Ba là, cần bổ sung quy định về việc công
nhận sự thỏa thuận của các bên tranh chấp đất
đai trong quá trình hòa giải tiền tố tụng
Như đã phân tích, Luật đất đai năm
2013 tại Điều 202 chỉ đưa ra vấn đề hòa giải
ở cấp cơ sở với tính chất là một thủ tục tiền
tố tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên gặp
nhau đạt được thỏa thuận nhưng chưa ghi
nhận hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải
thành ở cả hai trường hợp là hòa giải thông
qua hòa giải ở cơ sở (do hòa giải viên, tổ
hòa giải tiến hành) và hòa giải do UBND
cấp xã tiến hành dẫn đến kéo dài thời gian
giải quyết tranh chấp. Do vậy, pháp luật
cần bổ sung quy định về sự hỗ trợ của Tòa
án đối với hoạt động này theo hướng: Tòa
án có thẩm quyền sẽ ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự
đã đạt được ở hòa giải tiền tố tụng theo một
trình tự, thủ tục nhất định để đảm bảo cam
kết của các bên tranh chấp sẽ được thực thi,
từ đó góp phần tăng tính hiệu quả của biện
pháp hòa giải tiền tố tụng, đồng thời, tiết
kiệm thời gian, chi phí cũng như giảm áp
lực công việc cho cơ quan tư pháp, cơ quan
hành chính khác có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp đất đai.
Tóm lại, để có thể thực sự phát huy
được vai trò của biện pháp hòa giải tiền tố
tụng đối với tranh chấp đất đai thì yêu cầu
về việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
này là rất cần thiết và những kiến nghị nêu
trên cũng cần phải được nghiên cứu, xem
xét trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
pháp luật đất đai./.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định về hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48
QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG ĐỐI VỚI TRANH CHẤP...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và hầu hết phải đưa ra giải
quyết bằng con đường Tòa án. Rất khó
để hạn chế tranh chấp và khi tranh chấp
phát sinh, làm thế nào để giải quyết được
tranh chấp một cách kịp thời luôn là vấn đề
được nhiều cấp chính quyền quan tâm. Hòa
giải với tính chất vừa là một trong những
biện pháp để giải quyết tranh chấp đất đai,
vừa là một thủ tục mang tính bắt buộc trong
quá trình giải quyết loại tranh chấp này. Tuy
nhiên, pháp luật hiện hành về hòa giải đối
với tranh chấp đất đai nói chung, trong đó
có các quy định về hòa giải tiền tố tụng chưa
có sự thống nhất, chưa có quy định cụ thể,
từ đó gây khó khăn cho việc giải quyết tranh
chấp đất đai trên thực tế. Chính vì vậy, bài
viết phân tích nhằm làm rõ các quy định hiện
hành về hòa giải cơ sở và hòa giải tranh chấp
đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn, trên cơ sở đó chỉ ra những vướng mắc,
bất cập và đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện quy định về hòa giải tiền tố tụng
trong giải quyết tranh chấp đất đai.
1. Khái niệm và đặc điểm của hòa giải
tiền tố tụng trong giải quyết tranh chấp
đất đai
Theo Từ điển tiếng Việt thì hòa giải
là “thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt
xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa”1.
Cách giải thích này đề cập đến hành động
và mục đích của hòa giải nhưng chưa nêu
được các yếu tố như bản chất, nội dung và
chủ thể của hòa giải.
Từ điển Pháp lý của Rothenberg, hòa
giải là hành vi thỏa hiệp giữa các bên sau
khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ một
ít2. Còn trong Từ điển Luật học của Black
cho rằng hòa giải là sự can thiệp; sự làm
trung gian hòa giải; hành vi của người thứ
ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp
nhằm thuyết phục dàn xếp hoặc tranh chấp
1 Viện ngôn ngữ (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb
Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.430
2 Rothenberg (1996), R.Plain Language Dictionary
of Law, Signet, tr. 410
QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG ĐỐI VỚI TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI - MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG*
* Thạc sĩ, Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân
sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Hòa giải là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp
đất đai. Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp
luật về hòa giải tiền tố tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, trên
cơ sở đó chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích cho công dân là việc làm có ý nghĩa
quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.
