Kết quả định danh sơ bộ
Sau khi tiến hành định danh chúng tôi thu
được kết quả sau, trong 40 chủng có hoạt tính
chống oxy hóa có: 4 cầu khuẩn gram dương
thuộc các loài: Staphylococcus aureus, Micrococcus
varians; 1 cầu khuẩn gram âm thuộc chi
Tetracoccus; 11 trực khuẩn gram âm thuộc các
loài: Salmonella choleraesuis, Burkholderia cepacia,
Yersinia pseudotuberculosis,Yersinia bercovieri,
Citrobacter youngae, Serratia marcescens biogroup ,
Pasteurella multocida, Pseudomonas vesicularis,
Vibrio metschnikovii, Chrombacterium violaceum; 7
trực khuẩn gram dương không bào tử thuộc các
loài: Corynebacterium kutsceri, Corynebacterium
xerosis; 17 trực khuẩn gram dương có bào tử
thuộc các loài: Bacillus subtilis, Bacillus
licheniformis, Bacillus polymyxa, Bacillus
megaterium, Bacillus pumilus, Bacillus pasteurii,
Bacillus insolitus, Bacillus marinus. Trong đó có các
chủng thuộc các loài Bacillus trên được xem là
những chủng không gây bệnh do đó các chủng
này đều có thể an toàn để định hướng làm
probiotic cũng như nguồn sản xuất chất chống
oxi hoá tự nhiên.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sàng lọc vi khuẩn có tiềm năng sản xuất chất chống oxy hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 277
SÀNG LỌC VI KHUẨN CÓ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT CHẤT CHỐNG OXY
HÓA
Vũ Thanh Thảo*, Vòng Phượng*, Lê Thị Hoàng Anh*, Nguyễn Minh Thái*, Trần Cát Đông*
TÓM TẮT
Mở đầu: Sự mất cân bằng động giữa quá trình sản xuất oxy hoạt động và hệ thống đánh bắt gốc tự do tăng
theo lứa tuổi là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer. Vì
vậy, cần có những nghiên cứu phát triển và tối ưu hóa hiệu quả các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên
nhằm bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do và làm chậm diễn tiến của các bệnh mạn tính. Nhiều loài thực vật và nấm
bậc cao đã được chứng minh có chứa chất oxy hóa, trong khi đó chưa có nhiều nghiên cứu về vi khuẩn có tiềm
năng sinh chất chống oxy hóa.
Mục tiêu: Sàng lọc tiềm năng sinh chất chống oxy hóa của các vi khuẩn phân lập từ các mẫu đất và nước tại
một số tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam .
Phương pháp: Phân lập bằng phương pháp pha loãng và trải đĩa trên môi trường Trypticase Soy Agar.
Định tính hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp bản mỏng DPPH cải tiến, các thành phần nội bào được
chiết bằng hệ thống bể siêu âm trong dung môi thích hợp.
Kết quả: Từ 204 mẫu ban đầu, sàng lọc được 367 chủng vi khuẩn, trong đó có 40 chủng có hoạt tính chống
oxy hóa. Một số chủng có cả chất chống oxy hóa ở dịch nội bào và dịch ngoại bào. Các chủng vi khuẩn có hoạt tính
chống oxy hóa đều được định danh, trong đó có 17 chủng thuộc 9 loài được xem là an toàn.
Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp bản mỏng DPPH kết hợp với bể tán siêu âm
trong dung môi thích hợp để sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa từ vi khuẩn. Nghiên cứu này chứng tỏ các chủng
vi khuẩn phân lập từ đất và nước có hoạt tính oxy hóa ở dịch nội bào và dịch ngoại bào. Cần có những nghiên cứu
nhằm định lượng và khảo sát đặc tính probiotic của các chủng tiềm năng.
Từ khóa: Chống oxy hóa, vi khuẩn, bản mỏng DPPH, siêu âm, dung môi.
