Một là, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định về thực hiện quyền của chủ sở hữu
đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân như
sau: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của
chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn
dân” và “Chính phủ thống nhất quản lý và
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả
và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân”26.
Quy định này sẽ dẫn đến cách hiểu: Chính
phủ cũng chính là cơ quan thực hiện trách
nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện
chủ sở hữu trong việc thống nhất quản lý
đất đai. Điều này là chưa chính xác bởi vì
hệ thống cơ quan quyền lực từ trung ương
đến địa phương (Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp) cũng có trách nhiệm
và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
quản lý đất đai27. Ngoài ra, việc quy định
về trách nhiệm “thống nhất quản lý” của đại
diện chủ sở hữu trong nội dung “thực hiện
quyền của chủ sở hữu” như trên là không
phù hợp (như đã phân tích ở mục 3.1 ở
trên). Với cách quy định đó cũng khiến
cho vai trò của Nhà nước trong quản lý đất
đai không được thể hiện rõ ràng, đầy đủ ở
cả hai phương diện: (1) Nhà nước quản lý
đất đai với tư cách là người đại diện của
chủ sở hữu về đất đai; (2) Nhà nước thực
hiện vai trò quản lý đất đai xuất phát từ
chức năng của một tổ chức quyền lực và
quan hệ đất đai là một lĩnh vực xã hội mà
nó phải điều tiết
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định pháp luật về chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân của nhà nước đối với đất đai - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ CẢM
TRỊNH TIẾN VIỆT
NGUYỄN VĂN THỦY
VƯƠNG THỊ HÀ
NGUYỄN XUÂN PHONG
PHẠM XUÂN THẮNG
LÊ THỊ THU HẰNG
BÙI ĐỨC HẬU
PHẠM THỊ TRANG
Khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt Nam
hiện hành và định hướng tiếp tục hoàn thiện trong
tương lai (Kỳ 2 và hết)
Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật
hình sự Việt Nam trước thách thức Cách mạng
công nghiệp 4.0 (Kỳ 1)
Vấn đề miễn chấp hành hình phạt
Một số vướng mắc trong quyết định hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và giải pháp
hoàn thiện
Một số nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài
sản trên địa bàn Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, tỉnh Ninh Thuận
Quy định pháp luật về chức năng đại diện chủ sở
hữu toàn dân của Nhà nước đối với đất đai - Một
số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền con người,
quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện
Hợp đồng có giá trị lớn theo quy định của pháp
luật Hoa Kỳ, pháp luật của Vương quốc Anh và
một số gợi ý cho Việt Nam
MỤC LỤC Trang
Số 04 (31)
2019
3
9
20
30
36
41
50
58
61
LE CAM
TRINH TIEN VIET
NGUYEN VAN THUY
VUONG THI HA
NGUYEN XUAN PHONG
PHAM XUAN THANG
LE THI THU HANG
BUI DUC HAU
PHAM THI TRANG
Crime definition under Vietnamese criminal laws
currently and orientations to continously complete
in the future (Period 2 and end)
Continuing to innovate legal thinking in
Vietnamese criminal law before the challenge of
Industrial Revolution 4.0 (Period 1)
Some matters about penalty remisssion
Several obstacles insentence determination for
under 18-year-old person committing the crimes
and completing solutions
Some causes and solutions to improve the
prevention of property theft crime in Phan Rang-
Thap Cham city, Ninh Thuan province
Legal regulations on the State’s function in
representing the entire-people ownership for land
- Some obstacles and recommendations
Completing legal regulations on restricting
human rights and citizens rights according to the
Constitution in 2013
Some solutions to enhance efficiency of sanctioning
administrative violations in managing conditional
business lines
Great value contracts under the United States of
America and the United of Kingdom’s laws and
some suggestions for Vietnam
INDEX Page
No 04 (31)
2019
3
9
20
30
36
41
50
58
61
41Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019
PHẠM XUÂN THẮNG
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước1. Chính vì vậy,
ở bất kỳ giai đoạn nào, sở hữu đất đai luôn
là một trong những nội dung pháp lý nền
tảng, trung tâm của hệ thống pháp luật Việt
Nam. Kể từ năm 1980, sau khi Hiến pháp
năm 1980 được ban hành, pháp luật nước
ta đã luôn nhất quán khẳng định và duy
trì duy nhất một hình thức sở hữu đối với
đất đai đó là hình thức SHTD. Sự phù hợp
với điều kiện chính trị và hoàn cảnh lịch sử
1 Điều 54 Hiến pháp năm 2013.
của đất nước, việc thực hiện duy nhất chế
độ SHTD về đất đai ở Việt Nam trong thời
gian qua đã đạt được nhiều tiến bộ mang
tính đột phá, đem lại hiệu quả cao trong
khai thác, quản lý và sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai quốc gia. Tuy nhiên, quá
trình thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai trong điều kiện phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cũng
bộc lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi phải
tiếp tục nghiên cứu, khắc phục.
