Một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước có ga là những chất không hề tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng. Đây là nguyên nhân khiến nam giới mắc phải các chứng như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý cũng như làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng dẫn đến hiện tượng vô sinh và hiếm muộn.
3. Chế độ sinh hoạt:
Việc sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và số lượng của tinh trùng. Những nam giới thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, sinh hoạt thất thường, ít vận động và tập luyện sẽ khiến chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm.
21 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh học - Cơ quan sinh dục nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ QUAN SINH DỤC NAM
DƯƠNG VẬT
CẤU TẠO BÊN NGOÀI
Bao quy đầu:
Ở phần đầu dương vật có một đoạn da mỏng bảo vệ, gọi là bao quy đầu. Bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ đầu dương vật.
Quy đầu:
Là phần đầu của dương vật, nằm trong bao quy đầu, ở đó tập trung số lượng lớn dây thần kinh, nó vô cùng nhạy cảm khi quan hệ nó có nhiện vụ tạo cảm xúc nhiều hơn cho nam giới.
Lỗ niệu đạo:
Nằm ở giữa đỉnh của quy đầu có có nhiệm vụ quan trọng là tiểu tiện và phóng tinh trùng ra ngoài.
Dây hãm bao quy đầu:
Là một nếp mô rất co giãn nằm ở mặt dưới của qui đầu. Nếp mô này nối lớp niêm mạc mặt dưới của đầu dương vật với da qui đầu. Khi dương vật cương cứng thì mảnh da này căng ra. Chức năng của nếp hãm này là giúp giữ da qui đầu khỏi bị tuột quá xa vị trí của nó và do đó bảo đảm qui đầu được che chở (da qui đầu có thể được kéo trở lại để che chở cho quy đầu). Nếp hãm rất nhạy cảm khi bị kích thích, do đó đóng phần quan trọng trong cơ cấu gây khoái cảm cho cơ quan sinh dục nam.
CẤU TẠO BÊN TRONG
Gồm 3 ống hình trụ : được bao quanh bởi lớp bao mỏng gọi là lớp bao xơ trắng, có chức năng nâng đỡ và giúp dương vật có chức năng để cương.
+ 2 ống thể hang trong có các hang gần giống hang động
+ 1 ống thể xốp bao quanh niệu đạo
Mạch máu và thần kinh
+ Máu từ động mạch bụng đổ vào động mạch lưng dương vật để đi vào dương vật, từ động mạch lưng máu đi vào động mạch sâu nằm trong thể hang.
+ Máu thoát ra từ các tĩnh mạch thể hang, sau đó đổ vào tĩnh mạch lưng sâu nằm quanh thể hang rồi chảy về tĩnh mạch lung nông và đi ra khỏi dương vật đổ vào tĩnh mạch bụng.
Ở điều kiện bình thường, chẳng hạn như trong các hoạt động thường ngày, các động mạch chịu trách nhiệm bơm máu cho dương vật chỉ hé mở một phần để cung cấp đủ lượng máu cho các mô và tế bào hoạt động hiệu quả mà thôi.
Khi gặp các kích thích tính dục, bộ não sẽ gửi tín hiệu để kích hoạt các hormone hoạt động giúp mở rộng toàn bộ các động mạch này.Tốc độ máu được bơm vào thể hang từ các động mạch này sẽ nhanh hơn tốc độ máu đi ra từ tĩnh mạch.
Khi thể hang được làm đầy và phình to lên, các tĩnh mạch sẽ bị chèn ép và máu bị nghẽn lại khiến cho dương vật cương cứng. Các phản ứng này sẽ xảy ra liên tiếp và duy trì cho đến khi dương vật xìu xuống. Khi đó, não sẽ ngừng phát tín hiệu và các hormone sẽ thu hẹp các van động mạch lại như trạng thái bình thường.
Hiện tượng rối loạn cương dương có thể xảy ra khi não của người nam không gửi đủ hoặc không gửi đi được bất kỳ tín hiệu nào; lượng máu cung cấp cho dương vật bị hạn chế hoặc khi các mô cương bị tổn thương.
Chức năng của dương vật: có chức năng dẫn nước tiểu vừa có chức năng phóng tinh dịch.
