Tổng kết từ các nội dung phân tích sai sót BCTC
các công ty niêm yết tại Việt Nam có thể thấy, tình tr
sai sót BCTC là phổ biến cả về số lượng, về chất lượ
(mức độ sai sót lớn) và về thời gian sai sót. Từ kết quả p
tích có thể rút ra một số kết luận sau:
i) Sai sót BCTC của công ty niêm yết là phổ biến cả
số lượng công ty và về quy mô sai sót;
ii) Sai sót không có chiều hướng giảm qua 5 năm;
iii) Ngoài sai sót có dấu hiện gian lận (báo cáo doanh
thu, lợi nhuận cao, chi phí thấp, giá trị tài sản cao, nợ thấp),
sai sót theo chiều hướng ngược lại cũng đáng kể ở tất cả
các khía cạnh. Dạng sai sót này thường được cho là nhầm
lẫn. Điều này đặt ra vấn đề về trình độ kế toán của các công
ty niêm yết.
Phân tích trên chỉ đánh giá hiện tượng, chưa giải thích
nguyên nhân. Nghiên cứu về sau cần đánh giá nguyên nhân
của sai sót thông qua phân tích mối liên hệ giữa sai sót
BCTC và các yếu tố có liên quan đến lập và công bố BCTC,
đặc biệt là quản trị công ty. Qua đó có giải pháp quản lý tốt
hơn các yếu tố này nhằm giảm thiểu sai sót BCTC, giúp thị
trường chứng khoán minh bạch hơn.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sai sót Báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(131).2018 15
SAI SÓT BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
FRAUDULENT FINANCIAL STATEMENT OF LISTED COMPANIES ON
THE VIETNAMESE STOCK MARKET
Nguyễn Công Phương1, Nguyễn Trọng Hiếu2, Nguyễn Mạnh Cường2
1Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; phuong.nc@due.edu.vn
2Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA; hieu.nt@afac.com.vn, cuongnm.afa@gmail.com
Tóm tắt - Sai sót trong công bố thông tin trên Báo cáo tài chính
(BCTC) là một trong những chủ đề đặc biệt được quan tâm và mang
tính thời sự tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm cung cấp bức tranh
tổng quát về thực trạng sai sót BCTC theo các chỉ tiêu trọng yếu như
lợi nhuận, tài sản. Dựa vào cách tiếp cận mô tả, so sánh và giải thích,
kết quả phân tích cho thấy sai sót lợi nhuận và tài sản của các công
ty niêm yết phổ biến cả về số lượng và mức độ sai sót. Sai sót cũng
không giảm qua 5 năm và không phụ thuộc vào thị trường niêm yết
và ngành nghề hoạt động. Kết quả này một mặt cung cấp thông tin
có giá trị cho cơ quan quản lý, nhà đầu tư để xem xét trong việc quản
lý và ra quyết định, mặt khác cung cấp kết quả cho các nhà nghiên
cứu để nghiên cứu giải thích hiện tượng sai sót BCTC.
Abstract - This study aims to provide a general picture of
fraudulent financial statements through the key indicators such as
profit and assets. Based on the descriptive, comparative and
explanatory approaches, the results of the analysis show that the
fraudulent profit and assets of listed companies are popular both in
terms of quantity and level of error. Errors also do not decrease
over 5 years and are not dependent on the listed stock market and
the industry. This result, on the one hand, provides valuable
information to regulators and investors for consideration in
management and decision making, and on the other hand provides
results for researchers to do research in the future.
Từ khóa - sai sót báo cáo tài chính; sai sót lợi nhuận; sai sót tài
sản; thị trường chứng khoán; công ty niêm yết.
Key words - fraudulent financial statement; profit errors; asset
errors; stock market; listed company.
