• Ứng phó biến đổi khí hậu, một hậu quả có phần do các nước phát triển gây nên, là một gánh nặng
thêm cho các quốc gia đang phát triển, vì vậy các quốc gia phát triển cần tài trợ về tài chính và kĩ thuật
cho các nước đang phát triển như một cam kết pháp lý bắt buộc vì các nước phát triển phải chịu trách
nhiệm cho những việc họ đã gây ra trong quá khứ. Lập ra một khung ứng phó và phòng chống rủi ro
cho những nước, những vùng dễ bị tổn thương nhất với một Quỹ ứng phó biến đổi khí hậu được tài
trợ hợp lý và hoạt động tốt. Khung ứng phó và phòng chống rủi ro cũng phải có cơ chế bảo hiểm và
đền bù để chi trả cho những mất mát, hư hại hoặc phản ứng với những hệ quả khủng khiếp và không
phòng chống được của biến đổi khí hậu.
• Đảm bảo quyền cho các quốc gia trong vùng châu Á có tiếng nói quan trọng hơn nhằm xác định
những can thiệp và lượng tài chính thích hợp theo ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu của chính họ
Có một số hoạt động ưu tiên cấp vùng và quốc gia sẽ được áp dụng đối với tất cả các quốc gia châu
Á và đây cũng là một phần của giái pháp phòng tránh và giảm nhẹ những tổn thương chủ yêu, bao
gồm:
• Lồng ghép lập kế hoạch ứng phó và thích ứng khí hậu (climate resilience) vào quy hoạch phát triển
kinh tế trong ngắn, trung và dài hạn - có quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng. Đánh giá
lại chiến lược bảo tồn và phát triển để xác định tính dễ bị tổn thương của chúng trước tác động của
biến đổi khí hậu và nếu cần thiết thì thiết kế lại
• Xây dựng các chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu cấp quốc gia và cấp vùng theo hướng tiếp cận đa
ngành để cân bằng các quy hoạch bảo tồn và phát triển và tối đa hóa tính bền vững trong bối cảnh rất
nhiều khó khăn vì biến đổi khí hậu
• Xây dựng các quy trình cho sự tham gia của cộng đồng và những bên liên quan vào việc ứng phó
biến đổi khí hậu. Những bên phải chịu tác động của biến đổi khí hậu cần được tham gia vào quá trình
tạo ra và thực hiện các giải pháp ứng phó nhằm tạo nên sự công bằng và hiệu quả. Tri thức bản địa là
rất quan trọng và sẽ là khởi nguồn cho những chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu đầy sáng tạo, và có
thể các chiến lược đó sẽ chứng minh là thành công nhất
• Mở rộng và củng cố các mạng lưới cấp vùng về những khu vực được quản lý bởi cộng đồng có tiềm
năng thích ứng và chống chịu tốt với tác động của biến đổi khí hậu. Những khu vực này cần bao gồm
nhiều loại hình hệ sinh thái ven biển khác nhau. Chúng đóng vai trò như một bàn đạp cho các loài
thích ứng với biến đổi khí hậu và cũng hỗ trợ con người phản ứng lại với thay đổi khí hậu.
• Vận dụng quản lý dựa vào hệ sinh thái trong quản lý các vùng biển của khu vực để bảo vệ những
dịch vụ hệ sinh thái có vai trò sống còn; nhằm ứng phó với sự bất ổn và thách thức trong tương lai.
• Bảo vệ đa dạng sinh học biển và ven biển; thúc đẩy quản lý thủy sản bền vững để giải quyết chiều
hướng suy thoái năng suất và ứng phó với những thách thức trong tương lai do biến đổi khí hậu đưa
đến
40 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Siêu áp lực đối với các Siêu thành phố - Xếp hạng mức độ Dễ Tổn thương về Khí hậu đối với Các thành phố lớn ven biển ở Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong đang rất mạnh - với 25 triệu lượt du khách trong năm
2006 - thì sự trỗi dậy của các thành phố khác ở Trung Quốc đang
tạo ra một áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ.
Hồng Kong có khí hậu cận nhiệt đới ẩm tương tự như Thượng Hải. Tuy nhiên Hồng Kong có nhiệt độ ấm hơn do gần xích đạo hơn. Mùa hè
ở Hồng Kong nóng và ẩm, với nhiệt độ trung bình khoảng 310C trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 8. Mùa đông khí hậu tương đối lạnh,
nhiệt độ trung bình là 140C trong tháng lạnh nhất - tháng 1. Lượng mưa nhiều nhất thường tập trung vào giai đoạn từ tháng 7 tới tháng
9 (tương ứng là 374 - 444 mm) khi luồng không khí ấm thổi từ phía tây nam lên. Đây cũng là khoảng thời gian thường xảy ra bão và mưa
nhiều, lụt lội và sạt lở đất.
Bằng chứng biến đổi khí hậu
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã nêu rõ là nhiệt độ ở Trung Quốc đã tăng trong biên độ từ 10C đến 30C trong 100 năm vừa (nhiệt
độ ở vùng vĩ độ cao tăng rõ rệt hơn). Thời tiết ấm lên trong vòng 50 năm vừa qua thể hiện trong mùa đông rõ rệt hơn trong mùa hè, tỷ lệ
tăng cũng rõ rệt hơn khi nhiệt độ thấp. Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cũng nhấn mạnh rằng, trong thập kỉ qua, lượng mưa hàng
năm trong vùng phía tây và vùng duyên hải phía đông nam của Trung Quốc đã tăng lên.
Tác động
Hồng Kong nằm chắn ngang phía ngoài của Đồng bằng châu thổ sông Pearl (hay còn gọi là đồng bằng châu thổ sông Zhujiang) được xem
như một phần của toàn bộ vùng châu thổ rộng lớn này. Dân số của toàn bộ khu vực được ước tính là khoảng 60 triệu người, trong đó Hồng
Kong đóng góp 7 triệu người. Bởi vì mối quan hệ kinh tế và sự cận kề về mặt địa lý rất gần gũi với Đồng bằng châu thổ sông Pearl, báo cáo
này đưa ra những tác động của biến đổi khí hậu đối cho toàn bộ khu vực châu thổ, tuy nhiên chỉ đưa dân số và thu nhập theo đầu người của
Hồng Kong vào các hợp phần tính toán tính dễ bị tổn thương khác. Tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu tới Hồng Kong và các khu vực
phụ cận đó là dâng cao mực nước biển, nước dâng do bão, lụt lội, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão nhiệt đới. Hệ
quả là, Hồng Kong xếp hạng 7 trong trong 10 về mức độ chịu hiểm họa. Cộng cả tác động sụt lún nhẹ của thềm lục địa, mực nước biển được
dự báo dâng cao từ 40 - 60 cm vào năm 2025 trong vùng đồng bằng châu thổ sông Pearl. Thêm vào đó, diện tích khu vực bị ngập 30 cm
được ước tính là 5,500 km2, làm tăng diện tích ngập lụt vùng ven biển tăng lên 5 - 6 lần. Mực nước biển tăng từ 0,4 tới 1 m sẽ làm nước mặn
xâm nhập sâu vào lục địa từ 1 đến 3 km, gây ảnh hưởng nhiều hơn đến nông nghiệp và công nghiệp dọc theo vùng cửa sông Zhujiang.
Gia tăng biến động về thời tiết được dự báo sẽ diễn ra trong toàn vùng và gây thay đổi lượng mưa, và có thể làm hạn hán ngày càng nghiêm
trọng và kéo dài trong mùa khô. Lũ lụt sẽ xuất hiện nhiều hơn và ở cường độ mạnh hơn trong mùa mưa. Theo Ban liên chính phủ về biến đổi
khí hậu tần suất mưa cực đoan đang gia tăng ở một số vùng của Trung Quốc lên 3 lần và thiệt hại đã tăng lên khoảng 8 lần vào những năm
Điểm số cho tính dễ tổn thương = 4
Hiểm họa môi trường 7
Đe dọa do bão 7
Dâng cao mực nước biển 7
Lũ lụt / hạn hán 6
Nhạy cảm kinh tế xã hội 6
Dân số 3
Năng lực ứng phó nghịch đảo 8
Năng lực ứng phó nghịch đảo 1
28
Hồng Kong, Trung Quốc
1990, tương tự như đã xuất hiện trong giai đoạn những năm 1970 và 1980. Xu thế này có thể sẽ tiếp tục trong tương lai. Trong mùa khô, tần
suất và cường độ hạn hán tăng sẽ làm cho tác động của xâm nhập mặn mạnh lên, hủy hoại nhiều hơn chất lượng nước ngầm và nước mặt.
