Quy định pháp luật về hiệu trưởng trường Đại học tư thục

a. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của trường ĐHTT, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động có quy định khác. Như vậy, nếu quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT không quy định khác thì đương nhiên Hiệu trưởng người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản. Ngoài Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường có thể là người đại diện theo pháp luật và chủ tài khoản của trường. Trước đây, tại khoản 4, Điều 20, Luật Giáo dục đại học 2012 quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là chủ tài khoản của trường. Sự thay đổi của Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học không loại bỏ việc Chủ tịch Hội đồng trường là người đại diện pháp luật và chủ tài khoản của trường mà chỉ đưa ra thêm sự lựa chọn cho trường ĐHTT. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn Hiệu trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng trường là người đại diện pháp luật và chủ tài khoản của trường. Trường hợp lựa chọn Chủ tịch Hội đồng trường là người đại diện pháp luật và chủ tài khoản của trường thì phải quy định rõ trong quy chế tổ chức và hoạt động. b. Hiệu trưởng tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT và quyết định của Hội đồng trường. Có thể nhận thấy rằng, Hiệu trưởng là người điều hành trực trực tiếp mọi hoạt động nhà trường, nhất là công tác liên quan đến chuyên môn, học thuật. Đây là nguyên nhân chủ yếu pháp luật bắt buộc Hiệu trưởng phải là tiến sĩ và có uy tín khoa học. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng có thẩm quyền quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự của trường thông qua việc tuyển dụng, điều chuyển, chấm dứt hợp đồng lao động. Về tổ chức, Hiệu trưởng có quyền hạn quyết định thành lập, giải thể, chia, tách các đơn vị theo nghị quyết của Hội đồng trường.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định pháp luật về hiệu trưởng trường Đại học tư thục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 119 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC Nguyễn Phước Quý Quang1* và Nguyễn Xuân Tài2 1Trường Đại học Tây Đô, 2Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (Email: nguyenphuocquyquang@gmail.com) Ngày nhận: 15/03/2020 Ngày phản biện: 02/4/2020 Ngày duyệt đăng: 15/4/2020 TÓM TẮT Hiệu trưởng trường đại học tư thục (ĐHTT) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Luật Giáo dục 2019 không có quy định riêng về Hiệu trưởng trường đại học mà dẫn chiếu đến quy định của Luật Giáo dục đại học1. So với Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học đã có nhiều quy định mới về Hiệu trưởng trường đại học tư thục. Trong nội dung bài viết này, tác giả trình bày về tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng liên quan đến công tác quản trị trường ĐHTT theo bố cục phân tích quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng, bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật. Từ khóa: ĐHTT, Hiệu trưởng, Luật Giáo dục đại học Trích dẫn: Nguyễn Phước Quý Quang và Nguyễn Xuân Tài, 2020. Quy định pháp luật về Hiệu trưởng trường đại học tư thục. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 08: 119-126. *TS. Nguyễn Phước Quý Quang – Phó Chủ tịch HĐQT, Trường Đại học Tây Đô 1 Khoản 4, Điều 56, Luật Giáo dục 2019 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 120 1. TIÊU CHUẨN HIỆU TRƯỞNG Hiệu trưởng trường ĐHTT do Hội đồng trường quyết định bổ nhiệm. Đây là quy định mới so với Luật Giáo dục đại học 2012 và Điều lệ trường đại học 2014. Quy định trước đây, Hiệu trưởng do ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đóng trụ sở chính ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của Hiệu trưởng do Hội đồng trường quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường. Đây cũng là điểm mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học. Trước đây, nhiệm kỳ Hiệu trưởng là năm năm. Kể từ khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực thi hành, Hiệu trưởng có thể được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ hoặc có thời hạn trong phạm vi nhiệm kỳ của Hội đồng trường. Khoản 4, Điều 17, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học không quy định rõ nhiệm kỳ của Hội đồng trường nhưng có dẫn chiếu đến khoản 4 và khoản 5 Điều 16 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học. Theo đó, nhiệm kỳ của Hội đồng trường là năm năm. Như vậy, nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm Hiệu trưởng không quá năm năm. