Quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội

Thứ nhất, qua nghiên cứu các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội, chúng tôi thấy, việc xử lý đối với người nước ngoài phạm tội chủ yếu dựa trên các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, theo tập quán quốc tế hoặc bằng con đường ngoại giao. Như vậy, trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự nước ta mang tính quốc tế hóa rất cao, phù hợp với xu thế hiện nay nhưng thực tế lại đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: Có những trường hợp người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam nhưng trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã không nhận được sự hỗ trợ tích cực, thiện chí từ quốc gia mà người phạm tội đó mang quốc tịch hoặc có sự tranh chấp về thẩm quyền xử lý hình sự đối với những trường hợp phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam giữa Việt Nam và một số quốc gia vì giữa Việt Nam và các quốc gia đó chưa có các điều ước quốc tế để điều chỉnh chung. Cho nên, việc tăng cường ký kết các điều ước quốc tế, đặc biệt là các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các quốc gia có nhiều công dân phạm tội ở Việt Nam để làm cơ sở thực thi các quy định này có hiệu quả trong thực tế là một vấn đề cần thiết.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 1. Đối với trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán trong việc xử lý đối với trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo tinh thần quy định tại khoản 1 Điều 5 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI PHẠM TỘI HỒ THANH GIANG* TÓM TẮT NỘI DUNG Ngay từ thời phong kiến, trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội ở nước ta đã được ghi nhận1. Trải qua các giai đoạn lịch sử lập pháp hình sự, quy định này đã có nhiều thay đổi và đến nay trở thành chính sách hình sự nhất quán của Nhà nước ta. Vấn đề này càng hoàn thiện hơn trong quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với sự kế thừa, sửa đổi và bổ sung thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp, phù hợp với thực tiễn cũng như luật pháp quốc tế. Từ khóa: Trách nhiệm hình sự; người nước ngoài; ngoài lãnh thổ. SUMMARY From the feudal society, the criminal responsibility of foreign offender was admitted. Over historic periods of penal legislation, these regulations have many changes and become the consistent penal policy of our country. This matter is going complete in the Criminal Code 2015 (Amended in 2017) with the succession, changes and amendments that show the progress in legislative spirit, suitable to the practice and international laws. Key words: Criminal responsibility; foreigner; outside the territory. 1 Điều 33 Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) thời nhà Nguyễn có quy định: “Hết thảy người ngoại quốc phạm tội thì cũng y luật xử trị. Người ngoại quốc khi đến (nước nào) là lệ thuộc vào dân bản xứ, như vua, dân nước nầy có tội, cũng theo luật mà xử, chỉ cho họ biết rằng mọi hành vi không nằm ngoài pháp luật” (Xem: Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 1994, Tập II, trang 181). * Trường Đại học Cảnh sát nhân dân TẠP CHÍ KHGD CSND 63 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như là công dân Việt Nam, việc xác định những vấn đề liên quan đến tội phạm và hình phạt được áp dụng trong trường hợp xử lý trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội đều dựa trên các quy định của BLHS. Khi quyết định hình phạt đối với họ, ngoài những quy định chung, người nước ngoài phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt trục xuất như là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Việc BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp tục kế thừa quy định này thể hiện sự đa dạng hóa các hình thức xử lý và phù hợp với đặc điểm của đối tượng bị áp dụng trong chính sách hình sự đối với người nước ngoài phạm tội ở nước ta. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử lý về hình sự, chính sách pháp luật của Nhà nước ta có những ưu đãi đặc biệt đối với các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế. Nội dung này được BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp tục ghi nhận và quy định phù hợp hơn2, đồng thời xác định cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc giải quyết các vấn đề mang tính quốc tế, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực ngoại giao, thể hiện sự tôn trọng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nếu như trong BLHS năm 1999, trường hợp người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự phạm tội đều được giải quyết bằng con đường ngoại giao, thì theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), vấn đề này trước tiên phải được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì mới giải quyết bằng con đường ngoại giao3. Ngoài vấn đề sửa đổi, bổ sung nêu trên, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn chính thức ghi nhận hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra ở những khu vực có quy chế pháp lý 2 BLHS năm 2015 đã sửa đổi nội dung khoản 2 Điều 5 BLHS năm 1999 phù hợp hơn: Bỏ cụm từ “quyền ưu đãi” trong nội dung quy định, vấn đề sửa đổi này phù hợp với nội dung quy định các quyền ưu đãi, miễn trừ trong Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (chỉ có quyền miễn trừ về hình sự, không có quyền ưu đãi về hình sự). Thay cụm từ “ký kết hoặc tham gia” bằng cụm từ “là thành viên” để phù hợp với thuật ngữ sử dụng trong các điều ước quốc tế (trong nội dung hầu hết các điều ước quốc tế đều xác định là các quốc gia thành viên chứ không phải là các quốc gia ký kết hoặc tham gia). 3 Xem khoản 2 Điều 5 BLHS năm 2015. 64 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đặc biệt như: Tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam4. Quy định này dựa trên nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc mang cờ đã được khoa học luật quốc tế thừa nhận, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên5, cũng như yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra hiện nay. Bên cạnh đó, nội dung bổ sung này còn là cơ sở (cơ sở của trách nhiệm hình sự) để áp dụng quy định về thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bộ luật Tố tụng hình sự (trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 vấn đề này đã được quy định nhưng trong BLHS năm 1999 không quy định về trách nhiệm hình sự đối với tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam, do đó chưa đảm bảo tính thống nhất giữa quy định của BLHS và Bộ luật Tố tụng hình sự). Với nội dung quy định này, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cho phép xử lý trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như trường hợp họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, theo tinh thần của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển (điểm b khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 77), Việt Nam chỉ được xác lập quyền tài phán về hình sự đối với hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi phạm tội do người nước ngoài thực hiện có liên quan đến việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển tại vùng đặc quyền kinh tế hoặc liên quan đến việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam (không có quyền tài phán tuyệt đối ở những khu vực này). 2. Đối với trường hợp người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoản 2 Điều 6 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau: Người nước ngoài, pháp nhân 4 BLHS năm 2015 bổ sung đoạn 2 tại khoản 1 Điều 5 như sau: “Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam”. 5 Điểm b khoản 1 Điều 56 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quy định: Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Khoản 1 Điều 77 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quy định: Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Khoản 1 Điều 3 Công ước về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay quy định: Quốc gia đăng ký tàu bay có thẩm quyền thực hiện quyền tài phán đối với các hành vi phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay. TẠP CHÍ KHGD CSND 65 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Với nội dung quy định này, về mặt nhận thức, chúng ta có thể hiểu rằng, người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS Việt Nam trong các trường hợp sau đây: Thứ nhất, trong trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định; thứ hai, hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho dù Việt Nam không phải là thành viên của các điều ước quốc tế điều chỉnh về hành vi phạm tội đó, hay không được các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định. Nhận thức này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc quốc tịch thụ động và nguyên tắc bảo vệ trong khoa học luật quốc tế6, cũng như đảm bảo được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, khi chúng ta chưa có đủ điều kiện tham gia đầy đủ các điều ước quốc tế nhưng vẫn đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý để xử lý những hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam và lợi ích quốc gia. Như vậy, so với quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã mở rộng hơn các trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ của Việt Nam. Đây là một điểm mới trong chính sách hình sự của nhà nước ta, khẳng định vai trò quan trọng của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích của Nhà nước ta. Liên quan đến hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ của Việt Nam, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung quy định mới tại khoản 3 Điều 6, qua đó chính thức ghi nhận hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với trường hợp này thì người phạm tội (kể cả người nước ngoài) cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội 6 Xem thêm: Vũ Thị Thúy (2017), Hiệu lực của Luật hình sự Việt Nam về không gian, Nhà xuất bản Hồng Đức, trang 31 - 42. 66 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chưa đặt vấn đề về tính hợp lý của quy định mới này, song, xét dưới góc độ pháp lý, trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng đã đề cập đến vấn đề này, chẳng hạn, tại Điều 4 Công ước về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay có quy định: Một Quốc gia ký kết không phải là Quốc gia đăng ký tàu bay không được can thiệp vào tàu bay đang bay để thực hiện quyền tài phán hình sự của mình đối với các hành vi phạm tội thực hiện trên tàu bay trừ các trường hợp sau đây: a) Hành vi phạm tội gây ảnh hưởng tới lãnh thổ của Quốc gia đó; b) Hành vi phạm tội do công dân hoặc người thường trú của Quốc gia đó được thực hiện hoặc chống lại họ; c) Hành vi phạm tội chống lại an ninh của Quốc gia đó; d) Hành vi phạm tội bao gồm việc vi phạm bất kỳ quy tắc hoặc quy định hiện hành nào liên quan tới chuyến bay hoặc hoạt động của tầu bay tại Quốc gia đó; e) Việc thực hiện quyền tài phán là cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ bất kỳ nghĩa vụ nào của Quốc gia đó theo hiệp định quốc tế đa phương. Do đó, quy định mới này đã tạo được cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng là sự thể hiện rõ nét quan điểm chỉ đạo trong quá trình xây dựng các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 3. Một số vấn đề cần chú ý để đảm bảo việc thực thi các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội có hiệu quả Thứ nhất, qua