Dịch nghiền, ép trái thanh long ruột đỏ
hay ruột trắng đều có thể dùng để sản xuất
rượu vang bằng công nghệ lên men trong
điều kiện yếm khí với sự tham gia của
chủng nấm men Saccaromyces. Quy trình
công nghệ đơn giản, dễ thực hiện;
Cả 3 chủng nấm men Saccaromyces
cerevisiae (S. cerevisiae); Saccaromyces
oviformis (S. oviformis); Saccaromyces
vini (S. vini) dùng trong nghiên cứu đều có
tác dụng chuyển hóa dịch ép trái thanh long
thành rượu vang có chất lượng tốt đạt độ
cồn đúng tiêu chuẩn, tuy nhiên với chủng
Saccaromyces oviformis, thời gian lên men
chính ngắn nhất, đạt hàm lượng cồn ethanol
cao nhất;
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất rượu vang từ trái thanh long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Minh Tâm
13
SẢN XUẤT RƯỢU VANG TỪ TRÁI THANH LONG
PRODUCING WINE FROM THANH LONG FRUITS
TRẦN MINH TÂM
PGS.TS. Phó Tổng biên tập Tạp chí khoa học Đại học Văn Lang, tranminhtam@vanlanguni.edu.vn
Mã số: TCKH12-18-2018
TÓM TẮT: Thanh long là loại cây ăn trái trồng nhiều ở Việt Nam, chủ yếu là tiêu thụ
trong nước, dùng ăn tươi nên tiêu thụ không hết bị hư hỏng thất thoát nhiều. Vì thế, việc
chế biến thành các sản phẩm có giá trị từ trái thanh long là việc làm cần thiết hiện nay để
tăng giá trị của trái thanh long và tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất. Bài viết
này tác giả muốn cung cấp cho bạn đọc hiểu biết về kỹ thuật lên men chế biến sản phẩm
rượu vang từ dịch ép trái thanh long, đồng thời so sánh hiệu quả lên men từ 3 chủng nấm
men Saccaromyces để từ đó lựa chọn chủng nấm men thích hợp nhất.
Từ khóa: nấm men; công nghệ lên men; rượu vang trái cây.
ABSTRACT: Thanh Long fruits are widely grown in Vietnam, mainly consumed
domestically and consumed raw ,which causes a lot of losses. Therefore, processing Thanh
Long fresh fruits into valuable products is necessary to increase the value of Thanh long
fruits and gain the income for farmers. This article will inform you the fermentation
technology to process wines from the Thanh long fruit juices, and compare the
fermentation effects of the three yeast type Saccaromyces in order to to choose the most
suitable yeast type.
Key words: yeast; fermentation technology; fruit wine.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh long là loại cây được trồng làm
cảnh, lấy quả, thuộc họ xương rồng, có
nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ và các
nước ở khu vực Đông Nam Á [2], [11].
Tại Việt Nam, thanh long được trồng
nhiều ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An,
Tiền Giang và Tây Ninh, trong đó ở Bình
Thuận trồng nhiều nhất với diện tích gần
1000ha, sản lượng hơn 140.000 tấn/năm
(2007) [11], [14]. Những năm gần đây
thanh long được xuất khẩu sang nhiều
nước, tuy nhiên cũng chỉ đạt khoảng 20%,
chủ yếu tiêu thụ trong nước, dùng ăn tươi là
chính nên tiêu thụ không hết, bị thất thoát,
hư hỏng nhiều, giá cả bị giảm sút chỉ còn
500-1000đ/1kg. Chính vì thế, việc chế biến
các sản phẩm có giá trị từ trái thanh long là
việc làm cần thiết hiện nay để tăng giá trị
trái thanh long và tăng thu nhập cho người
nông dân sản xuất.
