Thứ sáu, chế tài áp dụng đối với các
hành vi vi phạm quyền của trẻ em khuyết tật
chưa tương xứng với yêu cầu bảo vệ quyền
trẻ em khuyết tật.
Pháp luật quy định trường hợp cơ
quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của
pháp luật về quyền của trẻ em khuyết tật thì
tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,
xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự14. Tuy nhiên, khi có hành vi vi
phạm pháp luật về quyền của trẻ em khuyết
tật xảy ra thì việc áp dụng chế tài lại nằm
rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho các
chủ thể trong quá trình áp dụng.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất
lượng và hiệu quả thực thi quyền của trẻ
em khuyết tật, chúng ta cần hoàn thiện quy
định của pháp luật về quyền trẻ em khuyết
tật nhằm sớm khắc phục những hạn chế nêu
trên. Đồng thời, cần chú trọng việc xây dựng
một cách có hiệu quả các cơ chế thực hiện
quyền của trẻ em khuyết tật; đẩy mạnh cơ
chế bảo vệ thông qua các cơ quan quản lý về
trẻ em khuyết tật; tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản
lý trong bảo đảm việc thực hiện quyền của
trẻ em khuyết tật kết hợp với cơ chế phòng
ngừa, thường xuyên tuyên truyền và tập
huấn quyền của trẻ em khuyết tật
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền của trẻ em khuyết tật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Quyền của người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng
được xếp vào nhóm dân cư phải được các quốc gia bảo vệ. Nhận thức
này đã được phản ánh trong các công ước quốc tế và hành lang pháp
lý của các quốc gia. Quyền của trẻ em khuyết tật đã được ghi nhận
trong pháp luật Việt Nam. Song nhận thức và thi hành quyền của trẻ
em khuyết tật vẫn còn nhiều rào cản. Pháp luật điều chỉnh về vấn đề
này vẫn còn hạn chế, bất cập, còn khoảng cách giữa việc ghi nhận về
văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng. Nghiên cứu, đánh giá một số
quyền của trẻ em khuyết tật và vấn đề hoàn thiện, bảo đảm thực thi
hiệu quả pháp luật về quyền của trẻ em khuyết tật chính là nội dung
được trao đổi trong bài viết này.
Đào Mộng Điệp*
Phan Vĩnh Tuấn Anh**
Abstract:
The rights of people with disabilities in general and children with
disabilities in particular belong to the vunerable group protected
by the government. This awareness is reflected in the international
conventions and the national legal framework. The rights of children
with disabilities have been recognized in Vietnamese laws. But
awareness and enforcement of the rights of children with disabilities
still have several obstacles. The legal provisions on this issue are still
limited and inadequate, there is a gap between the recognition of legal
documents and the practical application. Reviews and assesments
of a number of the rights of children with disabilities and proposed
improvements of the effective implementation of the law on the rights
of children with disabilities are the core contents discussed in this
article.
Article Infomation:
Keywords: rights, children with
disability, laws
Article History:
Received: 03 Apr. 2017
Edited: 15 Jun. 2017
Appproved: 19 Jun. 2017
* TS, Khoa Luật Kinh tế, Đại học Luật Huế.
** Đại học Luật Huế
QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Quyền, trẻ em khuyết tật,
pháp luật.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 03/04/2017
Biên tập: 15/06/2017
Duyệt bài: 19/06/2017
1. Trẻ em khuyết tật và quyền của trẻ em
khuyết tật
Trẻ em là một thuật ngữ được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau. Công ước của
Liên hiệp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em quy
định: “Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 16(344) T8/2017
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể
được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi
thành niên sớm hơn”1. Trong một số trường
hợp, khái niệm trẻ em cũng được tiếp cận
dưới góc độ người chưa thành niên. Theo
đó, người chưa thành niên được xác định “là
trẻ em hay người trẻ tuổi”2. Thuật ngữ người
chưa thành niên có nội hàm cùng thuật ngữ
trẻ em cũng được quy định trong Bản quy
tắc của LHQ về Bảo vệ người chưa thành
niên bị tước quyền tự do, theo đó, “người
chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”3. Sự
giao thoa của hai khái niệm trẻ em và người
chưa thành niên cũng được ghi nhận trong
Từ điển Black is Law Dictionary, “người
chưa thành niên là trẻ em và trẻ em là người
dưới 18 tuổi”4 . Trong khi đó, pháp luật Việt
Nam lại tiếp cận khái niệm trẻ em và người
chưa thành niên dưới các khía cạnh khác
nhau.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2015, người chưa thành niên được xác
định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là
người thành niên. Người chưa đủ mười tám
tuổi là người chưa thành niên”5. Trong khi
đó, Luật Trẻ em xác định: “Trẻ em là người
dưới 16 tuổi”6.