ABSTRACT
SCREENING POTENTIAL ANTIOXIDANT PRODUCING BACTERIA
Vu Thanh Thao, Vong Phuong, Le Thi Hoang Anh, Nguyen Minh Thai, Tran Cat Dong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 277 - 282
Background: The disruption of the delicate balance between generation of reactive oxygen species (ROS) and
antioxidant scavenging systems of increasing age could lead to serious health problems such as diabetes and
Alzheimer’s disease. Thus, it is essential to develop and utilize effective natural antioxidants in order to protect
human body from free radicals and retard the progress of many chronic diseases. A number of plants and
mushrooms are commonly known as source of antioxidants but there are few reports on bacteria.
Objectives: Screening antioxidant producing bacteria isolated from soil and water sample that collected from
different regions in Southern of Vietnam.
Methods: Isolate bacteria using dilution technique, then spread on Trypticase Soy Agar. Screening
antioxidant activity applying modify dot blot DPPH assay method, extract intracellular compoment with
ultrasonic bath and suitable solvent.
∗ Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Vũ Thanh Thảo ĐT: 0985353384 Email: vuthanhthao@uphcm.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 278
Results: From initial 204 samples, 367 strains have been isolated in which 40 strains have potential
antioxidant. Some strains have both intracellular and extracellular antioxidant substances. Preliminary
identification of 40 strains have antioxidant activity, obtained 17 strains of 9 species are considered safe for use.
Conclusion: It is the first study that use modified DPPH dot blot method and sonication with organic
solvent for screening antioxidant activity, this study demonstrate that isolated bacteria from soil and water
possess good antioxidant activity from intracellular and extracellular extract. We intend to assay antioxidant
activity and characterize probiotic of the potential strain.
Keywords: antioxidant, bacteria, DPPH dot blot, ultrasonic, solvent.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi môi trường và điều kiện sống trở nên
khắc nhiệt như hạn hán và bị tác động bởi
chiếu xạ UV mạnh hay tác nhân oxi hoá có thể
làm tăng việc hình thành ROS (reactive
oxygen species)-phân tử oxi có hoạt tính cao
có nguy cơ gây hại cho vi khuẩn. Để ngăn
chặn sự nguy hại của các tác nhân oxi hoá này,
khi hệ thống enzym chống oxi hoá bị hoạt
động quá tải, vi khuẩn sẽ sinh ra chất chống
oxi hoá. Vì vậy, những vùng đất khô cằn, hạn
hán, như cát biển, hay sa mạc thường sẽ có
nhiều vi khuẩn có hoạt tính chống oxi hoá cao.
Đối với con người, gốc tự do là nguyên nhân
gây nhiều bệnh nguy hiểm và thúc đẩy quá
trình lão hóa, việc sử dụng các dược phẩm có
tác dụng chống oxy hóa như là yếu tố bảo vệ
cơ thể đang rất được quan tâm. Hiện nay,
chưa có nhiều báo cáo về chất chống oxi hoá
từ vi khuẩn, mặc dù sản xuất chất chống oxy
hóa từ vi sinh vật có nhiều hiệu quả kinh tế
như là không tốn diện tích lớn, dễ kiểm soát
quy trình, sử dụng nguồn nguyên liệu đầu
vào rẻ tiền.
Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy vi
khuẩn là nguồn tiềm năng lớn cung cấp và sản
xuất chất chống oxi hoá tự nhiên, đặc biệt là vi
khuẩn thuộc chi Bacillus, tuy nhiên các kết quả
chỉ tập trung ở một số chủng cụ thể, chưa có
nhiều nghiên cứu thực hiện sàng lọc trên quy
mô lớn(8,9,10). Vì vậy, trong nghiên cứu này
chúng tôi tiến hành phân lập và sàng lọc các
chủng vi khuẩn có hoạt tính chống oxy hóa nội
bào hoặc ngoại bào từ nhiều mẫu đất và nước
khác nhau, kết quả thu được của nghiên cứu này
sẽ làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn
tiếp theo.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Môi trường nuôi cấy TSA (Trypticase Soy
Agar), TSB (Trypticase Soy Broth) của Merk. Các
dung môi hữu cơ n-hexan, cloroform, methanol
của Merk. Bộ kit định danh trực khuẩn gram âm
IDS 14 GNR của công ty Nam Khoa. Thuốc thử
DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) và chất
chuẩn vitamin C của Sigma. Chủng vi khuẩn đối
chứng: Bacillus subtilis 001, Bacillus indicus HU36
do Phòng thí nghiệm Vi sinh Công nghệ Dược,
Khoa Dược ĐH Y Dược Tp.HCM cung cấp.