BÌU
Bìu gồm:
- Da
- Dưới da là cơ trơn xen vào nhau gọi là cơ bám da bìu
- Mô liên kết ngoài (lớp mạc nông)
- Cơ vân (cơ bìu)
- Mô liên kết trong (lớp mạc sâu)
Chức năng: Bìu có vai trò giữ cho nhiệt độ tinh hoàn thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1,5 0C đến 2,5 0C, đảm bảo điều kiện nhiệt độ tốt nhất cho quá trình hình thành và phát triển của tinh trùng.
TINH HOÀN VÀ MÀO TINH
Người trưởng thành tinh hoàn có kích thước khoảng 4.5cmÍ2.5cm, nặng khoảng 10g-15g, được bao bọc bởi 2 lớp vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi gọi là lớp áo trắng.
Bên trong, tinh hoàn được chia thành 200-300 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn. Mỗi ống sinh tinh xoắn dài từ 30 đến 80 cm, đường kính 150-200 micro mét. Tổng chiều dài các ống sinh tinh khoảng 150m. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn sau đó đổ vào ống mào tinh.
Trong tiểu thùy, mô liên kết xen giữa các ống sinh tinh gọi là mô kẽ. Ở đây có những nhóm tế bào kẽ (tế bào Leydig) tiết ra hormon testosteron. Các tế bào này cùng các mao mạch tạo thành tuyến nội tiết kiểu tản mát gọi là tuyến kẽ tinh hoàn.
Từ lưới tinh hoàn có khoảng 12 – 15 ống đi tỏa hình nón, cùng đổ vào ống mào tinh (ống này nằm trong mào tinh hoàn, dài khoảng 5-7m và rất ngoằn ngoèo).
Mào tinh có dạng chữ C, gắn vào phần đầu và bờ sau tinh hoàn. Ống mào tinh được cấu tạo bởi một tầng cơ trơn mỏng sắp xếp theo hướng vòng ở bên ngoài và biểu mô trụ giả tầng ở bên trong. Biểu mô ống mào tinh có các vi nhung mao dài gọi là các lông giả. Kết hợp sự co bóp của lớp cơ trơn và lông giả giúp tinh trùng di chuyển. Biểu mô ống mào tinh còn tham gia quá trình hấp thu và tiêu hóa các thể cặn bào tương được tạo ra trong quá trình sinh tinh.
CẤU TẠO ỐNG SINH TINH
Được bao bọc bởi màng bao xơ chun và màng đáy.
Thành ống được cấu tạo bởi biểu mô sinh tinh (nằm viền dọc các ống sinh tinh, phân chia liên tục để tạo tinh trùng), gồm 2 tế bào chính là tế bào Sertoli và tế bào dòng tinh.
Tế bào sertoli:
Tế bào Sertoli không phân chia và chỉ có 1 loại tế bào. Các tế bào Sertoli nằm giữa các tế bào sinh tinh và trải dài từ màng nền đến sát lòng ống sinh tinh.
Sự liên kết giữa các tế bào Sertoli chia biểu mô sinh tinh làm 2 phần: phần nền và phần ống, phần nền gồm tinh nguyên bào và tinh bào non. Phần ống bao gồm các tinh bào và tiền tinh trùng. Sự phân chia này tạo điều kiện cho các tinh nguyên bào gián phân và biệt hóa. Các tinh bào non từ phần nền, được sinh ra từ lần gián phân của tinh nguyên bào, phải vượt qua phức hợp liên kết giữa các tế bào Sertoli để biệt hóa và đi vào lòng ống sinh tinh.
Tế bào Sertoli có 3 chức năng:
• Tạo khung chống đỡ và bảo vệ cho các tế bào dòng tinh, nuôi dưỡng và điều hoà sự phát triển của tinh trùng.
Các tế bào Sertoli tạo nên hàng rào bảo vệ cho sự phát triển của các tế bào tinh trùng khỏi bị kháng thể tấn công thông qua hàng rào máu – tinh hoàn: trong lớp biểu mô sinh tinh, các tế bào Sertoli liên kết với nhau theo liên kết cầu tế bào tạo hàng rào máu – tinh hoàn. Hàng rào này ngăn không cho tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó tiếp xúc với máu của cơ thể, tách biệt môi trường của ống sinh tinh và máu. Khi hàng rào này bị tổn thương, tinh trùng và sản phẩm thoái hóa đi vào máu, tiếp xúc với tế bào có thẩm quyền miễn dịch gây mẫn cảm với tế bào này và tạo kháng thể chống lại tinh trùng, là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
• Thực bào : Trong quá trình sinh tinh, lượng bào tương không cần dùng tới của tiền tinh trùng sẽ bị thải ra như là các chất cặn bã. Lượng bào tương này sẽ bị thực bào bởi các lyzosom của tế bào Sertoli.
