Thứ năm, nghiên cứu văn hóa - lịch sử địa
phương và đất nước để sản xuất các vở diễn đặc
sắc, có tính văn hóa - lịch sử, thấm đậm giá trị
nghệ thuật, nhân văn, phù hợp với các đối tượng
du khách khác nhau. Bên cạnh việc khai thác
chọn lọc các yếu tố văn hóa, lịch sử, nghệ
thuật truyền thống, các nhà đạo diễn, tổ chức
sự kiện cần nghiên cứu văn hóa - lịch sử địa
phương để khôi phục và phát triển các di sản
văn hóa trong nội dung các chương trình sân
khấu thực cảnh, đáp ứng nhu cầu của các đối
tượng du khách.
Thứ sáu, liên kết với các công ty lữ hành
để đưa khách tới các sân khấu thực cảnh vào
những thời gian thích hợp, bố trí dịch vụ bổ sung
phù hợp. Việc kết nối giữa địa phương, các nhà
tổ chức chương trình sân khấu thực cảnh và
các công ty lữ hành là một trong những yếu
tố hiệu quả góp phần đưa sân khấu thực
cảnh đến với đông đảo khán giả. Nhà tổ chức
chương trình sân khấu thực cảnh cần nghiên
cứu để đưa ra các phương án hợp tác hấp dẫn
nhằm phát triển tích cực mối liên kết với các
công ty lữ hành.
Thứ bảy, cần lấy ý kiến khán giả/du khách,
cư dân bản địa, công ty lữ hành để điều chỉnh
tổng thể các chương trình sân khấu thực cảnh
phù hợp. Khảo sát nhu cầu và thu thập đánh
giá của khán giả/du khách, cư dân bản địa,
công ty lữ hành về chương trình sân khấu thực
cảnh sẽ giúp cho nhà tổ chức hiểu được điểm
mạnh, điểm yếu của chương trình và những
mong muốn của khán giả để có thể điều chỉnh
chương trình cho phù hợp.
Sự ra đời của hai chương trình sân khấu
thực cảnh đầu tiên tại Hội An và Hà Nội đánh
dấu sự nỗ lực của các địa phương, các nhà quản
lý và tổ chức nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch
khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật
truyền thống vừa góp phần bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản văn hóa vừa đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách du lịch.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sân khấu thực cảnh với việc xây dựng sản phẩm du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 26 - Tháng 12 - 201886
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
SÂN KHẤU THỰC CẢNH
VỚI VIỆC XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH
NGUYỄN KHÁNH NGỌC
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tục có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Tuy nhiên, việc tìm ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo sự khác biệt vẫn là một bài toán khó đối
với các địa phương và ngành du lịch. Cuối năm 2017, đầu năm 2018, tại Hà Nội và Đà Nẵng, lần đầu
tiên xuất hiện 02 chương trình biểu diễn sân khấu thực cảnh: “Tinh hoa Bắc Bộ” và “Ký ức Hội An” với
nỗ lực, tâm huyết của các nhà tổ chức và chính quyền địa phương nhằm mang đến những sản phẩm
du lịch mới và tạo dấu ấn với du khách. Mô hình này đã và đang tạo nên những tranh luận trái chiều.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, sân khấu thực cảnh đã góp phần tạo một nét chấm phá mới cho bức
tranh toàn cảnh các sản phẩm du lịch Việt Nam.
Từ khóa: Sân khấu thực cảnh, sản phẩm du lịch
Abstract
In recent years, the Vietnamese tourism industry has continuously made strong changes. However,
finding out attractive tourist products, creating differences is still a difficult problem for localities
and tourism industry. At the end of 2017, early 2018, in Hanoi and Da Nang, there were the first two
performances of reality shows: “The Quintessence of Tonkin - Tinh hoa Bac bo” and “Hoi An Memory
- Ky uc Hoi An” with efforts and enthusiasm of organizers and local authorities in order to bring new
tourism products and impress visitors. This model has created conflicting arguments. However, it
cannot be denied that the reality shows has contributed to creating a new highlight for the panorama
of Vietnam tourism products.