Thuật ngữ người khuyết tật cũng
1 Điều 1 Công ước LHQ về Quyền trẻ em.
2 Điểm 2 Bản quy tắc Tiêu chuẩn tối thiểu của tổ chức LHQ về áp dụng pháp luật người chưa thành niên được Đại hội
đồng LHQ thông qua ngày 29/11/1985.
3 Bản quy tắc của LHQ về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày
14/12/1990.
4 Trần Thắng Lợi ( 2012), Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế.
5 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự.
6 Điều 1 Luật Trẻ em.
7 Đào Mộng Điệp, Thực trạng và định hướng nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về người khuyết tật tại Trường Đại học
Luật Huế, Hội thảo khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu pháp luật người khuyết tật trong các cơ sở
đào tạo luật”, Đại học Luật Hà Nội, 2015.
8 Đào Mộng Điệp, Thực trạng và định hướng nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về người khuyết tật tại Trường Đại học
Luật Huế, tlđd.
9 Nguyễn Trung, Giảng dạy ngoại khoá Luật Người khuyết tật Việt Nam – Cảm nghĩ của một cộng tác viên, Tạp chí Luật
học, 10/2013.
được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Có quan điểm cho rằng, người khuyết tật
là “công dân hạng hai”7, người thuật ngữ
khuyết tật được xếp đồng nghĩa với thuật
ngữ người tàn tật. Có quan điểm tiếp cận
người khuyết tật dưới góc độ từ thiện. Do
đó, người khuyết tật cần sự trợ giúp đặc biệt
từ phía xã hội và người khuyết tật khó có
cơ hội hoà nhập vào môi trường xung quanh
cũng như khả năng thay đổi môi trường
sống và sự tác động đến ý thức hệ của cộng
đồng đối với họ. Với cách tiếp cận này, họ
thụ động trong cách được hưởng các quyền
mà pháp luật quy định. Có quan điểm tiếp
cận người khuyết tật dưới góc độ y tế, theo
đó, người khuyết tật được Nhà nước chữa trị
và với mục tiêu làm cho người khuyết tật trở
lại trạng thái bình thường bằng can thiệp y
tế8. Bên cạnh đó, tiếp cận dựa trên quyền của
người khuyết tật cũng nhận được nhiều sự
quan tâm của xã hội9. Mặc dù có nhiều cách
tiếp cận khác nhau, tuy nhiên những cách
tiếp cận đó đã góp phần tạo ra một bước đột
phá mới trong tư duy, nhận thức của cộng
đồng về quyền đối với người khuyết tật nói
chung và trẻ em khuyết tật nói riêng ở nước
ta .
Theo quy định của Công ước về
Quyền của người khuyết tật năm 2006,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 16(344) T8/2017
người khuyết tật “bao gồm những người bị
suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay
giác quan trong một thời gian dài, có ảnh
hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản
có thể cản trở sự tham gia đầy đủ với hiệu
quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ
sở bình đẳng với những người khác”10. Phù
hợp với Công ước quốc tế, trẻ em khuyết tật
có thể được hiểu là: “Người dưới 16 tuổi có
sự biến đổi bất thường về hình thái hay chức
năng của bộ phận nào đó trong cơ thể gây
ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động của
cuộc sống trên cơ sở bình đẳng với những
người khác”.
Quyền của người khuyết tật nói chung
và trẻ em khuyết tật nói riêng được ghi nhận
trong rất nhiều văn kiện quốc tế11 và pháp
luật quốc gia12. Quyền của trẻ em khuyết
tật được xem là những thuộc tính tự nhiên
gắn với chính bản thân họ. Trẻ em khuyết tật
được hưởng các quyền con người một cách
bình đẳng, không bị phân biệt đối xử với các
đối tượng khác trong xã hội. Mặt khác, trẻ
em khuyết tật cũng tham gia vào cộng đồng
như những công dân thực thụ khi tiếp cận và
thực hiện các loại quyền đã được thừa nhận
dưới phương diện pháp lý. Theo đó, quyền
của trẻ em khuyết tật có những đặc trưng cơ
10 Điều 1 Công ước về Quyền của người khuyết tật năm 2006.
