Rào cản về thể chế kinh tế đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

+ Hai là sự phân biệt đối xử trong tiếp cận các nguồn vốn, nhất là vốn tín dụng Ngân hàng. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc muốn đƣợc vay vốn phải trải qua rất nhiều thủ tục hành chính, tốn khá nhiều thời gian, công sức, và27 thƣờng chỉ đƣợc vay ngắn hạn là chính, mặc dù đa phần họ làm ăn nghiêm chỉnh và trả nợ đúng thời hạn. Trong khi đó các doanh nghiệp Nhà nƣớc lại đƣợc tiếp cận hết sức dễ dàng các nguồn vốn khác nhau, đƣợc vay trung và dài hạn, mặc dù nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nợ nần kéo dài (Hệ thống DNNN nợ khoảng 1,5 triệu tỷ đồng). + Ba là, sự phân biệt đối xử trong Chính sách Thuế. Trên 400.000 doanh nghiệp trong nƣớc năm 2016 chỉ đƣợc miễn, giảm 10.2278 tỷ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi đó khoảng 10.000 doanh nghiệp FDI đƣợc miễn, giảm tới 35.357 tỷ đồng. trong đó riêng các công ty của Samsung đƣợc miễn, giảm 20.189 tỷ, mặc dù họ đã đƣợc hƣởng rất nhiều ƣu đãi khác khi thành rồi. Tóm lại, có thể nói, hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam đã có sự phát triển khá tốt về số lƣợng trong thời gian vừa qua, song chất lƣợng (cả quy mô, công nghệ và trình độ quản trị.) còn khá hạn chế. Có nhiều việc cần phải làm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhanh - mạnh và vững chắc, trong đó vấn đề hết sức bức xúc là phải tháo dỡ các rào cản về thể chế kinh tế nhƣ đã trình bày ở trên.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rào cản về thể chế kinh tế đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21 RÀO CẢN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GS.TSKH. Lê Du Phong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Doanh nghiệp Việt Nam: Sự phát triển và những hạn chế, yếu kém Nhờ những thay đổi trong nhận thức đối với kinh tế tƣ nhân của Đảng cộng sản Việt Nam: Từ chỗ coi kinh tế tƣ nhân là “thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, cần phải đƣợc cải tạo” (Đại hội VI năm 1986), đến chỗ coi là “một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN” (Đại hội VIII năm 1996), rồi “là một trong những động lực của nền kinh tế” (Đại hội X năm 2006) và cuối cùng “là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (Đại hội XII năm 2016), mà hệ thống doanh nghiệp của của Việt Nam (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc năm 2016 chiếm tới 96,71% tổng số doanh nghiệp) đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng: Nếu năm 1990 cả nƣớc ta mới có 14.052 doanh nghiệp hoạt động, năm 2000 có 35.004 doanh nghiệp, thì đến năm 2010 con số đó đã tăng lên tới 268.831 doanh nghiệp và năm 2017 là 561.064 doanh nghiệp. Nhƣ vậy, số doanh nghiệp năm 2017 so với năm 1990 (sau 27 năm) đã tăng tới 39,92 lần. Cùng với sự thay đổi về nhận thức của Đảng, Nhà nƣớc cũng đã có nhiều nỗ lực lớn lao trong việc tạo dựng môi trƣờng thể chế kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh: - Từ năm 1990 đến năm 2015, tức là trong vòng 25 năm, Quốc hội Việt Nam đã xây dựng và ban hành 190 Bộ luật, Luật, 85 Pháp lệnh (kể cả sửa đổi và bổ sung) có liên quan đến xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN (Riêng giai đoạn 2011-2017 có 53 Bộ luật và Luật, 2 Pháp lệnh). trong các Bộ luật và Luật đã ban hành đó có những Bộ luật và Luật có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhƣ: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Đất đai, Luật Thƣơng mại, Luật Cạnh tranh, Bộ luật Lao động, Luật Phá sản, các Luật về Thuế (Doanh thu, Tiêu thụ đặc biệt, Xuất - Nhập khẩu, Giá trị gia tăng...). 22 - Chính phủ (đặc biệt là trong mấy năm gần đây) đã không ngừng đổi mới tổ chức bộ máy quản lý kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, nhằm từng bƣớc tạo ra một môi trƣờng quản lý thông thoáng, minh bạch, giúp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Riêng năm 2016 Chính phủ đã loại bỏ 252 thủ tục hành chính không cần thiết, sửa đổi 901 thủ tục hành chính không hợp lý và bỏ 3.500 điều kiện kinh doanh ban hành chƣa đúng thẩm quyền.v.v. Nhờ đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện khá nhanh và có những đóng góp hết sức xứng đáng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc nhà và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Năm 2016 doanh thu thuần từ sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nƣớc đạt 17.436.400 tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc đạt 13.713.200 tỷ đồng. Đã thu hút, giải quyết việc làm cho 14.012.300 lao động (các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc thu hút 8.572.400 ngƣời); các doanh nghiệp cũng là bộ phận chủ yếu đóng góp cho Ngân sách của Nhà nƣớc (khối doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc đóng góp 46%). Mặc dù có sự phát triển nhanh và có những đóng góp khá quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhƣ đã đề cập. Song xem xét một cách nghiêm túc và so sánh với hệ thống doanh nghiệp của các quốc gia trong khu vực và thế giới, các doanh nghiệp của Việt Nam còn khá nhiều hạn chế, yếu kém, đáng chú ý là: i)- Các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là có quy mô nhỏ Theo công bố của Tổng cục Thống kê (Niên giám thống kê năm 2017), năm 2016 Việt Nam có 505.059 doanh nghiệp thực hoạt động, trong đó các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc là 488.395 doanh nghiệp, chiếm 96,71%. Thế nhƣng ở khu vực doanh nghiệp này, thì số doanh nghiệp có quy mô lao động dƣới 10 ngƣời chiếm tới 71,8% và số doanh nghiệp có quy mô vốn dƣới 10 tỷ đồng (dƣới 500.000 USD) chiếm tới 77,8%. Với quy mô doanh nghiệp nhỏ nhƣ vậy khó có điều kiện để đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất - kinh doanh, khó nâng cao nhanh năng suất lao động, từ đó khó có thể cạnh tranh thắng lợi trên thƣơng trƣờng, cũng nhƣ tham gia vào chuỗi giá trị chung của quốc gia và quốc tế. 23 Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 có thể thấy rõ điều này. Năm 2017 Việt Nam xuất khẩu đƣợc 214,01 tỷ USD, thế nhƣng trong đó khu vực FDI chiếm tới 72,5% tổng giá trị, mặc dù khu vực này chỉ có hơn 14.000 doanh nghiệp (khoảng 2,5% trong tổng số doanh nghiệp của cả nƣớc). ii)- Công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp của khu vực ngoài Nhà nước phần lớn là ở trình độ thấp, lạc hậu. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và công nghệ, hiện tại công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam tụt hậu từ 2-3 thế hệ so với thế giới. Có trên 70% máy móc, dây chuyền công nghệ đang sử dụng tại các doanh nghiệp là những máy móc, dây chuyền công nghệ của những năm 1960-1970, trong đó đa phần đã hết khấu hao và đƣợc tân trang lại. iii)- Phương thức quản trị doanh nghiệp phần lớn vẫn dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối là chính. Do quy mô của doanh nghiệp nhỏ, máy móc - thiết bị và công nghệ sản xuất lạc hậu, nên không ít các doanh nghiệp, việc quản trị các hoạt động sản xuất - kinh doanh đƣợc thực hiện thông qua kinh nghiệm cha truyền con nối là chính. Số chủ doanh nghiệp đƣợc đào tạo một cách bài bản qua các trƣờng, lớp chính thống chƣa nhiều. Năm 2015, Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 56/140 quốc gia về chỉ số cạnh tranh, thế nhƣng chỉ số “trình độ kinh doanh lại chỉ ở mức 100/140 quốc gia đƣợc xếp hạng” đã cho thấy rõ phần nào sự yếu kém này. 2. Rào cản về thể chế kinh tế - Nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo ra những hạn chế, yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó những rào cản do thể chế kinh tế tạo ra giữ vị trí rất quan trọng. Rào cản về thể chế kinh tế đƣợc biểu hiện trên nhiều khía cạnh, song đáng chú ý là: i)- Luật pháp và chính sách tuy được ban hành nhiều, song chất lượng còn thấp, phải sửa đổi, bổ sung, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực thi. Đặc biệt, không ít các quy định của Luật và Chính sách mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc chƣa thật phù hợp với thực tiễn, doanh nghiệp không biết xoay xở theo kiểu nào, chẳng hạn: 24 + Theo Luật Đầu tƣ, thủ tục quyết định đầu tƣ không yêu cầu Nhà đầu tƣ phải nộp quyết định “Đánh giá tác động môi trƣờng”, nhƣng Luật Bảo vệ môi trƣờng lại quy định quyết định phê duyệt báo cáo về “Đánh giá tác động môi trƣờng” là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ đầu tƣ dự án. + Luật Phá sản là Luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn, thua lỗ có cơ hội rút khỏi thị trƣờng một cách trật tự, góp phần tái phân phối tài sản, thúc đẩy lƣu thông vốn trong nền kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời lao động và chủ nợ. Thế nhƣng trong vòng 9 năm kể từ Luật Phá sản năm 2004 (Luật