KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 73 bệnh nhân lao/HIV(-) có 16 bệnh nhân bị phản ứng độc gan và 24 bệnh nhân
bị phản ứng độc gan trong số 78 bệnh nhân lao/HIV(+) sau khi dùng thuốc kháng lao, nghiên cứu cho
thấy:
1. Tỷ lệ phản ứng độc gan ở bệnh nhân HIV(+) là 30,8% và ở bệnh nhân HIV(-) là 21,9%, phản
ứng độc xảy ra ở nam nhiều hơn nữ; ở bệnh nhân lao/HIV(-), tỷ lệ nam: nữ là 2:1, ở bệnh nhân
lao/HIV(+), tỷ lệ nam: nữ là 5:1, tuổi càng cao càng dễ bị phản ứng độc gan; ở bệnh nhân lao/HIV(-)
là > 45 – 65, ở bệnh nhân lao/HIV(+) là từ 35 – 45; không nghề nghiệp, bệnh nhân cư trú thuộc vùng
biên giới, có tiền căn dị ứng, nghiện rượu có liên quan đến phản ứng độc gan.
2. Bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng độc gan thường gặp ở thể lao ngoài phổi, có các giá trị
ALT (U/L) và AST (U/L) và có tỷ lệ xét nghiệm huyết thanh viêm gan siêu vi B, C cao hơn so
với bệnh nhân lao/HIV(-) (p < 0,05) và tình trạng rối loạn chức năng gan thường được ghi nhận
từ 2 – 4 tuần điều trị với thuốc kháng lao.
3. Tuổi, giới, không nghề nghiệp, tiền căn dị ứng, nghiện rượu, có cân nặng ≤ 35kg, HBsAg(+);
anti HCV(+), albumin/máu ≤ 35g/l là các yếu tố nguy cơ gây phản ứng độc gan của bệnh nhân
lao/HIV(+) (OR > 1, p < 0,05).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rối loạn chức năng gan do thuốc lao ở bệnh nhân lao/HIV(+), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 239
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN DO THUỐC LAO
Ở BỆNH NHÂN LAO/ HIV(+)
Lê Văn Nhi*
TÓM TẮT
Mở ñầu: Tuổi cao, không nghề nghiệp, học vấn thấp, có tiền căn dị ứng nghiện rượu, có trọng lượng cơ thể,
lượng albumin/máu và số lượng CD4/mm thấp. Và những bệnh nhân bị ñồng nhiễm virút viêm gan siêu vi B, C &
HIV(+) có nguy cơ tăng phản ứng ñộc gan do thuốc kháng lao.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh tỷ lệ phản ứng ñộc gan, ñặc ñiểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy
cơ gây phản ứng ñộc gan do ñiều trị thuốc kháng lao ở bệnh nhân lao/HIV(+)
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang với 151 bệnh nhân lao/HIV(+) (78 bệnh
nhân) và lao/HIV(-) (73 bệnh nhân) tại Bệnh viên Đa Khoa Tỉnh An Giang.
Kết quả: Tỷ lệ phản ứng ñộc gan với thuốc kháng lao ở bệnh nhân lao/HIV(+) là 30,8% (24/78) với tỷ lệ
nam: nữ là 5:1 và ở bệnh nhân lao/HIV(-) là 21,9% (16/73) với tỷ lệ nam: nữ là 2:1 (p 380C (67%)
buồn nôn, nôn (67%) là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan (p = 0,000);
58,3% (14/24) lao ngoài phổi ở nhóm lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan so với lao/HIV(-) (p = 0,03); Các rối loạn
chức năng gan và phản ứng ñộc gan ở bệnh nhân lao/HIV(+) thường xảy sau 2 tuần ñiều trị lao (p < 0,05). Tuổi
> 35t, không nghề nghiệp, ñời sống bấp bênh, trình ñộ học vấn < cấp I, cư trú vùng biên giới, có tiền căn dị ứng,
nghiện rượu mạn tính, cân nặng ≤ 35kg, HBsAg(+) và anti HCV(+), lượng albumin/máu ≤ 35g/l và tình trạng suy
giảm miễn dịch nặng là các yếu tố nguy cơ bị phản ứng ñộc gan của bệnh nhân lao/HIV(+) ñiều trị lao tại Bệnh
viên Đa khoa Tỉnh An Giang (OR > 1, p < 0,05)
Kết luận: Tuổi, giới tính, không nghề nghiệp, tiền căn dị ứng, nghiện rượu, có cân nặng ≤ 35kg, HBsAg(+),
và anti HCV(+), albumin/máu ≤ 35g/l là các yếu tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan ở bệnh nhân lao/HIV(+) ñiều
trị với thuốc kháng lao tại Bệnh viện Đa khoa - Tỉnh An Giang.
ABSTRACT
TUBERCULOSIS TREATMENT RELATED LIVER DYSFUNCTION IN TB/HIV(+) PATIENTS
Le Van Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 239 - 246
Setting: Tuberculosis (TB) patients with advanced age, jobless, low education with antecedent of allergy,
alcohol abuse, low weight, low serum albumine, low TCD4 count and co-infected with HBV, HCV or HIV(+), are
at high risk of drug induced liver injury (DILI) with anti – TB drugs.
Objectives: To assess the incidence of drug induced liver in injury (DILI) and the clinical, paraclinical and
risk factors of TB/HIV(+) patients under TB treatment.
