Trong trường hợp người chưa thành
niên, cần phân biệt người này còn hay không
còn ở độ tuổi trẻ em, tức là chưa đủ hay đủ
16 tuổi. Nếu đã đủ 16 tuổi, thì người chưa
thành niên có quyền tự mình quyết định việc
cung cấp thông tin cá nhân cho người khác
(khoản 4, Điều 21 BLDS). Nếu chưa đủ 16
tuổi, nhưng đã đủ 7 tuổi, người chưa thành
niên có quyền đồng ý hay không đồng ý để
người đại diện theo pháp luật quyết định việc
cung cấp thông tin cá nhân (khoản 11, Điều
6 Luật Trẻ em). Người đại diện theo pháp
luật chỉ có quyền quyết định việc cung cấp
thông tin mà không cần sự đồng ý của trẻ
trong trường hợp trẻ chưa đủ 7 tuổi; nhưng
việc đó phải được thực hiện vì lợi ích của trẻ
(điểm c, khoản 1, Điều 58 BLDS).
Ngoài ra, khoản 2 Điều 7 Luật TCTT
cũng quy định trường hợp cần thiết vì lợi
ích công cộng, sức khoẻ của cộng đồng, cơ
quan nhà nước nắm giữ thông tin thuộc loại
nói trên có thể cung cấp các thông tin ấy mà
không cần sự đồng ý theo luật định. Tuy
nhiên, việc cung cấp thông tin trong trường
hợp này cần được sự cho phép của luật có
liên quan. Điều đó có nghĩa là nếu luật có
liên quan không cho phép, thì dù lợi ích
công cộng là rõ ràng, việc cung cấp thông
thông tin mà không có sự đồng ý cần thiết
cũng không thể được thực hiện
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền được tiếp cận thông tin và quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Việc thừa nhận cả quyền tiếp cận thông tin liên quan đến các chủ thể tư,
đặc biệt là thông tin cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống
riêng tư trên bình diện quan hệ công tất yếu dẫn đến sự xung đột giữa hai
quyền này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào giải quyết xung đột một cách thoả
đáng đối với các chủ thể theo đuổi các lợi ích trái ngược nhau.
Nguyễn Ngọc Điện*
* PGS. TS. Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hải ngoại (Pháp); GV. Trường Đại học Kinh tế - Luật,
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
The acknowledgement of both right of access to information
related to private persons and right to privacy in the field of public
law results obviously in the conflict between the two rights. The
question to be raised is to know how to resolve this conflict in a
reasonable manner.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quyền tiếp cận thông tin về
cuộc sống riêng tư, quyền bất khả xâm
phạm về đời sống riêng tư, xung đột
về quyền
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 11/06/2018
Biên tập : 10/07/2018
Duyệt bài : 17/07/2018
Article Infomation:
Keywords: right of access to
information, right to privacy, conflict
of rights
Article History:
Received : 11 Jun 2018
Edited : 10 Jul. 2018
Approved : 17 Jul. 2018
QUYỀN ĐƯỢC TIẾP CẬN THÔNG TIN
VÀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CUỘC SỐNG RIÊNG TƯ
1. Đặt vấn đề
Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) năm
2016 được xây dựng trong khuôn khổ cụ
thể hoá quyền TCTT (right of access to
information) được xác lập trong Hiến pháp
năm 2013 như một trong các quyền cơ bản
của con người, của công dân. Thông tin được
đề cập trong văn bản luật bao gồm thông
tin liên quan đến các thiết chế công cộng
và thông tin liên quan đến các chủ thể tư,
đặc biệt là thông tin cá nhân. Theo tinh thần
của Luật TCTT thì công dân có quyền thu
thập thông tin liên quan đến cá nhân công
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 15(367) T8/2018
dân khác trong những trường hợp được dự
kiến và theo trình tự, thủ tục luật định. Tuy
nhiên, cùng với quyền này, quyền bất khả
xâm phạm về cuộc sống riêng tư cũng được
hiến định tại Điều 21 Hiến pháp như là một
trong các quyền cơ bản của con người, của
công dân. Quyền bất khả xâm phạm về cuộc
sống riêng tư được tái khẳng định tại Điều
38 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 như là
một trong các quyền dân sự cơ bản. Ở các
nước, quyền này còn được biết với tên gọi
thông dụng hơn, là quyền riêng tư (right to
privacy).
