Luật Việt Nam
Bản án sự vụ và án lệ. Điều 1
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày
28/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao (TANDTC) quy định: “Án
lệ là những lập luận, phán quyết trong bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng
Thẩm phán TANDTC lựa chọn và được
Chánh án TANDTC công bố là án lệ để các
Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.
Như vậy, án lệ ở Việt Nam, cũng
như án lệ ở các nước, hình thành từ cách
xét xử của Toà án. Nhưng, khác với án lệ
các nước, án lệ ở Việt Nam ra đời theo một
quy trình chặt chẽ và phức tạp với vai trò
trung tâm chủ động của Hội đồng thẩm phán
TANDTC. Để được chọn làm án lệ, bản
án, quyết định của Toà án được đề xuất với
TANDTC thông qua Vụ Pháp chế và Quản
lý khoa học; sau đó, bản án, quyết định liên
quan được công bố để lấy kiến rộng rãi của
toàn xã hội, nhất là của giới luật gia, trước
khi được một cơ quan gọi là Hội đồng Tư
vấn án lệ cân nhắc, lựa chọn để đề xuất với
Hội đồng thẩm phán TANDTC thông qua và
được Chánh án TANDTC công bố.
Nếu không được lựa chọn để hoàn
chỉnh về nội dung theo quy trình hình thành
án lệ, thì bản án, quyết định của Tòa án, dù
ở cấp xét xử nào, chỉ là bản án, quyết định
thông thường.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền và nghĩa vụ giải thích luật của toà án - Từ góc nhìn luật so sánh và trong bối cảnh áp dụng bộ luật dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Giải thích luật là việc sử dụng các công cụ phân tích thích hợp để
tìm hiểu và làm sáng tỏ nội dung của một quy định trong văn bản
luật, nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng quy định ấy trong thực
tiễn một cách hợp lý. Việc giải thích luật là cần thiết trong điều
kiện luật có những khuyết tật cố hữu và không phải trong trường
hợp nào cũng có thể được áp dụng bằng cách chỉ dựa vào ngôn từ
được dùng để diễn đạt quy định. Với tư cách là người được giao
nhiệm vụ xử lý các vụ, việc theo quy định của luật, thẩm phán đưa
ra phán quyết xử lý nhân danh Nhà nước trên cơ sở áp dụng luật
và không có quyền từ chối xét xử với lý do không có luật. Bởi vậy,
thẩm phán có quyền và nghĩa vụ giải thích luật. Trong bối cảnh áp
dụng Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền và nghĩa vụ giải thích luật
của thẩm phán có những đặc điểm đáng chú ý.
Nguyễn Ngọc Điện*
* Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hải ngoại (Pháp); PGS.TS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Abstract
Interpretation of law might be defined as the use of appropriate
scientific analysis instruments to study and clarify the content of
legal provision in order to facilitate its reasonable application. The
interpretation of law is indispensable owing to the fact that law has
inevitable defects as well as it is not literally applicable in all cases.
In his capacity as the person entrusted by law to conduct a trial, the
judge is obliged to say what to do in the case in accordance with
law and must not refuse to say under the pretext of silence of law.
By way of consequence, the judge has the right and the obligation
as well to interpret law.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Giải thích luật, Tiền lệ, Án lệ.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 29/05/2018
Biên tập : 06/06/2018
Duyệt bài : 13/06/2018
Article Infomation:
Keywords: Interpretation of law,
Precedent, Caselaw
Article History:
Received : 29 May 2018
Edited : 06 Jun 2018
Approved : 13 Jun 2018
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIẢI THÍCH LUẬT CỦA TOÀ ÁN - TỪ GÓC NHÌN LUẬT SO SÁNH
VÀ TRONG BỐI CẢNH ÁP DỤNG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Giải thích luật từ góc nhìn luật học
so sánh. Giải thích luật, theo quan niệm
được chấp nhận trong khoa học luật, là việc
sử dụng các công cụ phân tích thích hợp để
tác động vào một quy định của văn bản luật,
nhằm làm sáng tỏ nội dung của quy định ấy,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quy
định trong thực tiễn.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 12(364) T6/2018
Vấn đề giải thích luật được đặt ra, như
là một vấn đề quan trọng về phương diện
hoàn thiện hệ thống các nguồn luật, trong
bối cảnh thực tiễn pháp lý đặc trưng bởi hai
yếu tố:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật được xây
dựng với trụ cột lớn nhất là luật thành văn
hay còn gọi là văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL). Nhà nghiên cứu, nhà thực hành,
đặc biệt là thẩm phán Tòa án, không được
trao chức năng tạo ra chuẩn mực ứng xử1.
