Quy tắc tăng trưởng kép và phép mầu trở thành nước có thu nhập cao
Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt
của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận
lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn
cũng không hề nhỏ. Đối với một quốc gia có
thu nhập trung bình thấp, để đảm bảo tăng
trưởng bao trùm và bền vững hơn, thách
thức đặt ra với Việt Nam là quá trình quá độ
sang mô hình tăng trưởng mới dựa vào tăng
trưởng năng suất nhanh chóng, đổi mới, gia
tăng giá trị cao và thúc đẩy khả năng cạnh
tranh quốc tế để mang lại nhiều công ăn việc
làm cho phần lớn người dân Việt Nam. Để
đạt được khát vọng 2035, lựa chọn duy nhất
của Việt Nam là thực hiện những cải cách
toàn diện và sâu rộng về thể chế và thị
trường nhằm thúc đẩy mạnh mẽ những động
lực phát triển, tạo nền tảng cho một nền kinh
tế thu nhập cao vào năm 2036.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy tắc tăng trưởng kép và phép mầu trở thành nước có thu nhập cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
➢➢➢
14
TS. Phạm Đăng Quyết*
Tóm tắt:
Trong kinh tế học, quy tắc 70 có nghĩa là nếu một đại lượng nào đó tăng với tốc độ
X%/năm thì sau khoảng thời gian là 70/X năm thì giá trị của đại lượng đó sẽ tăng lên gấp đôi.
Vận dụng quy tắc này, tác giả phân tích tăng trưởng tống thu nhập quốc gia (GNI) và thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam GNI/người trong những năm đổi mới và dự báo Việt
Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2024 và là nước có thu nhập cao
vào năm 2036.
1. Quy tắc 70
Quy tắc 70 (có người gọi là quy tắc 72)
được Luca Pacioli (1445-1514) viết lần đầu
tiên trong cuốn Summa de arithmetica
(Venice, 1494. Fol.181, n.44), ông trình bày
quy tắc này tại một cuộc thảo luận liên quan
đến việc ước tính thời gian nhân đôi của một
khoản đầu tư1. Quy tắc 70 như sau:
Đặt Yt = Tổng thu nhập quốc gia GNI
năm t.
Giả sử tốc độ tăng GNI là g:
Yt + 1 = (1 + g) Yt.
Đặt log(x) biểu thị logarit tự nhiên, hoặc
log cơ số e, của x (log(x) đôi khi cũng được
ký hiệu là ln(x)).
Một thực tế hữu ích:
log(ax) = log(a) + log(x).
Một xấp xỉ hữu ích:
log(1 + g) ≈ g nếu g gần bằng 0.
* Hội Thống kê Việt Nam
1 https://en.wikipedia.org/wiki/Rule_of_72
Cũng có người cho rằng quy tắc 70 đã có từ trước
do Pacioli không giải thích được rõ ràng.
Một dẫn xuất đơn giản:
log(𝑌𝑡+1) = log((1 + 𝑔)𝑌𝑡)
= log(1 + 𝑔) + log(𝑌𝑡) ≈ 𝑔 + log(𝑌𝑡)
⇒ log(𝑌𝑡+1) − log(𝑌𝑡) ≈ 𝑔
Sự khác biệt trong log là (xấp xỉ) bằng
với tốc độ tăng. Câu hỏi: Nếu GNI tăng
trưởng với tốc độ không đổi g, thì phải mất
bao lâu để GNI tăng gấp đôi?
Ta đặt năm gốc là năm 0. Sau đó:
𝑌1 = (1 + 𝑔)𝑌0
𝑌2 = (1 + 𝑔)𝑌1 = (1 + 𝑔)
2𝑌0
𝑌3 = (1 + 𝑔)𝑌2 = (1 + 𝑔)
2𝑌1 = (1 + 𝑔)
3𝑌0
• Công thức chung là: 𝑌𝑡 = (1 + 𝑔)
𝑡𝑌0
• Lấy log của cả hai vế:
𝑙𝑜𝑔(𝑌𝑡) = 𝑙𝑜𝑔((1 + 𝑔)
𝑡𝑌0
= 𝑙𝑜𝑔((1 + 𝑔)𝑡) + 𝑙𝑜𝑔(𝑌0) = 𝑡𝑙𝑜𝑔(1 + 𝑔) +
𝑙𝑜𝑔(𝑌0) ≈ 𝑙𝑜𝑔(𝑌0) + 𝑔𝑡
Nếu GNI tăng trưởng với tốc độ không
đổi, thì log của GNI, được biểu thị theo thời
gian t, là một đường thẳng có độ dốc bằng
với tốc độ tăng g (Hình 1).
