Độ nhạy của nhũ ảnh trên nền mô vú dày
trong nghiên cứu này là 43,37%, KTC 95%
(44,53%- 50,21%) gần với giá trị trong nghiên
cứu của Berg(1), nhưng thấp hơn nghiên cứu của
Buchberger(4), và Kolb(11) có độ nhạy rất cao vì
trong 2 nghiên cứu này đối tượng gồm cả
những trường hợp sờ thấy u, nhưng nhìn chung
độ nhạy nhũ ảnh không cao trên nền mô vú
dày, trong khi độ nhạy của nhũ ảnh là 98% trên
nền mô vú thoái hóa mỡ(9). Độ đặc hiệu và giá trị
tiên đoán âm của nhũ ảnh trong nghiên cứu này
tương đương với giá trị trong nghiên cứu của
Berg(1). Giá trị tiên đoán dương 37,5%, KTC 95%
(34,75%–40,25%) trong nghiên cứu này cao hơn
trong nghiên cứu của Berg, là 14,7%, điều này có
thể giải thích do kích thước trung bình khối u và
tỉ lệ ung thư hiện mắc tại bệnh viện Hùng
Vương cao hơn(1). Giá trị tiên đoán dương trong
nghiên cứu này thấp hơn trong nghiên cứu của
N.T.N. Phượng(15) vì đối tượng trong nghiên cứu
của N.T.N. Phượng là phụ nữ tiền mãn kinh,
gồm cả mô vú dày và mô vú không dày, nên số
trường hợp ung thư phát hiện bằng nhũ ảnh cao
hơn.
Giá trị chẩn đoán của siêu âm trong nghiên
cứu này không đồng bộ với các nghiên cứu
khác(1,4,6,11) do kích thước trung bình của khối u
lớn hơn hay đặc điểm dân số nghiên cứu khác
nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, độ nhạy của siêu
âm đơn thuần trong tầm soát ung thư vú trên
phụ nữ mô vú dày cao hơn so với nhũ ảnh đơn
thuần. Độ nhạy của siêu âm đơn thuần là
78,95% cao hơn độ nhạy của nhũ ảnh đơn thuần
là 47,37% (Bảng 3), tuy không có ý nghĩa thống
kê vì diện tích dưới đường cong của siêu âm là
0,88, KTC 95% (0,788–0,976), của nhũ ảnh là 0,73,
KTC 95% (0,615–0,845), nhưng có ý nghĩa về mặt
lâm sàng. Về quan điểm tầm soát, ứng dụng
siêu âm là phương tiện tầm soát trên phụ nữ có
cùng đặc điểm dân số trên.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Siêu âm vú kết hợp nhũ ảnh so với nhũ ảnh đơn thuần trong tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có nhu mô vú dày: Một nghiên cứu theo dõi 6 tháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
167
SIÊU ÂM VÚ KẾT HỢP NHŨ ẢNH SO VỚI NHŨ ẢNH ĐƠN THUẦN
TRONG TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ CÓ NHU MÔ VÚ DÀY:
MỘT NGHIÊN CỨU THEO DÕI 6 THÁNG
Nguyễn Trần Bảo Chi*, Nguyễn Đỗ Nguyên**, Huỳnh Ngọc Minh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Nhũ ảnh kĩ thuật số không loại bỏ được những giới hạn cơ bản là ung thư vú không vôi hóa
thường bị che mờ bởi nhu mô vú dày xung quanh hoặc nằm trên. Siêu âm có khả năng thấy được ung thư vú
kích thước nhỏ không kèm hạch nách mà không thấy được trên nhũ ảnh, và cho hình ảnh cải thiện với nhu mô vú
dày. Tìm hiểu vai trò của siêu âm trợ giúp trong tầm soát ung thư vú để đưa ra một phác đồ phù hợp hơn trên
những phụ nữ có nhu mô vú dày là cần thiết.
Mục tiêu So sánh khả năng chẩn đoán và giá trị chẩn đoán của siêu âm kết hợp nhũ ảnh với nhũ ảnh đơn
thuần trong tầm soát ung thư vú ở phụ nữ nhu mô vú dày.
Phương pháp Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu với 1.283 phụ nữ mô vú dày đi khám tầm soát ung thư vú
tại bệnh viện Hùng Vương. Đối tượng được chụp nhũ ảnh và siêu âm vú; kết quả được đọc riêng biệt, phân loại
BI-RADS cuối cùng dựa trên kết quả phân độ cao nhất của nhũ ảnh và siêu âm. Những đối tượng có kết quả BI-
RADS 1, 2, 3 hay được sinh thiết có kết quả không ung thư và không có tăng sản không điển hình được theo dõi
trong 6 tháng; và kết luận tiêu chuẩn vàng là không ung thư nếu kết quả hình ảnh không đổi. Tiêu chuẩn vàng
ung thư được xác định nếu kết quả sinh thiết là ung thư hoặc tăng sản không điển hình.
