Đây là giải pháp đòi hỏi phải thực hiện đồng
bộ, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
địa phương mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
là cơ quan trực tiếp thực hiện hướng dẫn để tiến
hành khảo sát sơ bộ cho loại hình sân khấu Dù kê,
cụ thể hơn là xây dựng dự án cho từng bộ môn (cả
lý thuyết lẫn thực hành) về các loại nhạc cụ Dù kê
Basắc, những bài hát Dù kê Basắc, múa sử dụng
cho loại hình sân khấu, hoạt động hình thể, vũ đạo
hay phong cách biểu diễn cho từng nhân vật. Đây
là hình thức trải nghiệm cho công tác đào tạo và
vừa là mục đích truyền đạt cho thế hệ trẻ am hiểu
và gần gũi với sân khấu Dù kê.
3.2. Văn hóa truyền thống có sự biến đổi là một
quá trình tất yếu khách quan, bởi xã hội đô thị
trong điều kiện công nghiệp hóa tiến lên công
nghiệp hiện đại, là yếu tố duy nhất làm động lực
cho kinh tế đô thị phát triển. Sự chuyển biến từ
một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội
đô thị công nghiệp làm cho nét đẹp văn hóa truyền
thống bị mờ nhạt và ngày càng bị mai một, phá vỡ
tính cộng đồng xóm giềng, sự thông cảm chia sẻ
trong mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cộng
đồng bị hạn chế. Chính vì điều này, Đảng và Nhà
nước cần quan tâm và trao quyền tự chủ rộng rãi,
tăng ngân sách hoạt động cho các chính quyền địa
phương, cá nhân, tập thể hay nhân dân trong công
tác quản lý để xây dựng các phong trào văn hóa
văn nghệ nhằm tạo ra một cơ chế riêng đặc thù
cho từng loại hình nghệ thuật, giúp thế hệ sau tiếp
nhận nghệ thuật cũng chính là nền giáo dục trong
văn hóa dân gian mà người xưa cố gắng tích lũy,
lưu truyền lại; đồng thời, khuyến khích hỗ trợ và
mở các lớp tập huấn, khảo sát thực tế cho các nghệ
nhân, nghệ sĩ, các tác giả nhằm phát huy sáng tạo
những tác phẩm có giá trị văn hóa.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sân khấu dù kê–góc nhìn từ văn hóa dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, là
tiền thân của Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình
Minh hoạt động đến ngày nay. Năm 1985 tại Hội
diễn Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc tại thành
phố Quy Nhơn, sân khấu Dù kê được chính thức
công nhận4.
Nghệ sĩ Kim Thị Suông cho biết5: gánh hát
“Nhựt Nguyệt Quang” hoạt động một thời gian,
đến năm 1952 đổi tên thành“Nguyệt Quang” và vợ
chồng tôi được mời tham gia cho đến năm 1975,...
Sau ngày giải phóng Miền Nam, Đoàn Nghệ thuật
Khmer từ trong kháng chiến được bổ sung thêm
lực lượng mới, gia đình Kim Thị Suông và một số
anh chị em diễn viên khác là những người đầu tiên
được tuyển dụng. Đoàn chính thức thành lập ngày
5/5/1975, là tiền thân của Đoàn Nghệ thuật Khmer
tỉnh Sóc trăng ngày nay.
Quá trình hình thành sân khấu Dù kê Khmer
Nam Bộ, tuy rằng chưa được tìm hiểu một cách
kỹ lưỡng nhưng cũng tạo được cơ sở cho việc suy
nghĩ, tìm tòi ở những nhà nghiên cứu, những văn
nghệ sĩ, những người ưa thích văn học, thơ ca,
nghệ thuật biểu diễn, để từ đó trở thành vốn văn
hóa cần được tiếp tục sưu tầm lưu giữ bằng những
giá trị hiện thực, các tác phẩm sân khấu, những
phong cách cho từng nhân vật, phục trang, trang trí
sân khấu, đạo cụ, những yếu tố giao lưu sân khấu
các dân tộc anh em và Đông Nam Á, cho loại
hình sân khấu Dù kê.
Thiết nghĩ, khó có thể khẳng định rằng Trà
Vinh là điểm xuất phát hình thành, sáng tạo ra loại
hình nghệ thuật sân khấu Dù kê, hay thủy tổ đầu
tiên là ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh? Hay ở Sóc
Trăng? Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục khảo sát
điều tra trên địa bàn hình thành nghệ thuật Dù kê
sơ khai và qua những tư liệu trên cơ sở so sánh,
phân tích, lý giải và minh chứng khoa học; thông
qua các nghệ nhân, nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch
sử, họ xuất thân từ nơi nào cũng như nguyên nhân
tiềm ẩn mà họ tham gia sáng tạo hoạt động này,
và những quy luật xã hội phát triển tất yếu từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng đến giai
4 Trích từ tiểu sử quá trình hình thành và phát triển của Đoàn Nghệ
thuật Khmer Ánh Bình Minh
5 Trích từ tác giả Trương Rinh ghi theo lời kể của bà Kim Thị Suông
trong cuốn sách “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ”
xuất bản năm 1988, trang 305-306
đoạn hiện nay nghệ thuật sân khấu Dù kê vẫn được
xem là thành tựu có tính chất tổng hợp kết quả
của sự giao lưu văn hóa giữa người Khmer, người
Kinh, người Hoa cùng cộng cư chan hòa tại vùng
đất Nam Bộ. Chúng ta cần sưu tầm, nghiên cứu
một cách có khoa học để tiếp tục phát huy các đặc
điểm, các thể loại liên quan đến sân khấu Dù kê
mang những yếu tố giao thoa tiếp biến của ba dân
tộc đã thực sự đi vào đời sống văn hóa tinh thần
của cộng đồng hiện nay.
1.2. Một số yếu tố cơ bản tạo nên sân khấu Dù kê
1.2.1. Bài hát Dù kê (Basắc) góp phần gây cảm
xúc ấn tượng trên sân khấu
Sân khấu của Dù kê là sân khấu có âm nhạc,
nên ngôn ngữ chính của nó phải là ca hát, ca hát
để lột tả sự vật hiện tượng thông qua thơ ca, nghệ
thuật ngôn từ đối thoại trên nền âm nhạc. Chúng
ta khẳng định những giá trị biểu hiện cao của âm
nhạc truyền thống Khmer không thể tìm thấy nền
âm nhạc nào khác ngoài nghệ thuật sân khấu Dù
kê, bởi ở đây Dù kê đã có tính kế thừa từ nền âm
nhạc Khmer, đồng thời tiếp thu bài hát mang âm
hưởng của các dân tộc anh em, chứa đựng một số
bài mang một chút âm hưởng tiêu biểu như bài ca
vọng cổ Cải lương người Kinh, hát Tuồng, Hí kịch
của người Hoa và kể cả phương Tây (Pháp).
Bài hát có rất nhiều dạng như Nôkôryếch,
Nôkôryếch Chôl Lôm, Nôkôryếch chơne ph’rây,
hát lên khi có nỗi buồn đau hay gặp phải chuyện
bất hạnh cho số phận; hay bài Sompông, Sompông
Phát-chây, Sôrydông dùng để diễn tả cảnh vật thiên
nhiên. Kể cả một số bài hát của người Hoa và Pháp
cũng được sử dụng cho loại hình sân khấu Dù kê.
Thực tế hiện nay cho thấy, bởi sự đa dạng,
phong phú của bài hát Dù kê Basắc đã làm cho
kịch tính của sân khấu Dù kê ngày càng phát huy,
giúp cho nhân vật thể hiện hết vai trò của mình,
bộc lộ rõ tính cách nhân vật cho từng hoàn cảnh
cụ thể, có thể chuyển từ hoàn cảnh này sang hoàn
cảnh khác trong cốt truyện, gây sức hấp dẫn và ấn
tượng cho khán giả xem nghệ thuật. Điều đó đã
chứng minh, bài hát Dù kê chiếm một vị trí quan
trọng để tạo ra hình tượng cũng như cảm xúc mạnh
mẽ cho sân khấu nghệ thuật.
