Bốn là, cần ban hành văn bản quy định
chi tiết về thành phần Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư; phân định rõ nhiệm, vụ,
quyền hạn của từng thành viên của Hội đồng.
Đặc biệt, cần quy định chi tiết về vai trò của
hộ dân đại diện tham gia vào Hội đồng để
đảm bảo quyền TCTT của người dân trong
khu vực có đất bị thu hồi thông qua người
đại diện của mình; xây dựng cơ chế thông
tin về việc công bố công khai thành viên
là người dân có đất bị thu hồi, tham gia có
tính đại diện trong Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư. Mặt khác, cần phát huy vai
trò của UBND và Trung tâm Phát triển quỹ
đất trong việc tiếp nhận và giải đáp các ý
kiến, phản ánh, khiếu nại, tố cáo để cung cấp
thông tin đầy đủ và tháo gỡ những vướng
mắc ngay từ những bước đầu trong quá trình
thu hồi đất.
Năm là, phát huy vai trò, nhiệm vụ của
cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng, tiếp
tục công khai các thông tin về trình tự, thủ tục
trong thu hồi đất; kiến nghị mở lớp tập huấn
cho cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng,
UBND cấp xã và Mặt trận Tổ quốc các cấp,
trong đó lồng ghép các nội dung về quyền
TCTT trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư; tổ chức những buổi trao đổi, giới
thiệu với người dân về quyền TCTT trình
tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư để người dân nắm rõ và tự giác thực
hiện trên cơ sở đồng thuận
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Nhìn từ thực tiễn thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ - NHÌN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt:
Thu hồi đất ở Việt Nam là một quá trình dịch chuyển quyền sử
dụng đất bắt buộc từ người sử dụng sang Nhà nước, thông qua
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương. Trong trường
hợp thu hồi đất mà không do lỗi của người sử dụng đất, điển hình
là trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế
- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thì vấn đề bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư được đặt ra. Để bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các
bên: Nhà nước, chủ đầu tư và người dân có đất bị thu hồi, bảo đảm
tính dân chủ, thực thi quyền giám sát của người dân có đất bị thu
hồi, việc tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư là rất quan trọng.
Phan Trung Hiền*
* PGS.TS. Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ.
Abstract:
Land acquisition in Vietnam is a process of unvolutary transfers of
the land use rights from land users to the government, through local
administration agencies. In the case of land acquisition without
any faults of the land users, typically the case for national defence
and public security purposes; for socio-economic developments
for the benefits of the nation and the community, the concerns on
the compensations, assistance and resettlement shall be settled.
It is very important to access information in land acquisition
direction, the compensation, the assistance and the resettlement so
that it is to ensure the balance of interests among the parties: the
government, the investors and the people whose land is acquired
and also to ensure the democracy, exercise the right of supervision
of people with recovered land.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tiếp cận thông tin thu hồi đất,
bồi thường, tái định cư.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 13/03/2018
Biên tập : 13/06/2018
Duyệt bài : 17/06/2018
Article Infomation:
Keywords: Access to information;
land information; compensation;
resettlement.
Article History:
Received : 13 Mar. 2018
Edited : 13 Jun 2018
Approved : 17 Jun 2018
Trong các trường hợp thu hồi đất ở Việt Nam thì trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng là trường hợp thu hồi đất
gây nhiều bất đồng, khiếu nại, khiếu kiện,
kể cả những trường hợp cưỡng chế gay go,
có khả năng trở thành điểm nóng. Sở dĩ như
vậy là vì đây là trường hợp thu hồi đất có
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, có đất và tài
sản gắn liền với đất cần được xác định tính
pháp lý và xác định giá. Sự đồng thuận chỉ
diễn ra khi việc thu hồi đất “phải công khai,
minh bạch và được bồi thường theo quy
định của pháp luật” (Khoản 3 Điều 54 Hiến
pháp năm 2013). Để đạt được các yêu cầu
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 23(399) T12/2019
này, cần phải quy định và thực hiện nghiêm
túc các quy định về quyền tiếp cận thông tin
(TCTT) trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư.
1. Cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận thông
tin trong trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư
Quyền TCTT trong thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư ở Việt Nam được
quy định và đảm bảo cơ sở pháp lý sau:
Thứ nhất, quyền TCTT là một quyền
hiến định có tính kế thừa. Ở Việt Nam, công
khai thông tin và TCTT được ghi nhận từ
Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền
được thông tin” (Điều 69). Kế thừa quy định
này, Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, TCTT, hội họp, lập hội, biểu tình.
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định”. Như vậy, TCTT là một quyền
hiến định được quy định trong Chương
II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân” của Hiến pháp năm
2013. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 54 Hiến
pháp năm 2013 quy định việc thu hồi đất
“phải công khai, minh bạch và được bồi
thường theo quy định của pháp luật”. Rõ
ràng, không chỉ quyền TCTT nói chung là
một quyền, mà quyền TCTT trong thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cũng được
ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam. “Công
khai, minh bạch” trong thu hồi đất là những
yêu cầu có tính tiên quyết để người dân thực
hiện quyền TCTT trong quá trình thu hồi
đất. Ở một phương diện khác, điều này hoàn
toàn phù hợp với bối cảnh chung của luật
pháp các quốc gia tiên tiến.
Thứ hai, Luật TCTT bảo đảm quyền
được TCTT trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư. Điểm g khoản
1 Điều 17 Luật TCTT quy định: “thông
tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá
đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải
phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự
án, công trình trên địa bàn” phải được công
khai. Điều này cho thấy, quyền TCTT trong
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư là
một trong những nội dung quan trọng, thiết
yếu của quyền TCTT ở Việt Nam. Ngoài ra,
với phương châm “dân bàn, dân làm và dân
kiểm tra”, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn năm 2007 quy định những
nội dung công khai bao gồm: “Dự án, công
trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực
hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án,
công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án
điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa
bàn cấp xã”. Điều này cho thấy, mặc dù có
sử dụng những cụm từ khác nhau, song các
quy định có liên quan đều yêu cầu phải công
khai thông tin liên quan đến thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư - điều kiện có tính
chất tiên quyết để thực hiện quyền TCTT
trong lĩnh vực này.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015 cũng quy định rất rõ cơ chế để
giám sát việc TCTT ở địa phương: “Hàng
năm, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã
có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội
nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân ở địa
phương về tình hình hoạt động của UBND và
những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của công dân ở địa phương; trường hợp
quy mô đơn vị hành chính cấp xã quá lớn,
có thể tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân
dân theo từng cụm thôn, tổ dân phố. UBND
phải thông báo trên các phương tiện thông
tin đại chúng và thông báo đến Trưởng thôn,
Tổ trưởng tổ dân phố về thời gian, địa điểm,
nội dung của hội nghị trao đổi, đối thoại với
Nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày
tổ chức hội nghị” (Điều 125). Quy định này
mở ra cơ hội lớn về quyền được TCTT và
quyền giám sát, đối thoại về thông tin được
tiếp cận. Về nguyên tắc, tất cả những người
dân của địa phương hoàn toàn có quyền
“trao đổi, đối thoại” với chính quyền cơ sở
để nắm bắt thông tin về “tình hình hoạt động
của UBND” và “những vấn đề liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa
phương”, kể cả quyền TCTT.
Thứ ba, quyền TCTT được khẳng định
trong các đạo luật và văn bản dưới luật thông
qua các quy định về trách nhiệm công khai
của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 23(399) T12/2019
nhà nước. Bên cạnh Luật TCTT, các văn
bản khác cũng gián tiếp quy định các quyền
TCTT trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư. Ví dụ như: Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm
2007, năm 2012 quy định công khai thông tin
về quản lý và sử dụng đất đai, trong đó phải
công khai: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng,
mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu
hồi đất sau khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều
chỉnh” (khoản 3 Điều 21).
