Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án

Một là, quy định của Pháp lệnh năm 1993 có nhiều điểm không còn phù hợp, không thống nhất với các quy định tương ứng của pháp luật THADS và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Do đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những quy định của Pháp lệnh này nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hai là, trước mắt cần rà soát, nghiên cứu, bổ sung vào trong các quy định của pháp luật TTDS, pháp luật THADS những quy định cụ thể về quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam ở trung ương, ở địa phương cũng như các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân khi tham gia vào các giao dịch kinh tế, thương mại với Nhà nước nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài. Ba là, cần rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định của pháp luật THADS có liên quan đến Công ước quốc tế về Quyền ưu đãi, miễn trừ đối với quyền tài phán và quyền miễn trừ tài sản quốc gia của Liên hiệp quốc năm 2004, đồng thời rà soát các Công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, nghiên cứu đề xuất cơ sở lý luận, thực tiễn để kiến nghị Việt Nam sớm gia nhập Công ước này16, tạo hành lang pháp lý an toàn cho việc tham gia ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là bổ sung hành lang pháp lý quốc tế để thực hiện có hiệu quả quy định mới của BLDS năm 2015 và Bộ luật TTDS năm 2015 trong thời gian tới. Bốn là, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật về Quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia nước ngoài tại Việt Nam

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tổng thể quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các quy định của pháp luật quốc tế có liên quan để đề xuất giải pháp hoàn thiện. Nguyễn Văn Nghĩa* * Tổng cục THA dân sự, Bộ Tư pháp, NCS. Luật học, Trường Đại học Passau, CHLB Đức. Abstract Vietnam’s legal provisions on the immunity from the enforcement measures to ensure the enforcement of court judgments do appear shortcomings. Therefore, it is necessary to thoroughly review, study the concerned provisions of Vietnamese law as well as the relevant international ones for further improvements. Thông tin bài viết: Từ khóa: quyền miễn trừ, biện pháp cưỡng chế thi hành án, thi hành phán quyết của Tòa án. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 09/04/2018 Biên tập : 10/07/2018 Duyệt bài : 17/07/2018 Article Infomation: Keywords: immunity right, enforcement measures, enforcement of court judgements. Article History: Received : 09 Apr. 2018 Edited : 10 Jul. 2018 Approved : 17 Jul. 2018 QUYỀN MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ BẢO ĐẢM THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN 1. Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành án (THA), trước hết phải đề cập đến Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 (Pháp lệnh năm 1993). Theo quy định của Điều 1 và khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh năm 1993, đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó, cũng như thành viên gia đình họ. Mục đích của những quyền ưu đãi, miễn trừ này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và thành viên của các cơ quan nói trên thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chính thức với tư cách đại diện tại Việt Nam. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 22 Số 18(370) T9/2018 Các quyền miễn trừ cơ bản liên quan đến các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án áp dụng đối với các chủ thể, đối tượng trong lĩnh vực ngoại giao, bao gồm: Một là, quyền miễn trừ áp dụng biện pháp bảo đảm THA đối với trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao và tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan. Điểm b khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh năm 1993 quy định, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là những toà nhà hoặc các bộ phận của toà nhà và những phần đất trực thuộc được sử dụng vào mục đích chính thức của cơ quan, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan. Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Nhà chức trách Việt Nam chỉ được phép vào cơ quan đại diện ngoại giao khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan hoặc người được uỷ quyền1. Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao và tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch thu hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm THA2. Như vậy, theo quy định này, chấp hành viên cơ quan THA dân sự (THADS) sẽ không được quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm THA, bao gồm biện pháp phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản3 đối với trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao và tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao. Hai là, viên chức ngoại giao được 1 Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao năm 1993. 2 Khoản 3 Điều 5 Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao năm 1993. 3 Khoản 3 Điều 66 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. 4 Điều 17. “1- Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại các điều từ 10 đến 16 của Pháp lệnh này. 2. Nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại các điều từ 10 đến 15 của Pháp lệnh này; riêng quy định tại khoản 1 Điều 12 chỉ được áp dụng khi họ thực hiện chức năng chính thức. Họ còn được hưởng những ưu đãi, miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này đối với những đồ vật nhập khẩu để bố trí nơi ở lần đầu của họ. 3. Nhân viên phục vụ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được hưởng những quyền miễn trừ khi thực hiện chức năng của họ và được miễn thuế và lệ phí đối với tiền lương của họ. hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp THA, trừ trường hợp họ tham gia với tư cách cá nhân vào các tranh chấp liên quan đến bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam; việc thừa kế; hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà viên chức ngoại giao tiến hành tại Việt Nam ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ. Trong trường hợp phải áp dụng biện pháp THA thì việc đó phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nơi ở của viên chức ngoại giao. Pháp lệnh năm 1993 không đề cập đến các biện pháp THA bao gồm các biện pháp nào, Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng không dùng khái niệm biện pháp THA một cách chung chung như các văn bản pháp luật THADS trước đây. Tuy nhiên, ở đây, các biện pháp THA có thể được hiểu là toàn bộ các trình tự, thủ tục THADS theo quy định của pháp luật về THADS. Mặc dù vậy, trong quá trình áp dụng các biện pháp THA đối với các viên chức ngoại giao cũng phải đặc biệt lưu ý tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nơi ở của họ theo quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Cư trú, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và các văn bản pháp luật quốc tế có liên quan. Ba là, việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về dân sự hoặc xử phạt hành chính đối với các viên chức ngoại giao và những người được quy định tại Điều 174 của Pháp lệnh năm 1993 không bao gồm việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp THA và quyết NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 23Số 18(370) T9/2018 định xử phạt hành chính. Việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp THA và quyết định xử phạt hành chính cần được thể hiện rõ ràng và riêng biệt5. Theo quy định của Pháp lệnh năm 1993, cần phân biệt quyền miễn trừ xét xử về dân sự hoặc xử phạt hành chính với quyền miễn trừ đối với biện pháp THA. Theo đó, việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về dân sự không đồng nghĩa với việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với các biện pháp THA. Việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp THA cần được thể hiện rõ ràng và riêng biệt. Tuy nhiên, pháp luật THADS cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan lại không quy định cụ thể về việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với các biện pháp THA. Ví dụ, các văn bản này không quy định về hình thức, nội dung, thẩm quyền, thời hạn, hậu quả pháp lý, v.v.. của việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp THA. Bốn là, việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp THA đối với viên chức và nhân viên lãnh sự. Khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh năm 1993 quy định việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính đối với viên chức và nhân viên lãnh sự quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này không bao gồm việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp THA và quyết định xử phạt hành chính. Việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp THA và quyết định xử phạt hành chính cần được thể hiện rõ ràng và riêng biệt. Về nội dung liên quan đến quyền miễn trừ xét xử về dân sự và quyền miễn trừ đối với các biện pháp THA, Điều 28 Pháp lệnh năm 1993 quy định, viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự khi thực hiện chức năng của mình được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ trường 4. Người phục vụ riêng không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí đối với tiền công của họ.” 5 Khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao năm 1993. 