Từ khóa: Hòa giải, hòa giải tiền tố tụng, tranh chấp đất đai, tố tụng dân sự.
Mediation is one of effective measures to resolve land dispute. Therefore, it
is necessary to study consistently about pre-proceeding mediation in resolving
land dispute, point out its inadequacies and give recommendations to ensure
legitimate rights and interests for citizens.
Keywords: Mediation, pre-proceeding mediation, land dispute, civil
proceeding.
49Khoa học Kiểm sát
KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG
Số chuyên đề 2 - 2019
giữa họ3. Với các định nghĩa nêu trên, có thể
thấy rằng cách giải thích của Rothenberg
đã nêu được bản chất của hòa giải nhưng
chưa nêu được hành vi, vai trò trung gian
của bên thứ ba trong hòa giải và điều này
đã khắc phục được trong Từ điển Luật học
của Black.
Tuy nhiên, với bất cứ cách lý giải nào
thì hòa giải cũng cần có đủ ba yếu tố: Một
là, phải có tranh chấp giữa hai bên; Hai là,
có sự thống nhất ý chí giữa các bên để giải
quyết tranh chấp thông qua việc nhượng
bộ của mỗi bên; Ba là, trong quá trình hòa
giải phải có sự tham gia của bên thứ ba
trung lập cho ý kiến, hướng dẫn các bên
tiến hành hòa giải đồng thời lập biên bản
phiên hòa giải.
Trên cơ sở những yếu tố cơ bản đó,
khái niệm về hòa giải tranh chấp đất đai
có thể được hiểu như sau: “Hòa giải tranh
chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải
quyết các tranh chấp liên quan đến quyền
sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ
vai trò trung gian trong việc giúp các bên có
tranh chấp tìm kiếm những giải pháp
thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về
quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất
và thương lượng với nhau về việc giải quyết
quyền lợi của mình”.
Đối với quá trình giải quyết tranh chấp
đất đai, hòa giải mang tính bắt buộc. Hoạt
động này không chỉ được thực hiện bởi Tòa
án (Hòa giải tại Tòa án) mà còn phải tiến
hành ở giai đoạn tiền tố tụng (Hòa giải tiền
tố tụng).
Trong đó, hòa giải tiền tố tụng đối với
tranh chấp đất đai có thể được hiểu là: “Biện
pháp pháp lý bước đầu để giải quyết các tranh
chấp liên quan đến đất đai, theo đó, bên thứ ba
độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp
3 Henry Campbell Black (1990), Blacks Law
Dictionary, tr. 152
các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp
thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về
quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất
và thương lượng với nhau về việc giải quyết
quyền lợi của mình”.
Hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp
đất đai có những điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chủ thể tiến hành hòa giải tiền
tố tụng đối với tranh chấp đất đai là tổ hòa giải,
Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn
và có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc phải tiến
hành
Khi tranh chấp đất đai xảy ra, cách
thức xử lý đầu tiên mà các bên phải sử
dụng là tự hòa giải hay còn gọi là thương
lượng. Thực chất đây là việc các bên
tranh chấp tiến hành gặp gỡ, trao đổi,
thỏa thuận với nhau để đạt được tiếng nói
chung, xóa bỏ bất đồng, xung đột về lợi ích
nhằm giải quyết ổn thỏa vụ việc. Điểm đặc
biệt của hình thức này là chưa có sự tham
gia của người thứ ba nên chỉ mang tính
chất nội bộ. Nhà nước cũng không có sự
can thiệp nào ở giai đoạn này, chính vì vậy,
tự hòa giải chỉ thành công khi các bên thực
sự có thiện chí, thông cảm và tôn trọng lẫn
nhau. Đây là hình thức để phát huy truyền
thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương
ái, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân
cư, đảm bảo cho các hình thức giải quyết
tranh chấp khác phát huy hiệu quả và giảm
tải cho các cơ quan có thẩm quyền thì tự
hòa giải là một biện pháp luôn luôn được
Nhà nước khuyến khích thực hiện. Nếu các
bên không tự thỏa thuận được thì việc giải
quyết tranh chấp đất đai có thể được thực
hiện thông qua hòa giải tại tổ hòa giải cơ sở.
