Quyền giả định vô tộivà quyền im lặng: Lý thuyết và thách thức tù thực tiễn

Phân tích trường hợp bang New South Wales (Australia), Đạo luật sửa đổi chứng cứ về sự im lặng năm 2013 (sửa đổi, bổ sung Đạo luật chứng cứ năm 1995) đã quy định cơ chế suy đoán bất lợi (infavourable inference) đối với sự im lặng của nghi phạm trong giai đoạn điều tra, thẩm vấn như sau: Cơ chế suy đoán bất lợi chỉ áp dụng đối với các tội phạm nghiêm trọng được phép bắt giữ (serious indictable offence). Suy đoán bất lợi có thể được áp dụng khi có chứng cứ cho rằng bị can không (fail) đưa ra hoặc từ chối (refuse) đưa ra lời khai về các thông tin thực tế (fact), trong khi bị can hoàn toàn có thể biết được những thông tin này và những thông tin đó liên quan đến việc bào chữa của bị can. Suy đoán bất lợi chỉ được áp dụng nếu người điều tra đã đưa ra lời cảnh báo đặc biệt cho nghi can trước khi nghi can từ chối trả lời. Lời cảnh báo này có nội dung: (i) người bị cáo buộc không có nghĩa vụ phải nói hay làm bất kỳ điều gì, nhưng điều đó có thể gây hại cho việc bào chữa nếu bị can không khai điều mà sau đó lại khai ra trước tòa; (ii) bất kỳ điều gì bị can nói hoặc làm có thể dùng làm bằng chứng. Lời cảnh báo phải được thực hiện trước luật sư bào chữa cho bị can. Bị can trước khi lựa chọn thực hiện quyền im lặng, được tạo cơ hội tham vấn riêng với luật sư về bản chất và hậu quả của lời cảnh báo đó. Suy đoán bất lợi không được áp dụng cho người dưới 18 tuổi hoặc người không có khả năng hiểu bản chất và hậu quả của lời cảnh báo. Suy đoán bất lợi từ việc im lặng không được sử dụng là chứng cứ kết tội duy nhất. Hay nói cách khác, sự im lặng phải đi kèm với những chứng cứ xác đáng khác để có thể kết tội

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền giả định vô tộivà quyền im lặng: Lý thuyết và thách thức tù thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Quyền giả định vô tội Suy đoán vô tội hay giả định vô tội? Khi thảo luận về Dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi), có đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn nhận định rằng việc “suy đoán có tội” diễn ra phổ biến trong hoạt động tư pháp1. Điều đó có nghĩa rằng, nguyên tắc “suy đoán vô tội” (SĐVT) trong Hiến pháp đã bị xâm phạm một cách phổ biến trên thực tế. Có nhiều nguyên nhân cho thực trạng này. Bài viết này phân tích một lý do ít khi được đề cập tới: đó là cách sử dụng thuật ngữ. Trước hết, cần phải khẳng định Hiến pháp Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “suy đoán vô tội” mà sử dụng một câu diễn đạt nội hàm của nguyên tắc SĐVT. Nguyên tắc này lần đầu tiên được Việt Nam chính thức ghi nhận tại Điều 10 Bộ luật TTHS năm 1988: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Sau đó, nguyên tắc SĐVT được hiến định tại Điều 72 Hiến pháp năm 1992: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa * ThS. Đại học Macquarie, Australia. 1 3NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT QUYÏÌN GIAÃ ÀÕNH VÖ TÖÅI VAÂ QUYÏÌN IM LÙÅNG: Lyá thuyïët vaâ thaách thûác tûâ thûåc tiïîn BÙI TIẾN ĐẠT* Trong quá trình soạn thảo, thực hiện Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS), trên các diễn đàn học thuật cũng như trên báo chí đã có các thảo luận và tranh luận khá sôi nổi về quyền giả định vô tội và quyền im lặng. Bài viết này có hai mục đích chính. Thứ nhất, bài viết lý giải rằng một trong những lý do khiến quyền giả định vô tội bị xâm phạm là nó đã bị dịch một cách chưa chuẩn xác thành quyền “suy đoán” vô tội, dẫn đến sự hiểu sai về bản chất của quyền. Thứ hai, bài viết gợi ý mô hình dung hòa về quyền im lặng, vốn là cách tiếp cận khá phổ biến trên thế giới, có thể là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Gần đây, Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định và làm rõ hơn nguyên tắc SĐVT tại khoản 1 Điều 31: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Truy từ gốc gác tiếng Anh, chúng ta thấy thuật ngữ SĐVT đã được dịch từ thuật ngữ “presumption of innocence” trong các tài liệu khoa học hay cụm từ “the right to