• Tạo dịch tiết: Tế bào Sertoli liên tục tạo dịch tiết đổ vào ống sinh tinh, dịch này chạy thẳng vào hệ ống dẫn tinh, giúp quá trình di chuyển của tinh trùng được thuận
Tế bào dòng tinh
Các tế bào dòng tinh luôn phân chia và bao gồm nhiều loại tế bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Các tế bào non nhất ở gần màng đáy, các tế bào trưởng thành hơn nằm gần lòng ống sinh tinh hơn.
• Quá trình sinh tinh được chia thành thời kỳ tạo tinh bào, thời kỳ phân bào giảm nhiễm (giảm phân) và thời kỳ tạo tinh trùng. Quá trình này liên quan đến các tế bào dòng tinh, gồm có: Tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng và tinh trùng .
Ở người, quá trình phát triển từ tế bào mầm nguyên thuỷ thành tinh trùng mất khoảng 64 - 74 ngày. Tiếp đó tinh trùng còn cần trải qua một giai đoạn trưởng thành khoảng 12 ngày nữa ở trong biểu mô ống sinh tinh .
Tinh trùng cần từ 12 – 21 ngày để di chuyển từ lưới tinh hoàn qua mào tinh đến ống dẫn tinh.
Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu – 200 triệu tinh trùng. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn, phần lớn tinh trùng được dự trữ ở túi chứa tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng. Trong 2-4ml tinh dịch tiết ra trong lột lần giao hợp có trung bình 50 triệu tinh trùng. Do lượng tinh trùng bị tổn thất trên đường sinh dục nữ rất lớn nên khi số lượng này giảm xuống còn khoảng 20 triệu/ml thì được coi là vô sinh ở người nam. Một người đàn ông trung bình trong đời sản xuất được 17 lít tinh dịch hoặc gần 1.500 tỷ tinh trùng.
Các nội nội tiết tố có chức năng kiểm soát hoạt động của tinh hoàn nhờ vào việc phóng thích LH và FSH vào máu. Những nội tiết tố này sẽ tác động như những “chìa khóa” để khởi động tinh hoàn.
- Khi nồng độ của LH và FSH trong dòng máu tăng trong thời kì đầu của dậy thì sẽ giúp cho tinh hoàn phát triển và trưởng thành. Nhờ vào tác động của LH, tế bào Leydig trong tinh hoàn sản xuất ra nội tiết tố sinh dục nam- testosterone. Testosterone có vai trò cho sự phát triển chung ở nam giới ở tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài, râu, tóc và các đặc tính sinh dục nam thứ phát khác.
- Cùng với testosterone, FSH từ tuyến yên tác động lên ống sinh tinh trong tinh hoàn để kích thích quá trình sinh tinh trùng.
CẤU TẠO TINH TRÙNG
Mỗi tế bào tinh trùng gồm ba phần cơ bản: phần đầu gồm nhân(trong đó chứa ADN di truyền) và thể đỉnh( chứa enzim phân hủy hyaluroniaza và lysin có khả năng phân giải protein. Những enzyme này đóng vai trọng trong quá trình xâm nhập của tinh trùng vào trứng), phần thân (cung cấp năng lượng cho đuôi), và đuôi của chính nó (còn được gọi là roi).
Phần đầu tinh trùng có kích thước trung bình 3x5x2µm. Tinh trùng có nhân lớn chiếm phần lớn thể tích của đầu tinh trùng với chất nhiễm sắc co dày và có thể mang nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y . Bào tương có rất ít và tập trung ở vùng gần đuôi, bào tương có các thể trung tâm, vi ống, ti thể giúp cho sự chuyển động của tinh trùng.
