Quyền tự do báo chí trong luật báo chí năm 2016 và một số kiến nghị triển khai thi hành luật

Thứ ba, thực hiện tốt Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/2/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực hiện tốt Nghị định 09 sẽ giúp nâng cao tính chủ động, hạn chế tình trạng né tránh trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, góp phần giúp báo chí thông tin trung thực mọi lĩnh vực xã hội quan tâm. Đồng thời, giúp các cơ quan báo chí, nhà báo và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí tại Việt Nam có thêm những điều kiện thuận lợi, cũng như tự đề cao trách nhiệm, thận trọng trong tiếp cận và đăng tải các nguồn thông tin chính thức kịp thời và chính xác. Việc thực hiện tốt Nghị định 09 cũng góp phần nâng cao chất lượng thông tin của báo chí, đáp ứng nhu cầu minh bạch hóa thông tin, quyền tiếp cận thông tin của người dân, nâng cao trách nhiệm thông tin và giải trình Thứ ba, thực hiện tốt Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/2/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực hiện tốt Nghị định 09 sẽ giúp nâng cao tính chủ động, hạn chế tình trạng né tránh trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, góp phần giúp báo chí thông tin trung thực mọi lĩnh vực xã hội quan tâm. Đồng thời, giúp các cơ quan báo chí, nhà báo và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí tại Việt Nam có thêm những điều kiện thuận lợi, cũng như tự đề cao trách nhiệm, thận trọng trong tiếp cận và đăng tải các nguồn thông tin chính thức kịp thời và chính xác. Việc thực hiện tốt Nghị định 09 cũng góp phần nâng cao chất lượng thông tin của báo chí, đáp ứng nhu cầu minh bạch hóa thông tin, quyền tiếp cận thông tin của người dân, nâng cao trách nhiệm thông tin và giải trình

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền tự do báo chí trong luật báo chí năm 2016 và một số kiến nghị triển khai thi hành luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Huyền Phương* * ThS. Khoa Dân Vận, trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Tp. Hà Nội. Tóm tắt: Tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí là quyền cơ bản của con người. Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chí là các yếu tố hết sức quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó. Bài viết nêu nội dung cơ bản của quyền tự do báo chí trong Luật Báo chí năm 20161 và kiến nghị một số giải pháp để triển khai thi hành Luật hiệu quả. 1 Luật Báo chí năm 2016 được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Abstract: Freedom of press and freedom of discussions in the press are ones of the basic human rights in a developed society. Today, the freedom of speech and freedom of press are crucial factors for the stability and development of a nation, which is also the outstanding appearance of its notions and policies on the human rights. This article provides an outline of the concept of journalism, and the freedom of the press, and also basis analysis of the press freedom provisions embodied in the Press Law of 2016. Thông tin bài viết: Từ khóa: Quyền tự do báo chí, Luật Báo chí, triển khai thi hành Luật Báo chí Lịch sử bài viết: Nhận bài: 02/10/2017 Biên tập: 04/01/2018 Duyệt bài: 12/01/2018 Article Infomation: Keywords: Right on press freedom, Press Law Article History: Received: 02 Oct. 2017 Edited: 04 Jan. 2018 Appproved: 12 Jan. 2018 QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ TRONG LUẬT BÁO CHÍ NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT 1. Một số nội dung của quyền tự do báo chí trong Luật Báo chí năm 2016 Một là, quy định cụ thể về quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí của công dân Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Trên cơ sở quy định này, Luật Báo chí năm 2016 đã cụ thể hóa quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 44 Số 02(354) T01/2018 Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người, được thể hiện trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế năm 1966 về các Quyền dân sự, chính trị của Liên hiệp quốc. Quyền tự do báo chí được hiểu là việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân thông qua báo chí. Báo chí có vai trò là phương tiện để mọi công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Nội hàm của quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân đã được thể hiện trong các Điều 10 và Điều 11 Luật Báo chí năm 2016. Điều 10 giải thích cụ thể công dân có các quyền tự do báo chí sau: 1. Sáng tạo tác phẩm báo chí; 2. Cung cấp thông tin cho báo chí; 3. Phản hồi thông tin trên báo chí; 4. Tiếp cận thông tin báo chí; 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; 6. In, phát hành báo in. Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định cụ thể quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác. Hai là, quy định trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí nói riêng. Từ đó, đặt ra trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể, của tất cả các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức và các tổ chức trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan báo chí; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Cơ quan báo chí có trách nhiệm đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, mục đích và không có nội dung vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm của Luật Báo chí năm 2016; trong trường hợp không đăng, phát phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu; trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến. Ba là, quy định về giới hạn quyền tự do báo chí Các công ước quốc tế cũng như luật pháp của các nước đều coi tự do báo chí là một quyền cơ bản nhưng đó không phải là sự tự do tuyệt đối mà phải có một số giới hạn nhất định. Thực tế, hiếm khi một quốc gia thực hiện tự do báo chí một cách tuyệt đối mà có những giới hạn nhất định. Giới hạn này thường theo “nguyên tắc gây hại”, “nguyên tắc xúc phạm” hoặc xung đột với các quyền khác. Ở Việt Nam, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Cụ thể hóa điều này, Luật Báo chí năm 2016 liệt kê các hành vi, nội dung bị cấm thông tin trên báo chí như: đăng, phát thông tin chống Nhà nước, có nội dung xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; đăng, phát thông tin THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 45Số 02(354) T01/2018 có nội dung gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật... Để bảo đảm tương thích với các quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các luật khác, bảo đảm tính phù hợp và khả thi trong thực tế, Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung một số hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí như: thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng; kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án; thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em. Bốn là, quy định rõ quyền tiếp cận thông tin của báo chí Việc được đảm bảo tối đa quyền tiếp cận thông tin của nhà báo, nhất là thông tin nhà nước, có vai trò quan trọng cho tự do báo chí nói riêng cũng như xây dựng nền dân chủ nói chung. Về cơ bản, mục đích chính của báo chí giúp tìm ra sự thật, hỗ trợ cho quá trình giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách đưa ra các căn cứ và ý kiến làm tiền đề cho việc đưa ra quyết định. Thực tế đã chứng minh rằng, việc báo chí nói riêng và công chúng nói chung được tiếp cận các thông tin của Nhà nước đã góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của Nhà nước trước người dân. Luật Báo chí năm 2016 đã quy định cụ thể quyền tiếp cận thông tin của báo chí, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Theo đó, trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin. Đối với vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố mà chưa được xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin. Cơ quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ người cung cấp thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm cử người phát ngôn, thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ và đột xuất, bất thường (Điều 38). Năm là, mở rộng đối tượng thành lập cơ quan báo chí Thực tế cho thấy, các cơ quan báo chí không chỉ do các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội mà còn do rất nhiều tổ chức khác thành lập. Việc một số tổng công ty, tập đoàn kinh tế, các trường học, viện nghiên cứu và các tổ chức khác có nhu cầu xuất bản báo chí để phổ biến kinh THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 46 Số 02(354) T01/2018 nghiệm, thành tựu khoa học kỹ thuật hoặc thông tin giải trí là rất chính đáng. Vì vậy, Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học như: cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tương đương trở lên (Điều 14). Quy định này cũng cho phép các cơ sở giáo dục, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc loại hình tư thục, có đầu tư của nước ngoài được phép ra tạp chí khoa học. Sáu là, quy định cụ thể về cải chính trên báo chí Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung một số quy định mới về cải chính nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị báo chí thông tin sai sự thật, như: đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí; lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính (Điều 42). 