Cần nhấn mạnh rằng BLDS năm 2015
không đề cập đến quyền TCTT của chủ thể.
Điều đó có nghĩa là quyền TCTT không phải
là quyền dân sự. Nói cách khác, trong quan
hệ giữa tư nhân và tư nhân, quyền TCTT
không được thừa nhận cho chủ thể: không
ai có quyền đòi hỏi người khác phải cung
cấp thông tin cho mình ngoài ý muốn của
người đó1.
Rốt cuộc, quyền TCTT được ghi nhận
và điều chỉnh bởi Luật TCTT chỉ là và chỉ
có thể là quyền được xác lập trong quan hệ
giữa người dân và nhà chức trách công2.
Tình huống dự kiến mang tính chất giả định
cơ bản là nhà chức trách công, thông qua vai
trò của cơ quan nhà nước, nắm giữ thông
tin và người dân có nhu cầu nắm bắt thông
tin được cơ quan nhà nước nắm giữ. Luật
có những quy định điều chỉnh ứng xử của
các bên trong các trường hợp đặc thù, nhằm
1 Về mặt lý thuyết, có thể trường hợp hai bên xác lập một thoả thuận, theo đó một bên cam kết cung cấp cho bên kia tất
cả các thông tin liên quan đến cuộc sống riêng tư của mình, một khi bên kia yêu cầu. Một thoả thuận như thế không có
tính pháp lý và không thể được bắt buộc thực hiện bằng một bản án của toà án.
2 Việc xác định quyền TCTT chỉ tồn tại trong quan hệ công có ý nghĩa rất rõ nét trong trường hợp cần TCTT liên quan
đến tài khoản ngân hàng. Với tư cách là một chủ thể tư nắm giữ thông tin về tài khoản của khách hàng, ngân hàng không
có trách nhiệm và cũng không có quyền cung cấp thông tin liên quan cho bất kỳ chủ thể tư nào khác. Trái lại, nếu thông
tin tài khoản tư nhân được cơ quan nhà nước nắm giữ một cách hợp lệ, thì trong khuôn khổ thực hiện chức năng của
mình, cơ quan này có quyền cung cấp thông tin liên quan cho cả chủ thể công và chủ thể tư theo trình tự, thủ tục luật
định, trừ trường hợp luật có quy định cấm rành mạch đối với việc cung cấp thông tin loại này.
mục đích thoả mãn một cách hợp lý nhu cầu
TCTT của người dân.
Cần lưu ý rằng, trong khi quyền TCTT
không tồn tại trong cuộc sống dân sự, thì
quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng
tư lại được thừa nhận cả trong quan hệ giữa
tư nhân và tư nhân, cũng như quan hệ giữa tư
nhân và nhà chức trách công. Rõ hơn, không
chỉ tư nhân có nghĩa vụ tôn trọng cuộc sống
riêng tư của tư nhân khác mà Nhà nước cũng
có nghĩa vụ đó. Với tư cách là người nắm
quyền lực công và đảm nhận chức năng duy
trì trật tự xã hội, nhà nước còn phải bảo đảm
thông tin về cuộc sống riêng tư không bị thu
thập trái phép, bị sử dụng trái phép gây thiệt
hại cho chủ thể.
Việc thừa nhận cả quyền TCTT và
quyền được tôn trọng đối với cuộc sống
riêng tư trên bình diện quan hệ công tất yếu
dẫn đến sự xung đột giữa hai quyền này.
Vấn đề đặt ra đối với người làm luật khi xây
dựng khung pháp lý cho hai quyền này là
làm thế nào giải quyết xung đột một cách
thoả đáng đối với các chủ thể theo đuổi các
lợi ích trái ngược. Nói cách khác, luật phải
được xây dựng như thế nào để, một mặt,
đáp ứng nhu cầu của một chủ thể trong việc
nắm bắt thông tin liên quan đến một tư nhân
và, mặt khác, đảm bảo quyền của chủ thể tư
nhân về việc giữ cho mình một cuộc sống
riêng tư bình yên, không bị quấy nhiễu bởi
sự tò mò của người khác.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 15(367) T8/2018
2. Nguyên tắc của quyền tiếp cận
thông tin
Từ quyền tự do cơ bản đến quyền
TCTT 3. Một khi con người được thừa nhận
có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc, thì việc thừa nhận quyền
được biết cho con người là việc làm tất yếu
tiếp theo, như một hệ quả logic.