11 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948; Công ước về các Quyền dân sự, chính trị năm 1966; Tuyên bố về Quyền
của những người thiểu năng tâm thần năm 1971; Tuyên bố về Quyền của người khuyết tật năm 1975; Các nguyên tắc
về bảo vệ người bị thiểu năng tâm thần và tăng cường chính sách sức khoẻ tâm thần năm 1991; Các quy tắc tiêu chuẩn
về bình đẳng hoá các cơ hội cho người khuyết tật năm 1993; Công ước của LHQ về Quyền của người khuyết tật năm
2006; Công ước số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một số công việc có giá trị ngang
nhau năm 1951; Công ước số 111 về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958; Công ước số 159 về
Phục hồi chức năng lao động và việc làm của người khuyết tật năm 1983; Bản Quy tắc thực hành trong quản lý người
khuyết tật tại công sở năm 2002
12 Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Người khuyết tật năm 2010, Bộ luật Lao
động năm 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các nghị định hướng dẫn thi hành để tạo hành lang pháp lý cho trẻ em
khuyết tật được bảo vệ và thực thi có hiệu quả quyền của mình trên thực tế.
13 Xem thêm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Tài liệu một số
kiến thức pháp luật về quyền con người dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật, Nguyễn Duy
Lãm, Nguyễn Thị Tố Nga (CB), Bộ Tư pháp, 2012; Vũ Ngọc Bình, LHQ và pháp luật quốc tế về quyền con người ,
bản của quyền con người nói chung như: i)
tính phổ biến; ii) tính đặc thù; iii) tính không
thể bị tước bỏ; iv) tính liên hệ và phụ thuộc
lẫn nhau giữa các quyền13.
2. Nội dung quyền của trẻ em khuyết tật
2.1 Quyền chăm sóc sức khoẻ
Theo quy định của pháp luật nước
ta, Nhà nước có chính sách để hỗ trợ, bảo
đảm mọi trẻ em nói chung và trẻ em khuyết
tật nói riêng được chăm sóc sức khỏe, ưu
tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ
em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em
dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại
các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các
xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn. Đồng thời, pháp luật cũng quy định,
Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp
theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ em theo
độ tuổi, chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe
ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng,
chống tai nạn, thương tích trẻ em, tư vấn và
hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe
sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ
tuổi theo quy định của pháp luật. Nhà nước
đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y
tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 16(344) T8/2017
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội từng thời kỳ. Nhà nước khuyến khích
cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ,
đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt.
Trẻ em khuyết tật được khám bệnh,
chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù
hợp, được hưởng chính sách bảo hiểm y tế.
Pháp luật cũng khuyến khích tổ chức, cá
nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh
cho người khuyết tật và quy định trách nhiệm
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trẻ em
khuyết tật được thực hiện biện pháp khám
bệnh, chữa bệnh phù hợp, trong trường hợp
trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em
khuyết tật nặng có chế độ ưu đãi về khám
bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra, pháp luật cũng
quy định các biện pháp phòng ngừa và phát
hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật
bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời
có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi
chức năng phù hợp.
Trẻ em khuyết tật được phục hồi chức
năng thông qua Viện Chỉnh hình, phục hồi
chức năng; Trung tâm Chỉnh hình, phục hồi
chức năng; Bệnh viện Điều dưỡng, phục hồi
chức năng; Khoa Phục hồi chức năng của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh; Bộ phận Phục hồi
chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở
khác. Ngoài ra, trẻ em khuyết tật còn được
tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng.
2.2 Quyền giáo dục
Giáo dục đào tạo được xem là quốc
sách hàng đầu, đầu tư cho con người là đầu
tư cho quá trình phát triển. Đối với trẻ em
khuyết tật, quyền giáo dục là một loại quyền
đặc biệt. Loại quyền này gắn liền với hoạt
động về trí tuệ và sử dụng trí tuệ là công cụ
để tiếp thu các kiến thức được truyền thụ.
Tuy nhiên, trẻ em khuyết tật về trí tuệ gặp
những rào cản lớn khi thực thi loại quyền
này. Chính vì vậy, pháp luật đã có những
quy định mang tính ưu tiên cho đối tượng
đặc thù này.