Trong đó, chủng Bacillus 001 đã được Đức và
cộng sự chứng minh rằng không có khả năng
sinh chất chống oxi hoá và được xem như là
chứng âm và chủng HU36 đã được chứng minh
rằng có khả năng sinh carotenoid và được xem
như là chứng dương(5).
Lấy mẫu và phân lập
Tiến hành lấy mẫu đất, nước, cát, bùn ở
các khu vực giàu ánh sáng, nhiệt độ cao thuộc
các tỉnh thành phía Nam Việt Nam. Mẫu ban
đầu được đựng trong ống falcon cỡ 50 ml, các
mẫu đất, cát, bùn chiếm khoảng ¼ thể tích
ống, mẫu nước chiếm đến vạch 30-40 ml. Sử
dụng phương pháp pha loãng và trải đĩa để
phân lập: Pha loãng mẫu với dung dịch NaCl
0,85% độ pha loãng từ cấp số 1 đến 5, trải 100
μl mẫu ở 3 độ pha loãng cuối lên môi trường
TSA. Ủ ở 37 oC từ 24 đến 36 giờ. Quan sát sự
khác biệt về hình dạng, màu sắc của các khuẩn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 279
lạc, tách lấy các khuẩn lạc riêng biệt tiếp tục
làm thuần trên môi trường TSA(4).
Định tính hoạt tính chống oxi hoá bằng
phương pháp bản mỏng DPPH
Phương pháp bản mỏng DPPH được thực
hiện dựa trên cải tiến phương pháp nhuộm
nhanh vết chấm trên bản silicagel vào dung dịch
DPPH theo như Huang cùng cộng sự đã báo cáo
(2006)(7). Mục đích của phương pháp này là xác
định hoạt tính chống oxi hoá của dịch ngoại bào
và dịch chiết nội bào của vi khuẩn thông qua
việc đánh bắt gốc tự do làm mất màu DPPH tại
vị trí chấm dịch trên bản mỏng silicagel 60 F254
sau một thời gian tác dụng(1). Theo đó, mẫu thử
được chấm lên bản mỏng silicagel 60 F254, để
khô tự nhiên, nhuộm bản mỏng với dung dịch
DPPH 0,8M bằng cách lật ngược bản mỏng và
giữ trong 10 giây, đọc kết quả nhuộm sau 1 phút.
Phương pháp thu nhận chất chống oxi hoá
ngoại bào
Để xác định hoạt tính chống oxi hoá ngoại
bào, nuôi cấy vi khuẩn cần thử nghiệm trong
môi trường TSB, lắc 200 vòng/phút, ở 370C. Sau
24 giờ nuôi cấy, tiến hành ly tâm 9600
vòng/phút, trong 15 phút, thu dịch nổi. Sau đó
xác định hoạt tính chống oxi hoá ngoại bào bằng
phương pháp bản mỏng DPPH.
Phương pháp thu nhận chất chống oxi hoá
nội bào
Tùy thuộc vào khả năng hòa tan trong nước
và dung môi hữu cơ, chất chống oxy hóa được
chiết bằng nước hoặc dung môi có độ phân cực
tăng dần với phương pháp 1 (sử dụng đầu dò
tán siêu âm) hoặc phương pháp 2 (sử dụng bể
tán siêu âm), xem hình 1.