Hòa giải ở tổ hòa giải cơ sở thực chất là
hình thức hòa giải của đại diện cộng đồng
dân cư, theo đó hòa giải viên hướng dẫn,
giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp
đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết
với nhau những tranh chấp nhằm phát huy
50
QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG ĐỐI VỚI TRANH CHẤP...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
những tình cảm, đạo lý tốt đẹp trong gia
đình và cộng đồng. Hình thức hòa giải ở cơ
sở này được thực hiện thông qua hoạt động
của tổ hòa giải hoặc bằng sự tham gia của
các tổ chức xã hội khác, được Nhà nước tạo
điều kiện và khuyến khích thực hiện, nhằm
đảm bảo phát huy tối đa ưu thế và hiệu quả
của hoạt động này.
Hòa giải của UBND xã, phường, thị trấn
được tiến hành trong trường hợp các bên
tranh chấp không tự hòa giải được thì có
thể yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn để
hòa giải. Đây là hình thức hòa giải do chính
quyền cơ sở thực hiện nhằm nhanh chóng
giải quyết những bất đồng trong nội bộ nhân
dân về đất đai tại địa bàn dân cư do chính
quyền cơ sở trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, kết
quả hòa giải thành này không có giá trị như
một phán quyết của cơ quan tư pháp.
Thứ hai, hòa giải tiền tố tụng đối với tranh
chấp đất đai được tiến hành trên cơ sở tôn trọng
quyền định đoạt của các bên tranh chấp
Mặc dù hòa giải tiền tố tụng đối với
tranh chấp đất đai là một hoạt động do tổ
hòa giải hoặc chính quyền cơ sở tiến hành
nhưng về bản chất, hòa giải vẫn là sự thỏa
thuận của các bên tranh chấp. Chỉ có các
bên tranh chấp mới có quyền thỏa thuận,
thương lượng với nhau về tất cả những vấn
đề đang cần giải quyết, bởi họ là người hiểu
rõ hơn ai hết mâu thuẫn đã phát sinh.
Khi tham gia vào quá trình hòa giải
tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp có
quyền thương lượng, thỏa thuận với nhau
để giải quyết những bất đồng về quyền lợi
của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện ý chí,
thỏa thuận. Mọi sự tác động từ bên ngoài
trái với ý muốn của họ đều bị coi là trái pháp
luật và không được công nhận. Tổ hòa giải,
chính quyền cơ sở không được cưỡng ép,
bắt buộc các bên tranh chấp thỏa thuận với
nhau về giải quyết những mâu thuẫn, tranh
chấp giữa họ.
Thứ ba, hòa giải tiền tố tụng đối với tranh
chấp đất đai được tiến hành tại địa bàn nơi có
đất tranh chấp
Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với
quyền sử dụng đất nên việc hòa giải thường
phải được tiến hành tại nơi có tài sản tranh
chấp. Thông thường tổ hòa giải, chính quyền
địa phương nơi có tranh chấp đất đai sẽ có
điều kiện tốt nhất để tìm hiểu về nguồn gốc,
lịch sử và hiện trạng pháp lý cũng như thực
tế của tài sản tranh chấp. Do vậy, các chủ thể
này sẽ có điều kiện tốt nhất để tiến hành hòa
giải một cách có hiệu quả.