Phá sản đầu tiên ban hành năm 1993) đến năm 2013, số doanh nghiệp không còn sản xuất - kinh doanh cần đƣợc giải thể là 140.000 doanh nghiệp, song do bất cập về pháp lý, nên chỉ giải quyết đƣợc có 336 doanh nghiệp. + Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng là gồm cả lâm nghiệp và ngƣ nghiệp) hiện vẫn là ngành sản xuất rộng lớn và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Năm 2017 khu vực này vẫn còn 8,58 triệu hộ đang hoạt động sán xuất (chiếm 53% tổng số hộ trong nông thôn), với 21,56 triệu lao động (chiếm 40,15% lực lƣợng lao động của toàn xã hội) và đóng góp 15,34% GDP cho nền kinh tế. Đây là khu vực đang còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là khi bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. Rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tƣ vào khu vực này, nhƣng rất ít doanh nghiệp vào đƣợc, vì vƣớng nhiều thứ, đặc biệt là vƣớng về Luật Đất đai và các Chính sách có liên quan đến đất đai (thời hạn thuê đất, giá thuê, tiền đền bù, hỗ trợ ngƣời có đất bị thu hồi.v.v.). Vì thế, cho đến ngày 31/12/2017 cũng chỉ mới có 7.600 doanh nghiệp đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 1,35% trong tổng số doanh nghiệp của cả nƣớc (theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại Hội nghị về Nông nghiệp ở Lâm Đồng ngày 30/7/2018 ). ii)- Bộ máy quản lý, cơ chế quản lý và đội ngũ công chức thực thi công vụ của Nhà nước tuy đã có nhiều điều chỉnh, đổi mới trong những năm gần đây, song vẫn còn tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp: + Bộ máy quản lý kinh tế của Việt Nam hiện có: Quốc hội, Chính phủ, 23 Bộ và cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND của 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; HĐND và UBND của 645 đơn vị hành chính cấp thị xã, quận, huyện; HĐND và UBND của 11.162 đơn vị hành chính cấp thị trấn, phƣờng và xã. Tổng cộng cả 25 nƣớc có khoảng 23.000 đầu mối các cơ quan có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến kinh tế. Điều này cho thấy, số lƣợng các thủ tục hành chính doanh nghiệp phải tiếp cận trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh là vô cùng lớn. Điều đáng nói là không ít các văn bản do các Bộ - Ngành và chính quyền địa phƣơng ban hành cón trái Pháp luật. Bộ Tƣ pháp vừa có Báo cáo gửi Thủ tƣớng Chính phủ đánh giá hậu quả, tác hại của việc ban hành văn bản trái Pháp luật. Báo cáo cho thấy: “qua kiểm tra các văn bản do các Bộ - Ngành và Địa phƣơng ban hành, Bộ Tƣ pháp đã phát hiện hơn 5.600 văn bản trái Pháp luật. trong đó có 1.200 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và nội dung; hơn 3.800 văn bản sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản; gần 600 văn bản không phải là văn bản quy phạm Pháp luật, nhƣng có chứa đựng quy phạm Pháp luật” (Báo Vietnam Net, ngày 7/8/2018) Theo Bộ trƣởng Mai Chí Dũng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (tại cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính ngày 21/7/2017) thì, chỉ riêng xuất khẩu hàng hóa, hiện vẫn còn 5.917 thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các Bộ tại các cửa khẩu, và theo công bố của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng thì có tới 100.000 mặt hàng xuất khẩu phải chịu kiểm tra chuyên ngành nhƣ vậy. Có thể nói, việc nắm đƣợc các thủ tục hành chính do các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kinh tế ban hành và đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nó là việc không dễ dàng chút nào đối với các doanh nghiệp. + Đội ngũ công chức của Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong thực tiễn còn gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện công vụ, đặc biệt là sự nhũng nhiễu trong giải quyết các thủ tục hành chính. Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI công bố ngày 13/3/2017 thì: - Có 66% doanh nghiệp tại các tỉnh thuộc tốp giữa phải “móc hầu bao”cho các khoảng không chính thức, cao hơn 12-15% so với giai đoạn 2008-2013. –Có 9-11% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết, khoảng chi không chính thức chiếm 10% tổng doanh thu của họ (trung bình là 5-10%), cao hơn mức 6-8% của 5 năm trƣớc. - Có 58% doanh nghiệp bị nhũng nhiễu khi làm các thủ tục cho doanh nghiệp (giai đoạn 2008-2013 con số này là 65%). Điều này không chỉ gây bức 26 xúc cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội. Bức xúc đến mức bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nƣớc cũng phải thốt lên “Họ ăn không từ thứ gì”. iii)- Trong văn bản, Đảng và Nhà nước đều xác định “Các thành phần kinh tế kinh doanh theo Pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”(Nghị quyết Đại hội IX, tháng 4/2001). Nhưng trong thực tiễn, sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp vẫn còn rất lớn. + Sự phân biệt đối xử trƣớc hết có thể thấy ở việc tiếp cận nguồn lực đất đai. Thuê đất là cả một chuỗi các hoạt động gian nan của các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Trong một khoảng thời gian không ngắn, từ giải quyết các thủ tục hành chính nhƣ: đề án sản xuất - kinh doanh, giấy phép kinh doanh, nguồn lực tài chính đảm bảo, phƣơng thức thuê đất, thời hạn thuê... cho đến giá thuê đất, phƣơng thức và thời gian thanh toán, phƣơng án đền bù, hỗ trợ cho ngƣời có đất bị Chính quyền thu hồi để cho thuê... Để công việc trôi chảy, các doanh nghiệp còn phải mất một khoảng kinh phí không nhỏ cho các khoảng chi phí không chính thức. Các chi phí không chính thức này càng cao đối với những khu đất có vị trí thuận lợi, nhất là ở các thành phố lớn. Trong các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI thực hiện từ năm 2005 đến nay, thì tiêu chí tiếp cận nguồn lực đất đai đƣợc các doanh nghiệp rất quan tâm và thƣờng đƣợc đánh giá khá thấp. Có tới 21% các doanh nghiệp đƣợc điều tra. Trong khi các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc (DN nhỏ) không có đất làm mặt bằng sản xuất - kinh doanh, thì các doanh nghiệp Nhà nƣớc sử dụng đất không hết, phải bỏ hoang, hoặc đem cho thuê để kiếm lời. Điển hình là các Nông - Lâm trƣờng. Các cơ sở này quản lý 4,5 triệu ha đất, nhƣng mỗi năm chỉ đóng góp cho khu vực Nông nghiệp đƣợc 2% giá trị sản xuất của toàn ngành mà thôi. Còn Formosa đƣợc thuê tới 3.300 ha (kể cả mặt nƣớc) trong thời hạn 70 năm với giá 90 tỷ đồng (cho cả thời hạn thuê). Tính ra tiền thuê 1m2 đất/năm của họ chỉ có 40 VNĐ, bằng 1/50 giá trị của một cốc nƣớc chè (40/2.000). + Hai là sự phân biệt đối xử trong tiếp cận các nguồn vốn, nhất là vốn tín dụng Ngân hàng. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc muốn đƣợc vay vốn phải trải qua rất nhiều thủ tục hành chính, tốn khá nhiều thời gian, công sức, và 27 thƣờng chỉ đƣợc vay ngắn hạn là chính, mặc dù đa phần họ làm ăn nghiêm chỉnh và trả nợ đúng thời hạn. Trong khi đó các doanh nghiệp Nhà nƣớc lại đƣợc tiếp cận hết sức dễ dàng các nguồn vốn khác nhau, đƣợc vay trung và dài hạn, mặc dù nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nợ nần kéo dài (Hệ thống DNNN nợ khoảng 1,5 triệu tỷ đồng). + Ba là, sự phân biệt đối xử trong Chính sách Thuế. Trên 400.000 doanh nghiệp trong nƣớc năm 2016 chỉ đƣợc miễn, giảm 10.2278 tỷ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi đó khoảng 10.000 doanh nghiệp FDI đƣợc miễn, giảm tới 35.357 tỷ đồng. trong đó riêng các công ty của Samsung đƣợc miễn, giảm 20.189 tỷ, mặc dù họ đã đƣợc hƣởng rất nhiều ƣu đãi khác khi thành rồi. Tóm lại, có thể nói, hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam đã có sự phát triển khá tốt về số lƣợng trong thời gian vừa qua, song chất lƣợng (cả quy mô, công nghệ và trình độ quản trị...) còn khá hạn chế. Có nhiều việc cần phải làm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhanh - mạnh và vững chắc, trong đó vấn đề hết sức bức xúc là phải tháo dỡ các rào cản về thể chế kinh tế nhƣ đã trình bày ở trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. NXB chính trị Quốc gia, HN-2005. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 6/8/2008 của BCH Trung ƣơng khóa X về: Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. HN, ngày 7/9/2018. 3. Lê Du Phong-Lê Huỳnh Mai: Tháo gỡ các rào cản về thể chế kinh tế, đòi hỏi bức xúc của phát triển kinh tế-xã hội ở nƣớc ta hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Thể chế kinh tế và rào cản của thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Nxb Đại học KTQD, HN-2017. 4. Niên giám Thống kê năm 2017. 5. VCCI: Báo cáo thƣờng niên về doanh nghiệp 2016 6. VCCI: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ngày 13/3/2017. 7. Báo Vietnam Net ngày 7/8/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfrao_can_ve_the_che_kinh_te_doi_voi_su_phat_trien_cua_doanh_n.pdf
Tài liệu liên quan