Thứ tư, Luật Đất đai ghi nhận trách
nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp
thông tin và quyền giám sát của người dân
đối với việc cung cấp thông tin đất đai. Điều
28 Luật Đất đai năm 2013 quy định trách
nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng,
cung cấp thông tin đất đai như sau: “1. Xây
dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và
bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân
đối với hệ thống thông tin đất đai; 2. Công
bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ
thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân,
trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy
định của pháp luật; 3. Thông báo quyết định
hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh
vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị
ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp; 4. Cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền trong
quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo
điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, việc cung cấp thông tin bao gồm
cả việc thông báo các quyết định hành chính,
hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất
đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền
và lợi ích hợp pháp. Điều này có thể hiểu rằng
các văn bản như thông báo thu hồi đất, quyết
định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu
hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đều phải được
chuyển đến người dân trong khu vực có đất bị
thu hồi và công khai rộng rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
1 “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Thành
phố Cần Thơ”, Dự án MRLG (Phan Trung Hiền Chủ nhiệm), Kỷ yếu Hội thảo, ngày 18/10/2017.
Mặt khác, để đảm bảo quyền TCTT
được thực thi, Điều 199 Luật Đất đai năm
2013 còn quy định quyền giám sát của
công dân như sau: “Công dân có quyền tự
mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện
thực hiện quyền giám sát và phản ánh các
sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
(khoản 1). Trong đó, một trong những nội
dung giám sát của công dân trong quản
lý và sử dụng đất đai là “việc thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” (điểm c
khoản 3 Điều 199). Tất nhiên, một trong
các nguyên tắc đặt ra như nghĩa vụ từ phía
người dân là “việc giám sát và phản ánh phải
bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp
luật” (khoản 2 Điều 199).
Tóm lại, quyền TCTT trong lĩnh vực
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
được gián tiếp khẳng định trong Hiến pháp,
được chi tiết hóa trong Luật TCTT, được
ghi nhận trong Luật Đất đai và các văn bản
có liên quan đến quyền TCTT và công khai
thông tin. Điều này có ý nghĩa hết sức quan
trọng nhằm làm giảm số lượng khiếu nại,
khiếu kiện bởi trên thực tế khiếu nại, khiếu
kiện trong lĩnh vực đất đai luôn chiếm tỷ lệ
cao nhất so với khiếu nại, khiếu kiện trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước khác.
2. Quyền tiếp cận thông tin về thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên thực
tế và những vấn đề đặt ra
Quyền TCTT về thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư được phân tích
theo các mức độ TCTT như: (i) Trách nhiệm
cung cấp thông tin; (ii) Mức độ TCTT; (iii)
Hiểu và sử dụng các quyền hợp pháp của
mình thông qua thông tin đó.
Để tìm hiểu trách nhiệm cung cấp
thông tin, mức độ TCTT, hiểu thông tin tiếp
cận và sử dụng hợp pháp các quyền của
mình, chúng tôi đã tổ chức một cuộc khảo sát
300 hộ dân có đất bị thu hồi trên địa bàn quận
Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong
Điền (TP. Cần Thơ) trong thời gian từ tháng
7/2017 đến tháng 10/20171.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 23(399) T12/2019
Trách nhiệm cung cấp thông tin
Điểm a khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai
năm 2013 quy định: “Thông báo thu hồi đất
được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp
phổ biến đến người dân trong khu vực có đất
thu hồi và thông báo trên phương tiện thông
tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp
xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân
cư nơi có đất thu hồi”. Như vậy, thông báo
thu hồi đất là thủ tục bắt buộc thực hiện và
có tính chất tiền đề để tiến hành các bước
tiếp theo như: lập phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và ban hành quyết định thu
hồi đất. Về phía cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thu hồi đất: phải ban hành thông báo
thu hồi đất, thông báo công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng và gửi đến
từng hộ dân.
Khi phỏng vấn các công chức lãnh đạo
Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Cần Thơ
thì cuộc khảo sát nhận được kết quả như sau:
100% các hộ dân trong khu vực có đất bị thu
hồi đều được cung cấp thông tin về thông
báo thu hồi đất, cũng như được công khai
thông tin về dự thảo phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và quyết định phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,
quyết định thu hồi đất2 Tuy nhiên, do các
quy định của pháp luật không thống nhất
nên việc cung cấp thông tin có những hạn
chế nhất định, như:
Thứ nhất, về đối tượng được cung cấp
thông tin, điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Đất
đai năm 2013 quy định: “Thông báo thu hồi
đất được gửi đến từng người có đất thu hồi,
họp phổ biến đến người dân trong khu vực có
đất thu hồi”. Tuy nhiên, trong các văn bản
quy phạm pháp luật, không có văn bản nào
giải thích cụm từ “người dân trong khu vực
có đất bị thu hồi” bao gồm những người nào.