Tần suất và cường độ của bão nhiệt đới xuất phát từ Thái Bình Dương cũng tăng lên trong một vài thập kỷ vừa qua - xu thế này được dự báo
là sẽ tiếp tục. Cụ thể là số lượng và cường độ của các cơn bão mạnh tăng lên từ năm 1950 với 21 đợt nước dâng rất cao do bão trong giai
đoạn 1950 tới 2004, trong đó 14 cơn bão đã xuất hiện trong giai đoạn 1986 và 2004. Thiệt hại do những cơn bão này gây ra và chi phí liên
quan cũng tăng lên đang kể. Thực tế là thiệt hại trực tiếp do bão nhiệt đới gây nên ở châu Á đã tăng hơn 5 lần trong những năm 1980 so
với thời kỳ những năm 1970, và vào khoảng 35 lần vào đầu những năm 1990 so với những năm 1970. Bởi vì số lượng các cơn bão được dự
báo nhiều hơn trong tương lai, vì vậy chi phí cũng có chiều hướng gia tăng. Sự gia tăng về tần suất và cường độ của các sự kiện thời tiết cực
đoan cũng sẽ có tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh, càng làm cho vùng cửa sông trở nên dễ bị tổn thương hơn, sinh kế của cộng đồng
người nghèo ở ven biển trở nên khó khăn hơn.
Biến đổi khí hậu cũng sẽ tác động tới sức khỏe của người dân ở Hồng Kong. Nhiệt độ ấm lên sẽ làm giảm số ngày lạnh trong mùa đông ở
Hồng Kong. Các nghiên cho thấy rằng tác động cộng gộp của biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng sẽ làm cho Hồng Kong ấm lên rất
nhiều, mùa đông với trung bình là 20 ngày lạnh (là những ngày nhiệt độ dưới 120C) của Hồng Kong sẽ biến mất; cụ thể là số ngày lạnh này
sẽ biết mất không trong 50 năm tới. Số liệu quan sát đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 1961 và 1990, số ngày lạnh trong một tháng mùa đông
trung bình khoảng 21 ngày. Ngược lại, trong mùa hè số lượng ngày nóng (khi nhiệt độ cao hơn 280C) đã tăng lên gần 4 lần kể từ những
năm 1990. Xu thế này có khả năng còn tăng lên trong điều kiện khí hậu thay đổi và làm có khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn với người dân
Hồng Kong.
Năng lực ứng phó
Đồng bằng châu thổ sông Pearl là một trong những trung tâm chế tạo và sản xuất lớn nhất trên thế giới và có tầm quan trọng rất lớn cho
nền kinh tế của Trung Quốc, cụ thể là đóng góp một phần rất lớn cho tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Bởi vì vùng này có cao trình
thấp và phải hứng chịu nhiều hiểm họa của biến đổi khí hậu, vì vậy hạn chế và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu.
Do đồng bằng châu thổ sông Pearl là một trung tâm chế tạo, mà nguồn năng lượng dùng cho công việc này lại chủ yếu là than bẩn, do
vậy nó bị ô nhiễm rất trầm trọng. Chất lượng không khí tại các thành phố chính trong vùng như Guangzhou, Hồng Kong, và Shenzhen rất
kém, đã góp phần làm khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, đóng góp vào con số trên 300.000 người chết trước lúc trưởng thành do ô nhiễm
không khí ở Trung Quốc hàng năm. Tuy vậy, chuyển đổi sang các hình thức sử dụng năng lượng bền vững ở đồng bằng châu thổ sông Pearl
sẽ có tác động tích cực ra cả ngoài phạm vi của khu vực này. Là một vùng giầu nhất và quan trọng nhất của Trung Quốc, việc xây dựng quy
tắc sử dụng năng lượng tốt nhất ở đồng bằng châu thổ sông Pearl sẽ có tác động tích cực tới quy hoạch năng lượng ở các vùng khác thuộc
Trung Quốc. Ngoài ra, làm sạch ô nhiễm môi trường (không khí, đất và nước) khá dễ, nếu chính quyền quyết định chuyển sang các hình thức
sản xuất điện khác như sử dụng sức gió, năng lượng mặt trời, và địa nhiệt sẽ thì sẽ làm cho vùng này có tính đàn hồi cao hơn trước các tác
động của biến đổi khí hậu.
Hồng Kong, giống như nhiều thành phố châu Á khác, đã chuyển một diện tích lớn rừng ngập mặn để nuôi tôm trong 3 thập kỉ vừa qua. Thật
là may vì xu thế này đã thay đổi nhanh chóng bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ bổ xung, tăng cường thực thi luật pháp và các chính
sách phục hồi để cho rừng ngập mặn tiếp tục là vùng đệm chống lại bão tố và triều cường; đồng thời cung cấp nơi ương nuôi và sinh sản
cho rất nhiều loài cá. Rừng ngập mặn gần đây bị chặt phá trên diện rộng để làm than củi, nuôi trồng thủy sản và làm nhà, nên đã làm tính
dễ bị tổn thương của vùng ven biển này tăng lên. Nhưng các loại nhiên liệu rẻ tiền và vật liệu xây dựng thay thế đã có, giá trị đích thực của
rừng ngập mặn phải được nhận thức đầy đủ. Các nghiên cứu sâu hơn ở mức độ phù hợp và chi phí cho bảo vệ vùng ven biển cũng sẽ giúp
các quan chức trân trọng rừng ngập mặn hơn, nhưng hành động nên bắt đầu ngay.
1 m sea-level rise
2 m storm surge
20 km
© 2009 Google Map
N
29
Kuala Lumpur, Malaysia
Hồ sơ thành phố
Kuala Lumpur là thủ đô của Malaysia và là thành phố lớn nhất về
số dân và quy mô kinh tế. Với diện tích 244 km2 , Kuala Lumpur
có dân số ước tính 1,8 triệu người (năm 2009), nếu bao gồm cả
các khu vực ngoại ô gần Kuala Lumpur (thường được biết đến
như thung lũng Klang), dân số sẽ đạt khoảng 7,2 triệu USD. Kuala
Lumpur có tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất, là trung tâm về tài chính, bảo hiểm, bất động sản, truyền
thông và nghệ thuật. Kuala Lumpur xếp hạng 5/10 cho mức độ
nhạy cảm về kinh tế - xã hội trước tác động của biến đổi khí hậu.
Nổi tiếng với tòa nhà cao nhất thế giới, tòa tháp đôi Petronas,
Kuala Lumpur cũng là trung tâm văn hóa và kinh tế của Malaysia
và nơi tập trung cơ quan đầu não của Chính phủ Malaysia. Kuala
Lumpur có nghĩa nôm na là “ngã ba sông bùn lầy” vì thành phố
này là nơi hợp dòng của hai con sông Klang và Gombak. Kuala
Lumpur nằm trong thung lũng Klang xung quanh là dãy núi Main
và Eo biển Malacca. Kuala Lumpur có độ cao so với mực nước
biển là 22 m.