1. Đặt vấn đề
Báo cáo tài chính (BCTC) nhằm cung cấp thông tin
hữu ích cho người sử dụng để ra quyết định. Thông tin sai
sót có thể làm tổn hại đến việc ra quyết định đầu tư của
nhà đầu tư. Sai sót BCTC là một chủ đề có tính thời sự
trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị. Tính phổ biến
của sai sót BCTC trên thế giới và ở nước ta (Nguyễn Công
Phương, 2016) đặt ra vấn đề, cần tìm hiểu bản chất,
nguyên nhân và hệ quả của sai sót. Một chủ đề nghiên cứu
rộng rãi trong học thuật là nghiên cứu về gian lận BCTC
(fraudulent financial statements). Chủ đề này đã và đang
thu hút sự quan tâm của công chúng, quản lý nhà nước và
các bên có liên quan khác vì hành vi này xảy ra ở nhiều
công ty với mức độ khác nhau, làm ảnh hưởng tiêu cực
đến lợi ích của các bên có liên quan trên thị trường và cả
trong đời sống xã hội (chẳng hạn trường hợp của Enron,
WorldCom, Global Crossing, Adelphia, ... ở Mỹ hay
Bông Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông, Gỗ Trường Thành,
... ở Việt Nam.). Không như ở một số nước, chẳng hạn
như ở Mỹ, gian lận và sai sót BCTC được tổng hợp và
công bố rộng rãi hàng năm bởi cơ quan công quyền có
liên quan hoặc các hiệp hội để cung cấp thông tin cho
công chúng. Ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước (như
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) hoặc các tổ chức nghề
nghiệp không công bố các báo cáo về sai phạm BCTC của
các công ty niêm yết. Sai sót nói chung và gian lận BCTC
của các công ty niêm yết nói riêng ở Việt Nam được báo
chí phản ánh rời rạc thông qua báo cáo kiểm toán của các
công ty kiểm toán độc lập. Từ đó, rất khó để có một đánh
giá đầy đủ, bao quát thực trạng sai sót BCTC của các công
ty niêm yết tại Việt Nam. Ngoài nghiên cứu của Nguyễn
Công Phương và cộng sự (2016) về sai sót BCTC trong
ba năm từ 2010 đến 2012, chưa tìm thấy một nghiên cứu
phân tích có hệ thống sai sót BCTC trong nhiều năm.
Bài viết phân tích sai sót BCTC của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2012 đến
năm 2016. Phân tích sai sót tập trung vào các nội dung
trọng yếu gồm: sai sót về lợi nhuận, sai sót về tài sản. Nhằm
cung cấp bức tranh về thực trạng sai sót BCTC của các
công ty niêm yết theo thời gian. Kết quả phân tích, cung
cấp bằng chứng thực tế giúp cho các nghiên cứu thực
nghiệm về sau, trong việc nhận diện và đo lường biến phụ
thuộc (sai sót BCTC) trên cơ sở kết hợp đánh giá nguyên
nhân sai sót.
2. Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp, phân tích dựa vào số liệu thống
kê mô tả (còn được gọi là nghiên cứu dạng mô tả -
Descriptive studies). Mục đích là cung cấp một bức tranh
hiện thực về sai sót BCTC của các công ty niêm yết, nhận
diện một số thuộc tính của sai sót, qua đó cung cấp các bằng
chứng làm căn cứ cho thực hiện các nghiên cứu phân tích
chuyên sâu hơn ở các nghiên cứu tiếp theo. Cách tiếp cận
phân tích dựa vào số liệu thống kê mô tả đã được nghiên
cứu thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Mỹ.
Bremser, LicataRollins (1991) phân tích sai sót của các
công ty và kiểm toán viên trong giai đoạn từ 1982-1989 đã
tổng hợp các thông tin về các dạng vi phạm trong kế toán,
của kiểm toán viên và ý kiến kiểm toán đối với BCTC của
các công ty này và những hình phạt do Ủy ban Chứng
khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) áp dụng. Beasley, Carcello
Hermanson (1999) đã phân tích các BCTC có sai sót do
COSO công bố. Dựa vào thống kê mô tả, phân tích các
nghiên cứu đã hệ thống hóa các thuộc tính của các công ty
có BCTC sai sót. Nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra
16 Nguyễn Công Phương, Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Mạnh Cường
gian lận Hoa Kỳ (ACFE) 1 cũng sử dụng phương pháp
thống kê mô tả để thống kê các trường hợp và tỷ lệ các công
ty có sai phạm gian lận BCTC theo các trường hợp (ghi
nhận, đo lường và công bố thông tin). Sử dụng thống kê
mô tả, nghiên cứu của KPMG (2003) đã nhận diện top 4
dạng sai phạm tài chính, đó là sai sót về xác định giá tài sản
và ghi nhận doanh thu, cho dấu nợ và chi phí, ghi nhận
doanh thu không có thực, và bỏ sót hoặc công bố thông tin
không hợp lý2. Điều tra của COSO từ năm 1987 đến 1997
đối với 204 công ty đại chúng ở Mỹ cung cấp bằng chứng
về sai phạm BCTC, nhất là sai phạm về xác định giá trị tài
sản cao hơn thực tế thông qua việc ghi nhận tài sản không
có thực hoặc vốn hoá chi phí đáng ra phải ghi nhận vào chi
phí xác định lợi nhuận trong kỳ (COSO, 1999). Ở Việt
Nam, nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và cộng sự
(2016) đã thống kê mô tả về sai sót BCTC trong ba năm từ
2010 đến 2012.