Yếu tố này có tác dụng lý giải tại sao vấn
đề giải thích luật được đặt ra với sự quan
tâm đặc biệt ở các nước chịu ảnh hưởng của
văn hoá pháp lý Latinh so với các nước theo
văn hoá pháp lý Anh - Mỹ. Ở các nước theo
truyến thống luật Anh - Mỹ, luật thành văn
cũng là một nguồn của luật, nhưng không
giữ vai trò quan trọng như ở các nước theo
văn hoá pháp lý Latinh. Tòa án tạo ra chuẩn
mực trong quá trình xét xử gọi là precedent
hoặc caselaw, mà giới luật gia Việt Nam
thường dịch là án lệ2. Một trong những căn
cứ để tạo ra án lệ là giải thích các quy định
của luật thành văn; ngoài ra, thẩm phán có
thể tự mình suy nghĩ, lập luận theo lẽ công
bằng để đề ra giải pháp cho vấn đề cụ thể mà
mình được yêu cầu giải quyết3.
Thứ hai, Tòa án không có quyền từ
chối xét xử với lý do không có luật. Thẩm
phán được xác định là chỗ dựa tối hậu của
xã hội, của chủ thể trong trường hợp xảy ra
xung đột, tranh chấp cần được phân xử. Một
1 Ở Pháp, “thẩm phán chỉ có thiên chức nói luật chứ không có thiên chức tạo ra luật (Le juge a pour vocation de dire le
droit non de le créer): G. Cornu, Droit civil – Introduction. Les personnes. Les biens, Montchrestien, Paris, 1990, tr.
146. Trong thời kỳ đầu sau cuộc Cách mạng Tư sản, người Pháp cho rằng với nguyên tắc phân quyền, thì chỉ có Nghị
viện là cơ quan duy nhất có quyền đề ra quy tắc ứng xử gọi là luật, cơ quan xét xử chỉ có quyền áp dụng luật; nếu luật
không rõ hoặc thiếu sót, thì phải hỏi nhà làm luật, yêu cầu giải thích. Tuy nhiên, quan niệm có phần cực đoan này không
được duy trì lâu, bởi nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi câu chữ của luật, thì thẩm phán không tài nào xử được tất cả các vụ
tranh chấp, xung đột rắc rối trong thực tiễn: J. Ghestin và G. Goubeaux, Droit civil – Introduction générale, L.G.D.J,
Paris, 1986, tr. 380.
2 Thật ra từ “án lệ” chỉ thích hợp để dịch từ precedent; caselaw thực sự là chuẩn mực có tính ràng buộc, như luật, hình
thành từ thực tiễn xét xử và là một nguồn luật đích thực, chứ không chỉ là “lệ”.
3 Án lệ trong luật của Anh được xây dựng theo một trình tự nghiêm ngặt với các điều kiện tương đối khắt khe: tham khảo:
R. Cross và J.W Harris, Precedent in English Law, Clarendon Press, London, 1991, tr. 15 và kế tiếp. Xem tiếp trong
phần sau bài viết này.
4 Xem lại footnote 1 trên đây.
khi được yêu cầu phân định đúng sai trong
một vụ tranh chấp trong điều kiện mọi nỗ
lực hoà giải đều đi vào bế tắc, thẩm phán có
trách nhiệm nêu chính kiến của mình với tư
cách là là người phán xử. Đưa ra phán quyết
nhân danh công lý, thẩm phán có quyền,
đồng thời có nghĩa vụ khẳng định cách giải
quyết của mình đối với vấn đề đặt ra ngay cả
trong trường hợp không có luật.
Giải thích luật trong luật Việt Nam.