1.2.2. Dàn nhạc đóng vai trò cho hình thức và nội
dung của lối diễn
Nhạc Dù kê hay còn gọi là nhạc Basắc, được
đặt tên từ khi sân khấu Dù kê (Basắc) ra đời. Trong
dàn nhạc Dù kê Khmer, có một số loại nhạc cụ của
người Hoa, bộ trống, gõ đánh đệm khi mở màn,
đóng màn, khi bước ra hay khi bước vào của các
vai diễn trong sân khấu Dù kê; cho từng động tác
đấu kiếm, võ thuật, biến phép thần thông, cử chỉ,
điệu bộ cho từng nhân vật khác nhau. Một điều
nữa, dàn nhạc này không đánh đệm cho người hát,
người múa mà chỉ dàn nhạc dây (hay còn gọi nhạc
dân gian, nhạc Môhôry) phụ trách đệm cho người
hát, người múa mà thôi. Và đôi khi trống lớn cũng
chỉ tham gia gõ nhịp nhẹ nhàng khi bài hát, múa
kết thúc.
Nhạc Dù kê (Basắc) rất gần gũi với cuộc sống
của người nông dân lao động Khmer ở vùng đất
giồng, sông nước Nam Bộ, khi được thể hiện trong
ngôn ngữ sân khấu thì chiếm một lĩnh vực rất đặc
biệt, bởi nó góp phần tăng thêm sự hấp dẫn, lôi
cuốn khán giả xem nghệ thuật. Tất cả các thể loại
nhạc đều không chỉ riêng để giải trí, thư giãn hay
để góp phần cho cuộc sống hiện tại, mà chứa đựng
những chất keo dính trong cuộc sống đời thường,
mộc mạc nhưng tiềm ẩn một tinh thần lớn lao, có
tính giáo dục con người cùng hướng về xã hội
tương lai tốt đẹp. Vì vậy, các nhạc sĩ có những
định hướng rõ ràng, phát huy tính hiện thực trong
cái hiện thực của xã hội, và một phần là chất nhạc,
là âm hưởng, nhưng một phần là tính nhân đạo
trong sáng tác. Người nghệ sĩ, nhạc sĩ tài năng sẽ là
người sáng tạo biết nắm bắt những yêu cầu, những
tư tưởng tình cảm, những nguyện vọng ước mơ
cho từng hoàn cảnh cụ thể để tạo ra nội dung có giá
trị thiết thực thể hiện trên sân khấu.
1.2.3. Múa trong sân khấu Dù kê góp phần thêm
màu sắc thẩm mỹ
Từ khi sân khấu Dù kê chính thức ra đời năm
1921, loại hình múa dành riêng cho nó chưa kịp
hình thành, bởi sân khấu xuất phát từ dân gian
do quần chúng nhân dân sáng tạo nên chỉ mới là
những yếu tố vũ đạo lẻ tẻ, hành động nhân vật
được cách điệu hóa, những vũ đạo hay cách điệu
cũng phải vận dụng theo múa truyền thống của
người Khmer được phát triển theo bản năng và
ngẫu hứng sáng tạo.
Nguồn tài liệu của tác giả Đặng Vũ Thị Thảo
trong sách “Sân khấu của người Khmer ở Đồng
bằng sông Cửu Long” (trang 107) và tác giả
Hoàng Túc trong sách “Văn hóa người Khmer
vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Nhà xuất
bản Văn hóa Dân tộc – 1993 (trang 297) đều cho
rằng: “... nghệ thuật Tuồng, Chèo của người Kinh
có ngôn ngữ múa mà quá trình phát triển đã được
định hình. Múa Tuồng, Chèo mang đặc trưng hình
thức múa riêng, rất dễ dàng phân biệt. Nói đến
Tuồng, Chèo chúng ta nghĩ tới động tác: Tấn, Trụ,
Ký, Cần, Vuốt, Loan, Lật,... và múa Chèo: Guộn
đuôi ngón tay, Vuốt, Quay,... Còn múa Dù kê, do
chúng tôi chưa xác định rõ ràng, vì chúng tôi chưa
đủ khả năng xác định chứ không phải múa Dù kê
thiếu rõ ràng”.
Như vậy, để xác định múa trên sân khấu Dù
kê, trước tiên chúng ta cần xác định về hoạt động
hình thể cho từng nhân vật, từng vai diễn khác
nhau, vai chính diện tiêu biểu cho phái thiện: tiều
phu, cô thôn nữ, bà mẹ nhà quê,... là nhân dân lao
động, do đó múa được lấy từ động tác múa dân
gian; các vai diễn như hoàng tử, công chúa, hoàng
hậu, nhà vua,... ở chốn hoàng cung thì lấy động tác
múa cổ điển làm vũ đạo cổ điển để biểu hiện lên
đặc điểm chung: mềm mại, tiết điệu dịu dàng. Đối
với vai phản diện: Chằn, quỷ dữ, phù thủy, quan
tướng ác độc,... cần biểu hiện trên nét mặt hung
dữ, động tác của cơ thể rất mạnh, chân tay xoay
chuyển động để tạo uy thế theo tính cách bản năng
qua các vũ đạo “Huôn” chỉ sử dụng một số nhân
vật có võ nghệ cao cường, Chằn tinh - “Huôn”
vừa được tiếp thu từ sân khấu “Hí kịch” cùng tiếp
xúc với “Huôn”của người Khmer tạo nên vũ đạo
“Huôn” mang tính riêng biệt và đặc sắc.
Nghệ thuật múa trong sân khấu Dù kê đều lấy
động tác múa cổ điển là chính, một số động tác múa
dân gian để làm phụ họa cho nội dung của kịch
bản. Nói chung, dù bất cứ dựng một tiết mục múa
mới trong một hoàn cảnh cụ thể nào, có nội dung
thể hiện trong tác phẩm nào đi chăng cũng phải dựa
trên múa cổ điển, cũng như người Kinh dựng múa
mới bao giờ cũng sử dụng múa Balê Việt Nam là
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201488 Soá 13, thaùng 3/2014 89
ngày 14/4/1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, là
tiền thân của Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình
Minh hoạt động đến ngày nay. Năm 1985 tại Hội
diễn Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc tại thành
phố Quy Nhơn, sân khấu Dù kê được chính thức
công nhận4.
Nghệ sĩ Kim Thị Suông cho biết5: gánh hát
“Nhựt Nguyệt Quang” hoạt động một thời gian,
đến năm 1952 đổi tên thành“Nguyệt Quang” và vợ
chồng tôi được mời tham gia cho đến năm 1975,...
Sau ngày giải phóng Miền Nam, Đoàn Nghệ thuật
Khmer từ trong kháng chiến được bổ sung thêm
lực lượng mới, gia đình Kim Thị Suông và một số
anh chị em diễn viên khác là những người đầu tiên
được tuyển dụng. Đoàn chính thức thành lập ngày
5/5/1975, là tiền thân của Đoàn Nghệ thuật Khmer
tỉnh Sóc trăng ngày nay.
Quá trình hình thành sân khấu Dù kê Khmer
Nam Bộ, tuy rằng chưa được tìm hiểu một cách
kỹ lưỡng nhưng cũng tạo được cơ sở cho việc suy
nghĩ, tìm tòi ở những nhà nghiên cứu, những văn
nghệ sĩ, những người ưa thích văn học, thơ ca,
nghệ thuật biểu diễn, để từ đó trở thành vốn văn
hóa cần được tiếp tục sưu tầm lưu giữ bằng những
giá trị hiện thực, các tác phẩm sân khấu, những
phong cách cho từng nhân vật, phục trang, trang trí
sân khấu, đạo cụ, những yếu tố giao lưu sân khấu
các dân tộc anh em và Đông Nam Á, cho loại
hình sân khấu Dù kê.