Trong chừng mực nào đó, quyền
được biết có thể được hiểu là quyền của chủ
thể trong việc tìm hiểu nhằm nhận diện rõ
ràng và chính xác không gian sống. Biết rõ
khung cảnh chung quanh mình, đặc biệt là
về những yếu tố tác động đến sự tồn tại của
mình, chủ thể có điều kiện tổ chức cuộc sống
một cách hợp lý. Đặc biệt, chủ thể có thể xác
định cách ứng xử, giao tiếp với ngoại cảnh
cho phù hợp, nhằm trước hết là để tự bảo
vệ chống rủi ro, hiểm họa và tối hậu là thực
hiện mục tiêu sống của mình.
Nguyên tắc tự do TCTT và ngoại
lệ hạn chế TCTT4. Quyền TCTT được
nhìn nhận như một quyền có ý nghĩa đặc
biệt trong điều kiện không phải thông tin
nào hữu ích cho chủ thể cũng được bộc lộ.
Chủ thể nắm giữ thông tin có thể tự nguyện
quảng bá rộng rãi và miễn phí các thông tin
mình nắm giữ, nhưng cũng có thể chỉ cung
cấp thông tin mỗi khi được yêu cầu hoặc,
thậm chí từ chối cung cấp.
3 Tham khảo Anders Chydenius’ Legacy Today, The World’s First Freedom of Information Act, Kokkola, Phần Lan,
2006. Anders Chydenius’ Legacy Today là một quỹ nghiên cứu luật học phi lợi nhuận mang tên nhà chính trị Thiên chúa
giáo Phần Lan cổ vũ cho tự do thông tin và tự do báo chí. Tập sách này được xuất bản dưới sự tài trợ của Quỹ nhân
kỷ niệm 240 năm Vương quốc Thuỵ Điển ban hành luật TCTT đầu tiên của thế giới (1766). Phiên bản điện tử của tập
sách này có thể được tải về miễn phí bằng cách truy cập trang web https://www.access-info.org/wp-content/uploads/
worlds_first_foia.pdf.
Về tóm tắt quá trình phát triển quyền TCTT trên thế giới, như là một quyền chính trị - pháp lý: xem: History of Right
of Access to Information, https://www.access-info.org/uncategorized/10819 (truy cập ngày 16/05/2018). Tài liệu đáng
chú ý về quyền được thông tin trong luật Việt Nam: Thái Thị Tuyết Dung, Quyền TCTT và quyền riêng tư ở Việt Nam
và một số quốc gia, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2012.
4 Tham khảo: B. Mclachlin, Access to Information and Protection of Privacy in Canadian Democracy, thông điệp của
Chánh án Toà án tối cao Canada ngày 05/9/2009, https://www.scc-csc.ca/judges-juges/spe-dis/bm-2009-05-05-eng.
aspx (truy cập ngày 16/05/2018).
5 Nguyễn Ngọc Điện, Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010, tr. 148 và 149.
Nếu thừa nhận quyền TCTT, một
trạng thái của quyền được biết trong điều
kiện thông tin không được bộc lộ, là hệ quả
tất yếu của quyền tự do của con người, của
công dân, thì quyền TCTT mang tính nguyên
tắc. Điều đó cũng có nghĩa là quyền không
cho phép TCTT mang tính ngoại lệ.
Với tư cách là người đảm nhận chức
năng bảo đảm tính có tổ chức của xã hội, nhà
chức trách có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho việc thực hiện quyền được biết
của công dân trong khuôn khổ trật tự xã hội.
Đặc biệt, môi trường giao tiếp xã hội trong
mối quan hệ giữa nhà chức trách và công
dân phải luôn có một giao diện minh bạch,
vận hành trên cơ sở tôn trọng nghiêm ngặt
luật chơi theo đó, “quyền được biết của công
dân là nguyên tắc, quyền giữ bí mật của nhà
chức trách là ngoại lệ”5.
