Quốc hội các nước với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

Một là, Quốc hội cần chú trọng đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện SDGs và vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs. Trong thời gian qua, Quốc hội nước ta đã có một số hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện SDGs và về vai trò của Quốc hội đối với thực hiện SDGs37, nhưng chưa thật chủ động, số lượng còn ít, hiệu quả chưa thật cao. Từ khi SDGs được chính thức thông qua đến nay, Quốc hội vẫn chưa đưa vào chương trình nghị sự hay có hoạt động nào để giới thiệu, thảo luận một cách chính thức ở phạm vi toàn Quốc hội về chương trình nghị sự đến 2030, về hệ thống 17 Mục tiêu và các chỉ tiêu của SDGs cũng như việc thực hiện chúng, nhất là về vai trò của Quốc hội; mặc dù, ở khía cạnh nhất định, Quốc hội cũng đã lồng ghép vào trong một số hoạt động. Trong khi đó, Chính phủ và nhiều bộ, ngành đã có những hành động tích cực trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện38. Điều này là chưa thật hợp lý, chưa tương xứng với vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs. Vì vậy, để nâng cao hiểu biết, nhận thức của đại biểu Quốc hội về SDGs và về vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs trong thời gian tới, đề nghị Quốc hội cần tổ chức một phiên họp chuyên đề về vấn đề này. Hai là, Quốc hội cần sớm nghiên cứu xây dựng, ban hành Chương trình hành động của Quốc hội nhằm thực hiện SDGs. Việc xây dựng Chương trình hành động này có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, giúp Quốc hội tiếp cận, xử lý tổng thể, chủ động, có lộ trình các vấn đề có liên quan nhằm thực hiện SDGs một cách hiệu quả nhất trên cả 3 chức năng là lập pháp, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Trong Chương trình này, cần thiết và quan trọng là phải đề ra kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội đến năm 2030 để thực hiện SDGs.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quốc hội các nước với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Minh Hồng* Đỗ Tiễn Dũng** * TS. Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu Lập pháp. ** ThS. Trưởng phòng, Viện Nghiên cứu Lập pháp. Tóm tắt: Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs1) được Liên hợp quốc đề ra và các quốc gia thành viên cam kết thực hiện đến năm 2030 để hướng tới sự phát triển bền vững, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân trên toàn thế giới và tất cả các quốc gia được sống trong môi trường hợp tác, hòa bình và thịnh vượng. Thực hiện SDGs là trách nhiệm quốc gia và của toàn xã hội. Quốc hội - với địa vị pháp lý của mình - chắc chắn phải có vai trò và trách nhiệm đối với việc thực hiện SDGs. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của Quốc hội một số nước đối với việc thực hiện SDGs và gợi mở một số vấn đề cho Quốc hội Việt Nam. 1 SDGs: Sustainable Development Goals - được Hội nghị thượng đỉnh về PTBV của LHQ thông qua tại Mỹ vào 25/9/2015 tại Nghị quyết A/Res/70/1 về “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự PTBV” của LHQ, ngày 21/9/2015. Summary: The Sustainable Development Goals (SDGs) are set by the United Nations and its members commontly commit to work with to 2030 towards sustainable developments, building a better future for the people throughout the world and all nations in a cooperative, peaceful and prosperous environment. Implementation of the SDGs is a national responsibility and a social responsibility. The National Assembly - with its legal status - must have a role and responsibility for the implementation of the SDGs. This article provides the reviews of the experiences of a number of national assemblies in the implementation of the SDGs and also suggestions to the National Assembly of Vietnam. Thông tin bài viết: Từ khóa: Quốc hội; mục tiêu phát triển bền vững; Liên hợp quốc; mục tiêu thiên niên kỷ. