Kết luận
Pháp luật về quản lý công chức ở
nhiều nước trên thế giới đã có những quy
định về định kỳ sát hạch công chức nhằm
kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng thực
thi công vụ liên quan đến chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ công chức. Sát hạch
công chức là một nội dung quan trọng, có
tính nền tảng trong toàn bộ công tác quản lý
công chức ở tất cả các nước. Bởi lẽ, thông
qua sát hạch công chức cơ quan, tổ chức có
thể kiểm tra về hiệu quả làm việc, kiến thức
chuyên môn, năng lực công tác của công
chức để thực hiện việc khen thưởng, đề bạt,
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công việc một
cách hợp lý, công bằng đối với công chức;
từ đó phát huy đầy đủ tính tích cực của công
chức trong thực thi công vụ, nâng cao hiệu
suất công tác của các cơ quan nhà nước, thúc
đẩy nền công vụ phát triển “xét về một ý
nghĩa nhất định, nó có thể được coi là cốt lõi
của toàn bộ công tác quản lý công chức”1.
Tuy nhiên, ở nước ta vẫn còn thiếu các
quy định cụ thể về sát hạch công chức. Vì
vậy, cần nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật
quản lý công chức trong giai đoạn hiện nay.
Việc xem xét, nghiên cứu bổ sung các quy
định về sát hạch đối với công chức ở nước
ta là điều cần thiết nhằm góp phần xây dựng,
quản lý đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu
của nền công vụ trong giai đoạn hiện nay
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định về sát hạch công chức trong pháp luật về quản lý công chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Đặt vấn đề
Ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4,
Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Cán
bộ, công chức thay thế Pháp lệnh Cán bộ,
công chức năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ,
công chức năm 2000 và năm 20031. Luật
Cán bộ, công chức ra đời đã trở thành công
cụ pháp lý hữu hiệu nhằm xây dựng và quản
lý đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm
chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới; phát
huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ,
công chức; thể hiện chính sách thu hút, trọng
dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta
trong giai đoạn mới.
Trong quá trình thi hành Luật Cán bộ,
công chức năm 2008, nhiều quy định về
QUY ÀÕNH VÏÌ SAÁT HAÅCH CÖNG CHÛÁC
TRONG PHAÁP LUÊÅT VÏÌ QUAÃN LYÁ CÖNG CHÛÁC
Nguyễn Đặng Phương Truyền*
* ThS. Học viện Hành chính, Cơ sở TP. Hồ Chí Minh.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: công chức, sát
hạch, quản lý
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 13/01/2017
Biên tập: 08/02/2017
Duyệt bài: 17/02/2017
Article Infomation:
Keywords: public servant,
test, management
Article History:
Received: 13 Jan. 2017
Edited: 08 Feb. 2017
Approved: 17 Feb. 2017
Tóm tắt:
Bài viết phân tích thực trạng quy định về sát hạch công chức hiện nay và đề
xuất một số kiến nghị để hoàn thiện những quy định này nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý công chức, góp phần lựa chọn được những công chức có đủ phẩm
chất, năng lực, trình độ cho nền công vụ.
Abstract:
Abstract: The article analyses the practice of provisions about testing the pub-
lic servant in our country. Thereby, some proposals are suggested to these
provisions to improve the effectiveness of the public servant management,
then to select the ones who have a qualified dignity, competency and concrete
education for the civil service.
1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 ban hành ngày 26/02/1998 có hiệu lực kể từ ngày 01/05/1998, Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ban hành ngày 28/4/2000, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức được ban hành ngày 29/4/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2003. Luật Cán
bộ, công chức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010.
39
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
quản lý đội ngũ công chức được ban hành
và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, một số
quy định liên quan đến đội ngũ công chức
vẫn chưa được hoàn thiện. Do đó, trong bối
cảnh hiện nay, việc tiếp tục hoàn thiện các
quy định này là một vấn đề tất yếu nhằm
hướng đến việc xây dựng nền công vụ
chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động,
minh bạch, hiệu quả. Mặt khác, một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của việc cải cách
chế độ công vụ, công chức là chú trọng và
nâng cao chế độ kỷ luật trong hoạt động
công vụ để duy trì trật tự, kỷ cương và phát
huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động
công vụ. Để thực hiện điều này thì một trong
các giải pháp được xác định là “xây dựng
chế độ sát hạch bắt buộc đối với công chức
lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn,
nghiệp vụ”2. Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện
các quy định về sát hạch công chức là điều
cần thiết.
