Quyền rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện trong tố tụng hành chính Việt Nam

Luật TTHC chưa quy định về trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị Bên cạnh bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vẫn có thể là đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm16. Tuy nhiên, quyền rút yêu cầu khởi kiện trong thủ tục phúc thẩm được quy định tại Điều 234 Luật TTHC chỉ dành cho thủ tục phúc thẩm đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm. Trong quá trình phúc thẩm vụ án hành chính đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện. Hiện nay, quy định tại Điều 243 Luật TTHC về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đã chưa đề cập đến quyền rút đơn khởi kiện và thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp này. Trên thực tiễn, nhiều trường hợp sau khi kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện. Khi đó, các Tòa án đã căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 234 và khoản 5, khoản 6 Điều 243 Luật TTHC để ra quyết định hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính17. Do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về việc rút đơn khởi kiện được quy định cụ thể trong thủ tục phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dẫn đến cách thức giải quyết của các Tòa án chưa thật sự thuyết phục. Vì thế, cần bổ sung quy định về quyền rút đơn khởi kiện vào Điều 243 Luật TTHC về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện trong tố tụng hành chính Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1. Quyền rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Là chủ thể có quyền quyết định và tự định đoạt, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (rút đơn khởi kiện). Nhằm bảo đảm hiệu lực của hoạt động xét xử, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện và đương sự khác, pháp luật tố tụng hành chính quy định mức độ của quyền quyết định và tự định đoạt trong việc rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện là có sự khác nhau trong từng giai đoạn tố tụng. QUYỀN RÚT YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Yến* ThS. GV. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Thông tin bài viết: Từ khóa: Tố tụng hành chính, người khởi kiện, quyền rút yêu cầu khởi kiện. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 21/11/2019 Biên tập : 12/12/2019 Duyệt bài : 16/12/2019 Article Infomation: Keywords: Administrative Procedures; the petitioners; right on withdrawal of a lawsuit. Article History: Received : 21 Nov. 2019 Edited : 12 Dec. 2019 Approved : 16 Dec. 2019 Tóm tắt: Rút yêu cầu khởi kiện là một trong những nội dung thuộc quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện, được ghi nhận tại Điều 8 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Luật TTHC). Việc thực hiện quyền rút yêu cầu khởi kiện là cơ hội để vụ án hành chính được chấm dứt một cách nhanh chóng, triệt để theo nguyện vọng của chủ thể đã làm phát sinh quá trình tố tụng, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí tố tụng. Bài viết phân tích quy định của Luật TTHC về quyền rút yêu cầu khởi kiện, đánh giá những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện. Abstract: Withdrawal of a lawsuit is one of the matters under the decision and self-determination of the petitioners recorded in Article 8 of the Law on Administrative Procedures of 2015 (Law on Administrative Procedures). This right is concretized by the Law on Administrative Procedures throughout the process of dealing with an administrative case. It can be seen that the exercise of the right to withdraw a lawsuit is an opportunity for the quick and absolute cessation of an administrative case according to the wishes of the subject that gave rise to the legal proceedings, thereby helping to save time, effort and costs related to procedural activities. This article provides analysis of the provisions of the Law on Administrative Procedures of 2015 regarding the right to withdraw a lawsuitandassesses the limitations and inadequacies in the law on this issue, thereby providing recommendations for further improvement of the law. Số 1(401) - T1/202044 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính Chuẩn bị xét xử sơ thẩm là giai đoạn giúp các chủ thể tố tụng chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử công khai tại phiên tòa sơ thẩm. Trong giai đoạn này, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, người khởi kiện có thể thay đổi ý chí của mình và quyết định rút yêu cầu khởi kiện. Đây là giai đoạn khởi đầu quá trình giải quyết vụ án hành chính; vì thế, nếu người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện có thể làm chấm dứt nhanh chóng quá trình tố tụng. Quyền rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện trong giai đoạn này được quy định như sau: Thứ nhất, trong trường hợp việc rút yêu cầu khởi kiện là ý chí đơn phương của người khởi kiện Theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 143 Luật TTHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Trong trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút. Trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập, Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, mặc dù Tòa án có các quyết định khác nhau tùy thuộc vào vụ án có người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay không và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút hay vẫn giữa nguyên yêu cầu độc lập, nhưng người khởi kiện có quyền quyết định và tự định đoạt việc chấm dứt giải quyết yêu cầu khởi kiện của mình. Thứ hai, việc rút yêu cầu khởi kiện là kết quả của đối thoại thành Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, để tạo điều kiện