nghiên cứu các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội, chúng tôi thấy, việc xử lý đối với người nước ngoài phạm tội chủ yếu dựa trên các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, theo tập quán quốc tế hoặc bằng con đường ngoại giao. Như vậy, trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự nước ta mang tính quốc tế hóa rất cao, phù hợp với xu thế hiện nay nhưng thực tế lại đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: Có những trường hợp người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam nhưng trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã không nhận được sự hỗ trợ tích cực, thiện chí từ quốc gia mà người phạm tội đó mang quốc tịch hoặc có sự tranh chấp về thẩm quyền xử lý hình sự đối với những trường hợp phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam giữa Việt Nam và một số quốc gia vì giữa Việt Nam và các quốc gia đó chưa có các điều ước quốc tế để điều chỉnh chung. Cho nên, việc tăng cường ký kết các điều ước quốc tế, đặc biệt là các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các quốc gia có nhiều TẠP CHÍ KHGD CSND 67 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) công dân phạm tội ở Việt Nam để làm cơ sở thực thi các quy định này có hiệu quả trong thực tế là một vấn đề cần thiết. Thứ hai, mặc dù hình phạt trục xuất được quy định trong BLHS thể hiện sự đa dạng hóa hình thức xử lý đối với người nước ngoài phạm tội, phù hợp với tình hình thực tế nhưng cũng chỉ là quy định một cách chung chung, mang nặng tính ngoại giao, chưa được quy định cụ thể về điều kiện áp dụng cũng như các vấn đề khác có liên quan như: Loại tội phạm nào sẽ bị áp dụng hình phạt này; thời hạn, điều kiện để xóa án tích Theo chúng tôi, trước mắt các cơ quan chức năng cần có những hướng dẫn cụ thể, tránh trường hợp tùy nghi áp dụng như hiện nay. Thứ ba, ngoài việc tăng cường ký kết các điều ước quốc tế, việc hoàn thiện những quy định có liên quan đến người nước ngoài phạm tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tổ chức hoạt động điều tra, thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam cũng là vấn đề cần thiết được đặt ra hiện nay. Chẳng hạn, về thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do người nước ngoài thực hiện hiện nay vẫn chưa được quy định thống nhất; chưa có các quy định cụ thể liên quan đến cơ quan có chức năng phiên dịch, người phiên dịch, dịch thuật trong hoạt động tố tụng hình sự như: tiêu chuẩn, điều kiện tham gia, trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp; chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn chế độ tạm giữ, tạm giam cho người nước ngoài; trường hợp người phạm tội có hai quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì áp dụng chính sách hình sự đối với họ như thế nào? (ở một số lĩnh vực liên quan đến quản lý hành chính nhà nước có hướng dẫn cụ thể nhưng lĩnh vực hình sự thì chưa)... Khi đảm bảo được những điều kiện về mặt pháp lý này, việc áp dụng các quy định về trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội sẽ thực sự hiệu quả hơn. Thứ tư, một trong những yếu tố cũng góp phần quan trọng để quy định về trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội được triển khai có hiệu quả trong thực tiễn đó là tinh thần, ý thức trách nhiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật thường có tâm lý e ngại khi thụ lý những vụ án do người nước ngoài phạm tội, một phần là do những yếu tố liên quan đến các quy định của pháp luật quốc tế, yếu tố ngoại giao, một phần cũng do họ chưa thực sự được trang bị đầy đủ kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự do người nước ngoài thực hiện, dẫn đến nhiều trường hợp vụ án bị kéo dài, thậm chí bị đình chỉ, từ đó không đảm bảo được tính pháp chế. Cho nên, vấn đề được đặt ra là cần phải nêu cao được tinh thần, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, phải xác định cho họ việc thực thi tốt chính sách hình sự đối với người nước 68 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ngoài phạm tội là một vấn đề quan trọng, thể hiện được trình độ, uy tín và vị thế của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế; bên cạnh đó, việc tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật cần được chú trọng thường xuyên, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra nhằm trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết về pháp luật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, giao tiếp, ngoại giao để giải quyết tốt các vụ án do người nước ngoài thực hiện. Tóm lại: Quy định về trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, phù hợp, thể hiện rõ nét quan điểm chỉ đạo trong quá trình soạn thảo BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đó là: Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhưng để các quy định này thực sự phát huy có hiệu quả trong thực tiễn, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố, trong đó việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật là những yếu tố then chốt. H.T.G Tài liệu tham khảo 1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự (Luật số 100/2015/QH13). 2. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1982), Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển. 3. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1963), Công ước về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay. 4. Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (1994), Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 5. Vũ Thị Thúy (2017), Hiệu lực của Luật hình sự Việt Nam về không gian, Nhà xuất bản Hồng Đức. (Nhận bài: 06/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_dinh_cua_bo_luat_hinh_su_nam_2015_sua_doi_bo_sung_nam_20.pdf