(i) Thực hiện tốt vai trò giám sát đối với
các chính sách, văn bản pháp quy của các cơ
quan theo luật định. Theo đó, đại biểu Quốc
hội cần quan tâm và dành thời gian đủ mức
để giám sát đối với các chính sách quan
trọng, liên quan đến lợi ích và cuộc sống của
người dân. Để thực hiện tốt yêu cầu này, đại
biểu Quốc hội cần tranh thủ phát huy vai trò
và sự “trợ giúp” của các chuyên gia, các nhà
khoa học cũng như tích cực lắng nghe, tiếp
nhận ý kiến, thông tin từ phía xã hội và
người dân.
(ii) Thực hiện tốt vai trò xây dựng
phương án chính sách khi sáng kiến chính
sách và lập pháp được chấp thuận; trực tiếp
xây dựng phương án chính sách hoặc lãnh
đạo việc xây dựng phương án chính sách là
một vai trò của đại biểu Quốc hội. Để thực
hiện tốt điều này, đại biểu Quốc hội cần nắm
rõ các nguyên tắc trong thiết kế và xây dựng
phương án chính sách để đề xuất và lựa chọn
được phương án chính sách phù hợp. Những
nguyên tắc này là: đầy đủ về thông tin; hệ
thống; tính khả thi; dự báo; dân chủ và hợp
pháp. Trong đó, dân chủ là nguyên tắc cốt
lõi, có tác dụng hỗ trợ cho việc thực hiện các
nguyên tắc khác. Vì vậy, đại biểu Quốc hội
cần coi trọng tham vấn ý kiến của các tổ
chức và đối tượng lợi ích có liên quan, nhất
là phát huy vai trò tư vấn, phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân
và các “think tank”;
(iii) Chủ động hơn trong thẩm tra
phương án chính sách do các cơ quan có liên
quan xây dựng và Quốc hội có thẩm quyền
ban hành. Để góp phần nâng cao năng lực
hoạch định chính sách, phía cơ quan thẩm tra
cần dành thời gian đủ mức để thẩm tra, đánh
giá đối với các dự thảo chính sách. Đại biểu
Quốc hội cũng dựa trên các nguyên tắc cơ
bản của thiết kế và đề xuất phương án chính
sách đã nêu ở trên để có ý kiến chất lượng
đối với các phương án chính sách được nêu
trong dự thảo chính sách. Để hỗ trợ cho đại
biểu Quốc hội ở phương diện này, cần tăng
cường vai trò của các cơ quan tham mưu,
giúp việc cũng như coi trọng phát huy vai trò
của các chuyên gia và “think tank”.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình hoạch định chính sách và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực chính sách của đại biểu quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạch định chính sách có thể xem làmột giai đoạn quan trọng trong chutrình chính sách công nói chung.
Đây cũng là một vấn đề cốt lõi mà khoa học
chính sách quan tâm. Về thực chất, hoạch
định chính sách công chính là quá trình hình
thành chính sách, có nghĩa là từ việc phân
tích vấn đề chính sách để hình thành nên các
phương án giải quyết vấn đề chính sách, cho
tới khi thông qua phương án chính sách hay
hợp pháp hóa chính sách.
1. Khái luận về quy trình hoạch định
chính sách công
Cho đến nay, xung quanh các bước của
quá trình hoạch định chính sách công vẫn
còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên,
quy trình hoạch định chính sách công được
thừa nhận phổ biến hiện nay gồm các bước
cơ bản sau: (i) thiết lập nghị trình chính sách;
(ii) xây dựng và đề xuất phương án chính
sách; (iii) hợp pháp hóa chính sách hay ban
hành chính sách.
Thứ nhất, thiết lập nghị trình chính
sách: Một trong những nhiệm vụ và chức
năng quan trọng của chính sách công đó là
giải quyết các vấn đề xã hội. Vì thế, vấn đề
xã hội là nguồn gốc để thiết lập nghị trình
chính sách. Trong xã hội hiện đại, thường
xuất hiện nhiều vấn đề xã hội cùng lúc, vấn
đề xã hội này xuất hiện kế tiếp vấn đề xã hội
khác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân,
không phải tất cả các vấn đề xã hội đều được
giải quyết thông qua công cụ chính sách. Chỉ
31Số 15 (415) - T8/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Nguyễn Trọng Bình
TS. Học viện Chính trị khu vực IV.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Quy trình hoạch định chính
sách, đại biểu Quốc hội.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 09/7/2020
Biên tập : 19/7/2020
Duyệt bài : 22/7/2020
Article Infomation:
Key words: Policy making process,
National Assembly deputies.