2. Khái quát quy định về sát hạch công
chức trong pháp luật quản lý công chức
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ học thì “sát hạch” có nghĩa là
“kiểm tra xem tri thức hay khả năng có đáp
ứng yêu cầu hay không”3. Nghiên cứu về
lịch sử nhà nước và pháp luật nước ta cho
thấy, trong chế độ phong kiến trước đây,
chúng ta cũng có những quy định về sát
hạch quan lại. Quy định sát hạch công chức
ngày nay cũng có những nét tương đồng với
những quy định về sát hạch quan lại trong
chế độ phong kiến trước đây. Bởi lẽ, bản
chất của việc sát hạch quan lại trong chế độ
phong kiến và sát hạch công chức hiện nay
đều nhằm đánh giá kiến thức, chuyên môn,
năng lực công tác của đội ngũ quan lại hoặc
công chức để phục vụ cho việc quản lý và
sử dụng có hiệu quả đội ngũ này.
Trước đây, trong chế độ phong kiến,
việc sát hạch quan lại được gọi là phép khảo
công (hay khảo khoá) “phép khảo công (hay
khảo khoá) quan lại là một thể chế làm việc
của Nhà nước phong kiến Trung Hoa, xuất
hiện từ thời Đường (thế kỷ VIII). Theo đó,
quan lại các cấp theo định kỳ (thường là 3
năm một lần) phải chịu sự khảo xét hành
trạng tốt - xấu, hay - dở, những việc làm
được hay không làm được, những lỗi lầm
trong 3 năm. Căn cứ vào đó, triều đình sẽ
tiến hành thăng - giáng chức, hoặc thuyên
chuyển họ đi nơi khác, làm việc khác cho
phù hợp”4. Ở nước ta, các triều đại phong
kiến Việt Nam cũng đã quan tâm đến việc
quy định và thực hiện phép khảo công (khảo
khóa) đối với quan lại.
Chế độ khảo công (khảo khóa) ở nước
ta bắt đầu từ năm Tân Mão đời Vua Lý Thái
Tông (1051)5. Thời Trần cũng đã có biện
pháp thường xuyên kiểm tra nhân cách,
năng lực quan lại, kỳ hạn khảo xét là 9 năm
một lần, thời Lê sơ cũng đặt ra quy định về
sát hạch quan lại. Năm 1488, vua Lê Thánh
Tông chính thức quy định 3 năm tiến hành
một lần sơ khảo, 6 năm thì tái khảo và 9 năm
thì thông khảo. Việc áp dụng phép khảo
khóa nhằm giúp triều đình đánh giá đúng
năng lực chuyên môn, đạo đức, phẩm chất
của đội ngũ quan lại, giúp triều đình đào thải
những quan lại không có năng lực; bố trí, sử
dụng quan lại phù hợp với năng lực, chuyên
môn, tạo động lực để đội ngũ này có ý thức
cầu tiến phục vụ triều đình tốt hơn. Nhà
2 Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải
cách chế độ công vụ, công chức”.
3 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb. Phương Đông, tr. 778.
4 Bùi Xuân Đính, Việc tuyển chọn và sử dụng quan lại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 7/2003.
5 Viện Nghiên cứu Lập pháp (2010), Báo cáo tổng luận và so sánh pháp luật một số nước về viên chức (Tài liệu phục
vụ theo yêu cầu của Ủy ban Pháp luật)
Bao%20cao%20nghien%20cuu%20so%20sanh%20ve%20luat%20Vien%20chuc.pdf.
40
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Nguyễn cũng là triều đại có những quy định
cụ thể và đã thực hiện việc sát hạch quan lại
định kỳ. Vua Minh Mệnh đã đặt ra chế độ
khảo khóa quan lại. Theo sách Hội điển thời
Nguyễn “phàm xét thành tích các quan cứ 3
năm làm một khoá (lấy năm thìn, tuất, sửu,
mùi làm hạn), cứ đến những năm ấy, văn, võ
trưởng quan ở trong Kinh, quan ở tỉnh
ngoài, đều chiểu sự trạng công lao, lầm lỗi
trong chức sự 3 năm, làm một bản tự trình
gửi về Bộ Lại kiểm tra giải quyết”6.
Phép khảo công (khảo khóa) giúp cho
triều đình đánh giá những ưu điểm, khuyết
điểm, những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ
quan lại để chấn chỉnh, bố trí họ vào những
vị trí, chức trách, nhiệm vụ theo năng lực,
phẩm chất. Qua đó, khích lệ đội ngũ quan
lại cố gắng phấn đấu trở thành những viên
quan tốt. Đồng thời răn đe, xử phạt những
quan lại có hành vi xấu “sử cũ cho biết, nhờ
các kỳ khảo công này mà nhiều vụ tiêu cực
của quan lại các cấp, cả quan to của triều
đình bị phát giác và xử lý nghiêm khắc; qua
đó chấn chỉnh đội ngũ quan lại”7.
