Hai là, theo quy định tại Điều 20 Nghị
định 05 thì chủ nợ đặc biệt là loại chủ nợ
phát sinh vào trước thời điểm Tòa án thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Chính vì
vậy, khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản,
các chủ nợ đặc biệt này phải được xác định
là chủ nợ của TCTD và được phân loại tùy
thuộc vào các khoản vay có hay không có
đảm bảo bằng tài sản của TCTD bị lâm vào
tình trạng phá sản (hoặc của người thứ ba).
Như vậy, dù không có quy định rõ ràng của
pháp luật là các chủ nợ đặc biệt có quyền và
nghĩa vụ như các loại chủ nợ được phân loại
theo quy định tại Điều 5 Luật PS 2004 thì
vẫn có thể suy đoán được họ chính là các
chủ nợ của TCTD và họ có thể, hoặc là chủ
nợ có bảo đảm, hoặc là chủ nợ không có bảo
đảm, tùy thuộc vào khoản cho vay đặc biệt
đó có được sự đảm bảo bằng tài sản của
TCTD đó hay không?
Tuy nhiên, để rành mạch hơn và tránh
tạo ra sự không an toàn về mặt pháp lý, cần
bổ sung thêm quy định về chủ nợ đặc biệt
như sau:
- Bổ sung mục từ chủ nợ đặc biệt tại
Điều 3 Nghị định 05 với nội dung như sau:
“chủ nợ đặc biệt là NHNN, TCTD đã cho
vay đặc biệt đối với TCTD bị lâm vào tình
trạng phá sản và tổ chức BHTG đã thực hiện
chi trả tiền gửi cho cá nhân gửi tiền tại
TCTD bị lâm vào tình trạng phá sản”.
- Bổ sung thêm khoản 2 Điều 20
Nghị định 05 quy định: “Trường hợp
không thể hoàn trả đầy đủ giá trị của
khoản vay đặc biệt theo quy định tại
khoản 1 điều này thì chủ nợ đặc biệt có
các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ theo
quy định của Luật PS 2004”
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, Việt Nam đã chứng kiến sự phát
triển nhanh chóng của các tổ chức tín dụng (TCTD). Số lượng ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng và các TCTD khác đã phát triển với số lượng vượt bậc, mức độ
dịch vụ ngân hàng cũng trở nên đa dạng. Theo thông tin tại website Ngân hàng
Nhà nước (NHNN), vào thời điểm 31/12/2012, Việt Nam có 5 NHNN, 34 Ngân
hàng Thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước
ngoài, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 49 Văn phòng đại diện ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam1. Trong bối cảnh đó, các TCTD đứng trước cuộc canh
tranh gay gắt. Thêm vào đó, sự tác động của các đợt suy giảm kinh tế trên thế
giới và ở Việt Nam càng làm cho không ít ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn.
Trong năm 2012, lợi nhuận trung bình của ngành ngân hàng giảm gần 50% so
với năm 20112. Nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng tăng cao, thậm chí đến
mức báo động gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt nợ xấu
tại một số TCTD ở mức nguy hiểm, đe dọa đến sự tồn tại của TCTD3. Một loạt các
biện pháp tái cấu trúc ngân hàng đã và đang được tiến hành, như tái cấu trúc
vốn chủ sở hữu ngân hàng, thực hiện sáp nhập ngân hàng Tuy vậy, khi các giải
pháp nhằm giải cứu TCTD không thành công, vấn đề cho phép phá sản ngân
hàng đã được đặt ra. Trong bối cảnh như vậy, việc xây dựng và hoàn thiện khung
pháp luật về phá sản các TCTD là cần thiết và cấp bách.
* ThS, Giảng viên khoa Luật – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
1 Thông tin chi tiết về các ngân hàng, chi nhánh và văn phòng đại diện ngân hàng có thể tham khảo tại website
mục hệ thống các TCTD.
2 Dẫn theo website Tổng cục Thuế /04_Sj9CPykssy0x PLMnMz0vMAfGj-
zOKdA72dw7zDDAwsQgNcDDx9fc3DQj1dDAxCzPULsh0VAZ0BkWg!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/gdt+c
ontent/sa_gdt/sa_news/sa_news_economy/2013-01/48e1300a-5240-4190-8754-658e8905a8cd truy cập ngày 2/10/2013.
3 Số liệu nợ xấu theo một báo cáo của NHNN vào tháng 9/2012, nếu tính cả những khoản nợ được tái cơ cấu, là 17,21%.
Và như vậy, nợ xấu hiện nay có thể lên tới 20% tổng dư nợ, nếu những khoản nợ được tái cơ cấu không thể phục hồi.
Điều này có nghĩa, nợ xấu của Việt Nam đã lên tới 540.000 tỷ đồng (27 tỷ USD), tương đương với khoảng 20% trên GDP.