Methods: Cross-sectional study with 151 TB patients including 78 TB/HIV(+) and 73 TB/HIV(-) at the
provincial polyclinic of An Giang.
Results: Incidence of DILI among TB/HIV(+): 30,8% (24/78), sex ratio male/female 5:1 and incidence of
DILI among TB/HIV(-): 21,9% (16/73), sex ratio: 2:1 (p 380C (67%) and nausea-vomissement
(67%) are the frequent signs of DILI in TB/HIV(+) patient (p = 0,000); 58,3% (14/24) of extrapulmonary
TB/HIV(+) patients have DILI (p = 0,03). In TB/HIV(+), abnormal liver function testing and DILI occurred after
2 weeks of TB treatment (p 35y.o, jobless (in precaire economic condition), living near the
boundary with Cambodia, low level of primary school education with antecedent of allergic history, alcohol
abuse, low weight < 35kg, co-infected with HBV or/and HCV, low serum albumine ≤ 35g/l and with severe
immuno depression are the main risk factors for DILI in TB/HIV(+) patients when they are treated with anti TB
drugs (OR > 1, p < 0,05)
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Địa chỉ liên lạc: TS. Lê Văn Nhi; ĐT: 091 391 6589 Email: le_vannhi@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 240
Conclusion: Age, sex, jobless, allergic history, alcohol abuse, low weight < 35g/l, co-infected with HBV
or/and HCV, low serum albusmine ≤ 35g/l are the main risk factors for DILI in TB/HIV(+) patients under TB
treatment at the provincial polyclinic of An Giang.
Key words: DILI: Drug induced liver injury; TB: Tuberculosis; HIV: Human Immunodeficiency virus.
MỞ ĐẦU
Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng men gan (AST,
ALT) tạm thời khoảng 10% ñối với bệnh nhân khi sử
dụng thuốc kháng lao và 1 – 2% bỏ trị do bị phản ứng
gan trầm trọng dẫn tới viêm gan cấp(2). Mặc dầu phản
ứng ñộc gan khó tiên ñoán nhưng chúng ta cũng có
thể quan sát ñược nhóm nguy cơ cao có khả năng bị
phản ứng ñộc gan trong suốt quá trình ñiều trị(1,6). Một
số nghiên cứu trước ñây trên thế giới ñã gợi ý rằng
các nhóm bệnh nhân: có ñộ tuổi cao; không nghề
nghiệp; học vấn thấp; có tiền căn dị ứng; nghiện rượu;
có trọng lượng cơ thể; albumin/máu và số lượng CD4
thấp, và những bệnh nhân bị ñồng nhiễm virút viêm
gan siêu vi B, C & HIV(+) có nguy cơ tăng phản ứng
ñộc gan do thuốc kháng lao(1). Nhiều nhận xét cho
rằng bệnh AIDS có liên quan nhiều ñến sự phát triển
phản ứng ñộc gan do thuốc(5).
Hiện nay, tại Việt nam chưa có nghiên cứu một
cách hệ thống các vấn ñề phản ứng ñộc gan do thuốc
kháng lao ở bệnh nhân lao/HIV, do ñó chúng tôi khảo
sát những yếu tố nguy cơ có khả năng gây phản ứng
ñộc gan do thuốc kháng lao ở bệnh nhân lao/HIV(+)
và lao/HIV(-) tại khoa lao – “Life-Gap” Bệnh viện Đa
Khoa - Tỉnh An Giang.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang với ñối tượng nghiên cứu
là tất cả bệnh nhân lao/HIV(+) ñiều trị nội trú tại
Khoa Lao – “Life-Gap” Bệnh viên Đa Khoa An
Giang từ ngày 01/08/2007 ñến 01/09/2008. Với tiêu
chuẩn chọn bệnh: Tất cả bệnh nhân lao mới ñiều trị
nội trú tại Khoa Lao – “Lifegap” Bệnh viên Đa Khoa
– Tỉnh An Giang trong thời gian trên. Và tiêu chuẩn
loại trừ: Những bệnh nhân lao có tiền sử ñiều trị lao
trước ñây, không ñồng ý xét nghiệm HIV, nhỏ hơn 18
tuổi, có tiền căn bệnh lý gan mật, những bệnh lý phối
hợp (tiểu ñường, tim mạch, thận, dạ dày, hội chứng
Cushing).
Tiêu chuẩn chẩn ñoán HIV
Các mẫu máu (Bảo ñảm thực hiện nguyên tắc an
toàn sinh học trong khi lấy máu) lấy từ bệnh nhân
ñược sàng lọc bằng kỹ thuật test nhanh HIV (Quick
test) bước 2 lập lại với sinh phẩm Serodia-HIV và
cuối cùng xác ñịnh bằng kỹ thuật Western-Blot (WB).
Trước khi làm xét nghiệm có tư vấn và bệnh nhân tự
nguyện làm xét nghiệm.
