Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự

Hướng thứ nhất, có thể bỏ hẳn quyền im lặng của pháp nhân trong tố tụng hình sự. Bởi lẽ, việc quy định quyền này cho pháp nhân là không cần thiết và không phù hợp với mục đích chống bức cung, nhục hình trong quá trình thẩm vấn. Đồng thời, việc sao chép cơ học các quy định này từ quyền của thể nhân sang quyền của pháp nhân cũng khiến các quy định này không có tác dụng trên thực tế mà phát sinh ra nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, khó giải quyết. Hướng thứ hai, trong trường hợp giữ lại quyền im lặng cho pháp nhân, thì cần thiết phải chuyển giao lại quyền im lặng của pháp nhân cho chính pháp nhân đó chứ không thể chỉ giao cho người đại diện của pháp nhân. Đồng thời, bổ sung quy định cho bất kỳ thành viên nào là người của pháp nhân cũng có quyền viện dẫn quyền im lặng này để từ chối cung cấp thông tin, lời khai mang tính buộc tội pháp nhân. Điều này đảm bảo cho pháp nhân, một tổ chức gồm nhiều thành viên bên trong, được hưởng trọn vẹn quyền im lặng mang tính tổng thể cho cả pháp nhân và tính cá thể cho từng người của pháp nhân. Đồng thời, cần bổ sung hành vi cung cấp tài liệu liên quan có nội dung buộc tội chính mình trong phạm vi bảo vệ của quyền im lặng của pháp nhân. Theo đó, pháp nhân có quyền giữ im lặng, không bị buộc phải nhận tội hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ chống lại mình. Quy định này nhằm cụ thể hóa quyền im lặng phù hợp với tính chất của pháp nhân và cách thức tổ chức, hoạt động của pháp nhân

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN IM LẶNG CỦA PHÁP NHÂN PHẠM TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Tóm tắt: Quyền im lặng là một quyền mới của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Đặc biệt hơn, việc quy định quyền này cho một chủ thể mới là pháp nhân thương mại phạm tội cũng làm phát sinh một số vấn đề pháp lý cần phải làm rõ. Bài viết trước hết phân tích lý luận về quyền im lặng của thể nhân và quyền im lặng của pháp nhân; về việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; chỉ ra một số vấn đề pháp lý cần làm rõ về quyền im lặng của pháp nhân phạm tội và đưa ra một số gợi mở hoàn thiện. Võ Minh Kỳ* Nguyễn Phương Anh** * ThS. Kiểm tra viên, Viện kiểm sát nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. ** ThS. Chuyên viên, Vụ pháp luật Hình sự và Hành chính, Bộ tư pháp. Abstract: The right to silence is a new right of the criminal suspects in criminal procedure. Especially, this right is empowered to a new subject- commercial legal entity, which may lead to several ambiguous legal issues. This article firstly provides analysis of the general theory of the right to silence of individuals and the right to silence of the legal entities; on the regulations on criminal liability of the legal entities in criminal laws and criminal procedure; a number of legal issues that need to be clarified on the rights to silence of criminal entities and relevant suggestions for further improvements. Thông tin bài viết: Từ khóa: Quyền im lặng, thể nhân, pháp nhân, tố tụng hình sự. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 07/10/2019 Biên tập : 23/10/2019 Duyệt bài : 27/10/2019 Article Infomation: Keywords: Right to silence, individuals, legal entity, criminal procedure. Article History: Received : 07 Oct. 2019 Edited : 23 Oct. 2019 Approved : 27 Oct. 2019 1. Quyền im lặng của thể nhân và quyền im lặng của pháp nhân phạm tội Trong quy định của luật quốc tế cũng như quy định của pháp luật ở nhiều quốc gia, quyền im lặng được thừa nhận quyền con người, một thành tố thiết yếu thiết lập nên phiên tòa công bằng. Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 (ICCPR) quy định, một người không thể bị buộc để cho lời khai chống NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 23(399) T12/2019 lại mình hoặc nhận mình có tội1. Cho đến nay, ICCPR đã có 172 thành viên tham gia là các quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, còn có 06 quốc gia, vùng lãnh thổ khác đã ký kết nhưng chưa được phê chuẩn (gồm Trung Quốc, Comoros, Cuba, Nauru, Palau, và Saint Lucia)2. Do đó, các quy định của ICCPR được xem là hệ giá trị phổ quát mang tính toàn cầu về các quyền con người dân sự - chính trị nói chung, trong tố tụng hình sự nói riêng. Mặt khác, tại Châu Âu, các đạo luật chung của Châu Âu như Công ước Châu Âu về quyền con người 1950, hoặc Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu năm 2009 đều không ghi nhận trực tiếp quyền im lặng như là một quyền cơ bản trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, thông qua các phán quyết của Tòa án nhân quyền Châu Âu và Tòa án Công lý Châu Âu quyền im lặng thường được xem là một thành tố của quyền được xét xử công bằng, được bảo vệ bởi các đạo luật chung3. Ở cấp độ quốc gia, với các mức độ khác nhau, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tôn trọng và bảo vệ quyền im lặng4. Ví dụ, Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định không ai bị buộc phải trở thành nhân chứng chống lại mình trong bất kỳ vụ án hình sự nào. Tương tự, Điều 38 của Hiến pháp Nhật Bản 1946 cũng quy định “Không ai bị buộc để cho lời khai chống lại mình”. Dưới sự bảo vệ của quyền im lặng, nghi 1 Article 14, paragraph 3 (g), 1966 International Covenant on Civil and Political Rights. 2 Hiện nay, chỉ còn 19 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vẫn chưa tham gia hay ký kết, có một số quốc gia nổi bật như Malaysia, Myanmar, Singapore, Ả Rập Xê Út. Xem tại United Nations, Status of Ratification: Interactive Dashboard, truy cập ngày 01/9/2019. 3 Xem thêm John Murray v. The United Kingdom, Application no. 18731/91, (ECtHR, 8 Feb 1996), 45; Saunders v. The United Kingdom, Application no. 19187/91 (ECtHR, 17 Dec 1996), 68; và ECJ Case 374/87 (Orkem SA v Commission) [1989] ECR 3283. 4 Ed Cape et al., Effective Criminal Defence in Europe, Oxford: Intersentia, 2010, p. 7; và Fenella M.W. Billing, The Right to Silence in Transnational Criminal Proceedings: Comparative Law Perspectives, Japan: Springer, 2016, p. 43. 5 Fenella M.W. Billing, The Right to Silence in Transnational Criminal Proceedings: Comparative Law Perspectives, Japan: Springer, 2016, p. 12. 6 Shmuel Leshem, “The Benefits of a Right to Silence for the Innocent,” The RAND Journal of Economics 41, no. 2 (2010), p. 412-413. 7 Xem thêm Scott A. Trainor, “A Comparative Analysis of a Corporation’s Right Against Self-Incrimination,” Fordham Internaltional Law Journal, Vol. 18, Issue 5 (1994), p.2166-2185 phạm trong tố tụng hình sự được bảo vệ khỏi sự cưỡng bức về thể chất hoặc tinh thần từ phía nhà nước trong tố tụng hình sự thông qua các biện pháp phi chính thức như bức cung, dùng nhục hình, hoặc bằng các lệnh, quyết định chính thức5. Vì vậy, quyền im lặng chính là một công cụ bảo vệ quyền tự do cá nhân trước quyền lực độc đoán của nhà nước trong tố tụng hình sự và bảo vệ sự thật vụ án bằng việc ngăn chặn người vô tội phải nhận tội6. Có thể nói, quyền im lặng là một quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự và việc ghi nhận quyền này cho thể nhân (con người tự nhiên) là một chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, đối với việc trao quyền im lặng cho pháp nhân phạm tội, hiện nay các quốc gia và các hệ thống pháp luật có cách nhìn khác nhau về vấn đề này7. Tại Hoa Kỳ, vào năm 1906 trong vụ kiện Hale v. Henkel, Hale là thủ quỹ của Công ty MacAndrews & Forbes. Hale nhận một trát hầu tòa (subpoena) ra trước đại bồi thẩm đoàn (grand jury) liên quan đến cuộc điều tra về giá thuốc lá theo đạo luật Sherman 1890 đối với Công ty MacAndrews & Forbes. Hale