Quy trình thủy canh cây rau

KỸ THUẬT THỦY CANH CÂY RAU THEO HỆ THỐNG KHÔNG HỒI LƯU TRONG THÙNG XỐP Hệ thống này có những ưu điểm sau: - Trồng thủy canh không dùng đất nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu bệnh có môi trường sống là đất. Có thể trồng trên ban công, sân thượng, sân nhà .giúp các gia đình không có vườn đất vẫn có thể tự trồng trọt cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày. - Chi phí lắp đặt hệ thống thấp, kỹ thuật đơn giản dễ làm. Quy trình thủy canh cây rau trên hệ thống này như sau: 1. Chuẩn bị vật liệu - Chọn hộp xốp có chiều dài 40-60cm, rộng 35-40cm và cao 15-20cm, thừa thì cắt đi. (Trên thị trường có thể mua loại hộp xốp đựng vú sữa đã qua sử dụng với giá khoảng 8.000 đ/hộp). - Nylon đen (có thể dùng màng phủ nông nghiệp giá thị trường 1000 đ/m) - Rọ nhựa chuyên dụng (1.500 đ/rọ). Nếu không có rọ nhựa này bạn có thể mua cốc nhựa loại dùng 1 lần bán theo lô rẻ như bèo trong Metro rồi đục lỗ xung quanh cho rễ cây đâm ra,nhớ lót lưới vào nhé.

doc14 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình thủy canh cây rau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT THỦY CANH CÂY RAU THEO HỆ THỐNG KHÔNG HỒI LƯU TRONG THÙNG XỐP Hệ thống này có những ưu điểm sau: - Trồng thủy canh không dùng đất nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu bệnh có môi trường sống là đất. Có thể trồng trên ban công, sân thượng, sân nhà...giúp các gia đình không có vườn đất vẫn có thể tự trồng trọt cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày. - Chi phí lắp đặt hệ thống thấp, kỹ thuật đơn giản dễ làm. Quy trình thủy canh cây rau trên hệ thống này như sau: 1. Chuẩn bị vật liệu - Chọn hộp xốp có chiều dài 40-60cm, rộng 35-40cm và cao 15-20cm, thừa thì cắt đi. (Trên thị trường có thể mua loại hộp xốp đựng vú sữa đã qua sử dụng với giá khoảng 8.000 đ/hộp). - Nylon đen (có thể dùng màng phủ nông nghiệp giá thị trường 1000 đ/m) - Rọ nhựa chuyên dụng (1.500 đ/rọ). Nếu không có rọ nhựa này bạn có thể mua cốc nhựa loại dùng 1 lần bán theo lô rẻ như bèo trong Metro rồi đục lỗ xung quanh cho rễ cây đâm ra,nhớ lót lưới vào nhé.  - Giá thể ( Scoria, trấu hun hoặc mút xốp...) - Các chất dinh dưỡng đóng can bán sẵn trên thị trường. (500d/lít) (liên hệ vanminhaicap hoac Nguyenvu nếu ở Hà Nội) 2. Thao tác cụ thể 2.1. Mặt bằng và giá đỡ Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà...hoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. 2.2. Lưới Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng. Có thể làm khung và dùng dây thép mắc như mắc màn, có để lối ra bằng cách may khóa áo để tránh côn trùng lọt vào. 2.3. Chuẩn bị hộp xốp rọ nhựa - Hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch, và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ.  