Tiêu chuẩn chẩn ñoán lao: Tiêu chuẩn chẩn ñoán
lao theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và
Chương Trình Chống Lao Quốc Gia: AFB(+) _ Có vi
khuẩn kháng cồn toan trong ñàm qua soi kính hiển vi
(sau khi nhuộm bằng kỹ thuật Ziehl Neelsen): • Lao
phổi AFB(+): Có ít nhất 2 AFB(+) hoặc 1 AFB(+) và
một phim X.quang phổi có tổn thương lao tiến triển; •
Lao phổi AFB(-): Có 6 mẫu ñàm AFB(-) khác nhau
qua 2 lần khám cách nhau 2 tuần ñến 1 tháng và hai
phim X.quang phổi có tổn thương lao tiến triển (chụp
cách nhau 1 tháng) và sau khi không ñáp ứng ñiều trị
với kháng sinh phổ thông rộng hoặc xét nghiệm ñàm
AFB(-) nhưng nuôi cấy ñàm dương tính; • Lao ngoài
phổi: Dựa vào các dữ kiện lâm sàng với sự hỗ trợ của
X.quang, PCR hoặc cấy bệnh phẩm hoặc mô học, tế
bào học của sinh thiết và của chọc hút bệnh phẩm xác
ñịnh là lao.
Đếm số lượng tế bào CD4, thực hiện cho tất cả
bệnh nhân lao/HIV(+) trước và sau ñiều trị lao (bình
thường số lượng CD4 vào khoảng 400 – 1600 tế
bào/mm3 (trung bình > 500)).
- Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu ñược
thực hiện ñầy ñủ các xét nghiệm và ñược thăm khám
lâm sàng trước khi dùng thuốc kháng lao bao gồm
công thức máu toàn phần, và albumin. Xét nghiệm
chức năng gan AST (bình thường < 35U/L), ALT (<
45U/L), bilirubin toàn phần (< 17Umol/L); trực tiếp
(< 4,3Umol/L); gián tiếp (< 12,7Umol/L), và xét
nghiệm serodia ñối với viêm gan B (HbsAg) và kháng
thể viêm gan C (anti HCV) và tất cả những xét
nghiệm chức năng gan ñược làm trước khi dùng thuốc
kháng lao và làm lại ở tuần 1, 2, 4, 6, sau khi dùng
thuốc kháng lao.
- Chẩn ñoán bị phản ứng ñộc gan do thuốc kháng
lao: Nếu như không có nguyên nhân nào khác làm
tăng men gan thì theo dõi một trong những xét
nghiệm chức năng gan: các chỉ số tăng gấp 2 lần giá
trị trên và có các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, suy
nhược, vàng da, vàng mắt, ñau vùng gan, rung gan(+).
Chẩn ñoán phản ứng ñộc gan theo Tổ Chức Y Tế Thế
Giới (TC YTTG): Phản ứng ñộc gan chia thành 4
mức ñộ dựa trên ALT và Bilirubin toàn phần.
- Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu ñược ñiều
trị lao với phác ñồ hoá ngắn ngày có kiểm soát trực
tiếp (DOTS) với các thuốc kháng lao hàng thứ nhất:
isoniazide, pyrazinamide, rifampicin và ethambutol.
Phân tích xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê
SPSS phiên bản 12.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 241
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 151 bệnh nhân lao mới ñiều trị
nội trú tại khoa lao “Life Gap” Bệnh viên Đa Khoa -
Tỉnh An Giang từ ngày 01/08/2007 ñến ngày
01/09/2008 chúng tôi ghi nhận có 78 bệnh nhân
lao/HIV(+) và 73 bệnh nhân lao/HIV(-). Trong ñó có
24/78 (30,8%) bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc
gan với thuốc kháng lao và 16/73 (21,9%) bệnh nhân
lao/HIV(-) bị phản ứng ñộc gan trong quá trình ñiều
trị lao. Không bệnh nhân nào bị phản ứng ñộc gan mà
phải ngưng ñiều trị thuốc kháng lao hoặc trầm trọng
cần nhập viện ñể ñiều trị chuyên khoa.
Bảng 1: Tỷ lệ phản ứng ñộc gan của bệnh nhân
lao/HIV(-) và lao/HIV(+)
Bệnh nhân
Độc gan
lao/HIV(-)
(n = 73)
lao/HIV(+)
(n = 78)
OR CI
95%
p
Có 16 (21,9%) 24 (30,8%)
Không 57 (78,1%) 54 (69,2%)
1,6 0,7 –
3,2
0,147
Nhận xét: So sánh tỷ lệ phản ứng ñộc gan ở 2
nhóm lao/HIV(+) và lao/HIV(-) khác nhau không có ý
nghĩa thống kê, p > 0,05. Tỷ lệ phản ứng ñộc gan
thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam: nữ là 5:1
(lao/HIV(+)) và 2:1 (lao/HIV(-)) p < 0,05.
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân
lao/HIV(+) và lao/HIV(-) bị phản ứng ñộc gan
Bệnh nhân
Lâm sàng
lao/HIV(-) (n =
16)
lao/HIV(+) (n = 24) p
Sốt > 380C 7 (43,8%) 16 (66,7%) 0,15
Vàng da, vàng
mắt
5 (31,3%) 8 (33,3%) 0,89
Sẩn ngứa 5 (31,3%) 9 (37,5%) 0,68
Buồn nôn, nôn 12 (75%) 16 (66,7%) 0,57
Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng của bệnh
nhân lao/HIV(+) và lao/HIV(-) có phản ứng ñộc gan
khác nhau không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Và
các triệu chứng lâm sàng trên xảy ra ở nhóm bị phản
ứng ñộc gan nhiều hơn so với nhóm không bị phản
ứng ñộc gan p = 0,000 (lao/HIV(-)) và p = 0,000
(lao/HIV(+)).
Bảng 3: Các thể lao của bệnh nhân lao/HIV(-) và
lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan.