GDP của Kuala Lumpur được ước tính là 7,5 triệu USD trong năm
2000 với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm trung bình là 4,2%. GDP theo
đầu người của Kuala Lumpur trong năm 2000 là 8.800 USD, với
tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 6,1%. Lĩnh vực dịch vụ tạo khoảng
83% việc làm và bao gồm: tài chính, bảo hiểm bất động sản, dịch
vụ kinh doanh, thương mại bán buôn và bán lẻ, nhà hàng-khách
sạn, giao thông, lưu trữ và truyền thông, ngành phục vụ công
cộng, các dịch vụ cho cá nhân và chính phủ. 17% việc làm còn
lại thuộc lĩnh vực sản xuất và xây dựng. Du lịch cũng đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế Kuala Lumpur, mang lại thu
nhập và việc làm cho nhiều người.Khí hậu Kuala Lumpur mang
tính chất xích đạo, hay còn gọi chính thức là khí hậu rừng mưa
nhiệt đới. Nhiệt độ thường nhất quán và dao động từ trung bình
thấp là 22°C trong tháng 1 và tháng 2 đến trung bình cao là 33°C
trong tháng 3 và tháng 4. Lượng mưa trung bình là 2.266 mm
mỗi năm và lượng mưa cao nhất trong tháng 3,4, 10, 11 và 12. Lũ
lụt thường xuyên xảy ra ở Kuala Lumpur khi có mưa lớn và gây
ảnh hưởng nặng nề cho trung tâm thành phố. ô nhiễm không khí từ cháy rừng trong mùa khô và các sự kiện thời tiết cực đoan như El Nino,
có thể là nguồn gốc quan trọng gây ra ô nhiễm ở Kuala Lumpur.
Bằng chứng biến đổi khí hậu
Thay đổi nhiệt độ của Kuala Lumpur cũng tương tự như thay đổi ở các thành phố khác của Đông Nam Á. Nói chung, nhiệt độ đã ấm lên
0,5 đến 1,5°C từ những năm thuộc thập kỷ 50. Đã có sự suy giảm tổng thể về lượng mưa ở cả khu vực Đông Nam Á với số ngày mưa giảm
nhưng cường độ mưa bão tăng ở một số khu vực. Cũng có sự gia tăng về số ngày nóng nực và đêm ấm và giảm về số ngày và đêm lạnh
trong khoảng từ năm 1961 đến 1998.
Tác động
Các sự kiện thời tiết cực đoan, như mưa bão và lũ lụt với cường độ cao đã và sẽ là một vấn đề lớn đối với Malaysia và cụ thể là Kuala Lumpur.
IPCC nhấn mạnh rằng tần suất các đợt mưa cực đoan gây ra lũ lụt chóng vánh trong quá khứ và sự việc này sẽ càng tồi tệ trong những kịch
bản biến đổi khí hậu. Các trận lụt trước gây ra thiệt hại đáng kể, bao gồm lở đất lớn cùng với thiệt hại về người và của nặng nề. Tốc độ đô
thị hóa và tăng dân số tăng ở khu vực trung tâm của Kuala Lumpur sẽ kéo theo mở mang và phát triển nhiều khu vực nữa. Khi các sườn đồi
càng bị lấn chiếm, nguy cơ sạt lở đất và thiệt hại tài sản càng tăng vào thời điểm có đợt mưa lớn. Gia tăng thời lượng và cường độ sóng nhiệt
cũng được dự đoán là sẽ tồi tệ đi trong tương lai và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân nghèo của Kuala Lumpur, vì họ không
có hoặc có ít năng lực ứng phó với gia tăng sốc nhiệt. Người nghèo ở Kuala Lumpur cũng có giai đoạn khó khăn đối mặt với nhiệt độ tăng,
nhiều nhiễu loạn về lượng mưa hơn và sốc nhiệt. Dự kiến bệnh tiêu chảy do lũ lụt và hạn hán gây ra sẽ hoành hành ở địa phương kéo theo
tăng số người tử vong vì bệnh này trong khu vực.
Tần suất hạn hán ở một số vùng của Malaysia khá cao, đặc biệt là ở bang Sabah, và với việc tiếp tục khai thác ồ ạt nguồn nước bề mặt, hạn
hán có thể trở thành vấn đề lớn trong tương lai gần đối với Kuala Lumpur (ví dụ mất hồ dự trữ nước). Hạn hán ở Đông Nam Á cũng bị gây ra
bởi các sự kiện El Nino. Đợt hạn hán năm 1997 đến 1998 đã gây ra mất mùa hàng loạt, thiếu nước, và cháy rừng trên diện rộng. Biến đổi khí
hậu sẽ tiếp tục mở rộng diện tích thiếu nước nghiêm trọng của Malaysia, gây khó khăn cho dân nghèo trong cuộc đấu tranh sinh tồn khi
gặp thiên tai.
Điểm số cho tính dễ tổn thương = 4
Hiểm họa môi trường 3
Đe dọa do bão 1
Dâng cao mực nước biển 1
Lũ lụt / hạn hán 7
Nhạy cảm kinh tế xã hội 5
Dân số 3
Đe dọa đến tài sản 7
Năng lực ứng phó nghịch đảo 3
30
Kuala Lumpur, Malaysia
Kuala Lumpur có khả năng sẽ không bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng nhiều như những nơi khác trong khu vực, và do đó chỉ xếp hạng 3/10
về hiểm họa môi trường. Tuy nhiên, một phân tích gần đây cho thấy mực nước biển dâng có thể ảnh hưởng 7% dân số của Malaysia và 6%
GDP quốc gia. Tác động cộng hưởng do mực nước biển dâng, xói mòn đất ven biển và chuyển đổi rừng ngập mặn ven biển sang nuôi trồng
tôm đã diễn ra trong 3 thập kỷ qua suốt dọc bờ biển của Malaysia.
Năng lực ứng phó
Kuala Lumpur được coi là khu vực đô thị quan trọng nhất của Malaysia và ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính quyết định đối với tăng
trưởng kinh tế và bảo đảm phát triển bền vững. Hơn nữa, với trên 16 triệu du khách nước ngoài năm 2005 và một đóng góp đáng kể cho
GDP quốc gia, các biện pháp ứng phó là thiết yếu để duy trì vị thế điểm đến du lịch chủ chốt của Malaysia. Thực tế cho thấy ứng phó với
biến đổi khí hậu hiện tại sẽ ít tốn kém hơn và tương đối dễ dàng hơn là chờ đợi đến khi các hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra trở nên trầm
trọng hơn.
Do có sự gia tăng dự kiến về áp lực sử dụng nước, Malaysia, và cụ thể là Kuala Lumpur nên xem xét bảo vệ nguồn nước bề mặt và nước
ngầm, nâng cao hạ tầng cơ sở, từ đó có thể sử dụng nước tái chế và tích trữ nước mưa. Chiến lược quan trọng khác nữa bao gồm nâng
cao công tác quản lý và bảo trì hệ thống cung cấp nước, bảo vệ và bảo vệ các khu vực dẫn nước, xây dựng hệ thống kiểm soát lũ lụt, như
Đường hầm quản lý nước lũ (SMART Tunnel), hệ thống theo dõi hạn hán, và cải cách chính sách về nước, bao gồm hệ thống định giá và tưới
tiêu nước. Mặc dù nghiên cứu này không tìm ra được nhiều ví dụ ứng phó ở Kuala Lumpur, thành phố này có năng lực ứng phó tốt hơn các
thành phố còn lại của Malaysia và xếp hạng 3/10. Hơn nữa, có nhiều nghiên cứu điển hình hay từ các nước khác của Đông Nam Á, và Kuala
Lumpur nên chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình.
Đối với các tài nguyên ven biển, Kuala Lumpur nên tập trung tăng cường bảo vệ hạ tầng kinh tế, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng
về bảo vệ hệ sinh thái biển và ven bờ, bao gồm các khu rừng ngập mặn, hoàn thiện lập kế hoạch và khoanh vùng vùng ven bờ (như phát
triển bền vững) và quản lý ven biển tổng hợp để các thành phần kinh tế có sự trao đổi với nhau và các chính sách cũng như luật pháp được
nhìn nhận và thực thi.
1 m sea-level rise
2 m storm surge
20 km
© 2009 Google Map
N
31
Singapore, Cộng hòa Singapore
Hồ sơ thành phố
Singapore, tên chính thức là Cộng hòa Singapore, vừa là thành
phố vừa là một quốc đảo ở phía Nam của bán đảo Malay. Singa-
pore là quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á với diện tích 710 km2.
Mặc dù vậy, với dân số 4,7 triệu người và mật độ dân số là 6.672
người trên một km2, Singapore là nước có mật độ dân số cao
thứ ba trên thế giới. Singapore có nền văn hóa đa dạng, với cộng
đồng người Hoa chiếm đa số, cùng với số dân khá lớn người
Malay, Ấn Độ và các dân tộc khác.