Kết quả Có 19 ca được chẩn đoán ung thư, trong đó 9 ca nghi ngờ trên nhũ ảnh đơn thuần, 15 ca trên siêu
âm đơn thuần, và 19 ca khi kết hợp nhũ ảnh và siêu âm. Khả năng chẩn đoán của nhũ ảnh là 7,6/1.000, của siêu
âm là 13,4/1.000, và 16/1.000 khi kết hợp nhũ ảnh và siêu âm. Khả năng chẩn đoán, độ nhạy, và độ đặc hiệu của
nhũ ảnh kết hợp với siêu âm cao hơn nhũ ảnh đơn thuần có ý nghĩa thống kê. Ở những trường hợp có kết quả
hình ảnh học nghi ngờ, giá trị tiên đoán dương của khuyến cáo sinh thiết là 32,76%.
Kết luận Ở những phụ nữ Việt Nam có nhu mô vú dày, khi tầm soát ung thư vú, đầu tiên nên sử dụng
siêu âm, kế đó là nhũ ảnh, và tốt nhất là kết hợp siêu âm với nhũ ảnh.
Từ khoá tầm soát ung thư vú, siêu âm, nhũ ảnh, mô vú dày.
ABSTRACT
MAMMOGRAPHY PLUS ULTRASOUND VERSUS MAMMOGRAPHY ALONE IN SCREENING
BREAST CANCER AMONG DENSE BREAST WOMEN: A SIX-MONTH FOLLOW UP STUDY
Nguyen Tran Bao Chi, Nguyen Do Nguyen, Huynh Ngoc Minh
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 3 – 2011: 165 - 171
Background: Dig ital mammography does not eliminate the fundamental limitation that noncalcified breast
cancers are obscured by surrounding or overlying dense parenchyma. Ultrasound has the potential to depict small
node negative breast cancer invisible on mammography, and hence a better performance over dense breast tissue.
Validating the role of supplemental screening ultrasound to get a more suitable screening strategy for women
with dense breast tissue is needed.
Phòng khám Nhũ hoa, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh
** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Trần Bảo Chi ĐT: 0918769796 Email: drbaochint@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011
168
Objectives: To compare the diagnostic yield and performance of screening with ultrasound plus
mammography vs. mammography alone in women with dense breast tissue.
Methods: A prospective cohort was carried out among 1,283 women with dense breast tissue screened for
breast cancers at Hung Vuong Hospital. Participants underwent mammography and ultrasound screening
examinations; the results were read independently and then combined to get the final conclusion – the highest BI-
RADS classification of mammography and ultrasound. The participants with classified imaging BI-RADS 1, 2, 3
or pathology results without cancer and atypical hyperplasia were followed up to 6 months and defined as a
reference standard of “no cancer” if the imaging characteristics did not change. Reference standard defines
“cancer” if pathological examinations result in cancer or atypical hyperplasia.
Results: Nineteen participants were diagnosed cancer: 9 suspicious on mammography alone, 15 on
ultrasound alone, and 19 on mammography plus ultrasound. The diagnostic yield of mammography was 7.6 per
1,000, and 13.4/1,000 of ultrasound alone, and 16/1,000 when combined ultrasound and mammography.
Diagnostic yield, sensitivity, and specificity of ultrasound plus mammography were significantly higher than that
of mammography alone. The positive predictive value of biopsy recommendation after full diagnostic suspicious
imaging was 32.76%.
Conclusions: Screening breast cancer for dense breast Vietnamese women should start with breast
ultrasound followed by mammography, and a parallel combination of both is ultimate.
Key words: breast cancer screening, ultrasound, mammography, dense breast tissue.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất,
chiếm 27,4% trong tổng số các loại ung thư ở
phụ nữ trên toàn thế giới, và là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, chiếm 17,4% tử
vong do ung thư(8). Tại Việt Nam, năm 1998, ở
nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất
cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo
tuổi (Age-Standardized Rate) là 20,3/100000 dân,
và cao thứ hai ở thành phố Hồ Chí Minh với
xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16/100000 dân
sau ung thư cổ tử cung với xuất độ chuẩn hóa
theo tuổi là 28,6/100000 dân(14). Đây thực sự là
một gánh nặng sức khỏe cho phụ nữ ở nước ta.
Phát hiện sớm ung thư vú làm giảm tử vong.