Như vậy, các triều đại phong kiến Việt
Nam cũng đã có quy định và thực hiện việc
định kỳ sát hạch quan lại và gọi là khảo công
(khảo khóa) quan lại. Tùy theo từng triều đại
và từng ngạch quan, triều đình sẽ tổ chức
việc sát hạch một cách phù hợp. Việc khảo
công (khảo khóa) quan lại buộc quan lại
phải thường xuyên trau dồi phẩm chất và
nâng cao năng lực chuyên môn, qua đó có
thể giúp triều đình quyết định việc quản lý,
sử dụng quan lại một cách phù hợp.
Việc khảo công (khảo khóa) quan lại
của các triều đại phong kiến Việt Nam là bài
học kinh nghiệm quan trọng để chúng ta tiếp
tục nghiên cứu, bổ sung chế định về định kỳ
sát hạch công chức trong pháp luật về quản
lý công chức ở nước ta hiện nay. Thực chất
việc định kỳ sát hạch công chức có ý nghĩa
tương đồng như quy định về khảo công
(khảo khóa) quan lại mà các triều đại phong
kiến từng quy định.
Hiện nay, trong thực tiễn pháp luật về
quản lý công chức ở nhiều nước trên thế
giới8 thì sát hạch công chức được hiểu là
việc kiểm tra định kỳ về kiến thức, kỹ năng
thực thi công vụ liên quan đến chuyên môn,
nghiệp vụ đang đảm trách của đội ngũ công
chức. Sát hạch công chức có vai trò rất quan
trọng đối với chính công chức được sát hạch
và đối với các cơ quan đơn vị thực hiện sát
hạch. Trước hết, việc sát hạch công chức sẽ
đặt ra yêu cầu buộc đội ngũ công chức phải
luôn tìm tòi, học tập nâng cao trình độ để
đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công việc trong
tình hình mới nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu
của công dân, tổ chức. Bên cạnh đó, việc sát
hạch công chức sẽ giúp cơ quan, đơn vị có
cơ sở để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý
đội ngũ công chức một cách có hiệu quả.
Bởi lẽ thông qua sát hạch, cơ quan, đơn vị
sẽ có được sự đánh giá chính xác và toàn
diện về kiến thức chuyên môn, năng lực
6 Nguyễn Minh Tường, Sử dụng quan lại thời Minh Mệnh, Tạp chí Xây dựng Đảng,
7 Bùi Xuân Đính, Phép khảo công với việc xây dựng đội ngũ quan lại trông coi pháp luật thời phong kiến, Tạp chí Luật
học, số 5/1997, tr. 59.
8 Ví dụ: việc sát hạch công chức ở nước Anh chủ yếu là xem xét về thái độ cần cù làm việc và thành tích, đồng thời lấy
sát hạch thành tích làm trọng điểm. Mặt sát hạch thành tích bao gồm 10 nhân tố sau: (1) Tri thức về công việc; (2)
Tính tình nhân cách; (3) Khả năng phán đoán; (4) Tinh thần trách nhiệm; (5) Khả năng sáng tạo; (6) Độ tin cậy; (7)
Tính thích ứng nhanh nhạy; (8) Năng lực giám sát; (9) Lòng nhiệt tình; (10) Hành vi đạo đức. Ở Nhật người ta gọi
việc khảo sát thành tích là “bình xét công vụ”, nội dung khảo sát thành tích gồm 4 mục lớn : (1) Sát hạch công việc;
(2) Sát hạch tính cách; (3) Sát hạch năng lực; (4) Sát hạch tính thích ứng (Xem thêm Đề tài khoa học cấp Bộ - Mã số
B.09-13: Hoàn thiện trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay – Vấn đề và
giải pháp, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009).
41
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
công tác và thành tích thực tế trong công tác
của công chức. Qua đó, có thể sử dụng
người theo tài năng, trả lương một cách hợp
lý, đề bạt những công chức xuất sắc trong
công tác vào các cương vị quan trọng, kịp
thời có những biện pháp điều chỉnh những
công chức có thành thích bình thường, loại
ra khỏi bộ máy công chức yếu kém.