Pháp luật quy định về các ưu đãi
đối với trẻ em khuyết tật như: được học tập
phù hợp với nhu cầu và khả năng của người
khuyết tật; được nhập học ở độ tuổi cao hơn
so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ
thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được
miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung
và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá
nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm
học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp
khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương
tiện, đồ dùng học tập. Ngoài ra, trẻ em
khuyết tật cũng gặp những khó khăn nhất
định trong quá trình thực thi quyền giáo dục
vì các nhu cầu riêng cần được hỗ trợ trong
quá trình học tập. Do đó, trẻ em khuyết tật
được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ
học tập dành riêng trong trường hợp cần
thiết; người khuyết tật nghe, nói được học
bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật
nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo
chuẩn quốc gia. Đặc biệt, pháp luật quy định
ba hình thức giáo dục cho trẻ em khuyết tật
bao gồm: giáo dục hòa nhập, giáo dục bán
hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Đồng thời
pháp luật cũng quy định trách nhiệm của cơ
sở giáo dục, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo
dục hòa nhập trong bảo đảm quyền giáo dục
cho trẻ em khuyết tật.
2.3 Quyền dạy nghề và quyền
làm việc
Dạy nghề giữ vai trò quan trọng tạo
nguồn nhân lực bổ sung vào thị trường lao
động, đặc biệt là nguồn nhân lực từ trẻ em
khuyết tật. Để ghi nhận trẻ em khuyết tật
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 16(344) T8/2017
được hưởng quyền dạy nghề, trong pháp
luật đã ghi rõ trách nhiệm của Nhà nước
trong việc hỗ trợ tạo điều kiện cho trẻ em
khuyết tật học nghề, được tư vấn học nghề
miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả
năng, năng lực bình đẳng như những người
khác. Pháp luật cũng quy định trách nhiệm
của cơ sở dạy nghề trong việc bảo đảm điều
kiện dạy nghề cho trẻ em khuyết tật. Pháp
luật cũng mở ra nhiều cơ hội để giải quyết
việc làm cho trẻ em khuyết tật sau khi được
học nghề và bồi dưỡng đào tạo nâng cao
trình độ.
Trong lĩnh vực việc làm, bảo đảm
quyền làm việc và có việc làm luôn là bài
toán khó mang tính toàn cầu, đặc biệt là
quyền làm việc của trẻ em khuyết tật. Pháp
luật quy định vai trò của Nhà nước trong
điều tiết các quan hệ lao động, tạo mọi điều
kiện để người khuyết tật tham gia vào thị
trường lao động. Nhà nước tạo điều kiện để
trẻ em khuyết tật phục hồi chức năng lao
động, được tư vấn việc làm miễn phí, có
việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe
và đặc điểm của người khuyết tật. Pháp luật
cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân không được
từ chối tuyển dụng trẻ em khuyết tật có đủ
tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt
ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của
pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của
trẻ em khuyết tật. Ngoài ra, pháp luật cũng
quy định trách nhiệm của người sử dụng lao
động bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều
kiện và môi trường làm việc phù hợp cho trẻ
em khuyết tật. Đồng thời, pháp luật cũng ghi
nhận quyền bình đẳng trong lĩnh vực việc
làm của trẻ em khuyết tật, quyền không bị
phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm,
quyền tự tạo việc làm của trẻ em khuyết tật
dưới sự bảo trợ của Nhà nước và sự hỗ trợ
của người sử dụng lao động. Ngoài ra, pháp
luật cũng quy định trách nhiệm và chế độ
ưu đãi của người sử dụng lao động khi sử
dụng trẻ em khuyết tật vào làm việc. Các ưu
đãi dành cho doanh nghiệp thông thường là
những ưu đãi về thuế, sự hỗ trợ về vốn, kỹ
thuật, vật tư cho các doanh nghiệp sử dụng
trẻ em khuyết tật.
2.4 Quyền bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội được xem là một bộ
phận của hệ thống an sinh xã hội. Vì vậy,
khi đánh giá tốc độ phát triển văn minh của
một quốc gia, tiêu chí để đo lường chính
là hệ thống an sinh xã hội trong quốc gia
đó. Thông qua bảo trợ xã hội, Nhà nước
tiến hành phân phối lại thu nhập cho người
nghèo và những người dễ bị tổn thương, trẻ
em khuyết tật, tác động lên nghèo đói và bất
bình đẳng xã hội.