Trong một thời kỳ dài, chức năng giải thích
luật của thẩm phán ở Việt Nam không được
thừa nhận. Điều này được cho là có nguồn
gốc sâu xa từ nền tảng triết lý đặc thù của
khái niệm quyền chủ thể, chứ không phải
do áp dụng cơ học nguyên tắc phân quyền
như ở Pháp trong thời kỳ đầu sau cuộc Cách
mạng Tư sản4. Thay vì được tự do làm tất
cả những gì pháp luật không cấm, chủ thể
quan hệ pháp luật chỉ được làm những gì
pháp luật cho phép. Quyền chủ thể là những
quyền được pháp luật định danh và xác định
điều kiện, thể thức thực hiện. Trong cuộc
sống dân sự, người dân ứng xử, giao tiếp
dưới sự giám sát của công quyền; các giao
dịch giữa tư nhân liên quan đến tài sản, đặc
biệt là tài sản có giá trị lớn phải được sự cho
phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
mới có thể được thực hiện.
Từ tư tưởng chủ đạo đó, VBQPPL
được nhìn nhận là nguồn chính thức của
luật, thậm chí là nguồn chuẩn mực duy
nhất chi phối đời sống xã hội và được bảo
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 12(364) T6/2018
đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền
lực công. Được trao chức năng xét xử nhân
danh Nhà nước, thẩm phán chỉ có quyền dựa
vào luật thành văn và phải áp dụng quy định
của pháp luật theo đúng câu chữ, chứ không
được phép tìm cách diễn giải theo ý riêng.
Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc
giải quyết một vấn đề nào đó, đặc biệt là do
luật không có quy định liên quan, thì Tòa án
cấp dưới xin ý kiến của Tòa án cấp trên; nếu
toà cấp trên có thẩm quyền cũng không xác
định được căn cứ pháp lý trong luật viết để
giải quyết vấn đề, thì Tòa án có trách nhiệm
(và có quyền) từ chối xét xử5.
Quá trình đổi mới và hội nhập của đất
nước đồng thời cũng là quá trình điều chỉnh
quan niệm về quyền chủ thể theo hướng
tiệm cận với quan niệm chung được thừa
nhận ở các nền dân chủ. Dần dần, quyền
chủ thể được hiểu là sự thể hiện quyền tự do
của công dân, đã được hiến định, trong cuộc
sống dân sự và trong một xã hội có tổ chức.
Việc ban hành Bộ luật Dân sự (BLDS) năm
2015 đánh dấu bước ngoặt trong quá trình
chuyển biến về nhận thức của người làm luật
về cơ sở triết học của quyền chủ thể, được
nhận biết trong BLDS dưới tên gọi quyền
dân sự.
Tư tưởng chủ đạo của pháp luật dân
sự là cá nhân, pháp nhân được làm tất cả
những gì pháp luật không cấm (BLDS Điều
3 khoản 2). Sự cấm đoán của pháp luật, về
phần mình, chỉ nhằm mục đích bảo vệ lợi
ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích chính
đáng của chủ thể khác (Điều 3 khoản 4) hạn
chế. Mặt khác việc hạn chế quyền của cá
nhân, pháp nhân phải được luật quy định và
5 Trong một thời kỳ dài, các toà án từ chối xét xử các tranh chấp về hụi. Trong trường hợp có đủ các dấu hiệu của hành vi
lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, thì các cơ quan chức năng tiến hành truy cứu trách nhiệm hình
sự và giải quyết các hậu quả liên quan đến tài sản như một phần của vụ án hình sự.
6 Ví dụ, án lệ số 14/2017/AL ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017 của Chánh án Toà án nhân
dân tối cao. Sự việc được nêu ra tại án lệ liên quan đến cách hiểu các điều 125 và 470 BLDS năm 2005 về giao dịch
có điều kiện và tặng cho tài sản có điều kiện. Với câu chữ của các điều luật, người ta có thể nói rằng điều kiện của giao
dịch, cũng như của hợp đồng tặng cho phải là một phần nội dung của giao dịch, của hợp đồng và phải được xác lập cùng
một lúc với việc xác lập giao dịch, hợp đồng; nhưng mặt khác, cũng có thể hiểu rằng luật không cấm việc xác lập điều
kiện đối với giao dịch, hợp đồng theo một thoả thuận riêng biệt. Toà án đã chọn cách hiểu thứ hai.
chỉ được ghi nhận trong các trường hợp thật
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khoẻ của cộng đồng (Điều 2 khoản 2).