Như vậy, có thể thấy “sát hạch là công
tác cơ bản của việc quản lý công chức, nó
đóng vai trò quan trọng làm cho cơ chế động
viên của việc quản lý nhân sự ngày một
vững chắc, đưa ra những căn cứ khách quan
cho việc tuyển chọn những người có đức, có
tài ra làm việc, nâng cao hiệu suất công tác
của các cơ quan nhà nước”9. Việc sát hạch
công chức sẽ giúp đội ngũ công chức không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kịp
thời tìm biện pháp cải tiến, thi hành tốt hơn
nữa chức trách, cương vị của mình, nâng cao
hiệu suất làm việc, đồng thời sẽ giúp cơ
quan, đơn vị có những đánh giá thường
xuyên, kịp thời, chính xác về năng lực thực
thi công vụ của đội ngũ công chức. Do đó,
sát hạch là một khâu quan trọng, có tính nền
tảng trong toàn bộ công tác quản lý công
chức: “sát hạch công chức là công việc mà
các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra,
khảo sát, thẩm định theo định kỳ hoặc không
theo định kỳ về hiệu quả thành tích làm việc
và tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn,
năng lực công tác của công chức trực
thuộc để thực thi việc thưởng phạt, cất nhắc
và điều chỉnh một cách hợp lý, công bằng
đối với họ”10. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì
việc sát hạch công chức cần được tiến hành
định kỳ. Bởi lẽ, khi tiến hành sát hạch định
kỳ thì cơ quan, tổ chức mới có thể đánh giá
thường xuyên và kịp thời về phẩm chất,
năng lực và chuyên môn của đội ngũ công
chức.
Hiện nay, Luật Cán bộ, công chức
năm 2008 cũng như các Nghị định hướng
dẫn của Chính phủ, Thông tư của Bộ Nội vụ
cũng chưa đề cập đến những quy định về
định kỳ sát hạch công chức. Pháp luật về
quản lý công chức đã có những quy định về
đánh giá cán bộ, công chức. Tuy nhiên, quy
định sát hạch công chức khác với quy định
về đánh giá công chức hàng năm.
Bên cạnh đó, mặc dù Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính
phủ cũng đề cập đến việc thành lập Ban
Kiểm tra, sát hạch trong trường hợp tuyển
dụng công chức thông qua tổ chức xét tuyển
và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày
30/12/2010 cũng đã hướng dẫn cụ thể về
việc tổ chức sát hạch để tiếp nhận công chức
không qua thi tuyển công chức (tức là tuyển
dụng thông qua xét tuyển). Theo đó, khi tiếp
nhận không qua thi tuyển thì người đứng
đầu cơ quan quản lý công chức thành lập
Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về
các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu,
nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của
người được đề nghị tiếp nhận không qua thi
tuyển11. Đồng thời, Hội đồng kiểm tra, sát
hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm
cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan
quản lý công chức xem xét, quyết định quy
định hình thức và nội dung sát hạch trước
khi tổ chức sát hạch. Ngoài quy định về tổ
chức sát hạch để xét tuyển công chức cho
9 Viện Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), Hoàn thiện trách nhiệm người
đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay - Vấn đề và giải pháp, năm 2009, tr. 48 (Đề tài khoa
học cấp Bộ - Mã số B.09-13).
10 Diệp Văn Sơn, Sát hạch công chức,
20140409230355022.htm.
11 Xem điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
42
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
những trường hợp không thông qua thi
tuyển thì Thông tư số 13/2010/TT-BNV
cũng quy định, khi xét chuyển cán bộ, công
chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện
trở lên, người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức phải thành lập
Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về
các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ của người đề
nghị xét chuyển theo yêu cầu, nhiệm vụ của
vị trí việc làm cần tuyển12.
Trong các quy định của pháp luật hiện
hành ở nước ta về quản lý công chức thì “sát
hạch” được hiểu là việc kiểm tra, đánh giá
về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người
dự tuyển công chức không qua thi tuyển và
người dự tuyển chuyển từ cán bộ, công chức
cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên.
Vấn đề sát hạch công chức vẫn chưa được
pháp luật quy định từ góc độ kiểm tra, đánh
giá về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của
công chức. Do đó, vấn đề sát hạch công
chức mà chúng tôi tiếp cận và đề cập trong
bài viết này là công việc mà các cơ quan nhà
nước tiến hành kiểm tra, đánh giá theo định
kỳ về hiệu quả thành tích làm việc, kiến thức
chuyên môn, năng lực công tác của công
chức để thực hiện việc đề bạt, khen thưởng,
bố trí công việc, đào tạo, bồi dưỡng nhằm
điều chỉnh việc quản lý và sử dụng công
chức một cách hợp lý, hiệu quả.