Được thừa nhận trong khung cảnh
nguyên tắc tự do TCTT, quyền bất khả xâm
phạm về cuộc sống riêng tư, được hiểu là
quyền đòi hỏi không để cho thông tin về cuộc
sống riêng tư được tự do nắm bắt, khai thác
cũng mang tính ngoại lệ. Tất cả các ngoại
lệ đều phải được áp dụng một cách nghiêm
ngặt trong phạm vi do luật xác định; không
ai được tuỳ tiện mở rộng phạm vi đó, đặc biệt
là bằng cách áp dụng tương tự pháp luật.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 15(367) T8/2018
3. Nội dung quyền tiếp cận thông tin về
cuộc sống riêng tư
3.1 Thông tin không được tiếp cận
Theo quy định của khoản 2 Điều 6
Luật TCTT, công dân không được TCTT
mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến
tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người
khác. Như vậy, có thể xếp các loại thông tin
này thành ba nhóm sau:
- Loại thông tin mà việc tiếp cận có
thể gây nguy hại cho tính mạng;
- Loại thông tin mà việc tiếp cận có
thể gây nguy hại cho cuộc sống (lợi ích phi
vật chất);
- Loại thông tin mà việc tiếp cận có
thể gây nguy hại cho tài sản của người có
liên quan.
Liên quan đến thông tin mà việc tiếp
cận có thể gây nguy hại đến tính mạng của
chủ thể, tình huống dự kiến là có một chủ
thể đang muốn tước đoạt mạng sống của
một người và đang tìm kiếm tung tích của
người đó. Nếu chủ thể này là một tư nhân thì
một mặt, cơ quan nắm giữ thông tin phải từ
chối cung cấp thông tin được yêu cầu, mặt
khác, chủ thể yêu cầu phải bị bắt giữ nếu
đang ở trên phạm vi lãnh thổ do có hành vi
chuẩn bị giết người. Vấn đề chỉ trở nên phức
tạp trong trường hợp chủ thể yêu cầu cung
cấp là nhà chức trách của một nước.
Có ý kiến cho rằng, thông tin về tài
sản của một người cũng có thể là loại thông
tin mà việc tiếp cận, trong một số trường
hợp, có thể gây nguy hại đến tính mạng của
chủ thể6. Nói nôm na, khi biết một người
nào đó có nhiều của cải, thì bọn cướp có thể
tập trung sự chú ý vào người đó và tìm cách
xâm hại tính mạng người đó để chiếm đoạt
tài sản. Chúng tôi không đồng tình với quan
điểm này.
6 Xem
(truy cập ngày 15/5/2018).
- Liên quan đến thông tin mà việc tiếp
cận có thể gây nguy hại đến cuộc sống của
chủ thể, trước hết, cần hiểu “cuộc sống”
trong ngữ cảnh của điều luật là sự sinh hoạt,
là tập hợp các quan hệ giao tiếp xã hội, chứ
không phải là sự sống, sự tồn tại. Sự sống,
sự tồn tại của chủ thể gắn với tính mạng và
các thông tin liên quan đã được xếp vào một
nhóm riêng. Trong điều kiện luật phân biệt
“cuộc sống” và “tài sản” khi nói về đối tượng
của hành vi xâm phạm, thì “cuộc sống” còn
phải được hiểu là tập hợp các quan hệ giao
tiếp phi tài sản.
Về mặt lý thuyết, các thông tin về tài
sản của một người có thể bị khai thác làm
ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, được hiểu là
các quan hệ phi tài sản, của người đó; nhưng
trên thực tế, nỗi lo này không có cơ sở, như
sẽ được phân tích ở phần sau. Nói cách
khác, các thông tin mà việc tiếp cận có thể
gây nguy hại đến cuộc sống của một người
chỉ có thể là các thông tin về các quan hệ phi
tài sản. Điều 7 Luật TCTT liệt kê một loạt
các quan hệ phi tài sản của tư nhân mà việc
TCTT liên quan được cho phép có điều kiện.
Vấn đề còn lại là hiểu như thế nào cho
đúng về cái gọi là “nguy hại đến cuộc sống”
của chủ thể một khi thông tin được tiếp cận.
Trên thực tế, cơ quan nắm giữ thông tin có
thể cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ
quan, tổ chức chủ quản của người đó, nhưng
từ chối cung cấp thông tin đối với người yêu
cầu mà được cho là có mục đích sử dụng
không rõ ràng. Thật ra, trong điều kiện
quyền TCTT mang tính nguyên tắc và chưa
có đủ bằng chứng thuyết phục về nguy cơ
rành rành đối với cuộc sống của một người,
nghĩa là đối với lợi ích chính đáng của người
đó, thì việc cung cấp thông tin là nghĩa vụ
của cơ quan nắm giữ thông tin.