Phương pháp 1: Quy trình chiết chất chống
oxi hoá nội bào bằng siêu âm đầu dò. Nuôi cấy
vi khuẩn cần thử nghiệm: B. subtilis 001 (chủng
chứng âm), chủng 18 (chủng phân lập được), B.
indicus HU36 (chủng chứng dương). Nuôi cấy vi
khuẩn với môi trường TSB, lắc 200 vòng/phút ở
37 0C. Sau 24 giờ nuôi cấy, thực hiện ly tâm 9600
vòng/phút, trong 15 phút thu sinh khối, tiến
hành chiết chất chống oxi hoá nội bào. Cắn được
rửa 2 lần với nước để loại bỏ dịch nuôi cấy, sau
đó phân tán cắn với nước, tiến hành tán siêu âm
đầu dò (đối với trực khuẩn thực hiện 3 chu kì
tán, mỗi chu kì kéo dài gồm 30 giây và đối với
cầu khuẩn thực hiện 6 chu kỳ tán). Dịch vi
khuẩn sau khi tán siêu âm sẽ ly tâm 9600
vòng/phút, 15 phút. Đối với phần dịch thu được,
đem xác định chất chống oxi hoá bằng phương
pháp bản mỏng DPPH. Đối với phần cắn, tiến
hành chiết với các dung môi methanol,
chloroform, n-hexan. Hoà cắn với các dung môi,
tiến hành lắc 30 phút. Sau đó, huyền dịch sẽ
được ly tâm loại cắn, thu dịch nổi để xác định
hoạt tính chống oxi hoá bằng phương pháp bản
mỏng DPPH.
Hình 1: Sơ đồ quy trình chiết chất oxy hóa nội bào
(phương pháp 1 bên trái, phương pháp 2 bên phải)
Phương pháp 2: Quy trình chiết chất chống
oxi hoá nội bào bằng bể tán siêu âm Tiến hành
nuôi cấy và thu sinh khối các chủng thử nghiệm :
Bacillus subtils 001, chủng 18, Bacillus indicus
HU36 tương tự như phương pháp 1. Phân tán
cắn sinh khối thu được sau ly tâm trong
chloroform tiến hành tán siêu âm bằng bể trong
30 phút. Mục đích của việc bổ sung chloroform
trong quá trình siêu âm bằng bể là để làm tăng
tính thấm của màng tế bào vi khuẩn. Huyền dịch
vi khuẩn sau khi tán siêu âm sẽ đem ly tâm 9600
vòng/phút, 15 phút, thu cắn. Hoà cắn lần lượt
với nước, methanol, chloroform, n-hexan. Siêu
âm trong bể siêu âm 30 phút. Ly tâm, 9600
vòng/phút, 15 phút, thu dịch nổi từ các ống chứa
dung môi khác nhau, xác định hoạt tính chống
oxi hoá bằng phương pháp bản mỏng DPPH.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 280
Sau khi xác định được phương pháp tách
chiết nội bào phù hợp, chúng tôi tiến hành thu
dịch chiết nội bào bao gồm dịch chiết nội bào
bằng nước và dịch chiết nội bào bằng dung môi.
Tiến hành xác định hoạt tính chống oxi hoá bằng
phương pháp bản mỏng DPPH.
Định danh sơ bộ các chủng có hoạt tính
chống oxi hoá
Đối với cầu khuẩn và trực khuẩn gram
dương chúng tôi tiến hành định danh theo sơ đồ
phân loại của “Bergey’s Manual Of
Determinative Bacteriology Ninth Edition” cho
các nhóm 17 bao gồm các cầu khuẩn Gram
dương, nhóm 18 gồm các trực khuẩn có bào tử,
nhóm 19, 20, 21 gồm các khực khuẩn gram
dương không bào tử(3). Đối với trực khuẩn gram
âm, sử dụng kit IDS14 GNR của công ty Nam
Khoa để định danh.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Lấy mẫu và phân lập
Số mẫu thu thập được là 204 mẫu. Mẫu được
lấy đa dạng từ nhiều tỉnh vùng khác nhau ở các
tỉnh phía Nam. Trong đó, mẫu đất, cát chiếm
phần lớn. Sau khi thực hiện phân lập trên môi
trường TSA đã thu được 367 chủng vi khuẩn.