Cổ tinh trùng là phần nối phần đầu và phần đuôi, đoạn này ngắn và hẹp, có chứa trung thể có vai trò quan trọng trong sự phân chia của hợp tử.
Đuôi tinh trùng có một sợi trục nguyên sinh chất đặc lại chạy dọc suốt chiều dài của đuôi, dài khoảng 50-55µm, được chia thành ba đoạn.
- Đoạn trung gian: dài khoảng 5µm, có dây trục nằm giữa, bao sợi lò so bao quanh dây trục do các các ti thể biến dạng tạo thành, tham gia vào quá trình chuyển hóa cung cấp năng lượng cho sự vận động của tinh trùng. Màng tế bào bao ngoài.
- Đoạn chính: dài khoảng 45µm. Đoạn này có dây trục nằm giữa, bao sợi xơ đặc bao quanh và màng tế bào bao ngoài cùng. Tham gia vào chức năng vận động của đuôi.
- Đoạn cuối: dài khoảng 2-3µm, cấu tạo bởi dây trục được bao bọc bởi màng tế bào ở bên ngoài.
Nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1,5 đến 2,5 độ là thích hợp nhất để sx tinh trùng. Thấp hoặc cao hơn nhiệt độc này thì sự sản sinh tinh trùng sẽ giảm dần.
Chức năng của tinh hoàn
Tinh hoàn được xem là nhà máy sản xuất tinh trùng, là bộ phận đảm nhận trách nhiệm sinh sản của nam giới.
Bên cạnh chức năng sản xuất tinh trùng, tinh hoàn còn có chức năng bài tiết hormon sinh dục nam, chủ yếu là testosterone, đóng vai trò quyết định các đặc tính của nam giới và điều khiển hoạt động sinh dục.
Chức năng của mào tinh:
Là nơi chứa đựng tinh trùng,ở đây tình trùng sẽ hoàn thiện và đạt được khả năng bơi.
TÚI TINH
Là cơ quan có cấu trúc hình túi xoắn, gồm hai túi, nằm sau và ở dưới đáy bàng quang, được tạo bởi các lớp cơ màng , mỗi túi dài khoảng 5cm. Túi chứa tinh trùng chủ yếu là do ống chứa tinh trùng cong vòng vèo hợp thành,giữa ống nhỏ có tổ chức xơ sợi rất mảnh dẻ và tổ ong.
Chức năng:
Túi chứa tinh trùng có chức năng chứa đựng và nuôi tinh trùng trưởng thành hoàn toàn, bài tiết ra một chất lỏng làm trung hòa acid gọi là tinh dịch, thành phần giàu fructose, prostaglandin, protein, giúp cho tinh trùng di chuyển được tốt. Chất tiết ra này chiếm khoảng 60 – 70% khối lượng tinh dịch. Số tinh dịch nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người, cũng như số lần xuất tinh trong một ngày.
TUYẾN TIỀN LIỆT
Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục phụ rất nhỏ, chỉ bằng hạt dẻ, nằm dưới bàng quang, bọc xung quanh niệu đạo tiền liệt nam.
Tuyến tiền liệt nặng chừng 15g đến 20g, rộng 4cm cao 3cm, dày 2,5cm. Gồm 30 đến 50 ống hoặc tuyến tiết chất lỏng vào niệu đạo và ống dẫn tinh. Dịch tiết từ tuyến tiền liệt chiếm khoảng 15-20%, thành phần chính của nó là đường fructose, có đặc tính nhầy và kiềm.
Chức năng: Tiền liệt tuyến có hai chức năng chính là: tiết và dữ trữ dịch (tuyến tiết ra một chất đục như sữa), co bóp và kiểm soát nước tiểu.
- Tiết và dự trữ dịch: Tiền liệt tuyến (cùng với túi tinh và tuyến hành niệu đạo) sản xuất ra phần lớn dịch trong tinh dịch. Dịch từ các tuyến này sẽ trộn lẫn với tinh trùng và giúp cho tinh trùng di chuyển dễ dàng trong hệ thống sinh dục nam. Dịch tiết từ tuyến tiền liệt chiếm khoản 15-20%, thành phần chính của nó là đường fructose, có đặc tính nhầy và kiềm.
Giúp kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tuyến tiền liệt bao quanh. Khi đạt đến đỉnh điểm của khoái cảm, cơ vòng bàng quang sẽ đóng chặt để ngăn không cho tinh dịch trào ngược vào bàng quang.