- Trường hợp việc TCTT về tài sản
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 15(367) T8/2018
của một người có thể gây nguy hại cho tài
sản của người đó.
Trong xã hội có tổ chức và thượng tôn
luật pháp, tất cả mọi thành viên đều phải được
hưởng sự suy đoán là những con người lương
thiện, văn minh và biết ứng xử đúng mực.
Về phương diện quan hệ sở hữu, mỗi thành
viên đều phải được coi là người biết vun đắp
tư hữu cho mình, đồng thời biết tôn trọng tư
hữu của người khác. Vả lại, mỗi người, với
tư cách là chủ sở hữu tài sản, đều có quyền tự
mình bảo vệ an toàn tài sản của mình, cũng
như có quyền yêu cầu cơ quan công lực bảo
vệ, mỗi khi tài sản bị xâm hại hoặc có nguy
cơ rõ ràng bị xâm hại. Bên cạnh đó, pháp luật
cần phải đặt nền tảng cho sự hình thành và
phát triển một không gian mở về phương diện
quan hệ tài sản, để mỗi người, với tư cách là
chủ sở hữu, có điều kiện giao lưu, trao đổi
với sự hiểu biết hỗ tương hợp lý và một cách
thoải mái nhất có thể.
Ở các nước phát triển người ta bắt đầu
các cuộc tranh cãi pháp lý với sự thắng thế
của quan niệm, theo đó, các thông tin về tài
sản của cá nhân là một phần của cuộc sống
riêng và chỉ được bộc lộ nếu có sự đồng ý
của đương sự. Tuy nhiên, theo thời gian,
người ta hiểu ra rằng của cải không phải từ
trên trời rơi xuống, mà do xã hội tạo ra từ
lao động có tổ chức của con người; vậy thì
không có lý do gì xã hội lại không có quyền
biết nó đang ở đâu, trong tay ai.
Bước đầu, người ta cho phép công bố
rộng rãi các thông tin về tài sản của những
người nổi tiếng trong thế giới kinh doanh,
coi đó như một trong những biện pháp minh
bạch hoá đời sống kinh tế. Về sau, người ta
thừa nhận thấy sự minh bạch, trong chừng
mực không xung đột với các nguyên tắc
tôn trọng sự sâu kín của đời tư, là cần thiết
đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
7 Xem: (truy cập ngày
14/5/2018).
hội, chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh
doanh. Thế là pháp luật cho phép công bố,
lưu hành công khai thông tin liên quan đến
tài sản của tất cả mọi người.
Tuy nhiên, nếu việc công khai thông
tin cá nhân về tài sản không bị coi là xâm
phạm đời tư, thì việc khai thác các thông
tin đó, nhằm thoả mãn sự tò mò của công
chúng, chủ yếu vì mục đích thương mại,
là hành vi không lương thiện: nó giúp một
người làm giàu, trong khi người khác chẳng
được gì ngoài sự phiền phức, đôi khi, còn
bị tổn thương về tinh thần và cả vật chất.
Những hành vi đó có thể bị chế tài.
Ở Việt Nam, thông tin về tài sản cá
nhân là chuyện đời tư hay đời công là vấn đề
cho đến nay vẫn chưa được giải quyết ngã
ngũ trong pháp luật hiện hành7. Tuy nhiên,
điều chắc chắn là nếu coi thông tin về tài sản
là một phần của bí mật đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân, thì các thông tin đó không bị
cấm tiếp cận mà thuộc loại tiếp cận có điều
kiện, được quy định tại Điều 7 Luật TCTT.
Trong khi đó, Luật xác định việc cấm tiếp
cận những thông tin có khả năng gây nguy
hại đến tài sản của chủ thể, tại Điều 6. Điều
đó có nghĩa là có những thông tin về tài sản
còn mật hơn cả bí mật cá nhân, bí mật đời tư.
Đó là loại thông tin gì?
Chắc chắn đó không phải là thông tin
về các tài sản thuộc diện phải đăng ký như
nhà, đất, ô tô, xe máy, tàu biển,... Việc đăng
ký tài sản trong luật hiện hành có tác dụng
công bố tình trạng pháp lý của tài sản cho
toàn xã hội, bao gồm lai lịch chủ sở hữu.
