Sâu bệnh cây lương thực - Chương I: Những thiệt hại do côn trùng gây ra
Đặc điểm phát sinh: Vòng đời 54 – 66 ngày, một năm phát sinh 6 – 7 lứa nhiệt độ 19 – 250C và ẩm độ cao thì thích hợp sâu phát sinh gây hại.
o Thời gian trứng 8 - 13 ngày.
o Thời gian sâu non 36 – 39 ngày.
o Nhộng 12 – 16 ngày.
o Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng là 3 ngày.
o Có tính hướng sáng mạnh và nó vũ hóa và giao phối ngay đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày nó ẩn nắp khi bị khua động thì bay sang cây khác.
o Một ngài cái có thê đẻ từ 5 – 7 ổ trứng, 1 ổ trứng có thể có từ 100 – 150 quả.
- Triệu chứng gây hại: Sâu mới nở phân tán chui vào bên trong bẹ lá để ăn. Khi cây lúa ở giai đoạn mạ thì chúng thường ăn bẹ lá, khi cây lúa có lóng sâu bò xuống ăn các đình sinh trưởng làm chết đọt, bông bị bạc trắng ở giai đoạn làm đồng. Giai đoạn làm đoạn làm đồng có lóng đục vào trong thân và nhả tơ bịch kín lổ đục không cho nước thắm vào. Nó hóa nhộng ở trong thân phía dưới mặt đất khoảng 1 – 2 cm. (Hóa nhộng dưới gốc rạ).
6 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sâu bệnh cây lương thực - Chương I: Những thiệt hại do côn trùng gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Những thiệt hại do côn trùng gây ra.
Giới thiệu chung:
Côn trùng là lớp sinh vật thuộc ngành sinh vật không xương sống, cơ thể gồm 3 phần:
Đầu: 1 cặp râu, 1 mắt kép, 1 miệng.
Ngực: 3 cặp chân, 2-4 cánh ở đốt ngực 2,3.
Bụng.
Về giác quan của côn trùng: là hệ thống giác quan cực kỳ nhanh nhạy và chính xác, chúng sử dụng tránh kẻ thù và sinh sản.
Thị giác: gồm mắt kép và mắt đơn. Mỗi mắt kép được cấu tạo nên bởi hàng nghìn thấu kín nhỏ, mỗi thấu kính tiếp nhận một hình ảnh giống hệt nhau trong khi đó mắt đơn chỉ được cấu tạo bởi 1 thấu kính nên chỉ có tác dụng cảm nhận sáng tối, ngoài ra còn có những tế bào thị giác nằm rải rác trêb cơ thể.
Có đặc tính ngụy trang và tự vệ như bằng màu sắc và hình dáng của cơ thể để ngụy trang thành các vật thể của môi trường sống như cành cây, lá khô hoặc thường giả trang thành các con có độc để hù dọa đối phương.
Đặc tính tổng quát của côn trùng:
Cơ quan cảm giác tinh tế VD: Bướm đực có mũi chuyên hóa là đôi ănten có chót tròn hoặc long vũ có thể ngữi pheromon của bướm cái vài km.
Các côn trùng có tập tính xã hội rất cao như kiến, mối, ong. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gen.
Đứng đầu ;à con ong chúa điều khiển con của mình bằng pheromon (là con cái duy nhất trong đàn có khả năng sinh sản trong tổ) bao gồm ong thợ là những con ong cái không có khả năng sinh sản, tìm kiếm thức ăn, vệ sinh tổ, vệ sinh ong chúa và căm sóc ấu trùng. Vào mỗi mùa sinh sản mới chúng lại cho ra đời 1 lứa ong chúa là hậu duệ của mình và khi trưởng thành những con này sẽ bay đi tạo nên 1 thị tộc riêng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt.
Nó gây hại cây trồng như chích hút, ăn lá, ăn trái, cắn ngang thân..
Thường thích ánh sáng ở pha trưởng thành.
Vòng đời tồng quát của côn trùng:
Côn trùng nở ra từ trứng, trải qua nhiều lần lột xác ở hầu hết các loại côn trùng có biến thái thiếu, giai đoạn trẻ được gọi là ấu trùng và cấu tạo của ấu trùng như thành trùng. VD Châu chấu giai đoạn ấu trùng cánh vẫn chưa có nó chi3 phát triển đầy đủ cho đến giai đoạn trưởng thành.
ở côn trùng biến thái hoàn toàn (biến thái đủ) thì hầu hết các loại côn trùng trong tự nhiên đều có biến thái đủ: trứng nở thành sâu non phát triển thành nhộng sau đó chui ra khỏi kén như một con trưởng thành còn gọi là vũ hóa thành bướm.
Chương II:
Các loại sâu bệnh hại trên cây lúa
Các loại sâu hại lúa:
Rầy nâu:
Đặc điểm hình thái:
Trứng rầy có dạng quả chuối tiêu, mới đẻ thì trong suốt và gần nở thì chuyển sang màu vàng cánh gián và có 2 điểm mắt đỏ, chúng đẻ từ 5-12 quả nằm sát nhau theo kiểu úp muỗng, đầu nhỏ quay vào trong còn đầu lớn quay ra ngoài biểu bì ngoài của bẹ lúa.