Bệnh nhân
Thể lao
lao/HIV(-)
(n = 16)
lao/HIV(+)
(n = 24)
p
Lao phổi AFB(+) 10 (62,5%) 10 (41,7%) 0,19
Lao phổi AFB(-) 6 (37,5%) 14 (58,3%) 0,2
Lao ngoài phổi 4 (25%) 14 (58,3%) 0,03
Lao phối hợp 10 (62,5%) 17 (70,8%) 0,6
Nhận xét: Lao ngoài phổi ở nhóm lao/HIV(+) bị
phản ứng ñộc gan hơn so với nhóm
lao/HIV(-), p = 0,03
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
242
Bảng 4: So sánh 3 dòng huyết cầu của bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan
Bệnh nhân
Dòng huyết cầu
lao/HIV(-)
(n = 16)
lao/HIV(+)
(n = 24)
p
Hồng cầu lắng (ESR) 77,12 ± 33,86 77,79 ± 30,90 0,674
Hồng cầu 3,42 ± 0,58 3,63 ± 0,64 0,363
Bạch cầu 10,54 ± 2,69 9,7 ± 3,05 0,567
Tiểu cầu 303 ± 73,51 337 ± 66,27 0,742
Nhận xét: Các dòng huyết cầu ở bệnh nhân lao/HIV(+) và lao/HIV(-) khác nhau không có ý
nghĩa thống kê, p > 0,05.
Bảng 5: So sánh thời gian xảy ra phản ứng ñộc gan ở bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+) phản ứng
ñộc gan.
Bệnh nhân
Thời gian
lao/HIV(-)
(n = 16)
lao/HIV(+)
(n = 24)
p
Sau 1 tuần 1 (6,3%) 1 (4,2%) 0,7
Sau 2 tuần 1 (6,3%) 8 (33,3%) 0,04
Sau 4 tuần 7 (43,8%) 8 (33,3%) 0,5
Sau 6 tuần 7 (43,8%) 7 (29,2%) 0,3
Nhận xét: Sau 2 tuần ñiều trị, tỷ lệ bị phản ứng ñộc gan ở nhóm lao/HIV(+) nhiều hơn so với
nhóm lao/HIV(-), p < 0,05.
Bảng 6: So sánh các yếu tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan ở bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+)
Nhóm nguy cơ OR (95% CI) p
Lao/HIV(+) 1,5 (0,76 – 3,2) > 0,05
Biểu đồ 1: Theo dõi biến thiên của
men gan AST ở bệnh nhân
lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị phản
ứng độc gan (Trước điều trị lao và
sau 1, 2, 4, 6 tuần điều trị lao)
Nhận xét: Xét nghiệm men
gan AST ở bệnh nhân lao/HIV(+)
bị phản ứng độc gan tăng hơn
nhóm bệnh nhân lao/HIV(-) bị
phản ứng độc gan ở tuần thứ 2, 4
(p < 0,05) và không khác biệt ở
tuần thứ 6 (p > 0,05).
Biểu đồ 2: Theo dõi biến thiên của
men gan ALT ở bệnh nhân
lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị phản
ứng độc gan (Trước điều trị lao và
sau 1, 2, 4, 6 tuần điều trị lao)
Nhận xét: Xét nghiệm men
gan ALT ở bệnh nhân
lao/HIV(+) bị phản ứng và
nhóm bệnh nhân lao/HIV(-) bị
phản ứng độc gan đều tăng
trong suốt 6 tuần theo dõi, có
sự khác biệt giữa 2 nhóm ở
tuần thứ 4 (p = 0,02).
Biểu đồ 3: Theo dõi biến thiên
của Bilirubin toàn phần ở bệnh
nhân lao/HIV(+) và lao/HIV(-)
bị phản ứng độc gan.
Nhận xét: Bilirubin toàn
phần ở bệnh nhân
lao/HIV(+) và lao/HIV(-) bị
phản ứng độc gan đều tăng
trong suốt 6 tuần theo dõi,
sự khác biệt giữa 2 nhóm
không có ý nghĩa thống kê
p > 0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
243
Nhóm nguy cơ OR (95% CI) p
Giới tính 4,4 (1,9 – 10,2) < 0,05
Độ tuổi 2,2 (1,1 – 4,8) < 0,05
Không nghề nghiệp 4,9 (1,7 – 14,1) < 0,05
Học vấn cấp I 2,9 (1,3 – 6,1) < 0,05
Cư trú vùng biên giới 2,4 (1,1 – 5,5) < 0,05
Tiền căn dị ứng 5,1 (1,6 – 15,4) < 0,05
Nghiện rượu 4,8 (1,8 – 9,4) < 0,05
Cân nặng 3,4 (1,6 – 7,3) < 0,05
HBsAg(+) 6,7 (3,1 – 15,1) < 0,05
Anti HCV(+) 3,8 (1,7 – 8,4) < 0,05
Albumin/máu 3,2 (1,5 – 7,1) < 0,05
Nhận xét: Tuổi, giới, không nghề nghiệp, học vấn cấp I, cư trú vùng biên giới, tiền căn dị ứng,
nghiện rượu, cân nặng ≤ 35kg, tình trạng HBsAg(+); anti HCV(+), albumin/máu ≤ 35g/l là các yếu tố
nguy cơ của bệnh nhân lao/HIV(+) và lao/HIV(-) bị phản ứng ñộc gan (OR > 1, p < 0,05).