6 Đã hết hiệu lực thi hành. 7 Điều 84. hợp liên quan đến vụ kiện dân sự về một hợp đồng do viên chức lãnh sự hoặc nhân viên lãnh sự ký kết không với tư cách là người được nước cử lãnh sự uỷ quyền; hoặc về tai nạn giao thông xảy ra tại Việt Nam mà bên thứ ba đòi bồi thường thiệt hại. Những phân tích nêu trên cho thấy, phạm vi đối tượng được quyền miễn trừ đối với các biện pháp THA chỉ được giới hạn trong phạm vi hẹp thuộc lĩnh vực ngoại giao. Tuy nhiên, giữa quy định của Pháp lệnh năm 1993 và các quy định của pháp luật THADS chưa bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thống nhất này là do Pháp lệnh năm 1993 chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. 2. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) Việt Nam về quyền miễn trừ đối với các biện pháp THA chưa được quy định đầy đủ và chưa bảo đảm tính ổn định. Trước đây, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (Pháp lệnh năm 1989)6 quy định: “Vụ án dân sự có liên quan đến Nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao được giải quyết bằng con đường ngoại giao, trừ trường hợp Nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao đồng ý tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam”7. Điều 86 Pháp lệnh này về thi hành những quy định về TTDS trong những điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và pháp lý quy định: “Đối với những việc có liên quan đến công dân, pháp nhân các nước mà Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ký kết điều ước quốc tế về tư pháp và pháp lý thì TTDS được tiến hành theo quy định của những điều ước đó”. Như vậy, mặc dù Pháp lệnh năm 1989 quy định về quyền miễn trừ của Nhà nước nước ngoài trong TTDS quốc tế, nhưng không đề cập NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 24 Số 18(370) T9/2018 đến nội dung của quyền miễn trừ đối với các biện pháp THA. Kể từ ngày 01/01/2005, khi Bộ luật TTDS năm 2004 (Bộ luật TTDS) có hiệu lực pháp luật cho đến trước năm 2015, không còn văn bản nào thừa nhận quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài ở Việt Nam. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ luật TTDS năm 2015 đã bổ sung nhiều điều khoản liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài. Khoản 3, 4 Điều 2 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: “3. Bộ luật TTDS được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao”. Ngoài ra, khoản 2 Điều 467 Bộ luật này cũng quy định: “2. Năng lực pháp luật TTDS của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Trường hợp tổ chức quốc tế tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, quyền miễn trừ thì năng lực pháp luật TTDS của tổ chức quốc tế đó được xác định theo pháp luật Việt Nam”. Đặc biệt, điểm đ khoản 1 Điều 472 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định, nếu bị 8 Bành Quốc Tuấn, Những cơ sở đề xuất ban hành Luật về Quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 17, Số 4. 2014, tr. 113-114 và Nguyễn Thị Thu Thủy, Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế, Luận văn ThS, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012. 