Theo IARC năm 2002, tỉ lệ tử vong do ung thư
vú ở các phụ nữ có tầm soát nhũ ảnh được ước
đoán giảm 35%(8). Nhũ ảnh có thể mô tả hình
ảnh vôi hóa do ung thư, bao gồm ung thư ống
tuyến vú tại chỗ. Tuy nhiên, nhũ ảnh có thể
không thấy được hình ảnh ung thư vú xâm lấn,
đặc biệt khi nhu mô vú dày. Gần một nửa phụ
nữ dưới 50 tuổi và khoảng 1/3 phụ nữ trên 50
tuổi có nhu mô vú dày trên 50% thể tích tuyến
vú(17), và trên những đối tượng này độ nhạy của
nhũ ảnh là thấp, chỉ từ 30% đến 48%(11,13). Thêm
vào đó, tự bản thân mô vú dày là một yếu tố
tăng nguy cơ ung thư vú gấp 4 đến 6 lần(7,13). Đối
với mô vú dày, nhũ ảnh kĩ thuật số đã cải thiện
độ nhạy từ 55% đối với phim rửa lên 70% trong
một loạt phim lớn sử dụng kĩ thuật số, với tiêu
chuẩn vàng là theo dõi lâm sàng(16). Tuy nhiên,
nhũ ảnh kĩ thuật số không loại bỏ được những
giới hạn cơ bản là ung thư vú không vôi hóa
thường bị che mờ bởi nhu mô vú dày xung
quanh hoặc nằm trên.
Siêu âm có khả năng thấy được ung thư vú
kích thước nhỏ không kèm hạch nách mà không
thấy được trên nhũ ảnh(5,6,10,12), và đây là phương
pháp cho hình ảnh cải thiện với nhu mô vú
dày(10). Berg cho rằng siêu âm tầm soát kết hợp
nhũ ảnh tăng khả năng phát hiện ung thư vú ở
phụ nữ nguy cơ cao(3), theo thang điểm Gail(1).
Tuy nhiên giá trị của thang điểm Gail chưa được
chứng minh trên phụ nữ Châu Á.
Phòng khám nhũ hoa cuả bệnh viện Phụ Sản
Hùng Vương tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp
nhận khoảng 15.000 trường hợp mỗi năm từ
khắp các tỉnh thành, trong đó khoảng 20% phụ
nữ trên 40 tuổi có nền mô vú dày đến khám
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
169
định kì; và đây là những đối tượng mà vai trò
của nhũ ảnh rất hạn chế. Tìm hiểu vai trò của
siêu âm trợ giúp trong tầm soát ung thư vú để
đưa ra một phác đồ phù hợp hơn trên những
đối tượng này cũng như những thông tin chính
xác về từng phương tiện tầm soát cho bệnh
nhân khám tại bệnh viện Hùng Vương nói riêng
và phụ nữ Việt Nam nói chung là cần thiết. Tại
Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ
về vấn đề này. Nghiên cứu này được tiến hành
với mục đích xác định giá trị của siêu âm vú kết
hợp nhũ ảnh so với nhũ ảnh đơn thuần trong
tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có nhu mô vú
dày.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đây là một thử nghiệm chẩn đoán sử dụng
thiết kế đoàn hệ tiến cứu, được thực hiện tại
bệnh viện Hùng Vương từ tháng 08, 2009 đến
tháng 08, 2010. Theo Berg(1), khả năng chẩn đoán
ung thư vú của siêu âm vú kết hợp nhũ ảnh là
11,8/1000 phụ nữ tầm soát, và với nhũ ảnh đơn
thuần là 7,6/1.000 phụ nữ. Tại bệnh viện Hùng
Vương, khả năng phát hiện ung thư trên nhũ
ảnh ở phụ nữ nhu mô vú dày qua lâm sàng
được ước lượng là 10/1.000. Để có 80% cơ hội
phát hiện được khả năng chẩn đoán ung thư vú
của siêu âm kết hợp nhũ ảnh cao hơn nhũ ảnh
đơn thuần là 5/1.000 (với tỉ lệ nhũ ảnh kết hợp
siêu âm là bất thường mà nhũ ảnh đơn thuần
bình thường là 5/1000, và tỉ lệ nhũ ảnh đơn
thuần bất thường mà nhũ ảnh kết hợp siêu âm
bình thường là 0/1.000) ở mức ý nghĩa 5%, cỡ
mẫu cần cho nghiên cứu là 1.233 ca. Đối tượng
nghiên cứu là những phụ nữ đến khám tầm
soát, từ 40 tuổi trở lên, hoặc 30-39 tuổi nếu có
yếu tố gia đình ung thư vú; không có triệu
chứng lâm sàng của ung thư vú như u vú làm
thay đổi đường cong vú; tiết dịch núm vú 1 lỗ
như máu, huyết thanh vàng trong, biến đổi da
vú hay núm vú, hạch nách (những dấu hiệu này
được khẳng định bởi nhân viên chụp nhũ ảnh);
mô vú dày không đồng nhất hoặc dày hoàn
toàn trên 1 hay 2 vú; và đồng ý kí bản chấp
thuận tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ là
không hợp tác được trong chụp nhũ ảnh hay
siêu âm; có thai; cho con bú hay dự định có thai
trong 2 năm; đã được chẩn đoán ung thư vú; có
mảnh ghép trong vú (túi nước, silicon); đã trải
qua thủ thuật ở vú trong vòng 1 năm trước khi
tham gia nghiên cứu; hoặc chắc chắn không thể
quay lại để theo dõi hay sinh thiết khi cần thiết.
