Quy định về cổ đông sáng lập trong pháp luật Việt Nam và pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới

Kết luận và kiến nghị Quy định về CĐSL của công ty cổ phần là một nội dung quan trọng trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng như pháp luật doanh nghiệp tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, việc trở thành CĐSL của CTCP tại Việt Nam được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư tại thời điểm thành lập công ty, chỉ cần 1 công ty cổ phần đảm bảo ít nhất 3 CĐSL là được, không nhất thiết toàn bộ tất cả các nhà đầu tư tham gia thành lập công ty, thông qua điều lệ của công ty cổ phần đều là CĐSL theo quan điểm truyền thống trước đây. Quy định này trao quyền tự quyết cho nhà đầu tư trong việc họ trở thành CĐSL hay không trên cơ sở cân nhắc các lợi ích mà họ có thể có được từ tư cách CĐSL này. Mặc dù pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới có những quy định khác nhau về số lượng CĐSL tối thiểu của 1 công ty cổ phần tại thời điểm thành lập, nhưng nhìn chung, pháp luật doanh nghiệp một số quốc gia như Thái Lan, Italia, Đức đều quy định các CĐSL phải sở hữu ít nhất từ 5% cho đến 25% tổng số cổ phần được quyền phát hành của CTCP tại thời điểm thành lập. Và những hạn chế về chuyển nhượng cổ phần của CĐSL trong giai đoạn đầu thành lập CTCP cũng là những quy định tương đồng có thể được tìm thấy trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, dù có những điểm khác biệt nhất định nhưng vai trò, vị trí của CĐSL trong CTCP là không thể thiếu trong thực tiễn kinh tế thị trường cũng như pháp luật thực định của các quốc gia có nền kinh tế thị trường gắn với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định về cổ đông sáng lập trong pháp luật Việt Nam và pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55Số 4(404) - T2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1. Quy định về cổ đông sáng lập trong pháp luật Việt Nam Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thay thế Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015, khái niệm cổ đông và cổ đông sáng lập (CĐSL) được hiểu như sau: Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần (CTCP). Còn CĐSL là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập CTCP. Theo đó, khái niệm CĐSL được hiểu ở các góc độ sau: Một là, khái niệm CĐSL là cổ đông chỉ tồn tại trong mô hình CTCP, không tồn tại ở các loại hình công ty khác. Bởi lẽ, đặc thù của CTCP là vốn điều lệ của công ty phải được chia ra thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức) sở hữu cổ phần tại CTCP được gọi là cổ đông, còn chủ thể sáng lập công ty được gọi là CĐSL. Trong khi ở các loại hình công ty khác như công ty trách nhiệm hữu hạn quy định về cỔ đÔng Sáng LẬp trong pháp LuẬt việt naM vÀ pháp LuẬt Ở MỘt Số quốc gia trÊn thế giỚi Trần Huỳnh Thanh Nghị* * TS. Giảng viên Khoa luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Thông tin bài viết: Từ khóa: Cổ phần, Cổ đông sáng lập, công ty cổ phần, luật doanh nghiệp, luật công ty. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 20/08/2019 Biên tập : 26/08/2019 Duyệt bài : 27/08/2019 Article Infomation: Key words: shares; founding shareholders; joint stock companies; law on enterprise, corporate law. Article History: Received : 20 Aug. 2019 Edited : 16 Aug. 2019 Approved : 27 Aug. 2019 Tóm tắt: Bài viết phân tích một số quy định tương đồng và khác biệt trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia khác trên thế giới về cổ đông sáng lập. Qua đó, cung cấp những thông tin pháp lý quan trọng giúp cho các nhà lập pháp Việt Nam có thể tham khảo để hoàn thiện quy định về cổ đông sáng lập trong thời gian tới. Abstract: This article provides analysis of similarities and differences from the laws of Vietnam and the ones of some other countries on the founding shareholders. Thereby, it is to provide important legal information that Vietnamese