Sau khi lót nilon đen đem hộp để vào vị trí định trước rồi đổ nước sạch vào sao cho đáy rọ nhựa khi đặt vào thùng bị nhúng xuống nước 1-2cm là ok. - Lắp hộp tiến hành khoét lỗ, số lỗ tùy theo mật độ trồng, với cây cà chua thường khoét từ 2-4 lỗ, cây rau diếp, xà lách có thể khoét 6-9 lỗ, rau muống rau cải có thể khoét 9 - 12 lỗ tùy từng loại rau. Lỗ khoét có đường kính bằng với đường kính giọ nhựa. - Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa: + Nếu dùng trấu hun hoặc Scoria lẫn sơ dừa thì phải lót lưới vào trong giọ nhựa trước khi đóng giá thể. + Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn. + Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng. + Giữa thùng có khoét 1 lỗ thông khí rồi nhét 1 cái cút vuông PVC đường kính 42mm. 2.4.Dung dịch Có rất nhiều công thưc để pha dung dịch thủy canh, ngày nay bạn có thể tìm thấy những công thức tương tự ở bất kỳ một trang web làm vườn thủy canh nào đó. VD: Pha cho 1000l: 1.KNO3 2.Ca(NO3)2.5H2O 3.MgSO4 4.KH2PO4 5.K2SO4 6.KOH 7.Fe 8.Vi lượng khác Một người làm vườn có thể mua tất cả những nguyên tố này riêng rẽ và trộn chúng thành phân bón thủy canh của riêng mình. Nhưng thật không may, những phân bón để tạo ra dung dịch thủy canh trong những công thức này thường không có bán trên thị trường, nó không phải là loại phân mà bạn vẫn dùng cho trông trọt truyền thống. Vì cây trồng thủy canh hút trực tiếp các chất dinh dưỡng dưới dạng ion, trong trồng trọt truyền thống nhờ có các vi sinh vật và đất các chất dinh dưỡng bón vào được chuyển từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu để cây có thể hấp thụ. Vì vậy việc tự pha dinh dưỡng trở nên phức tạp hơn. Hiện đã có sẵn những công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước. Nói chung nó hiệu quả và khá kinh tế so với việc sử dụng một công thức đã được chứng minh bao gồm tất cả các nguyên tố kể trên với một lượng chính xác cho sự phát triển của cây. Đơn giản, bạn chỉ cần thêm chúng vào nước và sử dụng. 2.5. Chuẩn bị gieo hạt Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn. Gieo 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,2-0,5 cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống. 2.6. Theo dõi và chăm sóc - Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây. - Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng. - Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng) - Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh. Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc xin liên hệ: yahoo: faraongbye email: vanminhaicap@gmail.com TT  TÊN ĐỒ  MÔ TẢ/MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG  NƠI MUA   1  Chậu  - Chậu to/nhỏ tuỳ thuộc vào các bác thôi, nhưng cần phải có lỗ thông ở đáy để thoát nước (nhà em có 2 cái chậu nhựa cũ, nứt đáy dùng ok lắm) - Hoặc xin hộp xốp đựng hoa quả của các hàng bán hoa quả đã có sẵn lỗ thoát nước: 1 hộp thành 2 chậu (nắp trên, nắp dưới)  - Chậu mua ở hàng rong, chợ Bưởi, đường Hoàng Hoa Thám… - Hộp xốp xin của các hàng hoa quả   2  Đất  Đất sạch (còn gọi là Giá thể sinh học – em ko nhớ rõ) của Sông Gianh là tốt nhất. Nhà em đổ đất bình thường ở dưới đáy chậu, đổ đất sạch khoảng 5-10 cm phía trên là được, nếu các bác dùng toàn đất sạch càng ok. 6 tháng thay đất 1 lần  Cửa hàng của TCT Giống Hoa quả, đường Phạm Ngọc Thạch (gần Siêu thị Seiyu)   3  Hạt giống hoặc cây giống  Nhà em gieo hạt (nảy mầm đến 90% đấy ạ), trồng = cây thì nhanh hơn. Cách gieo: Đổ đất vào chậu, gạt cho bằng phẳng Cào đất thành