cho các bên có cơ hội gặp gỡ, làm rõ các nội dung liên quan đối tượng khởi kiện, yêu cầu khởi kiện và yêu cầu độc lập1, Tòa án tổ chức phiên họp đối thoại2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật TTHC, trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Việc người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn này thể hiện mong muốn chấm dứt vụ án hành chính sau khi đã hiểu rõ về đối tượng khởi kiện qua cuộc họp đối thoại. Ở đây, người khởi kiện có toàn quyền quyết định và định đoạt việc rút yêu cầu khởi kiện mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ chủ thể nào khác. Trường hợp qua đối thoại, người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện, theo quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật TTHC, Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Hết thời 1 Nguyễn Hoàng Yến (2018), “Xử lý kết quả đối thoại trong tố tụng hành chính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12), tr.15. 2 Trừ trường hợp đối với khiếu kiện danh sách cử tri, Tòa án không tổ chức đối thoại và vụ án hành chính giải quyết theo thủ tục rút gọn, đối thoại sẽ được tổ chức tại phiên tòa sơ thẩm. hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình, Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án. Như vậy, trong trường hợp này, quyền rút yêu cầu khởi kiện được thực hiện xuất phát từ cam kết của người bị kiện. Đây là việc rút yêu cầu khởi kiện có điều kiện. Chỉ khi người bị kiện thực hiện cam kết và người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Tòa án mới có thể ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, có thể thấy rằng, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện có thể do ý chí đơn phương hoặc kết quả từ đối thoại thành, nhưng họ có toàn quyền quyết định và tự định đoạt về việc rút yêu cầu khởi kiện. Khi người khởi kiện đã rút yêu cầu khởi kiện, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính hoặc đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút. 1.2. Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nhằm đánh giá công khai tất cả các hoạt động được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, làm rõ các tình tiết của vụ án, từ đó đưa ra phán quyết về việc giải quyết vụ án hành chính. Tuy vụ án đã được đưa ra xét xử nhưng việc rút yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn này có thể làm cho vụ án kết thúc một cách nhanh chóng, “êm đẹp” theo nguyện vọng của các bên. Chính vì thế, trước khi tiến hành thủ tục tranh tụng, Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi người khởi kiện về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Theo quy định tại khoản 2 Điều 173 Luật TTHC: “Trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút”. Như vậy, việc rút yêu cầu của đương sự nói chung và người khởi kiện nói riêng chỉ được Hội đồng xét xử sơ thẩm chấp nhận nếu là tự nguyện. Do đó, tại phiên tòa sơ thẩm, người khởi kiện đã không còn toàn quyền quyết định và tự định đoạt việc rút yêu cầu khởi kiện mà phụ thuộc vào sự xem xét, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm. Quy định này thể hiện trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. 1.3. Trong giai đoạn phúc thẩm vụ án hành chính Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính phát sinh khi bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Ở giai đoạn này, các yêu cầu của người khởi kiện đã được xem xét và đưa ra phán quyết bởi Hội đồng xét xử sơ thẩm. Nhằm bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính, pháp luật tố tụng hành chính quy định trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người khởi kiện vẫn có quyền rút đơn khởi kiện, thế nhưng, do vụ án đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nên việc rút đơn khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 234 của Luật TTHC, trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà có cách thức giải quyết khác nhau. Nếu người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong trường hợp đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Vì vậy, ở thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính, người khởi kiện không có quyền quyết định và tự định đoạt việc rút đơn khởi kiện mà tùy thuộc vào sự đồng ý của người bị kiện và các đương sự khác. Quy định này hoàn toàn hợp lý nhằm bảo đảm quyền, lợi 45Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Số 1(401) - T1/202046 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT ích hợp pháp cho các đương sự khác trong vụ án hành chính cũng như hiệu lực của hoạt động xét xử. Bởi lẽ, vụ án hành chính phát sinh xuất phát từ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Trong suốt quá trình giải quyết vụ án, người bị kiện và các đương sự khác đã phải tốn kém không ít thời gian, công sức và chi phí cho các hoạt động tố tụng. Ngoài ra, có thể người bị kiện và các đương sự khác là người kháng cáo và họ mong muốn vụ án được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nên khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, sự đồng ý của người bị kiện và các đương sự khác là thật sự cần thiết. 