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
TOÀN DÂN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI - MỘT SỐ BẤT CẬP
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
* Thạc sĩ, Khoa Luật – Học viện An ninh nhân dân
Thực hiện chế độ sở hữu toàn dân (SHTD) đối với đất đai, một trong những
nội dung trọng tâm là phát huy tối đa vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực
này ở cả hai chức năng: đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Trong thời
gian vừa qua, quy định pháp luật về chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân
của Nhà nước đối với đất đai đã từng bước được hoàn thiện, góp phần quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai. Tuy
nhiên, nội dung pháp lý về phương diện chức năng này của Nhà nước vẫn tồn
tại những bất cập, hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện, đặt ra yêu cầu
cần thiết phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
Từ khóa: Sở hữu, đất đai, sở hữu toàn dân, sở hữu đất đai, đại diện chủ sở
hữu toàn dân.
One of important matters in implementing entire-people ownership for
land is maximizing the State’s role in two functions: representative of the
ownership and unified management. Over the past few years, the first funtion
of the State have been gradually completed which contributes to improving
capacity of management and usage of land resources. However, this function
has also been witnessed some shortcomings and difficulties that needs to be
continuously amended and supplemented.
Keywords: Ownership, land, entire-people ownership, ownership for
land, representative of the entire-people ownership.
PHẠM XUÂN THẮNG*
42
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TOÀN DÂN...
Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2019
1. Khái quát về chức năng đại diện
chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước đối
với đất đai
Ở nước ta, kể từ khi Hiến pháp năm
1980 được ban hành, chế độ SHTD về đất
đai chính thức được xác lập một cách duy
nhất và tuyệt đối2. Chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai tiếp tục được duy trì, ghi nhận
trong Hiến pháp năm 19923 (Điều 17), Hiến
pháp năm 20134 và được khẳng định một
cách nhất quán trong Luật đất đai (LĐĐ)
của nước ta qua các thời kỳ. Tuy nhiên, chế
độ SHTD là khái niệm rất khó xác định về
mặt nội hàm, cho đến nay trong giới khoa
học pháp lý nước ta vẫn có sự chưa hoàn
toàn thống nhất với nhau về xác định nội
hàm của chế độ SHTD đối với đất đai. Mặc
dù vậy, hầu hết các quan điểm khoa học
đều thống nhất rằng đối với lĩnh vực đất
đai, Nhà nước có hai chức năng cơ bản
đó là: (1) Chức năng đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai trong việc chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt đất đai; (2) Chức
năng nhân danh quyền lực công để thực
hiện thống nhất quản lý đất đai giống như
quản lý xã hội trong các lĩnh vực khác. Để
thực hiện chế độ SHTD về đất đai trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, pháp luật cần phải
đồng thời quy định một cách rõ ràng, cụ
thể, khoa học về quyền và trách nhiệm của
Nhà nước trong việc thực hiện chức năng
ở cả hai phương diện nêu trên.
Đối với chức năng đại diện chủ sở
hữu toàn dân của Nhà nước về đất đai,
2 Điều 19 Hiến pháp năm 1980.
3 Điều 17 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001).
4 Điều 53 Hiến pháp năm 2013.
xuất phát từ bản chất của quan hệ đại diện
trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với
tài sản đất đai, pháp luật đất đai chú trọng
xây dựng và hoàn thiện những nội dung
cơ bản sau: Một là, khẳng định Nhà nước là
chủ thể duy nhất thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu toàn đân về đất đai; Hai
là, quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung,
giới hạn, phạm vi quyền và trách nhiệm
của Nhà nước trong việc thực hiện chức
năng đại diện chủ sở hữu; Ba là, quy định
về phương thức, trình tự, thủ tục thực hiện
và bảo vệ các quyền cũng cơ chế đảm bảo
thực hiện trách nhiệm đại diện chủ sở hữu
về đất đai của Nhà nước.