Dẫn theo Hà Tâm (2013), xử lý nợ xấu bằng tài sản đảm bảo, có tại
xau-bang-tai-san-dam-bao.html, truy cập ngày 2/10/2013.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN*
QUYÏÌN VAÂ NGHÔA VUÅ
NÖÅP ÀÚN YÏU CÊÌU MÚÃ THUÃ TUÅC PHAÁ SAÃN CAÁC TÖÍ CHÛÁC TÑN DUÅNG
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
45NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
1. Tổng quan về Luật Phá sản áp dụng
đối với tổ chức tín dụng
TCTD là một doanh nghiệp đặc biệt,
thực hiện một hoặc một số các hoạt động
ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động
vốn để cho vay nền kinh tế, trung gian của
hệ thống thanh toán. Khi TCTD bị vỡ nợ có
thể tác động không chỉ đến bản thân chủ nợ
hoặc chủ sở hữu của TCTD đó mà còn có thể
ảnh hưởng dây chuyền, tác động đến TCTD
khác làm giảm niềm tin của công chúng vào
các TCTD, làm cản trở hệ thống thanh toán
và gây ra những khủng hoảng tài chính.
Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ
tác động của các TCTD đối với nền kinh tế,
các quy định của pháp luật về ngân hàng
luôn dành những ưu tiên hàng đầu trong việc
thực hiện giám sát hoạt động, tránh sự đổ vỡ
của các TCTD. Tương tự pháp luật của nhiều
nước khác, pháp luật ngân hàng Việt Nam
cũng hướng tới việc hình thành một cơ chế
đặc biệt với nhiều lớp bảo vệ để hạn chế sự
đổ vỡ các TCTD. Các lớp bảo vệ này bao
gồm các quy định sau đây:
Một là, các quy định nghiêm ngặt về
điều kiện thành lập ngân hàng. Các điều
kiện này được quy định chi tiết tại Điều 20
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (Luật
CTCTD). Trong số các điều kiện đó, đáng
chú ý là các điều kiện về vốn pháp định ở
mức rất cao cùng với yêu cầu năng lực tài
chính thực sự của chủ sở hữu góp vốn vào
các TCTD nhằm đáp ứng phần nào khả
năng tự chịu đựng của các TCTD khi xảy ra
sự cố, đồng thời, các yêu cầu về trình độ
chuyên môn về kinh tế, quản trị kinh doanh,
am hiểu pháp luật và kinh nghiệm quản trị,
điều hành, TCTD của người quản lý cũng là
một trong số các điều kiện mà pháp luật
ngân hàng ràng buộc để đảm bảo TCTD
được quản lý bởi những người chuyên
nghiệp.
Hai là, các quy định về đảm bảo an toàn
và giám sát việc thực hiện đảm bảo an toàn
của TCTD trong suốt quá trình hoạt động
của TCTD. Pháp luật ngân hàng thiết lập các
biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các
TCTD. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm
một số hạn chế để đảm bảo an toàn cho hoạt
động của TCTD cũng như các quy định về
những trường hợp không được cấp tín dụng,
hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng,
giới hạn góp vốn mua cổ phần Đặc biệt,
việc quy định một loạt các tỷ lệ đảm bảo an
toàn mà các TCTD phải tuân thủ là một giải
pháp sử dụng các chỉ tiêu tài chính để giám
sát hoạt động ngân hàng được đánh giá là
hiệu quả theo khuyến cáo của nhiều tổ chức
quốc tế về tài chính ngân hàng. Việc thực
hiện giám sát tuân thủ các quy định về đảm
bảo an toàn không chỉ là vai trò của cơ quan
giám sát ngân hàng thuộc NHNN mà trước
hết bản thân mỗi TCTD phải có nghĩa vụ
giám sát việc tuân thủ thông qua hệ thống
kiểm soát, kiểm toán nội bộ được thành lập
tại mỗi TCTD theo quy định của NHNN
(Điều 40 Luật CTCTD).
Ba là, các quy định về xử lý TCTD vi
phạm các quy định pháp luật ngân hàng, có
nguy cơ lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán, khả năng chi trả. Đây chính là
các biện pháp xử lý rủi ro phát sinh trong
quá trình hoạt động của TCTD. Việc xử lý
này sẽ do NHNN tiến hành theo những giải
pháp như cho vay đặc biệt để đáp ứng nhu
cầu thanh toán kịp thời của TCTD mà không
cần đặt TCTD đó vào tình trạng kiểm soát
đặc biệt hoặc đặt TCTD đó vào tình trạng
kiểm soát đặc biệt để xử lý. Giai đoạn kiểm
soát đặc biệt của TCTD có thể xem là giai
đoạn xử lý “tiền phá sản” đối với TCTD.
Trong giai đoạn này, các giải pháp xử lý
được đưa ra nhằm phục hồi hoạt động kinh
doanh của TCTD, trả TCTD trở về với trạng
thái bình thường. Kết thúc giai đoạn này,
nếu TCTD không còn lâm vào tình trạng
mất khả năng thanh toán, khả năng chi trả
thì TCTD đó đã được phục hồi thành công,
ngược lại, nếu các giải pháp phục hồi không
thành công, TCTD đó được chuyển sang
một giai đoạn mới để chính thức áp dụng thủ
tục phá sản.