be presumed innocent” trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Chẳng hạn, Tuyên ngôn phổ quát về Quyền con người năm 1948 nêu “Everyone charged with a penal offence has the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 1 Điều 11), và tương tự, Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị năm 1966 nêu “Everyone charged with a criminal offence shall have the right to be presumed innocent until proved guilty” (khoản 2 Điều 14)2. Theo các từ điển tiếng Anh cũng như Anh - Việt, động từ “presume” có hai nghĩa: (1) dự đoán, suy đoán và (2) giả định. Theo nghĩa thứ nhất, từ điển Longman định nghĩa “presume” là “nghĩ rằng điều gì là đúng, mặc dù không chắc chắn”. Cách định nghĩa này gần với từ “đoán chừng” trong tiếng Việt. Ở mức độ chắc chắn cao hơn so với “đoán chừng”, “presume” có thể hiểu là “suy đoán”, tức là “đoán ra điều chưa biết, căn cứ vào những điều đã biết”. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất của từ “presume”, “the right to be presumed innocent” là quyền được “suy đoán vô tội” của người bị buộc tội. Đại Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “suy đoán” là “dựa vào điều đã biết mà đoán ra điều chưa biết”3. “Suy đoán” đòi hỏi phải có thông tin, dữ kiện, tài liệu, chứng cứ để khiến con người tin vào một điều gì đó. Nếu hiểu như vậy, cơ quan điều tra rất khó có thể suy đoán vô tội vì trên nguyên tắc, việc bắt và khởi tố bị can phải có chứng cứ khiến họ tin là bị can có tội. Chúng tôi cho rằng, khoa học pháp lý không sử dụng khái niệm “presume” theo nghĩa “suy đoán” như trên. Từ điển tiếng Anh Longman nêu rõ trong lĩnh vực luật, “presume” được hiểu là “chấp nhận một điều gì đó là đúng cho đến khi nó được chứng minh là không đúng”. Đây chính là khái niệm giả định, giả thiết trong tiếng Việt. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “giả định” là “đưa ra một khả năng như có thật”4. Như vậy, “the right to be presumed innocent” cần được dịch là quyền được giả định vô tội, theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi (được giả định) là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được tòa án rằng bị cáo đã phạm tội. Quyền này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải coi (giả định) bị can, bị cáo không phạm tội, mặc dù cơ quan chức năng có thể tin rằng bị can, bị cáo phạm tội. Như Thomas Weigend lập luận, “quyền giả định vô tội không phải là một sự suy đoán mà là sự giả định hoặc sự giả tưởng pháp lý (legal fiction): chúng ta làm ra vẻ (pretend) một người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm không thực hiện tội phạm đó. Hay nói cách khác, quyền giả định vô tội đòi hỏi cơ quan tố tụng đối xử với nghi phạm như là người vô tội, mặc dù có sự nghi ngờ dựa trên những chứng cứ đáng tin cậy là người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Nguyên tắc giả định vô tội nghiêm cấm công chức nhà nước có hành vi, thái độ thể hiện 2 Các phần in nghiêng do tác giả nhấn mạnh. 3 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại Từ điển Tiếng Việt. Nxb. Văn hoá - Thông tin, 1998. 4 Nt. 4 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT rằng bị can, bị cáo phạm tội (mặc dù họ có thể chủ quan suy nghĩ người đó phạm tội)5. Phân tích ở trên cho thấy ngữ nghĩa tiếng Việt của “suy đoán” và “giả định” khác nhau. Việc sử dụng cụm từ “suy đoán vô tội” là chưa chuẩn xác, dẫn đến sự hiểu sai về bản chất của quyền. Cách dùng từ này khó thuyết phục được cơ quan điều tra và viện kiểm sát khi họ vốn tin vào việc phạm tội của bị can, bị cáo thông qua những bằng chứng thu thập được. Đứng về phía những cơ quan này, việc suy đoán có tội là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Suy đoán có tội là việc bình thường vì nếu không dựa vào chứng cứ để cho rằng nghi phạm có tội thì làm sao có cơ sở để khởi tố bị can. Trong khi đó, giả định có tội mới là việc bị cấm theo luật quốc tế và các hiến pháp. Do đó, nguyên tắc “presumption of innocence” cần được dịch là “giả định vô tội” mới sát nghĩa và tránh gây hiểu lầm. Việc hiểu đúng