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 20/03/2018 Biên tập : 06/04/2018 Duyệt bài : 16/04/2018 Article Infomation: Keywords: National Assembly; Sustainable Development Goals; United Nations; Millennium Development Goals Article History: Received : 20 Mar. 2018 Edited : 06 Apr. 2018 Approved : 16 Apr. 2018 QUỐC HỘI CÁC NƯỚC VỚI VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDGs) 1. Khái quát về SDGs và vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs SDGs được ghi nhận trong Nghị quyết A/Res/70/1 về “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững” của Liên KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 56 Số 8(360) T4/2018 hợp quốc (LHQ), ngày 21/9/20152 là sự tiếp nối, mở rộng và phát triển ở tầm cao hơn từ Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ giai đoạn trước đó (MDGs 2000-20153). SDGs gồm hệ thống 17 mục tiêu phát triển bền vững (PTBV): (1) Xóa nghèo dưới mọi hình thức, ở mọi nơi; (2) Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy nông nghiệp PTBV; (3) Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả lứa tuổi; (4) Đảm bảo giáo dục công bằng, chất lượng và hiệu quả, đồng thời tăng cường cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; (5) Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái; (6) Đảm bảo nguồn cung ứng, quản lý bền vững nguồn nước và các điều kiện vệ sinh an toàn cho tất cả mọi người; (7) Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; (8) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện và ổn định, tạo việc làm đầy đủ, phù hợp cho tất cả mọi người; (9) Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy công nghiệp hóa bền vững, toàn diện và khuyến khích khả năng đổi mới; (10) Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia; (11) Hình thành các đô thị và các khu định cư toàn diện, an toàn và bền vững; (12) Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; (13) Hành động khẩn cấp chống biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu; (14) Bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn lực đại dương, biển vì PTBV; (15) Bảo vệ, phục hồi và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất, quản lý bền vững tài nguyên rừng, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất 2 Trong Nghị quyết này có những phần như: (i) Tuyên bố chung, từ điểm 1-6; (ii) Tầm nhìn của chúng ta, từ điểm 7-9; (iii) Các nguyên tắc và cam kết chung của chúng ta, từ điểm 10-13; (iv) Thế giới của chúng ta hôm nay, từ điểm 14-17; (v) CTNS mới, từ điểm 18-38; (vi) Phương thức thực hiện, từ điểm 39-46; (vii) SDGs, từ điểm 54-71; (viii) Theo dõi và đánh giá, từ điểm 72-77; (ix) Tổ chức thực hiện ở ấp độ quốc gia, từ điểm 78-79; ở cấp độ khu vực, từ điểm 80-81; ở cấp độ toàn cầu, từ điểm 82-91. 3 Còn gọi là Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals - MDGs), gồm 8 mục tiêu, được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của LHQ (được Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ thông qua tại Mỹ vào tháng 9/2000). và bảo vệ tính đa dạng sinh học; (16) Thúc đẩy các xã hội hòa bình và hòa nhập cho PTBV, tạo ra cơ hội tiếp cận công lý và xây dựng các thể chế hiệu quả, toàn diện và có trách nhiệm ở tất cả các cấp; (17) Nâng cao khả năng thực hiện và hiện thực hóa cơ chế đối tác toàn cầu cho PTBV. Có thể thấy, với nội dung, giá trị của 17 mục tiêu nêu trên thì thực hiện SDGs không đơn thuần là trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia đối với cam kết đã ký mà cũng chính là con đường, là cách thức, là nhiệm vụ tất yếu, khách quan đối với tất cả các Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội. Về vai trò, trách nhiệm thực hiện SDGs, Nghị quyết A/Res/70/1 của LHQ đã chỉ ra, gồm: (i) ở phạm vi toàn cầu, khu vực là LHQ (các quốc gia thành viên, các thiết chế thuộc hệ thống LHQ); các tổ chức quốc tế, các thiết chế tài chính quốc tế, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), các Liên minh Nghị viện khu vực, các tổ chức phi chính phủ quốc tế; (ii) ở phạm vi quốc gia là Nhà nước (Nguyên thủ quốc gia, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, các cơ quan nhà nước khác); tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các nhà khoa học, cộng đồng dân cư và người dân. Đối với Nghị viện/Quốc hội, Nghị quyết A/Res/70/1 của LHQ có nêu: “Ghi nhận vai trò thiết yếu của Nghị viện các nước thông qua việc ban hành pháp luật và thông qua ngân sách và bảo đảm trách nhiệm giải trình đối với việc thực hiện hiệu quả các cam kết”. Tương tự, Bộ tiêu chí KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 57Số 8(360) T4/2018 tự đánh giá việc thực hiện SDGs dành cho các nghị