Keywords: Reality shows, tourism products
1. “Tinh hoa Bắc Bộ” và “Ký ức Hội An” - 2 sân
khấu thực cảnh đầu tiên ở Việt Nam
Có thể hiểu, sân khấu thực cảnh là một hình thức biểu diễn nghệ thuật được thực hiện trong không gian,
cảnh quan thực tế với sân khấu mở, thường
là ngoài trời, hoà quyện với cảnh quan thiên
nhiên. Nội dung của các chương trình sân
khấu thực cảnh rất đa dạng. Điều đặc biệt
của sân khấu thực cảnh chính là sự kết hợp
giữa các yếu tố, chất liệu truyền thống với các
trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại nhằm tạo ra
các hiệu ứng nghệ thuật, tạo sự choáng ngợp
về quy mô, sự hoành tráng, kỳ vĩ của sân khấu
thực cảnh.
Chương trình sân khấu thực cảnh “Tinh
hoa Bắc Bộ”
Tối 28/10/2017, tại khu tổ hợp vui chơi, giải
trí, ẩm thực và nghỉ dưỡng Baara Land thuộc
thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
Hà Nội, chương trình biểu diễn sân khấu thực
cảnh với tên gọi “Tinh hoa Bắc Bộ” lần đầu tiên
được công diễn. Đây là một chương trình được
đầu tư lớn cả về trí tuệ và tài chính.
Nội dung chương trình sân khấu thực cảnh
“Tinh hoa Bắc Bộ” được chia thành 06 phần
với cấu trúc chặt chẽ: Thi ca, Cõi Phật, Hoài cổ,
Nhạc họa, An vui, Ngày hội. Lấy cảm hứng từ
thiền sư Từ Đạo Hạnh - một thiền sư nổi tiếng
87Số 26 - Tháng 12 - 2018
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
của Việt Nam thời nhà Lý, được nhân dân cung
kính gọi là “Đức Thánh Láng”, đạo diễn Hoàng
Nhật Nam đã dẫn dắt người xem vào không
gian văn hoá, tinh thần của người Việt. Đó là
những nét văn hoá đặc sắc, tinh tuý nhưng
cũng rất mộc mạc và gần gũi.
Trong 60 phút của chương trình, người xem
sẽ được giới thiệu các loại hình nghệ thuật như
kiến trúc, điêu khắc, ca trù, múa rối nước, tranh
Đông Hồ; các hoạt động trong lao động, sản
xuất như cảnh bắt tôm, cầm liềm gặt lúa, giã
gạo; cảnh trên bến dưới thuyền tấp nập mà
bình yên; cách ăn mặc và tất nhiên, không thể
thiếu được, đó là học vấn, tri thức với cảnh sĩ tử
đèn sách, lều chõng đi thi.
Sân khấu là một thủy đình nhân tạo nặng
10 tấn trên hồ nước rộng 4.300m2, dưới chân
núi chùa Thầy. Toàn bộ sân khấu được bố trí
ẩn khéo léo dưới mặt nước cùng với hệ thống
trang thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại bao
gồm hệ thống laser, 3D mapping và hệ thống
ánh sáng ngầm dưới nước tạo hiệu ứng phản
chiếu ánh sáng khiến cho khung cảnh lung linh,
mờ ảo và người diễn viên như đang múa trên
mặt nước. Thuỷ đình được thiết kế với hệ thống
nâng, có thể nhô lên và lặn xuống dưới mặt
nước tạo ra các yếu tố bất ngờ cho người xem.
Trên một sân khấu tương tác kết hợp với
công nghệ hiện đại, đạo diễn Hoàng Nhật
Nam mang đến cho người xem một câu
chuyện nghệ thuật bằng động tác, ánh sáng,
nghệ thuật sắp đặt giúp người xem có cơ hội
khám phá lịch sử, văn hoá của Bắc Bộ. Đỉnh cao
của sự kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật hiện
đại với chất liệu văn hoá nghệ thuật truyền
thống là những cảnh diễn mê hoặc khiến cho
khán giả trầm trồ, thán phục như cảnh thiền
sư Từ Đạo Hạnh bước ra trong màn sương khói
huyền ảo với những bông sen vàng nở dưới
nước; cảnh bốn cô tố nữ bước ra từ tranh Tố nữ
làng Hồ; cảnh những nghệ nhân bước đi đều
đặn, nhịp nhàng với những con rối nước gắn
trên vai.
Điểm đặc biệt của chương trình là sự tham
gia của hơn 200 diễn viên, trong đó khoảng
120 người là nông dân tại địa phương. Điều
này mang đến cho người xem cảm giác như
hòa vào với cảnh thực, người thực một cách
mộc mạc mà lại vô cùng tinh tế.
Có thể nói chương trình sân khấu thực
cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” là thành quả từ sự tâm
huyết, quyết tâm của những người thực hiện
nhằm mang đến cho khán giả một chương
trình biểu diễn nghệ thuật giới thiệu và quảng
bá các yếu tố văn hoá dân gian truyền thống
nhưng được trình diễn theo phong cách hiện
đại và sáng tạo.
Chương trình sân khấu thực cảnh “Ký ức
Hội An”
Ngày 18/3/2018, chương trình nghệ thuật
thực cảnh “Ký ức Hội An” được công diễn trong
không gian Công viên văn hoá Ấn tượng Hội
An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là
một chương trình được đầu tư lớn và được Tổ
chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công nhận 2
kỷ lục: “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam”
và “Chương trình biểu diễn nghệ thuật thường
nhật có số lượng diễn viên tham gia đông nhất”1.
“Ký ức Hội An” là một chương trình được đầu
tư cả về cơ sở vật chất với hệ thống sân khấu
nâng, hệ thống ánh sáng ngầm dưới nước, hệ
thống đèn chiếu 3D mapping lẫn nguồn
nhân lực với đạo diễn đến từ Hồng Kông Mai
Soái Nguyên - Chủ tịch tập đoàn Sơn Thuỷ và
hệ thống cố vấn chương trình với sự tham gia
của các nhà khoa học, các nghệ sĩ có uy tín
trong nước (đạo diễn Việt Thanh, nhà thơ Lê
Cảnh Nhạc - cố vấn kịch bản, nhạc sĩ Nguyễn
Đức Trịnh, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trịnh
Quang Vũ, giảng viên múa Thanh Hằng,)2.
Điều đó cho thấy tâm huyết và quyết tâm của
chủ đầu tư cũng như ê-kíp thực hiện nhằm xây
dựng một chương trình vừa ấn tượng về mặt
nghệ thuật vừa chuyển tải được những nội
dung về văn hoá, lịch sử của Hội An đến với
khán giả.
Chương trình biểu diễn thực cảnh “Ấn
tượng Hội An” được biểu diễn trên một sân
khấu ngoài trời với hơn 3.000 chỗ ngồi, trong
không gian Công viên văn hoá Ấn tượng Hội
An có tổng diện tích 10,8ha, gồm một một đảo
Số 26 - Tháng 12 - 201888
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
lớn, một đảo nhỏ và một phần diện tích đất
ven sông Hoài3.
Với thông điệp “Một ngày Hội An - Trăm
năm hoài cổ”, vở diễn được kết cấu thành
5 màn diễn với các chủ đề: Sinh mệnh, Đám
cưới, Đèn và Biển, Hội nhập, Áo dài. Xuyên suốt
chương trình là hình ảnh cô gái đang ngồi dệt
vải bên khung cửi và dệt nên cả những câu
chuyện, những ký ức về một thương cảng Hội
An sầm uất, nơi giao thương của các thương
nhân khắp nơi trên thế giới trong các thế kỷ
XVI, XVII; một Hội An với những câu chuyện
tình lãng mạn, với những mái nhà ngói lô xô,
những tà áo dài tha thướt.
Khung cửi, hình ảnh gắn với Hội An, gắn với
vùng đất giao thương tơ lụa sầm uất, tiếng kẽo
kẹt dệt lụa và hình ảnh cô gái dệt lụa miệt mài
bên khung cửi đã dẫn dắt người xem trở về
quá khứ, đến với những điển tích, những câu
chuyện mang nặng dáng dấp, bóng hình văn
hoá Việt được kể qua 5 màn diễn. Ở đó có buổi
đầu hoang sơ mở cõi, những con người với
cuộc sống bình dị chào đón những sinh mệnh
mới ra đời; có đám cưới của Huyền Trân công
chúa với Quốc vương Chế Mân xứ Champa; có
câu chuyện của người con gái xứ Quảng đêm
đêm thắp sáng đèn lồng khắp các ngõ phố Hội
An mong ngóng chàng ngư dân trở về; có hình
ảnh thương cảng buôn bán tấp nập, nơi hội tụ
của thương gia nhiều nước trên thế giới; và
đặc biệt có hình ảnh những thiếu nữ trong tà
áo dài trắng mang đậm nét đẹp của người phụ
nữ Việt Nam, bước đi thướt tha trên con đường
ánh sáng của thời gian, của huyền thoại. Sự
tương tác giữa công nghệ hiện đại và nghệ
thuật tạo ra nhiều điểm nhấn trong chương
trình tạo sự ấn tượng cho khán giả như hình
ảnh các thiếu nữ đi trên con đường ánh sáng
dài như bất tận; hình ảnh các cô gái kết nón
tạo thành những con sóng kết hợp chiếu ánh
sáng khiến những con sóng chạy đổi màu liên
tục phản chiếu xuống nước tạo sự lung linh,
huyền ảo, tất cả hoà nhịp tạo nên một bản
nhạc của nghệ thuật, của văn hoá mang đến
cho khán giả.