Kế thừa các nghiên cứu trước đây, phương pháp sử
dụng trong các nghiên cứu này là phương pháp thống kê
mô tả. Do đó, cách tiếp cận của bài viết là phân tích mô tả
dựa vào số liệu thứ cấp là BCTC trước và sau kiểm toán.
Sự sai lệch số liệu trước với sau kiểm toán này phản ánh
sai sót BCTC, chưa thể khẳng định hành vi, nguyên nhân
và hệ quả của sai sót này. Để thu thập thông tin về các công
ty có sai sót BCTC, nghiên cứu này nhận được sự trợ giúp
từ công ty chuyên cung cấp số liệu tài chính StockPlus, đây
là Công ty hàng đầu chuyên về cung cấp các giải pháp
thông tin tài chính, dữ liệu thị trường.
Dữ liệu về các công ty niêm yết có sai sót BCTC trong
thời gian 2012 đến 2016 được thu thập thông qua cơ sở dữ
liệu StockPlus. Số liệu này do StockPlus tổng hợp từ BCTC
trước và sau kiểm toán, đính kèm báo cáo kiểm toán của
công ty kiểm toán độc lập được công bố trên hai sở giao
dịch chứng khoán HNX và HOSE. Ngoài ra, một số dữ liệu
còn thiếu được thu thập trực tiếp trên website của
StockPlus, S.cafef.vn và từ wesite của doanh nghiệp niêm
yết cần thu thập. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân
hàng và công ty tài chính không đưa vào nghiên cứu, do có
khác biệt về BCTC.
Về mặt đo lường sai sót BCTC, sai sót BCTC là chênh
lệch số liệu trước kiểm toán với số liệu sau kiểm toán.
Chênh lệch số liệu BCTC trước và sau kiểm toán chỉ phản
ánh sai sót, chưa thể khẳng định có gian lận hay không. Vì
không có thông tin về gian lận, việc ước tính gian lận mang
tính tương đối thông qua động cơ gian lận. Dựa vào động
cơ và thủ thuật gian lận, các nhà nghiên cứu cho rằng, động
cơ gian lận đi kèm với thủ thuật thổi phồng lợi nhuận như
tăng doanh thu, giảm chi phí; tăng giá trị tài sản; che giấu
nợ; che giấu thông tin cung cấp trong BCTC.... Trên cơ sở
này, đo lường tương đối gán cho hành vi có thể xảy ra gian
lận khi công ty báo cáo lợi nhuận, tài sản (số liệu trước
kiểm toán) cao hơn thực tế (số liệu sau kiểm toán). Trường
hợp ngược lại được xem là sai sót không cố ý (có thể do hệ
thống kế toán của doanh nghiệp yếu kém hoặc do nhầm
lẫn). Từ đó, nghiên cứu phân loại một cách tương đối (dựa
1 Trích dẫn trong nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân [7]. Trần Thị Giang Tân, "Gian lận trên báo cáo tài chính: thực trạng và kiến nghị đối với các
doanh nghiệp Việt Nam", Tạp chí Kinh tế Phát triển, 225, tháng 7, 2009, pp. 7..