Trong thời gian phóng tinh, các túi của tiền tiệt tuyến co bóp cùng với co bóp của ống dẫn tinh để đẩy tinh trùng ra ngoài.
TUYẾN HÀNH NIỆU ĐẠO VÀ NIỆU ĐẠO
1. Tuyến hành niệu đạo
Là tuyến đôi có hình hạt đậu phụng, nằm bên dưới tuyến tiền liệt, hai bên niệu đạo màng ở bên trong hoành niệu dục.
Chức năng: Đổ dịch tiết vào niệu đạo hành xốp bằng một ống tiết . Dịch tiết của tuyến là một chất kiềm có tác dụng trung hòa dịch acid của nước tiểu trong niệu đạo, qua đó bảo vệ cho tinh trùng. Tuyến cũng tiết ra dịch để bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.
2. Niệu đạo
Niệu đạo là một bộ phận thuộc đường tiết niệu, bộ phận này là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ niệu đạo (lỗ sáo).
Chiều dài: khoảng 18–20 cm (gấp 6 lần nữ)
Phân làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Niệu đạo tiền liệt
Dài khoảng 3–4 cm, là phần giãn to nhất của niệu đạo,có nhiều ống tuyến tiền liệt đổ vào.
Đoạn 2: Niệu đạo màng
Ngắn nhất và hẹp nhất, từ mặt dưới tiền liệt tuyến đến hành niệu đạo.
Đoạn 3: Niệu đạo xốp
Là đoạn đi trong hành xốp dương vật ra đến ngoài tại lỗ niệu đạo, có chiều dài khoảng 12-15 cm.
Chức năng: Dẫn nước tiểu và dẫn tinh.
CÁC ĐƯỜNG DẪN TINH
Gồm: ống dẫn tinh, ống phóng tinh, niệu đạo màng và niệu đạo dương vật.
Ống dẫn tinh:
Là ống nối trực tiếp với đầu ra của mào tinh và kết thúc gặp tuyến tiền liệt, dài khoảng 30cm-45cm, đường kính 2-3mm nhưng lòng ống chỉ rộng 0,5mm. Được bao bọc bởi lớp cơ, dưới lớp cơ là lớp dưới niêm mạc và niêm mạc. Biểu mô ống dẫn tinh là biểu mô trụ giả tầng, có lông chuyển ở hầu hết chiều dài ống.
Trước khi đến tuyến tiền liệt, ống tinh có chỗ giãn rộng gọi là ống bóng tinh (bóng tinh quản). Ở đây biểu mô dày hơn và nhiều nếp gấp hơn. Ở phần cuối của các bóng tinh có các túi tinh đổ vào.
Ống phóng tinh:
Là đoạn xuyên qua tiền liệt tuyến và đổ vào niệu đạo tiền liệt tuyến được gọi là ống phóng tinh, dài khoảng 2cm. Ống phóng tinh không có lớp cơ bao bọc, chỉ có lớp niêm mạc, biểu mô là biểu mô vuông đơn hay trụ đơn và không có lông chuyển.
Niệu đạo màng và niệu đạo dương vật:
Bộ phận này là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ niệu đạo (lỗ sáo). Biểu mô trụ giả tầng và không có lông chuyển.
QUÁ TRÌNH XUẤT TINH
Xuất tinh gồm hai giai đoạn
1/ Giải thoát tinh dịch: là kết quả của sự co thắt các ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, túi tinh do các kích thích càng ngày càng gia tăng. Tinh trùng được tích trữ trong mào tinh theo ống dẫn tinh đi lên túi tinh, tinh dịch tiết ra từ ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt càng lúc càng nhiều, áp suất trong niệu đạo ở khoảng tuyến tiền liệt căng phồng lên như củ hành với một số lượng tinh dịch tiết ra gấp nhiều lần, áp suất vượt qua giới hạn cho phép làm cho đầu phía dưới bị bịt kín phải bung ra.