Các chủng vi khuẩn phân lập được có nhiều
màu sắc khác nhau như vàng cam, hồng, trắng
đục, tím
Hình 2: Một số chủng vi khuẩn phân lập được
Đa số mẫu đất phân lập được nhiều loại vi
khuẩn khác nhau. Đặc biệt những mẫu như đồi
cát Phan Thiết (PT), hay đất ruộng khô cằn ở
Ngã Ba Giòng-Xuân Thới Thượng-Hóc Môn
(HM), các chủng vi khuẩn phân lập được chủ
yếu có màu. Trong mẫu nước, số chủng vi khuẩn
phân lập được không nhiều và không đa dạng
như mẫu đất. Trong 367 chủng vi khuẩn phân
lập được, số cầu khuẩn không nhiều (30/367),
trực khuẩn chiếm phần lớn (337/367) bao gồm
trực khuẩn Gram dương (252/367) nhiều hơn so
với Gram âm (85/367). Trong số các trực khuẩn
gram dương có 94 trực khuẩn sinh bào tử và 158
trực khuẩn không sinh bào tử.
Kết quả sàng lọc hoạt tính chống oxi hoá từ
dịch chiết ngoại bào
Kết quả sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa
ngoại bào của các chủng vi khuẩn trên bản mỏng
DPPH được trình bày trong Hình 3.
Hình 3: Kết quả sàng lọc hoạt tính chống oxi hoá
ngoại bào của vi khuẩn
VitC (dung dịch vitamin C 0,1%):chứng dương, MT
(môi trường) và nước : chứng âm
Tại vị trí chấm dịch nuôi cấy của các chủng 5,
28, 154, 163,164,167, 265 làm mất màu DPPH
tương đương mẫu chứng dương. Bằng phương
pháp sàng lọc này, thu được 18 chủng bao gồm:
5, 28, 69, 85, 111, 112, 154, 163, 167, 265, 277, 287,
293, 301, 346, 354, 366 có hoạt tính chống oxi hoá
từ dịch chiết ngoại bào.
Kết quả sàng lọc chủng sinh chất chống oxi
hoá từ dịch chiết nội bào
Kết quả thử nghiệm phương pháp chiết chất
chống oxi hoá nội bào minh họa trong hình 4
Hình 4: Sàng lọc hoạt tính chống oxi hoá nội bào với
tán siêu âm bằng đầu dò và tán bằng bể siêu âm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 281
Quan sát bảng mỏng DPPH của hai phương
pháp chiết chất chống oxi hoá nội bào trên, tại vị
trí chấm dịch chiết bằng nước của 3 chủng
không làm mất màu DPPH (so với nước- chứng
âm). Điều này chứng tỏ cả 3 chủng không có
chất chống oxi hoá nội bào tan trong nước. Tại vị
trí chấm dịch chiết bằng dung môi methanol,
chloroform, n-hexan của chủng Bacillus indicus
HU36 làm mất màu DPPH, trong khi đó tại vị trí
chấm dịch của chủng Bacillus subtilis 001 và vị trí
chấm dịch của các dung môi thử nghiệm không
thấy làm mất màu DPPH. So sánh hiệu quả chiết
của các dung môi, nhận thấy tại vị trí của dịch
chiết bằng hexan, sự mất màu của DPPH được
quan sát rõ hơn so với các dung môi khác. Theo
các tài liệu nghiên cứu về dung môi tách chiết
chất chống oxi hoá, thì dung môi hexan được sử
dụng phổ biến để tách chiết các chất chống oxi
hoá(6). Do đó chúng tôi lựa chọn hexan để chiết
chất chống oxi hoá nội bào. So sánh hiệu quả
chiết của hai phương pháp tán siêu âm bằng đầu
dò và bằng bể, sự mất màu DPPH của các dịch
chiết bằng các dung môi là tương đương nhau
do đó hiệu quả chiết và xác định hoạt tính chống
oxi hoá là tương đương nhau. Phương pháp sử
dụng bể siêu âm có ưu điểm có thể thực hiện
cùng lúc nhiều mẫu, vì vậy tính tương đồng của
các mẫu chiết cao, và tiết kiệm thời gian hơn so
với tán bằng đầu dò (1 lần thực hiện 1 mẫu). Do
đó chúng tôi chọn phương pháp tán siêu âm
trong bể và sử dụng dung môi n-hexan để chiết
chất chống oxi hoá nội bào cho 367 chủng phân
lập được. Kết quả xác định hoạt tính chống oxi
hoá nội bào của các chủng được trình bày bên ở
hình 5, hình 6.