Như vậy, thủ tục phá sản các TCTD chỉ
được áp dụng sau khi đã lần lượt đi qua
nhiều lớp bảo vệ sự an toàn, tránh đổ vỡ mà
pháp luật ngân hàng đã xây dựng. Chính vì
vậy, có thể nói việc đặt TCTD vào thủ tục
phá sản là giải pháp cuối cùng để giải quyết
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
ngân hàng thực sự không còn khả năng phục
hồi. Có lẽ chính vì lý do này mà sự hình
thành và hoàn thiện pháp luật về phá sản các
TCTD chậm và mất nhiều thời gian hơn so
với pháp luật về phá sản thông thường.
Thật vậy, ở Việt Nam, trong quá trình
chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường, sau khi từng
bước xây dựng các quy định cho việc thiết
lập một thể chế kinh tế nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường như Luật
Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân
1990, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989
Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 (Luật
PSDN) được ban hành đáp ứng nhu cầu rút
khỏi thị trường trong trật tự. Luật PSDN chủ
yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp
thông thường. Đoạn 2 Điều 1 của Luật
PSDN có quy định “Chính phủ quy định cụ
thể việc thi hành Luật này đối với các doanh
nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an
ninh và dịch vụ công cộng quan trọng”.
Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 của
Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật
PSDN đưa ra căn cứ để các doanh nghiệp
được xem xét để công nhận là doanh nghiệp
trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và
dịch vụ công cộng quan trọng phải là những
doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh
vực, ngành được quy định trong danh sách
những lĩnh vực, ngành được liệt kê tại khoản
1 Điều 4 Nghị định này. Trong số các lĩnh
vực, ngành được liệt kê nói trên có xác định
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực,
ngành kinh doanh tài chính, tiền tệ. Khoản
2 Điều 4 Nghị định 189/CP giao cho “Bộ
trưởng Bộ quản lý ngành, sau khi có thoả
thuận bằng văn bản của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ
trưởng Bộ Tài chính, lập và công bố danh
mục các doanh nghiệp cụ thể”. Các TCTD
rõ ràng là doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, trên
thực tế sau đó, trong lĩnh vực kinh doanh tài
chính, tiền tệ, chưa có một danh mục những
doanh nghiệp như vậy được ban hành cho
đến khi Luật PSDN chấm dứt hiệu lực thi
hành. Như vậy, quy định áp dụng Luật
PSDN đối với các doanh nghiệp đặc biệt nói
chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh tài chính, tiền tệ nói riêng
đã không thể thực hiện được trên thực tế.
Ngày 15/6/2004, Luật Phá sản được
Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ
5, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2004,
thay thế cho Luật PSDN. Luật Phá sản 2004
(Luật PS 2004) lại tiếp tục giao cho “Chính
phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp
dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt
trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và
trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực
tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
thiết yếu”. Trên cơ sở quy định này của Luật
PS 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 về áp
dụng Luật PS 2004 đối với doanh nghiệp
đặc biệt. Đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng,
chứng khoán, Chính phủ xác định mặc dù
đây là những doanh nghiệp đặc biệt nhưng
do tính chất đặc thù nên việc giải quyết phá
sản cần được tiến hành thận trọng, đảm bảo
an toàn hệ thống tài chính và kinh tế - xã hội
của quốc gia, nên đã giao cho NHNN Việt
Nam và Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo hai
Nghị định riêng về áp dụng Luật PS 2004
đối với các TCTD và áp dụng Luật PS 2004
đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chứng
khoán và tài chính khác. Ngày 3/11/2008
Nghị định số 144/2008/NĐ-CP về hướng
dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật PS
2004 đối với doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài
chính khác đã được Chính phủ ban hành.
Nghị định về áp dụng Luật PS 2004 đối với
TCTD cũng được khởi thảo từ tháng 4 năm
20074 nhưng đến ngày 18/01/2010 mới
chính thức được ban hành5. Về nguyên tắc,
46 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
4 Tại Công văn số 1827/VPCP-ĐMDN ngày 07/4/2006 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
đã giao NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan dự thảo Nghị định hướng dẫn việc áp dụng Luật
PS đối với các tổ chức tín dụng.
5 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 về việc áp dụng Luật PS đối với các TCTD.
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
47NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
Nghị định 05/2010/NĐ-CP chỉ quy định
những vấn đề, điều khoản của Luật PS 2004
được áp dụng riêng cho TCTD. Đối với
những vấn đề không được quy định trong
Nghị định này sẽ áp dụng các quy định của
Luật PS 2004. Đây là cách xây dựng Luật
PS áp dụng cho các TCTD phổ biến ở nhiều
nước châu Âu như Anh, Pháp, Nga và
nhiều quốc gia khác.
2. Quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng
Theo quy định của Luật PS 2004, có sáu
loại chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định
từ Điều 13 đến Điều 18 của Luật PS 2004.