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường ĐHTT được quy định tại khoản 2, Điều 20, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng có một số điểm đáng lưu ý như sau: Về điều kiện định tính, Hiệu trưởng phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Đây là tiêu chuẩn mang tính định tính vì phẩm chất chính trị, đạo đức không thể hiện thông qua số liệu, bằng cấp. Phẩm chất chính trị, đạo đức có thể xác định bằng việc không có các hành vi vi phạm về chính trị, vi phạm đạo đức. Về trình độ và kinh nghiệm quản lý, Hiệu trưởng phải có trình độ tiến sĩ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học. Tiêu chuẩn có trình độ tiến sĩ dễ dàng xác định thông qua bằng cấp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học không dễ để xác định cụ thể. Tiêu chí nào để xác định một người có uy tín khoa học không được xác định rõ. Thời gian quản lý giáo dục đại học được xác định là có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học cũng không được làm rõ. Về độ tuổi và sức khỏe, Hiệu trưởng phải có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và nằm trong độ tuổi xác định. Tiêu chuẩn về sức khỏe có thể xác định thông qua thủ giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền. Về độ tuổi, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học không quy định cụ thể mà trao quyền cho trường ĐHTT quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động. Đối với trường đại học công lập, Hiệu trưởng phải trong độ tuổi lao động theo quy định pháp luật. Đối với trường ĐHTT, độ tuổi Hiệu trưởng được quy định cụ thể tại Điều lệ trường đại học 2014. Theo đó, Hiệu trưởng có độ tuổi không quá 75 đối Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 121 với nam và không quá 70 đối với nữ2. Tuy nhiên, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học lại không quy định độ tuổi cụ thể. Việc không giới hạn độ tuổi đối với Hiệu trưởng tạo điều kiện để trường ĐHTT tự quyết bằng việc quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, việc tự quyết nêu trên có thể dẫn đến trường ĐHTT quy định độ tuổi quá cao nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao đã nghi hưu từ các cơ sở công lập. Cán bộ cơ hữu, một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xem xét khi bổ nhiệm Hiệu trưởng là Hiệu trưởng có bắt buộc phải là cán bộ cơ hữu của trường không3. Trước đây, theo quy định tại khoản 1, Điều 11, Điều lệ trường đại học 2014, Hiệu trưởng bắt buộc phải là giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của nhà trường. Tuy nhiên, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục đại học không quy định Hiệu trưởng bắt buộc phải là giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của nhà trường. Về nguyên tắc, luật không quy định thì đồng nghĩa với việc không bắt buộc Hiệu trưởng phải là cán bộ cơ hữu của trường. Đây cũng là một điểm khác biệt giữa Hiệu trưởng trường ĐHTT và trường đại học công lập. Hiệu trưởng 2 Điểm a, khoản 3, Điều 25, Điều lệ trường đại học 2014 3 Khái niệm cán bộ quản lý cơ hữu quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 Điều lệ trường đại trường đại học công lập bắt buộc phải là cán bộ cơ hữu, trường hợp không phải là cán bộ cơ hữu thì sau khi bổ nhiệm Hiệu trưởng thì Hiệu trưởng phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường. Việc pháp luật không bắt buộc Hiệu trưởng phải là cán bộ cơ hữu của trường xuất phát từ việc Hiệu trưởng có thể làm theo nhiệm kỳ hoặc không. Trước đây, Hiệu trưởng có nhiệm kỳ năm năm. Với thời gian thực hiện nhiệm vụ Hiệu trưởng dài như trên, Hiệu trưởng phải là cán bộ cơ hữu với thời gian hợp đồng làm việc tương ứng hoặc dài hơn. Hiện tại, Hiệu trưởng có thể được bổ nhiệm với thời gian ngắn hơn 36 tháng, mốc thời gian hợp đồng để xác định cán bộ quản lý cơ hữu. Do đó, không bắt buộc Hiệu trưởng phải là cán bộ quản lý cơ hữu. Với quy định pháp luật nêu trên, có nhiều vấn đề pháp lý đặt ra như sau: (i) Cùng với việc ký quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, có nhất thiết phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với Hiệu trưởng hay không. Nghĩa là, Hiệu trưởng có bắt buộc phải là người lao động của trường không. Vấn đề nêu trên pháp luật giáo dục đại học hiện hành không quy định rõ. Theo quan điểm của nhóm tác giả, mặc dù pháp luật giáo dục đại học không quy định rõ nhưng Hiệu trưởng bắt buộc phải là người lao động của trường đại học tư thục. Bởi lẽ, nếu chỉ dựa trên quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng thì rất khó để xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của Hiệu học 2014; Điểm e, khoản 1, Điều 10 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 122 trưởng, ví dụ như chế độ làm việc, lương, thưởng, Mặc dù quyết định bổ nhiệm có thể dẫn chiếu đến Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính của trường để xác định quyền và nghĩa vụ của Hiệu trưởng cùng các vấn đề khác có