đắn về khái niệm này sẽ khiến các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận và thực hiện nguyên tắc này trên thực tế tốt hơn. Các Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và năm 2013 đã nội luật hóa khá chuẩn xác nguyên tắc “presumption of innocence” trong luật quốc tế. Các Hiến pháp đã chính xác khi dùng thuật ngữ “được coi” (đồng nghĩa với “được giả định”) khi diễn đạt quyền này. Thuật ngữ “suy đoán”, vốn là cách dịch chưa chuẩn xác và gây hiểu lầm, chủ yếu tồn tại trong các sách báo pháp lý khoa học. Tuy nhiên, đáng tiếc, Dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi)6 đang “luật hóa” cách dịch chưa chính xác này bằng cách đặt tên Điều 10 là “Suy đoán vô tội”, mặc dù nội dung điều luật này rất đúng đắn. Nếu Dự thảo được thông qua, có lẽ đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ghi nhận cụm từ này. Thiết nghĩ, vấn đề ngôn ngữ thường không quan trọng bằng nội dung, nhưng như đã phân tích ở trên, cách sử dụng thuật ngữ làm sai lệch bản chất có nguy cơ gây cản trở cho việc thực hiện đúng đắn nội dung. Liên hệ vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng tại Bình Phước Chỉ sau vài ngày vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã thu thập được những chứng cứ để có thể kết luận rằng: Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến là hai nghi can thực hiện hành vi giết 6 người và cướp tài sản tại Bình Phước. Dựa vào những thông tin mà cơ quan điều tra cung cấp cho báo chí, có lẽ đa số dân chúng tin rằng hai bị can Dương và Tiến phạm tội và phải chịu án tử hình. Và nếu không có gì bất thường xảy ra, lực lượng cảnh sát điều tra sẽ công bố kết luận điều tra để khẳng định điều đó. Nhưng, nếu việc đi tìm sự thật khách quan của các vụ án hình sự vốn dĩ đơn giản, có lẽ thế giới văn minh đã không cần giai đoạn truy tố và xét xử. Theo đó, bị can sẽ bị thi hành án ngay sau khi điều tra. Trái lại, vì cuộc sống vốn phức tạp, quá trình điều tra vẫn chỉ là giai đoạn ban đầu nhằm đi tìm sự thật khách quan của vụ án. Theo luật quốc tế và Hiến pháp, Bộ luật TTHS hiện hành của Việt Nam, quyền được giả định vô tội của bị can, bị cáo trong vụ án này cần được đảm bảo. Một khi chưa có bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật khẳng định bị cáo phạm tội, các nghi phạm vẫn phải được hưởng quyền giả định vô tội. Vậy, quyền giả định vô tội đưa ra những đòi hỏi cụ thể nào liên quan đến vụ án này? Trong nhiều giai đoạn TTHS, bài viết này tập trung vào việc đảm bảo quyền giả định vô tội ở giai đoạn điều tra. Mọi cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án) phải giả định 5NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5 Thomas Weigend, ‘Assuming that the Defendant Is Not Guilty: The Presumption of Innocence in the German System of Criminal Justice’ (2014) 8(2) Criminal Law and Philosophy 285, tr. 287. 6 duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/...DUTHAO.../View_Detail.aspx?... , truy cập ngày 29/9/2015 rằng bị can, bị cáo vô tội cho đến khi tòa án bị thuyết phục rằng chắc chắn bị can, bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội (thể hiện qua việc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật). Nguyên tắc “giả định vô tội” có nghĩa là người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi (được giả định) là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được tòa án rằng bị cáo đã phạm tội. Dựa trên những chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra có cơ sở để tin rằng hai bị can Dương và Tiến đã phạm tội, nhưng theo Hiến pháp và Bộ luật TTHS, họ vẫn phải giả định hai bị can vô tội ở thời điểm này. Đối với một vụ án đặc biệt nghiêm trọng như vậy, khi toàn xã hội đều chú ý vào diễn biến vụ việc, những phát ngôn báo chí của những người đại diện cho các cơ quan tiến hành tố tụng cần rất cẩn trọng. Pháp luật Liên minh châu Âu đã có những hướng dẫn khá cụ thể. Theo đó, phát ngôn của các cơ quan tiến hành tố tụng không được phép khiến cho công chúng tin chắc rằng các nghi can chính là thủ phạm. Các cơ quan này cần tránh đưa ra những phát ngôn báo chí có khả năng dẫn đến những thành kiến lớn, làm ảnh hưởng đến sự công bằng của quy trình tố tụng7. Các thông tin về vụ án trên các phương tiện thông tin đại chúng cần tránh làm tổn hại đến quyền được giả định vô tội của bị can, bị cáo8. Tuy vậy, theo những thông tin trên báo chí, dường như cơ quan điều tra chưa cẩn trọng về ngôn từ, khiến cho nguyên tắc giả định vô tội chưa được đảm bảo đầy đủ. Trong buổi họp báo ngày 11/7/2015, đại diện Bộ Công an cho rằng: “Với tài liệu chứng cứ thu thập được và lời khai nhận tội của các nghi can, cơ quan điều tra có đủ căn cứ khẳng định Dương và Tiến đã gây ra vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng”9. Cơ quan điều tra không thể làm thay nhiệm vụ xét xử của tòa án. Có lẽ nên nói rằng: “cơ quan điều tra có đủ căn cứ để cáo buộc Dương và Tiến đã gây ra vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng”. Đại diện Bộ Công an cũng khẳng định: “Trong vụ án này không thể có oan sai, bởi các chứng cứ về vật chất rất rõ ràng. Đến giờ cơ bản chúng tôi đã thu được tất cả tài liệu, chứng cứ, không còn vướng mắc như các vụ án khác”10. Có lẽ việc khẳng định rằng, vụ án không thể có oan sai nên là một nhận định nội bộ trong cơ quan điều tra mà không nên tuyên bố trước công chúng. Ngoài ra, một thiếu sót nữa là một số từ dùng để chỉ hai nghi can chưa phù hợp: “Hai hung thủ này chưa có tiền án, tiền sự và không có dấu hiệu nghiện. Trước khi gây án, chúng chỉ uống một ít rượu nhưng không ảnh hưởng đến vần đề thần kinh”11. Nên thay “hung thủ” bằng “nghi can”, “nghi phạm” hoặc “bị can”; và cũng nên thay “chúng” bằng “họ”. 2. Quyền im lặng Pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền im lặng? Hiện nay, đã có khá nhiều ý kiến phân tích (ủng hộ cũng như phản đối) về quyền giữ im lặng của người bị cáo buộc phạm tội (bị can, bị cáo). Đó là một tín hiệu tốt cho việc hoàn thiện pháp luật về TTHS ở nước ta. Cũng như ở nhiều nước khác, việc ghi nhận và bảo vệ quyền im lặng gây nhiều tranh cãi và gặp nhiều rào cản ở Việt Nam. 6 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7 Council of Europe Recommendation Rec (2003)13 on the Provision of Information through the Media, Principle 10. 8 Council of Europe Recommendation Rec (2003)13 on the Provision of Information through the Media, Principles 1 and 2. 9 (phần in nghiêng do tác giả nhấn mạnh). 10 Nt (phần in nghiêng do tác giả nhấn mạnh). 11 Nt (phần in nghiêng do tác giả nhấn mạnh). 7NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 12 Ví dụ: Quyền im lặng được nêu rõ tại một số văn kiện như Các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi, Quy tắc của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC, và Quy tắc Nam Tư và Rwanda. 13 Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Cẩm nang về Xét xử công bằng (Fair Trial Manual), 2014, tr. 83. 14 HRC Concluding Observations: France, UN Doc. CCPR/C/FRA/CO/4 (2008) §14; HRC Concluding Observations: Algeria, UN Doc. CCPR/C/DZA/CO/3 (2007) §18; Murray v United Kingdom (1996) 22 EHRR 29, 47-58. 15 Azzopardi v The Queen (2001) 205 CLR 50 [7] (Gleeson CJ). 16 Ashley Cameron, ‘Common Sense or Unnecessary Complexity? The Recent Change to the Right to Silence in New South Wales’ (2014) 19(2) Deakin Law Review 311, tr. 319. 17 Nguyên văn câu này là: “For the law holds it better that ten guilty persons escape, than that one innocent party suffer” (“Thà mười người phạm tội được thoát tội còn hơn một người vô tội chịu án oan”). William Blackstone, Commentaries on the Laws of England (West Publishing Co., 1897), tr. 713. 18 New South Wales Law Reform Commission, The Right to Silence and Pretrial Disclosure in New South Wales (Research Re- port 10, 2000), Table 4.1, para 4.4-4.5; Gareth Griffith, ‘The Right to Silence’ (NSW Parliamentary Library Research Service, 1997) < $File/11-97.pdf>, tr. 30-33. Có quan điểm cho rằng, quyền im lặng không tồn tại vì Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International Covenant of Civil and Political Rights - ICCPR) cũng như nhiều hiến pháp trên thế giới không thể hiện rõ ràng quyền này. Cách lập luận cứng nhắc này vốn rất phổ biến ở hệ thống dân luật (civil law) khi pháp luật được hiểu chủ yếu dựa trên lời văn của pháp luật thực định. Nếu nhìn vào ngôn từ, chỉ có một số ít hiến pháp quốc gia cũng như văn kiện quốc tế nêu rõ quyền im lặng12. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, với tư cách là thành viên tham gia ICCPR, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi các điều khoản về quyền giả định vô tội (the right to be presumed innocent) và quyền không phải buộc tội chính mình (the right not to be compelled to testify against oneself or to confess guilt). Mặc dù quyền im lặng không được thể hiện rõ bằng lời văn của Công ước, quyền này được ngầm định và là thành tố thiết yếu của hai quyền nêu trên13. Ủy ban Quyền con người của Liên hợp quốc (khi giải thích ICCPR) và Tòa án Quyền con người châu Âu (khi giải thích Công ước châu Âu về quyền con người) đều khẳng định quyền im lặng là thành tố của quyền xét xử công bằng14. Vì vậy, lập luận cho rằng quyền im lặng không tồn tại vì nó không được chính thức quy định trong Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị năm 1966 là không chính xác. Quyền im lặng không phải là một quyền đơn lẻ mà nó chứa đựng một nhóm nguyên tắc và quy tắc15, gồm các khía cạnh: quyền không phải buộc tội chính mình, quyền từ chối trợ giúp người buộc tội và quyền không tiết lộ lời bào chữa cho đến phiên tòa16. Ngoài ra, cũng có quan điểm không phủ nhận quyền im lặng nhưng cho rằng, vấn đề này còn mới mẻ và đang có nhiều tranh cãi, do đó chưa nên đưa vào Bộ luật TTHS sửa đổi. Đây là một sự trì hoãn không thuyết phục vì nó không phù hợp xu thế chung trên thế giới cũng như những cam kết thực thi Công ước quốc tế của Việt Nam. Các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là lực lượng điều tra hình sự, có khuynh hướng e ngại với quyền im lặng. Họ cho rằng, quyền này sẽ gây cản trở hoạt động điều tra và bỏ lọt tội phạm. Sự ngần ngại này tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, ngay cả ở những nước có nền tư pháp phát triển như Liên hiệp Anh và Aus- tralia. Nhưng quan điểm này không đứng vững vì nó đi ngược với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền: bảo vệ quyền con người; phòng chống sự lạm quyền của nhà nước; “thà bỏ sót tội phạm còn hơn làm oan người vô tội”17. Đã có những khảo sát trên thế giới chứng minh rằng, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ nghi phạm thực hiện quyền im lặng18, nên không gây quá nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra như thường lo ngại. Những rào cản kể trên phản ánh sự chưa sẵn sàng đổi mới theo những giá trị toàn cầu tiến bộ của các cơ quan thi hành pháp luật. Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền im lặng là tất yếu theo các cam kết của Nhà nước. Sự đảm bảo quyền này sẽ nâng cao tính nhân bản của nền tư pháp cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp của cơ quan điều tra. Cũng như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp hiện hành tiếp tục khẳng định nguyên tắc giả định vô tội tại khoản 1 Điều 31. Mặc dù theo ICCPR, quyền giả định vô tội và quyền không phải buộc tội chính mình là hai quyền khác nhau nhưng về mặt lý thuyết, quyền không phải buộc tội chính mình phái sinh từ quyền giả định vô tội. Một khi trách nhiệm buộc tội thuộc về nhà nước, công dân không có nghĩa vụ phải tự buộc tội hoặc trợ giúp cho sự buộc tội chính mình. Khi Việt Nam thực hiện quyền giả định vô tội này cũng chính là thực thi quyền im lặng đã được bao hàm trong đó. Do đó, dù Bộ luật TTHS có quy định rõ về quyền im lặng hay không, việc bảo đảm quyền này là đương nhiên nhằm thực hiện các cam kết của luật quốc tế. Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, pháp luật hiện hành của Việt Nam đã ngầm định công nhận quyền im lặng19. Có thể chứng minh sự tồn tại của quyền im lặng bằng phương pháp phản chứng. Nếu nghi can, bị can không có quyền im lặng thì hệ thống pháp luật cần có những dấu hiệu: (i) pháp luật có quy định rõ ràng cấm nghi phạm im lặng trước các câu hỏi của cơ quan chức năng và việc im lặng bị coi là một vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt20; (ii) việc im lặng bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; (iii) cơ quan nhà nước có quyền cưỡng chế bị can, bị cáo buộc phải trả lời câu hỏi (chẳng hạn thông qua hình thức tra tấn)21. Thực tế chứng mình rằng, cả ba dấu hiệu trên không hề tồn tại trong pháp luật Việt Nam và thậm chí biện pháp tra tấn là vi phạm pháp luật và bị cấm. Do đó, có thể khẳng định, pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền im lặng của nghi phạm vốn đã được ngầm định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng, việc thể hiện thành lời văn trong Hiến pháp và Luật TTHS sẽ đảm bảo sự chính thức hóa, tránh gây tranh cãi và bảo vệ quyền im lặng tốt hơn. Một số hiến pháp trên thế giới đã đi theo xu hướng này (ví dụ: Nam Phi, Philip- pines, New Zealand, Morocco, Montenegro). Quyền tuyệt đối hay tương đối? Như đã phân tích ở trên, ngày nay khi một quốc gia đã tham gia vào các điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó bảo vệ quyền giả định vô tội và quyền không bị buộc phải chống lại chính mình với tư cách là thành tố quan trọng của nguyên tắc xét xử công bằng, quốc gia đó đã thừa nhận và có nghĩa vụ thực hiện quyền im lặng. Điểm khác giữa các quốc gia chỉ là mức độ bảo vệ quyền này. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, quyền im lặng không phải là quyền tuyệt đối và có thể bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định22. Ở nhiều nước, sự hạn chế ở mức độ cao được áp dụng đối với các vi phạm ít nghiêm trọng (minor offences/misde- 8 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19 Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tâm, “Quyền im lặng” trong pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2015, tr. 31-32. 20 Trong lịch sử đã tồn tại điều này ở Ireland khi vào năm 1937, Đạo luật sửa đổi Hiến pháp số 17 quy định việc người bị bắt giữ từ chối trả lời câu hỏi của cảnh sát là hành vi phạm tội và có thể phải chịu hình phạt tử hình (Yvonne Marie Daly, ‘The Right to Silence: Inferences and Interference’ (2014) 47(1) Australian & New Zealand Journal of Criminology 59, p. 75, footnote 11). 21 Điều này được coi là hợp pháp tại Anh vào thế kỷ 16 (New South Wales Law Reform Commission, ‘Report 95: The Right to Silence’ (2000) , p. 146. 22 Murray v United Kingdom (1996) 22 EHRR 29, 66; Cameron, above n 14, p. 319. meanours) hay các tội phạm nghiêm trọng đặc biệt (khủng bố, ma túy, tội phạm có tổ chức). Bài viết này loại trừ những nhóm vi phạm này và tập trung vào nhóm các tội phạm nghiêm trọng thông thường. Xu hướng gần đây là quyền im lặng ngày càng bị giới hạn nhiều hơn23. Quyền im lặng trong giai đoạn điều tra và quyền im lặng tại phiên tòa Quyền im lặng có thể bị hiểu sai là chỉ được áp dụng từ khi bị bắt đến khi gặp luật sư. Có lẽ, một trong những lý do dẫn đến sự hiểu nhầm này là do cách diễn đạt của cảnh báo về quyền của người bị bắt trong luật Hoa Kỳ (cảnh báo Miranda) - vốn hay được phim ảnh và truyền thông nhắc đến24. Câu cuối cùng của cảnh báo Miranda “Bạn cũng có quyền dừng trả lời vào bất cứ lúc nào cho đến khi bạn nói chuyện với luật sư” có thể gây ra việc hiểu sai nêu trên. Thực ra, quyền này có hiệu lực cả trong giai đoạn thẩm vấn trước phiên tòa và trong phiên tòa25. Chính trong lời cảnh báo Mi- randa cũng nêu: “Bạn không cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho chúng tôi vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào”. Như vậy, bị cáo có quyền từ chối trả lời các câu hỏi ngay cả tại phiên tòa. Kết luận này có thể được rút ra từ nguyên tắc logic là: một khi các quyền gốc (quyền giả định vô tội và quyền không phải buộc tội chính mình) được áp dụng cả trong phiên tòa, quyền im lặng với tư cách là quyền phái sinh cũng có hiệu lực tương tự. Ở nhiều nước, việc thực hiện quyền im lặng