Thiết nghĩ, khó có thể khẳng định rằng Trà
Vinh là điểm xuất phát hình thành, sáng tạo ra loại
hình nghệ thuật sân khấu Dù kê, hay thủy tổ đầu
tiên là ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh? Hay ở Sóc
Trăng? Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục khảo sát
điều tra trên địa bàn hình thành nghệ thuật Dù kê
sơ khai và qua những tư liệu trên cơ sở so sánh,
phân tích, lý giải và minh chứng khoa học; thông
qua các nghệ nhân, nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch
sử, họ xuất thân từ nơi nào cũng như nguyên nhân
tiềm ẩn mà họ tham gia sáng tạo hoạt động này,
và những quy luật xã hội phát triển tất yếu từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng đến giai
4 Trích từ tiểu sử quá trình hình thành và phát triển của Đoàn Nghệ
thuật Khmer Ánh Bình Minh
5 Trích từ tác giả Trương Rinh ghi theo lời kể của bà Kim Thị Suông
trong cuốn sách “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ”
xuất bản năm 1988, trang 305-306
đoạn hiện nay nghệ thuật sân khấu Dù kê vẫn được
xem là thành tựu có tính chất tổng hợp kết quả
của sự giao lưu văn hóa giữa người Khmer, người
Kinh, người Hoa cùng cộng cư chan hòa tại vùng
đất Nam Bộ. Chúng ta cần sưu tầm, nghiên cứu
một cách có khoa học để tiếp tục phát huy các đặc
điểm, các thể loại liên quan đến sân khấu Dù kê
mang những yếu tố giao thoa tiếp biến của ba dân
tộc đã thực sự đi vào đời sống văn hóa tinh thần
của cộng đồng hiện nay.
1.2. Một số yếu tố cơ bản tạo nên sân khấu Dù kê
1.2.1. Bài hát Dù kê (Basắc) góp phần gây cảm
xúc ấn tượng trên sân khấu
Sân khấu của Dù kê là sân khấu có âm nhạc,
nên ngôn ngữ chính của nó phải là ca hát, ca hát
để lột tả sự vật hiện tượng thông qua thơ ca, nghệ
thuật ngôn từ đối thoại trên nền âm nhạc. Chúng
ta khẳng định những giá trị biểu hiện cao của âm
nhạc truyền thống Khmer không thể tìm thấy nền
âm nhạc nào khác ngoài nghệ thuật sân khấu Dù
kê, bởi ở đây Dù kê đã có tính kế thừa từ nền âm
nhạc Khmer, đồng thời tiếp thu bài hát mang âm
hưởng của các dân tộc anh em, chứa đựng một số
bài mang một chút âm hưởng tiêu biểu như bài ca
vọng cổ Cải lương người Kinh, hát Tuồng, Hí kịch
của người Hoa và kể cả phương Tây (Pháp).
Bài hát có rất nhiều dạng như Nôkôryếch,
Nôkôryếch Chôl Lôm, Nôkôryếch chơne ph’rây,
hát lên khi có nỗi buồn đau hay gặp phải chuyện
bất hạnh cho số phận; hay bài Sompông, Sompông
Phát-chây, Sôrydông dùng để diễn tả cảnh vật thiên
nhiên. Kể cả một số bài hát của người Hoa và Pháp
cũng được sử dụng cho loại hình sân khấu Dù kê.
Thực tế hiện nay cho thấy, bởi sự đa dạng,
phong phú của bài hát Dù kê Basắc đã làm cho
kịch tính của sân khấu Dù kê ngày càng phát huy,
giúp cho nhân vật thể hiện hết vai trò của mình,
bộc lộ rõ tính cách nhân vật cho từng hoàn cảnh
cụ thể, có thể chuyển từ hoàn cảnh này sang hoàn
cảnh khác trong cốt truyện, gây sức hấp dẫn và ấn
tượng cho khán giả xem nghệ thuật. Điều đó đã
chứng minh, bài hát Dù kê chiếm một vị trí quan
trọng để tạo ra hình tượng cũng như cảm xúc mạnh
mẽ cho sân khấu nghệ thuật.
1.2.2. Dàn nhạc đóng vai trò cho hình thức và nội
dung của lối diễn
Nhạc Dù kê hay còn gọi là nhạc Basắc, được
đặt tên từ khi sân khấu Dù kê (Basắc) ra đời. Trong
dàn nhạc Dù kê Khmer, có một số loại nhạc cụ của
người Hoa, bộ trống, gõ đánh đệm khi mở màn,
đóng màn, khi bước ra hay khi bước vào của các
vai diễn trong sân khấu Dù kê; cho từng động tác
đấu kiếm, võ thuật, biến phép thần thông, cử chỉ,
điệu bộ cho từng nhân vật khác nhau. Một điều
nữa, dàn nhạc này không đánh đệm cho người hát,
người múa mà chỉ dàn nhạc dây (hay còn gọi nhạc
dân gian, nhạc Môhôry) phụ trách đệm cho người
hát, người múa mà thôi. Và đôi khi trống lớn cũng
chỉ tham gia gõ nhịp nhẹ nhàng khi bài hát, múa
kết thúc.
Nhạc Dù kê (Basắc) rất gần gũi với cuộc sống
của người nông dân lao động Khmer ở vùng đất
giồng, sông nước Nam Bộ, khi được thể hiện trong
ngôn ngữ sân khấu thì chiếm một lĩnh vực rất đặc
biệt, bởi nó góp phần tăng thêm sự hấp dẫn, lôi
cuốn khán giả xem nghệ thuật. Tất cả các thể loại
nhạc đều không chỉ riêng để giải trí, thư giãn hay
để góp phần cho cuộc sống hiện tại, mà chứa đựng
những chất keo dính trong cuộc sống đời thường,
mộc mạc nhưng tiềm ẩn một tinh thần lớn lao, có
tính giáo dục con người cùng hướng về xã hội
tương lai tốt đẹp. Vì vậy, các nhạc sĩ có những
định hướng rõ ràng, phát huy tính hiện thực trong
cái hiện thực của xã hội, và một phần là chất nhạc,
là âm hưởng, nhưng một phần là tính nhân đạo
trong sáng tác. Người nghệ sĩ, nhạc sĩ tài năng sẽ là
người sáng tạo biết nắm bắt những yêu cầu, những
tư tưởng tình cảm, những nguyện vọng ước mơ
cho từng hoàn cảnh cụ thể để tạo ra nội dung có giá
trị thiết thực thể hiện trên sân khấu.
1.2.3. Múa trong sân khấu Dù kê góp phần thêm
màu sắc thẩm mỹ
Từ khi sân khấu Dù kê chính thức ra đời năm
1921, loại hình múa dành riêng cho nó chưa kịp
hình thành, bởi sân khấu xuất phát từ dân gian
do quần chúng nhân dân sáng tạo nên chỉ mới là
những yếu tố vũ đạo lẻ tẻ, hành động nhân vật
được cách điệu hóa, những vũ đạo hay cách điệu
cũng phải vận dụng theo múa truyền thống của
người Khmer được phát triển theo bản năng và
ngẫu hứng sáng tạo.
Nguồn tài liệu của tác giả Đặng Vũ Thị Thảo
trong sách “Sân khấu của người Khmer ở Đồng
bằng sông Cửu Long” (trang 107) và tác giả
Hoàng Túc trong sách “Văn hóa người Khmer
vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Nhà xuất
bản Văn hóa Dân tộc – 1993 (trang 297) đều cho
rằng: “... nghệ thuật Tuồng, Chèo của người Kinh
có ngôn ngữ múa mà quá trình phát triển đã được
định hình. Múa Tuồng, Chèo mang đặc trưng hình
thức múa riêng, rất dễ dàng phân biệt. Nói đến
Tuồng, Chèo chúng ta nghĩ tới động tác: Tấn, Trụ,
Ký, Cần, Vuốt, Loan, Lật,... và múa Chèo: Guộn
đuôi ngón tay, Vuốt, Quay,... Còn múa Dù kê, do
chúng tôi chưa xác định rõ ràng, vì chúng tôi chưa
đủ khả năng xác định chứ không phải múa Dù kê
thiếu rõ ràng”.