Việc nghiên cứu sản xuất rượu vang từ
trái thanh long là một trong những sản
phẩm có tính khả thi cao và là hướng đi
đúng đắn của những nghiên cứu trong thời
gian vừa qua [8], [9], [10], [12], [13] với
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018
14
mục tiêu xây dựng quy trình lên men ổn
định, tạo ra sản phẩm rượu vang, đồng thời
khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới chất
lượng để từ đó đề ra các biện pháp kỹ thuật
khắc phục, tạo ra sản phẩm có chất lượng
tốt nhất.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
trình bày 2 nội dung chủ yếu sau:
Xây dựng quy trình công nghệ lên men
tạo ra rượu vang từ dịch ép trái cây thanh
long trắng và đỏ;
Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát
triển của 3 chủng nấm men Saccharomyces
dùng để lên men trong dịch ép trái thanh
long và ảnh hưởng của chúng đến sự lên
men sản phẩm rượu vang.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ,
được trồng ở Bình Thuận, thu hoạch chính vụ.
Ba chủng nấm men dùng trong nghiên cứu là
Saccaromyces cerevisiae; (S. cerevisiae) Saccaromyces
oviformis (S. oviformis); Saccaromyces vini (S. vini)
[3], [4], [5], [6, tr.1768-1776].
Các thí nghiệm bố trí trong nghiên cứu
được nhắc lại 3 lần bao gồm các thí nghiệm sau:
Xây dựng quy trình lên men: Từ dịch
ép trái thanh long với sự tham gia của các
chủng nấm men nêu trên.
Khảo sát quá trình lên men của 3 chủng
nấm men:
Thí nghiệm 1: Xác định đường cong
sinh trưởng của 3 chủng nấm men.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự sinh
trưởng và phát triển của 3 chủng nấm men
trong giai đoạn nhân sinh khối.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu sự sinh
trưởng, phát triển của 3 chủng nấm men ở
giai đoạn lên men chính.
Các chỉ tiêu theo dõi: Sự thay đổi sinh
khối, số lượng tế bào nấm men sau 24 giờ, 48
giờ, 72 giờ, nuôi cấy bằng cách ly tâm thu sinh
khối và đếm tế bào trên buồng đếm hồng cầu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu
tố đến quá trình lên men: Tiến hành với 3
thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng
của việc bổ sung enzyme pectinase vào
dịch ép trái thanh long.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng
của từng chủng nấm men riêng biệt đến
chất lượng lên men, mỗi công thức thí
nghiệm tương ứng với chỉ một loại nấm
men riêng biệt.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của sự phối
trộn 2 chủng nấm men Saccaromyces
oviformis (S. oviformis) và Saccaromyces
vini (S. vini) với 5 công thức thí nghiệm
(mô tả ở dưới), trong đó gọi X là tỷ lệ phối
chế của Saccaromycess oviformis lần lượt
là 0,25%; 0,50%; 0,75%; 100%.
Công thức 2 (CT2): Sử dụng 100%v/v
nấm men S.oviformis (X=1) (không phối
hợp với S. vini).
Công thức 3 (CT3): Sử dụng 100%v/v
nấm men S.vini (X=0) (không phối hợp với
S. oviformis).
Công thức 4 (CT4): Sử dụng 25%v/v
nấm men S. oviformis + 75% nấm men S.
vini (X=0,25).
Công thức 5 (CT5): Sử dụng 50%v/v
nấm men S. oviformis + 50% nấm men S.
vini (X=0,5).
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Minh Tâm
15
Công thức 6 (CT6): Sử dụng 75%v/v
nấm men S. oviformis + 25% nấm men S.
vini (X=0,75).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xây dựng quy trình sản xuất rượu
vang thanh long
Qua nhiều lần thử nghiệm, chúng tôi
đã xác định được quy trình sản xuất rượu
vang từ dịch nghiền, ép trái thanh long theo
sơ đồ dưới đây:
Hình 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
rượu vang thanh long
Từ những trái thanh long chín, lựa chọn
những trái tốt, không dập, rửa sạch và gọt
vỏ, dùng máy nghiền mịn. Dịch quả còn hạt
và có độ nhớt rất cao, chúng tôi dùng
enzyme pectinase bổ sung vào dịch quả để
giảm bớt độ nhớt, sau đó tiến hành lọc để
được dịch quả trong, không còn hạt và cặn.
Thanh long có độ đường và hàm lượng
chất khô không cao nên dịch quả được bổ
sung thêm đường RE Biên hòa để tăng hàm
lượng chất khô lên 23 độ Brix [7, tr.241].