Nghị định của Chính phủ số 05/2010/NĐ-
CP ngày 18/01/2010 quy định việc áp dụng
Luật PS đối với các TCTD (Nghị định 05)
chỉ đơn giản là sự lặp lại (một cách không
đầy đủ) các quy định của Luật PS 2004 về
đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD. Đối
với các đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD, cần
có sự xem xét thấu đáo để có thể có các quy
định mang tính đặc thù hơn khi quy định về
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này.
2.1. Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản của TCTD
Việc quy định nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản của con nợ trong pháp
luật phá sản của các nước có luật phá sản là
hợp lý. Đó là vì con nợ là người hiểu rõ nhất
về tình trạng tài chính của bản thân mình6.
Phù hợp với các quy định tại Điều 13 Luật
PS 2004, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 05 quy
định đại diện hợp pháp của TCTD có nghĩa
vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng
phá sản. Tuy nhiên, nếu so với nội dung
trong Nghị định 05, quy định tại Điều 15
LPS 2004 là chi tiết và đầy đủ hơn vì bên
cạnh quy định về nghĩa vụ nộp đơn, Luật PS
2004 còn quy định các loại tài liệu kèm theo
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Khoản 4
Điều 15 Luật PS 2004) và thời hạn thực hiện
nghĩa vụ (các khoản 4 và 5 của điều 15 Luật
PS 2004).
Khi xem xét quy định này trong mối
tương quan với quy định về chủ thể nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Điều 8 Nghị
định 05 đã có ý kiến cho rằng, Nghị định chỉ
quy định chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chưa có
quy định cụ thể về thời hạn thực hiện nghĩa
vụ nộp đơn, như vậy là thiếu sót. Tuy nhiên,
chúng tôi thấy cần phải hiểu đúng vị trí của
quy định về thủ tục phá sản TCTD, và thủ
tục phá sản được áp dụng đối với TCTD lâm
vào tình trạng phá sản bao gồm: (a) Nộp đơn
yêu cầu và mở thủ tục phá sản; (b) Phục hồi
hoạt động kinh doanh; (c) Thanh lý tài sản,
các khoản nợ; (d) Tuyên bố TCTD phá sản.
Điều 2 của Nghị định 05 quy định trường
hợp Nghị định này không có quy định thì
những nội dung liên quan đến thủ tục phá
sản TCTD sẽ được áp dụng theo Luật PS
2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật PS 2004. Quy định về chủ thể có
quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản đối với TCTD được quy định tại
Chương 2 về nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục
phá sản, là một phần của thủ tục nộp đơn yêu
cầu và mở thủ tục phá sản nên khi Nghị định
không có quy định về nghĩa vụ nộp tài liệu
và thời hạn thực hiện nghĩa vụ nộp đơn của
con nợ, thì phải áp dụng theo Luật PS 2004.
Cho dù có hiểu đúng là Nghị định
không có quy định về nghĩa vụ nộp tài liệu
và thời hạn thực hiện nghĩa vụ nộp đơn của
con nợ thì phải áp dụng theo Luật PS 2004,
thì rõ ràng Nghị định 05 không đưa ra được
quy định đặc thù nào đối với việc nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản của con nợ là
TCTD bị lâm vào tình trạng phá sản.
Chúng tôi cho rằng, có những vấn đề
đặc thù về nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản của TCTD bị lâm vào tình trạng
phá sản mà Nghị định 05 hiện hành chưa
giải quyết triệt để như sau:
6 Dương Đăng Huệ, Pháp luật phá sản của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005, trang 158.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
7 Khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản quy định: “Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ
nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã đó”.
Một là, về thời điểm phát sinh nghĩa vụ
nộp đơn. Theo quy định tại Điều 15, nghĩa
vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
TCTD là khi nhận thấy tổ chức mình lâm
vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, như phân
tích ở trên, dấu hiệu lâm vào tình trạng phá
sản của TCTD không được xác định rõ ràng,
không được định lượng cụ thể. Lâm vào tình
trạng phá sản của TCTD không chỉ biểu hiện
bằng việc “có các khoản nợ đến hạn, chủ nợ
có yêu cầu mà không được thanh toán” mà
còn ở dấu hiệu “đã có văn bản chấm dứt
kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt
áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các
biện pháp phục hồi khả năng thanh toán”.
Như vậy, thời điểm phát sinh quyền nộp đơn
của các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải
là thời điểm “có các khoản nợ đến hạn, chủ
nợ có yêu cầu mà không được thanh toán”
mà phải là “sau khi đã có văn bản chấm dứt
kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt
áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các
biện pháp phục hồi khả năng thanh toán”.