2 Trích dẫn trong nghiên cứu của Beasley et al. [2]. Beasley M.S., Carcello J.V., Hermanson D.R., Lapides P.D., "Fraudulent financial reporting:
Consideration of industry traits and corporate governance mechanisms", Accounting Horizons, 14(4), 2000, pp. 441-454.
vào tính phổ biến) hai dạng sai sót theo cơ sở này, như được
tóm tắt ở Bảng 1.
Bảng 1. Phân loại sai sót
Loại sai sót
Thực tế báo cáo so với số liệu kiểm toán
Lợi nhuận
Tài
sản
Nợ
Công bố
thông tin
Doanh
thu
Chi
phí
Sai sót cố ý
(gian lận)
Cao hơn
Thấp
hơn
Cao
hơn
Thấp
hơn
Ít hơn
Sai sót
không cố ý
Thấp
hơn
Cao
hơn
Thấp
hơn
Cao
hơn
Không thể gán
tương đồng
3. Kết quả phân tích
3.1. Số lượng công ty có sai sót BCTC qua năm từ 2012-
2016
Số liệu tổng hợp của StockPlus cung cấp cho thấy, số
lượng các công ty niêm yết chính thức trên sàn HOSE và
HNX qua các năm như sau: năm 2012 có 689 công ty, năm
2013 có 662, năm 2014 có 679 công ty, năm 2015 có 684
công ty và năm 2016 có 698 công ty. Trong đó, các công
ty thiếu số liệu trước kiểm toán hoặc thiếu số liệu sau kiểm
toán cũng như các công ty thuộc ngành nghề tài chính, ngân
hàng, chứng khoán sẽ loại ra khỏi dữ liệu nghiên cứu. Như
vậy, số liệu các công ty được đưa vào dữ liệu nghiên cứu
như sau: năm 2012: 612 công ty, năm 2013: 580, năm
2014: 585 công ty, năm 2015: 599 công ty và năm 2016:
649 công ty.
Số lượng và tỷ lệ phần trăm các công ty báo cáo lợi
nhuận cao hơn, thấp hơn, và không thay đổi so với số liệu
của kiểm toán được trình bày ở Bảng 2. Bảng 3, trình bày
số lượng và tỷ lệ các công ty có sai sót về tổng tài sản trước
và sau kiểm toán.
Bảng 2. Thống kê các công ty có sai sót lợi nhuận
Thực tế báo
cáo so với
kết quả
kiểm toán
2012 2013 2014 2015 2016
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
1. Lệch so
với số liệu
kiểm toán,
trong đó
511 83,5 464 80,0 435 74,4 456 76,1 502 77,3
- Báo cáo
cao hơn
307 50,2 307 52,9 242 41,4 264 44,0 302 46,5
- Báo cáo
thấp hơn
204 33,3 157 27,1 193 33,0 192 32,1 200 30,8
2. Không
thay đổi
101 16,5 116 20,0 150 25,6 143 23,9 147 22,7
Tổng 612 100 580 100 585 100 599 100 649 100
Bảng 2 cho thấy các công ty có sai sót lợi nhuận chiếm
một tỷ lệ tương đối cao, dao động quanh mức 80% trong
tổng số công ty được lựa chọn nghiên cứu. Cụ thể, năm 2012
tỷ lệ này là 83,5%, năm 2013 là 80%, năm 2014 là 74,4%,
năm 2015 là 76,1% và năm 2016 là 77,3 %. Số liệu thống kê
này cho thấy, tình trạng sai sót trong lợi nhuận có xu hướng
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(131).2018 17
giảm trong những năm gần đây. Trong đó, các công ty có số
liệu trước kiểm toán toán cao hơn số liệu sau kiểm toán (sai
sót cố ý) chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu
hướng giảm trong các năm về sau (năm 2012 là 50,2%, năm
2013 là 52,9%, năm 2014 là 41,4%, năm 2015 là 44% và
năm 2016 là 46,5%). Đồng thời các công ty có báo cáo lợi
nhuận thấp hơn lợi nhuận kiểm toán (sai sót không cố ý)
cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, cụ thể: năm 2012 là 33,3%,
năm 2013 là 27,1%, năm 2014 là 33%, năm 2015 là 32,1%
và năm 2016 là 30,8%. Câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng
đây là những sai sót không cố ý do kế toán ở các công ty còn
hạn chế về mặt chuyên môn, chưa nắm vững các nguyên tắc
kế toán hoặc do nhầm lẫn hay là chủ ý của doanh nghiệp
niêm yết. Thực tế, cũng có trường hợp công ty công bố lợi
nhuận thấp hơn để phục vụ các mục đích riêng của ban điều
hành công ty, chẳng hạn như muốn giá cổ phiếu xuống thấp
để mua vào, sau đó khi công bố lợi nhuận chính thức sau
kiểm toán thì lại bán ra với mức giá cao hơn.