2. Sân khấu thực cảnh - một sản phẩm du
lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu của du khách
Từ việc sử dụng các chất liệu văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật truyền thống của địa phương,
các nhà tổ chức, đạo diễn sân khấu thực cảnh
đã tạo ra sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn,
hứng khởi và mang lại cách nhìn, cách tiếp cận
mới cho du khách về hoạt động du lịch tại địa
phương.
Việc sử dụng, khai thác các loại hình nghệ
thuật truyền thống, để sáng tạo ra sản phẩm
du lịch không những giới thiệu tới du khách/
khán giả về di sản văn hóa địa phương mà còn
đem đến cho nghệ thuật truyền thống một sức
sống mới. Từ góc nhìn là sản phẩm du lịch, sân
khấu thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” đã giới thiệu
đến du khách các loại hình nghệ thuật truyền
thống như ca trù, múa rối nước, âm nhạc dân
gian, tranh Đông Hồ. Tuy nhiên, nghệ thuật
tranh Đông Hồ được giới thiệu trong sản phẩm
du lịch không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các
bức tranh Đông Hồ, kỹ thuật in tranh, làm giấy
mà sân khấu thực cảnh đã kết hợp giữa múa,
âm nhạc, nghệ thuật ánh sáng... tạo ra một sức
sống mới cho các tác phẩm tranh. Các nhân
vật trong tranh không còn là những hình ảnh
tĩnh, bất biến, mà trở nên sống động, đầy sức
sống nhờ các chuyển động, tạo hình của nghệ
thuật múa.
Đạo diễn đã sử dụng, khai thác các loại hình
nghệ thuật truyền thống, các câu chuyện lịch
sử, các nét văn hóa đặc sắc của địa phương,
các hoạt động lao động, sản xuất như cảnh
trên bến dưới thuyền tấp nập mà bình yên,
cảnh gặt lúa, giã gạo, cảnh đánh cá, bắt tôm,
và các sinh hoạt trong đời sống thường nhật
của người dân. Qua lăng kính nghệ thuật của
đạo diễn và các thủ pháp nghệ thuật của sân
khấu thực cảnh, những hoạt động bình dị ấy
đã trở nên sâu sắc, đầy chất thơ, hấp dẫn và
chạm đến trái tim của khán giả.
Từ những chất liệu thơ ca, lịch sử, nghệ
thuật truyền thống..., các nhà tổ chức, đạo diễn
sân khấu thực cảnh đã tạo ra một sản phẩm
du lịch mới, vừa có tính nghệ thuật, có sức
hấp dẫn khán giả, vừa truyền tải được những
89Số 26 - Tháng 12 - 2018
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
giá trị di sản văn hóa đến với du khách/khán
giả. Không chỉ góp phần xây dựng những sản
phẩm văn hóa mang tính sáng tạo, hấp dẫn,
sân khấu thực cảnh còn đang góp phần vào
việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.
3. Những vấn đề đặt ra đối với sân khấu thực
cảnh và việc xây dựng sản phẩm du lịch
Có thể thấy, việc sử dụng, khai thác các chất
liệu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật truyền thống
trong sân khấu thực cảnh để tạo ra các sản
phẩm du lịch mới đã góp phần vào việc đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Để
có thể hoàn thiện hơn các vở diễn thực cảnh,
các nhà tổ chức, các đạo diễn cần chú ý hơn tới
một số vấn đề:
Thứ nhất, phát huy vai trò chủ thể văn hóa/
người dân địa phương trong việc sáng tạo sản
phẩm du lịch sân khấu thực cảnh: Với đặc điểm
là khai thác không gian thực, sân khấu biểu
diễn hòa quyện với tự nhiên, diễn viên diễn
trong bối cảnh ngoài trời, ở không gian thực
cho nên số lượng diễn viên trong một vở diễn
thực cảnh thường lên tới vài trăm người. Nếu
có thể địa phương hóa sản phẩm du lịch sân
khấu thực cảnh thì có thể tạo ra khối lượng
công việc lớn cho người lao động địa phương.