Bảng 7: Mối liên quan giữa CD4/mm3 và HBsAg(+); Anti HCV(+) của bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản
ứng ñộc gan
Lao/HIV(+) phản ứng ñộc gan
(n = 24)
CD4/mm3
HbsAg, Anti HCV
< 200/mm3 200 –
499/mm3
> 500/mm3
p
HBsAg(+) 10 (38,4%) 2 (66,7%) 0 (0,0%) 0,015
Anti HCV(+) 9 (34,6%) 1 (33,3%) 0 (0,0%) 0,006
Nhiễm cả 2 7 (26,9%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0,007
Nhận xét: Tỷ lệ CD4/mm3 giảm nhiều ở những bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan có
nhiễm HBsAg(+) và Anti HCV, p < 0,05
BÀN LUẬN
Giới tính
Valiquette C và cộng sự khảo sát tỷ lệ phản ứng ñộc gan do thuốc kháng lao hàng thứ nhất xảy ra
nhiều ở nữ giới (OR = 2,9; 95% CI: 1,3 – 6,3)(19). Tương tự nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ
phản ứng ñộc gan ở nam nhiều hơn nữ (p < 0,03) (Bảng 1)
Độ tuổi
Nghiên cứu ở New Delhi, Ấn Độ ñánh giá những tác nhân nguy cơ phát triển ñộc gan do
thuốc kháng lao ở bệnh nhân lớn tuổi (OR = 1,2); Khalid và cộng sự cho thấy tuổi từ 13 – 40 (14,4%),
tuổi từ 41 – 73 (25,8%) thường bị phản ứng ñộc gan(9). Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu cho rằng
tuổi không phải là nguy cơ gây phản ứng ñộc gan ở những bệnh nhân dùng thuốc kháng lao(4,13). Ozick
L.A. và cs ñánh giá tỷ lệ phản ứng ñộc gan do isoniazid và rifampin và tuổi trung bình bị phản ứng
ñộc gan là 38,8 (22 – 58 tuổi). Yee D. và cs cho thấy rifampin liên quan phản ứng ñộc gan ở bệnh
nhân > 60 tuổi (OR = 3,9; 95% CI: 1,2 – 14,9) và pyrazinamid liên quan phản ứng ñộc gan ở bệnh
nhân > 60 tuổi (OR = 2,6; 95% CI: 1,01 – 6,6) (19). So sánh ñộ tuổi của bệnh nhân lao/HIV(-) và
lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan, ở các ñộ tuổi
0,05, nhưng ở 2 ñộ tuổi 46 – 55t và 56 – 65t tỷ lệ bị phản ứng ñộc gan ở nhóm lao/HIV(-) cao hơn
nhóm lao/HIV(+) (p < 0,05). Và là yếu tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan ở cả 2 nhóm lao/HIV(+) và
lao/HIV(-) (Bảng 6).
Nghề nghiệp
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ không nghề nghiệp của bệnh nhân lao/HIV(+), bị phản
ứng ñộc gan xảy ra nhiều hơn ở nhóm lao/HIV(-) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,01 và là yếu
tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan OR = 4,9 (1,7 – 14,1), ñời sống bấp bênh, không nghề nghiệp, vô
gia cư, thái ñộ “bất cần” do ñó ít quan tâm ñến chính bản thân là các lý giải cho các nguyên nhân.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
244
Trình ñộ học vấn
Không có sự khác biệt về trình ñộ học vấn giữa bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị phản
ứng ñộc gan, p > 0,05. Nhưng trình ñộ học vấn cấp I là yếu tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan ở cả
2 nhóm lao/HIV(+) và lao/HIV(-) (Bảng 6).
Nơi cư ngụ
Nghiên cứu của Pelletier M. và cs cho thấy phản ứng ñộc gan do thuốc kháng lao liên quan ñến
nơi cư trú và nguồn gốc dân tộc (19). Ở nhóm bệnh nhân lao/HIV(+) trong nghiên cứu của chúng tôi,
nhóm cư trú vùng biên giới có phản ứng ñộc gan xảy ra nhiều hơn với p = 0,03. Do ñịa lý tỉnh An
Giang giáp ranh biên giới Campuchia với 2 cửa khẩu là nơi tập trung buôn bán ñông ñúc, trên 80% bị
lây truyền HIV qua ñường tình dục, khó kiểm soát ñược hành vi nguy cơ, tỷ lệ ñồng nhiễm lao và
HIV rất cao(12). Tuy nhiên chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về nơi cư ngụ giữa 2 nhóm
bệnh nhân lao/HIV(-) lao/HIV(+) và nhóm bệnh nhân cư trú sát vùng biên giới với Campuchia là yếu
tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan ở cả 2 nhóm lao/HIV(+) và lao/HIV(-) (Bảng 6).
Tiền căn dị ứng
Tiền căn dị ứng giữa 2 nhóm bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan khác nhau
không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 nhưng là yếu tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan ở cả 2 nhóm OR =
5,1 (Bảng 6).
Nghiện rượu
Nghiên cứu của trường Đại Học Y Khoa Ấn Độ ñánh giá những tác nhân nguy cơ phát triển ñộc
gan do thuốc kháng lao ở bệnh nhân nghiện rượu, nguy cơ (OR) tăng gấp 3 lần(7), nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy ở bệnh nhân lao/HIV(-) tăng gấp 5 lần, bệnh nhân lao/HIV(+) tăng gấp 11 lần (p =
0,03). Khi so sánh tình trạng nghiện rượu của bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc
gan (Bảng 6).