2/ Giai đoạn xuất tinh: cơ vòng phía dưới niệu đạo mở ra, các cơ của nền đáy chậu như cơ hành hang, cơ ngồi hang, các cơ nền trong tuyến tiền liệt, các cơ nằm trong thành túi tinh, ống tinh đồng loạt co bóp liên tiếp, đều đăn, tạo ra một sức đẩy rất mạnh làm cho toàn bộ tinh dịch được bắn ra ngoài từng đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng trên dưới một giây, có khoảng từ 3 đến 10 đợt như vậy trong một lần xuất tinh.
HIỆN TƯỢNG MỘNG TINH
Hiện tượng mộng tinh còn gọi là “giấc mơ ẩm ướt”, xuất hiện trong giấc ngủ khi mơ thấy người mình yêu thương, cảm mến, dẫn đến tình trạng xuất tinh một cách vô thức.
Hiện tượng mộng tinh thường xảy ra ở bạn nam khi đến tuổi dậy thì do đây là giai đoạn nguồn năng lượng trong cơ thể dồi dào nhất, sự thay đổi hoocmon sinh dục nam khiến cho ham muốn tình dục của nam giới trong độ tuổi này tăng cao.
Hiện tượng mộng tinh cũng có thể xảy ra ở những người đã lập gia đình, do sự căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, họ không thể tìm thấy khoái cảm từ vợ, nhưng lại tìm thấy khoái cảm trong những giấc mơ.
Những nam giới thường xuyên xem tranh ảnh, phim khiêu dâm khiến tâm trí bị ảm ảnh cả trong giấc mơ, người lười vận động, khiến cơ thể mất cân bằng là những nguyên nhân dẫn đến mộng tinh ở nam giới.
Hiện tượng mộng tinh xảy ra ở người mới dậy thì là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nếu xảy ra 1-3 lần trong 1 tháng, nó giúp nam giới thoải mái và có thêm năng lượng trong học tập và làm việc. Nhưng nếu xảy ra với tần suất lớn sẽ gây ảnh hưởng đến cả thể xác lẫn tinh thần của nam giới.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG
Do chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nam giới cũng như chất lượng và số lượng của tinh trùng. Việc nam giới thường xuyên ăn phải các thực phẩm bẩn, bị nhiễm khuẩn hoặc nồng độ chất trừ sâu, diệt cỏ vượt quá mức cho phép sẽ khiến tinh trùng dễ bị dị tật và suy yếu dần. việc nam giới ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt cũng gây ra các tác động xấu cho tinh trùng.
Bổ sung vitamin và vi chất, nên ăn nhiều các thực phẩm sạch, giàu vitamin A, các loại vitamin nhóm B như B1, B6, B12,vitamin E, Axit amin, kẽm sẽ rất tốt cho sức khỏe tình dục.( Kẽm đã được chứng minh để tăng số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng 80% đến 200% bằng cách trợ giúp tổng hợp testosterone).
+ Những thực phẩm chứa nhiều kẽm như: hàu, chuối, bơ và quả hạnh nhân.
+ Chuối chứa bromelain, một enzyme điều khiển hormone giới tính. Chuối cũng chứa vitamin A, B1 và C có tác dụng thúc đẩy việc sản xuất tinh trùng và giúp cơ thể trong việc cải thiện sức chịu đựng của tinh trùng.
+ Vitamin Agiúp tăng cường sản xuất tinh trùng và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng tổng thể.Nguồn tốt của vitamin A là cà rốt, sữa, thịt gà, dầu cá, phô mai, bơ, trứng, và gan.Sự thiếu hụt vitamin A ở nam giới có liên quan đến khả năng sinh sản giảm do tinh trùng chậm chạp,
+ Vitamin Clà một chất dinh dưỡng quan trọng khác đã được chứng minh để cải thiện sản xuất tinh trùng và khả năng di chuyển của các tế bào tinh trùng.Thực phẩm giàu Vitamin C là dâu tây, cam, bông cải xanh, và cây ăn quả kiwi.Theo các nghiên cứu cho thấy Vitamin C làm giảm tinh trùng bất thường và tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.Vitamin C đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việcbảo vệ vật liệu di truyền của tinh trùng.
+ Vitamin Ecó nhiều trong quả hạnh, hạt hướng dương, quả phỉ, bơ đậu phộng, đậu phộng, rau bina và bông cải xanh. Vitamin E rất dễ dàng để tìm thấy trong thực phẩm.Nghiên cứu cho thấy những người đàn ông có sự gia tăng của vitamin E trong chế độ ăn uống của họ, có tỷ lệ thụ tinh cao hơn và khả năng di chuyển của tinh trùng tốt hơn so với những người đàn ông không có được mức cao của vitamin E.