những rãnh cách nhau khoảng 5cm Rắc hạt giống/ đặt cây con vào rãnh Gạt nhẹ đất 2 bên vào Tưới nước nhẹ nhàng -> ok  Hạt giống: TCT Giống Hoa quả (rẻ lắm) Cây giống: chợ Bưởi (em chưa mua)   4  Dụng cụ tưới  Tưới nước tối thiểu ngày 2 lần, dùng bình xịt cho nhẹ nhàng. Tuyệt đối KHÔNG tưới nước lúc trưa nắng  Em mua ở chợ từ lâu rồi   5  Dụng cụ làm đất  - 1 cái xẻng con con là tốt rồi  Em mua cái xẻng từ lâu rồi nên ko nhớ mua ở đâu, bao xiền (EM nghía thấy 1 bộ dụng cụ làm vườn ở bigC ngon lành cành đào ~50k)   Ghi chú: Nên gieo hạt/trồng cây thưa (các cây cách nhau tối thiểu 1cm) cho nhanh lớn. Em mới trồng rau cải (cải xanh và cải ngọt) và cà chua, nhận xét: - Cải khoảng 1 tháng là măm măm được, cà chua 3 tháng - Cải ngọt lên nhanh hơn cải xanh - Trồng cà chua phải cắm que cho cây bám vào, nếu ko sẽ bị gãy cây. - Tưới nước nên dùng bình xịt cho nhẹ nhàng, dùng ô-doa mạnh quá cây bẹp dí cả. Buổi sáng ra thăm vườn cây thích lắm các bác ơi, đỡ xì trét lắm ạ.  Sau vài lần thất bại và thử các kiểu làm giá nhà tớ chốt lại phương pháp làm giá tại nhà đơn giản nhất như sau: Dụng cụ: 1 cái giỏ nhựa/ giá bằng inox (nói chung là có thoáng, dóc nước) 1 cái khăn mặt đậu xanh nguyên vỏ (mua ở chợ 2k/lạng, mỗi lần chỉ cần 2 vốc là được 1 đĩa giá xào) hộp/vật nặng để nén. Cách làm: Đãi đỗ xanh để loại bỏ các hạt đỗ hỏng/mọt. Ngâm đỗ xanh với nước ấm để qua đêm, sáng hôm sau các hạt đỗ sẽ nẩy mầm Trút toàn bộ chỗ đỗ đã nảy mầm vào giỏ nhựa/ giá bằng inox. Thấm khăn ẩm phủ lên trên giá đỗ rồi đặt hộp/ vật nặng chèn lên trên. Cần phải chèn như vậy để các e giá uống no nước để mập lại ko cho cao vì để các  tự do phát triển sẽ thành chân dài, tóc xanh ăn ko ngon.  Nên để các e ở nơi thiếu ánh sáng hoặc che cái túi nilon đen lên. Hàng ngày vào một giờ nhất định cho các e giá ngâm mình trong nước 15’ - 20’, nếu là nước đun sôi để nguội càng tốt (cho đỡ mùi clor). Bổ sung: theo kinh nghiệm của Nguyên A thì nước ấm sẽ làm các e giá mập và nhanh lớn hơn, các mẹ lưu ý nhé! Rồi vớt ra để ráo nước, vẫn giữ nguyên khăn phủ và vật chèn. Sau 3-4 ngày là có giá sạch để xơi rồi. Thành phẩm: Giá tự làm đương nhiên là sạch rồi, ăn sống vô tư nhé!  Mỗi tội các e ấy chân dài như mộng, thân hình thon thả như người mẫu.  Khi dỡ giá thì các mẹ cứ thả nguyên các e ấy vào chậu nước, khua nhẹ tay là vỏ tự nổi lên, vớt đi, còn các e giá nõn nà ở lại thôi. Chú thích ảnh 1: Sản phẩm đầu tay  Chú thích ảnh 2: đây là ảnh các e giá đã được ngâm nước qua đêm, đã nảy mầm và đang yên vị trong cái giỏ giả mây (bằng nhựa đấy) tớ mua ở siêu thị lâu lắm rùi ko nhớ giá cả nữa.   Chú thích ảnh 3: đây là ảnh các e giá sau khi được phủ khăn, chèn chuẩn bị yên vị ở gầm tủ bếp để tránh ánh sáng  (Kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà) - P1 Tại sao không trồng rau sạch tại nhà nhỉ? Mời các bạn quan tâm vào đây chia xẻ kinh nghiệm thực tế!  