2. Một số bất cập trong quy định về quyền rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện và kiến nghị hoàn thiện Thực tiễn hơn 04 năm thi hành Luật TTHC cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, một số quy định của Luật TTHC liên quan đến quyền rút yêu cầu khởi kiện còn bất cập gây ảnh hưởng đến chất lượng thực thi Luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, cụ thể như sau: 2.1. Luật TTHC chưa quy định đầy đủ về quyền rút đơn khởi kiện trong các giai đoạn của tố tụng hành chính Quyền rút yêu cầu khởi kiện trong “quá trình giải quyết vụ án hành chính” đã được ghi nhận tại Điều 8 Luật TTHC3 và hiện nay, quyền này đã được quy định trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm. Bên cạnh các giai đoạn nêu trên, người khởi kiện còn có thể có nguyện vọng được rút yêu cầu khởi kiện trước khi vụ án được Tòa án thụ lý hoặc trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, quyền rút yêu cầu khởi kiện ở các giai đoạn này hiện nay chưa được pháp luật tố tụng hành chính ghi nhận. Thứ nhất, giai đoạn trước khi Tòa án thụ lý vụ án Sau khi nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện gửi đến bằng các phương thức khác nhau, Tòa án phải tiến hành xem xét đơn khởi kiện trong khoảng thời hạn luật định. Trong giai đoạn này, vì nhiều lý do khác nhau, người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện khi vụ việc chưa được Tòa án thụ lý giải quyết. Theo quy định hiện hành, trong trường hợp không thụ lý vụ án, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện4 hoặc chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền5. Hiện nay, trong các căn cứ Tòa án trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật TTHC không đề cập đến trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Thứ hai, trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính Quá trình giải quyết vụ án hành chính được khởi nguồn từ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Các hoạt động tố tụng dù trực tiếp hay gián tiếp vẫn không nằm ngoài nhiệm vụ xem xét tính có căn cứ và hợp pháp trong các yêu cầu của người khởi kiện. Hay nói cách khác, nếu yêu cầu khởi kiện không tồn tại, quá trình giải quyết vụ án hành chính sẽ không còn nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, quyền rút đơn khởi kiện trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm hiện chưa được Luật TTHC quy định. Sự thiếu sót này không chỉ mâu thuẫn và chưa bảo đảm nội dung quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện được khẳng định tại Điều 8 của Luật TTHC6, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xét xử. Bởi lẽ, khi không thể rút đơn khởi kiện trong giai đoạn này, vụ án vẫn được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếu trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm 3 Điều 8 Luật TTHC quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luật này”. 4 Khi có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật TTHC. 5 Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 121 Luật TTHC, tòa án sẽ chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác. 47Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT chấp nhận kháng nghị, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì người khởi kiện sẽ lại có quyền rút đơn khởi kiện. Điều này dẫn đến sự lãng phí về thời gian, chi phí tố tụng không cần thiết. Trong tố tụng dân sự, dù không được quy định trực tiếp nhưng quyền rút đơn khởi kiện trong giai đoạn xem xét đơn và giám đốc thẩm, tái thẩm đã được pháp luật thừa nhận. Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Bộ luật TTDS), Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện”. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 346, “Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 của Bộ luật này”7. Mặc dù quy định tại Điều 346 Bộ luật TTDS (Được kế thừa từ Điều 300 của Bộ luật TTDS năm 2004) chưa thật sự hoàn thiện8, nhưng quyền rút đơn của người khởi kiện trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm đã được pháp luật ghi nhận. Nhằm bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính, pháp luật tố tụng hành chính cần ghi nhận quyền rút yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn xem xét đơn khởi kiện và giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, khoản 1 Điều 123 Luật TTHC cần được bổ sung căn cứ “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện” trong trường hợp Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, theo chúng tôi, việc tạo điều kiện cho người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện là cần thiết. Tuy nhiên, do vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác. Vì vậy, quyền rút đơn khởi kiện trong giai đoạn này cần phải có điều kiện. Theo đó, trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phải hỏi các đương sự khác có đồng ý hay không. Nếu các đương sự không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Nếu đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án. 2.2. Luật TTHC quy định chưa thống nhất, rõ ràng điều kiện rút đơn khởi kiện trong giai đoạn phúc thẩm vụ án hành chính Khoản 1 Điều 234 Luật TTHC quy định “Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không”. Như vậy, khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ có trách nhiệm hỏi người bị kiện. Tuy nhiên, điểm b khoản 1 Điều 234 Luật TTHC lại quy định: “Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện”. Đương sự trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện, bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan9. Vì thế, có thể được hiểu là khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và chỉ chấp nhận việc rút 6 Điều 8 Luật TTHC quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luật này”. 7 Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. 8 Xem Nguyễn Phương Hạnh (2012), Tìm hiểu về quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.106-107. Số 1(401) - T1/202048 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT đơn của người khởi kiện khi tất cả các đương sự bao gồm cả người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng ý. Ý chí của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để Hội đồng xét xử quyết định có chấp nhận việc rút đơn của người kiện hay không. Do cách quy định thiếu sự thống nhất nêu trên dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất: có trường hợp, Hội đồng xét xử phúc thẩm hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng trường hợp khác thì Hội đồng chỉ hỏi người bị kiện. Điều này gây ảnh hưởng đến quyền rút đơn khởi kiện của người khởi kiện10. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tuy không phải là chủ thể làm phát sinh quá trình tố tụng nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính. Đặc biệt, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, còn là chủ thể đưa ra yêu cầu độc lập với các đương sự khác và có quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện theo quy định tại Điều 55 của Luật TTHC11. Ngoài ra, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Tòa án chỉ có thể đình chỉ giải quyết vụ án khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu độc lập12. Vì thế, việc rút đơn của người khởi kiện trong giai đoạn phúc thẩm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể này nên sự đồng ý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là cần thiết. Do đó, chúng tôi cho rằng, Luật TTHC cần quy định, trong giai đoạn phúc thẩm, khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phúc thẩm, bên cạnh hỏi người bị kiện, phải hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Theo đó, khoản 1 Điều 234 cần được sửa đổi như sau: “Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (nếu có) có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau: a) Người bị kiện hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện; b) Người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật”. 2.3. Luật TTHC chưa quy định về cách thức xử lý trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm nhưng người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt Sự có mặt tại các phiên tòa xét xử vụ án hành chính nói chung và phiên tòa phúc thẩm nói riêng là quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong tố tụng hành chính13. Trong một số trường hợp, nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt và cũng không có người đại diện tham gia phiên 9 Theo khoản 7 Điều 3 của Luật TTHC. 10 Xem: Quyết định số 23/2019/QĐ-PT ngày 28/02/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án hành chính; Quyết định số 207/2018/QĐ-PT ngày 28/11/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. 11 Theo khoản 2 Điều 58 Luật TTHC. 12 Theo điểm c khoản 1 Điều 143 Luật TTHC. 13 Khoản 15 Điều 55 Luật TTHC. 49Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT tòa, Tòa án sẽ vẫn tiến hành xét xử14. Khi đó, nếu tại phiên tòa phúc thẩm người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử không thể hỏi người bị kiện và cũng không thể biết người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đồng ý hay không. Theo quy định hiện hành, trường hợp này cũng không thuộc các căn cứ hoãn phiên tòa hoặc tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm theo quy định tại Điều 232 và 238 của Luật TTHC. Trong thực tiễn, khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên phúc thẩm, có trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; trường hợp khác, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận việc rút yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện15. Theo chúng tôi, trong trường hợp này, Hội đồng xét xử phúc thẩm cần tạo điều kiện cho người khởi kiện được thực hiện quyền rút yêu cầu khởi kiện. Do đó, Luật TTHC cần bổ sung vào căn cứ hoãn phiên tòa phúc thẩm trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm mà người bị kiện hoặc người có quyền liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt. Trong thời gian hoãn phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành hỏi người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, từ đó có các cách thức giải quyết theo khoản 1 Điều 234 Luật TTHC. 2.4. Luật TTHC chưa quy định về trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị Bên cạnh bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vẫn có thể là đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm16. Tuy nhiên, quyền rút yêu cầu khởi kiện trong thủ tục phúc thẩm được quy định tại Điều 234 Luật TTHC chỉ dành cho thủ tục phúc thẩm đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm. Trong quá trình phúc thẩm vụ án hành chính đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện. Hiện nay, quy định tại Điều 243 Luật TTHC về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đã chưa đề cập đến quyền rút đơn khởi kiện và thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp này. Trên thực tiễn, nhiều trường hợp sau khi kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện. Khi đó, các Tòa án đã căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 234 và khoản 5, khoản 6 Điều 243 Luật TTHC để ra quyết định hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính17. Do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về việc rút đơn khởi kiện được quy định cụ thể trong thủ tục phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dẫn đến cách thức giải quyết của các Tòa án chưa thật sự thuyết phục. Vì thế, cần bổ sung quy định về quyền rút đơn khởi kiện vào Điều 243 Luật TTHC về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị n 14 Theo quy định của Điều 225 Luật TTHC, trong trường hợp được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. 15 Xem: Bản án phúc thẩm số 07/2018/HC-PT ngày 19/01/2018 về việc khiếu kiện hành vi hành chính trong hoạt động quản lý đất đai của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. 16 Theo Điều 204 và Điều 211 Luật TTHC. 17 Xem: Quyết định số 546/2018/QĐ-PT ngày 13/12/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_rut_yeu_cau_khoi_kien_cua_nguoi_khoi_kien_trong_to_tun.pdf
Tài liệu liên quan