đã xuất hiện trước đại bồi thẩm đoàn nhưng đã viện dẫn quyền im lặng của Tu chính án thứ 5 để từ chối cho lời khai và từ chối cung cấp một số tài liệu của Công ty MacAndrews & Forbes theo yêu cầu của đại NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17Số 23(399) T12/2019 bồi thẩm đoàn bởi lẽ ông cho rằng việc yêu cầu ông - một nhân viên của công ty - cung cấp các tài liệu có thể chống lại chính công ty đó là sự vi phạm của “không ai bị buộc phải làm chứng chống lại mình trong một vụ án hình sự”. Do đó, Hale bị kết tội khinh thị tòa án (contempt) và ông đã nộp đơn kiện để chống lại đòi hỏi việc ông phải cho lời khai và cung cấp tài liệu. Kết quả, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết tuyên bố quyền im lặng trong Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Hoa Kỳ là một quyền cá nhân (personal right), và vì vậy một nhân viên không thể viện dẫn quyền im lặng của pháp nhân để từ chối cho lời khai. Ngoài ra, Tòa án tối cao còn cho rằng sự thành lập và hiện hữu của pháp nhân vốn dựa trên sự chấp thuận của quyền lực nhà nước thông qua các luật và quy định, do đó tất cả các quyền và lợi ích của pháp nhân là do nhà nước ban cho chứ không phải là các quyền tự nhiên như của thể nhân. Pháp nhân là một tạo vật của nhà nước8. Vì vậy, việc cho phép pháp nhân sử dụng quyền im lặng trong Tu chính án thứ 5 để bảo vệ lợi ích của pháp nhân trước quyền lực nhà nước là không có căn cứ9. Tại Úc, xu hướng áp dụng cũng tương tự Hoa Kỳ, tức không chấp nhận trao cho pháp nhân quyền im lặng trong tố tụng hình sự. Năm 1993, tại vụ kiện Enviroment Protection Agency v. Caltex Refining Co., công ty Caltex Refining được cung cấp giấy phép để thải ra biển một khối lượng chất thải nhất định hằng năm. Tháng 3/1990, Caltex bị cáo buộc đã vi phạm một số quy định trong giấy phép đó và Cơ quan bảo vệ môi trường 8 Nguyên văn “the corporation is a creature of the State”. Xem tại Hale v. Henkel, 201 U.S. 43 (1906) đoạn thứ 44. 9 Xem thêm Hale v. Henkel, 201 U.S. 43 (1906), đoạn thứ 74-75. 10 Xem Environment Protection Authority v Caltex Refining Co Pty Ltd [1993] HCA 74; 178 CLR 477, đoạn 6, 7 và 8, https://jade.io/article/67808, truy cập ngày 03/01/2020. 11 Xem thêm Environment Protection Authority v Caltex Refining Co Pty Ltd [1993] HCA 74; 178 CLR 477, đoạn 36, 37, 38 và 39, https://jade.io/article/67808, truy cập ngày 03/01/2020; và Adrienne Stone, “Environment Protection Authority v. Caltex Refining Co PTY LTD – Corporations and the Privilege Against Self-incrimination [Case Note],” UNSW Law Journal, Vol. 17 (2) (1994), p.629-633. Úc đã ra yêu cầu Công ty Caltex cung cấp một số tài liệu của công ty liên quan đến cáo buộc trên. Caltex đã nộp đơn kiện để từ chối cung cấp các tài liệu dựa trên cơ sở yêu cầu này đã vi phạm quyền im lặng của công ty10. Cuối cùng, Tòa án cao cấp Úc (the High Court of Australia) đã ra phán quyết quyền im lặng không dành cho pháp nhân, do đó, Công ty Caltex không thể viện dẫn quyền này để từ chối cung cấp tài liệu của công ty. Lý giải cho phán quyết này, Tòa án cho rằng, quyền im lặng về bản chất là một quyền con người, nhằm bảo vệ người bị buộc tội khỏi những cách đối xử (tồi tệ) mà chỉ có thể trải qua bởi con người. Ngoài ra, Tòa án cao cấp Úc còn khẳng định, điều cốt yếu của quyền im lặng là nhằm duy trì sự cân bằng về quyền lực giữa nhà nước và người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, tránh việc người bị buộc tội ở thế yếu hơn đáng kể trước quyền lực nhà nước. Pháp nhân, với nền tảng tài chính và nhân lực, luôn ở một vị thế tốt hơn so với cá nhân trong khả năng duy trì sự cân bằng về quyền lực với nhà nước. Vì vậy, việc trao quyền im lặng cho pháp nhân trong tố tụng hình sự là không cần thiết11. Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu lại theo xu hướng ngược lại và chấp nhận quyền im lặng dành cho pháp nhân trong tố tụng hình sự. Trong vụ án Orkem SA v. Commission, Ủy ban Châu Âu đã yêu cầu Công ty Orkem cung cấp một số tài liệu liên quan đến việc điều tra về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (cartel) đối với các chất polyethylene và PVC. Công ty Orkem đã từ chối và viện dẫn NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 23(399) T12/2019 quyền im lặng với lý lẽ việc cung cấp các tài liệu này có thể dẫn đến việc buộc tội chính công ty12. Kết quả, Tòa án Công lý Châu Âu phán quyết công ty Orkem thắng kiện, và từ đó đã ghi nhận quyền im lặng của pháp nhân dựa trên cơ sở quyền im lặng là một quyền thành tố của quyền bào chữa thay vì xem xét quyền im lặng như là một quyền độc lập của cá nhân như xu hướng của Hoa Kỳ và Úc. Quyền bào chữa là một quyền cơ bản được bảo vệ bởi luật của Liên minh Châu Âu, và được áp dụng cho cả thể nhân và pháp nhân. Chính vì vậy, pháp nhân phải được hưởng quyền im lặng trên cơ sở được hưởng quyền bào chữa13. Như vậy, có thể thấy rằng, việc trao quyền im lặng cho pháp nhân là một vấn đề đã được đặt ra trên thế giới và hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về việc có nên trao hay không trao cho pháp nhân quyền im lặng trong tố tụng hình sự. 2. Pháp luật Việt Nam về pháp nhân phạm tội và việc tham gia tố tụng hình sự của pháp nhân phạm tội 2.1. Quy định của pháp luật hình sự về pháp nhân phạm tội Tội phạm là chế định quan trọng và chủ yếu của luật hình sự. Nội dung của khái niệm tội phạm đã “thể hiện một cách rõ nét 12 Xem thêm Scott A. Trainor, “A Comparative Analysis of a Corporation’s Right Against Self-Incrimination,” Fordham Internaltional Law Journal, Vol. 18, Issue 5 (1994), p.2175-2176. 13 Xem thêm ECJ Case 374/87 (Orkem SA v Commission) [1989] ECR 3283. 14 Xem thêm Đào Trí úc (Chủ biên), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tr. 157. 15 Xem thêm Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 1991, tr. 9, 34. 16 Xem thêm: Tờ trình Quốc hội về dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) tháng 4/2015, tr. 28. 17 Qua rà soát, tại thời điểm trình Quốc hội về dự án BLHS (sửa đổi) năm 2015, có 119/173 quốc gia thành viên UNCAC có quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trong Hiệp hội các quốc gia ASEAN, có 05 nước chính thức và 02 nước đang trong quá trình xem xét (thời điểm đó có Việt Nam). bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị xã hội cũng như những đặc điểm pháp lý của luật hình sự”14. Đồng thời, nó còn“được xem như là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lý khác”15. Thực tế trên thế giới, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã được ghi nhận trong pháp luật hình sự của nhiều nước, kể cả Trung Quốc cũng đã có quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Tại Việt Nam, vấn đề này cũng đã được đặt ra từ khi xây dựng BLHS năm 1999. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tình hình vi phạm của pháp nhân, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường,... chưa đến mức nghiêm trọng và phổ biến như hiện nay. Ngoài ra, ở thời điểm đó cũng chưa xác định rõ phạm vi trách nhiệm và loại pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một vấn đề phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu thấu đáo hơn về mặt lý luận và thực tiễn. Do vậy, BLHS năm 1999 chưa quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân16. Việc bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào BLHS năm 2015 không chỉ xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn mà còn trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế17 và là kết quả của gần 16 năm (từ 1999 đến 2015) kiên trì, bền bỉ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 23(399) T12/2019 nghiên cứu, đề xuất của Chính phủ và đã được