Singapore nằm ở ngay cửa sông Singapore và từ những năm
1960 đã phát triển gần như toàn bộ đất đai xung quanh thành
khu đô thị với khoảng 23% đất được biến thành công viên. Trên
thực tế, Singapore đã xây dựng một phần đất của mình từ biển
(ví dụ Công viên East Coast) và có thể sẽ bổ sung thêm 100 km2
đến năm 2030.
Nền kinh tế Singapore tập trung vào công nghiệp, giáo dục, và
quy hoạch đô thị, là quốc gia có mức sống cao và do đó xếp hạng
về năng lực ứng phó với số điểm ngược lại là 1/10, tức là Singa-
pore có năng lực ứng phó tương đối cao. Với thu nhập GDP bình
quân theo đầu người (PPP) là 51.142 USD (2008), Singapore được
coi là nước giàu thứ sáu trên thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội
GDP ước tính là 238,8 triệu USD (2008). Singapore được xếp hạng
thứ 10 trong danh sách các thành phố sinh sống đắt đỏ nhất trên
thế giới và thứ 3 trong khu vực châu Á. Du lịch cũng mang đến
đóng góp đáng kể cho GDP nước này, với trên 10 triệu khách
tham quan trong năm 2008.
Nằm cách đường xích đạo chưa đến hai độ, Singapore có khí hậu
xích đạo điển hình hay còn gọi là khí hậu rừng mưa nhiệt đới với
hai mùa không phân biệt rõ rệt. Do có lượng mưa ít nhất là 60
mm mỗi tháng, nước này không có mùa khô thực sự. Khí hậu Sin-
gapore có đặc điểm nhiệt độ ấm đồng nhất, độ ẩm cao, và lượng
mưa lớn. Nhiệt độ dao động từ 22°C đến 34°C và độ ẩm tương
đối là khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong các đợt mưa kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Tháng 6 và tháng
7 thường là các tháng nóng nhất, trong khi tháng 11 và 12 tạo thành mùa gió mùa ẩm. Từ tháng 8 đến tháng 10, thường có khói mù, có khi
nghiêm trọng và phải báo có cảnh báo về sức khỏe cộng đồng ngay, do cháy rừng từ Indonesia.
Bằng chứng biến đổi khí hậu
Theo các dữ liệu khí hậu được theo dõi, Singapore đã ấm lên khoảng 0.6°C trong khoảng từ 1987 đến 2007, tương đồng với khu vực còn lại
của Đông Nam Á. Singapore đã thấy có ít mưa hơn, với lượng mưa hàng năm giảm đáng kể trong ba thập kỷ qua, nhưng cường độ các trận
mưa tăng cao trong đợt gió mùa, dẫn đến ngập lụt.
Tác động
Theo các dự án của IPCC nhiệt độ của Singapore tiếp tục tăng khoảng 1,7 đến 4,4°C vào cuối thế kỷ này. Ngoài ra, có khả năng Singapore sẽ
tiếp tục có thay đổi về lượng mưa, nguồn nước sạch, và mực nước biển dâng cao. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, như sóng nhiệt, mưa
lớn, và lũ lụt cũng đe dọa Singapore, và vì vậy thành phố xếp hạng 4/10 về hiểm họa môi trường. Mùa gió mùa của Singapore kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 1 và lượng mưa tăng đáng kể trong thời gian này có thể gây ra lũ lụt nghiêm trọng và thiệt hại nặng nề. Ban đầu, lượng
mưa tăng có vẻ như là một dấu hiệu tích cực đối với Singapore. Tuy nhiên, phần lớn lượng mưa lại là từ một vài cơn bão, dẫn đến khó giữ
nước ở các khu vực dẫn nước trong khi nhu cầu về nước sạch và lương thực lại ngày càng tăng. Gần đây, Singapore đã nhập khẩu nước từ
Johor, Malaysia và vẫn phải nhập khẩu lương thực, khiến cho Singapore dễ bị tổn thương trước các đổi thay ở các nước Đông Nam Á. Thực
ra, ngành nông nghiệp của Singapore chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP cả nước và do vậy, thiệt hại nghiêm trọng về mùa màng ở các nước
láng giềng sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp và cung ứng thực phẩm. Để ứng phó với nguy cơ này, chính phủ Singapore đã thực hiện một số
dự án được nêu bật trong phần ứng phó với biến đổi khí hậu dưới đây. Các dự đoán về biến đổi khí hậu cho thấy lượng mưa của Singapore
sẽ thay đổi từ –2% đến +15% với trung bình là +7%, nhưng với chỉ 138 m3 nước sạch cung cấp cho mỗi người dân Singapore, việc thay đổi
về lượng mưa tuy nhỏ nhưng sẽ dẫn đến những thay đổi lớn lao trong việc cung cấp nước sạch.
Điểm số cho tính dễ tổn thương = 4
Hiểm họa môi trường 4
Đe dọa do bão 1
Dâng cao mực nước biển 6
Lũ lụt / hạn hán 5
Nhạy cảm kinh tế xã hội 6
Dân số 2
Đe dọa đến tài sản 10
Năng lực ứng phó nghịch đảo 1
32
Singapore, Cộng hòa Singapore
Các dự đoán về biến đổi khí hậu cũng chỉ ra lượng mưa và gió cực đoan kết hợp với bão nhiệt đới có khả năng tăng lên. Đồng thời, mực
nước biển dâng cao sẽ tiếp tục làm sạt lở vùng ven biển vốn đã ít ỏi của Singapore và dẫn đến giảm độ dài đường bờ biển tổng thể. Với tư
cách là một hòn đảo, Singapore có ít đất liền và có nguy cơ cao về xói mòn bờ biển. Do vậy, mất đất ven biển là mối lo ngại lớn đối với Sin-
gapore và xói mòn đất tăng đã ảnh hưởng đến một số khu vực giải trí dọc bờ biển như Công viên East Coast. Mực nước biển được dự đoán
là tăng khoảng 60 cm vào cuối thế kỷ này và sẽ dẫn đến mất thêm đất liền.Hiểm họa khác do biến đổi khí hậu có thể bao gồm các tác động
đến sức khỏe con người. Ví dụ, các bệnh tật như sốt dengue lan rộng và thường xuyên hơn ở các khu vực trước đây chưa bị ảnh hưởng. Dịch
Dengue bùng phát trong năm 2005 lớn gấp ba lần cao điểm đợt dịch năm 1998 (bệnh này có 6 đến 7 đợt cao điểm) và năm 2007 chứng
kiến đợt bùng phát cao thứ 3. Dịch Dengue đang lan ra những khu vực trước đây chưa hề bị ảnh hưởng.
Năng lực ứng phó
Singapore có GDP bình quân đầu người khá cao, lượng dữ trữ tiền mặt lớn(ước tính 170 tỷ USD trong tháng 1 năm 2009), và có nhiều điều
kiện tiếp cận các công nghệ mới và sáng tạo, vì vậy, người ta tin tưởng rằng đất nước này có năng lực ứng phó tương đối cao. Tuy nhiên,
Singapore đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các tác động do biến đổi khí hậu mang lại bởi đây là một quốc đảo, có mật độ dân số cao tập trung
vào một thành phố và phụ thuộc vào nguồn lương thực từ các quốc gia khác. Do vậy, Singapore xếp hạng 6/10 mức độ nhạy cảm đối về
kinh tế-xã hội trước tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nguồn cung cấp nước cũng là vấn đề lớn ở Singapore vì nguồn nước của quốc
gia này rất ít ỏi trong khi dân số và các hoạt động kinh tế tăng nhanh. Trước tình hình này, chính phủ Singapore có kế hoạch nâng cao hệ
thống dẫn nước trên một nửa đến hai phần ba diện tích cả nước thông qua ba hồ chứa nước Marina, Punggol, và Serangoon. Singapore
đang tập trung nhiều nguồn lực vào các công nghệ nâng cao hiệu quả sử dụng nước, như tái chế và tái sử dụng nước đã qua sử dụng. Dự án
này được gọi là công nghệ NEWater, gần đây đã cung cấp khoảng 15% lượng nước tiêu dùng và sẽ tăng lên để đáp ứng 30% nhu cầu nước
của Singapore đến năm 2011. Singapore đang sử dụng công nghệ lọc nước đổi chiều đối với nước biển, công nghệ này sẽ tạo ra 136 triệu lít
nước sạch trong một ngày.
Xói mòn đất ven biển đang ảnh hưởng đến Singapore và tình hình sẽ càng tồi tệ đi với việc mực nước biển dâng và tần suất bão tăng. Ng-
hiên cứu gần đây ước tính chi phí hàng năm để bảo vệ bờ biển Singapore là từ 0,3 đến 5,7 triệu USD đến năm 2050 và khoảng 0,9 đến 16,8
triệu USD đến năm 2100. Bảo vệ bờ biển được đánh giá là chiến lược ít tốn kém nhất để đối phó với mực nước biển dâng ở Singapore và các
nhà nghiên cứu đã kết luận rằng để bờ biển bị nhiễm mặn rồi mới xử lý sẽ tốn kém hơn việc bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên, việc ứng phó không
thay thế được các biện pháp giảm thiểu, đây là hai việc cần tiến hành cùng nhau.
1 m sea-level rise
2 m storm surge
5 km
© 2009 Google Map
N
33
Phần V
Tính dễ tổn thương tổng thể
9 8 8 7 7 6 6 5 4 4 4
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải Bangkok Hồng Kong KL Singapore
1. Hiểm họa
8 6 9 6 4 8 8 5 7 3 4
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải Bangkok Hồng Kong KL Singapore
1.1 Đe dọa do bão
4 2 10 3 2 6 7 2 7 1 1
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom
Pênh
Hồ Chí
Minh
Thượng
Hải
Bangkok Hồng
Kong
KL Singapore
1.2 Dâng cao mực nước biển
9 8 8 8 1 10 10 7 7 1 6
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom
Pênh
Hồ Chí
Minh
Thượng
Hải
Bangkok Hồng
Kong
KL Singapore
1.3 Lũ lụt / hạn hán
10 9 10 7 10 8 7 7 6 7 5
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom
Pênh
Hồ Chí
Minh
Thượng
Hải
Bangkok Hồng
Kong
KL Singapore
34
Phần V
2. Nhạy cảm
8 10 7 7 6 6 9 7 6 5 6
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải Bangkok Hồng Kong KL Singapore
3. Năng lực ứng phó
10 7 7 7 10 3 2 4 1 3 1
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải Bangkok Hồng Kong KL Singapore
2.1 Dân số
6 10 5 7 1 4 9 5 3 3 2
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom
Pênh
Hồ Chí
Minh
Thượng
Hải
Bangkok Hồng
Kong
KL Singapore
2.2 Đe dọa đến tài sản
10 9 9 6 10 7 8 9 8 7 10
Dhaka Jakarta Manila Calcutta Phnom
Pênh
Hồ Chí
Minh
Thượng
Hải
Bangkok Hồng
Kong
KL Singapore
35
Khuyến nghị về chính sách
Không thể phủ nhận được rằng con người đã gây nên sự biến đổi khí hậu và những hậu quả không
thể đảo ngược từ biến đổi khí hậu, cơ hội để hạn chế những tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đang
dần đóng lại. Như đã được liệt kê trong báo cáo này, các tác động của biến đổi khí hậu ở châu Á là
có thật và đang xảy ra. Tính dễ bị tổn thương của vùng này khá cao và hàng triệu người đang bị ảnh
hưởng. Nhưng cũng may là có hàng loạt các giải pháp ứng phó tốt có thể được thực hiện ngay lập tức
và sẽ góp phần bảo vệ con người, tài sản và các hệ sinh thái tự nhiên. Tuy vậy, hành động nhanh là vô
cùng cần thiết vì trái đất không còn thời gian chờ đợi. Biến đổi khí hậu và những tác động của nó như
dâng cao mực nước biển, lụt lội, hạn hán và bão nhiệt đới sẽ ngày càng trầm trọng. Chi phí để ứng phó
với biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ sẽ ít tốn kém hơn hành động muộn màng sau này vì các hư hại do
biến đổi khí hậu gây ra sẽ ngày càng leo thang và chi phí để ứng phó cũng vậy.
Trước tình hình này, mục đích tối quan trọng trong hiệp định khung của Liên hiệp quốc về biến đổi
khí hậu là ổn định nồng độ khí phát thải để tránh những biến đổi khí hậu nguy hiểm. Các nghiên cứu
gần đây chỉ ra rằng khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên 20C sẽ đưa đến những hậu quả nguy
hiểm và không thể đảo ngược được đối với con người và tự nhiên. Nếu nhiệt độ tăng trên 20C, thì hậu
quả sẽ nhanh chóng trở nên rất tồi tệ. Lợi ích của việc hành động sớm và mạnh sẽ cao hơn rất nhiều so
với không hành động gì. Chi phí để phòng tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu có thể
chỉ giới hạn trong 1% GDP toàn cầu / năm, trong khi đó chi phí do không hành động ngay từ bây giờ
sẽ dao động từ 5 tới 20% GDP của toàn cầu / năm. Các nghiên cứu về phát thải khí nhà kính khuyến
cáo rằng, cơ hội để giữ cho nhiệt độ tăng dưới 20C đang dần khép lại, nhưng các nhà khoa học tuyên
bố rằng điều này vẫn còn có thể thực hiện được. Để có được 50% cơ hội giữ cho nhiệt độ trái đất tăng
dưới 20C đòi hỏi phát thải khí toàn cầu đạt đỉnh trước năm 2015 và giảm dần từ 80% tới 95% dưới mức
của năm 1990 vào năm 2050. Vì vậy WWF kêu gọi các quốc gia phát triển cắt giảm lượng khí phát thải
của họ ít nhất là 40% và 95% so với mức năm 1990 tương ứng vào năm 2020 và 2050.
Báo cáo này minh họa tính dễ bị tổn thương cao của các siêu thành phố ở châu Á và đưa ra một số
giải pháp ứng phó chung. Đây cũng là một chất xúc tác cho những thảo luận xã hội về tính dễ bị tổn
thương của vùng, những loại rủi ro khác nhau được phép và những điều có thể được thực hiện để cải
thiện tình hình. Hy vọng rằng nó không chỉ thúc đẩy cho một thảo luận ở vùng này mà nó còn khởi
xướng nên các cuộc thảo luận ở những vùng dễ bị tổn thương khác trên thế giới cũng như thảo luận
về sự bất công trong lịch sử giữa những người gây ô nhiễm nhiều nhất và các quốc gia vốn có đóng
góp rất ít vào biến đổi khí hậu nhưng lại phải hứng chịu nhiều hậu quả nhất.
Thực hiện các giải pháp giảm thiểu và ứng phó là rất bức thiết. Chúng ta cần triển khai những chính
sách giảm thiểu tham vọng và hiệu quả ngay lập tức, đạt đỉnh phát thải càng nhanh càng tốt (nhưng
không muộn hơn năm 2015) và duy trì cắt giảm ít nhất là 3% lượng khí thải hàng năm kể từ 2015 trở
đi. Nếu chúng ta muốn phòng tránh những hậu quả không thể đảo ngược được và tiết kiệm chi phí
thì chúng ta cần giảm nồng độ CO2 tới mức thấp hơn 350 ppm càng sớm càng tốt. Hiện nay, nồng độ
CO2 trên thế giới được ước tính là khoảng 396 ppm, đã bao gồm cả hiệu ứng làm lạnh tạo aerosol trên
khí quyển. Cách khác để chứng minh cho thực tế rất khó giữ cho nhiệt độ tăng trong ngưỡng 20C là
kiểm tra tổng lượng CO2 cho phép trong khí quyển. Nhằm thực hiện được yêu cầu này, chúng ta phải
hạn chế mức phát thải CO2 từ đốt cháy nguyên liệu hóa thạch trong khoảng 10 tỉ tấn trong giai đoạn
từ 2010 tới 2050. Nếu chúng ta làm tốt được việc này, thì có hơn 70% cơ hội là chúng ta sẽ giữ cho
nhiệt độ trái đất tăng dưới 20C.