Bảng 3. Thống kê các công ty có sai sót giá trị tài sản
Thực tế báo
cáo so với
kết quả
kiểm toán
2012 2013 2014 2015 2016
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
SL
Tỷ
lệ
(%)
1. Lệch so
với số liệu
kiểm toán,
trong đó
499 81,5 455 78,4 435 74,4 455 76,0 491 75,7
- Báo cáo
cao hơn
290 47,4 276 47,6 244 41,7 248 41,4 282 43,5
- Báo cáo
thấp hơn
209 34,1 179 30,8 191 32,7 207 34,6 209 32,2
2. Không
thay đổi
113 18,5 125 21,6 150 25,6 144 24,0 158 24,3
Tổng 612 100 580 100 585 100 599 100 649 100
Về sai sót trên bảng cân đối kế toán thể hiện ở số liệu
tổng hợp là giá trị tổng tài sản (Bảng 3) cũng có chiều
hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ này là
81,5%, năm 2013 là 78,4%, năm 2014 là 74,4%, có tăng
nhẹ năm 2015 là 76% và năm 2016 là 75,7% nhưng vẫn
còn thấp so với năm 2012. Sai sót giá trị tổng tài sản do các
sai sót của một số khoản mục phổ biến sẽ được trình bày
dưới đây.
Kết quả trên có thể phản ánh ba vấn đề đối với nhà quản
lý. Thứ nhất, tình hình sai sót BCTC đang có xu hướng
giảm, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn tương đối cao. Thứ hai,
thái độ tiêu cực của các công ty niêm yết về tuân thủ
nguyên tắc kế toán trong lập và trình bày BCTC. Thứ ba,
trình độ của kế toán ở nhiều công ty niêm yết (các công ty
có báo cáo lợi nhuận trước kiểm toán thấp hơn lợi nhuận
sau khi được kiểm toán) chưa đáp ứng được yêu cầu.
Các công ty trong mẫu nghiên cứu được thu thập từ số
liệu của hai sở giao dịch chứng khoán (HNX và HOSE).
Mặc dù hai sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo khuôn
khổ pháp lý chung, nhưng giữa chúng có sự khác biệt ít
nhiều về quản lý, điều hành, uy tín, ... Để đánh giá xem liệu
sai sót BCTC của các công ty niêm yết có sự khác biệt giữa
hai thị trường, kiểm định so sánh T-test được áp dụng. Kết
quả phân tích được trình bày ở Bảng 4. Kết quả cho thấy,
kiểm định T-test không có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa
sig. = 0,651). Kết quả này muốn nói rằng không có sự khác
biệt về sai sót lợi nhuận trong BCTC của các công ty niêm
yết giữa hai sở giao dịch chứng khoán.
Để phân tích có sự khác biệt về mức độ sai sót chỉ tiêu
lợi nhuận của các công ty thuộc các nhóm ngành khác nhau,
kiểm định so sánh ANOVA được sử dụng. Các công ty
trong mẫu được xếp vào chính ngành theo phân loại của
Ủy ban Chứng khoán. Kết quả phân tích được trình bày ở
Bảng 5.