Như vậy, hiện nay trong pháp luật về
quản lý công chức vẫn chưa có quy định cụ
thể về định kỳ sát hạch công chức để kiểm
tra, đánh giá về năng lực, chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức. Các quy định có
đề cập đến kiểm tra, sát hạch đều quy định
việc sát hạch nhằm tuyển chọn, bố trí công
chức không qua thi tuyển hoặc kiểm tra, sát
hạch để chuyển công chức từ công chức cấp
xã thành công chức cấp huyện. Tuy nhiên,
việc sát hạch định kỳ nhằm điều chỉnh việc
quản lý và sử dụng công chức như việc bố
trí công việc, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt,
khen thưởng. vẫn chưa được đề cập đến.
Do đó, cần nghiên cứu quy định chính thức
sát hạch công chức là một trong những nội
dung cơ bản của việc quản lý công chức.
3. Một số kiến nghị
Để góp phần hoàn thiện những quy
định của pháp luật về quản lý công chức,
chúng tôi có một số kiến nghị sau đây về chế
định sát hạch công chức:
Thứ nhất, bổ sung vào Luật Cán bộ,
công chức năm 2008 quy định về thực hiện
định kỳ sát hạch công chức
Sát hạch công chức có ý nghĩa quan
trọng trong quản lý công chức “sát hạch là
bộ phận cấu thành quan trọng của Luật công
chức nhà nước của các nước có nền công vụ
tiên tiến. Các nước có nền công vụ tiên tiến
đều hết sức coi trọng công tác sát hạch công
chức, nhất là sát hạch về thành tích thực tế
trong công tác và trên cơ sở khảo sát thành
tích một cách nghiêm khắc, sẽ căn cứ vào
năng lực, hiệu quả công tác của các công
chức mà bổ nhiệm đề bạt”13. Nước ta chưa
có quy định cụ thể về vấn đề sát hạch công
chức, do đó, nghiên cứu bổ sung vào pháp
luật quản lý công chức những quy định về
định kỳ sát hạch công chức là điều cần thiết.
Bởi lẽ, để quản lý và sử dụng hiệu quả đội
ngũ công chức thì không thể thiếu việc định
kỳ sát hạch để thường xuyên kiểm tra, đánh
giá định kỳ về năng lực, chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức.
Mặt khác, Quyết định số 1557/QĐ-
TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải
cách chế độ công vụ, công chức cũng đã đề
ra chủ trương “Xây dựng chế độ sát hạch bắt
12 Xem Điều 13 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
13 Diệp Văn Sơn, Cần thí điểm sát hạch công chức,
43
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
buộc đối với công chức lãnh đạo, quản lý và
công chức chuyên môn, nghiệp vụ”14. Thiết
nghĩ, sớm bổ sung quy định chế định về sát
hạch công chức là điều cần thiết. Hiện nay,
chúng ta đang trong bối cảnh hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng trên mọi mặt của đời
sống xã hội nên đòi hỏi đội ngũ công chức
phải nhạy bén, sáng tạo, có ý thức cầu tiến
để không ngừng nâng cao năng lực, trình độ
công tác. Do đó, việc quy định sát hạch công
chức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng công chức là điều tất yếu.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị bổ sung
vào Luật Cán bộ, công chức năm 2008
những quy định về định kỳ sát hạch công
chức để làm cơ sở thực hiện các vấn đề liên
quan đến quản lý công chức15. Quy định về
định kỳ sát hạch công chức trong Luật Cán
bộ, công chức sẽ là cơ sở pháp lý để thực
hiện sát hạch. Qua đó, các cơ quan, tổ chức
cũng có thể thực hiện việc đánh giá, phân
loại, khen thưởng, đề bạt, bố trí công việc
đối với công chức. Đặc biệt, sau khi sát hạch
công chức sẽ thực hiện việc đào tạo, bồi
dưỡng đối với công chức để đảm bảo công
chức có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu công
việc. Bởi lẽ, qua sát hạch sẽ kịp thời phát
hiện những khiếm khuyết về chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức để có phương án
bố trí, sử dụng phù hợp.
Ngoài ra, chúng tôi kiến nghị Chính
phủ ban hành Nghị định quy định về sát
hạch công chức trên cơ sở chế định về định
kỳ sát hạch công chức được quy định trong
Luật. Trong đó, cần quy định cụ thể nguyên
tắc, căn cứ, nội dung, thẩm quyền tiến hành
sát hạch công chức. Việc sát hạch công chức
cần bảo đảm sự công khai, minh bạch, khách
quan nhằm đánh giá đúng năng lực, chuyên
môn của công chức được sát hạch, tránh tình
trạng sát hạch hình thức. Về thẩm quyền sát
hạch thì công chức do cấp có thẩm quyền
quản lý công chức sát hạch, cấp nào thực
hiện quản lý công chức thì tiến hành việc sát
hạch công chức và phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình. Đồng thời, việc sát
hạch phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ
được giao, nhằm hướng đến việc phát hiện
những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn
chế về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên
môn của công chức trong thực thi công vụ.