Đối tượng được xếp thứ tự khám để nhũ
ảnh và siêu âm vú không được đọc cùng lúc, và
người đọc nhũ ảnh không biết kết quả của siêu
âm và ngược lại. Nhũ ảnh được chụp với máy
Senographe 800T và siêu âm được thực hiện với
máy Toshiba có đầu dò phẳng, tần số 7,5 Mhz,
cho hình ảnh độ phân giải cao ở độ sâu từ 2mm
đến 45mm, đánh dấu vị trí tổn thương trên 2 vú,
vùng khuếch đại và tiêu cự điều chỉnh phù hợp
để thấy được bất thường. Có 3 cách lấy mẫu mô
là sinh thiết lõi, mổ sinh thiết dưới định vị X
quang nếu là tổn thương vi vôi hóa, sinh thiết
lõi kèm mổ sinh thiết nếu kết quả sinh thiết lõi là
không ung thư và không có tăng sản không điển
hình nhưng phân loại BI-RADS 5. Kết luận cuối
cùng là ung thư nếu kết quả là ung thư hoặc
tăng sản không điển hình; kết luận không ung
thư nếu kết quả không là ung thư và không có
tăng sản không điển hình. Đối tượng được coi là
mất dấu khi không tái khám dù đã được hai lần
gọi điện thoại. Quá trình thu thập dữ kiện được
trình bày trong hình 1.
Dữ kiện được nhập 2 lần với phần mềm
Epidata và phân tích bằng phần mềm STATA
8.0. Dùng kiểm định chi bình phương
McNemar để so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu
giữa 2 phương tiện nhũ ảnh kết hợp siêu âm
và nhũ ảnh đơn thuần. Độ nhạy và độ đặc
hiệu của nhũ ảnh kết hợp siêu âm được tính
theo công thức sau:
Tổng độ nhạy = Độ nhạy nhũ ảnh + Độ nhạy siêu
âm – (Độ nhạy nhũ ảnh*Độ nhạy siêu âm)
Tổng độ đặc hiệu = Độ đặc hiệu nhũ ảnh*Độ đặc
hiệu siêu âm
KẾT QUẢ
Kết quả thu thập dữ kiện được trình bày
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011
170
trong hình 2. Có 1190 ca với kết quả sinh thiết
được đưa vào phân tích. Không có sự khác biệt
về đặc điểm nhân khẩu học và hình ảnh học
giữa mẫu nghiên cứu và mẫu phân tích (Bảng 1,
2), và cách thức lấy mẫu mô không ảnh hưởng
đến kết luận cuối cùng (p>0,05). Nghiên cứu đã
phát hiện 19 trường hợp ung thư vú trong tổng
số 1190 phụ nữ, trong đó 15 ca thể hiện là khối u
trên siêu âm và 4 ca là tổn thương vi vôi hóa
trên nhũ ảnh. Kích thước trung bình khối u là
15,34 ± 4,01 mm. Nhũ ảnh đơn thuần phát hiện 9
ca ung thư vú (47%), siêu âm đơn thuần phát
hiện 15 ca ung thư vú (79%), và khi kết hợp nhũ
ảnh siêu âm phát hiện 19 ca (100%). Khả năng
chẩn đoán ung thư vú của nhũ ảnh đơn thuần là
7,6/1.000 (9/1.190), của siêu âm đơn thuần là
13,4/1.000 (15/1.190), và của nhũ ảnh kết hợp
siêu âm là 16/1.000 (19/1.190). Khả năng chẩn
đoán, độ nhạy, độ đặc hiệu của nhũ ảnh kết hợp
với siêu âm cao hơn nhũ ảnh đơn thuần có ý
nghĩa thống kê (Bảng 3). Giá trị tiên đoán dương
là ung thư vú cho phân loại BI-RADS 4 khi có
khuyến cáo sinh thiết của nhũ ảnh là 37,5%, của
siêu âm là 34,09%, của nhũ ảnh kết hợp với siêu
âm là 32,76%; và ở nhóm phân loại BI-RADS 5
các giá trị tương ứng của nhũ ảnh là 50% (1/2
ca), siêu âm là 83,3% (5/6 ca), và nhũ ảnh kết hợp
siêu âm là 71,42% (5/7 ca).