Bảng 4. Kiểm định T-test so sánh sai sót của các công ty giữa hai sở giao dịch chứng khoán
Levene's Test T-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference
Chênh
lệch
Lợi
nhuận
Phương sai của hai tổng
thể bằng nhau
3,803 0,051 0,497 3.023 0,619 1.088.885.966,3 2.190.549.185,7
Phương sai của hai tổng
thể không bằng nhau
0,453 1.565,6 0,651 1.088.885.966,3 2.403.742.252,9
Bảng 5. Kiểm định ANOVA so sánh sai sót lợi nhuận giữa các ngành
Source of Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 4,26E+22 8 5,32E+21 1,33865 0,21929 1,941824
Within Groups 1,07E+25 2.704 3,98E+21
Total 1,08E+25 2.712
Kết quả kiểm định ở Bảng 5 cho thấy mức ý nghĩa
thống kê của kiểm định ANOVA là 0,21 lớn hơn 0,05. Có
nghĩa là sai sót lợi nhuận trước và sau kiểm toán của các
công ty giữa các ngành là không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Từ hai kết quả kiểm định trên cho thấy, sai sót lợi nhuận
của các công ty không phụ thuộc vào nơi niêm yết (HNX
hay HOSE) và cũng không phụ thuộc vào ngành nghề kinh
doanh. Điều này có nghĩa rằng, sai sót lợi nhuận là do yếu tố
nội tại của công ty như quản lý điều hành, quản trị công ty.
3.2. Quy mô sai sót BCTC
Sai sót lợi nhuận là chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế
trước kiểm toán và lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán. Bảng
6 trình bày quy mô lợi nhuận sai sót của các công ty báo
cáo lợi nhuận cao hơn lợi nhuận sau kiểm toán. Bảng 7
trình bày quy mô lợi nhuận sai sót của các công ty báo cáo
lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận sau kiểm toán.
Xét về quy mô sai sót lợi nhuận (xem các Bảng 6, 7),
giá trị lợi nhuận sai sót là tương đối lớn. Đối với các công
ty báo cáo lợi nhuận cao hơn lợi nhuận sau kiểm toán (Bảng
18 Nguyễn Công Phương, Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Mạnh Cường
6), quy mô sai sót như sau: năm 2012 (giá trị sai sót 1.588
tỷ đồng), năm 2013 (giá trị sai sót 1.094 tỷ đồng), năm 2014
(giá trị sai sót 4.421 tỷ đồng), năm 2015 (giá trị sai sót
1.080 tỷ đồng) và năm 2016 (giá trị sai sót 1.286 tỷ đồng).
Qua đó ta thấy, giá trị sai sót trong năm 2014 có sự đột biến
so với các năm còn lại, sở dĩ như vậy là vì trong năm 2014,
qua kết quả kiểm toán BCTC năm 2014 thì lợi nhuận sau
thuế của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (mã chứng
khoán OGC) có chênh lệch lợi nhuận lên đến 2.956 tỷ (lợi
nhuận trước kiểm toán lãi 408 tỷ đồng, lợi nhuận sau kiểm
toán lỗ 2.548 tỷ). Đây cũng là chênh lệch lợi nhuận cao
nhất của một công ty trong 5 năm nghiên cứu. Như vậy,
nếu ngoại trừ số liệu sai sót của OGC nói trên thì tổng giá
trị sai sót lợi nhuận của các công ty này qua các năm ở mức
từ 1.080 tỷ đồng đến 1.688 tỷ đồng.
Bảng 6. Quy mô sai sót lợi nhuận, trường hợp các công ty báo
cáo lợi nhuận cao hơn lợi nhuận kiểm toán (ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng lợi nhuận
sai sót
1.588.388 1.093.777 4.421.334 1.080.013 1.286.006
Mean của lợi
nhuận sai sót
5.174 3.563 18.270 4.091 4.258
Median của lợi
nhuận sai lệch 532 417 393 394 623
Minimum của lợi
nhuận sai sót
0 0 0 0 0
Maximum của lợi
nhuận sai sót 326.812 155.805 2.956.283 103.452 126.926
Số lượng công ty 307 307 242 264 302
Đối với những công ty báo cáo lợi nhuận thấp hơn lợi
nhuận sau kiểm toán (Bảng 7), quy mô sai sót như sau: năm
2012 (giá trị lợi nhuận sai sót là 756 tỷ đồng), năm 2013
(giá trị lợi nhuận sai sót là 1.207 tỷ đồng), năm 2014 (giá
trị lợi nhuận sai sót là 1.538 tỷ đồng), năm 2015 (giá trị lợi
nhuận sai sót là 861 tỷ đồng) và năm 2016 (giá trị lợi nhuận
sai sót là 1.191 tỷ đồng). Như vậy, tổng giá trị sai sót lợi
nhuận của các công ty này qua các năm ở mức từ 756 tỷ
đồng đến 1.538 tỷ đồng.