Article History:
Received : 09 Jul. 2020
Edited : 19 Jul. 2020
Approved : 22 Jul. 2020
Tóm tắt:
Chính sách công liên quan trực tiếp đến tính đáp ứng, tính đại
diện, tính trách nhiệm, tính đáng tin cậy và tính hiệu quả của
quản trị nhà nước. Vì vậy, đảm bảo chất lượng chính sách công
là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn luôn được quan
tâm. Trong phạm vi bài viết này, tác giả khái lược lý luận về quy
trình hoạch định chính sách công và nêu lên một số gợi mở nhằm
góp phần nâng cao năng lực hoạch định chính sách của đại biểu
Quốc hội ở nước ta hiện nay.
Abstract:
Public policy is directly related to the responsiveness,
representativeness, accountability, reliability, and effectiveness
of state governance. Therefore, it always gets concerns on the
assurance of the quality of public policy in both theoretical
aspects and practical ones. In the scope of this article, the author
summarizes the theory of the process making the public policy
and raises a number of recommendations to improve the
policy-making capacity of the National Assembly deputies in
our country.
Số 15 (415) - T8/202032
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
những vấn đề xã hội mà người làm chính
sách nhận thấy cần thông qua công cụ chính
sách để giải quyết thì mới được xem là vấn
đề chính sách. Điểm cốt yếu ở bước này là
làm thế nào để xác định “đúng” và “trúng”
vấn đề xã hội cần giải quyết thông qua chính
sách. Điều đó có nghĩa là cần xác định được
vấn đề xã hội cần thiết phải ban hành chính
sách để giải quyết, hạn chế được tình trạng
có những vấn đề xã hội bức xúc nhưng
người làm chính sách lại chậm trễ trong việc
đưa vào nghị trình chính sách, hoặc có
những vấn đề xã hội chưa thật sự bức thiết
nhưng lại được ưu tiên đưa vào nghị trình
chính sách. Theo quan điểm của James E.
Anderson, việc một vấn đề xã hội nào đó
được đưa vào nghị trình chính sách và trở
thành vấn đề chính sách liên quan đến nhiều
yếu tố khác nhau, như vai trò của người lãnh
đạo chính trị, sự kiện thu hút sự quan tâm
của nhiều người, phản ánh và thái độ của
người dân, phản ánh của truyền thông đại
chúng1. Trên thực tế, việc vấn đề xã hội được
đưa vào nghị trình chính sách phụ thuộc vào
vai trò của nhiều chủ thể khác nhau, như
lãnh tụ chính trị, đảng cầm quyền, cơ quan
dân cử, cơ quan hành chính, các đoàn thể
chính trị - xã hội, các chuyên gia và nhà khoa
học, công chúng, truyền thông đại chúng, sự
xuất hiện của các sự kiện. Tuy liên quan đến
nhiều chủ thể khác nhau, song trong xã hội
dân chủ, chính sách công với tư cách “đầu
ra” của hệ thống chính trị nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội, thì việc xác định nghị trình
chính sách cũng cần phải dựa vào “đầu vào”
là các nhu cầu và phản ánh của xã hội. Vì
vậy, yêu cầu cốt lõi ở đây là các chủ thể có
liên quan cần thông qua các phương thức
nhau để xác định đúng và “trúng” vấn đề xã
hội để đưa vào nghị trình chính sách. Đây là
một phương diện cơ bản thuộc về tính trách
nhiệm và tính đáp ứng của quản trị nhà nước
với tư cách một trong những đặc trưng cơ
bản của “quản trị tốt”.