Hơn nữa, việc tham gia của “người thực” - chủ
thể văn hóa ở trong “không gian thực” cũng
sẽ góp phần gia tăng sự hấp dẫn. Tuy nhiên,
do yêu cầu chất lượng của vở diễn, các nhà
tổ chức, đạo diễn thường huy động lực lượng
diễn viên chuyên nghiệp để biểu diễn.
Lắng nghe ý kiến đóng góp từ các nhà
chuyên môn, những người làm chương trình
sân khấu thực cảnh “Ký ức Hội An” đã dần điều
chỉnh và địa phương hóa chương trình của
mình. Tính đến tháng 9/2018 tổng số diễn
viên tham gia chương trình là 327 diễn viên
(trong đó 50% sử dụng nguồn diễn viên tại địa
phương và 50% là diễn viên từ miền Nam và
miền Bắc)4. Cũng như vậy, chương trình sân
khấu thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” đã đem lại
bài học thành công từ việc địa phương hóa sản
phẩm du lịch, tạo điểm nhấn hấp dẫn người
xem bằng việc đưa những nông dân Sài Sơn
lên sân khấu biểu diễn. Sử dụng 50% diễn viên
là người địa phương, chương trình đã mang
đến sự bất ngờ và ấn tượng đặc biệt đối với du
khách khi được xem một chương trình nghệ
thuật hoành tráng mà diễn viên biểu diễn lại
chính là những con người thật, trong đời sống
thật và trên không gian biểu diễn thật của địa
phương.
Thứ hai, khai thác chọn lọc các yếu tố văn
hóa, lịch sử, nghệ thuật truyền thống gắn với đặc
trưng văn hóa vùng miền để xây dựng sản phẩm
du lịch sân khấu thực cảnh. Vấn đề này được đề
cập đối với chương trình sân khấu thực cảnh
“Ký ức Hội An” phiên bản đầu tiên. Mặc dù đã
cố gắng tái hiện một Hội An thương cảng sầm
uất, buôn bán tấp nập với những hình ảnh đặc
trưng của Hội An như: những mái nhà ngói lô
xô; những ngọn đèn lồng lung linh, huyền ảo;
những cô gái trong tà áo dài thướt tha thì vẫn
còn những ý kiến cho rằng chương trình cần
thiết kế để du khách/khán giả có thể cảm nhận
sâu sắc hơn về Hội An. Tiếp thu những ý kiến
đóng góp của các nhà chuyên môn, du khách/
khán giả, ban tổ chức và đạo diễn chương trình
sân khấu thực cảnh đã chỉnh sửa “Ký ức Hội An”
và trình diễn phiên bản 2.0 với nhiều thay đổi,
điều chỉnh về mặt âm nhạc, trang phục, dung
lượng thời gian vở diễn.
Thứ ba, tăng cường sự tương tác/kết nối/
giao lưu giữa với khán giả/du khách với diễn
viên trong sân khấu thực cảnh. Tại sân khấu
thực cảnh “Ấn tượng Hội An” và “Tinh hoa Bắc
Bộ”, nhà tổ chức và các đạo diễn đã triển khai
các hoạt động nhằm tạo sự liên kết giữa du
khách/khán giả với chương trình như tổ chức
mini show trước khi show diễn chính bắt đầu
tại khu vực cổng vào, hoạt động chào và tiễn
khách của diễn viên tại sân khấu thực cảnh
“Ký ức Hội An”, hay như hoạt động trải nghiệm
dành cho du khách/khán giả với các quán bán
đồ ăn đậm chất dân gian Bắc Bộ như kẹo lạc,
kẹo dồi, bánh nếp, bánh tẻ, bánh giò, xôi gói lá
sen... và các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt
dê, chơi ô ăn quan, trước khi chương trình bắt
đầu tại sân khấu thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ”.
