Quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Thực trạng và kiến nghị

Định hướng tăng cường bảo đảm các thủ tục công bằng trong áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhằm tiệm cận các tiêu chuẩn của tố tụng hình sự Biện pháp cưỡng chế cai nghiện không hoàn toàn là thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, hoặc hành chính mà "lai" giữa các loại với nhau. Tính cưỡng chế gần với hình phạt tù; còn thủ tục giống với phiên tòa rút gọn; tranh tụng giống tố tụng hình sự và dân sự .14. Do đó, việc "tư pháp hóa" thủ tục này là tất yếu và Nhà nước cần thừa nhận các chuẩn mực của trình tự công bằng và nguyên tắc tiến bộ trong lĩnh vực này để đảm quyền của người bị đề nghị, tránh những vi phạm tố tụng để phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước được các chủ thể trong xã hội tôn trọng, là biểu hiện của công lý, lẽ công bằng. Nhà nước cần thiết lập các cơ chế pháp lý chặt chẽ và khoa học để các nguyên tắc và các quy định trong hoạt động xét xử được tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để. - Cần thiết sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Pháp lệnh số 09 theo hướng ghi nhận thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc là thủ tục tố tụng và mở rộng phạm vi của Pháp lệnh số 09 đối với cả giai đoạn lập hồ sơ đề nghị. Việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại các cơ sở xã hội trong giai đoạn chờ quyết định của Tòa án bắt buộc phải do Tòa án quyết định bởi nó đã tước bỏ tự do của con người (bắt, tạm giữ) khi chưa có phán quyết nào. Toàn bộ quy trình từ lập hồ sơ đến Tòa án giải quyết hồ sơ và đi chấp hành quyết định cưỡng chế cai nghiện phải tuân thủ trình tự công bằng.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Thực trạng và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ1 1 Bài viết thể hiện kết quả nghiên cứu của luận văn thạc sĩ: Ninh Viết Tùng, “Bảo đảm quyền con người trong việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc – Từ thực tiễn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” (Luận văn thạc sĩ luật học - chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính định hướng nghiên cứu; Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Tiến Đạt; hoàn thành năm 2019 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội). Nghiên cứu này được hỗ trợ thực hiện trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia NAFOSTED: “Nguyên tắc thủ tục pháp lý chặt chẽ và vai trò bảo vệ quyền con người ở Việt Nam” (Mã số: 505.01-2018.300). Tóm tắt: Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ảnh hưởng lớn tới quyền tự do cá nhân và tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền con người và lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước. Việc đảm bảo quyền con người của người nghiện ma túy không chỉ bảo vệ quyền cá nhân tại cơ sở cai nghiện mà còn phải bảo đảm thủ tục công bằng trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc. Biện pháp cưỡng chế cai nghiện này mang tính chất pha trộn giữa các loại hình tố tụng tư pháp. Tính cưỡng chế gần với hình phạt tù, thủ tục giống với phiên tòa rút gọn và tranh tụng giống tố tụng hình sự và dân sự. Do đó, việc "tư pháp hóa" thủ tục này là tất yếu và Nhà nước cần thừa nhận các chuẩn mực của trình tự công bằng để đảm bảo quyền của người bị đề nghị và ngăn ngừa vi phạm tố tụng. Ninh Viết Tùng* Bùi Tiến Đạt** * ThS. Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. ** TS. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Abstract: The compulsory measure for drug rehabilitation affects to the individual freedom significantly and poses a risk of human rights violation and abuse of powers. Guarantee of the rights of drug- addicted persons is not only the protection of individual rights in the drug rehabilitation centre, but also the guarantee of fair procedures in the application of compulsory measure for drug rehabilitation. This coercive measure for drug rehabilitation is characterised as a combined type of the judicial proceedings. Its coercion resembles somewhat known as imprisonment, its procedure is comparable to a simplified trial and the litigation procedures are somewhat like the criminal and civil proceedings. Therefore, the "legalization" of this procedure is indispensable and the it is needed to recognize the standards of the fair process for the sake of protection of drug- addicted persons’ rights and prevention of procedural violations.. Thông tin bài viết: Từ khóa: Thủ tục công bằng, quyền thủ tục, cơ sở cai nghiện bắt buộc, tòa án, tư pháp hóa. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 13/11/2019 Biên tập : 26/11/2019 Duyệt bài : 28/11/2019 Article Infomation: Keywords: fair procedure, due process, procedural rights, drug rehabilitation centre, court, judicialisation. Article History: Received : 13 Nov. 2019 Edited : 26 Nov. 2019 Approved : 28 Nov. 2019 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 25Số 23(399) T12/2019 1. Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: tiếp cận từ góc độ giới hạn quyền con người Lý do chính đáng của biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Trong bối cảnh Việt Nam, nhìn một cách toàn diện về biện pháp cưỡng chế cai nghiện trong mối tương quan quản lý nhà nước và bảo đảm quyền con người sẽ thấy được sự cần thiết của biện pháp này và đồng thời thấy được nhu cầu hoàn thiện pháp luật về tính công bằng, về quyền thủ tục trong cưỡng chế cai nghiện để đảm bảo mục đích chữa bệnh và ngăn ngừa vi phạm pháp luật2. Như vậy, nghiện ma túy được coi là hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đe dọa xâm hại đến an ninh, trật tự. Khi rơi vào trạng thái "nghiện", người nghiện ma túy có thể làm bất cứ điều gì, kể cả vi phạm pháp luật để đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu sử dụng ma túy của bản thân. Việc để người nghiện ma túy ngoài cộng đồng mà không được chữa trị, cai nghiện sẽ gây nhiều khó khăn trong quản lý hành chính, ảnh hưởng xấu tới cộng đồng. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt3 được ghi nhận lần đầu trong Nghị quyết số 49-NQ/TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tập trung cải tạo những phần tử có nguy hại cho xã hội. Đối với những người có hành động phương hại đến an ninh chung, những phần tử lưu manh chuyên nghiệp dù 2 Theo khoản 3 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: “Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Theo khoản 1 Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: “Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”. 3 Thuật ngữ “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt” được sử dụng tại: Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 280. 4 Đoạn 2, Điều 2, Nghị quyết số 49-NQ/TVQH ngày 20/6/1961 về việc tập trung cải tạo những phần tử có nguy hại cho xã hội. 5 Khoản 1, Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. đã được giáo dục nhiều lần mà không chịu hối cải, nhưng xét không cần đưa ra Tòa án nhân dân xử phạt sẽ phải đi giáo dục, cải tạo trong thời hạn 03 năm hoặc lâu hơn. Những người được giáo dục cải tạo không bị coi như phạm nhân có án phạt tù, nhưng trong thời gian giáo dục cải tạo không được hưởng quyền công dân4. Sau đó, Chỉ thị số 14-CT ngày 16/01/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về các biện pháp giải quyết vấn đề cứu tế xã hội và tệ nạn xã hội có chỉ đạo Bộ Nội vụ đưa đi tập trung cải tạo hoặc lao động bắt buộc với “những người có sức lao động mà không chịu lao động, chuyên làm việc bất chính, những tên nghiện hút”. Điều 29 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 cũng có quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh với bệnh nghiện ma túy. Đây có thể được coi là những quy định pháp luật ban đầu cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cai nghiện tại Việt Nam. Theo pháp luật hiện hành, việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng với (1) người “nghiện ma túy” từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc (2) chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định5. Những người bị lập hồ sơ đề nghị đi cai nghiện bắt buộc đều là những người thường xuyên sử dụng ma túy, đã từng nhiều lần gây ra những vi phạm pháp luật ở địa phương, đã được gia đình và chính quyền động viên, áp dụng nhiều hình thức, phương NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 26 Số 23(399) T12/2019 pháp cai nghiện khác nhau nhưng họ vẫn tiếp tục lén lút sử dụng ma túy. Các biện pháp giáo dục, thuyết phục không còn hiệu quả buộc Nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡng chế. Qua việc cai nghiện bắt buộc có thời hạn, Nhà nước sẽ cách ly người nghiện ma túy khỏi những nguồn cung ma túy và áp dụng liệu trình cai nghiện, đồng thời hạn chế nguy cơ người nghiện ma túy thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật có nguyên nhân từ ma túy như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, mua bán dâm, gây rối trật tự công cộng và lây truyền HIV/AIDS. Đối chiếu với các điều kiện căn bản của giới hạn quyền con người (gồm trật tự công cộng, sức khỏe của cộng đồng, đạo đức cộng đồng, an ninh quốc gia, an toàn công cộng, các quyền và tự do của người khác đã nêu), có thể thấy Nhà nước hoàn toàn có cơ sở chính đáng và quyền hạn để giới hạn quyền con người thông qua việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc6. Bên cạnh đó, biện pháp cai nghiện bắt buộc cũng mang tính nhân văn, nhằm giúp người nghiện có thời gian tránh xa ma túy, vượt qua chính mình và nhận thức được tác hại của sự lệ thuộc vào ma túy. Đồng thời, cung cấp cho họ các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp để tìm việc làm, ổn định cuộc sống; thể hiện rõ quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong Hiến pháp. Nguy cơ xâm phạm quyền cá nhân trong biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và nhu cầu phòng ngừa Ngay từ Nghị quyết số 49-NQ/TVQH, Nhà nước ta cũng nhận thấy cần phải có những đảm bảo tuân thủ pháp luật khi ban hành quyết định cải tạo, giáo dục, tránh tùy tiện, vô pháp nên tại mục 5 của Nghị quyết 6 Xem Điều 29 UDHR và Điều 4 ICESCR. 7 Điều 14 Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. có quy định Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo đúng pháp luật của Ủy ban hành chính, cơ quan Công an và cơ quan phụ trách giáo dục cải tạo trong việc quyết định tập trung giáo dục cải tạo và chấp hành các chế độ giáo dục cải tạo. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ảnh hưởng không nhỏ tới quyền tự do về thân thể của người nghiện ma túy khi họ phải sống trong môi trường biệt lập, bị giới hạn quyền tự do đi lại, cư trú, phải chấp hành chế độ ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, chăm sóc y tế theo quy định của Nhà nước. Trong thời gian chịu sự cưỡng chế, họ được đặt dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan hành chính nhà nước (các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc). Riêng đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, họ sẽ được giao cho tổ chức xã hội quản lý (thực chất là các "Khu xã hội" tại cơ sở cai nghiện ma túy) trong thời gian chờ quyết định của Tòa án7. Đây thực chất là một dạng “tạm giữ hành chính, bắt buộc chữa bệnh” để chờ phán quyết của Tòa án. Tương tự như việc bị tạm giam bị can chờ xét xử trong các vụ án hình sự. Mặc dù là một biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng biện pháp cưỡng chế cai nghiện mang nhiều đặc điểm của biện pháp