Cân nặng
Bệnh nhân lao/HIV(+) và lao/HIV(-) có cân nặng ≤ 35kg có tỷ lệ phản ứng ñộc gan tăng cao OR
= 3,4 (1,6 – 7,3). Bảng 6.
Lâm sàng
Sốt > 380C, buồn nôn và nôn, sẩn ngứa, vàng da vàng mắt là các triệu chứng thường gặp ở bệnh
nhân lao/HIV(+) và lao/HIV(-) bị phản ứng ñộc gan, tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05) Bảng 2.
Thể lao
So sánh thể lao của bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan cho thấy thể lao
ngoài phổi ở nhóm lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan nhiều hơn so với nhóm lao/HIV(-) (p = 0,03).
Bảng 3.
Cận lâm sàng
3 dòng huyết cầu: Rất nhiều y văn ghi nhận là có sự xáo trộn về huyết cầu ở những bệnh nhân bị
bệnh lý gan(3). Và nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về 3 dòng huyết cầu khi
so sánh giữa 2 nhóm lao/HIV (+) và lao/HIV(-) bị phản ứng ñộc gan. p > 0,05. Bảng 4.
Xét nghiệm sinh hoá
Các nghiên cứu của Hong Kong và Dossing và cs cho thấy men gan tăng ñều 10 – 20% trên bệnh
nhân lao/HIV khi dùng thuốc kháng lao và nhiễm HIV là nguyên nhân ñược biết làm tăng men
gan(4,8). Và nghiên cứu của Pedral và cs ñã cho thấy bệnh nhân AIDS phát triển phản ứng ñộc gan sau
khi dùng thuốc kháng lao nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác(11). Trong một nghiên cứu ở Mỹ,
Ozick L.A. và cs theo dõi 8 tuần, ít nhất là 2 tuần, phản ứng ñộc gan do isonazid và rifampin trên bệnh
nhân lao/HIV(+), kết quả AST và/hoặc ALT tăng > 200 IU/L, xảy ra 9/70 (11,9%) nhiều hơn với bất
kỳ nguyên nhân nào khác (p < 0,01). Sự gia tăng men gan, alkaline phosphatase, bilirubin sau khi
dùng thuốc kháng lao ở bệnh nhân lao/HIV ñã ñược chứng minh nhiều trong các y văn(4,8,12,13). Nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
245
cứu chúng tôi ghi nhận bilirubin ở nhóm bệnh nhân lao/HIV(+) cao hơn so với lao/HIV(-) nhưng
không có ý nghĩa thống kê. So sánh các xét nghiệm sinh hoá của bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+)
bị phản ứng ñộc gan thì tỷ lệ các men gan AST, ALT ở nhóm lao/HIV(+) tăng nhiều hơn nhóm
lao/HIV(-) (p < 0,05, p = 0,02) và bilirubin khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Biểu ñồ 1, 2 và 3.
Xét nghiệm huyết thanh ñối với viêm gan siêu vi B và C: Pan L, và cs, bệnh viện Tang Du
thành phố Shaanxi Trung Quốc, quan sát ảnh hưởng thuốc kháng lao ñối với chức năng gan ở
bệnh nhân ñồng nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV), theo dõi trong 2 tháng ñiều trị lao ghi nhận tỷ
lệ phản ứng ñộc gan là 59% so với 24% ở bệnh nhân không nhiễm viêm gan siêu vi B (p <
0,01)(10). Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận ở bệnh nhân lao/HIV(+) có HBsAg(+) bị phản
ứng ñộc gan nhiều hơn so với bệnh nhân lao/HIV(+) mà HBsAg(-) với OR = 4,8, CI: 1,2 – 19,2,
p = 0,025 cũng như tỷ lệ phản ứng ñộc gan ở bệnh nhân lao/HIV(+) có anti HCV(+) tăng cao so
với nhóm anti HCV(-), p = 0,000. Ungo J.R. và cs trường Đại Học Y Khoa Miami ñánh giá vai
trò HCV và HIV ñến sự phát triển phản ứng ñộc gan do thuốc kháng lao; ở những bệnh nhân
ñồng nhiễm HCV và HIV thì nguy cơ ñộc gan liên quan ñến thuốc kháng lao tăng gấp 14,4 lần
khi theo dõi trong 6 tháng ñiều trị lao (p < 0,02)(17). Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bệnh nhân
lao/HIV(+) có anti HCV(+) theo dõi phản ứng ñộc gan 6 tuần sau khi dùng thuốc kháng lao thì
nguy cơ ñộc gan tăng gấp 13 lần (OR = 13, CI 95%: 4,8 – 44,4). So sánh các xét nghiệm huyết
thanh ñối với viêm gan siêu vi B và C ở bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan
thì tỉ lệ HBsAg(+) bị phản ứng ñộc gan ở bệnh nhân lao/HIV(+) nhiều hơn bệnh nhân lao/HIV(+)
HBsAg(-) với OR = 4,8, CI: 1,2 – 19,2, p = 0,025 và bệnh nhân lao/HIV(+) có anti HCV(+) bị
phản ứng ñộc gan nhiều hơn so với bệnh nhân lao/HIV(+) mà anti HCV(-) OR = 4,1, CI: 1,0 –