viện năm 2016 của IPU cũng nêu: “Vai trò cốt lõi của Nghị viện trong việc lập pháp, bảo đảm ngân sách, giám sát và đại diện cho các cử tri là tất cả những điều quan trọng đối với việc thực hiện đầy đủ SDGs”4. Như vậy, vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs là bao trùm, ảnh hưởng tới việc thực hiện tất cả 17 Mục tiêu. Tuy nhiên, tập trung và rõ nét nhất là Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình và hòa nhập cho PTBV, tạo ra cơ hội tiếp cận công lý và xây dựng các thể chế hiệu quả, toàn diện và có trách nhiệm ở tất cả các cấp. Xét trên từng phương diện, vai trò lập pháp của Quốc hội sẽ tạo lập khuân khổ pháp lý toàn diện cho việc thực hiện, giám sát thực hiện SDGs, nhưng trọng tâm là hình thành, điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm giải quyết các rào cản về cơ cấu để đạt được tăng trưởng công bằng, bảo vệ môi trường và cải thiện sức khoẻ và giáo dục. Vai trò quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thể hiện tập trung qua việc Quốc hội quyết định hình thành, điều chỉnh các chương trình, dự án quan trọng quốc gia và quyết định, điều chỉnh về ngân sách nhà nước nhằm định hướng và bảo đảm nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển (thường là sẽ phải cắt giảm một số khoản đầu tư, chi tiêu được ưu tiên trước đó để tập trung cho các vấn đề xã hội, môi trường, nhất là cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý nước và cho những đối tượng yếu thế). Vai trò giám sát của Quốc hội sẽ bảo đảm rằng, các chủ thể có liên quan, nhất là Chính phủ, cần tích cực hành động, tuân thủ pháp luật về thực hiện SDGs mà Quốc hội đã thông qua; đánh giá, kiểm tra tính chính xác của các chỉ tiêu, số liệu có liên quan để đo lường sự tiến bộ và có những điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, thông qua 4 IPU and UNDP (2016), Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện SDGs dành cho các Nghị viện năm 2016 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). 5 Eric Mulholland (2017), The Role of European Parliaments in the Implementation of the 2030 Agenda and the SDGs, ESDN Quarterly Report 45, July 2017, ESDN Office, Vienna. một số hoạt động khác như điều trần, tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến nhân dân, dân nguyện, công khai và minh bạch hoá, Quốc hội còn thể hiện vai trò đại diện để bảo đảm sự tham gia của người dân và thể hiện quan điểm của họ trong chu trình chính sách. Như vậy, về cơ bản, những vai trò của Nghị viện nêu trên là tương đồng và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, gắn liền với 3 chức năng cơ bản của Quốc hội nước ta là lập hiến, lập pháp; quyết định vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. 2. Kinh nghiệm Quốc hội một số nước đối với việc thực hiện SDGs Một là, chú trọng tuyên truyền, phổ biến về SDGs và về vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs, nhằm nâng cao hiểu biết, thu hút sự quan tâm, thúc đẩy hành động và tăng tính đồng thuận từ đại biểu Quốc hội. Đây là hành động được Quốc hội các nước quan tâm tiến hành sớm, có thể là trước, trong quá trình đàm phán hoặc ngay sau khi SDGs được ký kết. Hình thức thực hiện cũng rất đa dạng, phong phú. Ví dụ: Ngay từ tháng 11/2016, Quốc hội Phần Lan đã tổ chức phiên họp đầu tiên để bàn về việc thực hiện SDGs5. Nghị viện Lesotho đã tổ chức một phiên họp toàn thể hai Viện để bàn riêng về Chương trình nghị sự (CTNS) 2030 và SDGs. Nội dung phiên họp đã (i) giới thiệu về SDGs và sự tham gia của Nghị viện Lesotho vào chương trình nghị sự; (ii) thảo luận về quan điểm PTBV trong chương trình nghị sự 2030, cơ chế thực hiện và vai trò của Nghị viện, Nghị sỹ đối với việc thực hiện SDGs; (iii) tổng kết, rút ra những kinh nghiệm từ kết quả thực hiện MDGs giai đoạn 2000-2015 và bàn về các ưu tiên, nỗ lực, giải pháp để thực hiện SDGs trong KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 8(360) T4/2018 tương lai, trong đó nhấn mạnh vai trò của Nghị viện, Nghị sỹ và cần thành lập một Ủy ban PTBV ở cả hai Viện6. Quốc hội Bhutan lại sớm tổ chức Hội thảo với chủ để “Vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện SDGs” (ngày 3/5/2016) nhằm tuyên truyền, phổ biến về SDGs; làm rõ vai trò bao trùm của Quốc hội là tạo ra động lực, nội địa hoá để thực hiện và giám