Trong quan hệ dân sự, để bảo đảm sự
tôn trọng đối với quyền tự do của cá nhân,
pháp nhân, đặc biệt trong trường hợp có
tranh chấp, xung đột, việc đánh giá chất
lượng hành vi của chủ thể dưới ánh sáng của
luật để xem liệu hành vi đó có bị cấm, bị hạn
chế phải được thực hiện một cách thận trọng
và nhất là phải có căn cứ khoa học, đạo lý.
Nói cách khác, thẩm phán từ nay
không chỉ làm công việc đơn giản là áp dụng
điều luật theo đúng câu chữ; trong trường
hợp cần thiết, thẩm phán phải tìm hiểu nội
hàm của quy định, thông qua hoạt động phân
tích luật, để xác định liệu có thể sử dụng
điều luật làm căn cứ xây dựng giải pháp cho
vấn đề pháp lý liên quan. Trong trường hợp
một điều luật có thể được hiểu theo nhiều
cách, thì quan điểm của thẩm phán về cách
hiểu điều luật thật sự là kết quả giải thích
của thẩm phán đối với điều luật đó6.
1. Ý nghĩa của việc giải thích luật của
thẩm phán
1.1 Luật so sánh
Làm rõ, hoàn thiện và vận dụng luật
thành văn. Trong điều kiện luật thành văn
được cho là nguồn chủ đạo của luật, là căn
cứ chủ yếu để xử lý các vấn đề pháp lý nảy
sinh trong đời sống xã hội, thì việc giải thích
luật của thẩm phán có thể được nhìn nhận là
cách mà luật thành văn được vận dụng vào
hoàn cảnh cụ thể.
Theo học thuyết pháp lý của Pháp, kết
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 12(364) T6/2018
quả giải thích luật của thẩm phán không chỉ
đơn thuần là làm lộ ra ý nghĩa đích thực của
điều luật viết. Trong nhiều trường hợp, thẩm
phán đứng giữa và nghe đề xuất khác nhau
của hai bên trong cuộc tranh chấp pháp lý
(đúng hơn nữa là các luật sư của hai bên) về
cách hiểu một điều luật. Việc thẩm phán thừa
nhận một cách hiểu nào đó và dùng cách hiểu
đó làm căn cứ giải quyết vấn đề đặt ra, về
mặt kỹ thuật, được cho là kết quả phân tích
điều luật từ một góc nhìn đặc thù. Về phương
diện khoa học, kết quả đó mang một trong ba
ý nghĩa: góp phần làm rõ và hoàn thiện luật
thành văn trong tình trạng mập mờ hoặc thiếu
sót; loại bỏ sự mâu thuẫn giữa các quy định
của luật; vận dụng quy định của luật trong
hoàn cảnh xã hội có thay đổi.
Tự do trong việc sử dụng phương
pháp phân tích luật. Phương pháp phân
tích được thẩm phán sử dụng phổ biến nhất
được gọi là phân tích câu chữ hay phân tích
chú giải (exegesis)7. Tư tưởng chủ đạo của
phương pháp này là luật viết chứa đựng đầy
đủ các quy tắc chi phối quan hệ xã hội trong
mọi trường hợp. Bởi vậy, trong điều kiện
câu chữ của luật có giới hạn, có thể sử dụng
nhiều công cụ khác nhau trong trường hợp
cần thiết để mổ xẻ, đi xuyên qua câu chữ
của luật mà phát hiện các quy tắc người làm
luật gửi gắm trong văn bản luật. Các công cụ
phân tích theo phương pháp này rất đa dạng:
biện luận tương tự (reasoning by analogy),
suy lý nghịch (a contrario reasoning), suy
lý mạnh (a fortiori reasoning), quy nạp
và diễn dịch (reasoning by induction and
deduction), dựa vào các nguyên tắc phổ quát
(general principles), dựa vào các công trình
7 XemG. Cornu, Droit civil – Introduction. Les personnes. Les biens, đã dẫn, tr. 125 và kế tiếp.
8 Theo khoản 1 Điều 296 BLDS quy định: “một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có
giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Quy định này chỉ mang ý nghĩa cảnh báo, đặc biệt là đối với chủ nợ có bảo đảm. Khi giao kết việc bảo đảm bằng tài
sản, thì chủ nợ phải tìm hiểu xem liệu tài sản có đang được dùng để bảo đảm nghĩa vụ khác; nếu có, thì phải xem khả
năng bảo đảm còn lại của tài sản. Tất cả nhằm mục đích giúp chủ nợ nhận diện rủi ro, chứ không nhằm áp đặt bất kỳ
giới hạn nào. Nếu không hiểu đúng tinh thần của điều luật, thẩm phán có thể sẽ đi đến chỗ tuyên bố vô hiệu một giao
dịch bảo đảm có tác dụng làm cho tổng số nợ được bảo đảm lớn hơn giá trị tài sản bảo đảm.
thực hiện trong khuôn khổ biên soạn và
hoàn thiện dự thảo văn bản luật (preparatory
documents),
Bên cạnh phương pháp phân tích câu
chữ, phương pháp phân tích lịch sử cũng
được sử dụng mỗi khi cần phân tích để vận
dụng tinh thần của một điều luật đã được
ban hành từ lâu vào hoàn cảnh mới có nhiều
thay đổi. Ngoài ra, nếu cần, người Pháp dựa
vào phương pháp gọi là tự do nghiên cứu
khoa học (free scientific reasearch), cho
phép vượt qua khuôn khổ chật hẹp của câu
chữ của luật để tìm kiếm giải pháp. Việc lựa
chọn phương pháp phân tích luật là việc của
thẩm phán. Luật không xác định một thứ tự
ưu tiên các phương pháp được sử dụng.
1.2 Luật Việt Nam
Tương đồng về các vấn đề liên quan
đến chất lượng của luật. Trong chừng
mực nào đó, quan niệm của người Pháp về
ý nghĩa của kết quả giải thích luật cũng có
thể được chấp nhận ở Việt Nam. Thực tiễn
cho thấy những vấn đề liên quan đến việc
áp dụng luật ở Việt Nam cũng tương tự như
ở Pháp: luật có thể mập mờ, thiếu sót, mâu
thuẫn,
Tình trạng mập mờ của luật có nhiều
nguyên nhân: do người làm luật bị cuốn
theo dòng suy nghĩ đặc thù khi biên soạn
và không chú ý đến việc tương tác để làm
rõ ý của mình; do người làm luật quen với
môi trường nghề nghiệp và sử dụng thuật
ngữ theo thói quen; do người làm luật quen
dùng ngôn từ địa phương khi giao tiếp8;...
Tình trạng thiếu sót của luật cũng có nhiều
nguyên nhân nữa: do người làm luật bị hạn
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 12(364) T6/2018
chế tầm nhìn, không dự kiến được tình
huống đặc thù; do cuộc sống xã hội sau thời
gian luật được áp dụng có nhiều biến chuyển
và làm phát sinh tình huống, vấn đề mới;
Tình trạng mâu thuẫn giữa các quy
định của luật liên quan đến cùng một vấn
đề thường là do thiếu sự kết hợp giữa các
cơ quan đảm nhận công việc biên soạn luật,
thậm chí giữa các nhóm công tác trong
khuôn khổ một dự án luật9. Bên cạnh đó, là
sự mâu thuẫn mang tính “kỹ thuật”, chẳng
hạn mâu thuẫn giữa ngoại lệ và nguyên tắc,
giữa luật chuyên ngành và luật chung.
Sử dụng phương pháp phân tích luật
theo thứ tự luật định. Tuy nhiên, về phương
pháp phân tích luật, thẩm phán ở Việt Nam
dường như không được tự do lựa chọn như
thẩm phán ở Pháp. Luật chủ động ấn định
một thứ tự ưu tiên các căn cứ mà thẩm phán
phải dựa vào trong trường hợp không thể áp
dụng luật thành văn một cách trực tiếp để giải
quyết vụ việc, như quy định tại Điều 6 BLDS:
“1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm
vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên
không có thỏa thuận, pháp luật không có quy
định và không có tập quán được áp dụng thì
áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh
quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng
tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1
Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của
Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”.