Hai là, về khoảng thời gian bắt buộc
phải thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản đối với TCTD. Theo quy
định tại Điều 15 Luật PS 2004, “Trong thời
hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp
pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật”. Áp dụng quy định này vào phá sản
TCTD, đại diện hợp pháp của TCTD phải
có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản trong thời hạn ba tháng kể từ ngày có
văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc
văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản
không áp dụng các biện pháp phục hồi khả
năng thanh toán. Quy định này sẽ làm cho
việc mở thủ tục phá sản bị kéo dài, gây ra
những cản trở không cần thiết. Thực vậy, đối
với một TCTD bị lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán, mất khả năng chi trả thì đã
được NHNN can thiệp từ rất sớm. Sự can
thiệp này có thể được khởi xướng từ việc
báo cáo của TCTD bị lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả
hoặc từ can thiệp chủ động của NHNN khi
thực hiện vai trò thanh tra, giám sát. Nếu
TCTD đã trải qua giai đoạn kiểm soát đặc
biệt thì đã mất một khoản thời gian dài (hai
năm, có thể gia hạn). Như vậy, chúng tôi cho
rằng, TCTD khi đã nhận được văn bản chấm
dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm
dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng
các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán
thì phải thực hiện ngay lập tức nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thời hạn
này cần phải được rút ngắn đến mức tối đa
và theo chúng tôi, thì thời hạn không quá 10
ngày làm việc là đã đủ cho TCTD thực hiện
được nghĩa vụ nộp đơn.
2.2. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản của chủ nợ
Đối với chủ nợ, việc yêu cầu mở thủ tục
phá sản là một trong những cách thức nhằm
bảo vệ quyền đòi nợ của mình khi hình thức
đòi nợ trực tiếp đã tiến hành mà không thành
công. Tuy nhiên, không phải chủ nợ nào
cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản, đồng thời vấn đề thực hiện quyền
nộp đơn của các chủ nợ cũng cần được xem
xét thấu đáo và có quy định rõ ràng để đảm
bảo quyền của họ.
- Về phân loại chủ nợ. Luật PS 2004
phân chủ nợ thành ba loại: chủ nợ có bảo
đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ
nợ không có bảo đảm. Theo quy định tại
Điều 13 Luật PS 2004 thì chỉ có chủ nợ
không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm
một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản7. Việc xác định chủ nợ có
bảo đảm, có bảo đảm một phần hay không
có bảo đảm dựa vào “giá trị tài sản đảm bảo
so với khoản nợ”, theo đó, nếu giá trị tài sản
đảm bảo cao hơn hoặc bằng khoản nợ thì
chủ nợ được xem là chủ nợ có bảo đảm, nếu
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
49NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
8 Dương Công Chiến (2012), Luật phá sản 2004: Biến chủ nợ có bảo đảm thành không, Thời báo Ngân hàng, ngày
3/8/2012, có tại —bien-chu-no-co-bao-dam-thanh-khong-
3582.html
9 Dương Công Chiến, tlđd.
giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn so với khoản
nợ thì được xem là có bảo đảm một phần.
Trong trường hợp chủ nợ có khoản nợ
không được bảo đảm bằng tài sản của con
nợ hoặc người thứ ba thì được coi là chủ nợ
không có bảo đảm. Tuy nhiên, điểm hạn chế
trong Luật PS 2004 hiện nay là không có
quy định rõ ràng về thời điểm xác định giá
trị tài sản đảm bảo để cho biết rằng chủ nợ
đó là có bảo đảm, có bảo đảm một phần
hoặc không có bảo đảm và cũng không có
quy định ai là người có trách nhiệm xác định
giá trị tài sản. Chính vì thế mà đã tạo ra
những cách hiểu khác nhau về vấn đề xác
định chủ nợ.
Theo chúng tôi, việc xác định giá trị tài
sản đảm bảo có thể theo ba hướng sau:
Thứ nhất, pháp luật quy định việc xác
định giá trị tài sản đảm bảo theo sự thỏa
thuận của các bên tại thời điểm xác lập giao
dịch đảm bảo. Theo cách này, khi xác lập
giao dịch bảo đảm, theo sự định giá của các
bên, giá trị bảo đảm được xác định mà
không có sự thay đổi. Ví dụ, khi TCTD A
vay của TCTD B một số tiền bằng việc bảo
đảm số lượng chứng khoán được ấn định giá
theo thỏa thuận tại thời điểm xác lập. Một
thời gian sau, nếu TCTD A bị lâm vào tình
trạng phá sản, để xác định tư cách chủ nợ
của B là có bảo đảm một phần hay không có
bảo đảm, người ta chỉ cần so sánh giá trị
khoản nợ với giá trị tài sản định trước tại
thời điểm xác lập. Cách thức xác định giá trị
tài sản đảm bảo theo cách này rõ ràng làm
cho việc xác định giá trị tài sản đảm bảo có
phần đơn giản, nhưng không chính xác. Trên
thực tế, giá trị tài sản đảm bảo luôn có thể
biến động theo giá thị trường. Do vậy, việc
xác định giá trị tài sản theo giá cố định sẽ
không đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ.
Điều này xảy ra khi giá trị thực tế của tài sản
bị giảm so với giá xác định ban đầu. Khi đó,
vì chủ nợ đã được xác định là chủ nợ có bảo
đảm nên họ không có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản. Hệ quả là họ không
thể thực hiện được các quyền của chủ nợ
không có bảo đảm8, mặc dù trên thực tế, giá
trị tài sản đảm bảo bị giảm sút làm cho tư
cách chủ nợ của họ đã bị chuyển hóa thành
chủ nợ có bảo đảm một phần, thậm chí là
chủ nợ không có bảo đảm.