Như vậy, để xác định múa trên sân khấu Dù
kê, trước tiên chúng ta cần xác định về hoạt động
hình thể cho từng nhân vật, từng vai diễn khác
nhau, vai chính diện tiêu biểu cho phái thiện: tiều
phu, cô thôn nữ, bà mẹ nhà quê,... là nhân dân lao
động, do đó múa được lấy từ động tác múa dân
gian; các vai diễn như hoàng tử, công chúa, hoàng
hậu, nhà vua,... ở chốn hoàng cung thì lấy động tác
múa cổ điển làm vũ đạo cổ điển để biểu hiện lên
đặc điểm chung: mềm mại, tiết điệu dịu dàng. Đối
với vai phản diện: Chằn, quỷ dữ, phù thủy, quan
tướng ác độc,... cần biểu hiện trên nét mặt hung
dữ, động tác của cơ thể rất mạnh, chân tay xoay
chuyển động để tạo uy thế theo tính cách bản năng
qua các vũ đạo “Huôn” chỉ sử dụng một số nhân
vật có võ nghệ cao cường, Chằn tinh - “Huôn”
vừa được tiếp thu từ sân khấu “Hí kịch” cùng tiếp
xúc với “Huôn”của người Khmer tạo nên vũ đạo
“Huôn” mang tính riêng biệt và đặc sắc.
Nghệ thuật múa trong sân khấu Dù kê đều lấy
động tác múa cổ điển là chính, một số động tác múa
dân gian để làm phụ họa cho nội dung của kịch
bản. Nói chung, dù bất cứ dựng một tiết mục múa
mới trong một hoàn cảnh cụ thể nào, có nội dung
thể hiện trong tác phẩm nào đi chăng cũng phải dựa
trên múa cổ điển, cũng như người Kinh dựng múa
mới bao giờ cũng sử dụng múa Balê Việt Nam là
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201490 Soá 13, thaùng 3/2014 91
chính, và một số múa trong hát tuồng thì mới có thể
thể hiện hết đề tài nội dung của tác phẩm.
Điều nói trên cho thấy nghệ thuật múa Khmer
không chiếm vị trí chủ đạo trong tác phẩm sân
khấu Dù kê, mà nó chỉ có thể góp phần thêm màu
sắc thẩm mỹ, tạo sự lộng lẫy cho sân khấu kịch
bản và gây ấn tượng cho khán giả xem nghệ thuật.
2. Sân khấu Dù kê – góc nhìn từ văn hóa dân gian
Người Khmer tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, phổ
biến là tín ngưỡng tôn giáo (Phật giáo Nam tông)
và chữ Sanscrit bắt đầu thế kỷ thứ III sau Công
nguyên, sau nhiều lần cải cách cùng với tiếng nói
bản địa, người Khmer đã cải biến thành chữ của
dân tộc mình và khác với chữ Ấn Độ ngày nay.
Khi có chữ viết, người Khmer đã ghi chép những
sáng tác dân gian, những tư liệu ghi chép đến nay
vẫn còn tồn tại trên bia đá, trên lá buông (gọi là
satra), trên giấy xếp (gọi là kơrăng) hoặc tấm da
thô. Những truyện kể dân gian được ghi chép ấy đã
trở thành nguồn tài liệu dồi dào để khai thác dựng
nên tác phẩm sân khấu Dù kê.
Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tính
nguyên hợp là một đặc tính xuyên suốt các thành
tố văn hóa căn bản, đặc biệt là các thành tố văn hóa
dân gian. Theo GS. Ngô Đức Thịnh, văn hóa dân
gian Việt Nam bao gồm bốn lĩnh vực sau: Ngữ văn
dân gian; Nghệ thuật dân gian; Tri thức dân gian;
Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội6.
Văn hóa dân gian của người Khmer đã được
định hình rất sớm, trước khi văn hóa Ấn Độ du
nhập vào, hầu như có đủ các thể loại: truyện đời
xưa, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện
nói về khai thiên lập địa, giải thích các hiện tượng
tự nhiên. Truyện thần thoại được phân biệt các loại
truyện như: truyện ma quỷ hoang đường, truyện
ngụ ngôn thường nhân cách hóa thú vật nên còn
được gọi là truyện muôn thú; truyện cười có truyện
trào phúng và truyện khôi hài đã làm nên kho tàng
văn học của người Khmer. Bên cạnh đó, nền văn
học còn tiếp thu từ văn hóa Ấn Độ truyền sang như
truyện tôn giáo Bà La môn, truyện các vị Bồ tát
của Phật Thích ca và sử thi Ramayana.
6 Ngô Đức Thịnh, Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc,
trong:
Sân khấu Dù kê đã chuyển tải những nội dung,
giá trị văn hóa dân gian rất đậm nét ở hai lĩnh vực:
ngữ văn dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết,
truyện cười, tục ngữ) và nghệ thuật dân gian (nghệ
thuật tạo hình dân gian: kiến trúc dân gian, hội
họa dân gian, trang trí dân gian; nghệ thuật biểu
diễn dân gian: âm nhạc dân gian, múa dân gian,
sân khấu dân gian, trò diễn). Cả hai lĩnh vực luôn
có sự gắn kết, đan xen, hòa quyện lẫn nhau để từ
đó các tác giả, nghệ nhân sáng tạo nên hình tượng
nghệ thuật trên sân khấu, đáp ứng nguyện vọng
trong sinh hoạt văn hóa và đời sống lao động của
mọi tầng lớp người Khmer.
Qua kịch bản, lối diễn của các đơn vị đoàn
nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên ở một
số tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, một số sách có các tác
giả ghi chép về tuồng tích, lối diễn trong sân khấu
Dù kê từ nội dung cốt truyện, tục ngữ, những bài
hát, các loại nhạc cụ, phục trang, cảnh trí,... cho
thấy người nông dân Khmer ở đất giồng, miền
sông nước đã sáng tạo và khai thác nghệ thuật rất
đậm nét, mang đậm đà bản sắc văn hóa trong dân
gian. Vì vậy, có thể nói rằng sân khấu Dù kê là
một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp về
ca, múa, nhạc thông qua kịch bản, tuồng tích mà
người nghệ sĩ diễn đạt (biểu diễn) trên khán đài.
Trên cơ sở đó, sân khấu Dù kê luôn truyền đạt ở
hai góc độ trong văn hóa dân gian (ngữ văn dân
gian và nghệ thuật dân gian), thể hiện những giá
trị cơ bản trong một tác phẩm sân khấu, mang lại
giá trị lịch sử, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và
giá trị thẩm mỹ.
2.1. Sân khấu Dù kê mang lại giá trị lịch sử
Nói đến lịch sử là nói đến nguồn gốc sản sinh
theo từng giai đoạn, theo từng cơ tầng văn hóa, từ
thấp đến cao, từ cái cũ đến cái mới, và đó là con
đường tất yếu, nhưng thường không có một tài liệu
trực tiếp, hình ảnh nào về những giai đoạn phát
triển rất sớm, những hiện tượng đặc trưng của mỗi
một tộc người, hay mối quan hệ nguồn gốc phát
sinh của các truyện cổ tích, thần kì, các nghi lễ,
tập tục, thực hành tín ngưỡng của xã hội sơ khai
và xã hội phong kiến thời xa xưa. Nói lên điều
này để thấy được nghệ thuật sân khấu Dù kê góp
phần chuyển tải những biến cố lịch sử ấy. Hầu hết
tất cả các truyện đều mang tính lịch sử riêng của
bản thân nó và có sự trùng lặp nhau giữa các dân
tộc Đông Nam Á nói chung và các dân tộc ở Việt
Nam, cũng như người Khmer Nam Bộ có sự giao
lưu về văn hóa dân gian trong địa bàn cư trú tộc
người rộng lớn, vì vậy có rất nhiều truyện kể tương
đương gần giống nhau. Ví dụ: “Neaktà tức- Neaktà
Phnum” là “Thần nước - Thần núi” hay “Sơn Tinh
- Thủy Tinh”, “Truyền thuyết Thần NeakTa”,
“Thạch Sanh Lý Thông” hay “Chao Sanh Chao
Thông”... Tất cả những truyện đã được phản ánh
từ cuộc sống con người xã hội cho đến giải thích
các hiện tượng tự nhiên.
Sân khấu Dù kê mang lại giá trị lịch sử trong
văn hóa dân gian cũng như đem lại nền giáo dục
trở về cội nguồn, giúp hiểu được tâm tư tình cảm,
ước mơ khát vọng của con người từ thuở xa xưa,
luôn hướng tới cái văn minh hơn, một xã hội tốt
đẹp hơn, sự sáng tạo của họ qua những sản phẩm
mang giá trị lịch sử khiến cho đời sau phải khâm
phục, tiếp nhận và bảo lưu.