Để giữ cho nhiệt độ trung bình của trái đất tăng dưới 20C, hệ thống năng lượng của chúng ta phải
được thay đổi theo hướng bền vững, chúng ta cần một phương hướng năng lượng mới. Một tương lai
năng lượng đảm bảo cho nhiệt độ tăng dưới 20C có tính thực tiễn và công nghệ hiện nay cho phép
chúng ta tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, tạo ra một ngành năng lượng có mức phát thải CO2 là
không hoặc rất thấp. Thách thức này mang tính chính trị theo đó hệ thống ra chính sách phải hoạt
động tích cực để có thể đem lại sự thay đổi cần thiết. Kiểm soát tăng nhiệt độ của thế giới dưới 20C để
tránh những tác động do biến đổi khí hậu đem lại không thể thành công được nếu không có nỗ lực để
thay đổi về chính trị. Một lượng của cải vật chất khổng lồ và một hệ thống quản lý đi theo nó đã được
giành ra nhằm giải quyết những xung đột quân sự, trong khi khả năng xảy ra những xung đột quân sự
này lại thấp hơn khả năng xảy những các tác động của biến đổi khí hậu rất nhiều. Các chính phủ, các
Phần VI
36
doanh nghiệp và cộng đồng khoa học cần tập trung nỗ lực để tạo ra sự thay đổi này hơn là cứ thầm
lặng để cho thế giới phải hứng chịu những tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu
Thời gian không còn nhiều, thực hiện các chiến lược giảm thiểu và chiến lược ứng phó là rất quan
trọng. Chúng ta phải nhớ rằng, với hai chiến lược này, chúng ta đều có thể hành động được mà không
phụ thuộc vào việc chúng ta là ai và có vai trò như thế nào trên hành tinh này. Cơ hội thực hiện giảm
thiểu và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu là cho mọi người. Tính dễ bị tổn thương rất quan trọng
để đánh giá vì lập kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu thực chất mà nói là việc thiết kế các lựa chọn của
chúng ta để hạn chế bị tổn thương. Tuy nhiên, không có một kế hoạch nào được lập ra chỉ để giảm
thiểu tổn thương do một loại tác động cụ đem lại tại một địa điểm cụ thể. Một kế hoạch ứng phó biến
đổi khí hậu hiệu quả đòi hỏi nhiều biện pháp được lồng ghép chặt chẽ với nhau, trong đó các hành
động đề ra bổ trợ cho nhau, tạo ra lợi ích cao nhất, hạn chế được nhiều loại tổn thương nhất hoặc
những tổn thương phải được ưu tiên giải quyết trước nhất. Để hạn chế bị tổn thương, các hoạt động
ứng phó cấp vùng, địa phương và toàn cầu nên được lồng ghép với nhau để hỗ trợ cho nhau.
Dưới đây là một số hoạt động ưu tiên ứng phó biến đổi khí hâu quốc tế:
• Ứng phó biến đổi khí hậu, một hậu quả có phần do các nước phát triển gây nên, là một gánh nặng
thêm cho các quốc gia đang phát triển, vì vậy các quốc gia phát triển cần tài trợ về tài chính và kĩ thuật
cho các nước đang phát triển như một cam kết pháp lý bắt buộc vì các nước phát triển phải chịu trách
nhiệm cho những việc họ đã gây ra trong quá khứ. Lập ra một khung ứng phó và phòng chống rủi ro
cho những nước, những vùng dễ bị tổn thương nhất với một Quỹ ứng phó biến đổi khí hậu được tài
trợ hợp lý và hoạt động tốt. Khung ứng phó và phòng chống rủi ro cũng phải có cơ chế bảo hiểm và
đền bù để chi trả cho những mất mát, hư hại hoặc phản ứng với những hệ quả khủng khiếp và không
phòng chống được của biến đổi khí hậu.
• Đảm bảo quyền cho các quốc gia trong vùng châu Á có tiếng nói quan trọng hơn nhằm xác định
những can thiệp và lượng tài chính thích hợp theo ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu của chính họ
Có một số hoạt động ưu tiên cấp vùng và quốc gia sẽ được áp dụng đối với tất cả các quốc gia châu
Á và đây cũng là một phần của giái pháp phòng tránh và giảm nhẹ những tổn thương chủ yêu, bao
gồm:
• Lồng ghép lập kế hoạch ứng phó và thích ứng khí hậu (climate resilience) vào quy hoạch phát triển
kinh tế trong ngắn, trung và dài hạn - có quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng. Đánh giá
lại chiến lược bảo tồn và phát triển để xác định tính dễ bị tổn thương của chúng trước tác động của
biến đổi khí hậu và nếu cần thiết thì thiết kế lại
• Xây dựng các chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu cấp quốc gia và cấp vùng theo hướng tiếp cận đa
ngành để cân bằng các quy hoạch bảo tồn và phát triển và tối đa hóa tính bền vững trong bối cảnh rất
nhiều khó khăn vì biến đổi khí hậu
• Xây dựng các quy trình cho sự tham gia của cộng đồng và những bên liên quan vào việc ứng phó
biến đổi khí hậu. Những bên phải chịu tác động của biến đổi khí hậu cần được tham gia vào quá trình
tạo ra và thực hiện các giải pháp ứng phó nhằm tạo nên sự công bằng và hiệu quả. Tri thức bản địa là
rất quan trọng và sẽ là khởi nguồn cho những chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu đầy sáng tạo, và có
thể các chiến lược đó sẽ chứng minh là thành công nhất
• Mở rộng và củng cố các mạng lưới cấp vùng về những khu vực được quản lý bởi cộng đồng có tiềm
năng thích ứng và chống chịu tốt với tác động của biến đổi khí hậu. Những khu vực này cần bao gồm
nhiều loại hình hệ sinh thái ven biển khác nhau. Chúng đóng vai trò như một bàn đạp cho các loài
thích ứng với biến đổi khí hậu và cũng hỗ trợ con người phản ứng lại với thay đổi khí hậu.
• Vận dụng quản lý dựa vào hệ sinh thái trong quản lý các vùng biển của khu vực để bảo vệ những
dịch vụ hệ sinh thái có vai trò sống còn; nhằm ứng phó với sự bất ổn và thách thức trong tương lai.
• Bảo vệ đa dạng sinh học biển và ven biển; thúc đẩy quản lý thủy sản bền vững để giải quyết chiều
hướng suy thoái năng suất và ứng phó với những thách thức trong tương lai do biến đổi khí hậu đưa
đến
Phần VI
37
Tài liệu tham khảo
Alam, M., 1996. Subsidence of the Ganges–Brahamaputra Delta of Bangladesh and associated drainage, sedimentation and salinity problems. In: Milliman, J.D.,
Haq, B.U. (Eds.), Sea-Level Rise and Coastal Subsidence. Kluwer Academic Publishers, pp. 169–187.
Allen, K.M., 2006: Community-based disaster preparedness and climate adaptation: local capacity building in the Philippines. Disasters, 30, 81-100.
Ali, A., 1999: Climate change impacts and adaptation assessment in Bangladesh. Climate Res., 12, 109-116.
Ali, A., 1996. Vulnerability of Bangladesh to climate change and sea level rise through tropical cyclones and storm surges. Water, Air, and Soil Pollution 92,
171–179.
Anderson-Berry, L.J., 2003: Community vulnerability to tropical cyclones: Cairns, 1996-2000. Nat. Hazards, 30, 209-232.
Anthoff, D., Nicholls, R.J., Tol, R.S.J. and Vafeidis, A.T. (2006). Global and regional exposure to large rises in sea-level: a sensitivity analysis. Working Paper 96.
Tyndall Centre for Climate Change Research, Norwich
ADB (Asian Development Bank), 2009. The economics of climate change in Southeast Asia: A regional review. ADB, Manila.
Boer, R. and Perdinan. 2008. Adaptation to Climate Variability and Climate Change: Its Socio-economic Aspect. Proceedings of the Workshop on Climate Change:
Impacts, Adaptation, and Policy in South East Asia, Economy and Environmental Program for Southeast Asia, Bali.
Boer, R. and R.G. Dewi. 2008. Indonesian Country Report—A Regional Review on the Economics of Climate Change in Southeast Asia. Report submitted for
RETA 6427: A Regional Review of the Economics of Climate Change in Southeast Asia. Asian Development Bank, Manila.