Trong một thời gian dài, pháp luật
nước ta không xác định rõ chức năng đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của
Nhà nước cũng như không có những quy
định về các nội dung cụ thể hóa chức năng
cơ bản này, dẫn đến hiệu quả thực thi chế
độ SHTD về đất đai chưa cao, phát sinh
nhiều vấn đề bất cập, tồn tại. Phải đến
LĐĐ năm 2003 thì chức năng đại diện
chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà
nước mới được xác định một cách rõ ràng,
cụ thể và nội dung này tiếp tục được quy
định một cách hoàn thiện, khoa học hơn tại
LĐĐ năm 2013.
2. Quy định của pháp luật hiện hành
về chức năng đại diện chủ sở hữu của
Nhà nước đối với đất đai
Chế độ SHTD về đất đai ở nước ta kể từ
khi được chính thức xác lập tại Hiến pháp
năm 1980 đã luôn được ghi nhận trong tất
cả các bản Hiến pháp và được khẳng định
lại, cụ thể hóa trong các văn bản Luật đất
đai ở mọi thời kỳ. Mặc dù vậy, trong tất
cả các văn bản pháp luật đất đai của Nhà
43Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019
PHẠM XUÂN THẮNG
nước trước khi LĐĐ năm 2003 được ban
hành đều không xác định rõ tư cách đại
diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất
đai, các văn bản này đều dừng lại ở việc
quy định một cách chung chung: “Đất đai
là của toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý”5. Việc quy định một cách chung
chung, thiếu rõ ràng về tư cách đại diện
chủ sở hữu của Nhà nước gây ra sự nhầm
lẫn giữa quyền sở hữu và quyền quản lý
đất đai của Nhà nước, khiến cho việc thực
thi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai gặp
nhiều khó khăn trong thực tiễn. Và hậu
quả là “Diện tích đất sử dụng kém hiệu quả
hoặc chưa sử dụng còn lớn; nhiều địa phương
buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng đất bị
hoang hoá, bị lấn chiếm, tự ý chuyển đổi mục
đích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và gây thất
thu ngân sách nhà nước”6.
Khắc phục khiếm khuyết này, LĐĐ
năm 2003 đã ghi nhận rõ ràng chức năng
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
của Nhà nước: “Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”7. Đồng
thời với đó, nội dung về các quyền đại diện
chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà
nước cũng được đề cập khá cụ thể8. Tuy
nhiên, Luật đất đai năm 2003 mới chỉ xác
định chức năng đại diện sở hữu của Nhà
nước một cách chung nhất và đề cập đến
5 Điều 19 Hiến pháp năm 1980, Điều 17 Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 1
Luật đất đai 1987, Điều 1 Luật đất đai 1993 (sửa
đổi, bổ sung các năm 1998, 2001).
6 Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của
Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai
thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền
kinh tế.
7 Khoản 1 Điều 5 LĐĐ năm 2003.
8 Khoản 2 Điều 5 LĐĐ năm 2003.
một số quyền của đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai, các quy định của pháp luật
chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền
định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại
diện chủ sở hữu đất đai9. LĐĐ năm 2003
chưa quy định rõ ràng về chủ thể trực tiếp
thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu,
các quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà
nước chưa được đề cập đầy đủ, chưa quy
định tách bạch giữa quyền với trách nhiệm
của Nhà nước trong thực hiện chức năng
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
LĐĐ năm 2013 được ban hành tiếp tục
khẳng định chế độ SHTD về đất đai, trên
cơ sở kế thừa quy định của LĐĐ năm 2003
về chức năng đại diện chủ sở hữu của Nhà
nước, đồng thời bổ sung nội dung quy
định về quyền của đại diện chủ sở hữu
cũng như xác định rõ trách nhiệm của Nhà
nước trong việc thực hiện chức năng này
một cách đầy đủ, toàn diện hơn.
Theo quy định của Luật đất đai hiện
hành, thực hiện chức năng đại diện chủ sở
hữu về đất đai, Nhà nước có những quyền
cụ thể sau: 1) Quyết định quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; 2) Quyết
định mục đích sử dụng đất; 3) Quy định
hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng
đất; 4) Quyết định thu hồi đất, trưng dụng
đất; 5) Quyết định giá đất; 6) Quyết định
trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng
đất; 7) Quyết định chính sách tài chính về
đất đai; 8) Quy định quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất10. Những quyền của đại
diện chủ sở hữu về đất đai này cũng đã
được quy định chi tiết, cụ thể trong LĐĐ
9 Lê Bùi Phương Nhung, Chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai theo Luật Đất đai năm 2013, Luận văn
thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, 2015.
10 Điều 13 LĐĐ năm 2013.
44
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TOÀN DÂN...
Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2019
năm 201311. Luật đất đai năm 2013 cũng đã
bổ sung quy định về việc thực hiện quyền
đại diện của chủ sở hữu với nội dung rõ
ràng về phạm vi thẩm quyền của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước (Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và
Ủy ban nhân dân các cấp)12.
Bên cạnh quy định cụ thể các quyền
năng của đại diện chủ sở hữu, LĐĐ năm
2013 xác định rõ trách nhiệm của Nhà
nước đối với đất đai gồm những nội dung
sau: 1) Trách nhiệm quản lý nhà nước về
đất đai; 2) Bảo đảm của Nhà nước đối
với người sử dụng đất; 3) Trách nhiệm
của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông
nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; 4)
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây
dựng cung cấp thông tin đất đai13. Thực
hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với đất
đai theo quy định pháp luật bao gồm cả hệ
thống cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp), hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp) và hệ thống cơ
quan chuyên ngành quản lý đất đai14.
Như vậy, có thể thấy chức năng đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của
Nhà nước ta hiện nay đã được pháp luật
quy định khá rõ ràng, cụ thể và tương đối
toàn diện về nội dung, phạm vi, chủ thể
cũng như phương thức thực hiện. Những
11 Điều 14 đến Điều 20 LĐĐ năm 2013.
12 Điều 21 LĐĐ năm 2013.
13 Điều 22, 26, 27, 28 LĐĐ năm 2013.
14 Quy định về trách nhiệm của các cơ quan này
được quy định trong LĐĐ năm 2013 và rải rác
ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Hiến
pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014,
Luật Tổ chức chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015, Luật quy
hoạch năm 2017.
quy định này đã góp phần hoàn thiện chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta nói chung và nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng
đất đai nói riêng.
3. Một số bất cập trong quy định về
chức năng đại diện chủ sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai và kiến nghị hoàn
thiện
Trong giai đoạn vừa qua, pháp luật
về chức năng đại diện chủ sở hữu đối với
đất đai của Nhà nước đã từng bước được
hoàn thiện theo hướng cụ thể, rõ ràng và
toàn diện, khoa học hơn. Qua đó ngày
càng khẳng định và phát huy vai trò tích
cực của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai,
góp phần quan trọng trong việc thực thi
đúng đắn chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nâng
cao hiệu quả hơn nữa trong công tác quản
lý, sử dụng nguồn lực tài nguyên đất đai.
Mặc dù vậy, ở phương diện pháp luật thực
định cũng như thực tiễn thi hành pháp
luật đất đai ở nước ta trong thời gian qua
cho thấy quy định hiện hành về chức năng
đại diện chủ sở hữu đối với đất đai của
Nhà nước vẫn còn tồn tại một số bất cập
cần phải tiếp tục hoàn thiện trong thời
gian tới. Cụ thể như sau:
3.1. Bất cập trong quy định chung về
chức năng đại diện chủ sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai
Trong những quy định chung của LĐĐ
năm 201315, nội dung liên quan đến chức
năng đại diện chủ sở hữu của Nhà nước
15 Chương 1 (từ Điều 1 đến Điều 12) LĐĐ năm
2013.
45Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019
PHẠM XUÂN THẮNG
đối với đất đai được quy định tại Điều 1
(Phạm vi điều chỉnh) và Điều 4 (Sở hữu đất
đai) còn chưa thực sự khoa học và thiếu
hợp lý. Cụ thể:
Một là, trong nội dung về phạm vi điều
chỉnh tại Điều 1 LĐĐ năm 2013 quy định:
“Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai,
quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống
nhất quản lý về đất đai”. Việc sử dụng
thuật ngữ “chế độ sở hữu” trong quy định
này tại LĐĐ năm 2013 tạo ra sự không
thống nhất với các quy định về SHTD
trong Hiến pháp và Bộ luật dân sự hiện
hành. Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân
sự năm 2015 hiện nay không hề có quy
định về “chế độ sở hữu” mà chỉ có quy định
về “hình thức sở hữu” mà thôi. Hơn nữa,
khái niệm “chế độ sở hữu” là một nội dung
khái quát và trừu tượng, khó xác định về
mặt nội hàm, chính vì vậy việc chuyển hóa
nó vào các văn bản pháp luật gần như là
bài toán khó có lời giải đúng16. Ngoài ra,
việc quy định phạm vi điều chỉnh của
LĐĐ năm 2013 gồm đồng thời các nội
dung “chế độ sở hữu đất đai” và “quyền hạn
và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở
hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý
về đất đai” đã vô tình dẫn đến sự trùng
lặp không cần thiết, bởi vì ở phương diện
khoa học thì nội dung “quyền hạn và trách
nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất
đai” là một bộ phận trong nội hàm của “chế
độ sở hữu đất đai” ở nước ta hiện nay17.