lawmakers may get consultation to improve the regulations on founding shareholders in the coming time. Số 4(404) - T2/202056 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ (TNHH) hai thành viên hoặc công ty hợp danh, nhà đầu tư góp vốn thành lập các công ty này được gọi là thành viên công ty và người sáng lập ra các công ty này được gọi là thành viên sáng lập, không đồng nhất với khái niệm CĐSL ở mô hình CTCP. Sở dĩ có sự khác biệt trên là do cấu trúc vốn điều lệ của CTCP phải được chia thành các cổ phần có mệnh giá bằng nhau (theo quy định của pháp luật chứng khoán thì mệnh giá cổ phần trong các CTCP đều bằng nhau là 10.000 đồng/cổ phần), điều này không diễn ra trong mô hình công ty TNHH hoặc công ty hợp danh. Hai là, CĐSL cũng chỉ là cổ đông phổ thông. Bởi lẽ, hiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Doanh nghiệp năm 2014, điều kiện bắt buộc để trở thành CĐSL là nhà đầu tư đó phải sở hữu tối thiểu 1 cổ phần phổ thông – loại cổ phần bắt buộc phải có trong mọi CTCP tại Việt Nam (khác với các loại cổ phần ưu đãi không nhất thiết phải có trong CTCP). Từ đó, có thể suy luận rằng, thực chất CĐSL cũng chỉ là cổ đông phổ thông do họ có nắm giữ cổ phần phổ thông. CĐSL có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông như quyền chuyển nhượng cổ phần, quyền tham dự họp, phát biểu, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, quyền được ưu tiên mua cổ phần mới phát hành, quyền được hưởng cổ tức từ hoạt động kinh doanh của công ty, nếu họ nắm giữ từ 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng (hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) thì họ còn có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Các quyền này có thể không có ở một số cổ phần ưu đãi. Chẳng hạn, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng cổ phần này do quy định cấm đoán tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Trong khi cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi cổ tức thì lại không được tham dự họp, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, kể cả tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đó. Ba là, CĐSL có thể là cá nhân, tổ chức. Bản chất của CTCP là công ty đối vốn, có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn trong công chúng để phục vụ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, pháp luật doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới đều có quy định thông thoáng về chủ thể tham gia CTCP theo hướng không đặt điều kiện nhà đầu tư đó phải là một cá nhân hoặc một tổ chức nhất định. So sánh với mô hình công ty hợp danh thì tư cách của nhà đầu tư tham gia công ty có sự khác biệt lớn. Do bản chất pháp lý của công ty hợp danh là công ty đối nhân nên các sáng lập viên của công ty này là thành viên hợp danh phải là cá nhân, không thể là pháp nhân. Trong khi CĐSL tham gia CTCP rất đa dạng, không giới hạn phải là cá nhân hoặc là tổ chức. Thực tế, có những CTCP mà thành phần chủ thể tham gia thành lập chỉ bao gồm nhà đầu tư cá nhân hoặc chỉ gồm nhà đầu tư tổ chức (các quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại, các công ty kinh doanh chứng khoán, các công ty góp vốn vào CTCP nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận) hoặc cũng có những CTCP có sự cộng hưởng giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức là điều thường thấy trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014, để trở thành CĐSL của CTCP thì nhà đầu tư cá nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra, đối với nhà đầu tư là tổ chức muốn tham gia thành lập CTCP thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân (pháp nhân phải hội đủ 4 điều 57Số 4(404) - T2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005. kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015) Bốn là, CĐSL phải sở hữu cổ phần đạt mức tối thiểu luật định. Theo quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: để trở thành cổ đông của CTCP, nhà đầu tư phải sở hữu ít nhất 1 cổ phần. Và cổ phần đó có thể là cổ phần phổ thông hoặc cổ phần ưu đãi (có thể là cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức hoặc cổ phần ưu đãi khác được quy định tại Điều lệ công ty cổ phần). Song, để trở thành CĐSL, theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì nhà đầu tư phải sở hữu ít nhất 1 cổ phần phổ thông - đây là cổ phần được CTCP bán đại trà trên thị trường và cũng là cổ phần quan trọng nhất, phải có trong mọi CTCP tại Việt Nam. Hiểu theo quy định trên tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, điều kiện cơ bản nhất để một nhà đầu tư trở thành CĐSL là họ phải nắm giữ cổ phần phổ thông, chứ không phải sở hữu bất kỳ cổ phần nào trong CTCP. Điều đó có nghĩa là nếu cổ đông không sở hữu cổ phần phổ thông mà chỉ sở hữu cổ phần ưu đãi thì họ không thể trở thành CĐSL của CTCP. Năm là, CĐSL phải ký tên vào danh sách CĐSL của CTCP. Nếu như trước thời điểm tháng 07/2015, để trở thành CĐSL thì nhà đầu tư phải ký tên vào điều lệ của CTCP. Song, từ ngày 01/07/2015, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, nhà đầu tư chỉ cần ký tên vào danh sách CĐSL của CTCP là trở thành CĐSL. Như vậy, không phải cổ đông nào có sở hữu cổ phần phổ thông hoặc tham gia vào quá trình thành lập CTCP, có ký tên vào bản điều lệ của công ty đều là CĐSL. Thực chất, chỉ những cổ đông tự nguyện chấp nhận trở thành CĐSL bằng việc họ trực tiếp ký vào danh sách CĐSL do công ty lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định thì mới chính thức trở thành CĐSL của CTCP. Quy định mới nêu trên về CĐSL tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 thể hiện sự linh hoạt cho nhà đầu tư theo hướng Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh, tự quyết định quan hệ nội bộ của CTCP nhiều hơn so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đó. Vì vậy, không phải nhà đầu tư nào tham gia thành lập CTCP đều phải là CĐSL mà điều quan trọng là nhà đầu tư đó tự quyết định họ có muốn trở thành CĐSL hay không. Với cách tiếp cận này, nhà làm luật chỉ đặt ra yêu cầu “mềm” áp dụng đối với CTCP là chỉ cần CTCP đảm bảo số lượng CĐSL tối thiểu là 3, không buộc nhà đầu tư tham gia thành lập công ty, xây dựng, thông qua điều lệ công ty đều là CĐSL như quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 20051. 2. Quy định về cổ đông sáng lập của công ty cổ phần tại một số quốc gia trên thế giới 2.1. Về khái niệm cổ đông sáng lập Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang và có nền kinh tế lớn nhất thế giới, cấu thành bởi trên 50 tiểu bang trải dài từ Tây sang Đông, với 2 hệ thống hiến pháp và pháp luật cùng tồn tại song hành nên quy định của pháp luật tại các tiểu bang của Hoa Kỳ về hình sự, dân sự, đầu tư, doanh nghiệp có thể không đồng nhất. Dù đã có một đạo luật thống nhất về thương mại ban hành năm 1990 (UCC 1990) song Hoa Kỳ không có một đạo luật công ty thống nhất cho cả liên bang. Pháp luật tại các tiểu bang của Hoa Kỳ cũng có những cách tiếp cận khác nhau ở các quy định về CTCP nói chung và khái niệm về CĐSL nói riêng. Cụ thể: Luật Công ty của Tiểu bang Texas hoàn toàn không nêu khái niệm CĐSL mà chỉ có khái niệm cổ đông. Theo đó, cổ đông là người mà tên của họ được ghi trên cổ phần Số 4(404) - T2/202058 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ phát hành của công ty, được đăng ký trong hồ sơ chuyển nhượng cổ phần và được lưu trữ bởi công ty2. Theo quy định của pháp luật tiểu bang California, CĐSL được hiểu đơn giản là những người có ký tên vào bản điều lệ của CTCP3. Ở Đan Mạch, Luật Công ty cổ phần năm 2000 không nêu định nghĩa về khái niệm CĐSL, mà quy định một CTCP được thành lập bởi một hoặc nhiều CĐSL; các CĐSL phải ký vào bản điều lệ của CTCP4. Pháp luật New Zealand không quy định trực tiếp về CĐSL, mà chỉ xác định cổ đông là người mà tên của họ được ghi trên ít nhất một cổ phần