15,0, p = 0,039. Một số nghiên cứu khác cho rằng không có sự liên quan giữa anti HCV(+) và
HBsAg(+) và sự tiến triển phản ứng gây ñộc gan(10,14,16); Phần hạn chế của nghiên cứu có thể là do
cỡ mẫu nhỏ. Một nghiên cứu từ ngày 01 tháng 01 năm 1992 ñến 31 tháng 12 năm 2004 tại 6 bệnh
viện ở Pháp ñánh giá tỷ lệ nguy cơ phản ứng ñộc gan do thuốc kháng lao trên bệnh nhân
lao/HIV(+) ở 2 tháng ñầu ñiều trị ghi nhận nhóm có CD4 < 100/mm3 bị phản ứng ñộc gan nhiều
(p = 0,022) với thời gian trung bình bị phản ứng ñộc gan là 14 ngày(9). Nghiên cứu của chúng tôi
ghi nhận thời gian thường xảy ra phản ứng ñộc gan ở cả 2 nhóm lao/HIV(+) và lao/HIV(-) là 2
tuần (Bảng 5). Yee D. và cs cho thấy tình trạng suy giảm miễn dịch liên quan phản ứng ñộc gan
do thuốc kháng lao hàng thứ nhất (OR = 3,8; 95%; CI: 1,05 – 13,4)(19). Nghiên cứu chúng tôi
khảo sát mối liên quan giữa CD4/mm3 và tuổi của bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan thì
ghi nhận không có sự liên quan giữa CD4/mm3 và tuổi của bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc
gan (F = 0,313, p = 0,866), tương tự khảo sát mối liên quan giữa CD4/mm3 với cân nặng của bệnh
nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan cũng không thấy sự liên quan giữa CD4/mm3 với cân nặng
của bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan (F = 0,689, p = 0,513) và khảo sát mối liên quan
giữa CD4/mm3 và HBsAg(+), Anti HCV(+) ở bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan cho
thấy CD4/mm3 giảm nhiều ở bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan ñồng nhiễm HBsAg(+)
hoặc anti HCV hoặc ñồng nhiễm cùng lúc B và C (p = 0,015, p = 0,006, p = 0,007). (Bảng 7).
Nhiều nghiên cứu ñã từng ghi nhận tỷ lệ phản ứng ñộc gan có liên quan ñến tình trạng miễn dịch
khi CD4 càng thấp khả năng bị phản ứng ñộc gan cao(15). Do CD4/mm3 giảm thì khả năng nhiễm
trùng cơ hội cao sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau có thể ảnh hưởng ñến ñộc gan ngay
khi dùng thuốc kháng lao(12,15,18).
Albumin/máu
Một số nghiên cứu cho thấy Albumin/máu không có liên quan ñến nguy cơ phản ứng ñộc gan(3).
Ở Ấn Độ, Sharma và cs ñánh giá những tác nhân nguy cơ phát triển ñộc gan do thuốc kháng lao ở
những bệnh nhân lao có albumin/máu ≤ 35g/l (OR = 2,3), ở Karachi nghiên cứu ñánh giá những bệnh
nhân bị ñộc gan do thuốc kháng lao với albumin/máu ≤ 35g/l là 27% so với albumin/máu > 35g/l là
4,5%(9). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận albumin/máu của bệnh nhân lao/HIV(-) và lao/HIV(+) bị
phản ứng ñộc gan khác nhau không có ý nghĩa thống kê, nhưng albumin ≤ 35g/l là yếu tố nguy cơ gây
phản ứng ñộc gan ở cả 2 nhóm lao/HIV(+) và lao/HIV(-) OR = 3,2 (1,5 – 7,1). Bảng 6.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
246
Những yếu tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan ở bệnh nhân lao/HIV(+) và lao/HIV(-): Chúng tôi
ghi nhận tuổi, giới, không nghề nghiệp, học vấn cấp I, cư trú vùng biên giới, tiền căn dị ứng, nghiện
rượu, cân nặng ≤ 35kg, tình trạng HBsAg(+); anti HCV(+), albumin/máu ≤ 35g/l là các yếu tố nguy
cơ của bệnh nhân lao/HIV(+) và lao/HIV(-) bị phản ứng ñộc gan (OR > 1, p < 0,05).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 73 bệnh nhân lao/HIV(-) có 16 bệnh nhân bị phản ứng ñộc gan và 24 bệnh nhân
bị phản ứng ñộc gan trong số 78 bệnh nhân lao/HIV(+) sau khi dùng thuốc kháng lao, nghiên cứu cho
thấy:
1. Tỷ lệ phản ứng ñộc gan ở bệnh nhân HIV(+) là 30,8% và ở bệnh nhân HIV(-) là 21,9%, phản
ứng ñộc xảy ra ở nam nhiều hơn nữ; ở bệnh nhân lao/HIV(-), tỷ lệ nam: nữ là 2:1, ở bệnh nhân
lao/HIV(+), tỷ lệ nam: nữ là 5:1, tuổi càng cao càng dễ bị phản ứng ñộc gan; ở bệnh nhân lao/HIV(-)
là > 45 – 65, ở bệnh nhân lao/HIV(+) là từ 35 – 45; không nghề nghiệp, bệnh nhân cư trú thuộc vùng
biên giới, có tiền căn dị ứng, nghiện rượu có liên quan ñến phản ứng ñộc gan.