sát việc thực hiện SDGs. Qua Hội thảo, một số vai trò cụ thể của Quốc hội đã được chỉ ra là: (i) lập pháp để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện SDGs và gắn với vì người nghèo, nhạy cảm giới tính và dựa trên nhân quyền; (ii) giám sát và theo dõi sự tiến bộ của Bhutan trong việc đạt được các SDGs; (iii) phân bổ, quản lý nguồn lực tài chính quốc gia để thực hiện SDGs; (iv) bảo đảm việc lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện SDGs của các bên có liên quan; (v) phát huy và sử dụng dữ liệu để đo lường và giám sát tiến độ thực hiện SDGs7,8 Hai là, hình thành cơ sở pháp lý về vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs để tăng tính chủ động, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, có lộ trình và có cơ sở để theo dõi, giám sát việc thực hiện. Trước hết, Quốc hội nhiều nước đã rà soát, xây dựng, ban hành Chương trình hành động của Quốc hội để thực hiện SDGs. Đây là hoạt động quan trọng, bao trùm và phổ biến ở Quốc hội nhiều nước như: Pháp, Phần Lan, Gruzia, Ukraine, Hy Lạp, Guatemala, Colombia, Chile, Liban Ví dụ: Quốc hội Liban đã ban hành Chương trình hành động của Quốc hội thực hiện SDGs (Parliamentary 6 UN Lesotho (2015), Lesotho National Assembly and Senate discuss perspectives on the 2030 Agenda for Sustainable Development”, Maseru, 27/11/2015. 7 UNDP (2016a), Bhutan’s Parliament inspired by SDG vision, May 3, 2016. 8 MB. Subba (2016), Parliamentarians discuss their role on SDG, May 4, 2016. 9 UNDP Lebano (2017), The Parliament and the Journey to the Implementation of SDGs in Lebanon, dp.org, Oct. 12, 2017. 10 Eric Mulholland (2017); Tlđd. 11 UNDP (2016b), Parliaments & SDGs. Fast Facts United Nations Development Programme. www.undp.org, June 2016. 12 UNDP (2017), The Parliament and the Journey to the implementation of SDGs in Lebanon. Oct. 17, 2017. Action for the implementation of the SDGs)9. Đáng chú ý, để xây dựng Chương trình hành động này, Quốc hội các nước tiến hành rất bài bản, kỹ lưỡng. Nội dung Chương trình hành động hết sức toàn diện, cụ thể, đưa ra những giải pháp, yêu cầu, lộ trình và trách nhiệm thực hiện; đồng thời, gắn với cả 3 vai trò của Quốc hội gồm lập pháp, giám sát và quyết định vấn đề quan trọng, trong đó đặc biệt đề cao vai trò lập pháp. Ví dụ, để phục vụ cho việc xây dựng, thảo luận và thông qua Chương trình hành động của Quốc hội nhằm thực hiện SDGs, Quốc hội Hy Lạp, Hà Lan10 đã yêu cầu các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát, đánh giá lại tất cả các sáng kiến lập pháp thuộc các lĩnh vực chuyên đề của SDGs và đề xuất kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp với SDGs. Trong khi đó, ở Phần Lan, trước khi Quốc hội thông qua Chương trình thì tất cả các Uỷ ban đều tổ chức thảo luận về SDGs, xây dựng các báo cáo trong đó đánh giá thực trạng và đưa ra các khuyến nghị; Quốc hội Zambia lại tiến hành một phiên họp để tư vấn về SDGs11; Quốc hội Lebanon tổ chức Hội thảo tham vấn quốc tế với chủ đề “Quốc hội và hành trình để thực hiện SDGs” nhằm mở đường cho một chương mới trên con đường thực hiện SDGs và thúc đẩy vai trò, trách nhiệm quan trọng của Quốc hội đối với việc đạt được các Mục tiêu trên toàn quốc12 Tiếp đó, Quốc hội một số nước còn sửa đổi, ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp tới vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ; nhất là quy KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 8(360) T4/2018 định thẩm tra tính bền vững của dự luật. Ví dụ: Quốc hội Canada đã ban hành, sửa đổi Luật PTBV Canada (sửa đổi lần cuối 26/6/2016)13; trong đó, quy định về việc lập và thực hiện Chiến lược PTBV của Liên bang; đưa ra các định nghĩa, mục đích, áp dụng luật, nguyên tắc cơ bản của PTBV; thành lập Ủy ban về PTBV, Văn phòng PTBV, Hội đồng tư vấn PTBV; quy định điều khoản chuyển tiếp, việc sửa đổi một số đạo luật liên quan và lộ trình thực hiện. Quốc hội Hà Lan đã thông qua Nghị quyết (Nghị quyết ngày 25/01/2017 và Nghị quyết 15/6/2017), trong đó có quy định tất cả các dự luật trước khi trình bắt buộc phải trải qua bước đánh giá về tính tương thích với SDGs, chỉ ra sự tác động trên các phương diện và những thuận lợi, khó khăn14. Hay Quốc hội Anh đã thông qua một dự luật cam kết Quốc hội sẽ dành 0,7% tổng thu nhập quốc gia (GNI) cho ODA