đăng ký của công ty. Trước khi ghi tên vào cổ phần đăng ký của công ty thì tên của nhà đầu tư đó được ghi trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp5. Tại Canada, CĐSL là người ký tên vào điều lệ của CTCP6. Trong khi đó, ở Cộng hòa liên bang Đức, những cổ đông tham gia xây dựng điều lệ CTCP đều được gọi là CĐSL7. Pháp luật Ấn Độ quy định CĐSL là người hội đủ 3 tiêu chí sau: 1) Là người có tên trong bản cáo bạch hoặc báo cáo thường niên của công ty; 2) Là người kiểm soát hoạt động của công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với tư cách là cổ đông, giám đốc công ty hoặc chức danh khác; 3) Là người có thể đưa ra định hướng và chỉ đạo cho hoạt động của Hội đồng quản trị. Pháp luật Cambodia cũng có quy định tương đồng như tại tiểu bang California (Hoa Kỳ) khi định nghĩa CĐSL là cá nhân ký tên vào bảng điều lệ của CTCP8. Luật Công ty của Liên bang Nga không định nghĩa trực tiếp CĐSL mà chỉ quy định: CĐSL là những công dân hoặc thực thể pháp lý đã thông qua quyết định thành lập CTCP9. 2.2. Về số lượng cổ đông sáng lập Theo quy định của pháp luật Thái Lan, để thành lập một CTCP thì cần ít nhất 15 cổ đông là thể nhân, có điều lệ công ty và tuân thủ các quy định khác tại Luật CTCP10. Pháp luật Australia quy định, các công ty nói chung và CTCP nói riêng khi thành lập thì chỉ cần ít nhất 1 nhà đầu tư11. Tại Đài Loan, để thành lập CTCP thì cần 1 hoặc từ 2 CĐSL12. Luật Công ty Thụy Điển năm 2005 quy định, các công ty TNHH lẫn CTCP phải 2 Xem: Mục 69, section 2 Luật Công ty Ấn Độ năm 2013; CompaniesAct2013.pdf. 3 Xem: Mục 1 Phần 1 Luật Công ty thương mại California 2005, sửa đổi, bổ sung 2011; https://law.justia.com/codes/california/2005/corp.html. 4 Xem: Mục 3 Phần I Luật Công ty cổ phần Đan Mạch 2000; 5 Xem: Điều 96, Phần VII Luật Công ty Newzealand 1993; pub- lic/1993/0105/latest/whole.html. 6 Xem: Mục 2 Phần 1 Luật Công ty Thương mại Canada 2015; 7 Xem: Điều 28 Luật Công ty cổ phần CHLB Đức 1965, được sửa đổi, bổ sung ngày 09/09/2010; 8 Xem : Khoản 6 Điều 88 Luật Doanh nghiệp thương mại Cambodia 2006; commercial-enterprises-of-the-kingdom-of-cambodia/ 9 Xem: Điều 10 Luật Công ty cổ phần CHLB Nga 1995; https://www.wto.org/english/thewto_e/acc_e/rus_e/ WTACCRUS58_LEG_394.pdf 10 Xem: Section 16 Luật Công ty cổ phần Thái Lan 2009; nid=3932. 11 Xem: Section 114 Phần II Luật Công ty Australia 2001; https://www.legislation.gov.au/Details/ C2018C00031. 12 Xem: Điều 128 Luật Công ty Đài Loan Trung Quốc 2009; 20132/1793.html. 59Số 4(404) - T2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ có ít nhất 1 CĐSL hoặc nhiều hơn tại thời điểm thành lập, nhưng CĐSL phải là 1 thể nhân hoặc 1 pháp nhân có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại khu vực kinh tế Âu Châu hoặc tại Thụy Điển; nếu là một cá nhân người Thụy Điển thì phải có năng lực pháp lý13. Pháp luật Cộng hoa liên bang Đức và Cộng hòa liên bang Nga cho phép một CTCP có thể được thành lập bởi 1 hoặc nhiều cổ đông. Việc thành lập CTCP tại Nga đòi hỏi phải thông qua một Hội nghị thành lập bao gồm nhiều CĐSL (nếu chỉ có 1 CĐSL thì cổ đông này tự ra quyết định thành lập). Tại Hội nghị thành lập này, các CĐSL sẽ biểu quyết theo tỷ lệ ¾ để bầu ra các cơ quan quản trị của CTCP14. Tại Nhật Bản, khi thành lập CTCP thì các cổ đông sáng lập phải có trách nhiệm chuẩn bị điều lệ công ty và ký tên, ghi rõ họ tên (kể cả đóng dấu nếu có) vào bản điều lệ của công ty15. 2.3. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông sáng lập khi thành lập công ty Tại Thái Lan, CTCP thành lập phải có ít nhất 15 CĐSL và các CĐSL phải mua được ít nhất 5% số vốn đăng ký của CTCP tại thời điểm thành lập16. Luật Công ty năm 2005 của Thụy Điển yêu cầu tất cả các CĐSL phải góp đủ cổ phần tại thời điểm thành lập công ty17. Tại Italia, các nhà đầu tư sáng lập CTCP phải thanh toán đủ tiền mua cổ phần với tỷ lệ ít nhất 25% trước khi thành lập công ty18. Theo quy định của pháp luật Đài Loan, CĐSL không bị bắt buộc mua một tỷ lệ cổ phần tối thiểu tại thời điểm thành lập CTCP, Luật Công ty Đài Loan chỉ yêu cầu CĐSL sau khi thanh toán đủ tiền mua cổ phần lần đầu phát hành của công ty tại thời điểm thành lập là được19. Tại Nga, tối thiểu 50% cổ phần phát hành rộng rãi ra bên ngoài tại thời điểm thành lập CTCP phải được thanh toán đủ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đăng ký thành lập. Đối với cổ phần của CĐSL sẽ không có quyền biểu quyết nếu CĐSL không thánh thoán đủ tiền mua cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác20. Tại Trung Quốc, trước ngày 01/03/2014, theo quy định tại Luật Công ty năm 2005, các công ty khi đăng ký thành lập phải đăng ký tối thiểu 30.000 tệ và số vốn góp ban đầu của các CĐSL phải tối thiểu 20% vốn đăng ký, đồng thời số vốn góp ban đầu của cổ đông phải được thanh toán đủ tại thời điểm thành lập công ty, còn số vốn góp còn lại thì thanh toán trong thời hạn 2 năm, 13 Xem: Section 1, Chương 2 Luật Công ty Thụy Điển 2005; institutter/erhvervsjuridiskinstitut-skjultforgoogle/EMCA/NationalCompaniesActsMemberStates/Sweden/ THE_SWEDISH_COMPANIES_ACT.pdf. 14 Xem: Điều 9 Luật Công ty cổ phần CHLB Nga 1995; https://www.wto.org/english/thewto_e/acc_e/rus_e/ WTACCRUS58_LEG_394.pdf. 15 Xem: Điều 26 Luật Cộng ty Nhật Bản năm 2005; id=2052&vm=04&re=02 16 Xem: Điều 16 và Điều 17 Luật Công ty cổ phần Thái Lan 2009; ewt_news.php?nid=3932. 17 Nguồn: 18 Xem: “A review of UK and Italian and UK Company Law” A joint study by Consiglio Nazionale dei Dotteri Commercialisti a degli Esperti Contabili and The Association of Chartered Certified Accountants Published by the Certified Accountants Educational Trust, London July, 2009, tr. 22. 19 Xem: Điều 131 Luật Công ty Đài Loan Trung Quốc 2009; news/20132 /1793.html. 20 Xem: Điều 34 Luật Công ty cổ phần CHLB Nga 1995; https://www.wto.org/english/thewto_e/acc_e/rus_e/ WTACCRUS58_LEG_394.pdf. Số 4(404) - T2/202060 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ kể từ ngày thành lập công ty. Ngoài ra, số vốn góp bằng tiền mặt của cổ đông phải tối thiểu bằng 30% số vốn góp đăng ký của công ty. Tuy nhiên, ngày 28/12/2013, Trung Quốc đã sửa đổi Luật Công ty năm 2005 thì từ ngày 01/03/2014 tất cả những quy định về vốn pháp định và số vốn góp tối thiểu của nhà đầu tư khi thành lập công ty tại Trung Quốc đều bị bãi bỏ21. Tại Đức, cổ đông phải thanh toán tiền mặt cho công ty tối thiểu là 25% giá cổ phần phát hành và phải góp đủ tại thời điểm thành lập. Nếu góp vốn mà cổ đông phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty thì nghĩa vụ này phải hoàn thành trong vòng 5 năm từ thời điểm đăng ký22. Tại Việt Nam, trước thời điểm năm 2000, theo quy định tại Điều 32 Luật Công ty năm 1990 thì các sáng lập viên phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% số cổ phiếu dự tính phát hành của công ty. Và nếu các sáng lập viên không đăng ký mua tất cả cổ phiếu công ty, thì họ phải công khai gọi vốn từ những người khác. Hiện tại, theo quy định tại khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì các CĐSL phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng xác định trách nhiệm của các cổ đông nói chung và CĐSL nói riêng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày CTCP được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Và nếu sau thời hạn 90 ngày nêu trên mà có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì xử lý theo một trong các hướng sau: 1) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ không còn là cổ đông của công ty và họ cũng không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác; 2) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán. Họ không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác. Trong trường hợp này, CTCP phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi CĐSL trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Bên cạnh Luật Doanh nghiệp năm 2014, một số luật chuyên ngành tại Việt Nam có quy định đặc thù về tỷ lệ sở hữu cổ phần của CĐSL khác biệt với Luật Doanh nghiệp năm 2014. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 5 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập tổ chức tín dụng, các CĐSL phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, các CĐSL là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ. 2.4. Các hạn chế đối với cổ đông sáng lập Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 1990 – 1999, theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Xem: Luật Công ty sửa đổi của Trung Quốc ban hành ngày 28/12/2013, có hiệu lực thực thi từ ngày 01/03/2014; 22 Xem: Điều 36a Luật Công ty cổ phần CHLB Đức 1965, được sửa đổi, bổ sung năm 2010; tonrosefulbright.com/files/german-stock-corporation-act-147035.pdf. 61Số 4(404) - T2/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 30 Luật Công ty năm 1990 thì cổ phiếu trong CTCP được phát hành có thể là cổ phiếu có ghi tên hoặc cổ phiếu không có ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên. Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng, còn cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng, nếu được sự đồng ý của HĐQT. Hiểu theo nghĩa trên tại Luật Công ty năm 1990 thì các CĐSL trong CTCP tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 1999 bị một hạn chế khá lớn trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Họ buộc phải sở hữu loại cổ phần có phần đặc biệt so với các cổ đông khác, đó là cổ phần có ghi tên và loại cổ phần này không thể chuyển nhượng tự do mà việc chuyển nhượng phải dựa trên ý chí của Hội đồng quản trị (khi đó phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận). Từ năm 2000 – 30/06/2015, thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005, việc bắt buộc phải ghi tên CĐSL trên loại cổ phần mà họ sở hữu đã bị loại bỏ, thay vào đó, CĐSL tại Việt Nam chỉ bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần đối với người nhận chuyển nhượng không phải là cổ đông (theo Luật Doanh nghiệp năm 1999) và không phải là cổ đông sáng lập (theo Luật Doanh nghiệp năm 2005) trong thời hạn 3 năm đầu thành lập CTCP với điều kiện phải được Đại hội đồng cổ đông – cơ quan quyền lực cao nhất trong CTCP chấp thuận. Từ ngày 01/07/2015, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014, các CĐSL trong CTCP tại Việt Nam phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Và trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CĐSL có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho CĐSL khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là CĐSL nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của CĐSL được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà CĐSL có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà CĐSL chuyển nhượng cho người khác không phải là CĐSL của công ty. Bên cạnh Luật Doanh nghiệp năm 2014, khoản 4 Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng có quy định đặc thù riêng về hạn chế đối với CĐSL trong các ngân hàng thương mại cổ phần (bản chất pháp lý vẫn là CTCP hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014) đó là: Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, CĐSL chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần cho các CĐSL khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Từ các quy định trên, có thể rút ra một nhận xét chung là pháp luật doanh nghiệp Việt Nam chỉ áp dụng sự hạn chế cơ bản đối với CĐSL khi buộc họ phải nắm giữ một tỷ lệ tối thiểu cổ phần tại thời điểm thành lập công ty và quyền chuyển nhượng cổ phần của họ bị giới hạn khó hơn so với các cổ đông phổ thông khác trong CTCP, không quy định tiêu chí họ phải cư trú (hoặc thường trú) tại Việt Nam. Ở đây, nếu so sánh với quy định tại pháp luật doanh nghiệp một số nước, chúng ta thấy có những điểm tương đồng và khác