+ Seleniumlà một chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa vỡ nhiễm sắc thể (một vấn đề liên quan đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai). Tỏi giàu selen và do đó nên bổ sung chế độ ăn uống.Selen và vitamin C và E có thể cải thiện cả về sản xuất các tế bào tinh trùng của bạn và khả năng di chuyển của tinh trùng.
+ L-Arginineđược hiển thị tăng gấp đôi tinh trùng và tinh dịch trong các nghiên cứu gần đây, sức khỏe và hoạt động của tinh trùng cũng tăng. Thực phẩm giàu arginine bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt bò, thịt lợn, granola, bột yến mạch, và các loại hạt.
+ L-Carnitinegiúp tăng sức khỏe cho tinh trùng, tăng tỷ lệ phần trăm của tinh trùng. Làm tăng tỷ lệ tinh trùng di động. Hợp chất này được biosynthesized từ các axit amin lysine và methionine.L-Carnitine đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc hình thành tinh trùng, tinh trùng trưởng thành và duy trì chất lượng tinh trùng.Thịt bò là nơi bạn tìm thấy liều cao L-carnitine, và có một lượng nhỏ trong măng tây, rau lá xanh.
+ Lycopenelà carotenoid phổ biến nhất trong cơ thể con người và chất chống oxy hóa rất mạnh.Lycopene đã được hiển thị để tăng chất lượng tinh trùng.Trái cây và rau quả có nhiều chất lycopene bao gồm cà chua, dưa hấu, bưởi hồng, hồng ổi, đu đủ, ớt chuông đỏ.
+ Đừng quên uống đủnước.Mất nước là số một trong những nguyên nhân của sản xuất tinh trùng kém.Các thành phần tinh trùng chủ yếu là từ nước.Cố gắng uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Nên phối hợp các thực phẩm với nhau để có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm: năm phần trái cây và rau quả, 2-3 phần các sản phẩm sữa và protein cộng thêm khoảng 5-6 phần ăn các loại ngũ cốc, bạn sẽ tự động thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết mà bạn cần để sản xuất tinh trùng khỏe mạnh và chất lượng cao mỗi ngày.
2. Các chất kích thích:
Một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước có ga là những chất không hề tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng. Đây là nguyên nhân khiến nam giới mắc phải các chứng như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý cũng như làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng dẫn đến hiện tượng vô sinh và hiếm muộn.
3. Chế độ sinh hoạt:
Việc sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và số lượng của tinh trùng. Những nam giới thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, sinh hoạt thất thường, ít vận động và tập luyện sẽ khiến chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm.
4. Nhiệt độ tinh hoàn:
Các quý ông thường xuyên tắm bằng nước ấm, ngâm người trong nước ấm lâu, mặc quần quá chật làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn khiến tinh trùng bị chết, suy giảm cả chất lượng và số lượng.
5. Môi trường sống và làm việc:
Môi trường xung quanh nam giới là yếu tố có sự ảnh hưởng lớn đến chất lượng, số lượng tinh trùng. Nguyên nhân là do hàng ngày họ phải hít thở, sử dụng nguồn nước ở chính nơi mình sống. Những nam giới phải sống hoặc làm việc ở những địa điểm bị nhiễm phóng xạ, từ tính cao, nhiễm các loại chất hóa học như chất độc da cam, thuốc cỏ, thuốc trừ sâu thì nguy cơ cao sẽ bị vô sinh do tinh trùng biến dạng. Điều đó làm giảm khả năng di động và thụ tinh của tinh trùng, gây tổn thương di truyền DNA của tinh trùng dẫn đến giảm khả năng thụ tinh, có thể dẫn đến bất thường thụ tinh, bất thường phát triển phôi, sẩy thai, dị tật thai, suy giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau...
