Rủi ro tín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ngày một nâng cao. Để đạt được những thành tựu đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã có những chính sách đổi mới tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi đưa vào lưu thông để phát triển sản xuất. Việc tạo lập nguồn vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, với vai trò là nhà cung cấp vốn tín dụng, điều mà các ngân hàng quan tâm nhất là khả năng bảo tồn vốn để tái đầu tư. Cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) khác, Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhạy cảm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, việc cho vay mang lại hiệu quả thiết thực cho cả khách hàng và ngân hàng là một trong những mục tiêu hoạt động hàng đầu của hệ thống NHCTVN nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương Bạc Liêu (NHCTBL) nói riêng. Chính vì vậy, sau thời gian học tập ở trường và nghiên cứu thực tế tại chi nhánh NHCTBL em đã chọn đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình là: “Rủi ro tín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu” để tìm hiểu về các nguyên nhân phát sinh và các biện pháp khắc phục những rủi ro trong hoạt động tín dụng - một hoạt động trọng yếu của ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế về mức độ an toàn và khả năng mở rộng tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, yêu cầu về vốn, về chất lượng dịch vụ tín dụng ngày càng cao, áp lực cạnh tranh và hội nhập ngày càng lớn. Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu này là đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và một số đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCTBL, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của tỉnh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHCTBL để tìm ra và phát huy những mặt mạnh, phát hiện và khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động cho vay của ngân hàng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCTBL. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại tỉnh Bạc Liêu, cụ thể địa điểm nghiên cứu của đề tài là NHCTBL. Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập chủ yếu từ Phòng Khách hàng của NHCTBL. Bên cạnh đó kết hợp thu thập thông tin trực tiếp từ cán bộ tín dụng (CBTD) và khách hàng (KH) vay vốn thông qua việc trao đổi, phỏng vấn. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện trong thời gian thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, cụ thể là từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/04/2008. Đề tài sử dụng số liệu về kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007. 1.3.3 Phạm vi về nội dung Luận văn được kết cấu thành 6 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu. Nội dung của chương là phần giới thiệu mở đầu của đề tài, bao gồm các nội dung cụ thể sau: - Đặt vấn đề nghiên cứu; - Mục tiêu nghiên cứu; - Phạm vi nghiên cứu; - Lược khảo tài liệu. Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Nội dung của chương nghiên cứu về cơ sở lý luận và phương pháp tiến hành đề tài, bao gồm 2 phần: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCTBL. Bao gồm những nội dung chính sau: - Khái quát về NHCTVN; - Một số tình hình cơ bản của NHCTBL; - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHCTBL; Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHCTBL. Chương này đi sâu vào phân tích từng nhân tố phát sinh rủi ro được tìm hiểu ở hai khía cạnh sau: - Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn; - Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh. Chương 5: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCTBL. Bao gồm 5 giải pháp sau: - Giải pháp về huy động vốn; - Giải pháp về huy động vốn, bao gồm các giải pháp cho doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ; - Giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn. Chương 6: Kết luận và kiến nghị. Là chương kết thúc đề tài, nội dung là những kết luận của bài, bên cạnh đó là các kiến nghị đến NHCTVN, chính quyền địa phương và chi nhánh NHCTBL.1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua một số tài liệu nghiên cứu, phân tích về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng. Qua quá trình lược khảo các đề tài đó, em nhận thấy vấn đề tín dụng, rủi ro tín dụng đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích rất sâu, kỹ lưỡng và đầy đủ. Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng của NHCTBL để thực hiện đề tài. Sau đây là một số tài liệu mà em có điều kiện tham khảo trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài:  Tiểu luận tốt nghiệp Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Bạc Liêu của Lê Huỳnh Như (2006), Trung Tâm Giáo dục thường xuyên Bạc Liêu. Các nội dung tham khảo: + Đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng, đi sâu đánh giá về tình hình nợ quá hạn, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro, tìm ra những giải pháp, những biện pháp tốt nhất, việc thu hồi nợ được nhanh chóng để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong Ngân hàng. + Phương pháp tác giả đã sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là phương pháp so sánh và xem xét các tỷ số. + Trong đề tài này tác giả giải quyết được những vấn đề như: Phân tán rủi ro, cho vay an toàn, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm 2007, đề ra chính sách tín dụng linh hoạt, các kiểm định giả thuyết về mức độ rủi ro tín dụng. + Qua đề tài trên tôi đã hoàn thiện hơn những nhận thức về rủi ro tín dụng. Từ đó tôi đã tiếp tục nghiên cứu mở rộng cho đề tài của mình, cụ thể bên cạnh nghiên cứu về chất tôi lượng hóa rủi ro tín dụng qua phương pháp thay thế liên hoàn. Nâng cao phần giải pháp thành giải pháp cho hiệu quả của hoạt động tín dụng, đưa ra các giải pháp mới như phân tích khách hàng, phân tích tín dụng, tăng thu từ dịch vụ  Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống NHCTVN (04/2004). Nội dung tham khảo là các quy định về:  Cho vay tiêu dùng;  Cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cá nhân, hộ gia đình;  Giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT;  Thực hiện bảo đảm tiền vay;  Cho vay đối với các tổ chức kinh tế.  Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (2004). Nội dung tham khảo: + Chương 3: Chính sách tín dụng chung + Chương 4: Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng + Chương 6: Quy trình cho vay và quản lý tín dụng + Chương 10: Quản lý nợ có vấn đề Luận văn dài 88 trang