Để chống quá trình oxy hóa, dịch quả được
bổ sung thêm SO2 75mg/l [4].
Nấm men đã được chuẩn bị sẵn đủ số
lượng đưa vào dịch ép với lượng khoảng
10% và lên men trong điều kiện yếm khí ở
nhiệt độ 30-32,50C trong vòng 10-15 ngày,
sau đó chuyển sang giai đoạn lên men phụ
ở nhiệt độ khoảng 13-150C, sinh khối nấm
men đạt đến khoảng 106-107 tế bào/ml [1,
3, 4], lên men cho đến khi đạt độ rượu 11-
13%, tiến hành lọc lấy dịch trong, đó
chính là rượu vang. Quá trình tàng trữ rượu
vang thành phẩm có thể vài tháng.
3.2. Khảo sát sự sinh trưởng và phát
triển của 3 chủng nấm men
3.2.1. Xác định đường cong sinh trưởng
của 3 chủng nấm men
Ba chủng nấm men trong thí nghiệm là
Saccaromyces cerevisiae; (S. cerevisiae)
Saccaromyces oviformis (S. oviformis);
Saccaromyces vini (S. vini), kết quả thu
được trình bày tại đồ thị 1.
Đồ thị 1. Đường cong sinh trưởng ba chủng nấm men
Đồ thị 2. Biểu diễn sự thay đổi sinh khối của 3 chủng
nấm men trên môi trường dịch nghiền, ép thanh long
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018
16
Chủng Saccaromyces cerevisiae đạt số
lượng tế bào cực đại sau thời gian 15-22 giờ;
Chủng Saccaromyces oviformis đạt số
lượng tế bào cực đại sau thời gian 15-20 giờ;
Chủng Saccaromyces vini đạt số lượng
tế bào cực đại sau thời gian 15-20 giờ.
Trong 1ml dịch thanh long nuôi cấy thì
chủng Saccaromyces oviformis có số lượng tế
bào nấm men cao nhất, còn chủng Saccaromyces
cerevisiae có số lượng tế bào nấm men thấp nhất.
3.2.2. Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát
triển của 3 chủng nấm men trong giai
đoạn nhân sinh khối
Từ các bình nuôi cấy trên môi trường dịch
nghiền, ép trái thanh long, ly tâm, thu sinh khối,
chúng tôi thu được kết quả trình bày trên đồ thị 2 và 3.
Đồ thị 3. Số tế bào nấm men trong 1ml dịch nuôi cấy của 3
chủng nấm men trên môi trường dịch ép trái thanh long
Đồ thị 4. Biểu diễn sự thay đổi tổng hàm lượng chất
khô hòa tan của 3 công thức lên men
Chủng Saccaromyces oviformis có
lượng sinh khối cao nhất ở cả 3 thời điểm
khảo sát. Chủng Saccaromyces cerevisiae
có lượng sinh khối cao hơn chủng
Saccaromyces vini ở thời điểm sau 24 giờ
nuôi cấy; ở thời điểm sau 48 giờ nuôi cấy,
lượng sinh khối của cả 2 chủng này tương
đương nhau; ở thời điểm sau 72 giờ nuôi
cấy, chủng Saccaromyces vini có lượng
sinh khối cao hơn Saccaromyces cerevisiae.
Ở thời điểm 24 giờ sau nuôi cấy, lượng
sinh khối ở cả 3 chủng tăng rất mạnh, sau
đó lượng sinh khối vẫn tiếp tục tăng nhưng
với tốc độ chậm hơn nhiều.
Trên môi trường dịch nghiền, ép trái
thanh long, sau 72 giờ nuôi cấy, chủng
Saccaromyces oviformis có lượng sinh khối
cao nhất, tiếp theo là chủng Saccaromyces vini
và cuối cùng là chủng Saccaromyces cerevisiae.
3.2.3. Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát
triển của 3 chủng nấm men riêng biệt ở
giai đoạn lên men chính
Để khảo sát hiệu quả của quá trình sản
xuất rượu vang, chúng tôi khảo sát sự lên men
bởi 3 chủng nấm men trên dịch nghiền, ép trái
thanh long và thu được kết quả trên đồ thị 4.