16 Lê Hồng Hạnh, Mục đích chính sách của BLDS
và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ bản
của Bộ luật Dân sự, Tạp chí Luật học, số 9/2014,
trang 16-24.
17 Phạm Thị Hương Lan (Chủ biên), Bình luận
Hai là, tại Điều 4 LĐĐ năm 2013 với
tiêu đề “Sở hữu đất đai” quy định: “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
So với LĐĐ năm 2003, quy định về “Sở hữu
đất đai” hiện hành bổ sung thêm nội dung
“thống nhất quản lý”. Sự bổ sung này với ý
nghĩa tạo ra sự thống nhất giữa quy định
của LĐĐ năm 2013 với quy định của Hiến
pháp năm 201318 trong việc xác định rõ
trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai.
Tuy nhiên, nội dung bổ sung này là thiếu
hợp lý và không cần thiết, bởi vì những
quy định của Hiến pháp năm 2013 về đất
đai là những quy định cơ bản, nền tảng và
chung nhất, do vậy nội dung của những
quy định này đồng thời đề cập đến cả chức
năng đại diện chủ sở hữu của Nhà nước
và chức năng quản lý nhà nước về đất đai,
những nội dung này cần được cụ thể hóa
trong LĐĐ năm 2013. Trong khi đó, quy
định tại Điều 4 LĐĐ năm 2013 chỉ quy
định về “Sở hữu đất đai”, tức là chỉ tiếp cận
ở phương diện chức năng đại diện chủ sở
hữu của Nhà nước, do đó việc đề cập nội
dung “thống nhất quản lý” ở đây là không
phù hợp. Ngoài ra, nếu giải thích cho việc
bổ sung mới nội dung này để xác định rõ
hơn trách nhiệm của Nhà nước với vai trò
đại diện chủ SHTD về đất đai thì điều này
cũng là không cần thiết, bởi vì khi đề cập
tới vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai của
Nhà nước thì nó đã hàm chứa cả nội dung
về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối
với đất đai trong mối quan hệ đại diện cho
chủ sở hữu “toàn dân”.
Qua những nội dung phân tích trên,
khoa học Luật đất đai (năm 2013), Nxb. Lao động,
Tp Hồ Chí Minh, 2018, tr.05.
18 Điều 53 Hiến pháp năm 2013.
46
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TOÀN DÂN...
Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2019
tác giả cho rằng, LĐĐ năm 2013 nên sửa
đổi theo hướng không sử dụng thuật ngữ
“chế độ sở hữu đất đai” trong quy định về
phạm vi điều chỉnh để đảm bảo sự rõ ràng,
dễ hiểu về nội dung pháp lý và tạo ra sự
thống nhất giữa LĐĐ với Hiến pháp và Bộ
luật dân sự. Cùng với đó, không cần thiết
phải sử dụng cụm từ “thống nhất quản lý”
trong quy định tại Điều 1 và Điều 4 của
Luật đất đai năm 2013, như vậy sẽ đảm
bảo sự khoa học và hợp lý hơn.
3.2. Bất cập trong quy định về quyền
đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà
nước
Luật đất đai năm 2013 quy định Nhà
nước có tám nhóm quyền cơ bản với tư
cách đại diện chủ sở hữu đối với đất đai19.
So với LĐĐ năm 2003, nội dung này đã có
sự hoàn thiện và đầy đủ, toàn diện hơn.
Tuy nhiên, quy định về những quyền này
còn tồn tại một số bất cập nhất định. Cụ
thể như sau:
Một là, theo thiết kế của LĐĐ năm
2013, liền sau quy định chung về các
quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước
là các quy định chi tiết, mang tính chất giải
thích, làm rõ hơn về từng loại quyền này.
Tuy nhiên, trong 8 quyền được ghi nhận
tại Điều 13 LĐĐ năm 2013, chỉ có 7 quyền
được quy định chi tiết20, còn lại duy nhất
quyền “Quyết định quy hoạch sử dụng đất,
kế hoạch sử dụng đất” không có quy định
chi tiết, làm rõ. Điều này dẫn đến sự thiếu
thống nhất trong các quy định về việc thực
thi loại quyền hết sức quan trọng này. Cụ
thể, tại Điều 13 LĐĐ năm 2013 chỉ sử dụng
19 Điều 13 LĐĐ năm 2013.