Còn hai loại thông tin mà cơ quan
nhà nước có thể nắm giữ. Đó là thông tin về
tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của
một người và thông tin về các tài sản không
phải đăng ký.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 15(367) T8/2018
Liên quan đến các tài sản không phải
đăng ký, rất khó để hình dung trong hoàn
cảnh nào các thông tin tài sản cần được giữ
bí mật. Có chăng, đó là trường hợp tài sản
được cất giấu ở một nơi nào đó không phải
là không gian riêng tư, kiểu như kho báu
trong chuyện cổ; bởi nếu tài sản được cất
giấu ở nơi riêng tư, thì đã có quy định về
bảo vệ bí mật đời sống riêng tư. Trong một
tình huống khác, chủ thể chủ động cung cấp
thông tin về mật mã tài khoản cá nhân cho
cơ quan nhà nước. Việc cơ quan nhà nước có
hay không có quyền chia sẻ thông tin này với
người khác tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa
chủ tài khoản và cơ quan nắm giữ thông tin;
luật không can thiệp vào quan hệ này.
Liên quan đến thông tin về tổng giá trị
tài sản của một người, có thể nói ngay rằng
không ở một nước văn minh nào mà thông
tin loại này được coi là thông tin mật. Thậm
chí, những người giàu nhất còn được xếp
hạng theo mức độ giàu có và bằng xếp hạng
được công bố trên các phương tiện truyền
thông. Trong khung cảnh luật thực định, khi
đọc điều quy định cấm này, người ta có xu
hướng nghĩ rằng người làm luật muốn đề
cập chủ yếu đến vấn đề TCTT liên quan đến
tài sản quan chức.
Như vậy, có thể nói rằng, quy định
cấm tiếp cận đối với thông tin trong trường
hợp việc tiếp cận có thể gây nguy hại cho
tài sản của người khác tỏ ra là sự hạn chế
thiếu thuyết phục đối với quyền TCTT của
chủ thể, cần được gỡ bỏ.
3.2 Thông tin được tiếp cận có điều kiện
Điều 7 Luật TCTT quy định các thông
tin được tiếp cận có điều kiện gồm: thông
tin về bí mật kinh doanh, thông tin liên quan
đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình.
8 Về các phân tích liên quan đến nội dung của quyền riêng tư theo học thuyết: xem Thái Thị Tuyết Dung, Quyền riêng tư
trong thời đại công nghệ thông tin, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong-thoi-dai-cng-
nghe-thng-tin/ (truy cập ngày 15/5/2018).
Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 (sửa đổi năm 2009) định nghĩa
về bí mật kinh doanh như sau: “Bí mật kinh
doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu
tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có
khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
Các khái niệm bí mật đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được xây
dựng trong khuôn khổ pháp luật dân sự. Tuy
nhiên, BLDS năm 2015 không làm rõ các
khái niệm này. Điều 38 BLDS năm 2015 chỉ
nêu các khái niệm, sau đó có các quy định
liên hệ đến thư tín, điện thoại, điện tín, cơ
sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi.
Điều chắc chắn là một khi đã được gọi là
bí mật, là riêng tư, thì các thông tin ấy, về
bản chất, không phải là những thông tin có
xu hướng được bộc lộ cho công chúng8. Bản
thân việc cơ quan nhà nước nắm giữ thông
tin cũng phải xuất phát từ yêu cầu của công
vụ, của lợi ích chung hoặc khi cần bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của người khác.
Chẳng hạn khi xét tuyển dụng một người
vào một cơ quan công quyền thuộc lĩnh
vực an ninh quốc gia, người tuyển dụng có
quyền yêu cầu ứng viên khai rõ về gia thế,
về lịch sử của bản thân, từ đó, cơ quan
công quyền có điều kiện nắm giữ thông tin
cá nhân mang tính bí mật.
Có thể thừa nhận các quan hệ giao tiếp
trong khuôn khổ đời sống gia đình, không
gian sống riêng tư (nhà riêng, phòng riêng),
các mối quan hệ xã hội riêng tư (bè bạn, tình
cảm), hồ sơ sức khoẻ cá nhân, là các yếu
tố thuộc đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình. Trái lại, việc kết hôn, ly hôn,
quá trình học tập của một người không thể
coi là chuyện riêng tư, bởi bản thân những
việc ấy diễn ra công khai tại nơi công cộng;
kết quả giao dịch cũng được công bố rộng
rãi (tổ chức hôn lễ, công bố bản án ly hôn,
niêm yết kết quả học tập, thi cử,).