2.2. Sân khấu Dù kê mang lại giá trị hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực với tư cách như một trào
lưu, một phương pháp, chỉ xuất hiện vào thế kỉ 19 ở
các quốc gia Pháp, Ý, Anh, Nga, sau đó ảnh hưởng
tới các nước khác. Nhưng so sánh với các nước
phương Đông, trong đó có các nước Đông Nam
Á, giá trị hiện thực tồn tại rất lâu đời trước khi chủ
nghĩa này xuất hiện. Hầu như các tác phẩm đều
tổng hợp hiện tượng thế giới quan để giải thích
mọi sự vật, và mọi sự vật đều trở về với hiện thực,
đều hướng về tầng lớp ngư dân nông nghiệp bằng
bức tranh sống động, chân thật về một cuộc sống
bình dị và đời thường.
Chỉ là hai chữ “sân khấu” nhưng chứa đựng
cả một thế giới đầy sáng tạo nghệ thuật. Là một
loại hình vừa tinh vi nhưng cũng vừa khái quát
nhất, vừa giả tạo nhưng cũng là chân thật nhất, bởi
vì sân khấu nghệ thuật cố gắng tạo nên một cuộc
sống sinh động, toàn diện cho cuộc sống thực tại.
Khi nói về sân khấu thì bản chất có thể là thực mà
lại hư, hư mà như thực. Một nhà lý luận nghệ thuật
giải thích rằng: “nghệ thuật sân khấu là cái ranh
giới giữa cái giả và cái thực”. Nghĩa là cái hiện
thực của tự nhiên ở ngoài đời để từ đó được sáng
tạo, hư cấu, tạo nên một tấm gương phản chiếu
cuộc sống của chính mình, gây cảnh tượng nghệ
thuật đầy hấp dẫn. Và cũng có nghĩa là sân khấu
không nhất thiết phải diễn đạt ngoài đời một cách
nguyên xi mà có phần chắt lọc những cái gì thuộc
bản chất xã hội hoặc để khái quát cho tính cách
nhân vật.
Những giá trị của vở diễn sân khấu Dù kê
của dân tộc Khmer cũng không khác gì so với
tác phẩm nghệ thuật sân khấu như Cải lương, hát
Tuồng, thể loại Kịch phương Tây. Những giá trị
văn hóa nghệ thuật Khmer đã giúp cho sân khấu
Dù kê tô vẽ lên những nét tiêu biểu, cốt lõi và tinh
khiết, nó đều hướng về sự sống hiện tại của con
người, sự thỏa mãn nhu cầu cái đẹp, cái cao cả,
rất nhiều tác phẩm bi kịch nghiệt ngã, tiêu biểu
qua truyện Tum Tiêu, nàng Mađacha, mang giá
trị hiện thực của một xã hội phong kiến khắt khe.
Giá trị tác phẩm sân khấu Dù kê được dựa trên nền
văn học dân gian, những truyện kể, truyện đời xưa,
truyện muôn thú, truyện khôi hài, các nhân vật
được nhân cách hóa, có phép thuật, loài vật biết
nói, biết ứng xử, nhân vật khôi hài có châm biếm,
bao giờ cũng chứa đựng hiện thực nhân sinh quan,
mang ý nghĩa hiện thực xã hội của cuộc sống con
người trên mặt đất chứ không phải trên thiên đàng.
2.3. Sân khấu Dù kê mang lại giá trị nhân đạo
Các thể loại truyện dân gian ra đời trong bối
cảnh xã hội bất công, người nông dân sống lầm
than cơ cực, mất quyền tự do, dân chủ, cái đói, cái
nghèo kéo dài dai dẳng. Nội dung của cốt truyện
đã đáp ứng điều đó, biết nâng đỡ giá trị con người,
phê phán những hiện thực xấu xa và bênh vực cho
những nỗi khổ đau, đề cao những ước mơ, khát
vọng của con người. Và sân khấu Dù kê đã lột tả
hình ảnh sống động, giáo dục cho con người xã hội
ngày nay phải trân trọng đạo lý, lòng nhân ái và
nguyên tắc ứng xử giữa con người và con người,
con người và môi trường xã hội xung quanh.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt
được thể hiện ở những kết thúc có sự nhân hậu,
khoan dung như: truyện Trần Minh khổ chuối
“Chao Sro-Tốp-Chêch”, Tấm Cám tức “Mô-Rô-
Ná MiếtĐa”, truyện Người con gái Nam Xương
- “Sro-môl on-tôl chách hay còn gọi cái bóng oan
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201490 Soá 13, thaùng 3/2014 91
chính, và một số múa trong hát tuồng thì mới có thể
thể hiện hết đề tài nội dung của tác phẩm.
Điều nói trên cho thấy nghệ thuật múa Khmer
không chiếm vị trí chủ đạo trong tác phẩm sân
khấu Dù kê, mà nó chỉ có thể góp phần thêm màu
sắc thẩm mỹ, tạo sự lộng lẫy cho sân khấu kịch
bản và gây ấn tượng cho khán giả xem nghệ thuật.
2. Sân khấu Dù kê – góc nhìn từ văn hóa dân gian
Người Khmer tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, phổ
biến là tín ngưỡng tôn giáo (Phật giáo Nam tông)
và chữ Sanscrit bắt đầu thế kỷ thứ III sau Công
nguyên, sau nhiều lần cải cách cùng với tiếng nói
bản địa, người Khmer đã cải biến thành chữ của
dân tộc mình và khác với chữ Ấn Độ ngày nay.
Khi có chữ viết, người Khmer đã ghi chép những
sáng tác dân gian, những tư liệu ghi chép đến nay
vẫn còn tồn tại trên bia đá, trên lá buông (gọi là
satra), trên giấy xếp (gọi là kơrăng) hoặc tấm da
thô. Những truyện kể dân gian được ghi chép ấy đã
trở thành nguồn tài liệu dồi dào để khai thác dựng
nên tác phẩm sân khấu Dù kê.
Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tính
nguyên hợp là một đặc tính xuyên suốt các thành
tố văn hóa căn bản, đặc biệt là các thành tố văn hóa
dân gian. Theo GS. Ngô Đức Thịnh, văn hóa dân
gian Việt Nam bao gồm bốn lĩnh vực sau: Ngữ văn
dân gian; Nghệ thuật dân gian; Tri thức dân gian;
Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội6.
Văn hóa dân gian của người Khmer đã được
định hình rất sớm, trước khi văn hóa Ấn Độ du
nhập vào, hầu như có đủ các thể loại: truyện đời
xưa, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện
nói về khai thiên lập địa, giải thích các hiện tượng
tự nhiên. Truyện thần thoại được phân biệt các loại
truyện như: truyện ma quỷ hoang đường, truyện
ngụ ngôn thường nhân cách hóa thú vật nên còn
được gọi là truyện muôn thú; truyện cười có truyện
trào phúng và truyện khôi hài đã làm nên kho tàng
văn học của người Khmer. Bên cạnh đó, nền văn
học còn tiếp thu từ văn hóa Ấn Độ truyền sang như
truyện tôn giáo Bà La môn, truyện các vị Bồ tát
của Phật Thích ca và sử thi Ramayana.
6 Ngô Đức Thịnh, Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc,
trong:
Sân khấu Dù kê đã chuyển tải những nội dung,
giá trị văn hóa dân gian rất đậm nét ở hai lĩnh vực:
ngữ văn dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết,
truyện cười, tục ngữ) và nghệ thuật dân gian (nghệ
thuật tạo hình dân gian: kiến trúc dân gian, hội
họa dân gian, trang trí dân gian; nghệ thuật biểu
diễn dân gian: âm nhạc dân gian, múa dân gian,
sân khấu dân gian, trò diễn). Cả hai lĩnh vực luôn
có sự gắn kết, đan xen, hòa quyện lẫn nhau để từ
đó các tác giả, nghệ nhân sáng tạo nên hình tượng
nghệ thuật trên sân khấu, đáp ứng nguyện vọng
trong sinh hoạt văn hóa và đời sống lao động của
mọi tầng lớp người Khmer.