Thứ hai, để đảm bảo quyền thực sự của
chủ nợ, có ý kiến cho rằng cần xác định giá
trị tài sản đảm bảo theo thời giá, “Luật PS
cần phải quy định rõ việc xác định loại chủ
nợ phải được cập nhật thường xuyên trong
quá trình phá sản”9. Nếu theo cách thức này,
do sự thay đổi về giá trị tài sản đảm bảo mà
có thể xảy ra tình trạng chủ nợ được chuyển
hóa từ có bảo đảm thành có bảo đảm một
phần hoặc không có bảo đảm. Bằng cách
này mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ nợ. Tuy vậy, đây là giải pháp
không dễ thực thi vì không thể thường
xuyên xác định lại giá trị tài sản đảm bảo.
Thứ ba, chúng tôi cho rằng, nên xác
định giá trị tài sản đảm bảo theo những thời
điểm cần để thực hiện quyền của chủ nợ.
Theo cách này thì pháp luật cần cho phép
xác định giá trị tài sản tại các thời điểm: thời
điểm thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản, thời điểm ra quyết định mở
thủ tục phá sản để lập danh sách chủ nợ, thời
điểm ra quyết định mở thủ tục thanh lý và
thanh toán nợ cho chủ nợ không có bảo đảm.
Tại mỗi thời điểm này, việc xác định giá trị
tài sản đảm bảo có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện quyền của chủ nợ và việc xác
định giá trị tài sản được thực hiện khác nhau.
Việc xác định sẽ được thực hiện như sau:
(i) Đối với việc xác định giá trị tài sản
trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản:
Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo vào
thời điểm này là để thực hiện quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản. Chính vì vậy,
chủ nợ có nghĩa vụ chứng minh là chủ nợ
không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một
phần bằng cách xuất trình các chứng cứ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
10 Khoản 3 Điều 8 Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định :“Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy TCTD lâm
vào tình trạng phá sản, NHNN Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ thông báo
bằng văn bản cho những người nêu tại khoản 1 Điều này biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.”
11 Cần lưu ý tư cách chủ nợ của tổ chức BHTG Việt Nam. Theo Điều 22 Luật BHTG 2012 thì Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát
sinh kể từ thời điểm NHNN Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn
bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản. Như vậy, tư cách chủ nợ của BHTG chỉ có thể phát sinh sau khi thực hiện nghĩa vụ
trả tiền bảo hiểm. Điều này có nghĩa là BHTG không thể thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trước khi
thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
chứng minh. Chứng cứ chứng minh nếu
được lập vào thời điểm xác lập giao dịch
bảo đảm, trong đó xác định rõ “giá trị tài sản
đảm bảo nhỏ hơn khoản nợ” thì đương
nhiên được xem là chủ nợ có bảo đảm một
phần và chủ nợ được thực hiện quyền của
chủ nợ có bảo đảm một phần. Trường hợp
nếu vào thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm
cho thấy “giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn
hoặc bằng khoản nợ” (chủ nợ có bảo đảm)
nhưng trên thực tế giá trị đảm bảo bị giảm
sút, chủ nợ muốn thực hiện quyền của một
chủ nợ không có đảm bảo hoặc có bảo đảm
một phần thì chủ nợ phải có nghĩa vụ chứng
minh giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút
bằng việc cung cấp cho tòa án chứng thư xác
định giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm nộp
đơn. Chứng thư này được cấp bởi một tổ
chức có chức năng kinh doanh dịch vụ giám
định tài sản. Các chi phí liên quan đến việc
định giá sẽ do chính chủ nợ phải chi trả và
không được tính vào chi phí phá sản.
(ii) Đối với việc xác định giá trị tài sản
đảm bảo để phân loại chủ nợ và lập danh
sách chủ nợ, tổ quản lý, thanh lý tài sản có
trách nhiệm xác định giá trị tài sản đảm bảo.
- Về thời điểm phát sinh quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chủ nợ
Tương tự như đối với con nợ, quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ
nợ phát sinh khi TCTD lâm vào tình trạng
mất khả năng thanh toán, mà thực chất là
“sau khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát
đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng
hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp
phục hồi khả năng thanh toán”. Tuy nhiên,
trên thực tế, điều này khó có thể thực hiện
được đối với các chủ thể có quyền nộp đơn
không phải là TCTD bị lâm vào tình trạng
phá sản hoặc các chủ nợ không phải là các
chủ thể có quyền tiếp cận thông tin trong
giai đoạn kiểm soát đặc biệt, ví dụ NHNN
hay tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) do
quy định công khai các thông tin trong giai
đoạn kiểm soát đặc biệt, biện pháp phục hồi
đối với TCTD. Chính vì vậy, quy định tại
khoản 3 Điều 8 Nghị định 05 thực sự có ý
nghĩa đối với các chủ nợ không có đầy đủ
điều kiện tiếp cận thông tin10. Song quy định
này lại không kèm theo chế tài đối với
NHNN và các cơ quan có liên quan có trách
nhiệm thông báo mà không thực hiện việc
thông báo, vì vậy, quy định này thiếu tính
khả thi trên thực tế khi các cơ quan này
không thực hiện “nhiệm vụ” thông báo.
Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thực hiện quyền của các chủ nợ. Do đó,
chúng tôi kiến nghị cần bổ sung quy định về
xử lý đối với hành vi không thực hiện nhiệm
vụ thông báo.
- Vấn đề chủ nợ đặc biệt của TCTD phát
sinh sau khi TCTD bị lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh toán
Khi TCTD lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán, khả năng chi trả, TCTD có
thể đã được sự hỗ trợ từ phía NHNN hoặc
TCTD khác thông qua hoạt động cho vay
đặc biệt. Cũng có thể tổ chức BHTG Việt
Nam thực hiện chi trả cho công chúng. Như
vậy, các chủ nợ phát sinh trong giai đoạn
kiểm sát đặc biệt hoặc cho vay đặc biệt
nhằm phục hồi khả năng thanh toán, khả
năng chi trả được xem là các chủ nợ đặc
biệt. Các chủ nợ này bao gồm: (i) NHNN,
TCTD khác đã thực thực hiện cho vay đặc
biệt đối với TCTD mất khả năng thanh toán,
mất khả năng chi trả; (ii) BHTG Việt Nam
đã thực hiện việc chi trả tiền gửi bảo hiểm
cho người gửi tiền của TCTD bị mất khả
năng thanh toán, khả năng chi trả11.
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
51NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
12 Xem Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 quy định việc áp dụng Luật PS đối với các tổ chức
tín dụng.
13 Viên Thế Giang (2005), Dấu hiệu pháp lý xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số
12 năm 2005, trang 38.
14 Bùi Hữu Toàn (2011), Sự tham gia của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong thủ tục giải quyết phá sản tổ chức tín dụng, Tạp
chí Ngân hàng, Số 4, 2011, Trang 35.
15 Nguyễn Thái Phúc (2004), Luật Phá sản 2004 – Những tiến bộ và hạn chế, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2004.
Vấn đề đặt ra là các chủ nợ này có được
xem là các chủ nợ của TCTD có quyền và
nghĩa vụ như các loại chủ nợ khác hay
không? Các đối tượng này có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như các chủ
nợ có bảo đảm hay không?
Do không có quy định rõ về vấn đề này
nên có ý kiến giải thích rằng, pháp luật
không coi đây là chủ nợ có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản. Việc không coi
đây là chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản được lập luận rằng các chủ
nợ đặc biệt là những chủ nợ được ưu tiên
thanh toán khi TCTD thực hiện việc thanh
lý tài sản. Điều này được thể hiện thông qua
quy định tại Điều 20 Nghị định 05: “TCTD
đã được NHNN Việt Nam, TCTD khác cho
vay đặc biệt, BHTG Việt Nam hỗ trợ tài
chính để phục hồi hoạt động kinh doanh
trước thời điểm Tòa án thụ lý đơn, nhưng
vẫn không phục hồi được mà phải áp dụng
thủ tục thanh lý thì phải hoàn trả lại giá trị
của khoản vay đặc biệt cho NHNN Việt
Nam và TCTD khác, khoản hỗ trợ tài chính
cho BHTG Việt Nam trước khi thực hiện
quy định tại Điều 21 của Nghị định này về
phân chia tài sản”. Tuy nhiên không phải
trong mọi trường hợp họ đều có thể được
“hoàn trả” đủ các khoản nợ. Trong khi đó,
pháp luật hiện hành chỉ quy định chung
chung là trong khi thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, nếu nhận thấy TCTD lâm vào tình
trạng phá sản, NHNN Việt Nam và các cơ
quan có liên quan theo quy định của pháp
luật có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản
cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản (bao gồm chủ nợ không
có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của
TCTD; người lao động làm việc trong
TCTD; chủ sở hữu của TCTD nhà nước, cổ
đông của TCTD cổ phần) biết để họ xem xét
việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản12.
Như vậy, pháp luật đã không quy định
quyền của NHNN và tổ chức BHTG có thể
tự mình nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần bổ
sung thêm chủ thể có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản là NHNN13 sau khi
đã cho vay đặc biệt và tổ chức BHTG sau
khi đã thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền gửi14.
Chúng tôi cho rằng, cách giải thích nêu trên
chưa thực sự thỏa đáng, bởi những lẽ sau:
Một là, pháp luật đã ghi nhận quyền
được hoàn trả các khoản nợ của chủ nợ này
trước khi thực hiện việc thanh lý tài sản.
Điều đó có nghĩa là pháp luật thừa nhận
quyền của chủ nợ đặc biệt được ưu tiên
trước tất cả các khoản nợ khác, thậm chí chủ
nợ đặc biệt còn được ưu tiên thanh toán
trước chủ nợ có bảo đảm và phí phá sản.