2. Nội dung quy định của pháp luật về
hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai
Trường hợp phát sinh tranh chấp đất
đai, trước hết các đương sự có thể tự thương
lượng, tự thỏa thuận. Các bên tranh chấp
cũng có thể lựa chọn tổ hòa giải cơ sở để
giải quyết tranh chấp và nếu các bên tranh
chấp không tự hòa giải được thì tiến hành
gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
xã) nơi có đất tranh chấp để hòa giải trước
khi khởi kiện tại Tòa án.
2.1. Hòa giải cơ sở đối với tranh chấp
đất đai
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202
Luật đất đai năm 2013 thì “Nhà nước khuyến
khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải
ở cơ sở” và Khoản 2 điều luật này lại quy
định theo hướng “Tranh chấp đất đai mà các
bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn
đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
có đất tranh chấp để hòa giải”.
Vậy, hòa giải cơ sở có phải là một loại
hình riêng biệt phân biệt với hòa giải đất
đai tại chính quyền xã, phường, thị trấn hay
không?
Theo Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở ngày
5/7/2013, có hiệu lực từ 01/01/2014 thì “1.
51Khoa học Kiểm sát
KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG
Số chuyên đề 2 - 2019
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn,
giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện
giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp,
vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc,
tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân
cư khác”.
Tiếp theo đó, Điều 3 Luật hòa giải ở cơ
sở quy định khá rộng phạm vi những loại
việc có thể được hòa giải ở cơ sở, theo đó việc
hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các
mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật,
trừ các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia
đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự không được hòa
giải; vi phạm pháp luật mà theo quy định
phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
bị xử lý vi phạm hành chính; mâu thuẫn,
tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ
sở theo quy định của pháp luật.
Như vậy, xét về bản chất thì sự khác
biệt giữa hòa giải cơ sở và hòa giải tranh
chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn
là hòa giải cơ sở do hòa giải viên thuộc Tổ
hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân
được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân
phố và các cụm dân cư khác thực hiện. Cơ
cấu tổ hòa giải có tổ trưởng và các tổ viên
do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường,
thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên
của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân
dân bầu và do UBND cùng cấp công nhận.
Đối với hòa giải tranh chấp đất đai tại
UBND xã, phường, thị trấn thì khi hòa giải
tranh chấp đất đai phải do Hội đồng tư
vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã,
phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị
trấn thành lập gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ
tịch UBND xã, phường, thị trấn là Chủ tịch
Hội đồng; Đại diện của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam xã, phường, thị trấn; Tổ trưởng
tổ dân phố đối với khu vực đô thị; Trưởng
thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu
vực nông thôn; Đại diện của một số hộ dân
sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn
biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng
đối với thửa đất đó; Công chức địa chính,
cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
2.2. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy
định như sau:
1. Nhà nước khuyến khích các bên
tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa
giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên
tranh chấp không hòa giải được thì gửi
đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh
chấp đất đai tại địa phương mình; trong
quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải
tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã
được thực hiện trong thời hạn không quá
45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
giải quyết tranh chấp đất đai4.
Như vậy, những đặc trưng của hòa giải
tranh chấp đất đai do UBND cấp xã thực
hiện cho thấy sự khác biệt căn bản giữa
hình thức hòa giải này với các loại hình tự
hòa giải tại cơ sở vốn là các hình thức hòa
giải thuần túy trong nội bộ cộng đồng dân
cư, không có bất cứ một sự can thiệp nào từ
phía Nhà nước.