hàng năm (3/2015)15. Đặc biệt, Quốc hội CHLB Đức đã ban hành Quy trình thẩm tra tác động về tính bền vững trong khung khổ đánh giá tác động của dự án luật (RIA)16; theo đó, nhiều yêu cầu, nội dung thẩm tra đã được sửa đổi, bổ sung để nhằm thực hiện SDGs một cách tốt nhất. Ba là, hình thành thiết chế chuyên trách để giúp Quốc hội trong việc thực hiện SDGs. Một số Quốc hội đã thành lập thiết chế chuyên trách này như: Quốc hội Fiji thành lập Ủy ban về SDGs vào năm 201517; Quốc hội Zimbabwe thành lập Ủy ban về SDGs 13 Minister of Justice Canada (2016); Federal Sustainable Development Act - S.C. 2008, c. 33. Canada, 2008, Last amend- ed on 26 June 2013, Current to June 6, 2016, Minister of Justice; 14 Eric Mulholland (2017); Tlđd. 15 UNDP (2016b), Tlđd. 16 Deutscher Bundestag (2015), Rules of Procedure for the parliamentary appraisal of the sustainability impact assess- ment in the framework of regulatory impact assessment, Deutscher Bundestag, 18th Electoral Term, 17 June 2015. 17 Ella Masle-Farquhar (2015), Fiji boosts Parliament's role in the implementation of the SDGs, Beyond 2015 Legacy, Submitted by Ella Masle-Farquhar on Mon, 12/10/2015. Đăng bởi Ella Masle-Farquhar, ngày 12/10/2015. 18 Kanako Mabuchi (2016), These are Zimbabwe’s Sustainable Development Goals: Parliament’s Responsibility, Kanako Mabuchi, August 10, 2016. 19 UNDP (2016b), Tlđd. 20 Parlamentarischer Beirat für nachhaltige Entwicklung – PbnE. vào năm 2016, đáng lưu ý, Chủ tịch Uỷ ban này là Chủ tịch Quốc hội18; Quốc hội Trinidad và Tobago mới thành lập Ủy ban về Môi trường và PTBV19; Quốc hội Đức thành lập Hội đồng tư vấn Nghị viện về PTBV (PBnE) từ năm 201420. Ở mức độ thấp hơn, Thượng viện Ý cũng đã thành lập Tiểu ban thường trực về CTNS 2030 và SDGs thuộc Uỷ ban Đối ngoại. Tuy nhiên, cơ cấu, tổ chức của thiết chế này có sự khác nhau giữa các nước. Ở Quốc hội Fiji và Zimbabwe, Uỷ ban về SDGs có vị trí, vai trò và được tổ chức và hoạt động tương tự như các Uỷ ban thường trực của Quốc hội. Trong khi đó, ở Quốc hội Đức, với tên gọi là Hội đồng tư vấn nên tổ chức, hoạt động có sự khác biệt so với hệ thống Uỷ ban thường trực. Hội đồng tư vấn này gồm 44 thành viên, trong đó, 22 thành viên cố định, có tư cách đầy đủ và 22 thành viên “mở”, được lựa chọn khác nhau cho phù hợp với nội dung phiên họp. Hội đồng tư vấn cho Quốc hội về thực hiện SDGs và Chiến lược PTBV quốc gia. Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các mục tiêu, biện pháp, công cụ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và khuyến nghị kế hoạch trung, dài hạn cho việc thực hiện; tham gia vào cuộc đối thoại với các nghị viện khác, đặc biệt là ở Liên minh châu Âu thì nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng là đánh giá, phản biện về tính bền vững của dự luật trong quy trình lập pháp. Theo đó, đối với mỗi dự luật, PbnE sẽ có một bản báo cáo với tư cách là “Ý kiến chuyên gia” gửi cho Ủy ban chủ trì thẩm tra. Hội đồng cũng giữ KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 8(360) T4/2018 vai trò thúc đẩy thảo luận tại Quốc hội liên quan đến PTBV21,22,23. Bốn là, ra tuyên bố không ràng buộc thể hiện quyết tâm của Quốc hội và kêu gọi, yêu cầu Chính phủ tích cực hành động để thực hiện SDGs; tạo cơ chế “mở” để nghị sỹ tham gia thúc đẩy, thực hiện SDGs và tăng cường mối quan hệ với các đối tác có liên quan. Để thể hiện quyết tâm từ phía Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs và để huy động, tăng cường sự tham gia của toàn xã hội trong thực hiện SDGs, nhất là từ phía hành pháp, Quốc hội một số nước đã ra tuyên bố không ràng buộc (non-binding resolution), trong đó, yêu cầu Chính phủ cần tích cực hành động để thực hiện SDGs. Ví dụ: Nghị viện Anh đã thông qua một báo cáo kêu gọi sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan trong Chính phủ để thực hiện các mục tiêu toàn cầu của LHQ, trong đó thiết lập Chương trình nghị sự quốc tế để giải quyết đói nghèo24. Quốc hội Hà Lan đã thông qua nghị quyết kêu gọi và yêu cầu Chính phủ cần xây dựng kế hoạch hành động để chủ động, nỗ lực thực hiện SDGs25. 21 The Federal Government of Germany (2016), Report of the German Federal Government to the High-Level Political Forum on Sustainable Development 2016. 