được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn điều tra (pre-trial) và quyền im lặng tại phiên tòa (trial)26. Sở dĩ phải phân loại như vậy vì mức độ đảm bảo quyền ở hai giai đoạn này khác nhau. Trong giai đoạn điều tra, nghi can thường rất yếu thế và dễ bị tổn thương, dễ bị xâm phạm quyền nên quyền im lặng cần được đảm bảo ở mức độ cao. Khi đó, quyền im lặng thường bị ràng buộc với việc đảm bảo quyền được thông báo về vụ án và quyền của mình (tương tự cảnh báo Miranda) và quyền có luật sư. Tại phiên tòa, quyền im lặng được bảo vệ thấp hơn ở giai đoạn trước do có sự đại diện của luật sư, tính dễ bị tổn thương thấp hơn và tính công khai, minh bạch của phiên xét xử27. Ba mô hình thực hiện quyền im lặng trên thế giới Mô hình bảo đảm quyền ở mức độ cao (mô hình mạnh) Hiện nay, không có nhiều quốc gia trong 9NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 23 Ibid, p. 319. 24 Nếu bị can, bị cáo không biết quyền của mình để thực hiện và đòi hỏi thì dù có quyền cũng như không. Chính vì vậy, các công ước quốc tế về quyền con người cũng như nhiều quốc gia đòi hỏi các cơ quan tiến hành TTHS phải thông báo về quyền cho người bị bắt. Cảnh báo Miranda của Mỹ vẫn được coi là mẫu mực và lan tỏa rộng rãi thông qua các bộ phim Hollywood. Nó phổ biến đến nỗi nhiều trẻ em đã thuộc lòng lời cảnh báo dù không có nhiều hiểu biết về pháp luật. Cảnh báo Miranda, có mục đích thông báo cho người bị bắt các quyền của họ, có nhiều phiên bản nhưng gồm những nội dung chính sau: “Bạn đã bị bắt. Trước khi chúng tôi hỏi bạn bất cứ câu hỏi nào, bạn cần phải hiểu những quyền của bạn là gì. Bạn có quyền giữ im lặng. Bạn không cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho chúng tôi vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào. Bất cứ điều gì bạn nói có thể được dùng để chống lại bạn trước tòa. Bạn có quyền nói chuyện với một luật sư để lấy lời khuyên trước khi chúng tôi hỏi bạn và có quyền yêu cầu luật sư ở bên cạnh bạn trong lúc chúng tôi đặt câu hỏi. Nếu bạn muốn có nhưng không thể thuê luật sư, chúng tôi sẽ cung cấp luật sư cho bạn. Nếu bạn muốn trả lời các câu hỏi bây giờ mà không cần có luật sư thì bạn vẫn sẽ có quyền dừng việc trả lời vào bất cứ lúc nào. Bạn cũng có quyền dừng trả lời vào bất cứ lúc nào cho đến khi bạn nói chuyện với luật sư”. ( doc_uslegalsys- tem_v.html, phần in nghiêng do tác giả nhấn mạnh). 25 Xem: Cẩm nang về Phiên tòa công bằng - Fair Trial Manual, tr. 130. ( library/asset/ POL30/002/2014/en/7aa5c5d1-921b-422e-8ca4-944db1024150/ pol300022014en.pdf); Commission, above n 19, phần 4. 26 Xem: ibid. 27 Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên lý chung. Có những nước đảm bảo quyền im lặng ngang nhau ở cả hai giai đoạn và có những nước bảo vệ quyền ở giai đoạn xét xử mạnh hơn ở giai đoạn điều tra. nhóm bảo vệ quyền im lặng ở mức độ cao - tức gần như tuyệt đối. Hai trường hợp tiêu biểu là Hoa Kỳ và Canada. Ở đó, quyền im lặng được khẳng định rõ là quyền hiến định28. Pháp luật cấm cơ quan tố tụng đưa ra những suy đoán bất lợi cho nghi phạm dựa trên sự im lặng của họ29. Hay nói cách khác, sự im lặng không được dùng để chống lại nghi phạm30. Mô hình bảo đảm quyền ở mức độ thấp (mô hình yếu) Có thể coi Việt Nam là minh chứng cho nhóm quốc gia bảo đảm quyền im lặng ở mức độ thấp. Mô hình này có hai đặc điểm. Thứ nhất, quyền im lặng không được ghi nhận rõ ràng mà ngầm định trong quyền giả định vô tội và quyền không phải buộc tội chính mình. Thứ hai, quyền im lặng không được bảo đảm trên thực tế vì pháp luật TTHS bỏ qua việc cụ thể hóa quyền hiến định này. Sự ngầm định của quyền im lặng là chưa đủ ở những nơi mà giải thích pháp luật không phải là truyền thống. Điều này phần nào giải thích tại sao có quan điểm cho rằng, quyền im lặng không phải là quyền cơ bản của con người31 khi không có điều khoản quy định rõ về nó trong hiến pháp và luật quốc tế nhân quyền. Mô hình bảo đảm quyền ở mức độ trung bình (mô hình dung hòa) Mô hình yếu không giành được nhiều sự ủng hộ vì nó gần như vô hiệu hóa quyền im lặng. Đó là sự hạn chế quá mức