9 Bành Quốc Tuấn, tlđd, tr. 114-115. đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp thì Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mặc dù vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam. Có thể nói rằng, Bộ luật TTDS năm 2015 cũng mới chỉ dừng lại ở việc quy định có tính nguyên tắc về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự đối với các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và trách nhiệm của Tòa án trong việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Hiện nay, thuật ngữ “tư pháp” hoặc “quyền miễn trừ tư pháp” là những khái niệm đang có những cách hiểu khác nhau8. Tuy nhiên, có thể hiểu, quyền miễn trừ tư pháp bao gồm ba nội dung sau: miễn trừ tài phán tại bất cứ Tòa án quốc gia nào (còn gọi là quyền miễn trừ xét xử, Immunity From Jurisdiction); miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn; miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài khởi kiện cũng như đồng ý cho Tòa án xét xử vụ kiện đó”9. Như vậy, nội hàm khái niệm “quyền miễn trừ tư pháp” không chỉ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Tòa án mà còn liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan THADS. Trong khi đó, điểm đ khoản 1 Điều 472 Bộ luật TTDS năm 2015 lại mới chỉ đề cập đến nhiệm vụ của Tòa án mà chưa quy định về nhiệm vụ của cơ quan THADS. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 25Số 18(370) T9/2018 3. Quy định của BLDS năm 2015 về quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án. Để bảo đảm bao quát, dự báo được sự đa dạng của pháp nhân trong giao lưu dân sự, BLDS năm 2015 đã quy định ba loại pháp nhân cơ bản là: (i) pháp nhân thương mại (pháp nhân hoạt động vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận), được quy định tại Điều 75; (ii) pháp nhân phi thương mại (pháp nhân hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên), được quy định tại Điều 76; (iii) pháp nhân công (bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội)10. Trong đó, pháp nhân công bình đẳng với cá nhân, pháp nhân khác khi tham gia các quan hệ dân sự; pháp nhân công chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản công được Nhà nước giao phải đúng mục đích, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật; Nhà nước không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ dân sự của pháp nhân công, trừ trường hợp luật có quy định khác. Cụ thể, Điều 99 BLDS năm 2015 quy định trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự như sau: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Pháp nhân do Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương. 3. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở 10 Chính phủ, Tờ trình số 287/TT-CP ngày 15/08/2014 về Dự án BLDS (sửa đổi). 11 Điều 100 BLDS năm 2015. địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, ở địa phương, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự với một bên là Nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài được quy định như sau: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau đây: a) Điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ; b) Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ; c) Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ. 2. Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự với Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam được áp dụng tương tự khoản 1 Điều này”11. Có thể nói rằng, quy định của Chương V, BLDS năm 2015 là những nội dung hoàn toàn mới, tiến bộ đề cập đến trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương khi tham gia các quan hệ dân sự với một bên NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 26 Số 18(370) T9/2018 là Nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài cũng như trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự với Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam. BLDS năm 2015 không quy định cụ thể về nội dung quyền miễn trừ bao gồm những quyền gì và được thực hiện trong những trường hợp nào mà chỉ dẫn chiếu đến các điều ước quốc tế hoặc để ngỏ cho sự thỏa thuận giữa các bên khi thực hiện các giao dịch dân sự. Điều này có thể được hiểu là quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án sẽ được áp dụng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tùy theo sự thỏa thuận giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài có liên quan trong từng quan hệ dân sự cụ thể. Mặc dù vậy, BLDS năm 2015 đã quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về trách nhiệm của Nhà nước đối với pháp nhân do mình thành lập. Cụ thể, khoản 3 Điều 99 BLDS năm 2015 quy định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật”. Có thể nói, quy định này là một giải pháp dự phòng để giải quyết các trường hợp tranh chấp và THADS có thể sẽ xảy ra tương tự trong tương lai. Quy định mới được bổ sung này có thể được rút ra từ bài học kinh nghiệm trong vụ tàu Cần Giờ 12 Bành Quốc Tuấn, tlđd, tr. 127-128 và Chú thích số 24: PGS. TS. Đỗ Văn Đại, PGS. TS. Mai Hồng Quỳ: Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr.69 - tr.70; xem bản tiếng Anh vụ việc tàu Cần Giờ tại: trc. 26.3.2018. 