22 The Federal Government of Germany (2010), Structures of sustainability policy, https://www.bundesregierung.de, ngày 13/12/2010. 23 Deutscher Bundestag, Sustainability, 24 Fairtrade Foundation UK (2016), SDGs Report, port, 8 June, 2016. 25 Eric Mulholland (2017) Tlđd. 26 Ministry of Parliamentary Affairs of India (2016), Shri Venkaiah Naidu assures support to Legislators Group on Sustainable Development Goals, Press Information Bureau, Government of India, Ministry of Parliamentary Affairs, 31-March-2016. 27 UNDP (2016b), Tlđd. 28 UNDP, Environmental Parliamentary Front in Support of the SDGs in São Paulo, Brazil, https://sustainabledevelop- ment.un.org. 29 Parliament of the Republic of Uganda. Uganda Parliamentary Forum on Millennium Development Goals. Parliament of the Republic of Uganda. 30 Institute for Advanced Sustainability Studies - IASS (2016), Parliamentary Evening: “A Sustainable Future für Oceans and Coasts – Implementing the 2030 Agenda”, Institute for Advanced Sustainability Studies (IASS, Potsdam), http:// www.iass-potsdam.de, 11/5/2016. 31 Parliament of the Republic of Uganda, Uganda Parliamentary Forum on Millennium Development Goals. Parliament of the Republic of Uganda. Hay để thu hút sự tham gia, phát huy vai trò của nghị sỹ đối với việc thúc đẩy và thực hiện SDGs, Quốc hội Ấn Độ đã thành lập Nhóm các nhà lập pháp cho SDGs (Legislators Group for SDGs)26. Quốc hội Pakistan thành lập Nhóm công tác về SDGs để thúc đẩy các cuộc tranh luận, sự tham gia và nâng cao nhận thức của các nghị sỹ về SDGs27. Quốc hội Brasil thành lập Mặt trận các Nghị sỹ hoạt động về môi trường trong việc hỗ trợ SDGs ở Sao Paolô, Braxin28. Quốc hội Uganda có Diễn đàn Nghị viện về MDGs và Diễn đàn về SDGs29. Còn Quốc hội Đức lại chủ trì phối hợp với Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức những “Buổi tối Nghị viện” để trao đổi về các vấn đề quan trọng để PTBV. “Buổi tối nghị viện” với chủ đề “Một tương lai bền vững cho Đại dương và Bờ biển - thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030”30 là một buổi sinh hoạt nghị viện nhằm thực hiện Mục tiêu SDG14 - đảm bảo việc bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển, và tài nguyên biển. Trong khi đó, Quốc hội Uganda lại tổ chức Diễn đàn Nghị viện Uganda để tham vấn quốc gia về Chương trình nghị sự 2030 và SDGs31. Có những cuộc tham vấn có sự tham gia của gần 500 đại biểu đến từ Quốc KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 8(360) T4/2018 hội, Chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức truyền thông, các tổ chức quốc tế. Trong khi đó, Quốc hội Ý32 lại hình thành “Liên minh Ý cho Phát triển Bền vững” (ASviS) với hơn 140 thành viên, ngoài các nghị sỹ còn có sự tham gia của những nhân vật quan trọng trong nền kinh tế và các công ty của Ý. Cuộc họp ngày 31/1/2017 của Liên minh này dưới sự chủ trì của Chủ tịch Thượng viện (Pietro Grasso) đã cùng với đại diện các đảng, phong trào chính trị và giới doanh nghiệp đã bàn về việc thực hiện SDGs - mối quan hệ giữa quốc tế và trong nước và các ưu tiên, lựa chọn cho chính sách của Ý, Quốc hội các nước cũng đẩy mạnh đối ngoại nghị viện để tăng cường hợp tác với các tổ chức khu vực và thế giới, huy động nguồn lực, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Ví dụ: Quốc hội Zambia với sự trợ giúp của IPU đã phát triển một cơ sở dữ liệu điện tử về thực hiện các SDGs33 để chia sẻ, lưu trữ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức trong nước và với Quốc hội các nước trong IPU Năm là, chú trọng đến giám sát, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát việc thực hiện SDGs. Nhìn chung, Quốc hội các nước thường lồng ghép vấn đề thực hiện SDGs vào chương trình giám sát của Quốc hội và của hệ thống Uỷ ban của Quốc hội. Một số Quốc hội khuyến khích, yêu cầu hệ thống Uỷ ban của Quốc hội và các chủ thể chịu sự giám sát, nhất là Chính phủ, hằng năm có báo cáo riêng phản ánh, đánh giá về sự tiến 32 Eric Mulholland (2017), Tlđd. 33 Inter-Parliamentary Unions (2016), IPU helps Zambia Parliament develop new database ahead of SDGs, ipu.org, 23 June 2016. 