Với các quy định như trên, thì tập quán
là chỗ dựa đầu tiên trong trường hợp không
có luật. Áp dụng tương tự pháp luật là phương
9 Theo quy định của Điều 273 BLDS, một khi quyền bề mặt chấm dứt thì người đã từng có quyền bề mặt phải xử lý tài
sản và bàn giao mặt đất, mặt nước, không gian, lòng đất cho người có quyền sử dụng đất. Nói nôm na là người này phải
dọn dẹp tài sản của mình; nếu không, thì các tài sản ấy thuộc sở hữu của người có quyền sử dụng đất. Nhưng mặt khác,
phải hiểu rằng tài sản thuộc sở hữu bề mặt (nhà cửa, công trình xây dựng khác, cây trồng,..) là bất động sản. Nếu người
có quyền bề mặt không dọn dẹp, thì có nghĩa là người này từ bỏ các tài sản ấy. Theo khoản 1 Điều 228 BLDS, tài sản
mà chủ sở hữu từ bỏ là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
10 Xem R. Cross và J.W Harris, Precedent in English Law, đd, tr. 25 và kế tiếp; P. Watford, R. Chen và M. Basile, The
Crafting Precedent – Book Review of the Law of Judicial Precedent, Harvard Law Review, 2017, quyển 131:543, tr.
543 đến 580.
pháp được cân nhắc trước hết một khi cả tập
quán cũng không có quy tắc cần thiết. Lần
lượt sau đó là các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng.
Để định hướng cho thẩm phán trong
việc xây dựng căn cứ giải quyết các vụ,
việc được thụ lý, người làm luật can thiệp
sâu vào việc định dạng các nguồn chuẩn
mực ngoài luật. Cụ thể, người làm luật đưa
ra định nghĩa tập quán tại khoản 1 Điều 5
BLDS và thiết lập các tiêu chí lựa chọn
tập quán tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Tố
tụng dân sự (TTDS); việc áp dụng tương tự
pháp luật được tái khẳng định trong Bộ luật
TTDS là biện pháp được sử dụng chỉ trong
trường hợp tập quán không có quy tắc cần
thiết (khoản 2 Điều 45). Đặc biệt, thuật ngữ
án lệ được chính thức sử dụng để chỉ những
lập luận, phán quyết được lựa chọn từ các
bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật, theo một quy trình chặt chẽ. Còn
lẽ công bằng cũng được định nghĩa chính
thức tại khoản 3 Điều 45 Bộ luật TTDS.
2. Giá trị pháp lý của kết quả phân
tích luật
2.1 Trong luật so sánh
2.1.1 Luật của Anh
Ratio decidendi và obiter dictum10.
Ở các nước theo Thông luật (Common Law)
bản án hoặc quyết định của Tòa án, về nội
dung pháp lý, được chia thành hai phần -
phần lý do của quyết định (ratio decidendi)
và phần giải thích của thẩm phán về phạm
vi áp dụng của quyết định tuỳ theo đặc điểm
của trường hợp (obiter dictum).
Trong phần ratio decidendi, thẩm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 12(364) T6/2018
phán chỉ ra các sự kiện được xác định là
chứng cứ trong vụ án, sau đó chỉ ra quy tắc
cần được áp dụng để xử lý hậu quả của các
sự kiện, rồi đề ra quyết định giải quyết vấn
đề trên cơ sở quy tắc đó. Trong phần obiter
dictum, thẩm phán nêu quan điểm về việc
xác định nội dung của quyết định giải quyết
vấn đề trong trường hợp nội dung của các sự
kiện có khác biệt so với các sự kiện cụ thể
trong vụ án.
Trong điều kiện thẩm phán có quyền
tạo ra luật, thì phần ratio decidendi không
nhất thiết là kết quả phân tích, giải thích một
quy định của luật thành văn. Đó có thể là
một quy tắc của tập quán hoặc của tiền lệ
xét xử.