Có một số trường hợp, những người làm công
tác giải phóng mặt bằng cho rằng đó chính là
2 Phỏng vấn Ông Phạm Duy Tín, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP.Cần Thơ, tháng 10/2017.
người dân có đất bị thu hồi. Điều này có thể
không chính xác. Chúng tôi cho rằng, ngoài
đối tượng cơ bản là người có đất bị thu hồi,
nên chú ý đến các đối tượng có nguy cơ chịu
ảnh hưởng từ dự án như: (i) Chịu ảnh hưởng
về các công trình hạ tầng kỹ thuật như: lối
đi chung, nguồn nước chung; (ii) Chịu ảnh
hưởng về về các công trình hạ tầng xã hội:
trường học, công viên, trạm y tế; (iii) Chịu
ảnh hưởng trực tiếp về môi trường: nguồn
nước thải, không khí thải khi các công
trình trong dự án mới đi vào hoạt động. Do
vậy, đối tượng có quyền được tiếp cận thông
báo thu hồi đất là rất rộng, kể cả người dân có
đất bị thu hồi và những người có liên quan.
Thứ hai, trong hồ sơ thông báo thu
hồi đất theo khoản 3 Điều 9 Thông tư số
30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường có nội dung cần giải thích rõ là
yêu cầu về “trích đo địa chính thửa đất đối
với các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất
thu hồi để thực hiện dự án”. Theo quy định
tại Điều 69 Luật Đất đai năm 2013, việc đo
đạc chỉ được thực hiện sau khi có thông báo
thu hồi đất, do vậy việc “trích lục bản đồ
địa chính thửa đất” là có thể thực hiện được
nhưng “trích lục bản đồ địa chính thửa đất”
là việc khó thực hiện trong thời điểm chưa
có thông báo thu hồi đất. Tuy nhiên, ngay
cả việc “trích lục bản đồ địa chính thửa đất”
cũng không mang nhiều ý nghĩa vì thực tế
cho thấy, hiện trạng sử dụng đất với bản đồ
địa chính trên giấy tờ không hoàn toàn trùng
khớp nhau. Điều này rõ ràng gây cản trở
trong việc TCTT của người dân với 2 lý do:
(i) Giữa các văn bản pháp luật không thống
nhất nhau và các địa phương thực hiện không
thống nhất nên việc TCTT cũng không thể
được thực hiện đồng bộ ở các địa phương;
(ii) Thông tin mà người dân tiếp nhận trong
thông báo thu hồi đất, nếu chỉ trích lục trên
bản đồ địa chính, có khả năng là thông tin
thiếu chính xác do thiếu cập nhật.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 23(399) T12/2019
Mức độ TCTT
Theo kết quả điều tra, phương thức
thông báo thu hồi đất bằng hình thức họp dân
được cho là thực hiện phổ biến nhất với 90%
và có hiệu quả kế tiếp là hình thức “Thông báo
bằng văn bản” với 49%, cụ thể như sau:
Biểu đồ 1. Hình thức thông báo thu hồi đất
Như vậy, trong các cách thức thông
báo thu hồi đất thì người dân đặc biệt quan
tâm đến hình thức họp phổ biến đến người
dân trong khu vực có đất thu hồi. Cách này
bảo đảm tính công khai, minh bạch; đồng
thời người dân có thể bày tỏ những nguyện
vọng, thắc mắc của mình cũng như có thể
lắng nghe phản hồi từ phía đại diện tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và các cán bộ, công chức nhà nước có thẩm
quyền. Mặt khác, việc công bố thông báo thu
hồi đất bằng hình thức họp dân còn mang
tính chất chính thức hóa về thông tin thu hồi
đất3, đảm bảo cho người dân thực hiện quyền
TCTT.
