mở ra cơ hội cải thiện chất lượng quản trị quốc gia. Nếu Việt Nam xây dựng được một nền quản trị quốc gia hiệu quả, thì mục tiêu “Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như Nghị quyết số 23/2018/NQ - TW sẽ “về đích” nhanh hơn. Chú thích 4 Nghiên cứu này là sản phNm của Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu tổng kết lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và đề xuất bổ sung, phát triển vào thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh mới”, Mã số KX.02.13/16-20. Tài liệu tham khảo [1] Benz, A., Papadopoulos, Y. (2006), Governance and Democracy: Comparing National, European and International Experiences, Routledge, London. [2] Huther, Jeff, and Anwar Shah (1996), A Simple Measure of Good Governance, Policy Research Working Paper 1894, World Bank, Washington, D.C [3] Kaufmann (1997), Measuring Good Governance, The World Bank Institute. [4] Miriam Wyman, Thinking about Governance, Discussion Paper Prepared for the Commonwealth Foundation Citizens and Governance Programme. [5] Michel Camdessus (1997), Address to the United Nations Economic and Social Council, 2 July. [6] doi/phat-trien-nguon-nhan-luc-viet-nam-dap- ung-yeu-cau-cua-cach-mang-cong-nghiep-40- 302127.html [7] hinhphu/hethongvanban?class_id=509&mode= detail&document_id=181767 [8]https://www.adb.org/sites/default/files/instituti onal-document/32027/govpolicy.pdf [9] [10]... policy/irrc.htm. [11]. https://www.oecd.org/futures/17394484.pdf [12] .. [13]... OVANTCOR/Resources/ NewVisionofLocalGovernance.pdf.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_tri_quoc_gia_trong_boi_canh_cuoc_cach_mang_cong_nghiep.pdf