13 Bành Quốc Tuấn, tlđd, tr. 123. bị phía Tanzania bắt giữ năm 2003 và các vụ tranh chấp về tư pháp quốc tế khác trên thế giới. Tóm tắt nội dung vụ việc tàu Cần Giờ như sau: “Năm 1999, một doanh nghiệp có tên là Mohamed Enterprises của Tanzania ký hợp đồng và thanh toán trước toàn bộ số tiền khoảng 1,4 triệu USD để mua 6.000 tấn gạo của Công ty Thanh Hòa ở Tiền Giang. Sau đó, Công ty Thanh Hòa đã thuê một tàu chở gạo để thực hiện hợp đồng trên. Nhưng con tàu mà Công ty Thanh Hòa thuê lại là một con tàu “ma”, trên đường chở gạo đã trốn bặt tăm. Không nhận được gạo, Công ty Mohamed Enterprises đã khởi kiện đối tác của Việt Nam Sự việc cứ kéo dài không được xử lý dứt điểm. Bốn năm sau (2003), tàu Sài Gòn của Công ty SEA Saigon cập cảng Tanzania đã bị bắt giữ làm con tin nhằm tạo áp lực buộc phía Việt Nam thanh toán số nợ năm 1999. Ngày 22/7/2005, Tòa án Tanzania tuyên phạt phía Việt Nam gần 2 triệu USD bao gồm tiền bồi thường thiệt hại từ hợp đồng gạo với Công ty Mohamed Enterprises và tiền lãi phát sinh. Phán quyết ghi rõ, Chính phủ Việt Nam là bị đơn thứ 12 của vụ án. Theo Tòa án, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia Việt Nam trong trường hợp này không tuyệt đối vì Chính phủ Việt Nam đã tham gia tích cực vào các giai đoạn của việc thực hiện hợp đồng. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam không được hưởng quyền miễn trừ xét xử”12. Vụ việc khác tương tự xảy ra vào tháng 7 năm 2011, cơ quan quản lý nợ của CHLB Đức đã tạm giữ chiếc Boeing 737 của Thái tử Vajiralongkorn tại sân bay Munich để buộc chính phủ Thái phải trả khoản nợ tương đương 57 triệu USD cho công ty Walter Bau13. 4. Quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 27Số 18(370) T9/2018 của quốc gia năm 200414. Công ước này do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 02/12/2004. Đây là Công ước quốc tế quy định về các vấn đề liên quan đến quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia. Đến nay, Công ước vẫn chưa có hiệu lực, mặc dù đã có 28 quốc gia ký kết và 21 nước phê chuẩn gia nhập15. Quyền miễn trừ của quốc gia trong lĩnh vực tư pháp được quy định tại Công ước này gồm quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quan hệ sở hữu của quốc gia. Quyền miễn trừ tư pháp gồm ba nội dung: miễn trừ tài phán tại bất cứ Tòa án quốc gia nào hay còn gọi là quyền miễn trừ xét xử (Điều 5 và Điều 6 Công ước); quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn (Điều 18 Công ước); quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành phán quyết của Tòa án trong trường hợp quốc gia đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài khởi kiện cũng như đồng ý cho Tòa án xét xử vụ kiện đó (Điều 19 Công ước). Theo đó, Điều 19 Công ước quy định: Không có biện pháp cưỡng chế THA nào được thực hiện sau khi có phán quyết của Tòa án như áp dụng biện pháp tịch thu, bắt giữ, THA đối với tài sản một quốc gia liên quan đến thủ tục tố tụng được thực hiện trước Tòa án của quốc gia khác, trừ khi và ngoại trừ các trường hợp sau đây: a) Quốc gia đó đã thể hiện sự đồng ý thông qua: (1) Thỏa thuận quốc tế; (2) Thỏa thuận Trọng tài hoặc Hợp đồng bằng văn bản; hoặc (3) Bởi một tuyên bố trước Tòa án hoặc một thỏa thuận bằng văn bản sau khi phát sinh tranh chấp giữa các bên; 14 United Nations Convention on Jurisdictional Immunities of States and their Property 2004, https://treaties.un.org/Pages/ ShowMTDSGDetails.aspx?src=UNTSONLINE&tabid=2&mtdsg_no=III-13&chapter=3&lang=en, trc. 26.03.2018. 15 https://treaties.un.org/Pages/ShowMTDSGDetails.aspx?src=UNTSONLINE&tabid=2&mtdsg_no=III-13&chap- ter=3&lang=en, ngày truy cập: 26.03.2018. b) Quốc gia đó đã giao hoặc cung cấp tài sản để thỏa mãn yêu cầu thi hành phán quyết của Tòa án; c) Có cơ sở khẳng định rằng tài sản rõ ràng được sử dụng hoặc có ý định sử dụng cho quốc gia hơn là những mục đích phi thương mại của Chính phủ và tài sản đó nằm trong lãnh thổ của quốc gia thành viên, miễn là những biện pháp cưỡng chế THA sau khi có phán quyết của Tòa án chỉ có thể được thực hiện để tịch thu tài sản có mối liên hệ với các chủ thể có liên quan đến vụ tranh chấp. 5. Từ những phân tích, so sánh các quy định của pháp luật TTDS, pháp luật dân sự, pháp luật THADS với các quy định về quyền miễn trừ trong lĩnh vực ngoại giao, lãnh