Nhận xét: Qua đồ thị 4 cho thấy, tổng
hàm lượng chất khô hòa tan của các công
thức đều giảm theo thời gian lên men.
Trong 2 ngày đầu tiên, tổng hàm lượng chất
khô hòa tan giảm nhẹ, sau đó giảm rất mạnh.
Ở công thức 1 (sử dụng nấm men
Saccaromyces cerevisiae): tổng hàm lượng
chất khô hòa tan giảm mạnh từ ngày lên
men thứ 6 đến ngày lên men thứ 11;
Công thức 2 (sử dụng Saccaromyces
oviformis): tổng hàm lượng chất khô hòa
tan giảm mạnh từ ngày lên men thứ 4 đến
ngày lên men thứ 7;
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Minh Tâm
17
Công thức 3 (sử dụng Saccaromyces vini):
tổng hàm lượng chất khô hòa tan giảm mạnh từ
ngày lên men thứ 7 đến ngày lên men thứ 13.
Như vậy, cả 3 chủng nấm men có thời
gian lên men chính khác nhau. Trong đó, các
ngày lên men thứ 11; 7; 13 lần lượt là kết thúc
quá trình lên men chính đối với từng công
thức tương ứng 1, 2 và 3. Ở thời điểm này,
dịch lên men không còn hiện tượng sủi bọt,
dịch trong dần và đã có một lớp cặn ở dưới.
Theo dõi về ảnh hưởng của của các
chủng nấm men đến sự thay đổi hàm lượng
ethanol trong sản phẩm rượu vang, chúng
tôi thu được kết quả trên đồ thị 5.
Đồ thị 5. Sự thay đổi hàm lượng ethanol của 3 công
thức lên men
Đồ thị 6. Hiệu suất thu hồi dịch quả sau khi bổ sung
enzyme để ở nhiệt độ phỏng
Qua đồ thị, hàm lượng ethanol bắt đầu
hình thành rõ nét từ ngày lên men thứ 4.
Công thức 1: Có hàm lượng ethanol
tăng mạnh từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 11;
Công thức 2: Có hàm lượng ethanol
tăng mạnh từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7;
Công thức 3: Có hàm lượng ethanol
tăng mạnh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 13.
Cả 3 công thức đều đạt độ cồn thích hợp
là 11-13 độ (11-13%) sau khi kết thúc quá
trình lên men chính. Tuy nhiên, ở mỗi công
thức khác nhau, thời gian đạt độ cồn khác
nhau, trong đó đối với công thức 1 (11 ngày);
công thức 2 (7 ngày); công thức 3 (13 ngày).
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
yếu tố đến chất lượng sản phẩm
Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme
pectinase đến chất lượng dịch lên men
Dịch nghiền, ép trái thanh long có độ
nhớt cao, ảnh hưởng đến quá trình lọc, vì
thế chúng tôi đã sử dụng chế phẩm enzyme
pectinase với các nồng độ 0,05%; 0,1% ;
0,15% và 0,2% bổ sung vào dịch nghiền,
ép. Kết quả thu được trình bày trên đồ thị 6.
Ở tỷ lệ bổ sung enzyme 0,2%, kết quả
lượng dịch trong (không còn vẩn đục) thu
hồi được là cao nhất. Tuy nhiên, trên thực
tế của thí nghiệm, với tỷ lệ bổ sung là 0,1%
enzyme pectinase đã đủ làm loãng dịch
chiết nghiền, ép thanh long. Thời gian thích
hợp để bổ sung enzyme xử lý dịch quả là 4
giờ và nhiệt độ khi xử lý là nhiệt độ phòng
thí nghiệm khoảng 30-320C.