2. Bệnh nhân lao/HIV(+) bị phản ứng ñộc gan thường gặp ở thể lao ngoài phổi, có các giá trị
ALT (U/L) và AST (U/L) và có tỷ lệ xét nghiệm huyết thanh viêm gan siêu vi B, C cao hơn so
với bệnh nhân lao/HIV(-) (p < 0,05) và tình trạng rối loạn chức năng gan thường ñược ghi nhận
từ 2 – 4 tuần ñiều trị với thuốc kháng lao.
3. Tuổi, giới, không nghề nghiệp, tiền căn dị ứng, nghiện rượu, có cân nặng ≤ 35kg, HBsAg(+);
anti HCV(+), albumin/máu ≤ 35g/l là các yếu tố nguy cơ gây phản ứng ñộc gan của bệnh nhân
lao/HIV(+) (OR > 1, p < 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Thoracic Society / Centers for Disease Control and Prevention / Infectious Society of America (2003). “Treatment of
tuberculosis”. Am J Respir Crit Care Med; 167, pp. 603 – 662.
2. Chang K. C., Leung C. C., Yew W. W., and Tam C. M. (2007). “Standard anti-tuberculosis treatment and hepatotoxicity: do dosing
schedules matter?” Eur. Respir. J., February 1st; 29(2), pp. 347 – 351.
3. Châu Hữu Hầu (2006), “Dịch tễ học HCV trong viêm gan virus C” Nhà xuất bản y học TP. Hồ Chí Minh, trang 104 – 120.
4. Dossing M., Wickle J. T., Askgaard D. S., et al (1996) “Liver injury during antituberculosis treatment: an 11- year study”. Tuber Lung
Dis; 77, pp. 335 – 340.
5. Faustini A., Hall A. J., Perucci C. A., (2005). “Tuberculosis treatment outcomes in Europe: a systematic review”. Eur Respir J; 26, pp.
503 – 510.
6. Gardiner S. J., Begg E. J., (2006) Pharmacogenetics, Drug-Metabolizing Enzymes, and Clinical Practice Pharmacol. Rev., September
1st, 2006; 58(3), pp. 521 – 590.
7. Hong Kong Chest Service / British Medical Research Council (1991). “Controlled trial of 2, 4, and 6 months of pyrazinamide in 6 –
month, three-times-weekly regimens for smear-positive pulmonary tuberculosis, including an assessment of a combined preparation of
isoniazid, rifampin and pyrazinamide: results at 30 months”. Am Rev Respir; 143, pp. 700 – 706.
8. Leung C. C., Law W. S., Chang K. C., Tam C. M., Yew W. W., Chan C. K., and Wong M. Y., (2003). “Initial Experience on Rifampin
and Pyrazinamide vs Isoniazid in the Treatment of Latent Tuberculosis Infection Among Patients With Silicosis in Hong Kong”. Chest,
December 1st; 124(6), pp. 2112 – 2118.
9. Pak J. et al (2007). “Hepatotoxicity with Antituberculosis Drugs: The risk factors” Med Sci January – March, Vol. 23 No. 1, pp. 33 –
38.
10. Pan L., Jia Z., Chen L., Fu E., Li G., (2005). “Effect of anti-tuberculosis therapy on liver function of pulmonary tuberculosis patients in
fected with hepatitis B virus”. World J Gastroenterol 11, pp. 2518 – 2521.
11. Pedral – Sampaio D. B., Martins Netto E., Alcantara A. P., et al (1997). “Use of standard therapy for tuberculosis is associated with
increased adverse reactions in patients with HIV”. Braz J Infect Dis; 1, pp. 123 – 130.
12. Phan Thanh Dũng (2009). Ảnh hưởng thuốc kháng lao trên chức năng gan ở bệnh nhân lao/HIV(+). Luận án chuyên khoa cấp II.
13. Schaberg T., Rebhan K., Lode H., (1996). “Risk factors for side-effects of isoniazid, rifampin and pyrazinamide in patients hospitalized
for pulmonary tuberculosis”. Eur Respir J; 9, pp. 2026 – 2030.
14. Shakya R., Rao B. S., Shrestha b., (2006). “Evaluation of risk factors for antituberculosis drugs-induced hepatotoxicity in Nepalese
population”. Kathmandu university journal of science, engineering and technology II, pp. 1 – 8.
15. Sharma S. K., Balamurugan A., Saha P. K., et al (2002). “Evaluation of clinical and immunogenetic risk factors for the development of
hepatotoxicity during antituberculosis treatment”. Am J Respir Crit Care Med; 166, pp. 916 – 919.
16. Sturgill M. G., Lambert G. H., (1997). “Xenobiotic-induced hepatotoxicity; mechanisms of liver injury and methods of monitoring
hepatic function.” Clin Chem 430, pp. 1512 – 1526.
17. Ungo J. R., Jones D., Ashkin D., et al (1998). “Antituberculosis drug-induced hepatotoxicity: the role of hepatitis C virus and the human
immunodeficiency virus”. Am J Respir Crit Care Med; 157, pp. 1871 – 1876.
18. Wong W. M., Wu P. C.., Yuen M. F., et al (2000). “Antituberculosis drug-related liver dysfunction in chronic hepatitis B infection”.
Hepatology; 31, pp. 201 – 206.
19. Yee D., Valiquette C., Pelletier M., Parisien I., Rocher I., Menzies D., (2003). “Incidence of serious side effects from first-line
antituberculosis drugs among patients treated for active tuberculosis” Am J Respir Crit Care Med; 167, pp. 1472 – 1477.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- roi_loan_chuc_nang_gan_do_thuoc_lao_o_benh_nhan_laohiv.pdf