VitC
150 151 152 153 154 155
65
166 157 158 159 160 161
162
2
163 164 165 166 167
168 169 170 171 172 173
174 175 176 177 178 179
001 HU36 Nước VitC
180 181 182 183 184 185
65
186 187 188 189 190 191
192
2
193 194 195 196 197
198 199 200 201 202 203
204 205 206 207 208 209
001 HU36 Nước
001 HU36 VitC
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29
Nước
30
Hình 5: Sàng lọc chủng vi khuẩn sinh chất chống oxi hoá nội bào tan trong nước
VitC (dung dịch vitamin C 0,1%):chứng dương, MT (môi trường) và nước : chứng âm
001 HU36 VitC
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29
Hexan
30
VitC
180 181 182 183 184 185
65
186 187 188 189 190 191
192
2
193 194 195 196 197
198 199 200 201 202 203
204 205 206 207 208 209
001 HU36 Hexan
Hexan 001 HU36 VitC
240 241 242 243 244 245
246 247 248 249 250 251
252 253 254 255 256 257
258 259 260 262 263
264 265 266 267 268 269
261
Hình 6: Sàng lọc chủng vi khuẩn sinh chất chống oxi hoá nội bào tan n-hexan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 282
(VitC (dung dịch vitamin C 0,1%):chứng dương, MT
(môi trường) và nước : chứng âm)
Kết quả sàng lọc cho thấy có 40 vi khuẩn có
hoạt tính chống oxi hoá được tổng kết ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả sang lọc các chủng có hoạt tính
chống oxi hoá
Hoạt tính
chống oxi hoá
ngoại bào
Hoạt tính chống oxi hoá nội bào
Tan trong nước Tan trong hexan
Chủng 5, 28,
69, 85, 111,
112, 154, 163,
167, 265, 277,
287, 293, 301,
346, 354, 366
Chủng 5, 16, 44,
56, 59, 69, 87, 99,
134, 136, 140, 277,
287, 293
Chủng 1, 16, 44, 45, 56,
69, 85, 98, 121,134,
136, 140, 164, 167, 202,
282, 265, 301, 325, 339,
346, 353, 354, 362, 365,
366, 367
Ngoài một số chủng chỉ có hoạt tính chống
oxi hoá ngoại bào (28, 85, 112, 154) hoặc chỉ nội
bào như (339. 353, 365, 366), một số chủng vi
khuẩn như 287, 293, 346vừa có hoạt tính
chống oxi hoá ngoại bào vừa có hoạt tính chống
oxi hoá nội bào. Kết quả này tương tự như
chủng Bacillus subtilis B38 đã được Wang và cộng
sự cáo báo vừa có hoạt tính chống oxi hoá nội
bào vừa có hoạt tính chống oxy hóa ở dịch ngoại
bào (2010)(2). Một số chủng vi khuẩn như 134,
136, 140 có chất chống oxi hoá nội bào vừa tan
trong nước, vừa tan trong dung môi hexan.