Xét về giá trị sai sót bình quân cho từng công ty (xem
các Bảng 6, 7), giá trị sai sót từ năm 2012 đến 2016 biến
động lớn và không theo xu hướng rõ ràng. Cụ thể, đối với
những công ty báo cáo lợi nhuận cao hơn lợi nhuận sau
kiểm toán (Bảng 6), giá trị lợi nhuận sai sót từ năm 2012
đến 2016 tương ứng là 5,18 tỷ đồng, 3,56 tỷ đồng, 18,27 tỷ
đồng, 4,09 tỷ đồng và 4,26 tỷ đồng. Như vậy, số liệu năm
2014 cũng có sự đột biến so với các năm còn lại là do ảnh
hưởng từ sai sót lợi nhuận của OGC.
Với những công ty có báo cáo lợi nhuận thấp hơn lợi
nhuận sau kiểm toán (Bảng 7), các giá trị này lần lượt là
3,71 tỷ đồng, 7,69 tỷ đồng, 7,97 tỷ đồng, 4,49 tỷ đồng và
5,96 tỷ đồng. Với sai sót này, giá trị sai sót bình quân cho
1 công ty năm 2014 là cao nhất (7,97 tỷ đồng).
Mức sai sót lớn nhất (giá trị maximum) là chỉ số đáng
quan tâm vì giá trị sai sót quá lớn. Với những công ty có
báo cáo lợi nhuận cao hơn lợi nhuận sau kiểm toán (Bảng
6), mức sai sót lớn nhất qua 5 năm lần lượt là 326,81 tỷ
đồng, 155,81 tỷ đồng, 2.956,28 tỷ đồng, 103,45 tỷ đồng và
126,93 tỷ đồng. Đối với những công ty có báo cáo lợi
nhuận thấp hơn lợi nhuận sau kiểm toán (Bảng 7), giá trị
sai sót lớn nhất cũng rất lớn, lần lượt qua 5 năm là 119,45
tỷ đồng, 403,95 tỷ đồng, 657.95 tỷ đồng, 101,30 đồng và
333,65 tỷ đồng.
Bảng 7. Quy mô sai sót lợi nhuận, trường hợp các công ty báo
cáo lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận kiểm toán (ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng lợi nhuận
sai sót
756.400 1.207.245 1.538.164 861.306 1.191.278
Mean của lợi
nhuận sai sót
3.708 7.689 7.970 4.486 5.956
Median của lợi
nhuận sai lệch
562 583 338 388 396
Minimum của
lợi nhuận sai sót
0 0 0 0 0
Maximum của
lợi nhuận sai sót
119.450 403.948 657.946 101.295 333.648
Số lượng công ty 204 157 193 192 200
Bảng 8 trình bày giá trị lợi nhuận sai sót so với giá trị
vốn hoá thị trường dao động từ 0,16% đến 0,57%, đặc biệt
tỷ lệ này cao nhất ở năm 2014 (chiếm 0,57% giá trị vốn hoá
thị trường). Kết quả này cho thấy, tình trạng xấu của thị
trường có liên quan đến mức độ sai sót BCTC của các công
ty? Nhận định này tương tự nhận định về mức độ gian lận
của các công ty khi rơi vào tình trạng khó khăn tài chính
như đã được đề cập nhiều trong lý thuyết, theo đó khi công
ty càng khó khăn thì mức độ sai sót càng lớn.
Bảng 8. Quy mô sai sót lợi nhuận so với giá trị vốn hoá thị trường
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng lợi
nhuận sai sót
(nghìn tỷ)
2,344 2,301 5,959 1,941 2,477
Giá trị vốn
hóa thị trường
(nghìn tỷ)
648,750 850,350 1.038,500 1.243,783 1.500,933
Tỷ lệ hksai
sót so với giá
trị vốn hóa thị
trường (%)
0,36% 0,27% 0,57% 0,16% 0,17%
*Giá trị vốn hoá thị trường (HOSE và HNX) thu thập từ nguồn
StockPlus.