Ảnh hưởng của việc phối trộn nấm men
đến chất lượng sản phẩm
Ở nội dung này, chúng tôi tiến hành thí
nghiệm với 5 công thức khác nhau ảnh
hưởng đến sự thay đổi hàm lượng chất khô
hòa tan và độ cồn ethanol (thành phần
chính của sản phẩm rượu vang). Kết quả
được trình bày trên đồ thị 7 và 8.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018
18
Đồ thị 7. Biểu diễn sự thay đổi tổng hàm lượng
chất khô hòa tan của các công thức lên men
Đồ thị 8. Biểu diễn sự thay đổi hàm lượng ethanol
của các công thức lên men
Ở công thức 2, 5, 6 đạt được hàm
lượng chất khô hòa tan đạt thấp nhất sau 7
ngày lên men, công thức 4 là sau 11 ngày,
công thức 3 là sau 13 ngày lên men. Điều
này cũng phù hợp với quá trình hình thành
độ cồn ở các công thức 2, 5, 6 đạt hàm
lượng cồn ethanol (phù hợp với độ cồn
chuẩn của rượu vang) cao hơn so với các
công thức còn lại. Những công thức này
đều có sự tham gia phối hợp của chủng
nấm men Saccaromyces oviformis với các
tỷ lệ khác nhau. Đây là chủng nấm men có
triển vọng nhất trong các chủng nấm men
nghiên cứu.
4. KẾT LUẬN
Dịch nghiền, ép trái thanh long ruột đỏ
hay ruột trắng đều có thể dùng để sản xuất
rượu vang bằng công nghệ lên men trong
điều kiện yếm khí với sự tham gia của
chủng nấm men Saccaromyces. Quy trình
công nghệ đơn giản, dễ thực hiện;
Cả 3 chủng nấm men Saccaromyces
cerevisiae (S. cerevisiae); Saccaromyces
oviformis (S. oviformis); Saccaromyces
vini (S. vini) dùng trong nghiên cứu đều có
tác dụng chuyển hóa dịch ép trái thanh long
thành rượu vang có chất lượng tốt đạt độ
cồn đúng tiêu chuẩn, tuy nhiên với chủng
Saccaromyces oviformis, thời gian lên men
chính ngắn nhất, đạt hàm lượng cồn ethanol
cao nhất;
Công thức sử dụng phối hợp 50%v/v
nấm men Saccaromyces oviformis + với
50%v/v nấm men Saccaromyces vini đạt kết
quả tốt nhất, hàm lượng cồn ethanol đạt
được cao nhất 12-13%v/v; độ pH là 3,48 và
hàm lượng chất khô hòa tan là 6,27 độ Brix.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Ái (2005), Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (2016), Bản thuyết minh tính đặc thù của thanh long
Bình Thuận, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, tháng 10-2006.
[3] Lương Đức Phẩm (1998), Công nghệ vi sinh vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
[4] Lương Đức Phẩm (2006), Nấm men công nghiệp, Nxb Khoa học và kỹ thuật - Hà Nội.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Trần Minh Tâm
19
[5] Nguyễn Đức Lượng (2004), Công nghệ vi sinh, Tập 2, Vi sinh vật học công nghiệp,
Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Rao Z, Ma Z, Shen W, Fang H, Zhuge J, Wang X (2008), Engineered Saccharomyces cerevisiae
that produces I,3-propanediol from d- glucose, journal of Applied Microbiology, Vol.105, Iss.6.
[7] Ribereau – Gayon (2000), et al.
[8] Trần Minh Tâm (2008), Nước giải khát lên men hương vị chanh dây tự nhiên, Tạp chí
Thực phẩm và đời sống, số 27.
[9] Trần Minh Tâm, Đàm Sao Mai, Trần Thị Thanh Thúy (2008), Nghiên cứu quá trình
sản xuất rượu vang thanh long và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, Luận
văn Thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học.
[10] Teong Guan Chuah, Huwei Lin Ling, Nyuk Ling Chin, et al., .Effects of Temperatures
on Rheological Behavior of Dragon fruit (Hylocereus sp.) juice. International Journal of
food Engineering, 2008, Vol.4, Iss,7, Art.4.
[11] Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Bình Thuận.
[12] Cục xúc tiến thương mại,
[13] Kluang (Malaysia),
[14] Website Bình Thuận,
Ngày nhận bài: 23-10-2018. Ngày biên tập xong: 26-10-2018. Duyệt đăng: 28-11-2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- san_xuat_ruou_vang_tu_trai_thanh_long.pdf