tư pháp hình sự hơn là biện pháp cưỡng chế bởi tính chất trừng phạt, khắc nghiệt không thua kém các biện pháp hình sự, hậu quả đối với tự do cá nhân mà người nghiện ma túy phải đối diện khi đi cai nghiện bắt buộc nặng nề hơn các biện pháp cưỡng chế vi phạm hành chính thông thường. Phân tích trên cho thấy, biện pháp cưỡng chế cai nghiện có những ảnh hưởng không nhỏ tới các quyền tự do cá nhân, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền con người hoặc lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 27Số 23(399) T12/2019 Một nguyên lý được pháp luật quốc tế đặt ra là ở đâu mà nhà nước có thể tước đoạt tính mạng, tự do và tài sản (hay nói cách khác là tước đoạt một quyền nào đó) của cá nhân, nơi đó phải áp dụng trình tự công bằng8. Đứng dưới góc độ quyền con người, những thủ tục, dù là rườm rà, phiền toái, lại chính là lá chắn bảo đảm quyền con người không bị vi phạm và ngăn chặn những vi phạm đó từ phía những người thực thi công quyền9. Xã hội chỉ quan tâm tới kết quả người nghiện phải đi cai nghiện trong bao lâu chứ không quan tâm tới quy trình, thủ tục để đưa một người đi cai nghiện bắt buộc là như thế nào, có ảnh hưởng gì tới quyền lợi của họ không. Trái lại, “công lý theo thủ tục” không quan tâm đến kết quả mà chỉ quan tâm đến vấn đề tiến trình10. Việc đảm bảo quyền con người của người nghiện ma túy sẽ không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo quyền con người tại cơ sở cai nghiện mà còn phải xem xét, bảo đảm cả ở quá trình, thủ tục, trình tự đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc. Điều đó đòi hỏi phải có một thủ tục công bằng, tính vô tư khách quan của cơ quan ra phán quyết, minh bạch thủ tục pháp lý, tôn trọng tự do cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật. 2. Đánh giá việc bảo đảm quyền thủ tục của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Trước Pháp lệnh 09/201411: nhiều quyền trong thủ tục cưỡng chế cai nghiện không được ghi nhận hoặc đã ghi nhận nhưng không có cơ chế thực hiện hiệu quả Trước năm 2014 (thời điểm), quá trình thực hiện các thủ tục để đưa người đi cai 8 Bùi Tiến Đạt, Công lý thủ tục – lý luận, kinh nghiệm quốc tế và pháp luật Việt Nam, trong sách: Đào Trí Úc - Vũ Công Giao đồng chủ biên, Công lý và quyền tiếp cận công lý, Nxb. Hồng Đức, 2018, tr. 65; Bùi Tiến Đạt, Học thuyết trình tự công bằng và việc bảo vệ quyền con người: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11/2015. 9 Pouvoir legislative et Pouvour jurisdictionnel en France-Paris, 1993, p. 131-132 (trích lại theo: Đào Trí Úc, Giáo trình nhà nước pháp quyền, Nxb. ĐHQGHN, năm 2015, tr. 182). 10 Nguyễn Đăng Dung, Nhà nước pháp quyền và quy trình chuẩn, trong cuốn Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, Vũ Công Giao – Đinh Ngọc Thắng chủ biên, Nxb. ĐHQGHN 2019, tr.15. 11 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. nghiện bắt buộc chưa thực sự bảo đảm và coi trọng quyền con người. Trong giai đoạn này gần như không có sự tham gia của người nghiện ma túy trong suốt quá trình các cơ quan nhà nước chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ đề nghị đối với họ. Người nghiện phải đối mặt với sự mặc cảm, xa lánh từ xã hội và từ các cơ quan nhà nước. Rất nhiều quyền trong thủ tục cưỡng chế cai nghiện không được ghi nhận hoặc không có cơ chế để thực hiện, như phân tích dưới đây. - Không ghi nhận quyền của người bị đề nghị (người nghiện ma túy) được tham gia vào việc lập hồ sơ đề nghị cai nghiện bắt buộc. Cơ quan lập hồ sơ không phải thông báo cho người bị áp dụng về việc lập hồ sơ để những người này đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có cho phép người bị đề nghị được quyền đọc và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo (khoản 3 Điều 103) nhưng không quy định người nghiện được phép sao chụp hồ sơ. Trường hợp họ không biết đọc, biết viết thì cũng không thể tiếp cận các tài liệu có trong hồ sơ. Luật cũng chỉ cho phép được ghi chép các nội dung cần thiết trong khi không chỉ rõ nội dung nào là cần thiết nên thực tế người nghiện ma túy hầu như không được thực hiện quyền này. - Không cho phép người bị đề nghị tham gia cuộc họp của Hội đồng tư vấn và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 28 Số 23(399) T12/2019 Cuộc họp của Hội đồng tư vấn chỉ có Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng Công an, Chủ tịch Hội phụ nữ cấp huyện mà không hề có sự tham gia của người bị đề nghị đưa đi cai nghiện hoặc người bảo vệ quyền lợi cho họ. Việc ban hành quyết định cưỡng chế cai nghiện được thực hiện đơn phương, “khép kín” trong nội bộ cơ quan hành chính; người nghiện không có quyền tham gia và phát biểu ý kiến, không được tranh tụng, tự biện giải về việc vi phạm của mình, không được nhờ luật sư tham gia để bảo vệ quyền lợi cho họ. - Sự tham gia của thành viên Hội đồng tư vấn mang tính hình thức. Việc tham gia họp Hội đồng tư vấn chủ yếu là cấp phó của người đứng đầu tham gia do cấp trưởng uỷ quyền, thậm chí nhiều khi việc tham gia do cấp phòng của các cơ quan này tham dự; Chủ tịch UBND xem xét ra quyết định trên cơ sở hồ sơ được gửi đến mà không có sự gặp gỡ, trao đổi - Việc khiếu nại Quyết định cưỡng chế cai nghiện kéo dài, kém hiệu quả. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra trước tòa hành chính đối với quyết định cưỡng chế cai nghiện12. Tuy nhiên, trình tự khởi kiện hành chính, thu thập chứng cứ đối với người nghiện ma túy không đơn giản, dễ dàng. Việc khởi kiện ra Tòa hành chính thường bị kéo dài và kém hiệu quả. - Việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc do Chủ tịch UBND các cấp quyết định là quyết định mang tính mệnh lệnh hành chính. 12 Điều 118, 119 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002. 13 Bao gồm: cơ quan Công an (khi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, lấy lời khai, lập hồ sơ), chính quyền địa phương (cấp xã, phường khi được giao quản lý, giáo dục người nghiện ma túy), phòng lao động – thương binh và xã hội cấp huyện (cơ quan đề nghị), phòng tư pháp cấp huyện (cơ quan thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ), Tòa án nhân dân cấp huyện (cơ quan xem xét hồ sơ) và Công an cấp huyện, cơ sở cai nghiện ma túy (cơ quan thi hành quyết định của Tòa án). Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc do các cơ quan hành chính lập và quyết định việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc cũng do cơ quan hành chính quyết định, chưa thật phù hợp với quan điểm của Luật Nhân quyền quốc tế. Việc ban hành quyết định bị hành chính hóa và có xu hướng bỏ qua các quyền được xét xử công bằng. “Tư pháp hóa” thủ tục Với các quy định hiện hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Pháp lệnh 09 và các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ đã cho thấy những điểm mới căn bản, những thay đổi tiến bộ để đảm bảo việc đưa người vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc được tiến hành chặt chẽ, khách quan, công bằng, đảm bảo quyền con người so với các quy định trước đây. Theo Pháp lệnh số 09 và những phân tích nêu trên cho thấy, thủ tục cai nghiện bắt buộc đã được thực hiện theo trình tự, thủ tục tư pháp rút gọn13. Tính ưu việt của thủ tục tư pháp so với thủ tục hành chính trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác thể hiện chủ yếu ở các điểm cơ bản như: - Chủ thể phán xét về hành vi vi phạm là Tòa án thông qua hoạt động xét xử công khai, có sự tranh tụng giữa hai bên (trong khi đó đối với thủ tục hành chính thì bên phát hiện hành vi vi phạm hành chính cũng là người xem xét xử lý vi phạm); - Thủ tục xử lý được thực hiện theo các nguyên tắc hoạt động đặc thù của Tòa án như: nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số; nguyên tắc tranh tụng công khai, bình đẳng. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 29Số 23(399) T12/2019 - Đặc trưng thủ tục tư pháp của Tòa án là tính nghiêm ngặt, chặt chẽ, bắt buộc về quy trình trong giải quyết các loại vụ việc. Điều này khác hẳn với các thủ tục hành chính khi đề cao tính linh hoạt, tinh gọn, hiệu quả, giảm bớt các quy trình. Bằng việc đặt ra luật thủ tục, người ta đã buộc Tòa án phải hoạt động đúng mục đích, bảo vệ quyền con người, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, giới hạn sự lạm quyền của những người nắm quyền tư pháp. - Phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước, do vậy việc bảo đảm hiệu lực thi hành sẽ cao hơn so với quyết định của cơ quan hành chính nhà nước. - Khắc phục tối đa sự can thiệp trái pháp luật của các chủ thể khác trong quá trình xử lý (như sự can thiệp của cơ quan hành chính cấp trên, của những người liên quan...). - Có nhiều cơ chế giám sát độc lập với Tòa án hơn như giám sát của Tòa án nhân dân cấp trên, của Viện kiểm sát nhân dân, của cơ quan dân cử, của nhân dân...). - Trách nhiệm của Thẩm phán trong việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cai nghiện của Thẩm phán được đề cao. Nếu quyết định ban hành bị hủy, sửa bị cấp phúc thẩm hủy, sửa sẽ ảnh hưởng tới trách nhiệm cá nhân của Thẩm phán. Như vậy, nước ta đã nhận thấy rõ hai vấn đề: một là, nghiện ma túy là một dạng bệnh lý cần chữa trị; hai là, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cai nghiện cần tuân theo thủ tục tư pháp và do Tòa án quyết định. Mỗi khâu, mỗi con người nếu không thi hành đúng nhiệm vụ một cách công minh, khách quan đều tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bên trong quan hệ pháp lý, gây ảnh hưởng tới quyền của người nghiện mà sau này sẽ bị hạn chế bởi quyết định của Tòa án. Người bị đề nghị đưa đi cai nghiện bắt buộc là những người yếu thế trong mối quan hệ pháp lý với một bên là các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị. Họ khó có khả năng bình đẳng với bên đề nghị và Tòa án trong việc chứng minh, thu thập chứng cứ và trình bày chứng cứ và cũng không dễ dàng tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý như thuê luật sư và tìm hiểu các quy định của pháp luật, các thủ tục pháp lý. Do đó, họ rất cần những đảm bảo để có được sự công bằng. Những hạn chế của thủ tục cưỡng chế cai nghiện hiện hành trong đảm bảo quyền con người hiện nay Từ phía các quy định của pháp luật - Thời hạn giải quyết hồ sơ ngắn không đảm bảo cho việc Tòa án tống đạt văn bản đến tận tay người nghiện ma túy, ảnh hưởng tới việc nghiên cứu hồ sơ của Thẩm phán và kiểm sát viên. - Việc xây dựng hồ sơ chưa đầy đủ, chưa thu thập hết các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, chứng minh nhân thân người bị đề nghị. Thực tế hiện nay trong bản tóm tắt lý lịch trong hồ sơ đề nghị chỉ nêu người bị đề nghị có mấy tiền án, mấy tiền sự mà không cụ thể về hành vi, tội phạm gì, tài liệu nào chứng minh. - Thiếu các chứng cứ để đánh giá tình trạng nghiện ma túy làm căn cứ quyết định thời gian cai nghiện phù hợp. Hồ sơ đề nghị hiện chỉ có phiếu trả lời kết quả dương tính với ma túy mà không phản ánh được tình trạng nghiện ma túy của người bị đề nghị. Đây là tình tiết rất quan trọng để tạo ra sự công bằng giữa những người nghiện ma túy về thời gian cai nghiện bắt buộc bị áp dụng. Từ phía Tòa án, Thẩm phán trong quá trình giải quyết hồ sơ - Tòa án thường có xu hướng bảo vệ lợi ích của Nhà nước hơn. Trong mối quan hệ giữa các chủ thể trong thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế cai nghiện, Tòa án thường có xu hướng bảo vệ lợi ích của Nhà nước hơn. Điều đó thể hiện ở việc Tòa án tôn trọng các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ để quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc, ít khi yêu cầu cầu các tài liệu phải tuân thủ thuộc tính chứng cứ như trong tố tụng hình sự hoặc tố tụng dân sự. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 30 Số 23(399) T12/2019 - Có sự chênh lệch trong xác định thời hạn cai nghiện bắt buộc giữa các Thẩm phán. Việc đưa ra thời hạn cai nghiện chủ yếu là để cách ly người nghiện khỏi ma túy càng lâu càng tốt chứ chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc người nghiện cần bao nhiêu thời gian để cai nghiện, ổn định sức khỏe, học nghề và quay trở lại thành công dân có ích. Các Thẩm phán chủ yếu phụ thuộc vào hồ sơ và đề nghị của cơ quan đề nghị chứ chưa nắm rõ tình trạng nghiện, thời gian cai nghiện cần thiết là bao lâu nên còn tùy nghi khi đưa ra thời gian cai nghiện với từng vụ việc. Từ phía người bị đề nghị Người nghiện ma túy không tham gia vào quá trình lập hồ sơ, không hiểu biết các quyền và nghĩa vụ của mình. Ngay từ khi lập hồ sơ, người nghiện ma túy đã biết việc họ chuẩn bị đi cai nghiện bắt buộc nên thường có tâm lý trốn tránh, không hợp tác nên cũng không biết trong hồ sơ có những tài liệu gì, các tài liệu đó có hợp pháp không, đã có các tình tiết giảm nhẹ hay chưa. 3. Định hướng tăng cường bảo đảm các thủ tục công bằng trong áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhằm tiệm cận các tiêu chuẩn của tố tụng hình sự Biện pháp cưỡng chế cai nghiện không hoàn toàn là thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, hoặc hành chính mà "lai" giữa các loại với nhau. Tính cưỡng chế gần với hình phạt tù; còn thủ tục giống với phiên tòa rút gọn; tranh tụng giống tố tụng hình sự và dân sự.14. Do đó, việc "tư pháp hóa" thủ tục này là tất yếu và Nhà nước cần thừa nhận các chuẩn mực của trình tự công bằng và nguyên tắc tiến bộ trong lĩnh vực này để đảm quyền của người bị đề nghị, tránh những vi phạm tố tụng để phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước được các chủ thể trong xã hội tôn 14 Bùi Tiến Đạt: Công lý thủ tục – lý luận, kinh nghiệm quốc tế và pháp luật Việt Nam, trong sách: Đào Trí Úc - Vũ Công Giao đồng chủ biên, “Công lý và quyền tiếp cận công lý”, Nxb. Hồng Đức, 2018, tr.57. 15 Tương tự như với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. trọng, là biểu hiện của công lý, lẽ công bằng. Nhà nước cần thiết lập các cơ chế pháp lý chặt chẽ và khoa học để các nguyên tắc và các quy định trong hoạt động xét xử được tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để. - Cần thiết sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Pháp lệnh số 09 theo hướng ghi nhận thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc là thủ tục tố tụng và mở rộng phạm vi của Pháp lệnh số 09 đối với cả giai đoạn lập hồ sơ đề nghị. Việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại các cơ sở xã hội trong giai đoạn chờ quyết định của Tòa án bắt buộc phải do Tòa án quyết định bởi nó đã tước bỏ tự do của con người (bắt, tạm giữ) khi chưa có phán quyết nào. Toàn bộ quy trình từ lập hồ sơ đến Tòa án giải quyết hồ sơ và đi chấp hành quyết định cưỡng chế cai nghiện phải tuân thủ trình tự công bằng. - Giảm thiểu các khâu trung gian, các đầu mối trong quá trình lập hồ sơ đề nghị. Theo chúng tôi, để cắt giảm các khâu trung gian không cần thiết và phát huy đúng chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn của từng cơ quan thì quá trình lập hồ sơ chỉ gồm Công an cấp xã hoặc Công an cấp huyện15 với vai trò là cơ quan đề nghị thay cho vị trí của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội như hiện nay. Cơ quan Công an có nhiều lợi thế trong tiếp xúc với người nghiện ma túy, quản lý địa bàn, thu thập tài liệu, chứng cứ. Chưa kể, Bộ Công an đang thí điểm chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an cấp xã. Trong thời gian tới, chất lượng chuyên môn và số lượng biên chế Công an cấp xã sẽ được nâng