2. Một số kiến nghị triển khai thi hành Luật Báo chí năm 2016 Luật Báo chí năm 2016 đã nhận được 2 Đặng Thị Thu Hương, “Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam”, haiduong.org.vn/ViewDetail.aspx?nID=697 3 Huy Long - Ngọc Thành - Thùy Dung, Khi công luận lên tiếng: Vì sao số vụ nhà báo bị hành hung không giảm?, http:// nguoilambao.vn/vi-sao-so-vu-nha-bao-bi-hanh-hung-khong-giam-n3751.html sự quan tâm, hoan nghênh của những người làm báo và toàn xã hội. Để triển khai thi hành Luật Báo chí năm 2016 và quyền tự do báo chí được thực hiện hiệu quả trên thực tế, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau: Thứ nhất, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai việc xây dựng các nghị định, thông tư để phục vụ tốt cho việc đưa Luật Báo chí năm 2016 vào cuộc sống. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu để ban hành một số nghị định, thông tư hướng dẫn trên một số lĩnh vực như: xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí; quảng cáo trên báo chí; liên kết trong hoạt động báo chí; họp báo; hoạt động hợp tác của cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài; hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Thứ hai, tăng cường hiệu lực thi hành của pháp luật, tạo điều kiện cho báo chí thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình. Hiện nay, tình trạng vi phạm Luật Báo chí vẫn có xu hướng gia tăng, gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp của các nhà báo, nhất là khi nhà báo thực hiện những tác phẩm báo chí đấu tranh chống tiêu cực. Năm 2012, Dự án “Nghiên cứu truyền thông: các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển thực hiện, đã đưa ra kết quả: 87,9% trong tổng số hơn 400 nhà báo tham gia điều tra xã hội học cho biết đã từng bị cản trở dưới nhiều hình thức, đa phần trong số họ là các nhà báo viết về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đấu tranh chống tham nhũng2. Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, trong khoảng 5 năm trở lại đây, có khoảng 50 vụ tấn công nhà báo3. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2017, đã có 5 vụ hành hung, đe dọa, lăng mạ phóng viên THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 47Số 02(354) T01/2018 được các cơ quan báo chí đưa tin4. Đáng ngại hơn, các vụ cản trở, hành hung vẫn xảy ra khi đương sự biết rõ người bị tấn công là nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp. Do vậy, cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Báo chí, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát huy hiệu quả giám sát, phản biện xã hội. Thứ ba, thực hiện tốt Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/2/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực hiện tốt Nghị định 09 sẽ giúp nâng cao tính chủ động, hạn chế tình trạng né tránh trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, góp phần giúp báo chí thông tin trung thực mọi lĩnh vực xã hội quan tâm. Đồng thời, giúp các cơ quan báo chí, nhà báo và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí tại Việt Nam có thêm những điều kiện thuận lợi, cũng như tự đề cao trách nhiệm, thận trọng trong tiếp cận và đăng tải các nguồn thông tin chính thức kịp thời và chính xác. Việc thực hiện tốt Nghị định 09 cũng góp phần nâng cao chất lượng thông tin của báo chí, đáp ứng nhu cầu minh bạch hóa thông tin, quyền tiếp cận thông tin của người dân, nâng cao trách nhiệm thông tin và giải trình 4 Duy Khương - Như Trường, Cùng nhìn lại những vụ nhà báo bị hành hung, cản trở khi tác nghiệp từ đầu năm 2017 đến nay, 2017-den-nay-d51870.html 5 Điều 8. Hội Nhà báo Việt Nam 1. Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội. 2. Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; d) Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cho hội viên; e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí; g) Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; h) Tổ chức giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí chất lượng cao, có hiệu quả xã hội tích cực. của các cơ quan hành chính nhà nước. Thứ tư, thực hiện tốt Quy định đạo đức người làm báo. Cụ thể hóa Điều 8 Luật Báo chí năm 20165, ngày 16/12/2016, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký Quyết định số 483/QĐ-HNBVN ban hành Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đây là các chuẩn mực rất cụ thể và thiết thực nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp. Để thực hiện tốt Quy định, các cấp Hội Nhà báo cần phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức cho toàn thể hội