Thứ tư, bổ sung phần thuyết minh bằng tiếng
Anh, tiếng Trung để du khách có thể hiểu vắn
Số 26 - Tháng 12 - 201890
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tắt nội dung của các điển tích, các yếu tố lịch sử
- văn hóa đang được biểu diễn, thực hành trên
sân khấu thực cảnh. Tổng cục Du lịch công bố
lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng
8/2018 ước đạt 1.323.546 lượt người, trong đó
lượt khách Trung Quốc là 428.958 lượt người
(2). Như vậy, du khách nước ngoài và đặc biệt là
du khách Trung Quốc đang chiếm một tỷ trọng
lớn đòi hỏi các nhà quản lý, điều hành du lịch
quan tâm hơn tới đối tượng du khách này. Tại
sân khấu thực cảnh “Ký ức Hội An”, nhà tổ chức
đã lắp đặt hệ thống màn hình chạy ngang sân
khấu để chạy phần thuyết minh bằng tiếng Việt
và tiếng Anh. Tuy nhiên, với số lượng du khách
đến từ Trung Quốc nhiều như vậy mà không
có phần thuyết minh tiếng Trung thì du khách
chỉ có thể cảm nhận tác phẩm thông qua ngôn
ngữ nghệ thuật, khó có thể cảm nhận hết các
giá trị văn hóa của vở diễn.
Thứ năm, nghiên cứu văn hóa - lịch sử địa
phương và đất nước để sản xuất các vở diễn đặc
sắc, có tính văn hóa - lịch sử, thấm đậm giá trị
nghệ thuật, nhân văn, phù hợp với các đối tượng
du khách khác nhau. Bên cạnh việc khai thác
chọn lọc các yếu tố văn hóa, lịch sử, nghệ
thuật truyền thống, các nhà đạo diễn, tổ chức
sự kiện cần nghiên cứu văn hóa - lịch sử địa
phương để khôi phục và phát triển các di sản
văn hóa trong nội dung các chương trình sân
khấu thực cảnh, đáp ứng nhu cầu của các đối
tượng du khách.
Thứ sáu, liên kết với các công ty lữ hành
để đưa khách tới các sân khấu thực cảnh vào
những thời gian thích hợp, bố trí dịch vụ bổ sung
phù hợp. Việc kết nối giữa địa phương, các nhà
tổ chức chương trình sân khấu thực cảnh và
các công ty lữ hành là một trong những yếu
tố hiệu quả góp phần đưa sân khấu thực
cảnh đến với đông đảo khán giả. Nhà tổ chức
chương trình sân khấu thực cảnh cần nghiên
cứu để đưa ra các phương án hợp tác hấp dẫn
nhằm phát triển tích cực mối liên kết với các
công ty lữ hành.
Thứ bảy, cần lấy ý kiến khán giả/du khách,
cư dân bản địa, công ty lữ hành để điều chỉnh
tổng thể các chương trình sân khấu thực cảnh
phù hợp. Khảo sát nhu cầu và thu thập đánh
giá của khán giả/du khách, cư dân bản địa,
công ty lữ hành về chương trình sân khấu thực
cảnh sẽ giúp cho nhà tổ chức hiểu được điểm
mạnh, điểm yếu của chương trình và những
mong muốn của khán giả để có thể điều chỉnh
chương trình cho phù hợp.
Sự ra đời của hai chương trình sân khấu
thực cảnh đầu tiên tại Hội An và Hà Nội đánh
dấu sự nỗ lực của các địa phương, các nhà quản
lý và tổ chức nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch
khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật
truyền thống vừa góp phần bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản văn hóa vừa đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách du lịch.
N.K.N
(ThS., Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật,
Trường ĐHVHHN)
Chú thích
1, 2, 3, 4 Phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Tùng,
Trưởng bộ phận quản lý sản xuất khối Themepark,
tập đoàn Gami, tháng 9/2018.
Tài liệu tham khảo
1. Phương Linh, Xây dựng sản phẩm du lịch
văn hóa độc đáo, sáng tạo, Tạp chí Du lịch Việt
Nam, số 6, tr. 46-47.
2. Tổng cục Du lịch, Khách quốc tế đến Việt
Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2018, http://
vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/27252
Ngày nhận bài: 8 - 3 - 2018
Ngày phản biện, đánh giá: 11 - 9 - 2018
Ngày chấp nhận đăng: 23 - 9 - 2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- san_khau_thuc_canh_voi_viec_xay_dung_san_pham_du_lich.pdf