Thứ hai, xây dựng và đề xuất phương án
chính sách: Sau khi xác định được vấn đề xã
hội nào đó, cần ban hành chính sách để giải
quyết thì vấn đề xã hội trở thành vấn đề
chính sách. Do đó, nhiệm vụ tiếp theo của
bước này là, trên cơ sở phân tích vấn đề của
chính sách để xây dựng và hình thành các
phương án chính sách. Xây dựng và đề xuất
phương án chính sách là quá trình trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích đối với vấn đề chính
sách để đề xuất biện pháp hoặc phương án
chính sách tương ứng. Xây dựng và đề xuất
phương án chính sách gắn liền với nhiều nội
dung, như phân tích vấn đề chính sách, xác
định mục tiêu mà chính sách cần đạt được,
thiết kế phương án, đánh giá đối với từng
phương án và lựa chọn phương án phù hợp
nhất. Xây dựng và đề xuất phương án chính
sách có ba đặc trưng sau:
(1) Mục đích của việc xây dựng và đề
xuất phương án chính sách là giải quyết vấn
đề chính sách cụ thể. Sự tồn tại khách quan
của vấn đề chính sách là tiền đề và cơ sở của
việc xây dựng và đề xuất phương án chính
sách. Tính chất, phạm vi và mức độ của vấn
đề chính sách quyết định nội dung chủ yếu
của phương án chính sách;
(2) Nội dung cơ bản của xây dựng
phương án chính sách là thiết kế phương án
và lựa chọn phương án. Việc thiết kế phương
án chính sách chính là nhằm giải quyết vấn
đề chính sách; đó là việc dựa trên các phương
pháp định tính và định lượng để đề xuất ra
các phương án chính sách khác nhau. Trên
cơ sở các phương án chính sách đó, người
thiết kế chính sách thông qua việc phân tích,
so sánh và luận chứng một cách đầy đủ để
lựa chọn một phương án chính sách có khả
năng thực hiện được mục tiêu của chính sách
một cách tốt nhất. Khi thiết kế phương án
chính sách, cần quan tâm đến mục tiêu chính
sách. Mục tiêu chính sách rõ ràng hay không
sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng
phương án chính sách cũng như ảnh hưởng
1 James E. Anderson (1975): Public Policymaking, Praeger.
33Số 15 (415) - T8/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
đến việc thực thi. Việc đánh giá và xác định
phương án chính sách ưu tiên cần quan tâm
phân tích và luận chứng tính khả thi của
phương án chính sách (tính khả thi về chính
trị, kinh tế, kỹ thuật, hành chính, pháp luật...);
đồng thời cần đánh giá sự ảnh hưởng của
nhân tố tương lai đối với chính sách;
(3) Xây dựng và đề xuất phương án
chính sách vừa là một hoạt động nghiên cứu,
vừa là một hành vi chính trị. Xây dựng và đề
xuất phương án chính sách là một quá trình
hoạt động rất phức tạp. Một mặt, cần phát
huy vai trò và sự tham gia của các nhà khoa
học, tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp
khoa học để phân tích vấn đề chính sách, xác
định mục tiêu chính sách, thiết kế phương
án, đánh giá phương án và lựa chọn phương
án phù hợp. Mặt khác, do chính sách liên
quan đến việc điều chỉnh và phân phối lợi
ích của những đối tượng liên quan trong xã
hội, do đó cần coi trọng và đảm bảo sự tham
gia của những đối tượng liên quan.
Những nguyên tắc cơ bản mà việc xây
dựng và đề xuất phương án chính sách cần
tuân thủ là:
(i) Nguyên tắc đầy đủ về thông tin:
Thông tin là cơ sở và căn cứ của việc xây
dựng và đề xuất phương án chính sách; do
đó, người thiết kế chính sách cần thông qua
nhiều phương thức khác nhau để có được
thông tin toàn diện và chính xác;
(ii) Nguyên tắc hệ thống: Khi xây dựng
và đề xuất phương án chính sách, người thiết
kế chính sách cần xuất phát từ quan điểm hệ
thống để phân tích tổng hợp đối với phương
án chính sách, cần giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa lợi ích chỉnh thể và lợi ích bộ
phận, giữa điều kiện bên trong và điều kiện
bên ngoài, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài, giữa mục tiêu chủ yếu và mục tiêu
thứ yếu. Đặc biệt, nguyên tắc hệ thống còn
yêu cầu, người thiết kế chính sách cần thấy
được mối quan hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các chính sách, hạn chế tình trạng xung
đột chính sách;
(iii) Nguyên tắc dự báo khoa học: Có
nghĩa là việc thiết kế và đề xuất phương án
chính sách cần đặt nó trong xu thế vận động
và nhu cầu của tương lai;
(iv) Nguyên tắc khả thi: Có nghĩa là việc
đề xuất và thiết kế phương án chính sách cần
phân tích một cách toàn diện để xác định có
khả thi hay không, nhất là với điều kiện và
nguồn lực hiện tại, có thực hiện được hay
không, hiệu quả có đảm bảo hay không;
(v) Nguyên tắc hợp pháp: Có nghĩa là
việc thiết kế và đề xuất phương án chính
sách cần phù hợp với pháp luật quốc gia và
pháp luật quốc tế;
(vi) Nguyên tắc dân chủ: Có nghĩa là,
việc thiết kế và đề xuất bất cứ phương án
chính sách nào cần phải xem liệu có lợi cho
lợi ích công hay không, có phản ánh thật sự
nhu cầu và lợi ích của người dân hay không.