Boer, R., and A. Faqih. 2005. Current and Future Rainfall Variability in Indonesia. Technical Report of the AIACC Project Integrated Assessment of Climate Change
Impacts, Adaptation and vulnerability In Watershed Areas and Communities in Southeast Asia (AIACC AS21): Indonesia Component. Assessments of Impacts
and Adaptations to Climate Change, Washington, DC.
Boer, R., Sutikno, A. Faqih, B.D. Dasanto, and A. Rakhman. 2007. Deteksi Perubahan Iklim dan Dampak Sosio-ekonominya. Laporan Proyek Kerjasama Badan
Meteorology Dan Geofisika (Geophysics and Meteorology Agency) dan Institut Pertanian Bogor (Bogor Agricultural University), Bogor.
Boer, R. and A. Faqih. 2004. Current and Future Rainfall Variability in Indonesia. In An Integrated Assessment of Climate Change Impacts, Adaptation and
Vulnerability in Watershed Areas and Communities in Southeast Asia, Report from AIACC Project No. AS21 (Annex C, 95-126). International START Secretariat,
Washington, District of Columbia. FinalRept_AIACC_AS21.pdf
Chen, X.Q., 1991: Sea-level changes since the early 1920s from the long records of two tidal gauges in Shanghai, China. J. Coastal Res., 7, 787-799.
Cruz, R.V.O., R.D. Lasco, J.M. Pulhin, F.B. Pulhin and K.B. Garcia, 2006: Climate change impact on water resources in Pantabangan Watershed, Philippines. AIACC
Final Technical Report, 9-107.
Dasanto, B. D., and B. Istanto. 2007. Indonesia Country Report: Climate Variability and Climate Change. Jakarta. Dasgupta, S, B. Laplante, C. Meisner, D.
Wheeler, and J. Yan. 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research Working Paper 4136,
Washington, DC.
Du, B.L. and J.W. Zhang, 2000:Adaptation strategy for sea-level rise in vulnerable areas along China’s coast. Acta Oceanologica Sinica, 19, 1-16.
Duong, L.C., 2000: Lessons from severe tropical storm Linda. Workshop report: The Impact of El Niño and La Niña on Southeast Asia, Hanoi.
Ericson, J.P., C.J. Vorosmarty, S.L. Dingman, L.G.Ward and M. Meybeck, 2006: Effective sea-level rise and deltas: causes of change and human dimension
implications. Global Planet Change, 50, 63-82.
Faisal, I.M. and S. Parveen, 2004: Food security in the face of climate change, population growth and resource constraints: implications for Bangladesh. Environ.
Manage., 34, 487-498.
Fan, D.D. and C.X. Li, 2005: Complexities of Chinese coast in response to climate change. Advance in Research on Climate Change, 1, 111-114 (in Chinese with
an English abstract).
Ge, D.K., Z.O. Jin, C.L. Shi and L.Z. Gao, 2002: Gradual impacts of climate change on rice production and adaptation strategies in southern China, Jiangsu. J. Agr.
Sci., 18, 1-8.
Glantz, M.H., Ed., 2001: Once Burned, Twice Shy? Lessons Learned from the 1997-98 El Niño. United Nations University, Tokyo, 294 pp.
Haq, B.U., 1997. Regional and global oceanographic, climatic and geological factors in coastal zone planning. In: Haq, B.U., Haq, S. M., Kullenber, G., Stel, J.H.
(Eds.), Coastal Zone Management Imperative for Maritime Developing Nations. Kluwer Academic Publishers, pp. 55–74.
Hara,Y., K. Takeuchi and S. Okubo, 2005: Urbanization linked with past agricultural landuse patterns in the urban fringe of a deltaic Asian mega-city: a case study
in Bangkok. Landscape Urban Plan., 73, 16-28.
Hay, J.E., and N. Mimura, 2005: Sea-level rise: Implications for water resources management.Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 10, 717-
737.
Hay, J.E., and N.Mimura , 2006: Supporting climate change vulnerability and adaptation assessments in theAsia-Pacific Region –An example of sustainability
science. Sustainability Science, 1, DOI 10.1007/s11625-11006-10011-11628.
Ho, J. 2008. Singapore Country Report—A Regional Review on the Economics of Climate Change in Southeast Asia. Report submitted for RETA 6427: A Regional
Review of the Economics of Climate Change in Southeast Asia. Asian Development Bank, Manila.
Hu, D.X.,W.Y. Han and S. Zhang, 2001: Land-Ocean Interaction in Changjiang and Zhujiang Estuaries and Adjacent Sea Areas. China Ocean Press, Beijing, 218
pp. (in Chinese).
Phần VII
38
Hu, Z.Z., S. Yang and R. Wu, 2003: Long-term climate variations in China and global warming signals. J. Geophys. Res., 108, 4614, doi:10.1029/2003JD003651.
Huang, Z.G. andW.Q. Zhang, 2004: Impacts of artificial factors on the evolution of geomorphology during recent 30 years in the Zhujiang Delta. Quaternary
Research, 24, 394-401.
Hulme, M., and N. Sheard. 1999. Climate Change Scenarios for the Philippines. Climatic Research Unit, Norwich.
IPCC. 2007. 2007. Climate Change 2007. Contribution of Working Groups I and II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate
Change, Cambridge University Press Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA
Jiongxin, X., 2003: Sediment flux to the sea as influenced by changing human activities and precipitation: example of theYellow River, China. Environ.Manage,
31, 328-341.
Kelly, P.M. andW.N. Adger, 2000: Theory and Practice in Assessing Vulnerability to Climate Change and Facilitating Adaptation. Climatic Change, 47, 325-352.
Khan, T.M.A., O.P. Singh andM.D. Sazedur Rahman, 2000: Recent sea level and sea surface temperature trends along the Bangladesh coast in relation to the
frequency of intense cyclones. Marine Geodesy, 23, 103-116.
Kripalani, R.H., S.R. Inamdar and N.A. Sontakke, 1996: Rainfall variability over Bangladesh and Nepal: comparison and connection with features over India. Int.
J. Climatol., 16, 689–703.
Lal,M., G. Srinivasan and U. Cubasch, 1996: Implications of global warming on the diurnal temperature cycle of the Indian subcontinent. Curr. Sci. India, 71, 746-
752.
Lal, M., T. Nozawa, S. Emori, H. Harasawa, K. Takahashi, M. Kimoto, A. Abe-Ouchi, T. Nakajima, T. Takemura and A. Numaguti, 2001b: Future climate change:
implications for Indian summer monsoon and its variability. Curr. Sci.
India, 81, 1196-1207.
Lenton et al. 2008. Tipping elements in the Earth’s climate system. PNAS 105(6): 1786-1793.
Li, C.X., D.D. Fan, B. Deng, and V. Korotaev, 2004: The coasts of China and issues of sea-level rise. J. Coastal Res., 43, 36-47.
Lin, E.D.,Y.L. Xu, H. Ju andW. Xiong, 2004: Possible adaptation decisions from investigating the impacts of future climate change on food and water supply in
China. Paper presented at the 2ndAIACC Regional Workshop for Asia and the Pacific, 2-5 November 2004, Manila, Philippines.
meetings/Manila_04/Day2/erda_nov3.doc.
Liu, C.M. and Z.K. Chen, 2001: Assessment onWater Resources Status and Analysis on Supply and Demand Growth in China. ChinaWater Conservancy and
Hydropower Press, Beijing, 168pp.
Liu, C.Z., 2002: Suggestion on water resources in China corresponding with global climate change. China Water Resources, 2, 36-37.
Lüthi et al., 2008. High-resolution carbon dioxide concentration record 650,000-800,000 years before present. Nature 453: 379-382.
Manton,M.J., P.M. Della-Marta,M.R. Haylock, K.J. Hennessy, N. Nicholls, L.E. Chambers, D.A. Collins, G. Daw and Co-authors, 2001: Trends in extreme daily
rainfall and temperature in Southeast Asia and the South Pacific; 1961–1998. Int. J. Climatol., 21, 269–284.
Milliman, J.D., Broadus, J.M., Gable, F., 1989. Environmental and economic implications of rising sea-level and subsiding deltas: the Nile and Bengal examples.