biệt. Khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật Công ty cổ phần Thái Lan 2009 quy định ít nhất ½ số lượng CĐSL phải thường trú tại Thái Lan và phải góp vốn mua cổ phần, thanh toán tiền mua cổ phần ít nhất là 5% số vốn đăng ký của công ty. Tại Thái Lan, các cổ phần mà CĐSL góp vốn mua tại thời điểm thành lập công ty (ít nhất 5%) sẽ bị hạn chế chuyển Số 4(404) - T2/202062 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ nhượng trong thời hạn 2 năm đầu kể từ ngày thành lập công ty, trừ trường hợp phải được sự chấp thuận của ĐHCĐ23. Quy định của Đan Mạch yêu cầu ít nhất 1 CĐSL phải cư trú tại Đan Mạch24. 3. Kết luận và kiến nghị Quy định về CĐSL của công ty cổ phần là một nội dung quan trọng trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng như pháp luật doanh nghiệp tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, việc trở thành CĐSL của CTCP tại Việt Nam được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư tại thời điểm thành lập công ty, chỉ cần 1 công ty cổ phần đảm bảo ít nhất 3 CĐSL là được, không nhất thiết toàn bộ tất cả các nhà đầu tư tham gia thành lập công ty, thông qua điều lệ của công ty cổ phần đều là CĐSL theo quan điểm truyền thống trước đây. Quy định này trao quyền tự quyết cho nhà đầu tư trong việc họ trở thành CĐSL hay không trên cơ sở cân nhắc các lợi ích mà họ có thể có được từ tư cách CĐSL này. Mặc dù pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới có những quy định khác nhau về số lượng CĐSL tối thiểu của 1 công ty cổ phần tại thời điểm thành lập, nhưng nhìn chung, pháp luật doanh nghiệp một số quốc gia như Thái Lan, Italia, Đức đều quy định các CĐSL phải sở hữu ít nhất từ 5% cho đến 25% tổng số cổ phần được quyền phát hành của CTCP tại thời điểm thành lập. Và những hạn chế về chuyển nhượng cổ phần của CĐSL trong giai đoạn đầu thành lập CTCP cũng là những quy định tương đồng có thể được tìm thấy trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, dù có những điểm khác biệt nhất định nhưng vai trò, vị trí của CĐSL trong CTCP là không thể thiếu trong thực tiễn kinh tế thị trường cũng như pháp luật thực định của các quốc gia có nền kinh tế thị trường gắn với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Qua tham khảo quy định của pháp luật về CĐSL tại một số quốc gia trên thế giới cũng như qua thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2014 tại Việt Nam thời gian qua, Tác giả kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ở hai nội dung sau: Một là, sửa đổi Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014 theo hướng bỏ quy định cho phép CĐSL có thời hạn 90 ngày để thanh toán tiền đăng ký mua cổ phần khi thành lập CTCP. Thay vào đó, tất cả CĐSL đều phải thanh toán đủ tiền mua cổ phần ngay tại thời điểm thành lập công ty tương ứng với số lượng cổ phần mà họ đăng ký mua. Việc sửa đổi này là cần thiết nhằm đảm bảo cho vốn điều lệ của CTCP tại thời điểm thành lập có tính thực chất hơn, hạn chế tình trạng “vốn ảo” của CTCP trong giai đoạn đầu thành lập, đồng thời giảm bớt chi phí tài chính phát sinh cho CTCP do phải thực hiện các thủ tục hành chính về thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp có vi phạm việc thanh toán tiền mua cổ phần của CĐSL như thời gian vừa qua. Hai là, bổ sung quy định CTCP phải có ít nhất một CĐSL cư trú tại Việt Nam tại thời điểm thành lập công ty, thay cho quy định hiện hành không có yêu cầu bắt buộc. Quy định mới này nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước đối với CTCP hiệu quả hơn, tăng cường trách nhiệm của CĐSL đối với các doanh nghiệp đối tác và hạn chế các tiêu cực phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động của CTCP về sau n 23 Xem: Section 57 Luật Công ty cổ phần Thái Lan 2009; nid=3932. 24 Xem: Mục 3 Phần 2 Luật Công ty cổ phần Đan Mạch 2000;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_dinh_ve_co_dong_sang_lap_trong_phap_luat_viet_nam_va_pha.pdf
Tài liệu liên quan