Pha rầy non (Ấu trùng): rầy non rất linh hoạt mới nở có màu sáng trắng tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện có mật độ cao thì có màu nâu xẩm.
Đối với pha trưởng thành: có màu nâu tối, con đực nhỏ hơn con cái và có 2 loại là loại cánh dài và loại cánh ngắn.
Đặc điểm phát sinh và triệu chứng gây hại:
Vòng đời từ 25 - 30 ngày và thay đổi theo mùa, ở thời gian trứng là từ 5 - 14 ngày. Rầy non 12 - 32 ngày, thời gian rầy trưởng thành từ 3-20 ngày. Con trưởng thành có thể đẻ từ 150 – 250 trứng.
Rầy có thể di cư theo đám đông và có khả năng kháng thuốc. pha trưởng thành có tính hướng sáng mạnh.
Rầy thích hợp với khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẻ. ở miền Nam rầy gây hại trên tất cả các vụ lúa.
Con trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây, nó xâm nhập vào ruộng lúa ngay khi mới cấy và hại cả trên mạ.
Rầy nâu phát sinh với mật độ cao gây hại nặng trước lúc trổ bông và ngậm sữa. rầy nâu gây hại nặng sẽ làm ruộng lúa bị cháy và nó thường tập trung gây hại ở thân lúa sát gốc.
Biện pháp phòng trừ.
Sử dụng giống kháng rầy.
Gieo cấy với mật độ thích hợp.
Xuống gống đồng loạt,
Bảo tồn thiên địch. VD: nhện Lycosa, bọ rùa, ong ký sinh trên trứng rầy, bọ xích nước, nấm bột và nấm tua
Phun thuốc hóa học: Khi mật độ rầy cám từ 18 – 27 con trên khóm lúa thì ta phun thuốc diệt rầy.
VD: Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND chú ý khi phun thuốc phải vạch hàng để phun.
Sâu đục thân bướm 2 chấm:
Đặc điểm hình thái:
Pha sâu non: có 5 tuổi
Tuổi 1 dài từ 4-5mm đầu đen và mình có khoang đen nằm trên mãng lưng và thân có màu sáng.
Tuổi 2: dài 6-8mm; đầu nâu mình màu trắng sữa.
Tuổi 4 dài 12-18 mm; đầu nâu mình màu vàng nhạt.
Tuổi 5 dài 15-20mm: đầu nâu mình màu vàng nhạt.
Pha nhộng: có màu vàng nhạt và nó hóa nhộng dưới gốc rạ.
Pha trưởng thành: Ngài (Bướm) có màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt giữa cánh trước có 1 chấm đen và khi đậu có hình tam giác.
Pha trứng: hình tròn đẻ thành ổ hình bầu dục bên trên mặt phủ 1 lớp lông màu vàng nhạt mới đẻ có màu trắng sau chuyển màu ngã vàng, săop1 nở có màu đen.
Đặc điểm phát sinh và triệu chứng gây hại:
Đặc điểm phát sinh: Vòng đời 54 – 66 ngày, một năm phát sinh 6 – 7 lứa nhiệt độ 19 – 250C và ẩm độ cao thì thích hợp sâu phát sinh gây hại.
Thời gian trứng 8 - 13 ngày.
Thời gian sâu non 36 – 39 ngày.
Nhộng 12 – 16 ngày.
Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng là 3 ngày.
Có tính hướng sáng mạnh và nó vũ hóa và giao phối ngay đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày nó ẩn nắp khi bị khua động thì bay sang cây khác.
Một ngài cái có thê đẻ từ 5 – 7 ổ trứng, 1 ổ trứng có thể có từ 100 – 150 quả.
Triệu chứng gây hại: Sâu mới nở phân tán chui vào bên trong bẹ lá để ăn. Khi cây lúa ở giai đoạn mạ thì chúng thường ăn bẹ lá, khi cây lúa có lóng sâu bò xuống ăn các đình sinh trưởng làm chết đọt, bông bị bạc trắng ở giai đoạn làm đồng. Giai đoạn làm đoạn làm đồng có lóng đục vào trong thân và nhả tơ bịch kín lổ đục không cho nước thắm vào. Nó hóa nhộng ở trong thân phía dưới mặt đất khoảng 1 – 2 cm. (Hóa nhộng dưới gốc rạ).
Biện pháp phòng trừ:
Dùng giống chống chịu.
Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp.
Cày lật gốc rạ phơi ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt nhộng.
Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẩy đèn đồng loạt bắt bướm.
Mật độ ổ trứng từ 0,5 – 0,7 ổ/m2 (lúc đẻ nhánh ) hoặc 0,2 – 0,3 ổ trứng/m2 (lúa sắp trổ bông) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học Padan 95SP, Regent 800WP, sau khi bướm độ 5 – 7 ngày.
Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo hoặc lúa sắp trổ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước.
Sâu cuốn lá nhỏ:
Đặc điểm hình thái:
Pha bướm màu vàng rơm, trên mỗi cánh có 3 vạch màu nâu đen, dọc theo mép mỗi cánh có 1 đường màu nâu đen (Vạch giữa ngắn hơn 2 vạch ngoài).
Pha sâu non màu xanh nhạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tren_lop_363.docx