34 Eric Mulholland (2017),Tlđd. 35 Định kỳ hằng năm, Hạ viện tiến hành “Ngày Trách nhiệm giải trình” vào ngày Thứ 3 cuối cùng trong tháng 5 để nghe, thảo luận báo cáo của Chủ tịch Tòa Kiểm toán Hà Lan về tình hình chi tiêu và việc thực hiện các mục tiêu, chính sách của Chính phủ trong năm. 36 Abraham Ibn Zackaria (PhD) (2016), Implementating the post-2015 Development agenda & the sustainable develop- ment goals - the role of the Ghanaian legislature, Policy Brief SDGs No. 1. 2016, Parliamentary Research Department, Parliament of Ghana, 05 Apr 2016. bộ của Quốc hội trong thực hiện SDGs (như Nghị viện Châu Âu). Một số các uỷ ban đã tổ chức những phiên điều trần đối với hành pháp về việc thực hiện một, một số nhóm mục tiêu SDGs (như ở Anh, Hy Lạp, Ý). Ở Phần Lan, để hỗ trợ và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát việc thực hiện SDGs thì một số hoạt động đã được tiến hành như: (i) Ban hành Bộ chỉ số PTBV quốc gia (lần đầu là vào T5/2017 và tiếp tục được điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp); Văn phòng Kiểm toán (VTV) thường xuyên có ý kiến và hằng năm có báo cáo đánh giá hiệu quả hành động của Chính phủ để đạt được SDGs; (iii) Tổ chức Diễn đàn mùa xuân hằng năm với chủ đề “Nhà nước và tương lai của PTBV ở Phần Lan” nhằm cung cấp cho nghị sỹ và người dân thông tin hiện trạng và đưa ra các kịch bản ảnh hưởng đến thực hiện SDGs cũng như thách thức mà Chính phủ phải đối diện34. Ở Quốc hội Hà Lan, trong “Ngày trách nhiệm giải trình” năm 201735, Quốc hội đã xem xét báo cáo về việc thực hiện SDGs của Chính phủ. Mạnh mẽ hơn, Quốc hội Ghana còn thành lập một Ủy ban đặc biệt để giám sát việc thực hiện các SDGs để bảo đảm hoạt động giám sát được đầy đủ và hiệu quả hơn36. 3. Một số kiến nghị với Quốc hội Việt Nam về việc thực hiện SDGs Từ việc thực hành ở Quốc hội một số nước đối với việc thực hiện SDGs, có thể nêu một số kiến nghị đối với Quốc hội Việt Nam như sau: Một là, Quốc hội cần chú trọng đẩy KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 8(360) T4/2018 mạnh hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện SDGs và vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs. Trong thời gian qua, Quốc hội nước ta đã có một số hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện SDGs và về vai trò của Quốc hội đối với thực hiện SDGs37, nhưng chưa thật chủ động, số lượng còn ít, hiệu quả chưa thật cao. Từ khi SDGs được chính thức thông qua đến nay, Quốc hội vẫn chưa đưa vào chương trình nghị sự hay có hoạt động nào để giới thiệu, thảo luận một cách chính thức ở phạm vi toàn Quốc hội về chương trình nghị sự đến 2030, về hệ thống 17 Mục tiêu và các chỉ tiêu của SDGs cũng như việc thực hiện chúng, nhất là về vai trò của Quốc hội; mặc dù, ở khía cạnh nhất định, Quốc hội cũng đã lồng ghép vào trong một số hoạt động. Trong khi đó, Chính phủ và nhiều bộ, ngành đã có những hành động tích cực trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện38. Điều này là chưa thật hợp lý, chưa tương xứng với vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs. Vì vậy, để nâng cao hiểu biết, nhận thức của đại biểu Quốc hội về SDGs và về vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs trong thời gian tới, đề nghị Quốc hội cần tổ chức một phiên họp chuyên đề về vấn đề này. Hai là, Quốc hội cần sớm nghiên cứu xây dựng, ban hành Chương trình hành động của Quốc hội nhằm thực hiện SDGs. Việc xây dựng Chương trình hành động này có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, giúp Quốc hội tiếp cận, xử lý tổng thể, chủ động, có lộ trình các vấn đề có liên 37 Có thể kể đến như (i) tổ chức 03 cuộc hội thảo trong khuôn khổ IPU132 về quản lý tài nguyên nước, an ninh mạng và vai trò của Quốc hội đối với phát triển bền vững (Tại Hà Nội vào tháng 2/2015) để góp phần phục vụ việc thông qua Tuyên bố Hà Nội “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”; (ii) tổ chức Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á – Thái Bình Dương về “Ứng phó với Biến đổi khí hậu – Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” (tại TP Hồ Chí Minh tháng 5/2017) 38 Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; một số bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Y tế; Tổng cục Du lịch đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để giới thiệu và bàn về việc thực hiện các Mục tiêu SDGs có liên quan đến ngành, lĩnh vực mình. 39 Điều 76 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quan nhằm thực hiện SDGs một cách hiệu quả nhất trên