20 Từ Điều 14 đến Điều 20 LĐĐ năm 2013.
từ “quyết định”, trong khi đó tiêu đề của
Điều 45 LĐĐ năm 2013 lại sử dụng cụm từ
“quyết định, phê duyệt”. Thêm vào đó, việc
sử dụng dấu “,” trong cụm từ “quyết định,
phê duyệt” tại Điều 45 LĐĐ năm 2013 khi
quy định về thẩm quyền đối với việc quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất có thể gây ra
sự nhầm lẫn giữa tư cách đại diện chủ sở
hữu với tư cách quản lý nhà nước trong
việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của từng
loại cơ quan. Ngoài ra, việc Luật đất đai
hiện hành sử dụng gộp hai từ “quyết định”
và “phê duyệt” với nhau như vậy là chưa
khoa học vì “quyết định” và “phê duyệt” là
hai loại hành vi khác nhau về bản chất và
thẩm quyền thực hiện trong mỗi trường
hợp cũng khác nhau. Điều này cũng đã
dẫn đến sự không thống nhất giữa Luật
đất đai năm 2013 với Luật Quy hoạch năm
2017 trong nội dung quy định về thẩm
quyền quyết định quy hoạch.
Hai là, nội dung quy định về quyền
“Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người
sử dụng đất” trong LĐĐ năm 2013 là chưa
hoàn toàn chính xác và không thực sự phù
hợp với quy định tại Hiến pháp năm 2013.
LĐĐ năm 2013 sử dụng thuật ngữ “trao
quyền sử dụng đất” để bao hàm cả ba hình
thức là giao quyền sử dụng đất, cho thuê
quyền sử dụng đất và công nhận quyền
sử dụng đất21 là chưa hoàn toàn chính
xác bởi vì thuật ngữ “trao” chỉ đúng với
trường hợp Nhà nước giao đất và cho thuê
đất, còn trường hợp Nhà nước công nhận
quyền sử dụng đất mà sử dụng thuật ngữ
“trao quyền sử dụng” thì không chính xác cả
về nội dung, bản chất cũng như hình thức
pháp lý.
21 Khoản 7, 8, 9 Điều 3 và Điều 17 LĐĐ năm 2013.
47Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019
PHẠM XUÂN THẮNG
Từ những phân tích trên, theo tác giả
Luật đất đai cần bổ sung quy định để chi
tiết hóa là làm rõ hơn quyền “Quyết định
quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
của Nhà nước”. Cùng với đó, cụm từ “quyết
định, phê duyệt” trong Điều 45 và Điều 46
LĐĐ năm 2013 phải được thay thế bằng
cụm từ “quyết định hoặc quy hoạch” để đảm
bảo sự chính xác hơn về mặt khoa học, và
việc thay đổi trong cách sử dụng thuật ngữ
này sẽ giúp cho những quy định của Luật
đất đai được thống nhất với những quy
định của Luật Quy hoạch năm 201722.
3.3. Bất cập trong quy định về trách
nhiệm của Nhà nước đối với đất đai
So với các văn bản Luật đất đai trước
kia, LĐĐ năm 2013 đã quy định một cách
rõ ràng, đầy đủ hơn về nội dung trách
nhiệm của Nhà nước đối với đất đai. Tuy
nhiên, với cách thiết kế cấu trúc của Mục
2 Chương 2 Luật đất đai 2013, những quy
định này vẫn chưa tách bạch và minh định
được trách nhiệm của Nhà nước ở chức
năng đại diện chủ sở hữu đất đai với chức
năng thống nhất quản lý nhà nước về đất
đai. Trong quy định về “Nội dung quản lý
nhà nước về đất đai”23 bao hàm cả những
nội dung thuộc chức năng đại diện chủ sở
hữu đất đai và những nội dung thuộc chức
năng thống nhất quản lý đất đai của Nhà
nước. Đây là một trong những nguyên
nhân có thể dẫn đến tình trạng các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền lạm quyền, tiêu
cực, chuyên quyền độc đoán trong việc
quyết định số phận pháp lý của đất đai,
tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, đồng thời
“làm mờ nhạt” vai trò chủ sở hữu đất đai
22 Điều 34, 35 và 37 Luật Quy hoạch năm 2017.