Bảng 1. Phân bố đặc điểm dân số - xã hội của đối
tượng nghiên cứu, tần số và phần trăm (%)
Đặc điểm Mẫu nghiên cứu (N=1.283)
Mẫu
mất
dấu
(N=93)
Mẫu phân
tích
(N=1.190)
Tuổi (tb (ĐLC))* 47,23 (5) 46,59
(5)
47,28 (5)
Thành phố 863 (67) 50 (54) 813 (68) Địa chỉ
Tỉnh 420 (33) 43 (46) 377 (32)
Tuổi hành kinh lần
đầu (tb (ĐLC))*
14,2 (1,58) 14,6
(1,72)
14,17 (1,57)
Tuổi sanh lần đầu (tb
(ĐLC))*
24,69 (3,91) 24,02
(3,72)
24,74 (3,93)
Chưa có con 204 (16) 12 (13) 192 (16) Số lần
sanh 1 – 2 con 759 (59) 52 (56) 707 (59)
Đặc điểm Mẫu nghiên cứu (N=1.283)
Mẫu
mất
dấu
(N=93)
Mẫu phân
tích
(N=1.190)
3 – 4 con 287 (22) 25 (27) 262 (22)
≥ 5 con 33 (3) 4 (4) 29 (3)
Chưa mãn
kinh
944 (74) 75 (80) 869 (73)
Quanh thời kì
mãn kinh
80 (6) 3 (3) 77 (7)
Tình
trạng
mãn
kinh
Đã mãn kinh 218 (17) 13 (14) 205 (17)
Phẫu thuật 36 (3) 2 (2) 34 (3)
Không biết 5 (0) 0 5 (0)
Tiền sử dùng nội tiết
thay thế ≤ 5
năm
21 (77) 12 (80) 66 (77)
Bệnh vú lành
tính
71 (99) 0 71 (99)
Tăng sản
thùy hay ống
không điển
hình
1 (1) 0 1 (1)
Tiền sử
bản
thân
Có tiền căn
gia đình ung
thư vú
1.220 (95) 89 (96) 1.131 (95)
* (tb (ĐLC)): trung bình (độ lệch chuẩn)
Bảng 2. Phân loại ACR BI-RADS của nhũ ảnh,
siêu âm vú và nhũ ảnh kết hợp siêu âm vú
Phương
tiện
Phân loại
BI-RADS
Mẫu nghiên
cứu
(N=1.283)
Mẫu mất
dấu
(N=93)
Mẫu phân
tích
(N=1.190)
1 671 52 619
2 466 31 435
3 122 10 12
4 22 0 22
Nhũ ảnh
5 2 0 2
1 685 76 609
2 319 15 304
3 240 2 233
4 32 0 38
Siêu âm
5 6 0 6
1 445 43 402
2 502 38 464
3 283 12 266
4 46 0 51
Nhũ ảnh
kết hợp
siêu âm
5 7 0 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
171
Bảng 3. Giá trị chẩn đoán ung thư vú của các phương tiện hình ảnh học (KTC: khoảng tin cậy)
Nhũ ảnh kết hợp siêu âm Nhũ ảnh đơn thuần Sự khác biệt (
0/00) p Siêu âm
Khả năng chẩn đoán (KTC
95%) 16/1.000 7,6/1.000 8,4 (3,2-8,4) 0,002 13,4/1.000
Độ nhạy % (KTC 95%) 88,92 (82,3-100) 47,37 (44,53-50,21) 52,63 (20,16–52,63) 0,002 78,95 (76,63-81,26)
Độ đặc hiệu % (KTC 95%) 96,27 (95,5-97,6) 98,72 (98,08- 99,36) 2,05 (1,47-2,05) 0,000 97,52 (96,64-98,41)
Diện tích dưới đường cong
ROC (KTC 95%) 0,983 (0,978-0,988) 0,73 (0,615-0,845) 0,000 0,88 (0,788-0,976)
Giá trị tiên đoán dương %
(KTC 95%) 32,76 (30,09-35,43) 37,50 (34,75-40,25) 34,09 (31,40-36,78)
Giá trị tiên đoán âm %
(KTC 95%) 100 (99,67-100) 99,14 (98,62-99,67) 99,65 (99,32-99,99)
BÀN LUẬN
Khả năng chẩn đoán ung thư vú của nhũ
ảnh kết hợp với siêu âm cao hơn nhũ ảnh đơn