15
Hình 1: Log (GNI) giai đoạn 1989-2017
Nguồn: World Development Indicators và tính toán của tác giả
• Giả sử GNI tăng gấp đôi trong đúng T năm: YT = 2Y0
Chúng ta muốn giải T theo phương trình: (1 + g)T = 2
• Lấy log của cả hai vế: log((1 + 𝑔)𝑇) = log(2) ≈ 0,693
• Ngoài ra: log((1 + 𝑔)𝑇) = 𝑇𝑙𝑜𝑔(1 + 𝑔) ≈ 𝑇𝑔
• Kết quả:
𝑇 ≈
0,693
𝑔
(hoặc 𝑇 ≈
70
100𝑔
)
Quy tắc 70 như sau:
Tốc độ tăng hàng
năm của GNI
Thời gian
nhân đôi
1%
2%
3%
5%
6%
70 năm
35 năm
23 năm
14 năm
12 năm
• Đạo lý: Những thay đổi
nhỏ về tốc độ tăng có tác
động lâu dài đáng kể.
Hình 2: GNI và tốc độ tăng GNI năm 1990-2018
Nguồn: World Development Indicators
Hình 2 cho thấy lịch sử tăng trưởng GNI của Việt Nam từ 1990 đến 2018. GNI đã tăng
gấp đôi trong khoảng thời gian từ 1990 đến 1995: 6 năm. Tốc độ tăng GNI trung bình trong
giai đoạn này: 70/6 ≈ 11,7%.
GNI đã tăng gấp đôi một lần nữa trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2002: 8 năm.
Tốc độ tăng GNI trung bình trong giai đoạn này: 70/8 ≈ 8,8%.
0.0
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
12.0
14.0
1
9
8
9
1
9
9
1
1
9
9
3
1
9
9
5
1
9
9
7
1
9
9
9
2
0
0
1
2
0
0
3
2
0
0
5
2
0
0
7
2
0
0
9
2
0
1
1
2
0
1
3
2
0
1
5
2
0
1
7
8528
18480
36889
71581
156269
225882
-50.0
-40.0
-30.0
-20.0
-10.0
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
0
50000
100000
150000
200000
250000
1
9
9
0
1
9
9
1
1
9
9
2
1
9
9
3
1
9
9
4
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
2
0
1
1
2
0
1
2
2
0
1
3
2
0
1
4
2
0
1
5
2
0
1
6
2
0
1
7
2
0
1
8
GNI (triệu US$) Tốc độ tăng (%)
➢➢➢
16
GNI đã tiếp tục tăng gấp đôi một lần
nữa trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến
2007: 6 năm. Tốc độ tăng GNI trung bình
trong giai đoạn này: 70/6 ≈ 11,7%.
Cuối cùng, GNI đã tăng gấp đôi một lần
nữa trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến
2013: 7 năm. Tốc độ tăng GNI trung bình
trong giai đoạn này: 70/7 ≈ 10%.
Tốc độ tăng GNI trung bình hàng năm
giai đoạn 1990-2018 là 10,9%. Trung bình cứ
7 năm GNI của Việt Nam tăng lên gấp đôi với
tốc độ tăng trung bình là 10,5%.
Điều chúng ta thực sự quan tâm là GNI
bình quân đầu người (hoặc thu nhập bình
quân đầu người).
Xác định: Nt = dân số trong năm t.
Giả sử tốc độ tăng dân số là n: Nt + 1 =
(1 + n) Nt.
Hình 3: Dân số và tốc độ tăng dân số giai đoạn 1990-2018
Nguồn: World Development Indicators
Hình 3 cho thấy quy mô dân số và tốc
độ tăng dân số hàng năm từ 1990 đến 2018.
Quy mô dân số đã tăng gấp đôi trong khoảng
thời gian từ 1960 đến 1995: 36 năm. Tốc độ
tăng dân số trung bình trong giai đoạn này:
70/36 ≈ 1,9%.
Quy mô dân số đã tiếp tục tăng gấp đôi
trong khoảng thời gian từ năm 1974 đến
2018: 45 năm. Tốc độ tăng dân số trung bình
trong giai đoạn này: 70/45 ≈ 1,5%. Tốc độ
tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn
1990-2018 là 1,2%.
GNI bình quân đầu người trong năm t là:
Yt/Nt.
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người
(xấp xỉ):
log (
𝑌𝑡+1
𝑁𝑡+1
) - log (
𝑌𝑡
𝑁𝑡
) = log (𝑌𝑡+1) - log
(𝑌𝑡) - (log (𝑁𝑡+1) - log (𝑁𝑡)) ≈ g-n
Tốc độ tăng GNI bình quân đầu người
hàng năm kể từ năm 1990: 10,9% - 1,2% =
9,7%.