Quốc hội chấp thuận nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân trong thời gian qua, nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra. Bên cạnh việc xuất phát từ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng xuất phát từ ba lý do sau đây: Một là, mặc dù Việt Nam đã có chế tài xử lý hành chính để xử lý các pháp nhân có hành vi vi phạm, và mặc dù việc xử lý bằng hình thức xử phạt vi phạm hành chính có thể đáp ứng tính kịp thời, nhưng lại không giải quyết được triệt để và răn đe các đối tượng có hành vi vi phạm; Hai là, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng đảm bảo tính công bằng trong việc xử lý tội phạm, tránh trường hợp cá nhân lợi dụng danh nghĩa tập thể, trốn tránh trách nhiệm dưới danh nghĩa của công ty, của doanh nghiệp để thực hiện hành vi phạm tội; Ba là, với tư cách là quốc gia thành viên APG,18 nước ta có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), trong đó có Khuyến nghị 2 liên quan đến việc “quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân”. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, nếu Việt Nam chỉ áp dụng cơ chế xử phạt hành chính đối với pháp nhân vi phạm thì sẽ có sự bất công khi cùng hành vi vi phạm nghiêm 18 APG là tên viết tắt của nhóm Châu Á-Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. 19 Điều 435 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. 20 Nguyễn Hòa Bình, “Tổng quan những nội dung lớn sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015,” trong Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nguyễn Hòa Bình (Chủ biên), Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 35. trọng tương tự nhau mà doanh nghiệp nước ta hoạt động ở nước ngoài thì có thể bị xử lý hình sự theo pháp luật của nước sở tại, còn đối với doanh nghiệp hoạt động ở nước ta thì chỉ bị xử phạt hành chính. 2.2. Pháp luật tố tụng hình sự về sự tham gia tố tụng của pháp nhân phạm tội Có thể thấy rằng, khác với thể nhân, pháp nhân không thể tự mình tham gia tố tụng hình sự mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015) đã bổ sung chế định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; đồng thời, quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong quá trình tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người đại diện của pháp nhân19. Pháp nhân, thông qua một cá nhân cụ thể, thể hiện ý chí của mình, có quyền đưa ra các lý lẽ, lập luận, đưa ra lời khai, ý kiến, chứng cứ, đồ vật, tài liệu.. để bảo vệ cho pháp nhân trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Theo đó, khi xác định có dấu hiệu tội phạm do pháp nhân thực hiện, cơ quan tố tụng phải khởi tố vụ án hình sự. Quá trình tham gia tố tụng của pháp nhân, ngay từ những giai đoạn đầu tiên được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân20. Khoản 1 Điều 434 BLTTHS quy định: “Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền”. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 23(399) T12/2019 Để thống nhất với khái niệm tội phạm tại Điều 8 của BLHS năm 2015, khái niệm bị can, bị cáo trong BLTTHS cũng được quy định bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. Khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015 quy định bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của BLTTHS. Khoản 1 Điều 61 của Bộ luật này cũng quy định bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của BLTTHS. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Điều 134). BLDS cũng liệt kê ba trường hợp có thể người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, theo đó, (1) người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (2) người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; (3) người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án (Điều 137). BLHS cũng không giới hạn số lượng người đại diện của pháp nhân, theo đó, một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của BLDS năm 2015. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đại diện cho pháp nhân thực 21 Trịnh Quốc Toản, “Nghiên cứu một số quy định đặc thù về thủ tục tố tụng hình sự đối với pháp nhân trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 3(2018), tr. 11-25. hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của pháp nhân, đại diện cho pháp nhân với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thường giữ những chức vụ quan trọng trong pháp nhân như Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc. Với mỗi loại hình công ty, người đại diện theo pháp luật sẽ giữ các chức danh khác nhau21. 3. Quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong tố tụng hình sự tại Việt Nam Điều 60 và Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định rõ bị can, bị cáo có quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc nhận mình có tội”. Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 435 BLTTHS năm 2015, người đại diện có quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội”. Như vậy, có thể khẳng định, pháp luật TTHS Việt Nam đã theo xu hướng của Liên minh Châu Âu, chấp nhận trao quyền im lặng cho pháp nhân thương mại phạm tội trong tố tụng hình sự, và quyền này được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Theo quy định của pháp luật TTHS, quyền im lặng của pháp nhân đã được chuyển giao qua người đại diện của pháp nhân. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, mục tiêu của quyền im lặng là nhằm bảo vệ người bị buộc tội trước tình trạng dùng nhục hình của cơ quan điều tra NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21Số 23(399) T12/2019 nhằm thu thập lời khai, đặc biệt là trong trường hợp người bị buộc tội bị tạm giữ, tạm giam22. Tuy nhiên, người đại diện của pháp nhân phạm tội không thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam, và bị cách ly khỏi đời sống xã hội. Mặt khác, người đại diện của pháp nhân phạm tội thường nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng luật sư tư nhân, hoặc từ bộ phận pháp lý của pháp nhân, bởi nguồn tài lực dồi dào so với cá nhân bị buộc tội. Do đó, nguy cơ người đại diện của pháp nhân phạm tội có khả năng bị bức cung, dùng nhục hình trong quá trình thẩm vấn lấy lời khai là rất thấp, nếu không muốn nói là hoàn toàn không có. Vì vậy, việc quy định pháp nhân phạm tội có quyền im lặng, và quyền im lặng được thực hiện thông qua người đại diện nhằm mục đích chống bức cung, nhục hình trong khi thẩm vấn là hoàn toàn không cần thiết. Thứ hai, tuy người đại diện của pháp nhân đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng, nhưng cơ quan có quyền quyết định mọi hoạt động, thể hiện ý chí của pháp nhân thương mại là chủ sở hữu công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Hội đồng thành viên (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), và Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (nếu là công ty cổ phần). Quan trọng hơn, BLTTHS năm 2015 cho phép cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội trong trường hợp có nhiều người đại diện khác nhau23. Mặt khác, thông thường, khi một pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội thì người đại 22 Lê Kiên, “Tranh luận sôi nổi về quyền im lặng,” Báo điện tử Tuổi Trẻ, ngày 28/5/2015, xa-hoi/20150528/tranh-luan-soi-noi-ve-quyen-im-lang/753264.html, truy cập ngày 09/9/2019. 23 Khoản 1 Điều 434 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. 