Pháp luật quy định chế độ trợ cấp xã
hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
cho trẻ em khuyết tật, trong đó, những đối
tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao
gồm người khuyết tật đặc biệt nặng và người
khuyết tật nặng. Để tạo điều kiện cho trẻ em
khuyết tật được hưởng bảo trợ xã hội, pháp
luật cũng ghi nhận đối tượng được hỗ trợ
kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp
xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm
sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng
trẻ em khuyết tật.
Không chỉ thế, pháp luật cũng quy định
chế độ nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ
sở bảo trợ xã hội và các chế độ khác về bảo
trợ xã hội cho trẻ em khuyết tật. Đồng thời,
pháp luật quy định trách nhiệm của cơ sở
chăm sóc trẻ em khuyết tật người khuyết tật
trong việc tuân thủ điều kiện hoạt động của
cơ sở chăm sóc trẻ em khuyết tật; thực hiện
đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 16(344) T8/2017
cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp trẻ em khuyết tật
tương ứng với từng loại cơ sở, thực hiện cải
tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm
điều kiện tiếp cận đối với trẻ em khuyết tật.
3. Một số nhận xét, đánh giá quyền của
trẻ em khuyết tật
Nhìn nhận một cách khách quan,
quyền của trẻ em khuyết tật trong pháp luật
nước ta về cơ bản đã bước đầu đáp ứng được
những yêu cầu đặt ra trong các văn kiện
pháp lý quốc tế về nhân quyền. Hệ thống
pháp luật Việt Nam đã góp phần quan trọng
trong việc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền của trẻ em khuyết tật. Thông qua
hành lang pháp lý này, việc thực thi quyền
của trẻ em khuyết tật ngày càng được củng
cố, bảo vệ và phát triển phù hợp với điều
kiện kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong điều kiện hội nhập và
toàn cầu hoá quốc tế như hiện nay, pháp
luật về quyền của trẻ em khuyết tật vẫn còn
những những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, quy định của pháp luật về
quyền của trẻ em khuyết tật còn tản mạn
ở nhiều văn bản pháp luật; việc xác định
độ tuổi trẻ em chưa phù hợp với thông lệ
quốc tế.
- Quyền của trẻ em khuyết tật được
điều chỉnh trong các văn bản pháp luật khác
nhau như: Hiến pháp, Luật Trẻ em, Luật
Người khuyết tật, Bộ luật Lao động và nhiều
văn bản dưới luật. Điều này tạo ra những
khó khăn nhất định trong quá trình tổ chức
thi hành.
- Các văn bản pháp lý quốc tế xác định
độ tuổi trẻ em mang tính mở; trong đó, xác
định độ tuổi trẻ em có nội hàm với độ tuổi
của lao động chưa thành niên. Trong khi đó,
biên độ để xác định độ tuổi trẻ em của pháp
luật nước ta thấp hơn so với thông lệ quốc
tế. Điều này gây khó khăn trong cách xác
định các biện pháp bảo đảm quyền của trẻ
em khuyết tật.
Thứ hai, quy định của pháp luật về
việc làm cho trẻ em khuyết tật còn thiếu cụ
thể, ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền có
việc làm của trẻ em.
Quy định của pháp luật về việc làm cho
trẻ em khuyết tật còn mang tính định khung,
chủ yếu dưới dạng khuyến khích, kêu gọi,
khẩu hiệu, chưa quy định cụ thể những vấn
đề liên quan đến chính sách miễn giảm, ưu
đãi về thuế, quỹ quốc gia về việc làm, nguồn
kinh phí và cách thực hiện nguồn kinh phí
để bảo đảm và thực thi chính sách đối với
trẻ em khuyết tật Đặc biệt, quy định cơ sở
sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng
số lao động trở lên là người khuyết tật nói
chung và trẻ em khuyết tật nói riêng được hỗ
trợ, ưu đãi tuỳ theo tỷ lệ lao động là người
khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao
động và quy mô doanh nghiệp là một bất
cập, thiếu sự bình đẳng giữa cơ sở sản xuất,
kinh doanh có sử dụng lao động là người
khuyết tật với cơ sở sản xuất, kinh doanh
không sử dụng lao động là người khuyết tật.
Thứ ba, quy định về dạy nghề cho trẻ
em khuyết tật chưa đầy đủ.