thuần trên phụ nữ có nhu mô dày có ý nghĩa
thống kê với p = 0,002, điều này tương đương
1171
1156
Tổng
1.190 ca (phân
tích)
Có tiêu chuẩn vàng
93 ca mất dấu:
- 22 không liên hệ được
- 71 liên hệ được nhưng
không tái khám (trong đó
4 ca có tiền căn gia đình)
Nhũ ảnh kết
hợp siêu âm
Nhũ ảnh - +
+
-
1
5
15
39 1132 Tổn
g
0
1132
2
4
- +
+
-
9 9
Tổng
10
19 0 19 Tổn
g
0
0 10
Nhũ ảnh
Nhũ ảnh kết
hợp siêu âm
Ung thư Không ung
thư
Sơ đồ 2. Kết quả thu thập dữ kiện
1.283 ca
(Thỏa tiêu chí nhận vào)
Nhũ ảnh
kết hợp siêu
âm
Nhũ
ảnh
- +
+
-
24 24
Tổng
1259
52 1231 1283 Tổng
0
123
1
28
Đối tượng thỏa tiêu chí nhận vào
(Kết quả NA và SA đọc riêng)
SA BI-RADS 1, 2
và
NA BI-RADS 1,2
SA BI-RADS 3, 4, 5
hay
NA BI-RADS 3, 4, 5
Theo dõi 6 tháng (SA) Đọc kết hợp
SA chẩn đoán NA chẩn đoán
BI-RADS 3 BI-RADS 4,
5
Theo dõi 6 tháng
(SA/NA)
Dấu hiệu
nghi ngờ
BI-RADS 1,
2
Sinh thiết
lõi
Không đổi hay
giảm
Ung
thư (-
)
Ung
thư (-
)
Ung
thư (-
)
Ung
thư
(+)
Ung
thư
(+)
Ung
thư (-
)
ST lõi hay
Mổ ST
Sơ đồ 1. Trình tự thu thập dữ kiện (NA: Nhũ ảnh; SA: Siêu
ST: sinh thiết)
Theo dõi 6 tháng
(BI-RADS 4)
Mổ ST
(BI-RADS 5)
Không đổi hay
giảm
Ung thư (-
)
Ung
thư
(+)
Ung thư
(-)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011
172
với kết quả nghiên cứu của Berg(1), Buchberger(4)
và Kolb(11); tuy nhiên sự khác biệt này là lớn hơn:
8,4/1.000. Tỉ lệ ung thư vú hiện mắc ở những
bệnh nhân tại bệnh viện Hùng Vương cao hơn
so với tỉ lệ tương ứng trong nghiên cứu của các
tác giả vừa nêu. Tỉ lệ ung thư vú xâm lấn trong
nghiên cứu này là 12/19 ca (63,16%) mà phần lớn
chỉ thấy trên siêu âm(2). Trong đa số các nghiên
cứu, chỉ số Kappa trong đọc siêu âm là cao hơn
chỉ số Kappa trong đọc nhũ ảnh(3). Chính vì 3 lí
do trên giải thích sự khác biệt lớn khi kết hợp
nhũ ảnh với siêu âm so với nhũ ảnh đơn thuần
trong nghiên cứu này.
Kích thước trung bình ung thư phát hiện
trong nghiên cứu này là 15,34 ± 4,01 mm, lớn
hơn kích thước trung bình các khối u trong các
nghiên cứu trên là từ 9mm–11mm. Điều này
cũng lí giải vì sao khả năng chẩn đoán khi kết
hợp nhũ ảnh và siêu âm trong nghiên cứu này
cao hơn các nghiên cứu khác. Trong thời gian
theo dõi 6 tháng, không có trường hợp ung thư
nào được phát hiện thêm, điều này cho thấy
phải chăng đối tượng nghiên cứu đi tầm soát
ung thư vú trễ vì tuổi trung bình của những đối
tượng này là 46,26 ± 4,67. Như vậy, cần tuyên
truyền phụ nữ đi khám tầm soát ung thư vú
định kì.