24 Xem thêm Võ Minh Kỳ, “Quyền im lặng và hành vi tự buộc tội trong tố tụng hình sự: Cách tiếp cận của Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam,” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9 (353), 2017, tr. 27-31. diện theo pháp luật của pháp nhân đó đều có khả năng liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến hành vi phạm tội của pháp nhân, thậm chí có thể chịu trách nhiệm hình sự cá nhân. Như vậy, có thể thấy, pháp nhân và người đại diện của pháp nhân là hai chủ thể độc lập với nhau, có khả năng xung đột lợi ích với nhau trong cùng một vụ án hình sự. Bên cạnh đó, quan trọng hơn, pháp nhân thương mại là một tổ chức có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, với nhiều cá nhân, tổ chức bên trong pháp nhân đó với tư cách là chủ sở hữu, nhân viên, và người lao động khác. Khi một cuộc điều tra hình sự xảy ra đối với một pháp nhân thương mại cụ thể, nhiều khả năng các cá nhân, tổ chức bên trong pháp nhân đó sẽ được lấy lời khai nhưng các cá nhân này lại không có quyền im lặng để từ chối cung cấp các thông tin gây bất lợi cho pháp nhân của mình. Có thể thấy, các cá nhân đó thuộc về pháp nhân, là một bộ phận cấu thành nên pháp nhân nhưng lại không có quyền từ chối cung cấp các thông tin mang tính buộc tội pháp nhân đã xâm phạm phần nào đến quyền im lặng của pháp nhân trên thực tế. Thứ ba, căn cứ theo phân tích câu từ của BLTTHS năm 2015, phạm vi tác động của quyền im lặng chỉ bao gồm lời khai chống lại mình và lời nhận tội (gọi chung là lời khai). Có nghĩa là, quyền im lặng tại BLTTHS năm 2015 chỉ có phạm vi tác động đến lời khai mà không bảo vệ các hành vi mang tính chất tự buộc tội, cụ thể là hành vi cung cấp tài liệu mang tính buộc tội chính mình24. Như vậy, quyền im lặng của pháp nhân tại NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 22 Số 23(399) T12/2019 Việt Nam cũng chỉ giới hạn đến phạm vi là lời khai, lời nhận tội của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Có thể thấy, nếu một pháp nhận bị buộc tội bị yêu cầu cung cấp tài liệu có chứa nội dung mang tính buộc tội chính mình, pháp nhân đó không thể viện dẫn quyền im lặng của mình để từ chối cung cấp. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, khi xem xét đến các hệ thống pháp luật khác trên thế giới về quyền im lặng của pháp nhân, vấn đề chủ yếu cần xem xét không chỉ là pháp nhân hoặc người của pháp nhân đó có bị buộc phải cung cấp lời khai hoặc lời nhận tội buộc tội pháp nhân hay không, mà quan trọng hơn là xem xét pháp nhân hoặc nhân viên của pháp nhân có bị buộc phải cung cấp các tài liệu mang tính buộc tội chính pháp nhân đó hay không. Cách tiếp cận này phù hợp với tính chất cơ bản của pháp nhân - một tổ chức - chứ không phải là một con người tự nhiên. Hành vi của tổ chức đó khác với hành vi của cá nhân là ở chỗ, các hành vi của tổ chức được thể hiện rất nhiều thông qua các tài liệu nội bộ của tổ chức, được lưu trữ bởi các bộ phận hoặc người có thẩm quyền trong tổ chức. Do đó, việc buộc một pháp nhân phải cung cấp tài liệu có chứa nội dung mang tính buộc tội chính mình về bản chất là sự xâm phạm đến quyền im lặng của pháp nhân. Từ các phân tích trên, có thể khẳng định, việc BLTTHS năm 2015 trao cho pháp nhân quyền im lặng là không cần thiết. Đồng thời, việc chuyển giao quyền im lặng của pháp nhân chỉ cho riêng người đại diện theo pháp luật, và giới hạn phạm vi quyền im lặng đến lời khai, lời nhận tội có khả năng khiến quyền im lặng của pháp nhân bị vô hiệu hóa trên thực tế. 4. Kiến nghị và kết luận Trên cơ sở các phân tích trên, chúng tôi cho rằng, cần hoàn thiện chế định về quyền im lặng của pháp nhân phạm tội trong TTHS của Việt Nam theo hai hướng sau: Hướng thứ nhất, có thể bỏ hẳn quyền im lặng của pháp nhân trong tố tụng hình sự. Bởi lẽ, việc quy định quyền này cho pháp nhân là không cần thiết và không phù hợp với mục đích chống bức cung, nhục hình trong quá trình thẩm vấn. Đồng thời, việc sao chép cơ học các quy định này từ quyền của thể nhân sang quyền của pháp nhân cũng khiến các quy định này không có tác dụng trên thực tế mà phát sinh ra nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, khó giải quyết. Hướng thứ hai, trong trường hợp giữ lại quyền im lặng cho pháp nhân, thì cần thiết phải chuyển giao lại quyền im lặng của pháp nhân cho chính pháp nhân đó chứ không thể chỉ giao cho người đại diện của pháp nhân. Đồng thời, bổ sung quy định cho bất kỳ thành viên nào là người của pháp nhân cũng có quyền viện dẫn quyền im lặng này để từ chối cung cấp thông tin, lời khai mang tính buộc tội pháp nhân. Điều này đảm bảo cho pháp nhân, một tổ chức gồm nhiều thành viên bên trong, được hưởng trọn vẹn quyền im lặng mang tính tổng thể cho cả pháp nhân và tính cá thể cho từng người của pháp nhân. Đồng thời, cần bổ sung hành vi cung cấp tài liệu liên quan có nội dung buộc tội chính mình trong phạm vi bảo vệ của quyền im lặng của pháp nhân. Theo đó, pháp nhân có quyền giữ im lặng, không bị buộc phải nhận tội hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ chống lại mình. Quy định này nhằm cụ thể hóa quyền im lặng phù hợp với tính chất của pháp nhân và cách thức tổ chức, hoạt động của pháp nhân NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 23Số 23(399) T12/2019 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. International Covenant on Civil and Political Rights 1966. 2. Adrienne Stone, “Environment Protection Authority v. Caltex Refining Co PTY LTD – Corporations and the Privilege Against Self-incrimination [Case Note],” UNSW Law Journal, Vol. 17 (2) (1994). 3. Đào Trí úc (Chủ biên), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994. 4. Đinh Văn Quế, Bình luận Khoa học BLHS 1999 – Phần chung, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 5. ECJ Case 374/87 (Orkem SA v Commission) [1989] ECR 3283. 6. Ed Cape et al., Effective Criminal Defence in Europe,Oxford: Intersentia, 2010. 7. Environmental Protection Authority v. Caltex Refining Co., 118 A.L.R. 392, 392 (1993) (Austl.). 8. Fenella M.W. Billing, The Right to Silence in Transnational Criminal Proceedings: Comparative Law Perspectives, Japan: Springer, 2016. 9. Hale v. Henkel, 201 U.S. 43 (1906). 10. John Murray v. The United Kingdom, Application no. 18731/91, (ECtHR, 8 Feb 1996) 11. Lê Kiên, “Tranh luận sôi nổi về quyền im lặng,” Báo điện tử Tuổi Trẻ, ngày 28/5/2015, vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150528/tranh-luan-soi-noi-ve-quyen-im-lang/753264.html, truy cập ngày 09/9/2019. 12. Nguyễn Hòa Bình, “Tổng quan những nội dung lớn sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015”, trong Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nguyễn Hòa Bình (Chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2016. Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1991 Saunders v. The United Kingdom, Application no. 19187/91 (ECtHR, 17 Dec 1996) Scott A. Trainor, “A Comparative Analysis of a Corporation’s Right Against Self-Incrimination,” Fordham Internaltional Law Journal, Vol. 18, Issue 5 (1994), p.2139-2186 Shmuel Leshem, “The Benefits of a Right to Silence for the Innocent,” The RAND Journal of Economics 41, no. 2 (2010), p. 398-416. Tờ trình Quốc hội về dự án Bộ luật hình sự sửa đổi (tháng 4/2015) Trịnh Quốc Toản, “Nghiên cứu một số quy định đặc thù về thủ tục tố tụng hình sự đối với pháp nhân trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 3(2018), tr. 11-25 United Nations, Status of Ratification: Interactive Dashboard, [truy cập ngày 01/9/2019] Võ Minh Kỳ, “Quyền im lặng và hành vi tự buộc tội trong tố tụng hình sự: Cách tiếp cận của Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam,” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9 (353), 2017, tr. 27-31 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 24 Số 23(399) T12/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_im_lang_cua_phap_nhan_pham_toi_trong_to_tung_hinh_su.pdf
Tài liệu liên quan