Như vậy pháp luật đã bảo đảm quyền ưu tiên
trên hết của các chủ nợ này. Chính quyền ưu
tiên này mới đảm bảo cho các chủ nợ đặc
biệt sẵn sàng chấp nhận cho vay để thực
hiện các giải pháp phục hồi trong giai đoạn
kiểm soát đặc biệt của TCTD. Đây chính là
sự đảm bảo pháp lý về quyền ưu tiên thanh
toán để tạo điều kiện thuận lợi và khả thi cho
việc phục hồi hoạt động của TCTD lâm vào
tình trạng mất khả năng thanh toán, khả
năng chi trả. Nếu không có quy định như
vậy thì những giải pháp phục hồi một TCTD
bị lâm vào tình trạng phá sản “chỉ là mong
muốn chủ quan của nhà lập pháp mà thôi”15.
Tuy vậy, quyền ưu tiên không có nghĩa là
loại trừ quyền của chủ nợ. Điều đó có nghĩa
là, nếu một khi quyền ưu tiên không giúp
cho chủ nợ đặc biệt thu hồi được khoản nợ
thì họ vẫn có quyền và nghĩa vụ của một chủ
nợ bình thường. Như vậy khi đó họ vẫn có
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
thể thực thi quyền nộp đơn yêu cầu ở thủ tục
phá sản đối với TCTD với tư cách một chủ
nợ không có bảo đảm như các chủ nợ không
có bảo đảm khác.
Hai là, theo quy định tại Điều 20 Nghị
định 05 thì chủ nợ đặc biệt là loại chủ nợ
phát sinh vào trước thời điểm Tòa án thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Chính vì
vậy, khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản,
các chủ nợ đặc biệt này phải được xác định
là chủ nợ của TCTD và được phân loại tùy
thuộc vào các khoản vay có hay không có
đảm bảo bằng tài sản của TCTD bị lâm vào
tình trạng phá sản (hoặc của người thứ ba).
Như vậy, dù không có quy định rõ ràng của
pháp luật là các chủ nợ đặc biệt có quyền và
nghĩa vụ như các loại chủ nợ được phân loại
theo quy định tại Điều 5 Luật PS 2004 thì
vẫn có thể suy đoán được họ chính là các
chủ nợ của TCTD và họ có thể, hoặc là chủ
nợ có bảo đảm, hoặc là chủ nợ không có bảo
đảm, tùy thuộc vào khoản cho vay đặc biệt
đó có được sự đảm bảo bằng tài sản của
TCTD đó hay không?
Tuy nhiên, để rành mạch hơn và tránh
tạo ra sự không an toàn về mặt pháp lý, cần
bổ sung thêm quy định về chủ nợ đặc biệt
như sau:
- Bổ sung mục từ chủ nợ đặc biệt tại
Điều 3 Nghị định 05 với nội dung như sau:
“chủ nợ đặc biệt là NHNN, TCTD đã cho
vay đặc biệt đối với TCTD bị lâm vào tình
trạng phá sản và tổ chức BHTG đã thực hiện
chi trả tiền gửi cho cá nhân gửi tiền tại
TCTD bị lâm vào tình trạng phá sản”.
- Bổ sung thêm khoản 2 Điều 20
Nghị định 05 quy định: “Trường hợp
không thể hoàn trả đầy đủ giá trị của
khoản vay đặc biệt theo quy định tại
khoản 1 điều này thì chủ nợ đặc biệt có
các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ theo
quy định của Luật PS 2004” n
trách nhiệm theo quy định của pháp luật về
kỷ luật cán bộ, công chức
c) Trường hợp cán bộ, công chức có
hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo,
ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng
thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, trên thực tế hầu như chưa có
cơ quan hoặc cán bộ công chức nào bị xử lý
về hành vi ban hành VBQPPL trái pháp luật.
Trong khi đó, hậu quả của những VBQPPL
không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp
không chỉ dẫn đến những sai lầm trong quản
lý mà còn trực tiếp tác động đến nền kinh tế
và đời sống của người dân. “Chi phí của
những quy định pháp lý không tốt ở nhiều
nước được tính chiếm khoảng 15%
GDP, còn ở nước ta, tuy chưa tính
được cụ thể, nhưng theo một số
chuyên gia phải vào khoảng 25%
GDP. Đó là chưa tính đến những chi phí
khác như cơ hội kinh doanh bị mất, những
sáng tạo bị bỏ lỡ...”6
Một nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật trước hết phải có một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh, bảo đảm tính hợp hiến, hợp
pháp và tính thống nhất. Để làm được điều
đó phải tăng cường hơn nữa trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức
trong hoạt động xây dựng và ban hành
VBQPPL, tăng cường công tác giám sát,
kiểm tra hoạt động này, đồng thời phải xử
lý nghiêm minh những cơ quan nhà nước,
cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách
nhiệm ban hành VBQPPL trái pháp luật n
Baão àaãm tñnh húåp hiïën...
(TiÕp theo trang 24)
6 Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_va_nghia_vu_nop_don_yeu_cau_mo_thu_tuc_pha_san_cac_to.pdf