Thời gian nhân đôi = 70/9,7 ≈ 7 năm.
32670
47658
74910
95540
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
Dân số (nghìn người) Tốc độ tăng DS (%)
17
Hình 4: GNI bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1989-2018
Nguồn: World Development Indicators
Hình 4 cho thấy thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam từ năm 1990 đến 2018.
Cùng với sự tăng trưởng của GNI, GNI/người
đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ
1990 đến 1995: 6 năm. Tốc độ tăng
GNI/người trung bình trong giai đoạn này:
70/6 ≈ 11,7%.
GNI/người đã tăng gấp đôi một lần nữa
trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến
2003: 9 năm. Tốc độ tăng GNI/người trung
bình trong giai đoạn này: 70/9 ≈ 7,7%.
GNI/người đã tiếp tục tăng gấp đôi một lần
nữa trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến
2009: 7 năm. Tốc độ tăng GNI/người trung
bình trong giai đoạn này: 70/7 ≈ 10%. Cuối
cùng, GNI/người đã tăng gấp đôi một lần
nữa trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến
2016: 8 năm. Tốc độ tăng GNI/người trung
bình trong giai đoạn này: 70/8 ≈ 8,7%.
Tốc độ tăng GNI/người trung bình hàng
năm giai đoạn 1990-2018 là 9,6%. Trung
bình cứ 7,5 năm GNI/người của Việt Nam
tăng lên gấp đôi với tốc độ tăng trung bình là
9,5%.
Từ những phân tích trên có thể kết luận
trung bình khoảng 7 năm thu nhập bình quân
đầu người của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi với
tốc độ tăng trung bình là 9,7%.
2. Mục tiêu trở thành nước có thu
nhập cao vào giữa Thế kỷ XXI
Ngân hàng Thế giới phân loại các nước
dựa trên thu nhập bình quân đầu người
(GNI/người) thành bốn nhóm: 1- Nước có
thu nhập thấp; 2- Nước có thu nhập trung
bình thấp; 3- Nước có thu nhập trung bình
cao; 4- Nước có thu nhập cao.
Đối với năm tài chính 2020, các nền kinh
tế có thu nhập thấp được xác định là những
nền kinh tế có GNI bình quân đầu người,
được tính toán bằng phương pháp Atlas của
Ngân hàng Thế giới2, từ 1.025 đô la trở xuống
2 Hệ số chuyển đổi Atlas cho bất kỳ năm nào là trung
bình của tỷ giá hối đoái của một quốc gia trong năm
đó và tỷ giá hối đoái của hai năm trước đó, được
điều chỉnh theo chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát trong
nước và lạm phát quốc tế; Mục tiêu của việc điều
chỉnh là giảm bất kỳ thay đổi nào đối với tỷ giá hối
đoái do lạm phát.
130
250
500
1010
2080
2360
0
500
1000
1500
2000
2500
1
9
8
9
1
9
9
0
1
9
9
1
1
9
9
2
1
9
9
3
1
9
9
4
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
2
0
1
1
2
0
1
2
2
0
1
3
2
0
1
4
2
0
1
5
2
0
1
6
2
0
1
7
2
0
1
8
➢➢➢
18
vào năm 2018; các nền kinh tế có thu nhập
trung bình thấp là những nền kinh tế có GNI
bình quân đầu người trong khoảng từ 1.026
đô la đến 3.995 đô la; các nền kinh tế có thu
nhập trung bình cao là những nền kinh tế có
GNI bình quân đầu người trong khoảng từ
3.996 đô la đến 12.375 đô la; các nền kinh tế
có thu nhập cao là những nền kinh tế có GNI
bình quân đầu người từ 12.376 đô la trở lên.
Hiện nay, Việt Nam thuộc nhóm nước có thu
nhập trung bình thấp.
Trong quá trình chuẩn bị các văn kiện
Đại hội XIII của Đảng thời gian vừa qua, sau
nhiều cuộc hội thảo, trao đổi, thảo luận của
các chuyên gia, cơ quan khoa học và tiếp thu
ý kiến của các cơ quan, lãnh đạo các ban, bộ,
ngành, đến nay, mục tiêu phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến năm
2025, 2030 đã bước đầu được xác định: đến
năm 2025 cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập
trung bình cao; đến năm 2030 trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc
nhóm trên của các nước có thu nhập trung
bình cao. Tầm nhìn về phát triển đất nước
đến giữa thế kỷ XXI (năm 2045) là trở thành
nước phát triển, có thu nhập cao3.