cần thiết đối với quyền này. Cần nhắc lại một điều trong Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người năm 1948 nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng việc giới hạn quyền một cách tùy tiện. Điều 30 tuyên bố rằng: “Không một điều nào trong Bản Tuyên ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm triệt tiêu quyền và tự do được thừa nhận ở đây”. Ở chiều hướng ngược lại, nhiều người cũng nghi ngại việc bảo vệ quyền im lặng gần như tuyệt đối ở mô hình mạnh có thể làm khó hoạt động điều tra tội phạm; đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ toàn cầu về khủng bố, tội phạm có tổ chức. Vì vậy, xu thế ngày càng được nhiều quốc gia ủng hộ là mô hình dung hòa - ở đó quyền im lặng vẫn được công nhận nhưng không được thực hiện tuyệt đối và chịu những hạn chế nhất định. Singapore (từ năm 1977), Ireland (từ năm 1984), Vùng Bắc Ireland Liên hiệp Anh - UK (từ năm 1988), Vùng England-Wales trong UK (từ năm 1994), Tòa án Nhân quyền châu Âu (từ năm 1996), bang New South Wales thuộc Australia (từ năm 2013) là những nơi đi theo hướng này. Có thể thấy, khá nhiều các nước thuộc hệ thống thông luật (common law), vốn có truyền thống bảo vệ các quyền thủ tục mạnh mẽ, đã có xu hướng hạn chế quyền im lặng nhiều hơn nhằm cân bằng với lợi ích công cộng. Đặc điểm của mô hình dung hòa Mô hình dung hòa cho phép cơ quan tố tụng đưa ra những suy đoán, đánh giá bất lợi (adverse inference) đối với người từ chối đưa ra lời khai và điều này là một cách đánh giá chứng cứ mà không nhất thiết vi phạm quyền xét xử công bằng32. Mô hình này, một mặt 10 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 28 Tu chính án V Hiến pháp Hoa Kỳ; Miranda v. Arizona 384 US 436 (1966); Phần VII Hiến chương về quyền và tự do của Canada. 29 Luật Chứng cứ Canada phần 4(6); R v Hebert (1990) 57 CCC (3d) 1; R v Chambers [1990] 2 SCR 1293. 30 R v Noble [1997] 1 SCR 874 at 933. 31 Ví dụ, quan điểm của đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương “Quyền im lặng không phải quyền con người” ( 32 Murray v United Kingdom (1996) 22 EHRR 29, 63. vẫn công nhận quyền im lặng như một quyền hiến định, mặt khác, chấp nhận sự hạn chế đối với quyền thông qua việc cho phép suy đoán bất lợi đối với việc từ chối trả lời câu hỏi. Phân tích trường hợp bang New South Wales (Australia), Đạo luật sửa đổi chứng cứ về sự im lặng năm 2013 (sửa đổi, bổ sung Đạo luật chứng cứ năm 1995) đã quy định cơ chế suy đoán bất lợi (infavourable infer- ence) đối với sự im lặng của nghi phạm trong giai đoạn điều tra, thẩm vấn như sau: Cơ chế suy đoán bất lợi chỉ áp dụng đối với các tội phạm nghiêm trọng được phép bắt giữ (serious indictable offence). Suy đoán bất lợi có thể được áp dụng khi có chứng cứ cho rằng bị can không (fail) đưa ra hoặc từ chối (refuse) đưa ra lời khai về các thông tin thực tế (fact), trong khi bị can hoàn toàn có thể biết được những thông tin này và những thông tin đó liên quan đến việc bào chữa của bị can. Suy đoán bất lợi chỉ được áp dụng nếu người điều tra đã đưa ra lời cảnh báo đặc biệt cho nghi can trước khi nghi can từ chối trả lời. Lời cảnh báo này có nội dung: (i) người bị cáo buộc không có nghĩa vụ phải nói hay làm bất kỳ điều gì, nhưng điều đó có thể gây hại cho việc bào chữa nếu bị can không khai điều mà sau đó lại khai ra trước tòa; (ii) bất kỳ điều gì bị can nói hoặc làm có thể dùng làm bằng chứng. Lời cảnh báo phải được thực hiện trước luật sư bào chữa cho bị can. Bị can trước khi lựa chọn thực hiện quyền im lặng, được tạo cơ hội tham vấn riêng với luật sư về bản chất và hậu quả của lời cảnh báo đó. Suy đoán bất lợi không được áp dụng cho người dưới 18 tuổi hoặc người không có khả năng hiểu bản chất và hậu quả của lời cảnh báo. Suy đoán bất lợi từ việc im lặng không được sử dụng là chứng cứ kết tội duy nhất. Hay nói cách khác, sự im lặng phải đi kèm với những chứng cứ xác đáng khác để có thể kết tội n 11NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_gia_dinh_vo_toiva_quyen_im_lang_ly_thuyet_va_thach_thu.pdf
Tài liệu liên quan