Tuy nhiên, tiếp cận được thông tin
và hiểu rõ được thông tin là hai việc không
hoàn toàn giống nhau. Khi khảo sát về mức
độ thông tin mà người bị thu hồi đất tiếp cận
được từ cuộc họp thông báo thu hồi đất thì
có đến đa số người dân trả lời là có tham
gia cuộc họp và biết rất rõ các thông tin có
liên quan (65%). Tuy nhiên, điều đáng quan
ngại là 21% có tham gia nhưng không biết
rõ thông tin. Mặt khác, có 2,33% trả lời là
không được mời họp, nghĩa là không được
3 Phan Trung Hiền - Châu Hoàng Thân, tham luận: Trình tự, thủ tục thu hồi đất - góc nhìn quy định pháp luật và ý kiến
chuyên gia, kỷ yếu Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia của Dự án “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện quy
trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, ngày 18/10/2017, Đại học Cần Thơ.
TCTT. Các nội dung được minh họa bằng
biểu đồ 2 dưới đây:
Biểu đồ 2. Tỷ lệ tham gia họp thông báo
thu hồi đất
Trong đó, tỷ lệ tham gia cuộc họp
thông báo thu hồi đất ở nông thôn và đô thị
có sự chênh lệch khá rõ. Ví dụ, tỷ lệ người
dân có tham gia và biết rõ thông tin về thu
hồi đất ở nông thôn là hơn 80%, trong khi
đó ở khu vực đô thị chỉ hơn 50% (Biểu đồ
3). Ngược lại, tỷ lệ người dân tham dự họp
nhưng không nắm rõ thông tin về thu hồi đất
ở đô thị (hơn 30%) lại cao hơn ở nông thôn
(gần 20%).
Ngoài ra, một vấn đề đáng lưu ý là tỷ
lệ người tham gia cuộc họp để TCTT là nam
giới dự họp chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ
giới lần lượt là 60% (trong đó chủ hộ trực
tiếp dự họp là 52%; con trai trong gia đình,
kể cả con rể là 7%) và 40% (trong đó bà chủ
hộ là 32%; con gái trong gia đình, kể cả con
dâu là 8%).
Hiểu thông tin tiếp cận và sử dụng hợp
pháp các quyền của mình
Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai quy
định: “Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của cấp huyện thì người sử
dụng đất trong khu vực phải chuyển mục
đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế
hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của
người sử dụng đất nhưng không được xây
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 23(399) T12/2019
dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu
năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải
tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép theo quy định của pháp luật”. Mặt
khác, khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai năm
2013 quy định trường hợp Nhà nước thu hồi
đất không được bồi thường tài sản gắn liền
với đất là: “tài sản gắn liền với đất được tạo
lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập
từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền”.
Quy định trên có thể được hiểu là, kể
từ thời điểm có kế hoạch sử dụng đất và sau
đó là thông báo thu hồi đất, người sử dụng
đất chỉ bị hạn chế các quyền về xây dựng,
cải tạo nhà ở, công trình xây dựng cũng như
không được phép trồng cây lâu năm. Các văn
bản quy phạm pháp luật hoàn toàn không đề
cập đến việc hạn chế các quyền của người
sử dụng đất trong các giao dịch dân sự liên
quan đến đất như: quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế
chấp, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất (Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).