Từ năm 2009 trở về trước Việt Nam có
GNI/người dưới 1025 đô la, là nước có thu
nhập thấp; từ năm 2010 đến nay GNI/người
của Việt Nam tăng từ 1.250 đô la lên gần gấp
đôi 2.360 đô la, thuộc nhóm nước có thu
nhập trung bình thấp (Hình 4). Để trở thành
nước có thu nhập trung bình cao GNI/người
của Việt Nam phải đạt ít nhất 4.000 đô la,
tức là phải tăng gấp đôi so với GNI/người của
năm 2016, có nghĩa là sau 7 năm hay là vào
năm 2024.
Hình 5: So sánh GNI/người và GDP/người và dự báo tới năm 2037
Nguồn: World Development Indicators và tính toán của tác giả
Hình 5 so sánh GNI bình quân đầu người
và GDP bình quân đầu người giai đoạn 1989-
2018 và dự báo đến năm 2037 với giả thiết
GNI/người tăng trưởng với tốc độ tăng không
đổi 9,7%.
Theo quy tắc 70 và trên cơ sở dự báo, ta
thấy thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam năm 2024 xấp xỉ 4.113 đô la, Việt Nam
trở thành nước có thu nhập trung bình cao;
mục tiêu đến năm 2025 cơ bản trở thành
2010, 1250
2024, 4113
2036, 12492
2010, 1318
2023, 4104
2035, 12507
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
GNI/người GDP/người
19
nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có
thu nhập trung bình cao là đạt được. Sau 7
năm sau nữa, nếu vẫn giữ tốc độ tăng
GNI/người trung bình hàng năm 9,7%, thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ
tăng gấp đôi đạt 7.168 đô la vào năm 2030;
điều này cảnh báo mục tiêu đến năm 2030
Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các
nước có thu nhập trung bình cao (trên
10.000 đô la) là khó khả thi. Nhưng 7 năm
tiếp sau năm 2030, nếu Việt Nam vẫn giữ tốc
độ tăng GNI/người trung bình hàng năm
9,7%, thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam tiếp tục tăng đạt 13.704 đô la, Việt
Nam có thể trở thành nước có thu nhập cao
vào năm 2036 chứ không phải chờ đến giữa
thế kỷ XXI (năm 2045) mới trở thành nước
phát triển, có thu nhập cao.
Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt
của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận
lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn
cũng không hề nhỏ. Đối với một quốc gia có
thu nhập trung bình thấp, để đảm bảo tăng
trưởng bao trùm và bền vững hơn, thách
thức đặt ra với Việt Nam là quá trình quá độ
sang mô hình tăng trưởng mới dựa vào tăng
trưởng năng suất nhanh chóng, đổi mới, gia
tăng giá trị cao và thúc đẩy khả năng cạnh
tranh quốc tế để mang lại nhiều công ăn việc
làm cho phần lớn người dân Việt Nam. Để
đạt được khát vọng 2035, lựa chọn duy nhất
của Việt Nam là thực hiện những cải cách
toàn diện và sâu rộng về thể chế và thị
trường nhằm thúc đẩy mạnh mẽ những động
lực phát triển, tạo nền tảng cho một nền kinh
tế thu nhập cao vào năm 2036.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS, TS. Nguyễn Văn Thạo, Tầm nhìn
của Đảng về phát triển đất nước đến giữa
thế kỷ XXI, Hội đồng Lý luận Trung ương,
Tạp chí Cộng sản ngày 17/02/2020;
2. World Bank, The World Bank Atlas
method - detailed methodology,
https://datahelpdesk.worldbank.org/knowled
gebase/articles/378832-what-is-the-world-
bank-atlas-method.
------------------------------------------------------
Tiếp theo trang 9
10. Nguyen.H, Kathleen B. Aviso, Dien
Quang Le, and Akihiro Tokai. (2018). Main
Drivers of Carbon Dioxide Emissions in
Vietnam Trajectory 2000-2011: An Input-
Output;
11. Panayotou, T. (1993), Empirical tests
and policy analysis of environmental
degradation at different stages of economic
development, Technical report, International
Labour Organization;
12. Shafik N., Bandyopadhyay S. (1992),
Economic growth and environmental quality:
time-series and cross-country evidence,
World Bank Publications, vol. 904;
13. Susmita Dasgupta, Benoit Laplante,
Hua Wang and David Wheeler (2002),
‘Confronting the Environmental Kuznets
Curve’, Journal of Economic Perspectives,
Volume 16, Number 1-Winter 2002, Pages
147-168;
14. To TrungThanh, Nguyen, V. P. and
Bui, T. (2016), ‘Some comparisons between
the vietnam and china‟s economic structure,
policy implications’, Advances in Management
& Applied Economics, 6(3): 153-66.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_tac_tang_truong_kep_va_phep_mau_tro_thanh_nuoc_co_thu_nh.pdf