Ambio 18, 340–345.
Mirza, M.Q., 2002: Global warming and changes in the probability of occurrence of floods in Bangladesh and implications. Global Environ. Chang., 12, 127-138.
NEF. 2007. Up in smoke? Asia and the Pacific: The threat from climate change to human development and the environment. London, UK.
Nicholls, R.J., 2004: Coastal flooding and wetland loss in the 21st century: changes under the SRES climate and socio-economic scenarios. Glob. Environ.
Chang., 14, 69-86.
Nicholls, R.J., 2006: Stormsurges in coastal areas. Natural Disaster Hotspots: Case Studies. Disaster Risk Management 6,M.Arnold, R.S. Chen, U. Deichmann,M.
Dilley, A.L. Lerner-Lam, R.E. Pullen and Z. Trohanis, Eds., The World Bank, Washington, District of Columbia, 79-108.
Nicholls, R.J., and R.J.T. Klein, 2005: Climate change and coastal management on Europe’s coast. Managing European Coasts: Past, Present and Future, J.E.
Vermaat, L. Bouwer,K. Turner andW. Salomons, Eds., Springer, Environmental Science Monograph Series. 199-226.
Nicholls, R.J., and J.A. Lowe, 2006: Climate stabilisation and impacts of sea-level rise. Avoiding Dangerous Climate Change, H.J. Schellnhuber, W. Cramer, N.
Nakićenović, T.M.L. Wigley and G. Yohe, Eds., Cambridge University Press, Cambridge, 195-202.
Nicholls, R.J., and R.S.J. Tol, 2006: Impacts and responses to sea-level rise: a global analysis of the SRES scenarios over the twenty-first century. Philos. T. Roy.
Soc. A, 364, 1073-1095.
Nicholls, R.J., S.E. Hanson, J. Lowe, D.A. Vaughan, T. Lenton, A. Ganopolski, R.S.J. Tol andA.T. Vafeidis, 2006: Metrics for Assessing the Economic Benefits of
Climate Change Policies: Sea Level Rise. Report to the OECD.ENV/EPOC/GSP(2006)3/FINAL. Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD).
128 pp.
Ong, J.E., 2001: Vulnerability of Malaysia to sea level change. Proceedings of the APN/SURVAS/LOICZ Joint Conference on Coastal Impacts of Climate Change
and Adaptation in the Asia – Pacific Region, 14-16th November 2000, Kobe, Japan, Asia Pacific Network for Global Change Research, 89-93.
PAGASA (Philippine Atmospheric, Geophysical and Astronomical Services Administration), 2001: Documentation and analysis of impacts of and responses to
extreme climate events. Climatology and Agrometeorology Branch Technical Paper No. 2001-2, PhilippineAtmospheric, Geophysical and Astronomical Services
Administration, Quezon City, 55 pp.
Perez, R. T., L. A. Amadore, and R. B. Feir. 1999. “Climate Change Impacts and Responses in the Philippine Coastal Sector.” Climate Research Journal 12:97–107.
Perez, R. 2008. Philippines Country Report—A Regional Review on the Economics of Climate Change in Southeast Asia. Report submitted for RETA 6427: A
Phần VII
39
Regional Review of the Economics of Climate Change in Southeast Asia. Asian Development Bank, Manila.
Pusat Pengembangan Kawasan Pesisir dan Laut, Institut Teknology Bandung. 2007.
Rawadee and Areeya. 2008. Adaptation Strategies for Coastal Erosion/Flooding: A Case Study of Two Communities in Ban Khun Thian District, Bangkok.
Thailand Development Research Institute Quarterly Review 23(1, March):11–8.
Ren, M., 1993. Relative sea-level rise in Huanghe, Changjiang and Zhuijiang (Yellow, Yangtze and Pearl River) deltas over that last 30 years and prediction for the
next 40 years (2030). Acta Geographica Sinica/Dili Xuebao 48, 385.
Ren, M., Milliman, J.D., 1996. Effect of sea-level rise and human activity on the Yangtze Delta, China. In: Milliman, J.D., Haq, B.U. (Eds.), Sea-Level Rise and
Coastal Subsidence. Kluwer Academic Publishers, pp. 205–214.
Rodolfo, K.S., and F.P. Siringan, 2006: Global sea-level rise is recognised, but flooding from anthropogenic land subsidence is ignored around northern Manila
Bay, Philippines. Disaster Manage., 30, 118-139.
Singh, N. and N.A. Sontakke, 2002: On climatic fluctuations and environmental changes of the Indo-Gangetic plains, India. Climatic Change, 52, 287-313.
Solomon et al., 2009. Irreversible climate change due to carbon dioxide emissions. PNAS 106(6): 1704-1709.
Spalding, M., F. Blasco and C. Field, 1997: World Mangrove Atlas. The International Society for Mangrove Ecosystems, 178 pp.
Stern, N. 2007. The Economics of Climate Change: The Stern Review. Cambridge: Cambridge University Press.
Tam, N.Y.Y., and Y.S. Wong, 2002: Conservation and sustainable exploitation of mangroves in Hong Kong. Trees, 16, 224-229.
Tan, J., L.S. Kalkstein, J. Huang, S. Lin, H. Yin and D. Shao, 2004: An operational heat/health warning system in Shanghai. Int. J. Biometeorol., 48, 157-62.
Tran, V.L., D.C. Hoang and T.T. Tran, 2005: Building of climate change scenario for Red River catchments for sustainable development and environmental
protection. Preprints, Science Workshop on Hydrometeorological Change in Vietnam and Sustainable Development, Hanoi, Vietnam, Ministry of Natural
Resource and Environment, Hanoi, 70-82.
TEI. 1999. A Study on Thailand’s Climate Change. Thailand Environment Institute, Bangkok.
TEI. 2000. Report for the Preparation of Climate Change National Action Plan for Thailand. Thailand Environment Institute, Bangkok.
Thanawat, J. 2006. Coastal Erosion in Thailand: Causes and Management. Department of Geology, Chulalongkorn University.
Trenberth, K.E. and T.J. Hoar, 1997: El Niño and climate change. Geophys. Res. Lett., 24, 3057-3060.
UNDP, 2004: Reducing disaster risk: A challenge for development, Disaster Reduction Unit, Bureau for Crisis Prevention and Recovery, 161 pp.
Wassmann, R., N.X. Hien, C.T. Hoanh and T.P. Tuong, 2004: Sea level rise affecting the Vietnamese Mekong Delta: water elevation in the flood season and
implications for rice production. Climatic Change, 66, 89-107.
World Bank, 2004: Modelled Observations on Development Scenarios in the Lower Mekong Basin, Prepared for the World Bank with cooperation of the Mekong
Regional Water Resources Assistance Strategy, World Bank, Vietnam, 142 pp.
The World Bank.2003. Building Safer Cities. The Future of Disaster Risk.
The World Bank.2008. Global Monitoring Report. MDGs and the Environment. Agenda for Inclusive and Sustainable Development.
Yanagi, T., and T. Akaki. 1994. “Sea Level Variation in the Eastern Asia.” Journal of Oceanography 50:643–51.
Yusuf, A.A. and H.A. Francisco, 2009. Climate Change Vulnerability Mapping for Southeast Asia. Economy and Environment Program for Southeast Asia
(EEPSEA), Singapore www.eepsea.org.
Phần VII
WWF International
Avenue du Mont-Blanc
1196 Gland
Switzerland
Tel: +41 22 364 9111
www.panda.org
Tôn chỉ của WWF là ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường tự nhiên
trên trái đất và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài
hòa với thiên nhiên thông qua:
- Bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới
- Đảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo được sử dụng bền
vững
- Khuyến khích giảm thiểu ô nhiễm và giảm tiêu dùng lãng phí
©1986 Panda symbol WWF - World Wide Fund For Nature (Formerly World Wildlife Fund) ® “WWF” and “living planet” are Registered Trademarks
Hãy bình chọn trái đất để thể hiện sự ủng hộ của bạn cho một hiệp định khí hậu công bằng, tham vọng và bắt buộc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sieu_ap_luc_doi_voi_cac_sieu_thanh_pho_3785_2066818.pdf