Kết quả định danh sơ bộ
Sau khi tiến hành định danh chúng tôi thu
được kết quả sau, trong 40 chủng có hoạt tính
chống oxy hóa có: 4 cầu khuẩn gram dương
thuộc các loài: Staphylococcus aureus, Micrococcus
varians; 1 cầu khuẩn gram âm thuộc chi
Tetracoccus; 11 trực khuẩn gram âm thuộc các
loài: Salmonella choleraesuis, Burkholderia cepacia,
Yersinia pseudotuberculosis,Yersinia bercovieri,
Citrobacter youngae, Serratia marcescens biogroup ,
Pasteurella multocida, Pseudomonas vesicularis,
Vibrio metschnikovii, Chrombacterium violaceum; 7
trực khuẩn gram dương không bào tử thuộc các
loài: Corynebacterium kutsceri, Corynebacterium
xerosis; 17 trực khuẩn gram dương có bào tử
thuộc các loài: Bacillus subtilis, Bacillus
licheniformis, Bacillus polymyxa, Bacillus
megaterium, Bacillus pumilus, Bacillus pasteurii,
Bacillus insolitus, Bacillus marinus. Trong đó có các
chủng thuộc các loài Bacillus trên được xem là
những chủng không gây bệnh do đó các chủng
này đều có thể an toàn để định hướng làm
probiotic cũng như nguồn sản xuất chất chống
oxi hoá tự nhiên.
KẾT LUẬN
Đã cải tiến và sử dụng thành công phương
pháp bản mỏng DPPH và tăng hiệu quả, rút
ngắn thời gian chiết chất oxy hóa nội bào bằng
việc sử dụng dung môi tăng tính thấm và bể siêu
âm. Dựa trên cơ sở này chúng tôi đã sàng lọc
được 40 chủng có tiềm năng sinh chất chống oxy
hóa từ 367 chủng đã phân lập được, đồng thời
đã tiến hành định danh các chủng này. Để có thể
ứng dụng kết quả này, cần có những nghiên cứu
tiếp theo nhằm định lượng hoạt tính chống oxy
hóa và khảo sát đặc điểm probiotic của các
chủng tiềm năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antolovich M, Prenzler PD et al. (2002). Methods for testing
antioxidant activity. Analyst, 127(1):183-198.
2. Tabbene O, Karkouch I et al (2010). A new antibacterial and
antioxidant S07-2 compound produced by Bacillus subtilis B38.
FEMS Microbiol Lett, 303(2):176-182.
3. Bergey DH, Holt JG (1994). Bergey's manual of determinative
bacteriology. (eds). Williams & Wilkins, Baltimore.
4. Bùi Minh Giao Long, Vũ Thanh Thảo, et al. (2010). Sàng lọc
chủng vi khuẩn sinh carotenoid từ biển và các hô tôm ở Việt
Nam. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(1):1-5.
5. Duc LH, Fraser PD et al. (2006). Carotenoids present in
halotolerant Bacillus spore formers. FEMS Microbiol Lett,
255(2):215-24.
6. Grevenstuk T, et al. (2009). Evaluation of the antioxidant and
antimicrobial properties of in vitro cultured Drosera
intermedia extracts. Nat Prod Commun, 4(8):1063-1068.
7. Huang DJ, Chen HJ, et al. (2006). Sweet potato (Ipomoea
batatas (L.) Lam ‘Tainong 57’) storage root mucilage with
antioxidant activities in vitro. Food Chemistry, 98(4):774-781.
8. Lin MY, Yen CL (1999). Antioxidative ability of lactic acid
bacteria. J Agric Food Chem, 47(4):1460-1466.
9. Marshall JH, Wilmoth GJ (1981). Pigments of Staphylococcus
aureus, a series of triterpenoid carotenoids. J Bacteriol,
147(3):900-913.
10. Newton GL, et al. (2009). Bacillithiol is an antioxidant thiol
produced in Bacilli. Nat Chem Biol, 5(9):625-627.
Ngày nhận bài báo: 13.12.2012
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24.12.2012
Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sang_loc_vi_khuan_co_tiem_nang_san_xuat_chat_chong_oxy_hoa.pdf