Về thời gian tổ chức sát hạch, theo chúng
tôi, cần quy định định kỳ hàng năm cơ quan
có thẩm quyền quản lý công chức tổ chức
việc sát hạch công chức.
Thứ hai, tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả việc định kỳ sát hạch công chức
Để thực hiện có hiệu quả việc định kỳ
sát hạch công chức, trước hết Nhà nước cần
ban hành các quy định thống nhất để chính
quyền địa phương có cơ sở triển khai thực
hiện. Trên cơ sở đó, các địa phương ban
hành các quy phạm pháp luật để cụ thể hóa
và triển khai thực hiện quy định của trung
ương. Cụ thể, Ủy ban nhân dân (UBND) các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần
ban hành Quyết định quy định về định kỳ sát
hạch công chức ở địa phương mình. Sở Nội
vụ, Phòng Nội vụ có trách nhiệm tham mưu
UBND cùng cấp triển khai thực hiện có hiệu
quả việc định kỳ sát hạch công chức ở các
cơ quan, đơn vị đảm bảo sự khách quan,
minh bạch, đúng pháp luật; việc sát hạch
phải được tiến hành thực chất, có hiệu quả,
tránh hình thức.
Bên cạnh đó, để thực hiện việc định
kỳ sát hạch có hiệu quả, phải đặc biệt quan
tâm đến những vấn đề liên quan đến việc ra
đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi trong tổ chức
thi sát hạch. Do đó, cần có những giải pháp
14 Xem điểm a khoản 7 Mục II Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
15 Khi bổ sung chế định sát hạch công chức vào Luật Cán bộ, công chức, Quốc hội cũng cần giải thích thuật ngữ “sát
hạch” giống như việc giải thích các thuật ngữ tại Điều 7 của Luật này.
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
hữu hiệu để đảm bảo việc ra đề thi, tổ chức
coi thi, chấm thi sát hạch thật sự có chất
lượng, hiệu quả nhằm đảm bảo tính thống
nhất, công bằng trong kiểm tra năng lực,
kiến thức của công chức dự thi sát hạch.
Trước hết về đề thi sát hạch, đề thi
đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất
lượng công tác sát hạch. Do đó, đề thi sát
hạch công chức không thể chỉ dừng lại ở
kiểm tra lý thuyết mà còn phải mang tính
kiểm tra ứng dụng cao gắn liền với việc
đánh giá năng lực, chuyên môn của công
chức tham gia sát hạch. Đề thi phải chuẩn,
không chỉ “đúng” (đúng về nội dung), “đủ”
(đủ về độ sâu và tính toàn diện của tri thức)
mà còn phải phản ánh được tính đặc thù của
công việc và phân loại được chất lượng công
chức tham gia sát hạch. Do đó, đòi hỏi đề thi
phải luôn cập nhật những kiến thức mới,
như những quy định mới của pháp luật,
những mối quan hệ mới phát sinh trong quá
trình thực hiện công vụ để qua đó có thể
kiểm tra kiến thức, chuyên môn của công
chức tham gia sát hạch. Vì vậy, khi xây dựng
đề thi sát hạch không chỉ kiểm tra lý thuyết
mà cần phải có các nội dung kiểm tra thực
hành, xử lý tình huống thực tiễn phát sinh
gắn với vị trí chức danh công chức đảm
nhận. Vì vậy, cần thu hút đội ngũ chuyên
gia, nhà khoa học, nhà quản lý thực tiễn
tham gia biên soạn đề thi sát hạch và phải
có Hội đồng phản biện và thẩm định độc lập
đề thi sát hạch16.
Bên cạnh đổi mới việc ra đề thi, cần
tiếp tục đổi mới việc tổ chức thi sát hạch.
Theo chúng tôi, khi tổ chức sát hạch công
chức cần thành lập Hội đồng sát hạch công
chức để thực hiện có hiệu quả công tác sát
hạch. Hội đồng này do cơ quan quản lý công
chức thành lập, ngoài đại diện của địa
phương, cơ quan sử dụng công chức cần có
đại diện là các chuyên gia về hành chính,
luật, các chuyên gia về các lĩnh vực gắn với
các vị trí công tác mà công chức đảm nhận
để có thể kiểm tra, đánh giá chính xác về
năng lực, chuyên môn của công chức. Thực
tế hiện nay, khi kiểm tra, đánh giá công
chức, chúng ta vẫn còn tình trạng “tự đánh
giá” nội bộ, dẫn đến kết quả kiểm tra, đánh
giá chưa phản ánh một cách trung thực,
chính xác.