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 15(367) T8/2018
Tình huống dự kiến là cơ quan nhà
nước đang nắm giữ các thông tin được liệt
kê tại khoản 1 và 2 Điều 7 trên đây và có
một chủ thể nào đó mong muốn thu thập
thông tin liên quan. Luật đòi hỏi sự đồng ý
của người mà thông tin đề cập đến như là
nhân vật chính như là điều kiện để cơ quan
nắm giữ thông tin cung cấp thông tin cho
người có yêu cầu.
Với quy định như trên, trong trường
hợp thông tin có liên quan đến người mất
năng lực hành vi, thì việc cung cấp thông
tin, trên nguyên tắc là không thể được, do
người mất năng lực hành vi không có quyền
tự mình giao dịch; người giám hộ, về phần
mình, không được luật trao quyền thay mặt
người giám hộ đồng ý về việc cung cấp
thông tin. Trong trường hợp thông tin liên
quan đến người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, thì việc cung cấp
thông tin lệ thuộc vào năng lực hành vi của
người này, được xác định bằng một quyết
định của toà án: nếu toà án cho phép người
này tự mình quyết định việc cung cấp thông
tin, thì người này được quyền đồng ý để
người khác TCTT.
Trong trường hợp người chưa thành
niên, cần phân biệt người này còn hay không
còn ở độ tuổi trẻ em, tức là chưa đủ hay đủ
16 tuổi. Nếu đã đủ 16 tuổi, thì người chưa
thành niên có quyền tự mình quyết định việc
cung cấp thông tin cá nhân cho người khác
(khoản 4, Điều 21 BLDS). Nếu chưa đủ 16
tuổi, nhưng đã đủ 7 tuổi, người chưa thành
niên có quyền đồng ý hay không đồng ý để
người đại diện theo pháp luật quyết định việc
cung cấp thông tin cá nhân (khoản 11, Điều
6 Luật Trẻ em). Người đại diện theo pháp
luật chỉ có quyền quyết định việc cung cấp
thông tin mà không cần sự đồng ý của trẻ
trong trường hợp trẻ chưa đủ 7 tuổi; nhưng
việc đó phải được thực hiện vì lợi ích của trẻ
(điểm c, khoản 1, Điều 58 BLDS).
Ngoài ra, khoản 2 Điều 7 Luật TCTT
cũng quy định trường hợp cần thiết vì lợi
ích công cộng, sức khoẻ của cộng đồng, cơ
quan nhà nước nắm giữ thông tin thuộc loại
nói trên có thể cung cấp các thông tin ấy mà
không cần sự đồng ý theo luật định. Tuy
nhiên, việc cung cấp thông tin trong trường
hợp này cần được sự cho phép của luật có
liên quan. Điều đó có nghĩa là nếu luật có
liên quan không cho phép, thì dù lợi ích
công cộng là rõ ràng, việc cung cấp thông
thông tin mà không có sự đồng ý cần thiết
cũng không thể được thực hiện■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
3. Luật TCTT năm 2016
4. Luật Trẻ em năm 2016
5. Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật TCTT.
6. Access Info Europe, History of Right of Access to Information, https://www.access-info.org/
uncategorized/10819 [truy cập ngày 16/05/2018].
Anders Chydenius’ Legacy Today, The World’s First Freedom of Information Act, Kokkola, Phần Lan,
2006. https://www.access-info.org/wp-content/uploads/worlds_first_foia.pdf. [truy cập ngày 16/05/2018].
B. Mclachlin, Access to Information and Protection of Privacy in Canadian Democracy, https://www.scc-
csc.ca/judges-juges/spe-dis/bm-2009-05-05-eng.aspx [truy cập ngày 16/05/2018].
G. Cornu, Droit civil - Les personnes, Montchrestien, Paris , 2007.
7. Nguyễn Ngọc Điện, Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010.
8. Thái Thị Tuyết Dung, Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin, https://thongtinphapluatdansu.edu.
vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong-thoi-dai-cng-nghe-thng-tin/[truy cập ngày 16/05/2018].
9. Thái Thị Tuyết Dung, Quyền TCTT và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, Nxb Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh, 2012.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 15(367) T8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_duoc_tiep_can_thong_tin_va_quyen_bat_kha_xam_pham_ve_c.pdf