Phần 1 : Vì sao tôi phải tập làm nông dân? Như các bạn đã biết rau phun thuốc sâu bừa bãi hiện nay rất có hại cho sức khoẻ có thể ngay lập tức gây ngộ độc hoặc về lâu về dài sẽ là mầm mống gây bệnh nguy hiểm như ung thư chẳng hạn. Giá đỗ 1 món ăn ưa thích cũng vì lợi nhuận mà thành 1 món độc dược trên bàn ăn các gia đình. Bạn nghĩ gì khi các thiên thần đáng yêu của chúng mình cũng đành phải chấp nhận xài các loại rau siêu bẩn như vậy. Rau sạch mua ở siêu thị ư, đừng tin vào chất lượng các loại rau trong siêu thị vì sao thì mọi người biết cả rồi đấy, treo đầu dê bán thịt chó cả thôi. Tại sao mình không nghĩ đến việc tự mình trồng/gieo cho bé yêu những bát cháo rau sạch thực sự bổ dưỡng do mẹ hái trong vườn nhà nhỉ?  Nếu nhà bạn không có điều kiện để trồng rau trong 1 mảnh vườn nhỏ trước sân nhà thì tại sao những cư dân của phố phường chật hẹp người đông đúc chúng mình không nghĩ đến các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh nhỉ? Cứ quanh quẩn nghĩ như thế tớ lục tung cả trang web của trường đại học nông nghiệp mà chả có địa chỉ cụ thể nào về trồng rau theo phương pháp thủy canh cả. Rồi nghe có người nói trồng rau thuỷ canh đắt lắm mà cũng ko hiệu quả lắm.  Tớ quyết định mò lên chợ Bưởi tự mua giống, mua đất về trồng dù nhà tớ rất chật chả có vườn như nhiều bạn biết đấy Mời các bạn vào xem ảnh mô hình tương tự trên VN Express. Cả nhà vào đây đọc để có thêm kinh nghiệm và tinh thần này ! Sau đây là tổng hợp của bản thân tớ và một số mẹ thích làm nông dân trên WTT. Mời cả nhà vào WTT chia xẻ thêm kinh nghiệm trong link này nhé! Chuẩn bị: Thùng xốp có đục lỗ sẵn cao cỡ 15cm thôi (xin ở các hàng hoa quả quen ở chợ) nếu họ không cho thì mua cũng vì vài nghìn thôi. 1. Mua đất: Địa chỉ số 1 : chợ Bưởi Phiên chợ Bưởi là mùng 4 & mùng 9 hàng tháng nhưng ngày thường lên lúc nào cũng có mấy bà và chị bán ở đầu chợ. Giá là 10k/túi/5kg (đắt) Nhận xét: Loại đất này có cả trấu, nghe nói giúp đất tơi xốp nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy ko tốt lắm.  Có thể mua lót ở dưới đáy thùng rồi trải lớp đất xịn lên. Địa chỉ số 2: Viện giống cây trồng - Phạm Ngọc Thạch cạnh siêu thị StarBow Giá là 15k/túi/10kg (nếu mua 2 túi trở lên thì giá là 13k thôi) Nhận xét: Loại đất nhân tạo của Sông Gianh cực kì tơi xốp (đã qua kinh nghiệm thực tế và so sánh. Loại này có thể dùng làm lớp mặt để gieo mầm. Địa chỉ số 3 : Công ty giống GINO (TP HCM) Tại 146/6A Võ Thị Sáu (nằm ở đoan ngã ba Võ Thị Sáu với Phạm ngọc Thạch (đi đường Phạm ngọc thạch nhìn sang đường là thấy cái ngõ 146 ngay), cẩn thận quá đà không lùi xe lại được sẽ phải vác đất từ trong ngõ ra (mẹ khánhthu bẩu thế tớ ko ở Sì Gòn chỉ copy lại thui)  2. Mua giống: Địa chỉ số 1: chợ Bưởi Ở chợ Bưởi họ có bán nhiều loại giống phong phú hơn so với Viện giống cây trồng. Hạt giống các loại đều có hết giá từ 5-10k 1 túi nilon con con (có loại rẻ hơn ở Viện giống có loại đắt hơn) Cây giống các loại: nếu ngại chăm sóc từ khâu gieo hạt bạn có thể mua cây con về tiếp tục chăm bón cho lớn rồi măm. Kiểu này gọi là đốt cháy giai đoạn. Các cây lâu năm: như chanh, bưởi đều có cả Địa chỉ số 2: Viện giống cây trồng ở đường Phạm Ngọc Thạch, ngay cạnh siêu thị StarBow. Tại đây bán khá nhiều loại giống cây nhưng vẫn chưa thôi thắc mắc là sao Viện giống cây trồng VN lại toàn bán giống TQ. Giá cả thì cũng tuỳ loại nhưng tớ mua 1 lô thế này mà có mỗi 28k thôi nhé: rau mùi, rau cải bẹ vàng, rau cải xanh, rau cải chíp. Ngoài ra họ có cả giống dưa chuột, mướp đắng, hành, cần tây, tỏi tây …. Phần 3: Chuẩn bị đất và cải tạo đất: Mẹo vặt tiết kiệm đất xịn. Theo thiển ý và suy luận của tớ thì mình trồng rau sạch, gieo mầm nên ko cần toàn bộ đất là đất xịn, có thể làm hàng như sau. Chắc giề cây đã đủ lớn để ăn đến lớp đất dưới, chưa đủ lớn đã lên mâm hoặc vào bát cháo của bé rùi đấy chứ! Đổ 1 lớp dưới là đất vớ vỉn xúc quanh khu nhà mình thể nào chả có, lớp trên cùng khoảng 5cm là đất xịn mua theo đ/c nói trên. Kinh nghiệm mới học được trên VN Express áp dụng với các loại rau cải Bước 1: Làm tơi đất trong hộp xốp rồi san phẳng Bước 2: Lấy ngón tay vạch rãnh trên đất Bước 3: Gieo hạt theo rãnh đã rạch rồi lấp lên một lớp đất, sau đó tưới nước. Bước 4: Chờ các e ấy nảy mầm nhú lên thôi. Theo mình thì 2 tuần cải tạo đất 1 lần thì cây mới ko còi cọc. Tưới cây hàng ngày vào sáng trước khi đi làm và chiều khi đi làm về. Nên tưới cây bằng nước vo gạo rất hợp và cây lớn rất nhanh. Chăm sóc cây giảm xì trét cực kì, ko tốn thời gian lắm đâu Ngày nay, nông nghiệp phát triển cho phép chúng ta hoàn toàn có điều kiện để trồng được rau ăn lá, cây ăn quả… trên sân thượng, trong sân vườn trước, sau nhà, ban công… dù diện tích đôi khi chỉ là nửa mét vuông.    Vườn cải bẹ với những khoảng trồng khác nhau cho rau thường xuyên.   Trước tác động xấu của lượng thuốc trừ sâu còn vương trên các loại rau trái thì cách trồng mô hình gia đình này cho thực phẩm sạch, an toàn. Trồng cây là cái thú chăm bón, tưới tắm, thấy cây đơm hoa kết trái, phát triển từng ngày, vui thích khi còn tận dụng được những mét vuông hữu ích, và chống thấm được cho mái nhà. Trong nhà ống hiện nay, ứng dụng mô hình trồng rau quả trên sân thượng tỏ ra có ưu thế bởi nắng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt. Bên cạnh, còn có nhiều cách thiết kế đẹp, kết hợp được nhiều mảng xanh khác nhau tùy sở thích mà tạo được một không gian thư giãn lý thú, mang lại lợi ích thiết thực cho gia đình. Chính trồng cây trên sân thượng còn là liệu pháp chống thấm, bởi thấm là bệnh “ung thư” trong ngành xây dựng. Nhiều ngôi nhà lấy sân thượng làm nơi trồng cây trực tiếp trên sàn và cả chục năm rồi vẫn không bị thấm. Đây là biện pháp "lấy độc trị độc”. Chính môi trường ẩm ướt đó đã làm mát sàn sân thượng nên kết cấu bê tông không bị co ngót, rạn nứt và thấm. Không chỉ ở sân thượng, tại ban công, sân vườn, dù diện tích hẹp, ít nắng vẫn có thể tạo được một góc xanh xinh xắn, mát mẻ và hữu dụng.        Làm tơi đất rồi san phẳng.  Lấy ngón tay vạch rãnh trên đất.  Gieo hạt theo rãnh đã rạch rồi lấp lên một lớp đất, tưới nước.   Để đơn giản hóa có thể trồng rau ăn lá bằng khay xốp, khay nhựa hay gỗ, khoảng 0,2 m2/khay với 5 kg hỗn hợp đất dinh dưỡng. Mỗi khay rau có thể thu được 400-700 gam rau sau 1 tháng trồng. Lứa trồng tiếp theo được bổ sung 0,5-1 kg đất dinh dưỡng, tùy chu kỳ sống của mỗi loại rau. Đất dinh dưỡng này sẽ tiếp tục sử dụng trong vòng 4-5 năm mà không cần thay đất, sau đó đưa vào đồng ruộng, sân vườn như chất cải tạo đất. Với các loại chậu, có thể trồng cây ăn quả và rau dài ngày để bộ rễ có điều