Qua kịch bản, lối diễn của các đơn vị đoàn
nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên ở một
số tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, một số sách có các tác
giả ghi chép về tuồng tích, lối diễn trong sân khấu
Dù kê từ nội dung cốt truyện, tục ngữ, những bài
hát, các loại nhạc cụ, phục trang, cảnh trí,... cho
thấy người nông dân Khmer ở đất giồng, miền
sông nước đã sáng tạo và khai thác nghệ thuật rất
đậm nét, mang đậm đà bản sắc văn hóa trong dân
gian. Vì vậy, có thể nói rằng sân khấu Dù kê là
một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp về
ca, múa, nhạc thông qua kịch bản, tuồng tích mà
người nghệ sĩ diễn đạt (biểu diễn) trên khán đài.
Trên cơ sở đó, sân khấu Dù kê luôn truyền đạt ở
hai góc độ trong văn hóa dân gian (ngữ văn dân
gian và nghệ thuật dân gian), thể hiện những giá
trị cơ bản trong một tác phẩm sân khấu, mang lại
giá trị lịch sử, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và
giá trị thẩm mỹ.
2.1. Sân khấu Dù kê mang lại giá trị lịch sử
Nói đến lịch sử là nói đến nguồn gốc sản sinh
theo từng giai đoạn, theo từng cơ tầng văn hóa, từ
thấp đến cao, từ cái cũ đến cái mới, và đó là con
đường tất yếu, nhưng thường không có một tài liệu
trực tiếp, hình ảnh nào về những giai đoạn phát
triển rất sớm, những hiện tượng đặc trưng của mỗi
một tộc người, hay mối quan hệ nguồn gốc phát
sinh của các truyện cổ tích, thần kì, các nghi lễ,
tập tục, thực hành tín ngưỡng của xã hội sơ khai
và xã hội phong kiến thời xa xưa. Nói lên điều
này để thấy được nghệ thuật sân khấu Dù kê góp
phần chuyển tải những biến cố lịch sử ấy. Hầu hết
tất cả các truyện đều mang tính lịch sử riêng của
bản thân nó và có sự trùng lặp nhau giữa các dân
tộc Đông Nam Á nói chung và các dân tộc ở Việt
Nam, cũng như người Khmer Nam Bộ có sự giao
lưu về văn hóa dân gian trong địa bàn cư trú tộc
người rộng lớn, vì vậy có rất nhiều truyện kể tương
đương gần giống nhau. Ví dụ: “Neaktà tức- Neaktà
Phnum” là “Thần nước - Thần núi” hay “Sơn Tinh
- Thủy Tinh”, “Truyền thuyết Thần NeakTa”,
“Thạch Sanh Lý Thông” hay “Chao Sanh Chao
Thông”... Tất cả những truyện đã được phản ánh
từ cuộc sống con người xã hội cho đến giải thích
các hiện tượng tự nhiên.
Sân khấu Dù kê mang lại giá trị lịch sử trong
văn hóa dân gian cũng như đem lại nền giáo dục
trở về cội nguồn, giúp hiểu được tâm tư tình cảm,
ước mơ khát vọng của con người từ thuở xa xưa,
luôn hướng tới cái văn minh hơn, một xã hội tốt
đẹp hơn, sự sáng tạo của họ qua những sản phẩm
mang giá trị lịch sử khiến cho đời sau phải khâm
phục, tiếp nhận và bảo lưu.
2.2. Sân khấu Dù kê mang lại giá trị hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực với tư cách như một trào
lưu, một phương pháp, chỉ xuất hiện vào thế kỉ 19 ở
các quốc gia Pháp, Ý, Anh, Nga, sau đó ảnh hưởng
tới các nước khác. Nhưng so sánh với các nước
phương Đông, trong đó có các nước Đông Nam
Á, giá trị hiện thực tồn tại rất lâu đời trước khi chủ
nghĩa này xuất hiện. Hầu như các tác phẩm đều
tổng hợp hiện tượng thế giới quan để giải thích
mọi sự vật, và mọi sự vật đều trở về với hiện thực,
đều hướng về tầng lớp ngư dân nông nghiệp bằng
bức tranh sống động, chân thật về một cuộc sống
bình dị và đời thường.
Chỉ là hai chữ “sân khấu” nhưng chứa đựng
cả một thế giới đầy sáng tạo nghệ thuật. Là một
loại hình vừa tinh vi nhưng cũng vừa khái quát
nhất, vừa giả tạo nhưng cũng là chân thật nhất, bởi
vì sân khấu nghệ thuật cố gắng tạo nên một cuộc
sống sinh động, toàn diện cho cuộc sống thực tại.
Khi nói về sân khấu thì bản chất có thể là thực mà
lại hư, hư mà như thực. Một nhà lý luận nghệ thuật
giải thích rằng: “nghệ thuật sân khấu là cái ranh
giới giữa cái giả và cái thực”. Nghĩa là cái hiện
thực của tự nhiên ở ngoài đời để từ đó được sáng
tạo, hư cấu, tạo nên một tấm gương phản chiếu
cuộc sống của chính mình, gây cảnh tượng nghệ
thuật đầy hấp dẫn. Và cũng có nghĩa là sân khấu
không nhất thiết phải diễn đạt ngoài đời một cách
nguyên xi mà có phần chắt lọc những cái gì thuộc
bản chất xã hội hoặc để khái quát cho tính cách
nhân vật.
Những giá trị của vở diễn sân khấu Dù kê
của dân tộc Khmer cũng không khác gì so với
tác phẩm nghệ thuật sân khấu như Cải lương, hát
Tuồng, thể loại Kịch phương Tây. Những giá trị
văn hóa nghệ thuật Khmer đã giúp cho sân khấu
Dù kê tô vẽ lên những nét tiêu biểu, cốt lõi và tinh
khiết, nó đều hướng về sự sống hiện tại của con
người, sự thỏa mãn nhu cầu cái đẹp, cái cao cả,
rất nhiều tác phẩm bi kịch nghiệt ngã, tiêu biểu
qua truyện Tum Tiêu, nàng Mađacha, mang giá
trị hiện thực của một xã hội phong kiến khắt khe.
Giá trị tác phẩm sân khấu Dù kê được dựa trên nền
văn học dân gian, những truyện kể, truyện đời xưa,
truyện muôn thú, truyện khôi hài, các nhân vật
được nhân cách hóa, có phép thuật, loài vật biết
nói, biết ứng xử, nhân vật khôi hài có châm biếm,
bao giờ cũng chứa đựng hiện thực nhân sinh quan,
mang ý nghĩa hiện thực xã hội của cuộc sống con
người trên mặt đất chứ không phải trên thiên đàng.
2.3. Sân khấu Dù kê mang lại giá trị nhân đạo
Các thể loại truyện dân gian ra đời trong bối
cảnh xã hội bất công, người nông dân sống lầm
than cơ cực, mất quyền tự do, dân chủ, cái đói, cái
nghèo kéo dài dai dẳng. Nội dung của cốt truyện
đã đáp ứng điều đó, biết nâng đỡ giá trị con người,
phê phán những hiện thực xấu xa và bênh vực cho
những nỗi khổ đau, đề cao những ước mơ, khát
vọng của con người. Và sân khấu Dù kê đã lột tả
hình ảnh sống động, giáo dục cho con người xã hội
ngày nay phải trân trọng đạo lý, lòng nhân ái và
nguyên tắc ứng xử giữa con người và con người,
con người và môi trường xã hội xung quanh.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt
được thể hiện ở những kết thúc có sự nhân hậu,
khoan dung như: truyện Trần Minh khổ chuối
“Chao Sro-Tốp-Chêch”, Tấm Cám tức “Mô-Rô-
Ná MiếtĐa”, truyện Người con gái Nam Xương
- “Sro-môl on-tôl chách hay còn gọi cái bóng oan
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201492 Soá 13, thaùng 3/2014 93
tình”, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - “Sất-
Thy-Vong”,... Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu
sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền,
xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng
trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc
bên nhà vua; Trần Minh thoát khỏi cái nghèo khổ
và cũng tận hưởng hạnh phúc; Truyện Người con
gái Nam Xương vừa có giá trị tố cáo hiện thực
của xã hội phong kiến và mang ý nghĩa nhân đạo
sâu sắc, càng thấy rõ giá trị cuộc sống của người
phụ nữ trong một xã hội tốt đẹp hơn, vươn lên làm
chủ cuộc đời được hạnh phúc và bình đẳng; Lục
Vân Tiên thể hiện tính cách của người Nam Bộ,
tính anh hùng nghĩa hiệp, giúp người hoạn nạn;...