viên và người làm báo học tập Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, đồng thời tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Luật Báo chí năm 2016. Từng cơ quan báo chí, từng tổ chức Hội trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của mình, có thể tiếp tục bổ sung, xây dựng và thực hiện Nội quy, Quy chế, Quy ước riêng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện 10 Quy định chung về đạo đức nghề nghiệp. Thứ năm, thực hiện nghiêm túc việc cải chính trên báo chí. Thực tế hiện nay cho thấy, việc thực hiện cải chính của một số cơ quan báo chí chưa nghiêm túc. Khi thông tin sai sự thật, xúc phạm đến tổ chức, cá nhân, được phát hiện và có yêu cầu cải chính nhưng một số cơ quan báo chí vẫn im lặng hoặc cải chính bằng cách "nói lại cho rõ", THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 02(354) T01/2018 thậm chí có hiện tượng "cửa quyền" khi đưa tin sai sự thật nhưng không cải chính. Mặt khác, một số cá nhân vẫn ngộ nhận rằng, khi báo chí “lỡ” thông tin sai sự thật mà đã cải chính rồi thì coi như hết trách nhiệm. Nhưng không thể “hết trách nhiệm” được nếu hậu quả của thông tin ấy gây thiệt hại nghiêm trọng và việc xin lỗi, cải chính không thể bù đắp được tổn thất vật chất và tinh thần. Về nguyên tắc, trong những trường hợp này, dù báo chí có cải chính rồi, người bị thiệt hại vẫn có quyền khiếu nại lên trên hoặc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bồi thường dân sự 6 Ngày 1/8/2017, Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam chính thức đưa thiết bị theo dõi các báo điện tử gỡ bài, sửa bài vào sử dụng. Đến ngày 13/8/2017 thiết bị đã phát hiện việc gỡ 79 tin, bài khỏi 35 báo điện tử, trang thông tin điện tử, trong đó có 6 báo địa phương. Trong 79 tin, bài bị gỡ có 32 bài có nội dung phản ánh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Cũng từ đầu tháng 8/2017 đến nay, Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam đã tiến hành theo dõi trên 100 báo điện tử, một số trang thông tin điện tử được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Đến cuối tháng 8/2017, Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tiến hành theo dõi hầu hết các báo điện tử và một số trang thông tin điện tử được cấp phép qua thiết bị này. Theo: bai-tren-bao-dien-tu-de-quan-ly-bao-chi-hieu-qua_n22831.html. 7 Hồng Quang, “Kiên quyết chống những biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực báo chí”, htri/item/34490102-kien-quyet-chong-nhung-bieu-hien-tieu-cuc-trong-linh-vuc-bao-chi-ky-1.html hoặc yêu cầu khởi tố hình sự. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm túc việc cải chính trên báo chí6. Mỗi tòa soạn cần có quy chế rõ ràng cho việc đăng và gỡ bài (nhất là trên trang điện tử), phân công người trực tiếp chịu trách nhiệm. Khi có bài cần gỡ bỏ, phải cung cấp thông tin đầy đủ để người đọc có thể nắm bắt lý do. Trong trường hợp có đủ bằng chứng về loại bài “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, “đánh hội đồng” thì phải xử lý theo quy định của pháp luật7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Duy Chiến (2014), Nhiều Tổng biên tập không phải là nhà báo, 3. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao động, Hà Nội. 4. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí - truyền thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Fred S. Siebert, Thedore Peterson, Wilbur schram (2014), Bốn học thuyết truyền thông (người dịch Lê Ngọc Sơn), Nxb. Tri thức, Hà Nội. 6. Jane Kirtley (2010), Sổ tay Luật truyền thông, Ấn phẩm của Chương trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Hà Nội. usembassy.gov. 7. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2007), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Phí Thị Thanh Tâm (2012), Tự do báo chí qua các bản Hiến pháp và một số kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, Tạo chí Nghiên cứu Lập pháp (số 24 năm 2012), tr.15-21. 9. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 10. Thu Thảo (2015), Dự thảo Luật Báo chí: Cân nhắc quy định về quyền tự do ngôn luận, 11. Vũ Duy Thông (chủ biên) (2004), Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ cán bộ báo chí hiện nay, Đề tài khoa học, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Hà Nội. 12. Trung tâm nghiên cứu Quyền con người, quyền công dân thuộc Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người - Tuyển tập thế giới và Việt Nam, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 49Số 02(354) T01/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_tu_do_bao_chi_trong_luat_bao_chi_nam_2016_va_mot_so_ki.pdf
Tài liệu liên quan