23 Điều 22 Luật đất đai năm 2013.
của toàn dân24. Ngoài ra, nội dung về trách
nhiệm của Nhà nước đối với đất đai chưa
được quy định một cách đầy đủ khi chưa
đề cập đến một số nội dung quan trọng
như: trách nhiệm lấy ý kiến đóng góp
của nhân dân; trách nhiệm chịu sự giám
sát, đánh giá của nhân; trách nhiệm bồi
thường khi trưng dụng đất. Bên cạnh đó,
một số quy định về trách nhiệm của Nhà
nước đối với đất đai vẫn có sự trùng lắp về
mặt nội dung, chẳng hạn Khoản 7 Điều 22
và Khoản 2 Điều 26 LĐĐ năm 2013 cùng
quy định về trách nhiệm cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà và tài sản gắn liền với đất của người
sử dụng đất.
Để khắc phục những bất cập trên, các
quy định về trách nhiệm của Nhà nước đối
với đất đai trong LĐĐ năm 2013 cần được
sửa đổi theo hướng quy định tách bạch hơn
nữa trách nhiệm của Nhà nước đối với đất
đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất
đai và tư cách quản lý nhà nước về đất đai,
không nên quy định đan xen hai nội dung
này ở trong cùng một điều luật mà có thể
nghiên cứu thiết kế mỗi nội dung ở một
điều luật khác nhau. Cần nghiên cứu, rà
soát để loại bỏ những nội dung còn trùng
lắp trong quy định về trách nhiệm của Nhà
nước đối với đất đai. Ngoài ra, phải bổ sung
các quy định: trách nhiệm của Nhà nước
lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với
chính sách, pháp luật đất đai; trách nhiệm
của Nhà nước chịu sự giám sát, đánh giá
của nhân dân; trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước khi trưng dụng đất. Như vậy
quyền chủ sở hữu đất đai của “toàn dân”
24 Nguyễn Quang Tuyến, Những sửa đổi, bổ sung
về sở hữu đất đai trong Luật Đất đai năm 2013,
Tạp chí Luật học, Đặc san số 11/2014, trang 78-84.
48
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TOÀN DÂN...
Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2019
mới được đảm bảo thực hiện một cách tối
đa, đồng thời để mỗi người dân đều nhận
thức rõ: “Giữ gìn và sử dụng có hiệu quả từng
tấc đất của tiền nhân để lại không chỉ là nghĩa
vụ của Nhà nước mà còn là bổn phận đạo đức
của mỗi người dân”25.
3.4. Bất cập trong quy định về các cơ
quan nhà nước thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai
Một trong những nội dung sửa đổi, bổ
sung quan trọng của LĐĐ năm 2013 là quy
định rõ hơn vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện chức năng đại diện
chủ SHTD về đất đai. Tuy nhiên, pháp luật
hiện hành vẫn chưa quy định thực sự rõ
ràng, thống nhất và khoa học về chủ thể
thực hiện chức năng đại diện chủ SHTD
đối với đất đai. Cụ thể như sau:
Một là, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định về thực hiện quyền của chủ sở hữu
đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân như
sau: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của
chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn
dân” và “Chính phủ thống nhất quản lý và
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả
và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân”26.
Quy định này sẽ dẫn đến cách hiểu: Chính
phủ cũng chính là cơ quan thực hiện trách
nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện
chủ sở hữu trong việc thống nhất quản lý
đất đai. Điều này là chưa chính xác bởi vì
hệ thống cơ quan quyền lực từ trung ương
đến địa phương (Quốc hội, Hội đồng
25 Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế,
Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2004, tr.165.
26 Điều 198 Bộ luật Dân sự năm 2015.
nhân dân các cấp) cũng có trách nhiệm
và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
quản lý đất đai27. Ngoài ra, việc quy định
về trách nhiệm “thống nhất quản lý” của đại
diện chủ sở hữu trong nội dung “thực hiện
quyền của chủ sở hữu” như trên là không
phù hợp (như đã phân tích ở mục 3.1 ở
trên). Với cách quy định đó cũng khiến
cho vai trò của Nhà nước trong quản lý đất
đai không được thể hiện rõ ràng, đầy đủ ở
cả hai phương diện: (1) Nhà nước quản lý
đất đai với tư cách là người đại diện của
chủ sở hữu về đất đai; (2) Nhà nước thực
hiện vai trò quản lý đất đai xuất phát từ
chức năng của một tổ chức quyền lực và
quan hệ đất đai là một lĩnh vực xã hội mà
nó phải điều tiết28.
Hai là, quy định của LĐĐ năm 2013 về
trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai
tại Mục 2 Chương 2 (từ Điều 22 đến Điều
28) còn chưa hợp lý khi chỉ mới đề cập đến
chủ thể thực hiện trách nhiệm quản lý nhà
nước về đất đai là Chính phủ, Ủy ban nhân
dân các cấp và cơ quan quản lý chuyên
ngành đất đai thực hiện mà chưa có quy
định rõ ràng, cụ thể về những cơ quan trực
tiếp thực thi trách nhiệm của Nhà nước đối
với đất đai ở cả hai khía cạnh: trách nhiệm
của Nhà nước với chủ sở hữu “toàn dân”
và trách nhiệm của Nhà nước với người
sử dụng đất (bên thứ ba trong quan hệ đại
diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai).