cả 3 chức năng là lập pháp, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Trong Chương trình này, cần thiết và quan trọng là phải đề ra kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội đến năm 2030 để thực hiện SDGs. Ba là, hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường bộ máy để bảo đảm, phát huy vai trò của Quốc hội trong thực hiện SDGs. Theo đó, Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò của Quốc hội, nhất là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia theo SDGs. Trong đó, cần sửa đổi, bổ sung một số yêu cầu, tiêu chí nhằm PTBV trong báo cáo đánh giá tác động, thẩm định, thẩm tra dự luật, dự án, công trình hay báo cáo. Đồng thời, nghiên cứu hình thành cơ quan chuyên trách/đầu mối giúp Quốc hội trong thực hiện SDGs. Có thể thành lập mới 1 Uỷ ban (Uỷ ban lâm thời) hoặc giao cho 1 Uỷ ban hiện có (Uỷ ban Kinh tế) - có vai trò tương tự như Uỷ ban các Vấn đề xã hội trong bình đẳng giới39. Bốn là, tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát về thực hiện SDGs. Cùng với việc đưa vào Chương trình hành động của Quốc hội để thực hiện SDGs như kiến nghị trên, hằng năm, Quốc hội cần lồng ghép vào Chương trình hoạt động giám sát vấn đề giám sát việc thực hiện KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 8(360) T4/2018 SDGs. Ngoài việc yêu cầu báo cáo và xem xét báo cáo của Chính phủ, các đối tượng giám sát khác có liên quan thì nên tổ chức một số hoạt động giám sát chuyên đề gắn với một số mục tiêu của SDGs hoặc tổ chức phiên giải trình hoặc chất vấn đối với một số ngành, lĩnh vực chủ đạo trong thực hiện SDGs như y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn Năm là, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường sự phối hợp và hợp tác với Chính phủ, các chủ thể khác có liên quan. Quốc hội cần tiếp tục thực hiện hiệu quả thẩm quyền phê chuẩn các điều ước quốc tế và tăng cường ngoại giao nghị viện để mở rộng hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế cũng như giữa Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam với Nghị viện, nghị sỹ các quốc gia ở phạm vi khu vực và thế giới. Điều này không chỉ thu hút đầu tư, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ phát triển đất nước mà còn là cơ hội để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó giúp Quốc hội nước ta thực hiện SDGs tốt hơn. Ở phạm vi trong nước, do nội dung SDGs liên quan đến hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội nên việc thực hiện SDGs là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó Chính phủ có vai trò tiên quyết. Vì vậy, để phát huy vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện SDGs thì Quốc hội cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tất cả các bên có liên quan, nhất là với Chính phủ, các bộ, ngành Thứ hai: Điều 11 của Dự thảo, ngoài các Thoả thuận HCCT theo chiều ngang20 còn bao gồm cả các Thoả thuận HCCT theo chiều dọc21. Nguyên tắc chung là các thoả thuận theo chiều ngang luôn sẽ kém nguy hiểm hơn các thoả thuận theo chiều dọc22. Kinh nghiệm từ các nước trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh thì các thoả thuận theo chiều dọc, nếu thị phần không đạt đến một ngưỡng nhất định các thoả thuận này hầu như không gây tổn hại cho cạnh tranh và/hoặc người tiêu dùng. Do vậy, cần bổ sung khoản 3 Điều 12 theo hướng: 20 Các thoả thuận giữa các doanh nghiệp cùng nằm trên cùng thị trường liên quan. 21 Các thoả thuận giữa các doanh nghiệp nằm ở các giai đoạn khác nhau của chuỗi sản xuất. 22 World Bank, OECD, A framework for the design and implementation of competition law and policy, page 19, nguồn: of-competition-law-and-policy; truy cập ngày 14/03/2018. “3. Cấm các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định tham gia thỏa thuận HCCT quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT một cách đáng kể trên thị trường. Quy định này không áp dụng nếu thị phần của các doanh nghiệp dưới 30% trên thị trường liên quan” (Tiếp theo trang 30) BÀN VỀ VẤN ĐỀ MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI CÁC THOẢ THUẬN... KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 64 Số 8(360) T4/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquoc_hoi_cac_nuoc_voi_viec_thuc_hien_muc_tieu_phat_trien_ben.pdf
Tài liệu liên quan