Khi sát hạch, cần tiến hành nhiều hình
thức kiểm tra, đánh giá như: làm bài thi trắc
nghiệm kiến thức, bài thi viết, tiến hành
phỏng vấn, xử lý tình huống thực tế để
đánh giá kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
của công chức trong công việc. Mặt khác,
khi tiến hành sát hạch các cơ quan, địa
phương cần đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong kỳ thi sát hạch (sử dụng
máy tính, lắp đặt camera quan sát ở các địa
điểm tổ chức sát hạch...) để các kỳ thi sát
hạch thật sự diễn ra công khai, minh bạch,
đúng pháp luật, không hình thức.
Ngoài ra, việc chấm thi sát hạch cũng
cần có Hội đồng chấm thi độc lập. Theo
quan điểm của chúng tôi, cần có quy định
thống nhất về thành lập Hội đồng chấm thi,
ngoài đại diện của địa phương cần có đại
diện các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản
lý có kiến thức, kinh nghiệm về các lĩnh vực
hành chính, quản lý nhà nước, các lĩnh vực
chuyên ngành tham gia Hội đồng chấm thi
nhằm đảm bảo kết quả chấm thi thật sự
chính xác, phản ánh đúng năng lực của công
chức được sát hạch.
Việc sát hạch công chức có thể tổ chức
thống nhất ở phạm vi bộ, ngành hoặc địa
phương. Trong trường hợp chưa tổ chức
thống nhất được thì có thể phân cấp cho cơ
quan quản lý công chức tổ chức sát hạch. Lẽ
dĩ nhiên khi phân cấp cho cơ quan quản lý
16 Thiết nghĩ nên hạn chế việc chính cơ quan sát hạch ra đề thi sát hạch và tổ chức sát hạch.
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
công chức tổ chức sát hạch công chức thì
cần có kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp
trên17.
Thứ ba, quy định việc sử dụng kết quả
sát hạch công chức làm cơ sở thực hiện một
số hoạt động trong quá trình quản lý công
chức
Để việc thực hiện sát hạch công chức
thật sự có ý nghĩa, theo chúng tôi, cần sử
dụng kết quả sát hạch công chức làm cơ sở
thực hiện một số hoạt động trong quản lý
công chức như bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng, nâng ngạch, quy hoạch, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen
thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách
khác đối với công chức.
Trước hết, các cơ quan, đơn vị cần
nghiên cứu xem xét sử dụng kết quả sát hạch
để bố trí, sử dụng công chức phù hợp với
năng lực. Qua sát hạch, mạnh dạn thực hiện
điều động những công chức không đáp ứng
yêu cầu của vị trí chức danh đảm nhận, tiến
hành bố trí, sắp xếp vị trí công việc phù hợp
với năng lực, trình độ chuyên môn nhằm phát
huy tốt nhất khả năng của từng công
chức. Bên cạnh đó, qua sát hạch cần phát hiện
và quy hoạch những công chức có năng lực,
chuyên môn nhằm tạo nguồn phát triển đội
ngũ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị.
Sau khi tiến hành sát hạch, phải tiến
hành bồi dưỡng, cập nhật kiến thức bắt buộc
để hoàn thiện hơn kiến thức, nâng cao năng
lực chuyên môn đối với các công chức chưa
đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng sau sát
hạch. Bên cạnh đó, cũng cần có chế độ khen
thưởng, khuyến khích, động viên những
công chức có kết quả sát hạch xuất sắc và
tiến hành việc kiểm điểm những công chức
nhiều lần có kết quả sát hạch không đạt yêu
cầu để qua đó thúc đẩy đội ngũ công chức
không ngừng học tập, trau dồi để tiếp tục
nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ
của mình.
Chúng tôi kiến nghị Chính phủ, Bộ
Nội vụ cần ban hành các quy định cụ thể về
vấn đề này. Hiện nay, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 về đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức, viên chức. Do đó, có thể xem
xét, nghiên cứu bổ sung quy định về sử dụng
kết quả sát hạch công chức để tiến hành
đánh giá, phân loại công chức.