Hiệu lực của bản án hoặc của quyết
định của thẩm phán về phương diện
nguồn luật. Ở Anh, các bản án hoặc quyết
định của Tòa án, như đã nói ở trên, trở thành
các tiền lệ xét xử (judicial precedent). Trong
trường hợp có tranh chấp, xung đột có cùng
tính chất, nội dung, thì trên nguyên tắc, bất
kỳ ai cũng có thể viện dẫn tiền lệ để đòi hỏi
thẩm phán cùng cấp hoặc cấp dưới phải xử
vụ việc tương tự theo cùng một cách. Quyền
viện dẫn tiền lệ được cho là xuất phát từ Lẽ
công bằng (Equity) ràng buộc người cầm
cân nảy mực theo quy tắc “tiền lệ phải được
tôn trọng” - stare decisis: một người đã được
hưởng cách xét xử như thế, thì không lý do
gì người khác không được hưởng cùng một
cách xét xử trong trường hợp tương tự.
Tuy nhiên, tiền lệ xây dựng bởi một
Tòa án địa phương cấp cơ sở không có hiệu
lực ràng buộc như chuẩn mực đối với bất kỳ
Tòa án nào. Thay vào đó, các quan điểm, lập
luận của thẩm phán toà sơ cấp có tính thuyết
phục (persuasive authority), nghĩa là có thể
được các thẩm phán tham khảo để xét xử đối
với các vụ việc tương tự.
Về hiệu lực ràng buộc của bản án,
quyết định của Tòa án cấp cao, Toà phúc
11 Tham khảo G. Cornu, sđd, tr. 166.
thẩm và Tòa án tối cao (House of Lords),
cần phân biệt giữa ratio decidendi và obiter
dictum.
Ratio decidendi có hiệu lực ràng buộc
(binding authority) như luật. Cách lập luận
và giải pháp đề ra trong bản án trở thành quy
tắc và có hiệu lực ràng buộc đối với các thẩm
phán cùng cấp và các cấp toà thuộc quản hạt
tư pháp theo nguyên tắc stare decisis.
Trái lại, các obiter edictum chỉ có giá
trị tham khảo, định hướng đối với các thẩm
phán. Trong trường hợp thụ lý vụ việc có
tính chất, đặc điểm như được mô tả trong
phần obiter dictum, thì thẩm phán có thể ghi
nhận cách giải quyết của thẩm phán trước đó
như một kinh nghiệm.
2.1.2 Trong luật của Pháp
Bản án sự vụ, án lệ sự vụ và án lệ
nguyên tắc. Nội dung bản án hoặc quyết
định của Tòa án ở Pháp, ngoài án được tuyên,
cũng được chia thành hai phần - phần mô tả
sự việc và phần nhận định. Trong phần mô
tả sự việc, thẩm phán nêu ra các yếu tố của
sự việc mà giá trị chứng cứ (của các yếu tố
đó) được thừa nhận. Trong phần nhận định,
thẩm phán dẫn ra điều luật có liên quan và
đưa ra các lập luận cần thiết cho phép áp
dụng điều luật trong trường hợp cụ thể. Về
phương diện giải thích luật, các lập luận của
thẩm phán được nhìn nhận như là cách thẩm
phán hiểu điều luật được sử dụng là căn cứ
giải quyết vấn đề đặt ra trong tình huống
được xem xét.
Ở góc nhìn án lệ, bản án hoặc quyết
định của Tòa án được chia thành ba cấp
độ11. Có những bản án, quyết định mang
tính sự vụ, chỉ giải quyết những vấn đề đặc
thù, không có hoặc ít có khả năng được đặt
lại trong thực tiễn. Có những bản án, quyết
định liên quan đến những vấn đề đặc thù,
nhưng được lặp đi lặp lại trong thực tiễn và
các thẩm phán có xu hướng giải quyết theo
cùng một cách, thì trở thành án lệ. Đặc biệt,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 12(364) T6/2018
có những bản án, quyết định có nội dung lập
luận và giải pháp như nhau đối với cùng một
vấn đề nổi cộm, mang ý nghĩa to lớn, trở
thành án lệ nguyên tắc.
Người Pháp không phủ nhận vai trò
chủ chốt của cơ quan xét xử cao nhất là Toà
Phá án trong việc xây dựng án lệ; nhưng
không loại trừ khả năng án lệ hình thành từ
bản án của toà cấp thấp, thậm chí ở cấp sơ
thẩm. Yếu tố xu hướng hiểu luật theo một
cách nào đó, chứ không phải yếu tố cấp
xét xử, là yếu tố quyết định đối với sự hình
thành án lệ.