Độ nhạy của nhũ ảnh trên nền mô vú dày
trong nghiên cứu này là 43,37%, KTC 95%
(44,53%- 50,21%) gần với giá trị trong nghiên
cứu của Berg(1), nhưng thấp hơn nghiên cứu của
Buchberger(4), và Kolb(11) có độ nhạy rất cao vì
trong 2 nghiên cứu này đối tượng gồm cả
những trường hợp sờ thấy u, nhưng nhìn chung
độ nhạy nhũ ảnh không cao trên nền mô vú
dày, trong khi độ nhạy của nhũ ảnh là 98% trên
nền mô vú thoái hóa mỡ(9). Độ đặc hiệu và giá trị
tiên đoán âm của nhũ ảnh trong nghiên cứu này
tương đương với giá trị trong nghiên cứu của
Berg(1). Giá trị tiên đoán dương 37,5%, KTC 95%
(34,75%–40,25%) trong nghiên cứu này cao hơn
trong nghiên cứu của Berg, là 14,7%, điều này có
thể giải thích do kích thước trung bình khối u và
tỉ lệ ung thư hiện mắc tại bệnh viện Hùng
Vương cao hơn(1). Giá trị tiên đoán dương trong
nghiên cứu này thấp hơn trong nghiên cứu của
N.T.N. Phượng(15) vì đối tượng trong nghiên cứu
của N.T.N. Phượng là phụ nữ tiền mãn kinh,
gồm cả mô vú dày và mô vú không dày, nên số
trường hợp ung thư phát hiện bằng nhũ ảnh cao
hơn.
Giá trị chẩn đoán của siêu âm trong nghiên
cứu này không đồng bộ với các nghiên cứu
khác(1,4,6,11) do kích thước trung bình của khối u
lớn hơn hay đặc điểm dân số nghiên cứu khác
nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, độ nhạy của siêu
âm đơn thuần trong tầm soát ung thư vú trên
phụ nữ mô vú dày cao hơn so với nhũ ảnh đơn
thuần. Độ nhạy của siêu âm đơn thuần là
78,95% cao hơn độ nhạy của nhũ ảnh đơn thuần
là 47,37% (Bảng 3), tuy không có ý nghĩa thống
kê vì diện tích dưới đường cong của siêu âm là
0,88, KTC 95% (0,788–0,976), của nhũ ảnh là 0,73,
KTC 95% (0,615–0,845), nhưng có ý nghĩa về mặt
lâm sàng. Về quan điểm tầm soát, ứng dụng
siêu âm là phương tiện tầm soát trên phụ nữ có
cùng đặc điểm dân số trên.
Siêu âm có độ nhạy cao trong tầm soát ung
thư vú trên phụ nữ mô vú dày, tuy nhiên vẫn bỏ
sót tổn thương vi vôi hóa. Do đó khi kết hợp 2
phương pháp sẽ làm tăng độ nhạy lên và sự
khác biệt này có ý nghĩa cả về thống kê lẫn lâm
sàng. Nghiên cứu này giống như các nghiên cứu
khác là nhũ ảnh và siêu âm thực hiện trên cùng
1 đối tượng, tuy nhiên chỉ có nghiên cứu của
Berg(1) và nghiên cứu này là có sự làm mù giữa
người đọc siêu âm và nhũ ảnh, kết quả siêu âm
nhũ ảnh được phân tích riêng biệt, đây là điểm
mạnh của nghiên cứu. Nghiên cứu này không
phát hiện các ca ung thư qua lần khám thứ 2,
nghĩa là các ca cho kết quả hình ảnh học bình
thường, có tổn thương lành tính hay có vẻ lành
tính (BI-RADS 1, 2, 3), trong khi đó các nghiên
cứu khác phát hiện ra các ca ung thư giữa các
lần khám(1,11), lí do nghiên cứu này chỉ có thời
gian theo dõi 6 tháng trong khi đó các nghiên
cứu trên(1,11) có thời gian và các lần theo dõi là 6
tháng, 1 năm, hoặc 2 năm. Đây là điểm hạn chế
của nghiên cứu, làm cho giá trị chẩn đoán có thể
cao hơn giá trị thật. Vì vậy, nghiên cứu này cần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
173
tiếp tục theo dõi 2 năm để đạt được giá trị chẩn
đoán của phương tiện hình ảnh chính xác nhất.
KẾT LUẬN
Tầm soát ung thư vú tại Việt Nam là không
có tổ chức, đối tượng có nhu cầu phải tự chi trả,
hoặc bảo hiểm y tế chỉ chi trả cho chụp nhũ ảnh
khi có bệnh lý vú. Bên cạnh đó, chụp nhũ ảnh
không dễ tiếp cận, khó đào tạo nhân lực; trong
khi siêu âm dễ tiếp cận, chi phí rẻ hơn, dễ đào
tạo nhân lực. Người bệnh cảm thấy thoải mái
hơn khi làm siêu âm so với nhũ ảnh. Như vậy,
với giá trị chẩn đoán của siêu âm có được trong
nghiên cứu này kèm theo những lí do trên,
chúng ta nên đưa siêu âm làm phương tiện tầm
soát ung thư vú đầu tiên cho phụ nữ có nhu mô
vú dày tại Việt Nam, kế đó là nhũ ảnh, và tốt
nhất là kết hợp siêu âm với nhũ ảnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berg WA, Blume JD, Cormack JB, Mendelson EB, Lehrer D,
Bohm-Velez M, Pisano ED, Jong RA, Evans WP, Morton MJ,
Mahoney MC, Larsen LH, Barr RG, Farria DM, Marques
HS, Boparai K (2008) "Combined screening with ultrasound
and mammography vs mammography alone in women at
elevated risk of breast cancer". JAMA, 299, (18), pp.2151-63.