Khác với hòa giải tranh chấp đất đai ở
cơ sở, việc hòa giải tranh chấp đất đai do
4 Quốc hội (2013), Luật đất đai, Hà Nội.
52
QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG ĐỐI VỚI TRANH CHẤP...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
UBND cấp xã thực hiện phải được tiến hành
theo một trình tự thủ tục tương đối chặt chẽ
như: (i) phải đảm bảo thời hạn luật định; (ii)
việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được
lập thành biên bản có chữ ký của các bên và
xác nhận hòa giải thành hoặc không thành
của UBND cấp xã; và (iii) biên bản hòa giải
này được gửi đến các bên tranh chấp, lưu
tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có
tranh chấp và gửi đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cấp xã,
phường, thị trấn trong trường hợp này
không phải là một cấp giải quyết tranh chấp
đất đai, mà chỉ đóng vai trò trung gian hòa
giải, giúp đỡ, hướng dẫn các bên tranh chấp
trong quá trình thỏa thuận nhằm giải quyết
mâu thuẫn đã phát sinh. Thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai theo quy định của
pháp luật chỉ thuộc về TAND và cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền từ cấp
huyện trở lên.
Với tư cách của bên trung gian, pháp
luật về đất đai, một mặt xác định trách
nhiệm chủ yếu của UBND cấp xã trong
hoạt động hòa giải đối với tranh chấp đất
đai, mặt khác cũng đã yêu cầu “UBND xã,
phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp
với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của mặt trận, các tổ chức
xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai”.
Điều này khẳng định vai trò không nhỏ của
các tổ chức xã hội trong hòa giải tranh chấp
đất đai do UBND cấp xã thực hiện.
Ngoài ra, hòa giải tranh chấp đất đai
tại UBND cấp xã còn được coi là một điều
kiện bắt buộc để khởi kiện ra Tòa án trong
trường hợp hòa giải không thành. Cụ thể,
theo Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, tra-
nh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND
xã mà không thành thì được giải quyết
như sau: “Tranh chấp đất đai mà đương sự
có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại
giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa
án nhân dân giải quyết”. Quy định này dẫn
tới cách hiểu và vận dụng trong thực tiễn
theo hướng hòa giải tranh chấp đất đai của
UBND xã là một thủ tục có tính chất pháp
lý bắt buộc. Đây có thể được coi là một giai
đoạn tiền giải quyết tranh chấp của TAND
hoặc của cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền. Như vậy, nếu không có việc
hòa giải của UBND xã, phường, thị trấn
thì các đương sự sẽ bị coi là chưa đủ điều
kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật
và theo đó, Tòa án sẽ phải trả lại đơn khởi
kiện và hướng dẫn đương sự tiến hành
thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị
trấn nơi có đất tranh chấp.
Tính chất pháp lý bắt buộc của hòa giải
tranh chấp đất đai do UBND cấp xã tiến
hành được thể hiện như sau:
Một là, hòa giải tranh chấp đất đai do
UBND cấp xã thực hiện là một trong những
điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thụ lý, xem xét, giải quyết các vụ việc.
Hai là, giá trị pháp lý của hòa giải tranh
chấp đất đai do UBND cấp xã thực hiện
bằng việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận đối với kết quả hòa giải tranh
chấp. Trong đó, điểm đặc biệt là pháp luật
đất đai đã quy định đối với trường hợp
hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng
về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND
cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng
Tài nguyên và Môi trường đối với tranh
chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở tài
nguyên và Môi trường đối với các trường
hợp khác.
3. Bất cập, vướng mắc trong các quy
định về hòa giải tiền tố tụng đối với
tranh chấp đất đai
Thứ nhất, quy định về hòa giải tiền tố tụng
nói chung, hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân
53Khoa học Kiểm sát
KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG
Số chuyên đề 2 - 2019
dân cấp xã nói riêng đối với các tranh chấp đất
đai không đáp ứng yêu cầu về đảm bảo quyền
tiếp cận công lý của công dân
Hiện nay, theo Khoản 1 Điều 202 Luật
Đất đai năm 2013, Nhà nước khuyến khích
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa
giải ở cơ sở chứ không coi hòa giải cơ sở là
thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa
án. Như vậy, khi có đơn khởi kiện, Tòa án
chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã
được hòa giải tại UBND cấp xã mà không
thành. Có thể nói, quy định này đã gây trở
ngại cho người dân trong việc thực hiện
việc khởi kiện tại Tòa án và vi phạm quyền
tự định đoạt của đương sự.