Nguyên tắc dân chủ còn yêu cầu việc thiết
kế phương án chính sách cần công khai,
minh bạch, cần đảm bảo sự tham gia của
những đối tượng liên quan đối với quá trình
này, nhất là phát huy vai trò và sự tham gia
của các tổ chức tư vấn chính sách. Việc thực
hiện tốt nguyên tắc dân chủ, nhất là đảm bảo
tính công khai, minh bạch và sự tham gia của
người dân có tác dụng quan trọng đối với
việc thực hiện các nguyên tắc nói trên.
Thứ ba, hợp pháp hóa chính sách: Hợp
pháp hóa chính sách hay ban hành chính
sách được hiểu là cá nhân và cơ quan có
thẩm quyền trên cơ sở quy định của pháp
luật tiến hành đánh giá, thẩm tra để thông
qua hoặc phê chuẩn phương án chính sách.
Chẳng hạn, trên cơ sở thẩm định, thẩm tra
và thảo luận đối với dự án luật do cơ quan
có liên quan đệ trình, Quốc hội biểu quyết
thông qua dự án luật đó. Tất cả dự thảo chính
sách đều phải thông qua bước hợp pháp hóa
này mới có hiệu lực thi hành. Nhìn chung, ở
mỗi nước, pháp luật quy định khác nhau về
trình tự, thủ tục và thẩm quyền của cơ quan
và cá nhân trong việc thông qua một dự thảo
chính sách, pháp luật. Ở nước ta, quy trình
lập pháp được quy định trong Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật. Hợp pháp hóa
hay ban hành chính sách có vai trò đặc biệt
quan trọng trong hoạch định chính sách công
Số 15 (415) - T8/202034
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
nói riêng và trong chu trình chính sách công
nói chung, thể hiện ở chỗ: (i) hợp pháp hóa
chính sách vừa là bước đặc biệt quan trọng
trong hoạch định chính sách, vừa là tiền đề
để thực thi chính sách. Nói cách khác, không
có bước này thì không thể tiến hành thực
hiện chính sách; (ii) hợp pháp hóa chính sách
cũng là một yêu cầu, mắt khâu không thể
thiếu để đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ
và tính hợp pháp của chính sách, là nguyên
tắc không thể thiếu để thực hiện quản trị
quốc gia theo pháp luật. Thông thường,
chính sách được ban hành theo chế độ thủ
trưởng và chế độ tập thể. Pháp luật quy định
rõ trình tự ban hành chính sách theo chế độ
tập thể và chế độ thủ trưởng. Tuy có những
yêu cầu khác nhau đối với chính sách ban
hành theo chế độ tập thể và chế độ thủ
trưởng, song có một số lưu ý ở bước này đó
là: (i) đảm bảo để chính sách được thông qua
theo đúng trình tự theo quy định của pháp
luật; (ii) đảm bảo nguyên tắc dân chủ, có
nghĩa là đảm bảo việc thảo luận, tranh luận
một cách công khai, dân chủ trong quá trình
thẩm định dự thảo chính sách (đối với chính
sách được ban hành thông qua chế độ tập
thể) và tranh thủ ý kiến mang tính độc lập
của các chuyên gia, tổ chức tư vấn đối với
dự thảo chính sách (đối với chính sách được
ban hành theo chế độ thủ trưởng).