2. Berg WA, Gilbreath PL (2000) "Multicentric and multifocal
cancer: whole-breast US in preoperative evaluation".
Radiology, 214, (1), pp.59-66.
3. Bevers TB (2008) "Ultrasound for the screening of breast
cancer". Curr Oncol Rep, 10, (6), pp.527-8.
4. Buchberger W, DeKoekkoek-Doll P, Springer P, Obrist P,
Dunser M (1999) "Incidental findings on sonography of the
breast: clinical significance and diagnostic workup". AJR Am
J Roentgenol, 173, (4), pp.921-7.
5. Buchberger W, Niehoff A, Obrist P, DeKoekkoek-Doll P,
Dunser M (2000) "Clinically and mammographically occult
breast lesions: detection and classification with high-
resolution sonography". Semin Ultrasound CT MR, 21, (4),
pp.325-36.
6. Crystal P, Strano S. D, Shcharynski S, Koretz M. J (2003)
"Using sonography to screen women with
mammographically dense breasts". AJR Am J Roentgenol,
181, (1), pp.177-82.
7. Harvey JA, Bovbjerg VE (2004) "Quantitative assessment of
mammographic breast density: relationship with breast
cancer risk". Radiology, 230, (1), pp.29-41.
8. International Agency for Research on Cancer, Breast cancer
on the rise, stomach cancer decreasing,
10
June 2009
9. Kerlikowske K, Carney PA, Geller B, Mandelson MT, Taplin
SH, Malvin K, Ernster V, Urban N, Cutter G, Rosenberg R,
Ballard-Barbash R (2000) "Performance of screening
mammography among women with and without a first-
degree relative with breast cancer". Ann Intern Med, 133,
(11), pp.855-63.
10. Kolb TM, Lichy J, Newhouse JH (1998) "Occult cancer in
women with dense breasts: detection with screening US--
diagnostic yield and tumor characteristics". Radiology, 207,
(1), pp.191-9.
11. Kolb TM, Lichy J, Newhouse JH (2002) "Comparison of the
performance of screening mammography, physical
examination, and breast US and evaluation of factors that
influence them: an analysis of 27,825 patient evaluations".
Radiology, 225, (1), pp.165-75.
12. Leconte I, Feger C, Galant C, Berliere M, Berg BV, D'Hoore
W, Maldague B (2003) "Mammography and subsequent
whole-breast sonography of nonpalpable breast cancers: the
importance of radiologic breast density". AJR Am J
Roentgenol, 180, (6), pp.1675-9.
13. Mandelson MT, Oestreicher N, Porter PL, White D, Finder
CA, Taplin SH, White E (2000) "Breast density as a predictor
of mammographic detection: comparison of interval- and
screen-detected cancers". J Natl Cancer Inst, 92, (13),
pp.1081-7.
14. Nguyễn Mạnh Quốc, Văn Vũ Vũ, Nguyễn Chấn Hùng (2004)
Dịch tễ học ung thư đại cương về phương pháp ghi nhận ung
thư quần thể. IN Nguyễn Chấn Hùng (Ed.) Ung bướu học nội
khoa. Nhà xuất bản Y học, tr.15-20
15. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2003) "Kết quả chương trình
tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh cho phụ nữ tiền mãn
kinh các quận nội ngoại thành TPHCM từ 14/06/-30/06/03".
Tạp chí Y học, tập 7, (4), tr.313-317.
16. Pisano E. D, Gatsonis C, Hendrick E, Yaffe M, Baum J. K,
Acharyya S, Conant E. F, Fajardo L. L, Bassett L, D'Orsi C,
Jong R, Rebner M (2005) "Diagnostic performance of digital
versus film mammography for breast-cancer screening". N
Engl J Med, 353, (17), pp.1773-83.
17. Stomper PC, D'Souza DJ, DiNitto PA, Arredondo MA
(1996) "Analysis of parenchymal density on mammograms
in 1353 women 25-79 years old". AJR Am J Roentgenol, 167,
(5), pp.1261-5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sieu_am_vu_ket_hop_nhu_anh_so_voi_nhu_anh_don_thuan_trong_ta.pdf