Tuy nhiên, kết quả khảo sát lại phản
ánh hoàn toàn khác biệt với những điều
mà pháp luật quy định. Theo đó, sau khi
có thông báo thu hồi đất thì có đến 83,5%
người dân được phỏng vấn cho rằng, kể từ
thời điểm có kế hoạch sử dụng đất và thông
báo thu hồi đất thì họ không được thực hiện
các giao dịch liên quan đến đất theo quy
định của Điều 167 Luật Đất đai, bao gồm
các hoạt động sau:
Trong sơ đồ kết quả nêu trên, nếu
cho người dân thực hiện các giao dịch như:
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất thì có khả năng
người dân sẽ tách thửa đất làm phát sinh
thêm số hộ được nhận hỗ trợ, được nhận nền
tái định cư. Điều này gây khó khăn trực tiếp
cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải
phóng mặt bằng bởi kinh phí sẽ tăng cao so
với dự kiến ban đầu. Vì vậy, ở đây là cần giải
quyết ba yêu cầu: (i) cần phải quy định chi
tiết hơn về quyền và nghĩa vụ của người dân
kể từ khi có kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện; (ii) cần phải bồi dưỡng, tập
huấn để cán bộ, công chức, viên chức nắm
rõ những quy định này và nắm được những
phạm vi “hạn chế” và không hạn chế người
dân trong việc thực hiện quyền đó; (iii) cần
phải tuyên truyền sâu rộng để người dân có
đất bị thu hồi nắm vững quyền và nghĩa vụ
của mình một cách chi tiết và hiệu quả.
Những quy định chi tiết sẽ giúp hạn
chế được tình trạng người dân do không biết
rõ quy định của pháp luật mà có hành vi xây
dựng, sửa chữa cải tạo công trình xây dựng
trái phép hoặc trồng cây lâu năm nhằm “đón
dự án”, đồng thời, phía cơ quan nhà nước,
đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng
mặt bằng và chính quyền địa phương sẽ thuận
lợi hơn trong khâu xét tính pháp lý về đất, tài
sản gắn liền với đất... Điều quan trọng hơn
là những hướng dẫn này nhằm “chính thức
hóa” và “pháp lý hóa” các thông tin về quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong giai
đoạn thông báo thu hồi đất; từ đó, phát huy
quyền TCTT một cách có hiệu quả.
Mặt khác, theo quy định tại Điều
68 Luật Đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư, cùng với tổ chức dịch vụ
công về đất đai (tổ chức phát triển quỹ đất)
là đơn vị thực hiện nhiệm vụ bồi thường
và giải phóng mặt bằng. Theo các văn bản
Biểu đồ 3. Các hành vi người bị thu hồi đất
được và không được thực hiện
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 23(399) T12/2019
trước đây4 và thực tiễn tại các địa phương
hiện nay thì có 01- 02 người dân có đất bị
thu hồi tham gia vào Hội đồng, đại diện cho
tiếng nói của người dân có đất bị thu hồi
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của người dân có đất bị thu hồi. Tuy nhiên,
kết quả khảo sát cho thấy, có 60% người dân
không nắm rõ người đại diện của mình tham
gia trong Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, đại diện cho quyền và lợi ích của
người có đất bị thu hồi và những người có
thiệt hại trong khu vực dự án. Điều này đặt
ra yêu cầu phải hướng dẫn chi tiết về thành
phần của Hội đồng này để đảm bảo việc áp
dụng pháp luật được đồng bộ và thống nhất
tại các địa phương, đồng thời bảo đảm có thể
đại diện, giám sát việc thực thi quyền TCTT
của người dân (Biểu đồ 4).
Biểu đồ 4. Tỷ lệ người dân biết thông tin về
“người đại diện’ trong Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư
Phản ánh về bất cập sau khi TCTT
Quyền được TCTT được thực thi thông
qua việc pháp luật phải xác định rõ khi có thắc
mắc về thông tin thì có thể liên hệ với chủ thể
nào để giải quyết. Thực tế cho thấy, pháp luật
Việt Nam hiện nay chưa quy định chi tiết về
chủ thể nào sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và giải
quyết các khiếu nại, thắc mắc của người dân
trong quá trình Nhà nước thu hồi đất, nghĩa là
trước khi quyết định thu hồi đất, quyết định
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư được ban hành. Kết quả khảo sát cho
4 Điều 25 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định về bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
thấy “UBND cấp xã” và “Tổ chức phát triển
quỹ đất” là hai chủ thể được người dân lựa
chọn nhiều nhất để gửi các ý kiến, phản ảnh,
khiếu nại trong quá trình Nhà nước thu hồi
đất. Điều này có thể được lý giải rằng ngoài
tổ chức phát triển quỹ đất là chủ thể trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ bồi thường và giải phóng
mặt bằng thì vai trò của UBND xã là rất quan
trọng. Đây là cơ quan hành chính tại cấp cơ
sở đồng thời là chủ thể gần dân nhất. Điều
này cũng thể hiện một thông điệp, khi xây
dựng quyền TCTT, phải chú ý đến vai trò của
UBND cấp xã (Biểu đồ 5).