Thứ tư, phát huy vai trò của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện
sát hạch công chức
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có
vai trò rất quan trọng trong thực hiện các
quy định về sát hạch công chức. Bởi lẽ,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị là người
trực tiếp quản lý, sử dụng công chức. Do đó,
nếu phát huy tốt vai trò của người đứng đầu
thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động này.
Cần bổ sung chế định sát hạch định kỳ
công chức để người đứng đầu có điều kiện
tổ chức kiểm tra, đánh giá chính xác công
chức của cơ quan, đơn vị mình. Trong quá
trình thực hiện quy định này cần phát huy
vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị,
nhất là người đứng đầu cơ quan sử dụng
công chức và người đứng đầu cơ quan quản
lý công chức.
Thiết nghĩ, người đứng đầu cơ quan,
đơn vị phải ý thức được vai trò, tầm quan
17 Ví dụ việc tổ chức sát hạch công chức cấp xã có thể do UBND cấp tỉnh tổ chức thống nhất ở tỉnh hoặc phân cấp cho
cơ quan quản lý công chức là UBND cấp huyện tổ chức cho từng huyện trong điều kiện chưa tổ chức được thống
nhất cả tỉnh và đương nhiên, UBND tỉnh cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện vấn đề này.
18 Viện Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), “Hoàn thiện trách nhiệm người
đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay - Vấn đề và giải pháp”, tr. 49 (Đề tài khoa học cấp Bộ
- Mã số B.09-13 năm 2009).
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
trọng của việc định kỳ sát hạch công chức.
Đồng thời sau khi tiến hành sát hạch công
chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải
chú ý xem xét việc khen thưởng, đề bạt, bố
trí công việc phù hợp với năng lực chuyên
môn của công chức, cũng như xem xét quyết
định cử công chức tham gia đào tạo, bồi
dưỡng bắt buộc để hoàn thiện hoặc nâng cao
trình độ đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Kết luận
Pháp luật về quản lý công chức ở
nhiều nước trên thế giới đã có những quy
định về định kỳ sát hạch công chức nhằm
kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng thực
thi công vụ liên quan đến chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ công chức. Sát hạch
công chức là một nội dung quan trọng, có
tính nền tảng trong toàn bộ công tác quản lý
công chức ở tất cả các nước. Bởi lẽ, thông
qua sát hạch công chức cơ quan, tổ chức có
thể kiểm tra về hiệu quả làm việc, kiến thức
chuyên môn, năng lực công tác của công
chức để thực hiện việc khen thưởng, đề bạt,
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công việc một
cách hợp lý, công bằng đối với công chức;
từ đó phát huy đầy đủ tính tích cực của công
chức trong thực thi công vụ, nâng cao hiệu
suất công tác của các cơ quan nhà nước, thúc
đẩy nền công vụ phát triển “xét về một ý
nghĩa nhất định, nó có thể được coi là cốt lõi
của toàn bộ công tác quản lý công chức”1.
Tuy nhiên, ở nước ta vẫn còn thiếu các
quy định cụ thể về sát hạch công chức. Vì
vậy, cần nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật
quản lý công chức trong giai đoạn hiện nay.
Việc xem xét, nghiên cứu bổ sung các quy
định về sát hạch đối với công chức ở nước
ta là điều cần thiết nhằm góp phần xây dựng,
quản lý đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu
của nền công vụ trong giai đoạn hiện nay n
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng
ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức.
2. Bùi Xuân Đính, Phép khảo công với việc xây dựng đội ngũ quan lại trông coi pháp luật thời phong kiến, Tạp chí Luật
học, số 5/1997, tr. 59.
3. Bùi Xuân Đính, Việc tuyển chọn và sử dụng quan lại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 7/2003.
4. Diệp Văn Sơn, Cần thí điểm sát hạch công chức,
5. Diệp Văn Sơn, Sát hạch công chức,
20140409230355022.htm.
6. Nguyễn Minh Tường, Sử dụng quan lại thời Minh Mệnh, Tạp chí Xây dựng Đảng,
7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 về việc Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách
chế độ công vụ, công chức”.
8. Viện Nghiên cứu Lập pháp (2010), Báo cáo tổng luận và so sánh pháp luật một số nước về viên chức (Tài liệu phục
vụ theo yêu cầu của Ủy ban Pháp luật),
at%20Vien%20chuc.pdf.
9. Viện Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), Hoàn thiện trách nhiệm người
đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay – Vấn đề và giải pháp, năm 2009, tr. 49 (Đề tài khoa
học cấp Bộ - Mã số B.09-13).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dinh_ve_sat_hach_cong_chuc_trong_phap_luat_ve_quan_ly_co.pdf