Sinh học Chuyên đề 1: Cấu tạo tế bào

1. Màng tế bào Bao bọc quanh tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường xung quanh. Gồm 3 thành phần chính: lipid, protein, carbohydrad - Lipid màng: gồm phospho lipid và cholesterol + Phospho lipid: gồm 2 đầu, 1 đầu ưa nước tiếp xúc với môi trường nước, 1 đầu kị nước không tiếp xúc với môi trường nước. + Cholesterol: nằm rải rác, xen kẽ các phân tử phospho lipid Extracellular fluid: dịch ngoại bào (dịch ở bên ngoài tế bào) Integral protein: protein xuyên màng Protein channel: kênh protein (để vận chuyển các chất ra vào tế bào) Peripherial protein: protein ngoại vi Cytoplasm: tế bào chất

doc8 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh học Chuyên đề 1: Cấu tạo tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1: Cấu tạo tế bào Cơ thể người là một bộ máy tinh vi cực kì phức tạp. Được cấu tạo từ các cơ quan: não, mắt, gan, tim, thận, da Mỗi cơ quan có những chức năng riêng phục vụ cho rất nhiều nhu cầu của con người: ăn, uống, thở, học tập, tư duy Brain: não Heart: tim joint: khớp Nose: mũi Large intestine: ruột già kidney: thận Throat: họng appendix: ruột thừa stomach: dạ dày Chest: ngực rectum: trực tràng spleen: lách Lung: phổi small intestine: ruột non diaphram: cơ hoành Và chúng đều được cấu tạo từ các tế bào rất nhỏ. Ví dụ tim được cấu tạo từ các tế bào cơ tim , gan được cấu tạo từ các tế bào gan, não được cấu tạo từ các tế bào thần kinh gọi là nơ-ron Tế bào cơ tim Tế bào thần kinh (Nơ-ron) Tế bào hồng cầu (có trong máu) Các tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng cơ bản đều gồm 3 thành phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân. Chúng ta sẽ đi vào từng phần cụ thể. 1. Màng tế bào Bao bọc quanh tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường xung quanh. Gồm 3 thành phần chính: lipid, protein, carbohydrad - Lipid màng: gồm phospho lipid và cholesterol + Phospho lipid: gồm 2 đầu, 1 đầu ưa nước tiếp xúc với môi trường nước, 1 đầu kị nước không tiếp xúc với môi trường nước. + Cholesterol: nằm rải rác, xen kẽ các phân tử phospho lipid Extracellular fluid: dịch ngoại bào (dịch ở bên ngoài tế bào) Integral protein: protein xuyên màng Protein channel: kênh protein (để vận chuyển các chất ra vào tế bào) Peripherial protein: protein ngoại vi Cytoplasm: tế bào chất Hydrophobic tail: đuôi kị nước (quay vào trong) Hydrophilic head: đầu ưa nước (quay ra ngoài) Bilayer: kép - Protein màng: gồm protein xuyên màng và protein ngoại vi (bám vào một bề mặt của màng) + Protein xuyên màng: có protein đóng vai trò là các “kênh” vận chuyển thụ động, có protein làm “máy bơm” vận chuyển chủ động các chất ra vào tế bào. (Chúng ta sẽ thảo luận kĩ hơn ở chuyên đề sự vận chuyển các chất qua màng tế bào). + Protein ngoại vi: bám ở mặt ngoài hay mặt trong của tế bào - Carbohydrad màng: Ở dạng glycoprotein hay glycolipid + Phần lớn các protein xuyên màng đều ở dạng glycoprotein + Glycolipid: chiếm 1/10 số lượng phân tử lipid màng 2. Tế bào chất Gồm các bào quan như lưới nội chất, bộ máy Golgi, ty thể, Lysosome, Peroxysome như ở hình vẽ bên dưới. Mitochondria: Ty thể Secretory vesicle: túi tiết (túi vận chuyển) Membrane: màng tế bào Vacuole: không bào Microtutube: vi ống Cytoplasm: tế bào chất Centrosome: trung thể Golgi: túi Golgi Microfilament: vi sợi Nucleus : nhân Lysosome: Tiêu thể Nucleolus: hạch nhân Smooth endoplasmic: lưới nội chất trơn Rough endoplasmic: lưới nội chất hạt Intermediate filament: sợi trung gian Chromatin: nhiễm sắc chất (tiền nhiễm sắc thể) Peroxisome: giúp oxy hóa các chất độc cho tế bào thành chất không độc → giải độc cho tế bào. Ví dụ: ½ độc tố lượng rượu uống vào được giải trừ ở gan nhờ các Peroxisome của tế bào gan. Ty thể: Được mệnh danh là ngôi nhà năng lượng vì chức năng là tổng hợp năng lượng cho tế bào sử dụng. Ty thể có nhiều ở đâu? Câu hỏi này không khó, ta hãy nhìn xem cơ quan nào hoạt động nhiều (cần nhiều năng lượng) thì tế bào cơ quan đó sẽ có nhiều ty thể. Một vận động viên thể thao (ví dụ vận động viên tennis), khi thi đấu họ hoạt động cơ rất nhiều (chạy, đỡ bóng, đánh bóng, ) nên tế bào cơ chứa nhiều ty thể. Tim co bóp liên tục để tống máu lưu thông tuần hoàn dường như không lúc nào ngừng nghỉ, do vậy tế bào cơ tim cũng chứa nhiều ty thể. Gan đảm nhiệm nhiều chức năng cho cơ thể (giải độc, sản xuất dịch mật để tiêu hóa lipid, điều hòa lượng đường máu, tạo ra Albumin cho cơ thể ) nên tế bào gan cũng chứa nhiều ty thể. Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng gửi về gmail: Sharringkienthucy@gmail.com Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccd_1_cau_tao_te_bao_7927.doc
Tài liệu liên quan