Quy định của pháp luật về dạy nghề
cho trẻ em khuyết tật còn bỏ trống nhiều vấn
đề như: i) chưa luật hoá các tiêu chí về cơ sở
doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh
sử dụng nhiều lao động trẻ em khuyết tật; ii)
chưa quy định trẻ em khuyết tật được học
nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề tại các
cơ sở dạy nghề được miễn, giảm học phí;
iii) chưa luật hoá các nội dung liên quan đến
vấn đề giúp đỡ lao động là người khuyết tật
phục hồi chức năng lao động. Chưa luật hoá
các điều kiện, nội dung, hình thức và cơ chế
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 16(344) T8/2017
hỗ trợ trẻ em khuyết tật phục hồi chức năng
lao động, chưa quy định cụ thể trách nhiệm
của các doanh nghiệp trong tạo điều kiện hỗ
trợ, giúp đỡ trẻ em khuyết tật bị tai nạn lao
động được phục hồi chức năng lao động.
Ngoài ra, quy định về mức hỗ trợ học phí,
đào tạo nâng cao trình độ, chuyển đổi nghề
còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Đặc biệt, thiếu vắng các danh mục nghề đào
tạo đối với các dạng tật, danh mục đối với
các cơ sở đăng ký đào tạo nghề cho trẻ em
khuyết tật
Thứ tư, quy định về mức bảo trợ xã
hội cho trẻ em khuyết tật chưa đáp ứng yêu
cầu hiện nay.
Pháp luật hiện hành quy định mức
chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng
tháng là 270.000 đồng (hệ số 1). Khi mức
sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức
chuẩn trợ cấp cũng sẽ thay đổi cho phù hợp
với tình hình thực tế của từng đối tượng
bảo trợ xã hội. Trong khi đó, hiện nay mức
lương tối thiểu chung áp dụng tính chế độ
bảo hiểm xã hội, tính mức lương cho cán
bộ, công chức, viên chức là 1.300.000 đồng.
Nếu căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu
như hiện nay, thì rõ ràng sự thay đổi mức trợ
cấp cho trẻ em khuyết tật hưởng bảo trợ xã
hội chưa đáp ứng được tình hình hiện nay.
Điều này dẫn đến sự bất hợp lý giữa mức thụ
hưởng của trẻ em khuyết tật và sự thay đổi
của điều kiện kinh tế - xã hội.
Thứ năm, cơ chế đảm bảo việc thực
hiện quyền của trẻ em khuyết tật chưa đáp
ứng yêu cầu.
Thực tế thực hiện các cơ chế bảo vệ
quyền của trẻ em khuyết tật cho thấy, cơ chế
thúc đẩy, bảo vệ và phòng ngừa để nâng cao
14 Điều 105 Luật Trẻ em.
hiệu quả thực thi quyền của trẻ em khuyết
tật chưa được chú trọng. Đặc biệt là cơ
chế phòng ngừa thông qua các kênh tuyên
truyền, truyền thông, tư vấn, thông tin, tập
huấn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ
quyền trẻ em khuyết tật hiện nay.
Thứ sáu, chế tài áp dụng đối với các
hành vi vi phạm quyền của trẻ em khuyết tật
chưa tương xứng với yêu cầu bảo vệ quyền
trẻ em khuyết tật.
Pháp luật quy định trường hợp cơ
quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của
pháp luật về quyền của trẻ em khuyết tật thì
tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,
xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự14. Tuy nhiên, khi có hành vi vi
phạm pháp luật về quyền của trẻ em khuyết
tật xảy ra thì việc áp dụng chế tài lại nằm
rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho các
chủ thể trong quá trình áp dụng.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất
lượng và hiệu quả thực thi quyền của trẻ
em khuyết tật, chúng ta cần hoàn thiện quy
định của pháp luật về quyền trẻ em khuyết
tật nhằm sớm khắc phục những hạn chế nêu
trên. Đồng thời, cần chú trọng việc xây dựng
một cách có hiệu quả các cơ chế thực hiện
quyền của trẻ em khuyết tật; đẩy mạnh cơ
chế bảo vệ thông qua các cơ quan quản lý về
trẻ em khuyết tật; tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản
lý trong bảo đảm việc thực hiện quyền của
trẻ em khuyết tật kết hợp với cơ chế phòng
ngừa, thường xuyên tuyên truyền và tập
huấn quyền của trẻ em khuyết tật
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 16(344) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_cua_tre_em_khuyet_tat.pdf