cao. Sau khi lập hồ sơ xong, Công an cấp xã chuyển hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện. Tòa án sau đó chuyển cho Viện kiểm NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 31Số 23(399) T12/2019 sát cùng cấp nghiên cứu theo đúng quy trình đã được quy định rõ trong Pháp lệnh số 09. Tại phiên họp, Công an cấp xã hoặc Công an cấp huyện sẽ trực tiếp bảo vệ quan điểm đề nghị của mình bằng các tài liệu, chứng cứ chứng minh theo đúng tinh thần của “thủ tục tố tụng công bằng” – coi trọng giá trị của chứng cứ, chứng minh, quy trình tố tụng đúng pháp luật. - Nghiên cứu bổ sung thêm các tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy, các tài liệu chứng minh nhân thân của người bị đề nghị vào hồ sơ đề nghị. Đặc biệt, chú trọng thu thập các tài liệu có lợi, các tình tiết giảm nhẹ. Các tài liệu pháp luật yêu cầu phải thông báo, cấp, tống đạt cho người bị đề nghị hoặc người thân thích của họ phải được thể hiện bằng biên bản, lưu kèm hồ sơ. Cơ quan đề nghị có trách nhiệm chứng minh các tài liệu, chứng cứ đã thu thập trong hồ sơ là hợp pháp. - Quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý với hành vi xâm phạm quyền của người bị đề nghị. Những hành vi của người có thẩm quyền từ quá trình lập hồ sơ đến khi đưa người vào trung tâm cai nghiện ma túy bắt buộc, nếu xâm phạm đến quyền con người của người bị đề nghị cần xử lý nghiêm khắc. Một khi xác định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế cai nghiện là thủ tục tố tụng sẽ dẫn đến quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp có thể bị xử lý. Các cơ quan, chủ thể tham gia trong thủ tục này sẽ phải cẩn trọng, trách nhiệm hơn. - Bảo đảm quyền của người bị đề nghị được giải trình trước Tòa án, tranh luận với cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đây là điểm khác biệt chính giữa trình tự tư pháp và trình tự hành chính, là bước tiến lớn trong việc tạo ra sự bình đẳng về địa vị của các chủ 16 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. thể tham gia tố tụng tại phiên họp. Không chỉ Tòa án thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng, tạo điều kiện cho người bị đề nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được tham gia tranh luận, trình bày ý kiến, xuất trình tài liệu, chứng cứ, mà bản thân những người này cũng phải biết cách tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia tố tụng tại Tòa án, đặc biệt là tại phiên họp. Bổ sung quyền của người nghiện ma túy được trợ giúp pháp lý miễn phí nếu họ có các điều kiện tương tự như bị can/bị cáo trong vụ án hình sự hoặc đương sự trong các vụ án dân sự16 để người nghiện ma túy có cơ hội được tư vấn, tiếp cận công lý dễ dàng hơn. Vấn đề này chưa được pháp luật quan tâm. - Bổ sung thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định cưỡng chế cai nghiện bắt buộc. Nếu có chứng cứ chứng minh quá trình giải quyết hồ sơ, Thẩm phán, Thư ký vi phạm nghiêm trọng thủ tục, không đảm bảo quyền của người bị đề nghị, làm sai lệch hồ sơ vụ việc, phát sinh tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ việc thì phải hủy quyết định của cấp sơ thẩm. Do đó, cần bổ sung quyền của người bị đề nghị được yêu cầu xem xét lại hồ sơ theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị đề nghị; tránh oan sai kéo dài. - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan dân cử trong giám sát hoạt động tố tụng; hoạt động giải quyết kháng nghị, kiến nghị, kiểm tra nghiệp vụ của Tòa án nhân dân cấp trên nhằm phát hiện các vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục, xâm phạm đến quyền con người của người trong quá trình tố tụng tại Tòa án NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 32 Số 23(399) T12/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_cua_nguoi_bi_de_nghi_ap_dung_bien_phap_dua_vao_co_so_c.pdf
Tài liệu liên quan