Án lệ không ràng buộc. Người Pháp
không coi án lệ là nguồn luật, mà chỉ là cách
áp dụng luật của thẩm phán và có thể được
các thẩm phán khác tham khảo khi xét xử vụ
án có nội dung, tính chất tình tiết tương tự12.
Trong điều kiện luật có thể được nói
theo nhiều cách, thì cách thẩm phán nói
luật trở nên đáng chú ý, hay đúng hơn là có
ý nghĩa định hướng mạnh mẽ đối với ứng
xử xã hội. Người dân, về phần mình, có xu
hướng dựa vào án lệ để chấn chỉnh hành vi
của mình trong giao tiếp, nhằm tránh rơi vào
thế bất lợi trong trường hợp có tranh chấp.
Nhưng án lệ không được coi là chuẩn mực
pháp lý và không được đảm bảo thực hiện
bằng chế tài của nhà chức trách, như luật.
Thẩm phán cũng không bị buộc phải xử theo
một tiền lệ nào đó, dù tiền lệ đó đã được nhất
trí chấp nhận trong giới quan toà và mang
đầy đủ ý nghĩa của án lệ nguyên tắc13.
Cũng có trường hợp một án lệ được
duy trì trong một thời gian, nhưng dần dần
các thẩm phán lại có xu hướng xét xử vụ
việc tương tự theo một cách khác. Một khi
xu hướng mới đủ mạnh, nghĩa là có nhiều
bản án giống nhau được ghi nhận, đặc biệt
là có sự tán đồng của Toà phá án, thì người
ta nói án lệ (cũ) bị đảo ngược. Khả năng đảo
ngược án lệ, trong chừng mực nào đó, được
12 Thamkhảo G. Cornu, sđd, tr. 168; F. Terré, Introduction à l’étude du droit, Dalloz, Paris, 1994, tr. 200 vàkếtiếp.
13 Xem J. Ghestin và G. Goubeaux, Droit civil – Introduction générale, L.G.D.J, Paris, 1986, tr. 300 đến 302.
cho là hệ quả tất yếu của tính không ràng
buộc của án lệ đối với thẩm phán.
2.2. Luật Việt Nam
Bản án sự vụ và án lệ. Điều 1
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày
28/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao (TANDTC) quy định: “Án
lệ là những lập luận, phán quyết trong bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng
Thẩm phán TANDTC lựa chọn và được
Chánh án TANDTC công bố là án lệ để các
Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.
Như vậy, án lệ ở Việt Nam, cũng
như án lệ ở các nước, hình thành từ cách
xét xử của Toà án. Nhưng, khác với án lệ
các nước, án lệ ở Việt Nam ra đời theo một
quy trình chặt chẽ và phức tạp với vai trò
trung tâm chủ động của Hội đồng thẩm phán
TANDTC. Để được chọn làm án lệ, bản
án, quyết định của Toà án được đề xuất với
TANDTC thông qua Vụ Pháp chế và Quản
lý khoa học; sau đó, bản án, quyết định liên
quan được công bố để lấy kiến rộng rãi của
toàn xã hội, nhất là của giới luật gia, trước
khi được một cơ quan gọi là Hội đồng Tư
vấn án lệ cân nhắc, lựa chọn để đề xuất với
Hội đồng thẩm phán TANDTC thông qua và
được Chánh án TANDTC công bố.
Nếu không được lựa chọn để hoàn
chỉnh về nội dung theo quy trình hình thành
án lệ, thì bản án, quyết định của Tòa án, dù
ở cấp xét xử nào, chỉ là bản án, quyết định
thông thường.
Án lệ có tính ràng buộc. Các bản án,
quyết định thông thường không có giá trị
bắt buộc áp dụng đối với thẩm phán trong
trường hợp tương tự. Tất nhiên, các thẩm
phán có thể tham khảo các bản án, quyết
định này trong quá trình xét xử. Người dân,
về phần mình, có thể dựa theo những đòi hỏi
của thẩm phán về cách ứng xử của các bên
(Xem tiếp trang 17)
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 12(364) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_va_nghia_vu_giai_thich_luat_cua_toa_an_tu_goc_nhin_lua.pdf