Những kết thúc của truyện cổ tích, truyện dân gian
đều “gỡ nút” bằng triết lí nhân dân: “Ở hiền gặp
lành, ác giả ác báo”.
2.4. Sân khấu Dù kê mang lại giá trị thẩm mỹ
Sự đóng góp cho loại hình nghệ thuật sân khấu
là sự thành công của một tác phẩm, kịch bản đến
vai trò của người đạo diễn dựng tính kịch, mỹ
thuật, hóa trang, sáng tác âm nhạc,, tất cả cho
diễn viên được tôn lên trở thành nhân vật trọng
tâm của sân khấu. Nhưng giá trị thẩm mỹ được hội
tụ trên sân khấu không chỉ dừng lại ở mỹ thuật,
hóa trang, phục trang, ánh sáng,... mà còn bộc lộ
các giá trị khác như chân, thiện,... nó mang tính
phổ quát trong một tác phẩm, giá trị của tác phẩm
cũng chính là giá trị thẩm mỹ và chỉ khi đạt giá trị
thẩm mỹ mới trở thành hình tượng nghệ thuật, khi
đạt đến hình tượng nghệ thuật thì đó mới chính là
chất lượng của một tác phẩm nghệ thuật sân khấu.
Giá trị thẩm mỹ được bộc lộ ở nhân vật của
từng nội dung truyện, có thể tìm thấy được về giá
trị đạo đức, giá trị nhận thức, tư tưởng, giáo lý
của các vị thần NeakTa, của Đức Phật Thích Ca,
đạo sĩ Âyxây tu hành khổ luyện, hay một nhân vật
thông minh nào đó, để thể hiện nhất quán quan
điểm trong việc giáo dục con người. Mặc dù rơi
vào phép thuật hay thần thánh bí ẩn nhưng người
xưa vẫn biết sử dụng hư cấu để điều chỉnh hành
vi con người, điều chỉnh mối quan hệ xã hội, loại
trừ cái phi đạo đức, đẩy lùi cái hiện tượng xấu xa,
không thể có cái phi chân, thiện, mỹ.
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đã xuất hiện
văn học viết, những kịch bản mới với những đề
tài hiện đại, đánh dấu sự biến đổi văn học Khmer.
Tác phẩm ra đời: “Nghĩa tình trong giông tố” của
tác giả Thạch Voi; “Giữ đền Vêhia” của tác giả
Thạch Chân đã thúc đẩy cho lực lượng đông đảo
nghệ sĩ kiểu mới của cách mạng Việt Nam, có kiến
thức khoa học về sân khấu tiên tiến, luôn hướng
về công cuộc đấu tranh cho Tổ quốc quê hương,
vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao đẹp. Vừa mới
chấm dứt tiếng súng chống Mỹ thì chiến tranh
bảo vệ tổ quốc chống chế độ diệt chủng Pôl-Pốt
Iêng Sary, tình hình mới đặt ra trước nghệ thuật
sân khấu những yêu cầu mới, kịch bản “Mối tình
BôPha RạngXây” của tác giả Thạch Chân đã ra
đời và đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân
trong nước và nước bạn Campuchia, có tác dụng
cực kỳ to lớn trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ của
người Khmer, đã trở thành công cụ cho cuộc vận
động cách mạng và tình đoàn kết dân tộc, đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ - văn học dưới ánh sáng của thế
giới quan vô sản.
3. Giải pháp giữ gìn và phát huy sân khấu
Dù kê
3.1. Xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn lực cho
nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer, từng bước hoàn
chỉnh hệ thống các giáo trình, sách tham khảo
cho ngành học nghệ thuật sân khấu Dù kê dân tộc
Khmer để nâng cao chất lượng sân khấu Dù kê có
hiệu quả.
+ Xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn lực cho
nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer
Đây là một nhiệm vụ mang tính chiến lược,
nó quyết định cho sự tồn tại của loại hình nghệ
thuật sân khấu. Được xem là một việc làm cấp thiết
đối với đơn vị nghệ thuật sân khấu dân tộc Khmer
trong tình hình hiện nay. Hồ Chí Minh quan niệm:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”. Vì vậy, đào tạo
nguồn lực chính là yếu tố con người có tài năng,
có khả năng tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật dân
tộc và các mặt hoạt động xã hội.
Các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật được nhận
chỉ tiêu đào tạo tại các Trường Đại học văn hóa,
Cao đẳng hay Trung cấp, có chính sách đào tạo lại
cán bộ quản lý nghệ thuật, đạo diễn, âm nhạc, biên
đạo múa để có điều kiện trẻ hóa đội ngũ, khắc phục
tình trạng dôi thừa trong đơn vị nghệ thuật.
+ Xây dựng hoàn chỉnh về giáo trình, sách
tham khảo cho ngành học Nghệ thuật Sân khấu
Dù kê của dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
Đây là giải pháp đòi hỏi phải thực hiện đồng
bộ, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
địa phương mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
là cơ quan trực tiếp thực hiện hướng dẫn để tiến
hành khảo sát sơ bộ cho loại hình sân khấu Dù kê,
cụ thể hơn là xây dựng dự án cho từng bộ môn (cả
lý thuyết lẫn thực hành) về các loại nhạc cụ Dù kê
Basắc, những bài hát Dù kê Basắc, múa sử dụng
cho loại hình sân khấu, hoạt động hình thể, vũ đạo
hay phong cách biểu diễn cho từng nhân vật. Đây
là hình thức trải nghiệm cho công tác đào tạo và
vừa là mục đích truyền đạt cho thế hệ trẻ am hiểu
và gần gũi với sân khấu Dù kê.
3.2. Văn hóa truyền thống có sự biến đổi là một
quá trình tất yếu khách quan, bởi xã hội đô thị
trong điều kiện công nghiệp hóa tiến lên công
nghiệp hiện đại, là yếu tố duy nhất làm động lực
cho kinh tế đô thị phát triển. Sự chuyển biến từ
một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội
đô thị công nghiệp làm cho nét đẹp văn hóa truyền
thống bị mờ nhạt và ngày càng bị mai một, phá vỡ
tính cộng đồng xóm giềng, sự thông cảm chia sẻ
trong mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cộng
đồng bị hạn chế. Chính vì điều này, Đảng và Nhà
nước cần quan tâm và trao quyền tự chủ rộng rãi,
tăng ngân sách hoạt động cho các chính quyền địa
phương, cá nhân, tập thể hay nhân dân trong công
tác quản lý để xây dựng các phong trào văn hóa
văn nghệ nhằm tạo ra một cơ chế riêng đặc thù
cho từng loại hình nghệ thuật, giúp thế hệ sau tiếp
nhận nghệ thuật cũng chính là nền giáo dục trong
văn hóa dân gian mà người xưa cố gắng tích lũy,
lưu truyền lại; đồng thời, khuyến khích hỗ trợ và
mở các lớp tập huấn, khảo sát thực tế cho các nghệ
nhân, nghệ sĩ, các tác giả nhằm phát huy sáng tạo
những tác phẩm có giá trị văn hóa.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo kỷ niệm 40 năm thành lập Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh ngày 14/4/1963 –
14/4/2003 (năm 2003).
Ngô Đức Thịnh. Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc. Xem
Nhiều tác giả.1998. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật
Việt Nam tại Tp.HCM.
Pich Tum Kravel. 1997. Dì kê và sân khấu Basắc. Trường Đại học nghệ thuật Hoàng gia xuất bản
Viện Văn hóa. 1987. Người Khmer Cửu Long. Sở Văn hóa-Thông tin xuất bản.
Viện Văn hóa. 1993. Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản
Văn hóa Dân tộc.