2. Kiến nghị nâng cao năng lực hoạch
định chính sách của đại biểu Quốc hội
Ở nước ta, Quốc hội và đại biểu Quốc
hội có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng
trong chu trình chính sách công nói chung
và trong quá trình hoạch định chính sách
công nói riêng. Quốc hội và đại biểu Quốc
hội vừa có vai trò hoạch định, quyết định
chính sách, vừa có vai trò giám sát việc thực
thi chính sách, pháp luật. Có thể cho rằng,
chất lượng chính sách và hiệu quả thực thi
chính sách tùy thuộc rất lớn vào việc thực
hiện vai trò hoạch định, quyết định và giám
sát chính sách của Quốc hội, đại biểu Quốc
hội. Hiện nay, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong quy
trình hoạch định chính sách được quy định
bởi nhiều văn bản luật khác nhau. Từ việc
nghiên cứu những vấn đề lý luận về chu
trình hoạch định chính sách công ở trên, có
thể nêu lên một số gợi mở nhằm góp phần
nâng cao năng lực hoạch định chính sách của
đại biểu Quốc hội như sau:
Thứ nhất, đại biểu Quốc hội cần phát
huy tốt hơn nữa vai trò và chức năng thiết
lập nghị trình chính sách.
Như đã phân tích ở trên, thiết lập nghị
trình chính sách được hiểu là từ nhu cầu và
yêu cầu của xã hội và từ đánh giá và phán
đoán của mình, đại biểu Quốc hội xác định
việc cần xây dựng hoặc điều chỉnh một
chính sách nào đó để giải quyết vấn đề xã
hội mà người dân và xã hội đặc biệt quan
tâm. Việc thực hiện tốt điều này vừa thể hiện
tính trách nhiệm và tính đáp ứng của đại biểu
Quốc hội trước cử tri và nhân dân, vừa góp
phần thúc đẩy tính đáp ứng và tính trách
nhiệm của Quốc hội và bộ máy nhà nước.
Trong thời gian qua, về cơ bản, đại biểu
Quốc hội đã thực hiện khá tốt vai trò và chức
năng này. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm, vẫn còn một số hạn chế, thể hiện cụ
thể là một số vấn đề gắn liền với nhu cầu,
yêu cầu bức thiết của xã hội cũng như liên
quan đến lợi ích và cuộc sống của người dân
chậm được đưa vào nghị trình chính sách.
Do đó, để thực hiện tốt vai trò thiết lập nghị
trình chính sách, đại biểu Quốc hội cần: (i)
tăng cường tương tác và tiếp xúc cử tri nhằm
nắm bắt kịp thời và đầy đủ tâm tư, nguyện
vọng cũng như những phản ánh của cử tri;
(ii) đại biểu Quốc hội và Văn phòng Đoàn
đại biểu Quốc hội cần có cơ chế để tổng hợp,
tiếp nhận và xử lý thông tin do báo chí phản
ánh; (iii) đại biểu Quốc hội cần chủ động
hơn nữa trong hoạt động nêu sáng kiến lập
pháp; (iv) tăng cường tương tác và tiếp xúc
với giới chuyên gia và đội ngũ trí thức để
lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của họ về các
vấn đề xã hội bức xúc cần quan tâm giải
quyết thông qua chính sách; (v) đề cao trách
nhiệm của đại biểu Quốc hội và Quốc hội
đối với việc thẩm tra, cho ý kiến đối với dự
thảo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp
35Số 15 (415) - T8/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
luật do Chính phủ đề xuất. Tất cả những biện
pháp nêu trên là nhằm góp phần nâng cao
chất lượng thiết lập nghị trình chính sách của
đại biểu Quốc hội.
Thứ hai, phát huy tốt vai trò giám sát
của đại biểu Quốc hội đối với việc thi hành
chính sách trong các luật, pháp lệnh, nghị
quyết và giám sát các văn bản quy phạm
pháp luật; chủ động trong xây dựng phương
án chính sách và thẩm tra dự thảo chính sách
thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội.