Không những vậy, thời gian tiến hành
hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp
xã theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai
năm 2013 hiện nay là 45 ngày kể từ khi
nhận được đơn. Thời hạn này là khá dài và
có thể làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiện
của đương sự.
Có thể nói, kết quả mà đương sự chờ
đợi ở biện pháp hòa giải chính là một biên
bản hòa giải không thành để làm thủ tục
khởi kiện, việc hòa giải tranh chấp đất đai
đã thực sự trở thành “chướng ngại vật”
phải vượt qua đối với các đương sự trong
vụ tranh chấp.
Thứ hai, pháp luật chưa có những quy định
về phương án xử lý trong trường hợp một trong
các bên tranh chấp không hợp tác để tiến hành
hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai
Trong thực tế, thông thường một trong
các bên tranh chấp luôn tìm mọi cách để
đối phó nhằm lẩn tránh việc giải quyết
tranh chấp, ví dụ trường hợp UBND cấp
xã đã thông báo, triệu tập nhiều lần nhưng
một trong các bên tranh chấp cố tình không
tham gia, dẫn tới hệ quả là không thể tiến
hành hòa giải. Trong khi đó, pháp luật đất
đai hiện hành lại chưa có quy định xử lý
đối với trường hợp nêu trên dẫn đến những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân khi phải mất
quá nhiều thời gian cho hoạt động hòa giải
đối với tranh chấp đất đai.
Thứ ba, pháp luật hiện hành còn chưa có các
quy định về cơ chế công nhận sự thỏa thuận của
các bên tranh chấp là chưa đáp ứng được yêu
cầu về khuyến khích hòa giải trong tranh chấp
đất đai
Hiện nay, việc giải quyết các tranh
chấp dân sự thông qua hòa giải cơ sở là
một cơ chế được khuyến khích. Theo Luật
Hòa giải ở cơ sở ngày 5/7/2013, có hiệu lực
từ 01/01/2014 thì tổ chức hòa giải cơ sở chủ
yếu là “hướng dẫn, giúp đỡ” các bên thỏa
thuận với nhau. Tuy nhiên, bất cập ở chỗ
sau khi các bên đã thỏa thuận được với
nhau thì pháp luật lại không quy định về
cơ chế để công nhận sự thỏa thuận làm cơ
sở pháp lý để buộc bên có nghĩa vụ phải
thi hành thoả thuận đã đạt được trong quá
trình hòa giải thông qua hòa giải cơ sở. Do
vậy, trong thực tiễn, trường hợp khi có
tranh chấp đất đai mà các bên đã thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết tranh chấp
thông qua hòa giải ở cơ sở và có văn bản
hòa giải thành do hòa giải viên lập nhưng
bên có nghĩa vụ lại không tự nguyện thi
hành thì việc hòa giải trở nên không có giá
trị pháp lý, không có giá trị ràng buộc các
bên. Lúc này, bên có quyền lợi chỉ có thể
hoặc yêu cầu tiếp tục hòa giải thông qua cơ
sở, hoặc gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có
đất tranh chấp để hòa giải.