kiện phát triển sâu xuống đất. Hiệu quả ứng dụng cũng giống như trồng rau trong những loại khay. Các loại khay chậu sẽ linh hoạt trong việc di chuyển, thay đổi thiết kế vườn rau, dễ dàng chăm sóc, nhẹ nhàng, sạch sẽ và đẹp mắt. Ngoài ra, còn các mô hình trồng trên các luống biệt lập với đất trong sân vườn hay luống trồng trên sân thượng. Hoặc mô hình giàn di động trên sân và giàn cố định áp tường đã làm tăng đáng kể diện tích trồng rau gấp 2-4 lần. Tùy vào không gian trống có được để thiết kế giàn nhiều tầng. Làm giàn còn có hiệu ứng làm mát và trang trí mảng xanh tươi cho không gian. Hoặc mô hình mái che bằng lưới hoặc bằng plastic sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Vì cây sinh trưởng mạnh, rau đẹp, năng suất cao mà không cần dùng thuốc trừ sâu, không sợ bị úng nước hay bệnh vào mùa mưa. Hệ đất trồng multi      Xới đất để nước rút tốt, không gây ngập úng.  Tháo nilon trước khi trồng vào chậu.        Cần có thêm đất để chèn cho cây con vững vàng trong chậu.  Sau khi trồng cần tưới nước ngay để rễ bắt vào môi trường mới.         Bưởi chỉ 1 m cũng đã cho quả.   Cà tím cho trái sum suê.   Hệ đất này đáp ứng nhu cầu của người làm vườn, nhất là những người không chuyên nghiệp, thích kiến tạo một không gian xanh cho gia đình, nơi làm việc, khu phố… Dòng sản phẩm đất multi đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, thích hợp khí hậu Việt Nam để trồng trong khay, chậu, máng, bồn hay luống. Thành phần chính của hệ multi là giá thể hữu cơ từ bụi xơ dừa, phân trùn quế, rong biển, hệ vi sinh vật hữu ích, bánh dầu lên men… Đây là nguồn hữu cơ lâu dài, thân thiện môi trường, không chất độc và vi sinh vật gây hại; hoàn toàn không có đất thật, không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh hóa hóa học. Hệ multi có 11 sản phẩm riêng được phối trộn khác nhau để tạo nền dinh dưỡng cân đối cho nhiều loại cây trồng; đồng thời có sự kết hợp liên hoàn giữa các sản phẩm với nhau. Ví dụ, đất multi tổng quát, đất cho rau ăn lá, đất rau ăn quả và hoa, đất ăn trái, đất ginut chuyên trồng rau mầm… Các loại hạt giống, cây giống thường được mọi người sử dụng là các loại cải, dền, rau đay, tần ô, rau muống, mồng tơi, xà lách, bắp cải… bầu, bí đỏ, bí đao, cà chua, cà tím, dưa hấu, dưa leo, dưa gang, đậu bắp, đậu đũa, cô ve, khổ qua, mướp, ớt… quế, tía tô, ngò, kinh giới, hành lá... XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỦY CANH TẠI NHÀ Với một chút cố gắng và sự hiểu biết, bất kỳ ai cũng có thể xây dựng được một hệ thống thủy canh với những chi phí hợp lí cho riêng mình. Có 3 quy tắc bạn luôn phải nhớ: 1. Nếu bạn sử dụng các vật liệu second hand thì hãy chắc rằng nó không chứa đựng bất kỳ hóa chất độc hại nào. Bạn có thể sử dụng bất kỳ dụng cụ chứa đựng nào nếu nó đảm bào cho sản phẩm được an toàn. 2. Không bao giờ cho phép bất kỳ kim loại nào khác inox tiếp xúc với dinh dưỡng. 3. Dinh dưỡng thủy canh là một chất dẫn điện tuyệt vời vì vậy bất kỳ thiết bị điện nào được đặt trong chất dinh dưỡng đều phải được thiết kế để sử dụng được trong nước. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docky_thuat_trong_rau_thuy_canh_6167.doc