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201492 Soá 13, thaùng 3/2014 93
tình”, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - “Sất-
Thy-Vong”,... Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu
sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền,
xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng
trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc
bên nhà vua; Trần Minh thoát khỏi cái nghèo khổ
và cũng tận hưởng hạnh phúc; Truyện Người con
gái Nam Xương vừa có giá trị tố cáo hiện thực
của xã hội phong kiến và mang ý nghĩa nhân đạo
sâu sắc, càng thấy rõ giá trị cuộc sống của người
phụ nữ trong một xã hội tốt đẹp hơn, vươn lên làm
chủ cuộc đời được hạnh phúc và bình đẳng; Lục
Vân Tiên thể hiện tính cách của người Nam Bộ,
tính anh hùng nghĩa hiệp, giúp người hoạn nạn;...
Những kết thúc của truyện cổ tích, truyện dân gian
đều “gỡ nút” bằng triết lí nhân dân: “Ở hiền gặp
lành, ác giả ác báo”.
2.4. Sân khấu Dù kê mang lại giá trị thẩm mỹ
Sự đóng góp cho loại hình nghệ thuật sân khấu
là sự thành công của một tác phẩm, kịch bản đến
vai trò của người đạo diễn dựng tính kịch, mỹ
thuật, hóa trang, sáng tác âm nhạc,, tất cả cho
diễn viên được tôn lên trở thành nhân vật trọng
tâm của sân khấu. Nhưng giá trị thẩm mỹ được hội
tụ trên sân khấu không chỉ dừng lại ở mỹ thuật,
hóa trang, phục trang, ánh sáng,... mà còn bộc lộ
các giá trị khác như chân, thiện,... nó mang tính
phổ quát trong một tác phẩm, giá trị của tác phẩm
cũng chính là giá trị thẩm mỹ và chỉ khi đạt giá trị
thẩm mỹ mới trở thành hình tượng nghệ thuật, khi
đạt đến hình tượng nghệ thuật thì đó mới chính là
chất lượng của một tác phẩm nghệ thuật sân khấu.
Giá trị thẩm mỹ được bộc lộ ở nhân vật của
từng nội dung truyện, có thể tìm thấy được về giá
trị đạo đức, giá trị nhận thức, tư tưởng, giáo lý
của các vị thần NeakTa, của Đức Phật Thích Ca,
đạo sĩ Âyxây tu hành khổ luyện, hay một nhân vật
thông minh nào đó, để thể hiện nhất quán quan
điểm trong việc giáo dục con người. Mặc dù rơi
vào phép thuật hay thần thánh bí ẩn nhưng người
xưa vẫn biết sử dụng hư cấu để điều chỉnh hành
vi con người, điều chỉnh mối quan hệ xã hội, loại
trừ cái phi đạo đức, đẩy lùi cái hiện tượng xấu xa,
không thể có cái phi chân, thiện, mỹ.
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đã xuất hiện
văn học viết, những kịch bản mới với những đề
tài hiện đại, đánh dấu sự biến đổi văn học Khmer.
Tác phẩm ra đời: “Nghĩa tình trong giông tố” của
tác giả Thạch Voi; “Giữ đền Vêhia” của tác giả
Thạch Chân đã thúc đẩy cho lực lượng đông đảo
nghệ sĩ kiểu mới của cách mạng Việt Nam, có kiến
thức khoa học về sân khấu tiên tiến, luôn hướng
về công cuộc đấu tranh cho Tổ quốc quê hương,
vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao đẹp. Vừa mới
chấm dứt tiếng súng chống Mỹ thì chiến tranh
bảo vệ tổ quốc chống chế độ diệt chủng Pôl-Pốt
Iêng Sary, tình hình mới đặt ra trước nghệ thuật
sân khấu những yêu cầu mới, kịch bản “Mối tình
BôPha RạngXây” của tác giả Thạch Chân đã ra
đời và đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân
trong nước và nước bạn Campuchia, có tác dụng
cực kỳ to lớn trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ của
người Khmer, đã trở thành công cụ cho cuộc vận
động cách mạng và tình đoàn kết dân tộc, đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ - văn học dưới ánh sáng của thế
giới quan vô sản.
3. Giải pháp giữ gìn và phát huy sân khấu
Dù kê
3.1. Xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn lực cho
nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer, từng bước hoàn
chỉnh hệ thống các giáo trình, sách tham khảo
cho ngành học nghệ thuật sân khấu Dù kê dân tộc
Khmer để nâng cao chất lượng sân khấu Dù kê có
hiệu quả.
+ Xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn lực cho
nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer
Đây là một nhiệm vụ mang tính chiến lược,
nó quyết định cho sự tồn tại của loại hình nghệ
thuật sân khấu. Được xem là một việc làm cấp thiết
đối với đơn vị nghệ thuật sân khấu dân tộc Khmer
trong tình hình hiện nay. Hồ Chí Minh quan niệm:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”. Vì vậy, đào tạo
nguồn lực chính là yếu tố con người có tài năng,
có khả năng tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật dân
tộc và các mặt hoạt động xã hội.
Các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật được nhận
chỉ tiêu đào tạo tại các Trường Đại học văn hóa,
Cao đẳng hay Trung cấp, có chính sách đào tạo lại
cán bộ quản lý nghệ thuật, đạo diễn, âm nhạc, biên
đạo múa để có điều kiện trẻ hóa đội ngũ, khắc phục
tình trạng dôi thừa trong đơn vị nghệ thuật.
+ Xây dựng hoàn chỉnh về giáo trình, sách
tham khảo cho ngành học Nghệ thuật Sân khấu
Dù kê của dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
Đây là giải pháp đòi hỏi phải thực hiện đồng
bộ, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
địa phương mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
là cơ quan trực tiếp thực hiện hướng dẫn để tiến
hành khảo sát sơ bộ cho loại hình sân khấu Dù kê,
cụ thể hơn là xây dựng dự án cho từng bộ môn (cả
lý thuyết lẫn thực hành) về các loại nhạc cụ Dù kê
Basắc, những bài hát Dù kê Basắc, múa sử dụng
cho loại hình sân khấu, hoạt động hình thể, vũ đạo
hay phong cách biểu diễn cho từng nhân vật. Đây
là hình thức trải nghiệm cho công tác đào tạo và
vừa là mục đích truyền đạt cho thế hệ trẻ am hiểu
và gần gũi với sân khấu Dù kê.
3.2. Văn hóa truyền thống có sự biến đổi là một
quá trình tất yếu khách quan, bởi xã hội đô thị
trong điều kiện công nghiệp hóa tiến lên công
nghiệp hiện đại, là yếu tố duy nhất làm động lực
cho kinh tế đô thị phát triển. Sự chuyển biến từ
một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội
đô thị công nghiệp làm cho nét đẹp văn hóa truyền
thống bị mờ nhạt và ngày càng bị mai một, phá vỡ
tính cộng đồng xóm giềng, sự thông cảm chia sẻ
trong mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cộng
đồng bị hạn chế. Chính vì điều này, Đảng và Nhà
nước cần quan tâm và trao quyền tự chủ rộng rãi,
tăng ngân sách hoạt động cho các chính quyền địa
phương, cá nhân, tập thể hay nhân dân trong công
tác quản lý để xây dựng các phong trào văn hóa
văn nghệ nhằm tạo ra một cơ chế riêng đặc thù
cho từng loại hình nghệ thuật, giúp thế hệ sau tiếp
nhận nghệ thuật cũng chính là nền giáo dục trong
văn hóa dân gian mà người xưa cố gắng tích lũy,
lưu truyền lại; đồng thời, khuyến khích hỗ trợ và
mở các lớp tập huấn, khảo sát thực tế cho các nghệ
nhân, nghệ sĩ, các tác giả nhằm phát huy sáng tạo
những tác phẩm có giá trị văn hóa.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo kỷ niệm 40 năm thành lập Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh ngày 14/4/1963 –
14/4/2003 (năm 2003).
Ngô Đức Thịnh. Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc. Xem
Nhiều tác giả.1998. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật
Việt Nam tại Tp.HCM.
Pich Tum Kravel. 1997. Dì kê và sân khấu Basắc. Trường Đại học nghệ thuật Hoàng gia xuất bản
Viện Văn hóa. 1987. Người Khmer Cửu Long. Sở Văn hóa-Thông tin xuất bản.
Viện Văn hóa. 1993. Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản
Văn hóa Dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- san_khau_du_kegoc_nhin_tu_van_hoa_dan_gian.pdf