sự cũng như trong tương quan so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế THA bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án, có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị sau đây: Một là, quy định của Pháp lệnh năm 1993 có nhiều điểm không còn phù hợp, không thống nhất với các quy định tương ứng của pháp luật THADS và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Do đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những quy định của Pháp lệnh này nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hai là, trước mắt cần rà soát, nghiên cứu, bổ sung vào trong các quy định của pháp luật TTDS, pháp luật THADS những quy định cụ thể về quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam ở trung ương, ở địa phương cũng như các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân khi tham gia vào NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 28 Số 18(370) T9/2018 các giao dịch kinh tế, thương mại với Nhà nước nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài. Ba là, cần rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định của pháp luật THADS có liên quan đến Công ước quốc tế về Quyền ưu đãi, miễn trừ đối với quyền tài phán và quyền miễn trừ tài sản quốc gia của Liên hiệp quốc năm 2004, đồng thời rà soát các Công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, nghiên cứu đề xuất cơ sở lý luận, thực tiễn để kiến nghị 16 Bành Quốc Tuấn, tlđd, tr. 130. 17 Bành Quốc Tuấn, tlđd, tr. 126-130 và ThS. Lê Thị Nam Giang và nhóm nghiên cứu, Tìm hiểu quyền miễn trừ quốc gia trong quan hệ quốc tế, cle&id=135:quyenmientruqg&catid=55&Itemid=178#_ftnref45, trc. 03.04.2018. Việt Nam sớm gia nhập Công ước này16, tạo hành lang pháp lý an toàn cho việc tham gia ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là bổ sung hành lang pháp lý quốc tế để thực hiện có hiệu quả quy định mới của BLDS năm 2015 và Bộ luật TTDS năm 2015 trong thời gian tới. Bốn là, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật về Quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia nước ngoài tại Việt Nam17■ tạm thời, thường xuyên thay đổi, những nội dung về khía cạnh tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên sâu, các thủ tục hành chính để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người dân.. Thứ hai, tập trung nâng cao tính dự báo các quy định của pháp luật. Muốn làm được điều này, cơ quan chủ trì soạn thảo, nhóm nghiên cứu, tham mưu, ban soạn thảo hoặc tổ Biên tập cần đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu đối tượng điều chỉnh của văn bản, xác định rõ quy mô, nguyên nhân, các yếu tố tác động vào chính sách pháp luật mà văn bản được ban hành để giải quyết, nhận diện được quy luật chi phối sự vận động của vấn đề chính sách và xu hướng vận động của vấn đề chính sách. Nói cách khác, năng lực phân tích chính sách, đánh giá tác động đều cần được tăng cường. Thứ ba, tăng cường công tác tham vấn ý kiến các đối tượng chịu sự tác động của văn bản (đặc biệt là những đối tượng có hành vi phải thay đổi do quy định mới của văn bản, các cán bộ có trách nhiệm tổ chức thực thi quy định mới của văn bản); dự báo các phản ứng cần thiết, năng lực tiếp nhận quy định mới của văn bản. Bên cạnh đó, cần nâng cao và hoàn thiện kỹ năng, kỹ thuật tham vấn, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thứ tư, đề cao công tác rà soát VBQPPL trong quá trình xây dựng pháp luật. Chỉ ban hành quy định mới nếu các quy định hiện hành thực sự chưa có đủ cơ sở để giải quyết vấn đề chính sách mà Nhà nước đang cần giải quyết hoặc có thể giải quyết nhưng với hiệu quả thấp. Chỉ đặt vấn đề sửa đổi, bổ sung những quy định bất hợp lý khi có chứng minh rõ ràng về chi phí/lợi ích của việc sửa đổi, bổ sung theo hướng lợi ích của việc sửa đổi, bổ sung rõ ràng lớn hơn chi phí của việc sửa đổi, bổ sung. Thứ năm, cần tăng cường công tác nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc điều chỉnh pháp luật đối với những lĩnh vực mà Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để có thể chọn lọc được những kinh nghiệm tốt trong quá trình xây dựng pháp luật■ (Tiếp theo trang 13) BẢO ĐẢM TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA... NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 29Số 18(370) T9/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_mien_tru_doi_voi_cac_bien_phap_cuong_che_bao_dam_thi_h.pdf