3. Một số đề xuất, kiến nghị
Trên cơ sở phân tích kết quả khảo
sát về mức độ TCTT trong thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, chúng tôi đề xuất
một số kiến nghị sau đây:
Một là, cần ban hành văn bản hướng
dẫn chi tiết về quyền TCTT, trong đó có nội
dung về tiếp cận “thông tin về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất;
phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng,
tái định cư liên quan đến dự án, công trình
trên địa bàn" theo điểm g khoản 1 Điều 17
Luật TCTT.
Hai là, tiếp tục phát huy vai trò của hình
thức tổ chức họp dân trong việc thực hiện các
quy định về thông báo thu hồi đất và công bố
thông tin về phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư, xem đây là kênh thông tin cốt lõi
mang tính chất đồng bộ và chính thức. Mặt
khác, cần phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ
của người dân khi có thông báo thu hồi đất
và công khai thông tin về nội dung này, đặc
biệt là các quyền liên quan đến việc thực hiện
giao dịch theo Điều 167 Luật Đất đai như:
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất.
Ba là, cần ban hành quy định hướng
dẫn chi tiết về quyền giám sát của công dân
trong lĩnh vực đất đai nói chung để cụ thể
hóa Điều 199 Luật Đất đai năm 2013, đồng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 23(399) T12/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (đồng chủ biên): Những điều cần biết về pháp luật tiếp cận thông tin, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015.
2. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định về bổ sung quy hoạch sử dụng đất,
giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (hết hiệu lực).
3. Kỷ yếu Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia của Dự án “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện
quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, ngày 18/10/2017, Dự án MRLG, Đại học Cần Thơ.
Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2005.
thời bảo đảm quyền giám sát trong thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư nói riêng.
Đây là cơ sở quan trọng để người dân thực
hiện quyền TCTT và có điều kiện để phản
hồi ý kiến; trong trường hợp hơn 50% ý kiến
người dân trong khu vực có đất bị thu hồi
không đồng thuận với dự thảo phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì phương án
đó cần phải được xem xét lại dưới một thủ
tục chặt chẽ có sự giám sát của công dân và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên.
Bốn là, cần ban hành văn bản quy định
chi tiết về thành phần Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư; phân định rõ nhiệm, vụ,
quyền hạn của từng thành viên của Hội đồng.
Đặc biệt, cần quy định chi tiết về vai trò của
hộ dân đại diện tham gia vào Hội đồng để
đảm bảo quyền TCTT của người dân trong
khu vực có đất bị thu hồi thông qua người
đại diện của mình; xây dựng cơ chế thông
tin về việc công bố công khai thành viên
là người dân có đất bị thu hồi, tham gia có
tính đại diện trong Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư. Mặt khác, cần phát huy vai
trò của UBND và Trung tâm Phát triển quỹ
đất trong việc tiếp nhận và giải đáp các ý
kiến, phản ánh, khiếu nại, tố cáo để cung cấp
thông tin đầy đủ và tháo gỡ những vướng
mắc ngay từ những bước đầu trong quá trình
thu hồi đất.
Năm là, phát huy vai trò, nhiệm vụ của
cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng, tiếp
tục công khai các thông tin về trình tự, thủ tục
trong thu hồi đất; kiến nghị mở lớp tập huấn
cho cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng,
UBND cấp xã và Mặt trận Tổ quốc các cấp,
trong đó lồng ghép các nội dung về quyền
TCTT trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư; tổ chức những buổi trao đổi, giới
thiệu với người dân về quyền TCTT trình
tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư để người dân nắm rõ và tự giác thực
hiện trên cơ sở đồng thuận
Biểu đồ 5. Chủ thể tiếp nhận và giải đáp ý kiến, phản ánh, khiếu nại
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 23(399) T12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_tiep_can_thong_tin_trong_thu_hoi_dat_boi_thuong_ho_tro.pdf