Từ thực tiễn ở nước ta, trong bước này,
đại biểu Quốc hội có ba vai trò cơ bản: (i)
vai trò giám sát đối với việc thực thi chính
sách, pháp luật mà Quốc hội ban hành và
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
khác theo luật định; (ii) vai trò xây dựng
phương án chính sách khi sáng kiến lập pháp
của đại biểu Quốc hội được chấp thuận; (iii)
vai trò đánh giá, thẩm tra đối với dự thảo
chính sách do cơ quan có thẩm quyền xây
dựng và Quốc hội là cơ quan ban hành.
Để góp phần phát huy vai trò của đại
biểu Quốc hội trong xây dựng chính sách
cũng như nâng cao năng lực xây dựng chính
sách của đại biểu Quốc hội cần quan tâm đến
một số vấn đề sau:
(i) Thực hiện tốt vai trò giám sát đối với
các chính sách, văn bản pháp quy của các cơ
quan theo luật định. Theo đó, đại biểu Quốc
hội cần quan tâm và dành thời gian đủ mức
để giám sát đối với các chính sách quan
trọng, liên quan đến lợi ích và cuộc sống của
người dân. Để thực hiện tốt yêu cầu này, đại
biểu Quốc hội cần tranh thủ phát huy vai trò
và sự “trợ giúp” của các chuyên gia, các nhà
khoa học cũng như tích cực lắng nghe, tiếp
nhận ý kiến, thông tin từ phía xã hội và
người dân.
(ii) Thực hiện tốt vai trò xây dựng
phương án chính sách khi sáng kiến chính
sách và lập pháp được chấp thuận; trực tiếp
xây dựng phương án chính sách hoặc lãnh
đạo việc xây dựng phương án chính sách là
một vai trò của đại biểu Quốc hội. Để thực
hiện tốt điều này, đại biểu Quốc hội cần nắm
rõ các nguyên tắc trong thiết kế và xây dựng
phương án chính sách để đề xuất và lựa chọn
được phương án chính sách phù hợp. Những
nguyên tắc này là: đầy đủ về thông tin; hệ
thống; tính khả thi; dự báo; dân chủ và hợp
pháp. Trong đó, dân chủ là nguyên tắc cốt
lõi, có tác dụng hỗ trợ cho việc thực hiện các
nguyên tắc khác. Vì vậy, đại biểu Quốc hội
cần coi trọng tham vấn ý kiến của các tổ
chức và đối tượng lợi ích có liên quan, nhất
là phát huy vai trò tư vấn, phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân
và các “think tank”;
(iii) Chủ động hơn trong thẩm tra
phương án chính sách do các cơ quan có liên
quan xây dựng và Quốc hội có thẩm quyền
ban hành. Để góp phần nâng cao năng lực
hoạch định chính sách, phía cơ quan thẩm tra
cần dành thời gian đủ mức để thẩm tra, đánh
giá đối với các dự thảo chính sách. Đại biểu
Quốc hội cũng dựa trên các nguyên tắc cơ
bản của thiết kế và đề xuất phương án chính
sách đã nêu ở trên để có ý kiến chất lượng
đối với các phương án chính sách được nêu
trong dự thảo chính sách. Để hỗ trợ cho đại
biểu Quốc hội ở phương diện này, cần tăng
cường vai trò của các cơ quan tham mưu,
giúp việc cũng như coi trọng phát huy vai trò
của các chuyên gia và “think tank”.
Thứ ba, đề cao vai trò và trách nhiệm của
đại biểu Quốc hội khi Quốc hội thẩm tra, thảo
luận và thông qua dự thảo chính sách.
Trên thực tế, vai trò của đại biểu Quốc
hội trong hoạch định chính sách công thể hiện
tập trung ở bước ban hành chính sách hay hợp
pháp hóa chính sách. Để phát huy tốt vai trò
của đại biểu Quốc hội trong bước này đòi hỏi
nhiều yêu cầu khác nhau, cụ thể là:
(i) Quốc hội cần dành thời gian thỏa
đánh trong thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo
chính sách;
(ii) Phát huy dân chủ trong thảo luận,
đánh giá đối với phương án chính sách, tôn
trọng tính đa dạng về ý kiến, không “quy
chụp”, “chụp mũ” đối với những người có ý
kiến khác;
(Xem tiếp trang 43)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_trinh_hoach_dinh_chinh_sach_va_kien_nghi_nham_nang_cao_n.pdf