4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về hòa giải tiền tố tụng đối với
tranh chấp đất đai
Để khắc phục bất cập về mặt pháp luật
và tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn thi
hành các quy định nêu trên, tác giả đề xuất
một số kiến nghị sau:
54
QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG ĐỐI VỚI TRANH CHẤP...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
Một là, đối với quy định về hòa giải thông
qua hòa giải ở cơ sở do hòa giải viên hoặc tổ hòa
giải tiến hành
Với những bất cập đã được phân tích ở
trên, để có thể giải quyết tranh chấp đất đai
một cách nhanh chóng, kịp thời cũng như
đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công
dân, pháp luật đất đai cần sửa đổi theo
hướng quy định hòa giải thông qua hòa
giải ở cơ sở cũng là một thủ tục hòa giải bắt
buộc. Khi có tranh chấp phát sinh, các bên
tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn hòa
giải thông qua hòa giải ở cơ sở hay hòa giải
do UBND cấp xã tiến hành. Khi đó, kết quả
hòa giải thông qua hòa giải ở cơ sở cũng
có giá trị như đối với kết quả hòa giải do
UBND cấp xã tiến hành. Có nghĩa là, nếu
hòa giải thông qua hòa giải ở cơ sở không
thành thì một trong các bên tranh chấp có
thể gửi đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết tranh chấp ngay và như vậy sẽ
không cần thực hiện thủ tục hòa giải do
UBND cấp xã tiến hành.
Hai là, cần bổ sung quy định về phương án
xử lý trong trường hợp một trong các bên tranh
chấp không hợp tác để tiến hành hòa giải tiền
tố tụng đối với tranh chấp đất đai để đảm bảo
quyền tiếp cận công lý của công dân
Để đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo
quyền tiếp cận công lý của công dân, pháp
luật cần quy định cụ thể về biện pháp xử
lý đối với trường hợp một trong các bên
tranh chấp cố tình không tham gia hòa giải
hoặc không thể tham gia hòa giải sau khi đã
được thông báo.
Theo đó, cần bổ sung quy định theo
hướng nếu hết thời hạn theo quy định tại
Khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013
(45 kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
giải quyết tranh chấp đất đai) mà UBND
không tiến hành hòa giải hoặc không
có điều kiện hòa giải (một trong các bên
tranh chấp không có thiện chí nên không
có mặt hoặc không thể có mặt...) thì đương
sự có quyền khởi kiện ra Tòa án. Thời gian
từ ngày đương sự nộp đơn yêu cầu hòa giải
tại UBND cho tới khi khởi kiện ra Tòa án
không được tính vào thời hiệu khởi kiện.
Ba là, cần bổ sung quy định về việc công
nhận sự thỏa thuận của các bên tranh chấp đất
đai trong quá trình hòa giải tiền tố tụng
Như đã phân tích, Luật đất đai năm
2013 tại Điều 202 chỉ đưa ra vấn đề hòa giải
ở cấp cơ sở với tính chất là một thủ tục tiền
tố tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên gặp
nhau đạt được thỏa thuận nhưng chưa ghi
nhận hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải
thành ở cả hai trường hợp là hòa giải thông
qua hòa giải ở cơ sở (do hòa giải viên, tổ
hòa giải tiến hành) và hòa giải do UBND
cấp xã tiến hành dẫn đến kéo dài thời gian
giải quyết tranh chấp. Do vậy, pháp luật
cần bổ sung quy định về sự hỗ trợ của Tòa
án đối với hoạt động này theo hướng: Tòa
án có thẩm quyền sẽ ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự
đã đạt được ở hòa giải tiền tố tụng theo một
trình tự, thủ tục nhất định để đảm bảo cam
kết của các bên tranh chấp sẽ được thực thi,
từ đó góp phần tăng tính hiệu quả của biện
pháp hòa giải tiền tố tụng, đồng thời, tiết
kiệm thời gian, chi phí cũng như giảm áp
lực công việc cho cơ quan tư pháp, cơ quan
hành chính khác có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp đất đai.
Tóm lại, để có thể thực sự phát huy
được vai trò của biện pháp hòa giải tiền tố
tụng đối với tranh chấp đất đai thì yêu cầu
về việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
này là rất cần thiết và những kiến nghị nêu
trên cũng cần phải được nghiên cứu, xem
xét trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
pháp luật đất đai./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dinh_ve_hoa_giai_tien_to_tung_doi_voi_tranh_chap_dat_dai.pdf