liên quan nhưng rất ít trường quy định cụ thể các vấn đề nêu trên trong các quy chế của nhà trường. Đồng thời, các quy chế của nhà trường cũng thường xuyên thay đổi theo thời gian. Trong khi đó, vấn đề sẽ trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn khi có một hợp đồng lao động được xác lập giữa trường đại học tư thục và Hiệu trưởng. Ngoài ra, xét đến pháp luật lao động, quan hệ giữa Hiệu trưởng và trường ĐHTT là quan hệ lao động, trong đó Hiệu trưởng là người lao động được thuê và trả lương trong quá trình làm việc tại trường4. Mà đã là quan hệ lao động thì bắt buộc phải ký hợp đồng lao động. (ii) Hiệu trưởng có thể bị bãi nhiệm, miễn nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ theo quyết định bổ nhiệm. Vấn đề đặt ra là trường hợp Hiệu trưởng bị bãi nhiệm, miễn nhiệm trước thời hạn của hợp đồng lao động thì xử lý như thế nào. Ví dụ, cùng với việc bổ nhiệm Hiệu trưởng với thời hạn hai năm, trường ĐHTT ký hợp đồng lao động có thời hạn hai năm với Hiệu trưởng. Tuy nhiên sau một năm làm việc, Hội đồng trường miễn nhiệm Hiệu trưởng, trước 01 năm so với hợp đồng lao động. Như vậy, về mặt thực tế Hiệu trưởng bị miễn nhiệm nên không còn quyền và nghĩa vụ của Hiệu trưởng. Tuy nhiên, hợp đồng lao động vẫn còn hiệu 4 Về quan hệ lao động xem them tại khoản 6, Điều 3, Bộ Luật Lao động 2012 lực. Theo quy định của Bộ Luật lao động 2012, quyết định miễn nhiệm Hiệu trưởng không phải là căn cứ để trường ĐHTT đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Hiệu trưởng. Do đó, nếu trường ĐHTT không tiếp tục thực hiện các nội dung của hợp đồng lao động (như trả lương và các chế độ khác) thì đồng nghĩa với việc trường ĐHTT đã vi phạm hợp đồng lao động. Lúc này, Hiệu trưởng có quyền khởi kiện trường ĐHTT để yêu cầu trường ĐHTT thực hiện đúng hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại nếu có. Từ đó có thể thấy rằng, việc trường ĐHTT bổ nhiệm một người không phải là cán bộ quản lý cơ hữu/ giảng viên cơ hữu làm Hiệu trưởng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro về mặt pháp lý. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường ĐHTT được thể hiện như sau: Thứ nhất, nhiều Hiệu trưởng trường ĐHTT từng là Hiệu trưởng hoặc cán bộ quản lý của trường đại học công lập. Dễ nhận thấy rằng, trường ĐHTT lựa chọn người từng là cán bộ quản lý của trường đại học công lập để giữ chức danh Hiệu trưởng trước hết là do đáp ứng đủ tiêu chuẩn về học vị tiến sĩ và kinh nghiệm quản lý đại học. Hơn nữa, những người từng là cán bộ quản lý của trường đại học công lập còn đáp ứng về uy tín khoa học khi còn làm việc trong trường đại học công lập. Thực tế cho thấy rằng, để có một người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn Hiệu trưởng theo quy định mà chưa từng Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 123 công tác tại trường đại học công lập là một điều hết sức khó khăn. Mặc dù nước ta có nhiều tiến sĩ, nhưng một tiến sĩ vừa có uy tín khoa học vừa có kinh nghiệm quản lý đại học thì rất hiếm. Đặc biệt, các trường ĐHTT còn khá non trẻ trong nghiên cứu khoa học và quản lý trường đại học, vì thế các tiến sĩ vừa có kinh nghiệm quản lý vừa có uy tín khoa học chủ yếu đang hoặc đã từng làm việc tại trường đại học công lập. Đồng thời, việc chọn người từng là cán bộ quản lý của trường đại học công lập để giữ chức danh Hiệu trưởng trường ĐHTT giúp tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao từ trường đại học công lập, nhất là cán bộ quản lý đến tuổi nghỉ hưu. Thứ hai, có một số trường hợp, trường ĐHTT không có Hiệu trưởng mà có “Quyền Hiệu trưởng” hoặc “Hiệu trưởng tạm quyền”. Xét các trường hợp trên thực tế, lý do không có Hiệu trưởng là vì không đủ tiêu chuẩn để công nhận Hiệu trưởng. Vấn đề đặt ra là việc công nhận Quyền Hiệu trưởng hoặc Hiệu trưởng tạm quyền có đúng với quy định pháp luật hay không. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành và văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm công nhận Quyền Hiệu trưởng, không có quy định nào liên quan đến Quyền Hiệu trưởng và Hiệu trưởng tạm quyền. Như vậy, không có cơ sở pháp lý để công nhận hoặc bổ nhiệm Quyền Hiệu trưởng/Hiệu trưởng tạm quyền. Điều đáng lưu ý là thủ tục công nhận Quyền Hiệu trưởng được thực hiện bởi cơ quan quản lý cao nhất ở địa phương là Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh. Từ đó có thể thấy rằng, việc giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục vẫn còn nhiều thiếu sót. Trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường ĐHTT, pháp luật về tiêu chuẩn này có một số điểm bất cập như sau: a. Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức tốt không được xác định cụ thể bằng những tiêu chí. Chưa có cơ sở cho việc xác định là có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt? Chưa có văn bản cụ thể hóa. . b. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm quản lý đại học và uy tín khoa học cũng không được xác định rõ ràng. Căn cứ vào tiêu chí nào để xác định có uy tín khoa học, có kinh nghiệm quản lý đại học. Uy tín khoa học phải được xác định rõ bằng các thông số về nghiên cứu khoa học, sách, bài báo, Hội thảo,... Kinh nghiệm quản lý đại học phải được xác định bằng số năm tối thiểu cụ thể. Tuy nhiên, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học không quy định cụ thể các vấn đề nêu trên. c. Tiêu chí về độ tuổi cũng không được xác định rõ ràng. Luật không quy định độ tuổi giữ chức vụ Hiệu trưởng. Mặc dù Điều lệ trường đại học 2014 có giới hạn độ tuổi, tuy nhiên, Điều lệ trường đại học 2014 hướng dẫn Điều 20 của Luật Giáo dục đại học 2012 đã được sửa đổi bằng văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo nguyên tắc hiệu lực pháp luật của văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 124 hết hiệu lực5. Do đó, hướng dẫn của Điều lệ trường đại học 2014 không còn giá trị pháp lý để áp dụng. Từ những phân tích nêu trên, để hoàn thiện quy định pháp luật về tiêu chuẩn của Hiệu trưởng của trường ĐHTT, nhóm tác giả kiến nghị cần có những quy định cụ thể các tiêu chí để xác định từng tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trong văn bản hướng dẫn chi tiết Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học. Các tiêu chí này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể về thời gian quản lý đại học và chức danh cụ thể từng đảm nhiệm, các loại văn bản cụ thể, giới hạn độ tuổi. 2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆU TRƯỞNG Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định tại Điều 20 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng có một số nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản trị trường ĐHTT như sau: a. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của trường ĐHTT, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động có quy định khác. Như vậy, nếu quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT không quy định khác thì đương nhiên Hiệu trưởng người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản. Ngoài Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường có thể là người đại diện theo pháp luật và chủ tài khoản của trường. Trước đây, tại khoản 4, 5 Khoản 4, Điều 154, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Điều 20, Luật Giáo dục đại học 2012 quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là chủ tài khoản của trường. Sự thay đổi của Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học không loại bỏ việc Chủ tịch Hội đồng trường là người đại diện pháp luật và chủ tài khoản của trường mà chỉ đưa ra thêm sự lựa chọn cho trường ĐHTT. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn Hiệu trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng trường là người đại diện pháp luật và chủ tài khoản của trường. Trường hợp lựa chọn Chủ tịch Hội đồng trường là người đại diện pháp luật và chủ tài khoản của trường thì phải quy định rõ trong quy chế tổ chức và hoạt động. b. Hiệu trưởng tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT và quyết định của Hội đồng trường. Có thể nhận thấy rằng, Hiệu trưởng là người điều hành trực trực tiếp mọi hoạt động nhà trường, nhất là công tác liên quan đến chuyên môn, học thuật. Đây là nguyên nhân chủ yếu pháp luật bắt buộc Hiệu trưởng phải là tiến sĩ và có uy tín khoa học. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng có thẩm quyền quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự của trường thông qua việc tuyển dụng, điều chuyển, chấm dứt hợp đồng lao động. Về tổ chức, Hiệu trưởng có quyền hạn quyết định thành lập, giải thể, chia, tách các đơn vị theo nghị quyết của Hội đồng trường. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 125 c. Hiệu trưởng đề xuất Hội đồng trường xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Đối với các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường, Hiệu trưởng có quyền đề xuất để Hội đồng trường xem xét bổ nhiệm. Tuy nhiên, chức danh quản lý nào thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường thì pháp luật không quy định rõ. Như vậy, muốn biết chức danh quản lý nào thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hiệu trưởng, chức danh quản lý nào thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng trường bổ nhiệm thì phải căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của trường. d. Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng trường các vấn đề liên quan đến hoạt động của trường. Hội đồng trường là cơ quan quản lý trực tiệp bổ nhiệm Hiệu trưởng. Hiệu trưởng thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường. Do đó, Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng trường. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng trường ĐHTT được thể hiện qua một số nội dung như sau: a. Rất ít trường hợp Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và chủ tài khoản của trường. Các trường hợp Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và chủ tài khoản của trường là các trường hợp Chủ tịch Hội đồng trường đồng thời là Hiệu trưởng. Từ đó có thể thấy rằng, quy định Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và chủ tài khoản của trường là không khả thi. Bởi lẽ, nhà đầu tư sẽ không trao quyền hạn rất quan trọng liên quan đến việc nhân danh nhà trường và tài chính của nhà trường cho người không phải là nhà đầu tư. b. Về quyền hạn bổ nhiệm chức danh quản lý của Hiệu trưởng bị hạn chế. Mặc dù pháp luật trao quyền cho Hiệu trưởng nhưng quyền đó được cụ thể như thế nào thì phải được quy định rõ ràng trong quy chế tổ chức và hoạt động. Điều này dẫn đến hệ quả vai trò của Hiệu trưởng trong việc tổ chức trường ĐHTT bị hạn chế hơn nhiều so với Hiệu trưởng trường đại học công lập. Bởi lẽ quy chế tổ chức và hoạt động do Hội đồng trường thông qua nên Hội đồng trường sẽ quy định theo hướng tăng quyền lực của Hội đồng trường trong công tác tổ chức – nhân sự. Quy chế tổ chức và hoạt động của một số trường quy định cụ thể thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo từ cấp phó Bộ môn trở lên thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các chức danh quản lý đều thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng trường. Vai trò của Hiệu trưởng thể hiện thông qua việc đề xuất bổ nhiệm các chức danh quản lý. Như vậy, trên thực tế, Hiệu trưởng thực hiện chức năng nhiệm vụ chủ yếu trong chuyên môn, học thuật và bị hạn chế trong công tác tổ chức – nhân sự. Đây là một điểm bất cập của pháp luật về trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Với vai trò tổ chức thực hiện hoạt động quan trọng về chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế,..., Hiệu trưởng phải có quyền hạn nhất định trong công tác lựa chọn đội ngũ cán Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 126 bộ quản lý để hỗ trợ tốt nhất cho Hiệu trưởng. Do đó, tác giả kiến nghị cần bổ sung quy định Hiệu trưởng được bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với một số chức danh quản lý cụ thể. Quyền hạn của Hiệu trưởng đến đâu được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động nhưng luật phải quy định rõ các chức danh tối thiểu thuộc thẩm quyền Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Điều này vừa trao quyền tự chủ cho trường ĐHTT vừa đảm bảo quyền hạn nhất định của Hiệu trưởng trong công tác tổ chức trường ĐHTT. 3. KẾT LUẬN Pháp luật hiện hành đã có nhiều sự thay đổi tích cực trong việc quy định về Hiệu trưởng trường ĐHTT. Tuy nhiên, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về Hiệu trưởng trường ĐHTT vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục. Đặc biệt, vai trò của Hiệu trưởng đối với công tác quản trị trường ĐHTT vẫn còn nhiều hạn chế. Để hoàn thiện quy định pháp luật về Hiệu trưởng trường ĐHTT, pháp luật cần quy định cụ thể các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng và quy định rõ các chức danh tối thiểu thuộc thẩm quyền Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật Lao động 2012 2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 3. Luật Giáo dục 2019 4. Luật Giáo dục đại học 2012 5. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 6. Điều lệ trường đại học 2014 7. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục đại học. LEGAL REGULATIONS ON THE RECTORS OF PRIVATE UNIVERSITIES Nguyen Phuoc Quy Quang1 and Nguyen Xuan Tai2 1Tay Do University, 2Mien Dong University (Email: nguyenphuocquyquang@gmail.com) ABSTRACT According to the Higher Education Law, the rector of a private university is the person who responses for management and administration activities of the university. The 2019 Education Law did not mention about the president of university but refered to regulation of the Higher Education Law. Compared with the Law on Higher Education 2012, the present Law has been amended and supplemented several regulations on the rector of private universities. In this paper, the authors presented the criteria, powers and responsibilities of the rector of private universities according to the present law and in practice performence. Besides, the limitations of the Higher Education Law were analyzed and suggested to be improved. Keywords: Education Law, private university, rector

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_dinh_phap_luat_ve_hieu_truong_truong_dai_hoc_tu_thuc.pdf