Nhìn chung, giá trị lợi nhuận sai sót của các công ty báo
cáo lợi nhuận có xu hướng tăng (được xem là gian lận) và
của các công ty báo cáo lợi nhuận giảm (được xem là sai
sót không cố ý) đều có xu hướng tăng. Những số liệu này
báo động về mức độ sai sót BCTC cũng như chiều hướng
sai sót và gợi ý cho các cơ quan quản lý nhiều điều cần suy
nghĩ để có giải pháp thích hợp nhằm hạn chế sai sót BCTC
của các công ty niêm yết.
4. Kết luận
Tổng kết từ các nội dung phân tích sai sót BCTC của
các công ty niêm yết tại Việt Nam có thể thấy, tình trạng
sai sót BCTC là phổ biến cả về số lượng, về chất lượng
(mức độ sai sót lớn) và về thời gian sai sót. Từ kết quả phân
tích có thể rút ra một số kết luận sau:
i) Sai sót BCTC của công ty niêm yết là phổ biến cả về
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(131).2018 19
số lượng công ty và về quy mô sai sót;
ii) Sai sót không có chiều hướng giảm qua 5 năm;
iii) Ngoài sai sót có dấu hiện gian lận (báo cáo doanh
thu, lợi nhuận cao, chi phí thấp, giá trị tài sản cao, nợ thấp),
sai sót theo chiều hướng ngược lại cũng đáng kể ở tất cả
các khía cạnh. Dạng sai sót này thường được cho là nhầm
lẫn. Điều này đặt ra vấn đề về trình độ kế toán của các công
ty niêm yết.
Phân tích trên chỉ đánh giá hiện tượng, chưa giải thích
nguyên nhân. Nghiên cứu về sau cần đánh giá nguyên nhân
của sai sót thông qua phân tích mối liên hệ giữa sai sót
BCTC và các yếu tố có liên quan đến lập và công bố BCTC,
đặc biệt là quản trị công ty. Qua đó có giải pháp quản lý tốt
hơn các yếu tố này nhằm giảm thiểu sai sót BCTC, giúp thị
trường chứng khoán minh bạch hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Beasley M. S., Carcello J. V., Hermanson D. R., Fraudulent
Financial Reporting: 1987-1997, An Analysis of Public Companies,
NY: COSO, New York, 1999.
[2] Beasley M. S., Carcello J. V., Hermanson D. R., Lapides P. D.,
“Fraudulent Financial Reporting: Consideration of Industry Traits
and Corporate Governance Mechanisms”, Accounting Horizons,
14(4), 2000, pp. 441-454.
[3] Bremser W. G., Licata M. P., Rollins T. P., “SEC Enforcement
Activities: A Survey and Critical Perspective”, Critical Perspectives
on Accounting, 2(2), 1991, pp. 185-199.
[4] COSO, Fraudulent Financial Reporting: 1987-1997, An Analysis of
U.S. Public Companies, Report of the National Commission on
Fraudulent Financial Reporting, 1999, pp.
[5] Nguyễn Công Phương, Ngô Hà Tấn, Trần Đình Khôi Nguyên, Đoàn
Thị Ngọc Trai, Nguyễn Trọng Hiếu, Thao túng báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết và tác động tới thị trường chứng khoán Việt
Nam, Đề tài KH&CN cấp Bộ, Mã số B2015-04-15. 2016.
[6] Nguyễn Công Phương, Nguyễn Trần Nguyên Trân, “Mô hình
Beneish dự đoán sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính”, Tạp chí
Kinh tế & Phát triển, 206, 2014, trang 54-60.
[7] Trần Thị Giang Tân, “Gian lận trên báo cáo tài chính: Thực trạng và
kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát
triển, 225, tháng 7, 2009, trang 7.
(BBT nhận bài: 03/10/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/10/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sai_sot_bao_cao_tai_chinh_cua_cong_ty_niem_yet_tren_thi_truo.pdf