Ba là, trong quy định thực hiện quyền
đại diện chủ sở về đất đai của LĐĐ năm
27 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất
đai, Nxb. Công an nhân dân, 2018, tr.85.
28 Nguyễn Quang Tuyến, Bàn về vấn đề sở hữu
toàn dân đối với đất đai ở nước ta, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, Số 9, tháng 9/2003, tr.44-49.
49Khoa học Kiểm sátSố 04 - 2019
PHẠM XUÂN THẮNG
2013, nội dung về thẩm quyền của Chính
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp còn chưa
cụ thể và thiếu hợp lý khi quy định: “Chính
phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền
đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền
quy định tại Luật này”29. Quy định này mới
xác định một cách chung nhất về thẩm
quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở
hữu đất đai của Chính phủ và Ủy ban nhân
dân các cấp mà chưa có quy định rõ về nội
dung, phạm vi thẩm quyền của từng cơ
quan này, dẫn đến quá trình thực thi không
tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.
Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền của
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp “theo
quy định tại Luật này” là thiếu hợp lý bởi vì
thẩm quyền của Chính phủ, Ủy ban nhân
dân trong lĩnh vực đất đai còn được quy
định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau,
đặc biệt là LĐĐ năm 2013 lại có rất nhiều
văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Do
vậy, nếu chỉ giới hạn phạm vi thẩm quyền
đại diện của các cơ quan này trong LĐĐ
năm 2013 thì không đảm bảo sự khái quát,
toàn diện cũng như dẫn đến sự không
thống nhất với quy định trong một văn
bản quy phạm pháp luật khác30.
Từ những bất cập, hạn chế được chỉ ra
ở trên, tác giả kiến nghị: Loại bỏ quy định
tại Khoản 2 Điều 198 Bộ luật Dân sự năm
2015 vì quy định này chưa thực sự chính
29 Khoản 3 Điều 21 LĐĐ năm 2013.
30 Khoản 6 Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ năm
2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính
phủ trong thực hiện chức năng đại diện chủ sở
hữu đối với các tài sản công thuộc sở hữu toàn
dân sử dụng cụm từ “theo quy định pháp luật”;
Khoản 3 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 quy định về trách nhiệm, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong liên
quan đến lĩnh vực đất đai cũng sử dụng cụm từ
“theo quy định pháp luật”.
xác và thiếu hợp lý; Bổ sung quy định cụ
thể về các cơ quan nhà nước thực hiện
trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại
diện chủ sở hữu đất đai trong Luật đất
đai năm 2013; Quy định chi tiết, cụ thể về
thẩm quyền đại diện chủ sở hữu đất đai
của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các
cấp; Cụm từ “theo quy định tại Luật này”
tại Khoản 3 Điều 21 Luật đất đai được sửa
đổi, bổ sung thành: “theo quy định tại Luật
này và pháp luật liên quan” để đảm bảo sự
khái quát, toàn diện và thống nhất trong
các quy định pháp luật./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Nghị quyết số
39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về
nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng
và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
2. Lê Hồng Hạnh, Mục đích chính sách của BLDS
và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ
bản của Bộ luật Dân sự, Tạp chí Luật học, số
9/2014, trang 16-24.
3. Phạm Thị Hương Lan (Chủ biên), Bình luận
khoa học Luật đất đai (năm 2013), Nxb. Lao
động, Tp Hồ Chí Minh, 2018.
4. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế,
Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2004.
5. Lê Bùi Phương Nhung, Chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai theo Luật Đất đai năm 2013,
Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – ĐHQG
Hà Nội, 2015.
6. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật
đất đai, Nxb. Công an nhân dân, 2018.
7. Nguyễn Quang Tuyến, Những sửa đổi, bổ
sung về sở hữu đất đai trong Luật Đất đai năm
2013, Tạp chí Luật học, Đặc san số 11/2014,
trang 78-84.
8. Nguyễn Quang Tuyến, Bàn về vấn đề sở hữu
toàn dân đối với đất đai ở nước ta, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Số 9, tháng 9/2003, tr.44-49.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dinh_phap_luat_ve_chuc_nang_dai_dien_chu_so_huu_toan_dan.pdf