doc91 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rủi ro tín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) 96,87 79,33 90,72 - Tổng DSCV 892.146 1.042.367 1.257.830 - Tổng DSTN 862.117 1.020.744 1.224.068 Hệ số thu nợ (%) 96,63 97,93 97,32 Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL Ghi chú: CN&TTCN - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; TMDV - Thương mại dịch vụ; NLN - Nông lâm nghiệp Đối với ngành thương mại dịch vụ thì khả năng này giảm dần qua ba năm, từ 97,15% ở năm 2005 đến 2007 còn 94,6%. Đây là kết quả tương ứng của việc tăng doanh số cho vay trong ba năm qua. Bên cạnh đó các ngành còn lại có khả năng thu nợ tăng trong ba năm. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn có những chính sách phù hợp trong từng ngành để đạt hiệu quả tốt nhất trong công tác thu hồi nợ đến hạn cũng như để giảm đến mức tối thiểu nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ quá hạn, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ quá hạn đó của ngân hàng cao hay thấp. Và ta sẽ thấy rõ tỷ lệ này của NHCTBL qua bảng tính sau: Bảng 14: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN CỦA NHCT BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2005 - 2007) ĐVT:Triệu đồng CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Tổng dư nợ 375.365 396.988 430.750 21.623 33.762 Nợ quá hạn 12.918 15.141 19.089 2.223 3.948 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 3,44 3,81 4,43 0,37 0,62 Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy dư nợ của Ngân hàng tăng dần theo từng năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn còn ở mức cho phép (dưới 5%) và chỉ số này đều tăng qua các năm. Năm 2005, nợ quá hạn chiếm 3,44% tổng dư nợ, mặc dù tỷ lệ này tương đối cao nhưng vẫn ở mức an toàn. Năm 2006, chỉ số này tăng thêm 0,37% so với năm 2005 đẩy tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ lên 3,81%. Năm 2007, chỉ số này lại tăng 0,62% so với năm 2006. Như vậy, qua 3 năm chỉ số này của Ngân hàng đều tăng là do ngân hàng là ngành tổng hợp rủi ro của các ngành kinh tế khác, chỉ cần một ngành kinh tế gặp trở ngại trong hoạt động thì ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng, mà biểu hiện của sự ảnh hưởng này là nợ quá hạn. Tỷ lệ lãi treo trên tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng Lãi treo là số lãi mà ngân hàng chưa thu được do nợ quá hạn. tỷ lệ lãi treo trên tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng phản ánh chất lượng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng tốt. Ta có bảng số liệu về chỉ tiêu này của NHCTBL như sau: Bảng 15: TỶ LỆ LÃI TREO TRÊN TỔNG DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT BẠC LIÊU (2005 - 2007) ĐVT:Triệu đồng CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 1. Lãi treo Triệu đồng 2.015 3.111 4.879 1.096 1.768 2. Lãi cho vay Triệu đồng 37.795 40.874 44.739 3.079 3.865 Lãi treo/tổng lãi cho vay % 5,33 7,61 10,91 2,28 3,29 Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL Qua bảng 15 trang 62 ta thấy lãi treo và tỷ lệ lãi treo trên tổng lãi cho vay của Ngân hàng tăng dần qua từng năm với tốc độ cao. Năm 2006 lãi treo của Ngân hàng là 3.111 triệu đồng, tăng 1.096 triệu đồng so với 2005. Sang năm 2007 lãi treo của Ngân hàng lên đến 4.879 triệu đồng, tăng 1.768 triệu đồng so với 2006. Bên cạnh đó tỷ lệ lãi treo trên tổng lãi cho vay cũng tăng tương ứng với là 5,33% ở năm 2005, 7,16% ở năm 2006 và 10,91% ở năm 2007. Số lãi treo đã tăng tương ứng với số nợ quá hạn, tuy nhiên tỷ lệ lãi treo trên lãi cho vay có tốc độ tăng nhanh hơn là do một số KH tạm thời chậm trả lãi trong một vài ngày. Bên cạnh tình hình trên còn phản ánh ý thức trả nợ vay của KH chưa cao. Vòng quay tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng nợ càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức sau: Doanh số thu nợ Vòng quay tín dụng = Dư nợ bình quân Từ công thức trên ta tính được kết quả thể hiện qua bảng sau: Bảng 16: VÒNG QUAY TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 2005 - 2007 CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2005 2006 2007 Doanh số thu nợ Triệu đồng 862.117 1.020.744 1.224.068 Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 352.886 375.365 396.988 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 375.365 396.988 430.750 Dư nợ bình quân Triệu đồng 364.126 386.177 413.869 Vòng quay tín dụng Vòng 2,37 2,64 2,96 Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL Từ bảng tính ta thấy vòng vay tín dụng tăng liên tục qua ba năm. Năm 2005 là 2,37 vòng, năm 2006 tăng lên 2,64 vòng và sang 2007 đạt gần 3 vòng. Điều này cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn rất hiệu quả không để đồng vốn nhàn rỗi, phát huy tối đa đồng vốn của mình để thu lợi nhuận cao. Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG QUA NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN Phân tích rủi ro tín dụng theo địa bàn để có kiến nghị điều chỉnh đúng hướng đầu tư phù hợp theo từng địa bàn, chúng ta xem xét cơ cấu nợ quá hạn theo địa bàn tại NHCTBL qua bảng số liệu sau: Bảng 17: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN CHO VAY TRONG 3 NĂM 2005 - 2007 ĐỊA BÀN Số khách hàng quá hạn (khách hàng) Số nợ quá hạn bình quân/khách hàng (triệu đồng) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 TXBL 20 32 47 244,95 179,84 163,87 Vĩnh Lợi 27 41 50 17,89 14,02 12,96 Hòa Bình 33 46 58 57,97 46,33 48,41 Giá Rai 51 66 75 56,73 48,73 50,65 Đông Hải 40 60 74 25,45 22,22 21,54 Phước Long 42 54 60 22,93 22,65 25,32 Hồng Dân 35 48 50 21,40 18,92 20,38 Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn của năm 2006 so với 2005 Bảng 18: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN CHO VAY 2005-2006 ĐỊA BÀN Số KH quá hạn (KH) Số nợ quá hạn bình quân/KH (triệu đồng) 2005 (a05) 2006 (a06) Chênh lệch 2005 (b05) 2006 (b06) Chênh lệch TXBL 20 32 12 244,95 179,84 (65,11) Vĩnh Lợi 27 41 14 17,89 14,02 (3,86) Hòa Bình 33 46 13 57,97 46,33 (11,64) Giá Rai 51 66 15 56,73 48,73 (8,00) Đông Hải 40 60 20 25,45 22,22 (3,23) Phước Long 42 54 12 22,93 22,65 (0,28) Hồng Dân 35 48 13 21,40 18,92 (2,48) TỔNG 248 347 99 52,09 43,63 (8,45) Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL Sự thay đổi của rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn Để xem xét kỹ hơn những nhân tố tác động làm thay đổi rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tình hình này như sau: Gọi: Q05: là nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của năm 2005; Q06: là nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của năm 2006; a05, a06 lần lượt là số KH quá hạn năm 2005, năm 2006; b05, b06 lần lượt là số nợ quá hạn bình quân/KH năm 2005, năm 2006. Thiết lập công thức tính nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của từng năm : Ta có : Q = å a.b Căn cứ vào nguồn thông tin ở bảng 18 trang 64 ta tính toán được cụ thể ở từng năm như sau: Q05 = å a05b05 = (20 x 244,95) + (27 x 17,89) + (33 x 57,97) + (51 x 56,73) + (40 x 25,45) + (42 x 22,93) + (35 x 21,40) = 12.918 (triệu đồng) Q06 = å a06b06 = (32 x 179,84) + (41 x 14,02) + (46 x 46,33) + (66 x 48,73) + (60 x 22,22) + (54 x 22,65) + (48 x 18,92) = 15.141 (triệu đồng) Þ Chênh lệch giữa 2006 so với 2005 (Đối tượng phân tích): DQ = Q06 – Q05 = 15.141 – 12.918 = + 2.223 (triệu đồng) Như vậy nợ quá hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.223 triệu đồng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này là: số KH quá hạn và số nợ quá hạn bình quân trên KH. Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn Da = å(a06 x b05 - a05 x b05) = å[(a06- a05 ) x b05] = (32 - 20) x 244,95 + (41 - 27) x 17,89 + (46 - 33) x 57,97 + (66 - 51) x 56,73 + (60 - 40) x 25,45 + (54 - 42) x 22,93 + (48 - 35) x 21,40 = + 5.856,68 (triệu đồng) Như vậy, do số lượng KH quá hạn ở các địa bàn cho vay năm sau đều tăng hơn năm trước nên đã làm cho nợ quá hạn tăng thêm 5.856,68 triệu đồng. Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình quân/khách hàng Db = å(a06 x b06 - a06 x b05) = å[a06 (b06 - b05)] = 32 x (179,84 – 244,95) + 41 x (14,02 – 17,89 + 33 x (46,33 – 57,97) + 66 x (48,73 – 56,73) + 60 x (22,22 – 25,45) + 54 x (22,65 – 22,93) + 48 x (18,92 – 21,40) = - 3633,68 (triệu đồng) Do nợ quá hạn bình quân trên KH ở các địa bàn cho vay đều giảm nên đã làm cho nợ quá hạn giảm 3633,68 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Các kết quả phân tích trên được tổng hợp qua bảng 19 như sau: Bảng 19: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005 ĐVT: triệu đồng Nhân tố Địa bàn Số KH quá hạn Số nợ quá hạn bình quân/KH Tổng hợp nhân tố TXBL 2.939,40 (2.083,40) 856,00 Vĩnh Lợi 250,44 (158,44) 92,00 Hòa Bình 753,61 (535,61) 218,00 Giá Rai 850,88 (527,88) 323,00 Đông Hải 509,00 (194,00) 315,00 Phước Long 275,14 (15,14) 260,00 Hồng Dân 278,20 (119,20) 159,00 TỔNG 5.856,68 (3.633,68) 2.223,00 Vậy tổng các nhân tố ảnh hưởng bằng đối tượng phân tích là 2.223 triệu đồng. Nhận xét: Thị xã Bạc Liêu: nợ quá hạn tăng so với năm trước 856 triệu đồng, do số KH quá hạn tăng 12 KH làm cho nợ quá hạn tăng 2.939,40 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/KH giảm 65,11 triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn giảm 2.083,40 triệu đồng. Điều này có nghĩa là Ngân hàng đã giảm lượng tiền đầu tư ở một doanh nghiệp xuống, tuy nhiên chính sách mở rông đối tượng đầu tư đã làm cho số KH quá hạn tăng lên, từ đó là nợ quá hạn của năm 2006 tăng hơn 2005 là 2.223 triệu đồng. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan do KH và Ngân hàng, doanh số cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng nên kéo theo tình hình tăng của nợ quá hạn. Huyện Vĩnh Lợi: nợ quá hạn tăng so với năm trước 92 triệu đồng, do số KH quá hạn tăng 14 KH làm cho nợ quá hạn tăng 250,44 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/KH giảm 3,86 triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn giảm 158,44 triệu đồng. Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là tăng nợ quá hạn ở Vĩnh Lợi là do sự tăng lên của số lượng KH. Một số cá nhân và doanh nghiệp đi vay chưa có ý thức trả tốt, sử dụng vốn vay của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả. Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn trong khâu thẩm định trước và trong khi cho vay. Huyện Hòa Bình: nợ quá hạn tăng so với năm trước 218 triệu đồng, do số KH quá hạn tăng 13 KH làm cho nợ quá hạn tăng 753,61 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/KH giảm 11,64 triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn giảm 535,61 triệu đồng. Huyện Giá Rai: do số lượng KH quá hạn tăng 15 người nên làm cho nợ quá hạn tăng 850,88 triệu đồng, tuy nhiên do giảm được số nợ quá hạn bình quân trên KH 8 triệu đồng nên cũng kéo theo nợ quá hạn giảm 527,88 triệu đồng. Tuy nhiên do số lượng KH quá hạn tăng cao nên nợ quá hạn của Giá Rai tăng 323,00 triệu đồng so với năm trước. Huyện Đông Hải: là một trong những địa phương có mức ảnh hưởng lớn đến tình hình tăng nợ quá hạn của tỉnh, Đông Hải có nợ quá hạn tăng so với năm trước 315 triệu đồng. Trong đó, do số lượng KH tăng 20 người, và số nợ quá hạn bình quân trên KH giảm 3,23 triệu đồng. Huyện Phước Long: nợ quá hạn tăng so với năm trước 260 triệu đồng, do số KH quá hạn tăng 12 KH làm cho nợ quá hạn tăng 275,14 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/KH giảm 0,28 triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn giảm 15,14 triệu đồng. Ảnh hưởng của Phước Long đến tình hình tăng nợ quá hạn của tỉnh chủ yếu do số nợ quá hạn bình quân trên KH không giảm được nhiều, từ đó Ngân hàng nên xem xét kỹ các món vay lớn trước khi cho vay nhằm hạn chế tối đa sự thất thoát của những khoản này. Huyện Hồng Dân: là địa phương mới phát triển, KH tại khu vực này chủ yếu là nông dân nên số tiền vay tương đối thấp, nợ quá hạn tăng so với năm trước là 159 triệu đồng. Trong đó do số lượng KH tăng 13 người, làm nợ quá hạn tăng 278,20 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân trên KH giảm nên là nợ quá hạn giảm 119,20 triệu đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn của năm 2007 so với 2006 Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn của năm 2006 so với 2005, ta tiếp tục tìm hiểu các nhân tố này với mốc thời gian là 2007 so với 2006. Các nhân tố này được trinh bày qua bảng sau: Bảng 20: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN CHO VAY 2006-2007 ĐỊA BÀN Số KH quá hạn (KH) Số nợ quá hạn bình quân/KH (triệu đồng) 2006 (a06) 2007 (a07) Chênh lệch 2006 (b06) 2007 (b07) Chênh lệch Thị xã Bạc Liêu 32 47 15 179.84 163.87 (15.97) Vĩnh Lợi 41 50 9 14.02 12.96 (1.06) Hòa Bình 46 58 12 46.33 48.41 2.09 Giá Rai 66 75 9 48.73 50.65 1.93 Đông Hải 60 74 14 22.22 21.54 (0.68) Phước Long 54 60 6 22.65 25.32 2.67 Hồng Dân 48 50 2 18.92 20.38 1.46 TỔNG 347 414 67 43.63 46.11 2.47 Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL Sự thay đổi của rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn Để xem xét kỹ hơn những nhân tố tác động làm thay đổi rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tình hình này như sau: Gọi: Q06: là nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của năm 2006; Q07: là nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của năm 2007; a06, a07 lần lượt là số KH quá hạn năm 2006, năm 2007; b06, b07 lần lượt là số nợ quá hạn bình quân/KH năm 2006, năm 2007. Tương tự mục 4.1.1 ta thiết lập công thức tính nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của từng năm : Ta có : Q = å a.b Căn cứ vào nguồn thông tin ở bảng 20 trang 68 ta tính toán được cụ thể ở từng năm như sau: Q06 = å a06b06 = 15.141 (triệu đồng) Q07 = å a07b07 = 19.089 (triệu đồng) Þ Đối tượng phân tích: DQ = Q07 – Q06 = 19.089 - 15.141 = + 3.948 (triệu đồng) Như vậy nợ quá hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.948 triệu đồng. Nợ quá hạn tăng là do các nhân tố sau đây: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này là: số KH quá hạn và số nợ quá hạn bình quân trên KH. Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn Da = å(a07 x b06 - a06 x b06) = å[(a07- a06 ) x b06] = + 4.303,09 (triệu đồng) Như vậy, do số lượng KH quá hạn ở các địa bàn cho vay năm sau đều tăng hơn năm trước nên đã làm cho nợ quá hạn tăng thêm 4.303,09 triệu đồng. Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình quân/khách hàng Db = å(a07 x b07 - a07 x b06) = å[a07 (b07 - b06)] = - 157,08 (triệu đồng) Do nợ quá hạn bình quân trên KH ở các địa bàn Hòa Bình, Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân tăng, ở Các địa bàn còn lại giảm nên đã làm cho nợ quá hạn giảm 157,08 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Các kết quả phân tích trên được tổng hợp qua bảng 21 như sau: Bảng 21 : TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NĂM 2005 SO VỚI NĂM 2004 ĐVT: triệu đồng Nhân tố Địa bàn Số KH quá hạn Số nợ quá hạn bình quân/KH Tổng hợp nhân tố Thị xã Bạc Liêu 2,697.66 (750.66) 1,947 Vĩnh Lợi 126.22 (53.22) 73 Hòa Bình 555.91 121.09 677 Giá Rai 438.55 144.45 583 Đông Hải 311.03 (50.03) 261 Phước Long 135.89 160.11 296 Hồng Dân 37.83 73.17 111 TỔNG 4,303.09 (355.09) 3,948 Vậy tổng các nhân tố ảnh hưởng bằng đối tượng phân tích là 3.948 triệu đồng. Nhận xét: Do số KH quá hạn tăng ở các địa phương, các địa phương có số lượng KH tăng cao như: Thị xã Bạc Liêu tăng 15 KH, Đông Hải tăng 14 KH, Hòa Bình tăng 12 KH...) nên làm cho nợ quá hạn tăng 4.303,09 triệu đồng. Do số nợ quá hạn bình quân/KH ở một số địa phương tăng như: Hòa Bình tăng 2,09 triệu đồng, Giá Rai tăng 1,93 triệu đồng, Phước Long tăng 2,67 triệu đồng và Hồng Dân tăng 1,46 triệu đồng. Bên cạnh đó nợ quá hạn bình quân / KH giảm ở các địa phương còn lại (Thị xã Bạc Liêu giảm 15,97 triệu đồng, Vĩnh Lợi giảm 1,06 triệu đồng và Đông Hải 0,68 triệu đồng) đã làm cho nợ quá hạn giảm 355,09 triệu đồng. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG THEO NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những KH thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh ta có bảng tổng hợp sau: Bảng 22: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NHCT BẠC LIÊU THEO NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH QUA 3 NĂM 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng NGUYÊN NHÂN NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Chủ quan 1.825 14,13 1.870 12,35 2.040 10,69 45 2,47 170 9,09 1.1. Do Ngân hàng 575 31,51 450 24,06 300 14,71 (125) (21,74) (150) (33,33) 1.2. Do khách hàng 1.250 68,49 1.420 75,94 1.740 85,29 170 13,60 320 22,54 2. Khách quan 11.093 85,87 13.271 87,65 17.049 89,31 2.178 19,63 3.778 28,47 TỔNG 12.918 100 15.141 100 19.089 100 2.223 17,21 3.948 26,07 Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.  Các yếu tố khách quan Điều kiện tự nhiên Qua bảng 22 trang 71 ta thấy trong các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn thì nguyên nhân khách quan luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ lệ này tăng đần qua các năm, cụ thể năm 2005 nó chiếm 85,87%, năm 2006 là 87,65% và 2007 đạt 89,31%. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài, đầu tiên phải kể đến môi trường tự nhiên như nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng mưa lũ làm thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi đồng thời tạo điều kiện cho mần bệnh phát triển do ẩm ướt như dịch cúm H5N1, lở mồm long móng. Tình hình khí hậu, thời tiết ở Bạc Liêu được thiên nhiên khá ưu ái, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình thời tiết có những biến động bất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra. Người dân trong khu vực chưa có ý thức cao trong việc chống chọi với tự nhiên, dẫn đến những thiệt hại lớn về vật chất. Thêm vào đó là dịch bệnh xảy ra liên tục trong phạm vi toàn tỉnh như: bệnh đốm trắng ở tôm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa xuất hiện từ năm 2005, dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh ở heo…Vì thế Ngân hàng phải gánh chịu sự gia tăng liên tục của tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, và cả nợ không có khả năng thu hồi. Chính sách kinh tế và xã hội trong nước và thế giới Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Nền kinh tế chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của nền kinh tế thế giới như giá nguyên liệu tăng làm đình trệ một số cơ sở sản xuất do thua lỗ. Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: Biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao. Trong các năm gần đây, giá cả một số mặt hàng thiết yếu như: dầu, vàng, điện, sắt thép, … tăng rất mạnh. Điều này khiến một số doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Đặc biệt ở tỉnh Bạc Liêu các doanh nghiệp đa số ở quy mô vừa và nhỏ, luôn gánh chịu những tác động này một cách sâu sắc. Bên cạnh đó do hành lan pháp lý chưa phù hợp, không có sự hiểu biết đầy đủ về luật pháp quốc tế, điển hình là năm 2005 vụ Mỹ kiện ta bán phá giá tôm và cá basa. Gần đây là việc thị trường Nhật tẩy chay hàng Việt Nam do dư lượng kháng sinh và các hóa chất cấm trong tôm làm cho sản phẩm bị ứ động không có đầu ra… Quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi làm nguyên liệu đầu vào và nguồn cung sản phẩm đầu ra không ổn định… Rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp đã lây lan sang hoạt động của các ngân hàng nên năm 2006 nợ quá hạn do điều kiện khách quan gây ra là 13.271 triệu đồng tăng 19,63% so với 2005, năm sau lại tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn là 28,47%, làm con số này ở năm 2007 là 17.049 triệu đồng. Cơ chế, chính sách liên quan mật thiết đến các doanh nghiệp như chiến lược phát triển vùng, ngành; các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn về môi trường… thường xuyên thay đổi, không có tính dự báo của Việt Nam cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án vay vốn. Tại Bạc Liêu, những người nông dân đã gánh chịu những hậu quả nặng nề của chính sách chuyển dịch cơ cấu trồng lúa sang nuôi tôm một cách ồ ạt. Sau một vài năm trúng tôm, đến nay ở một số vùng trong tỉnh nông dân đã không thể tiếp tục theo đuổi việc nuôi tôm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả này như: ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, chất lượng tôm giống không đảm bảo… Từ đó đã đưa nợ quá hạn trong lĩnh vực nuôi tròng thuỷ sản lên con số đáng báo động. Vấn đề xử lý nợ tồn đọng là một trong những khó khăn của Ngân hàng, đặc biệt là việc tố chức phát mãi tài sản thế chấp và tài sản được giao từ các vụ án. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại còn bất cập so với thực tế và chưa đồng bộ, cho nên trong quá trình xử lý nợ quá hạn, Ngân hàng Công thương Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của các bộ, ngành có liên quan. Các yếu tố chủ quan Nguyên nhân từ KH vay vốn Về phía người vay nợ, nguyên nhân chủ quan thứ nhất là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất ít so với nhu cầu, do vậy KH cần vay thêm một khoản vốn rất lớn để dảm bảo đủ vốn sản xuất kinh doanh, mà tài sản đảm bảo thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thi Ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ. Thứ hai, năng lực điều hành còn hạn chế do chủ các doanh nghiệp chủ yếu điều hành theo kinh nghiệm thực tế chứ không có tầm nhìn xa trông rộng, dự báo biến động của thị trường. Thứ ba, mở rộng quy mô sản xuất quá mức kiểm soát, nên không kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh thường xuyên, vì vậy không thể phát hiện kịp thời trong kinh doanh. Thứ tư, thiếu thông tin thị trường và các đối tác. Cuối cùng là phải kể đến việc thiếu thiện trí trả nợ vay cho Ngân hàng ngay từ khi KH xin vay vốn, đây là nguyên nhân rất khó phát hiện. Năm 2006 nợ quá hạn xuất phát từ nguyên nhân KH là 1.420 triệu đồng, tăng 170 triệu đồng so với 2005 tương ứng với tăng 13,60%. Con số này ở năm 2007 là 1.740 triệu đồng, tăng 22,54% so với 2006. Từ đó ta thấy, nợ quá hạn phát sinh từ nguyên nhân chủ quan của KH liên tục tăng qua ba năm và tốc độ tăng ngày càng cao. Ngân hàng cần có những biện pháp mạnh tay để kiểm tra và xử lý các trường hợp này. Trình độ, năng lực của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, không đủ khả năng lập các dự án kinh doanh khả thi để làm thủ tục vay vốn. Hệ quả là để vay được vốn của ngân hàng, họ thường thuê một công ty dịch vụ tài chính chuyên nghiệp lập dự án cho mình. Lúc này, ngân hàng có thể đối diện với các dự án ảo, thông tin đã bị thổi phồng hoặc bóp méo. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê của nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa tốt, chưa thực hiện đúng chế độ báo cáo tài chính, nghĩa vụ nộp thuế, chưa thực hiện kiểm toán hàng năm Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Sau khi nhận được tiền vay từ ngân hàng, KH thường có động cơ sử dụng vốn vay vào các mục đích rủi ro nhưng có mức sinh lợi cao làm cho ngân hàng khó thu hồi nợ. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng Trãi qua thời gian dài hoạt động Ngân hàng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để khắc phục những rủi ro do chủ quan của Ngân hàng bằng việc ban hành rất nhiều văn bản pháp luật, dưới luật, các quy định, quy trình trong cho vay, … Qua bảng 22 trang 71 ta thấy tỷ trọng của nợ quá hạn xảy ra do sai sót từ phía Ngân hàng đã giảm dần qua ba năm, năm 2005 nguyên nhân do Ngân hàng chiếm 31,51% tổng số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan, năm 2006 còn 24,06% và sang 2007 tỷ lệ này chỉ còn 14,71%. Cụ thể là năm 2006 nợ quá hạn do sai sót của Ngân hàng là 450 triệu đồng, giảm 21,74% so với 2005 tương ứng với 125 triệu đồng. Năm 2007 tiếp tục giảm 33,33% so với 2006. Những rủi ro này xảy ra do cán bộ Ngân hàng không tuân thủ đùng quy trình nghiệp vụ cho vay, tuy nhiên đây cũng là hệ quả của việc cho vay quá nhiều, CBTD không thể kiểm tra chặt chẽ tất cả các khoản vay. Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU Để sử dụng đồng vốn có hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Trong đó hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là yêu cầu thiết thực giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển vững chắc. Căn cứ vào các kết quả phân tích ở chương 3, chương 4 và căn cứ vào tình hình thực tế tại chi nhánh NHCTBL. Tôi xin được phép đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCTBL. Giải pháp được đưa ra gồm ba nhóm lớn: giải pháp về nguồn vốn, giải pháp về sử dụng vốn và giải pháp về nợ quá hạn. GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dung vốn. Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng việc sử dụng vốn, là do tâm lý ngại gửi tiền vào ngân hàng của người dân Nam bộ nói chung và người dân tại tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Tiền nhàn rỗi trong dân thường được cất giữ tại nhà dưới dạng tiền mặt hoặc vàng, vì thế Ngân hàng chưa huy động triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Từ bảng 2 trang 37 cho thấy nguồn vốn huy động tại chổ của NHCTBL mặc dù luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng nguồn vốn và tăng qua các năm, năm 2006 vốn huy động là 224.595 triệu đồng tăng 22.792 triệu đồng tương đương 11,29% so với năm 2005, năm 2007 đạt 246.939 triệu đồng tăng 22.344 triệu đồng tương đương 9,95% so với năm 2006 nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho vay ở địa phương. Để mở rộng hoạt động tín dụng, Ngân hàng không chỉ dừng lại ở chổ cho vay đa phần bằng nguồn vốn điều hoà từ NHCTVN mà phải cố gắng huy động nguồn vốn tại chổ, vì chi phí của huy động vốn tại chổ thấp sẽ làm giảm lãi suất cho vay tăng sự cạnh tranh cho Ngân hàng . Vì vậy, huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng, muốn thực hiện mục tiêu trên Ngân hàng phải có những chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Sau đây là một số giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn: Trước hết Ngân hàng cần phải tạo niềm tin đối với khách hàng, bởi vì lòng tin là một trong những vấn đề sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng có huy động được hay không là nhờ vào lòng tin của dân chúng. Tạo lòng tin nơi khách hàng là một biện pháp tổng hợp nhiều khía cạnh. Sau đây là một số biện pháp điển hình: Cơ sở vật chất: là một trong những cơ sở vững vàng nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng, nhất là vấn đề huy động tiền gửi. Trước hết Ngân hàng nên đầu tư vào cơ sở vật chất cho trụ sở làm việc của Ngân hàng thêm tiện nghi, trang trí thẩm mỹ, sắp xếp công việc một cách khoa học. Như thế sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng, họ sẽ tin rằng Ngân hàng làm ăn có hiệu quả và có thể yên tâm ký thác tiền vốn của mình. Phong cách phục vụ và trình độ nhân viên: Ngân hàng cần thường xuyên có các lớp huấn luyện nâng cao trình độ và phong cách phục vụ cho nhân viên. Tạo tác phong và phong cách tốt như ân cần, lịch sự, nhã nhặn, tận tâm, và có trình độ cho các nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Đơn giản hóa các thủ tục gửi tiết kiệm, tiến hành thông báo và quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông để cho người dân biết được một cách cụ thể về các hình thức gửi tiền, hình thức trả lãi, chương trình khuyến mãi … nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân có vốn nhàn rỗi. Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động mới và nghiên cứu các sản phẩm mới về huy động vốn của các NHTM khác để cải biên áp dụng tại đơn vị. Chẳng hạn như: sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, sản phẩm tiết kiệm bậc thang, sản phẩm tiết kiệm bảo an ... Cần huy động thêm vàng và ngoại tệ đồng thời mở rộng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các kiều bào nước ngoài tham gia. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với địa bàn tỉnh, có sự phối hợp chặt chẽ thông tin hai chiều từ trung ương về chi nhánh và ngược lại. Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn hiệu quả, họ tích lũy nhiều nhưng thường cất giữ bằng cách mua vàng. GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG VỐN Song song với việc thực hiện các giải pháp về huy động vốn thì việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó cũng là vấn đề quan trọng không kém trong ngân hàng. Để tránh đồng tiền bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thật sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Một số giải pháp về doanh số cho vay Qua phân tích ở bảng 4 trang 41 ta thấy DSCV của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Điều này khẳng định Ngân hàng đã có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng tín dụng. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn ta thấy DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSCV. Điều này phù hợp với chiến lược đầu tư tín dụng của NHCTBL là tập trung vào các khoản vay tiêu dùng, sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, giảm thiểu rủi ro khi thời gian đầu tư kéo dài. Năm 2006 DSCV là 936.161 triệu đồng (chiếm 89,81% DSCV) tăng 135.541 triệu đồng so với năm 2005, sang năm 2007 DSCV vay ngắn hạn đạt 1.133.546 triệu đồng (chiếm 90,12% DSCV) tăng 215.463 triệu đồng so với năm 2006. Bên cạnh đó thì tỷ trọng của DSCV trung – dài hạn lại giảm tương ứng qua 3 năm. Cơ cấu cho vay theo thời hạn tín dụng của NHCTBL phù hợp với xu thế chung của các ngân hàng hiện nay, tuy nhiên cần tập trung hơn nữa cho khâu thẩm định và theo dõi sau khi cho vay để giảm thiểu tình trạng nợ quá hạn trong Ngân hàng. Ngân hàng Công thương Bạc Liêu luôn bám sát định hướng và chiến lược đầu tư của tỉnh để đầu tư tín dụng. Vì vậy khi phân tích DSCV theo ngành kinh tế ta thấy có sự tăng giảm không đồng đều ở các ngành. Nổi bật là sự tăng nhanh của ngành thương mại và dịch vụ, cụ thể năm 2006 DSCV của ngành thương mại dịch vụ tăng 170.377 triệu đồng tương ứng tăng 37,82% so với năm 2005, năm 2007 tăng 261.127 triệu đồng tương ứng 42,06% so với năm 2006. Sự tăng trưởng về DSCV của ngành thương mại dịch vụ phù hợp với cơ chế đầu tư mới của tỉnh, mặt khác đây là ngành có hiệu quả đầu tư cao, ít rủi ro. Vì vậy NHCTBL cần tiếp tục tập trung cán bộ, tăng cường công tác tiếp thị mở rộng địa bàn cho vay tại các chợ đầu mối, các khu vực thị tứ, thi trấn,… cho vay các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại có khả năng vay vòng vốn nhanh và ít rủi ro. Đầu tư phát triển dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, cho vay chứng minh tài chính và hỗ trợ du học, cho vay mua sắm phương tiện cá nhân,… Nghiên cứu áp dụng lãi suất cạnh tranh và cung cấp thêm những sản phẩm tín dụng mới cho nhóm khách hàng này. Ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có DSCV giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2006 là 156.689 triệu đồng, giảm 12,95% tương ứng với giảm 23.300 triệu đồng so với 2005. Sang năm 2007 tốc độ giảm nhanh hơn, doanh số cho vay chỉ còn 115.919 triệu đồng, giảm 40.770 triệu đồng so với năm 2006. Đây là kết quả của sự trì trệ trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh, không thu hút được các nhà đầu tư để phát triển ngành nghề này trên địa bàn tỉnh. Ngân hàng nên duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đặc biệt là các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh để tăng DSCV ở ngành này. Còn đối với ngành Thủy sản, DSCV giảm liên tục trong ba năm, năm 2006 giảm 40.402 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục giảm 16.686 triệu đồng so với năm 2006. Ngân hàng đã có chính sách thu hẹp đầu tư ở lĩnh vực này vì thủy sản là ngành nghề chứa nhiều rủi ro và Ngân hàng đã phải gánh chịu những tổn thất lớn trong ngành này. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần tiếp tục thực hiên các biên pháp thắt chặt tín dụng cho vay trong lĩnh vực thủy sản, không tái đầu tư cho những khách hàng để nợ quá hạn. Bên cạnh đó là sự thẩm định gắt gao hơn đối với những món vay mới và đòi hỏi tài sản đảm bảo có giá trị cao, nâng lãi suất cho vay để đẩy dần sang tổ chức tín dụng khác. Một số giải pháp về doanh số thu nợ Qua phân tích ở bảng 5 trang 46 ta thấy DSTN của NHCTBL tăng đều và liên tục qua 3 năm. Tổng DSTN năm 2005 là 862.117 triệu đồng, năm 2006 là 1.020.744 triệu đồng và năm 2007 là 1.224.068 triệu đồng. Nguyên nhân là do DSTN ở các thời hạn cho vay đều tăng qua mỗi năm. Trong đó DSTN của cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 89% tổng DSTN) và tăng tương đối đều qua mỗi năm với tốc độ năm sau tăng hơn năm trước khoản 19%. Để công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả hơn Ngân hàng cần tính toán kỹ thời gian KH có doanh thu để quyết định thời hạn cho vay một cách hợp lý nhất. Riêng đối với các món vay trung và dài hạn, nên ký kết hợp đồng cho KH trả nhiều lần và cung cấp cho KH lịch trả nợ cụ thể để đảm bảo DSTN ở từng năm. Về mặt ngành nghề, DSTN ở từng ngành có sự tăng giảm không đồng đều. Đối với ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp DSTN giảm qua 3 năm, năm 2006 thu được với số tiền là 157.839 triệu đồng giảm 18.493 triệu đồng so với năm 2005, thì đến năm 2007 số tiền thu được thực tế 127.671 triệu đồng, điều đó cũng có nghĩa là giảm 30.168 triệu đồng so với 2006. Đối tượng cho vay của ngành này đa số là các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh có quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, tiềm lực vốn không mạnh nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường, của nền kinh tế. Ngân hàng nên yêu cầu KH khi vay vốn phải mở tài khoản tại Ngân hàng và tất cả các giao dịch nên thực hiện qua tài khoản này. Quan trọng hơn hết là Ngân hàng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra món vay để kịp thời biết được khó khăn của KH và từ đó có biện pháp giúp đỡ KH tháo gỡ, tránh để xảy ra tình trạng làm ăn thua lỗ, không trả được nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, ngành thủy sản cũng có DSTN giảm qua 3 năm. Năm 2006 DSTN của ngành này là 163.109 triệu đồng, giảm 8,67% so với năm 2005. Năm 2007 tiếp tục giảm 14,32% so với năm 2006. Ngân hàng cần chú ý nhiều hơn ở lĩnh vực này vì những năm qua ngành này liên tục gánh chịu những rủi ro làm cho KH mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng cần có các biện pháp hổ trợ người dân để họ có thể dùng các nguồn thu khác để trả nợ vay. Nhìn chung, việc DSTN của Ngân hàng tăng qua 3 năm đã cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp tốt trong công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc KH cho vay được cán bộ Ngân hàng làm khá tốt. Ngân hàng nên cố gắng duy trì và phát huy ưu điểm này, chú trọng hơn nữa đến khả năng và tiềm lực tài chính của KH khi xét duyệt cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ sau này. Một số giải pháp về dư nợ Căn cứ vào kết quả ở bảng 6 trang 49 ta thấy dư nợ theo thời hạn từ 2005 đến 2007 thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ (trên 89%), dư nợ trung và dài hạn tuy có tốc độ tăng trưởng qua từng năm khá cao nhưng tỷ trọng quá thấp trong tổng dư nợ. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng nên chú trọng tăng trưởng dư nợ tín dụng lành mạnh ở cả hai thời hạn, đặc biệt cần tập trung tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn lên để tạo một cơ cấu phù hợp hơn của dư nợ. Qua phân tích dư nợ cho vay theo ngành thì nhìn chung qua 3 năm dư nợ cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng rất cao. Cụ thể năm 2006 dư nợ của ngành thương mại dịch vụ là 188.148 triệu đồng (chiếm 58,08% tổng dư nợ), tăng 27.933 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 dư nợ thương mại dịch vụ chiếm 68,16% tổng dư nợ, tăng 47.655 triệu đồng so với năm 2006. Vì vậy để đảm bảo kết quả trên chi nhánh có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay các ngành chiến lược như sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhưng cần phân tích và đánh giá KH chính xác trước khi cho vay để đảm bảo tăng doanh số cho vay và hạn chế rủi ro. Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh của dư nợ ngành thương mại và dịch vụ thì dư nợ ngành thủy sản lại liên tục giảm trong ba năm và có tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ, từ 36,55% vào năm 2005 còn 11,42% vào năm 2007. Có sự sụt giảm này là do trong các năm gần đây, ngành thủy sản liên tục hứng chịu những rủi ro do dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy đối với lĩnh vực này Ngân hàng không nên cho vay mới, chỉ cho vay đối với các KH trả tốt, có phương án sản xuất khả thi. Ngoài ra, để tăng dư nợ tín dụng lành mạnh Ngân hàng nên tăng cường số lượng CBTD nhằm giảm số KH mà một CBTD phải quản lý, nâng cao chất lượng hoàn thành công việc thẩm định trước khi cho vay và giám sát khoản vay. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN Bất kỳ trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng có rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ rủi ro là một yếu tố luôn được Ngân hàng quan tâm, đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng trong Ngân hàng tồn tại ở nhiều trạng thái, có thể một món vay tuy chưa quá hạn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của bài chỉ xác định rủi ro thông qua biểu hiện của nợ quá hạn, vì thế phần giải pháp đưa ra để hạn chế rủi ro tập trung vào việc hạn chế nợ quá hạn trong Ngân hàng. Trong những năm qua, nhờ vào sự nổ lực của lãnh đạo ngân hàng và CBTD nên doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn còn phát sinh vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì chi nhánh cần hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất. Qua phân tích nợ quá hạn theo ngành ở bảng 8 trang 54 cho thấy nợ quá hạn phát sinh nhiều ở ngành thủy sản, dù dư nợ của ngành này đã giảm qua 3 năm. Năm 2007 nợ quá hạn của ngành thủy sản là 12.716 triệu đồng, tăng 2.811 triệu đồng so với 2006. Do đó cần lưu ý khi cho vay đối với ngành này. Mặt khác, đối với nhưng KH có nợ quá hạn nếu xét thấy có khả năng thu hồi và KH có thiện trí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng thì ngân hàng nên tạo điều kiện cho KH thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không nên vội vàng xử lý tài sản đảm bảo vì đất nuôi tôm hiện nay có giá trị thấp và rất khó tìm người mua do hoạt động nuôi tôm không mang lại hiệu quả như trước nữa. Phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng theo địa bàn cho vay ở bảng 9 trang 56 ta thấy nợ quá hạn đều tăng ở các địa bàn. Thị xã Bạc Liêu là khu vực có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, đến năm 2007 nợ quá hạn tại Thị xã là 7.702 triệu đồng, chiếm 40,35% tổng nợ quá hạn, tăng 1.947 triệu đồng so với năm 2006. Nợ quá hạn ở đây chiếm tỷ trọng cao là do đây là trung tâm của tỉnh, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thương mại và dịch vụ nên giá trị của món vay thường lớn. Ngoài ra do tác động của những thiệt hại trong ngành thủy sản đã kéo theo tình hình tăng lên của nợ quá hạn ở các huyện có diện tích nuôi tôm lớn như: Đông Hải, Phước Long, Hòa Bình … Ngân hàng cần tăng cường CBTD để theo sát các địa bàn này nhằm thu các món nợ đã quá hạn và phát hiện kịp thời những khoản vay có rủi ro mà có biện pháp xủ lý. Mặt khác đối với các dự án kinh tế lớn Ngân hàng nên áp dụng biện pháp cho vay đồng tài trợ để phân tán rủi ro. Đối với việc đảm bảo tín dụng thì qua bảng 10 trang 57 ta thấy Ngân hàng còn để phát sinh quá nhiều nợ quá hạn không có TSBĐ, và tăng giảm không đồng nhất qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm là 6.153 triệu đồng, giảm 639 triệu đồng tương ứng với 9,41% so với 2005. Sang năm 2007 lại lên 8.140 triệu đồng, tăng 1.987 triệu đồng, tương ứng tăng 32,29% so với 2006. Ngân hàng cần hạn chế cho vay không có TSBĐ, vì đây là nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng. Tuy nhiên, khi cho vay có TSBĐ Ngân hàng cũng cần có sự thẩm định kỹ TSBĐ trước khi cho vay, tính toán giá trị của tài sản một cách chính xác nhất và phòng ngừa trường hợp mất giá của tài sản. Tiến hành xác định nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua bảng 22 trang 71 ta thấy nợ quá hạn do các nguyên nhân đều tăng, riêng nợ quá hạn phát sinh so nguyên nhân chủ quan của Ngân hàng đã có xu hướng giảm qua 3 năm. Có thể thấy nguyên nhân khách quan là nguyên nhân chủ yếu của nợ quá hạn (luôn chiếm trên 85% nợ quá hạn theo nguyên nhân), năm 2006 nợ quá hạn do điều kiện khách quan gây ra là 13.271 triệu đồng tăng 19,63% so với 2005, năm sau lại tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn là 28,47%, làm con số này ở năm 2007 là 17.049 triệu đồng. Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh do điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Ngân hàng nên thay đổi cơ cấu đầu tư tín dụng, nên tập trung tín dụng ở các ngành Công nghiệp và thương mại dịch vụ là các ngành ít chịu sự tác động của tự nhiên, có khả năng sinh lời cao. Bên cạnh đó nên thường xuyên cập nhật sự biến động của tình hình kinh tế trong nước và thế giói để có thể đánh giá được những rủi ro sắp xảy ra nhằm thực hiện các biện pháp kịp thời đối với các món vay có thể chịu sự ảnh hưởng. Ngoài các nguyên nhân khách quan thì KH nguyên nhân gây ra nợ quá hạn chủ yếu trong nhóm nguyên nhân chủ quan (luôn chiếm trên 70%) và tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của KH là 1.420 triệu đồng, tăng 170 triệu đồng so với năm 2005. Và sang năm 2007 số nợ quá hạn phát sinh từ nguyên nhân này là 1.740 triệu đồng, tăng 22,54% so với 2006. Trước thực trạng này thì biện pháp đánh giá KH là một biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro không trả được nợ của KH. Đánh giá KH thường chú trọng đến những mặt sau: tình hình tài chính của KH; tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp; đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn. Nhìn chung nợ quá hạn của Ngân hàng tăng dần qua các năm là một dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Điều này được thể hiện cụ thể ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Qua bảng 14 trang 61 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng dần qua 3 năm, tỷ lệ này ở năm 2007 là 4,43% tăng 0,62% so với năm 2006. Tuy tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn mức cho phép là 5%, nhưng để kiềm chế tốc độ tăng của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và đưa tỷ lệ này về mức thấp hơn thì Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp sau: Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của KH trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn KH chưa thu hồi vốn nên không thể trả nợ cho Ngân hàng vì thời hạn cho vay của Ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của KH. Thường xuyên theo dõi quan tâm đến nợ quá hạn tiềm ẩn, đảm bảo tăng trưởng gắn liền với chất lượng. Đẩy mạnh việc xử lý tài sản, thu hồi nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng vốn tín dụng ngắn hạn cho nền kinh tế tỉnh nhà. Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh tài chính, phân tích đảm bảo nợ vay và độ tín nhiệm của KH. Nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay nhằm phát hiện và cảnh báo sớm đối với những khoản vay có vấn đề để có biện pháp giải quyết phù hợp. Rà soát khoản nợ gia hạn, quá hạn mới phát sinh. Thực hiện biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với KH có nợ quá hạn, nợ quá hạn lớn hoặc gia hạn nợ nhiều lần nhằm đảm bảo xử lý thu hồi dứt điểm. Tập trung giải quyết các vụ việc nổi cộm phát sinh nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi sớm nhất. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương để có những biện pháp thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trong nhiều năm hoạt động và trưởng thành, mặc dù đã có không ít những khó khăn và tồn tại cần phải giải quyết nhưng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của NHCTVN, chi nhánh NHCTBL đã đạt được những bước tiến xa hơn và ngày càng phát triển trong mọi hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Những kết quả đạt được là một minh chứng cho quá trình bền bĩ phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Từ đó, cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng của một NHTM là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế. Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, thật vậy, kết quả mà chi nhánh NHCTBL đạt được trong những năm qua được thể hiện trong công tác huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ rất cao, bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động bằng việc mở rộng quy mô tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi KH đã tạo được niềm tin và uy tín cho KH vay vốn. Từ đó giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Điều này đã phần nào phù hợp với chiến lược tín dụng của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” vừa thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vừa thúc đẩy kinh tế phát triển đồng bộ. Trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dư nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng. Tuy nhiên, qua phân tích cũng cho thấy rủi ro tín dụng vân luôn hiện diện ở NHCTBL là do tỷ lệ nợ quá hạn còn cao và ngày càng tăng trong tổng dư nợ. Với thực trạng này đòi hỏi Ngân hàng cần có những biện pháp cứng rắn trong công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn và ngăn chặn triệt để sự phát sinh của nợ quá hạn. Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh đầy tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở KH trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng. Bên cạnh những kết quả đạt được, NHCTBL vẫn còn một số hạn chế mà tự bản thân mình không thể khắc phục mà cần có sự giúp đở của các cấp lãnh đạo địa phương và NHCTVN nhằm nâng cao hiêụ quả hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những hạn chế này được trình bày trong phần kiến nghị. KIẾN NGHỊ Qua gần 3 tháng tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tại NHCTBL, cũng như qua quá trình phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng em xin đưa ra một và kiến nghị đến NHCTVN, chính quyền địa phương và NHCTBL với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển. Đối với NHCT Việt Nam Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao. Xử lý các văn bản chế độ, kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời. Hiện tại so với nhiều NHTM khác thì quy trình cho vay của NHCT còn cồng kềnh và nhiều thủ tục, hồ sơ chứng từ còn quá nhiều gây phiền hà cho KH, NHCTVN cần nghiên cứu tinh gọn quy trình nghiệp vụ nhằm đơn giản hóa hồ sơ thủ tục cho KH. Đối với chính quyền địa phương Cần phát huy tốt vai trò hổ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về KH, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho KH giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. Tòa án nhân dân trong tỉnh cần tiếp tục hỗ trợ Ngân hàng trong những vụ Ngân hàng đưa ra khởi kiện và đề nghị xử lý nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn, Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư. Trong những năm qua, vấn đề nuôi tôm không có hiệu quả làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc biệt là vay ưu đãi để người dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của người dân tỉnh nhà. Nên có những hình thức hạn chế đối với cán bộ xã, phường ký xác nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Đối với chi nhánh Ngân hàng Công thương Bạc Liêu Cần tăng cường CBTD để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng. Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ thấp nợ quá hạn ở chi nhánh xuống mức có thể chấp nhận. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của KH. Nguồn thu của Ngân hàng bao gồm 2 nguồn thu chính là từ lãi cho vay và thu từ dịch vụ ngân hàng. Trong đó thu từ dịch vụ là nguồn thu không tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy để hạn chế tổn thất của rủi ro tín dụng lên hoạt động của Ngân hàng ta có thể cơ cấu lại nguồn thu này theo xu hướng tăng phần thu từ dịch vụ Ngân hàng. Phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp huyện nhà vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cả đôi bên và cũng nhằm tránh nhằm tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho Ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngân hàng Công Thương Việt Nam (04/2004). Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống NHCT Việt Nam, Hà Nội. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2004). Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Bạc Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. Nguyễn Văn Tiến (2001). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Tài chính Hà Nội Thái Văn Đại (2005). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. Thái Văn Đại (2005). Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi_dung_lv_4005.doc
Tài liệu liên quan