Từ trường từ các thiết bị điện:
Chúng ta vẫn có thói quen để điện thoại bên cạnh người liên tục, đặt laptop lên đùi Đây tưởng như là những hành động vô hại nhưng thực chất các thiết bị này có tiết ra một dòng từ trường và chúng sẽ gây tổn hại cho sức khỏe cũng như quá trình sản xuất tinh trùng. Do vậy nam giới nên tránh xa các thiết bị điện, đặc biệt là khi đi ngủ.
Có rất nhiều lời khuyến cáo về ảnh hưởng của điện thoại di động đến khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu năm 2008 chỉ ra rằng, nam giới thường xuyên sử dụng điện thoại di động (trên 4 tiếng/ngày) có số lượng tinh trùng giảm đi rõ rệt, khả năng chuyển động của tinh trùng cũng chậm hơn và hình thái tinh trùng cũng không được như tinh trùng bình thường. Lời khuyên là nam giới nên để điện thoại trong cặp/túi xách hơn là để trong ví hoặc túi quần để tránh tiếp xúc với tia bức xạ. Tuy nhiên, do nghiên cứu này chỉ có quy mô nhỏ, nên nhiều bác sỹ không đồng ý với kết quả được đưa ra. Có bác sỹ cho rằng: ông không khuyên nam giới để điện thoại ở túi quần trước, nhưng nếu có thì việc đó cũng không gây ảnh hưởng gì.
Các biện pháp điều trị:
Đối với những nam giới bị mắc bệnh ung thư, quá trình tiêu diệt các tế bào bị ung thư các bác sỹ phải dùng đến các phương pháp mạnh như hóa trị, xạ trị. Khi này dưới sự ảnh hưởng của tế bào ung thư cũng như phương pháp trị liệu mà việc sản xuất tinh trùng bị gián đoạn, số lượng và chất lượng tinh trùng đều giảm mạnh.
Tâm lý:
Đây là yếu tố tưởng như không có liên quan gì đến chất lượng và số lượng tinh trùng nhưng thực tế sự ảnh hưởng của tâm lý lại không hề nhỏ. Tâm lý gây tác động lên não bộ, não bộ chịu trách nhiệm điều khiến sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Do vậy những nam giới thường xuyên bị căng thẳng, áp lực kéo dài sẽ có nguy cơ cao bị vô sinh do số lượng và chất lượng tinh trùng đều bị giảm.
Tuổi tác:
Khi nam giới càng lớn tuổi, nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là Testosteron- Một Hormone giới tính nam quyết định đến hoạt động của tinh hoàn bị suy giảm đáng kể, từ đó tinh trùng sẽ được sản xuất ít dần với chất lượng kém dần.
Mắc các bệnh ở cơ quan sinh dục:
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng, số lượng tinh trùng bị suy giảm. Những căn bệnh nam khoa nguy hiểm nhất là viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, u xơ tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, viêm quy đầu và một số bệnh truyền nhiễm lây qua đường sinh dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà, lao sinh dục, quai bị đều khiến chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm.
Đời sống tình dục:
Những nam giới quan hệ tình dục hoặc thủ dâm với tần suất quá cao sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, chất lượng tinh trùng kém dần, ảnh hưởng đến khả năng sinh nở.
Nội tiết tố:
Nội tiết tố là những chất hóa học được sản xuất ra từ một số tế bào nào đó sau đó được đưa vào máu để đến các cơ quan khác nhau và phát huy tác dụng sinh lý của nó.
Nội tiết tố có vai trò quan trọng nhất đối với sức khỏe của các chú tinh binh là các nội tiết tố sinh dục nam giới đó là: LH, FSH và testosteron.
Dù tác động theo cơ chế này hay cơ chế khác, ở giai đoạn này hay giai đoạn khác, sự suy giảm hay mất cân bằng của các nội tiết tố nói trên đều dẫn đến làm ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng của các tinh trùng.
ẢNH HƯỞNG CỦA TINH TRÙNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
Về số lượng tinh trùng :
Quá trình nam giới xuất tinh vào âm đạo của người phụ nữ, sẽ có hàng triệu triệu tinh trùng nhưng để tiếp cận được với trứng là một cuộc hành trình khá gian nan. Trên hành trình này phần lớn tinh trùng sẽ bị chết trước khi gặp được trứng và chỉ có 1 tinh trùng mạnh khỏe nhất, sống lâu nhất là may mắn được thụ tinh với “nàng trứng” mà thôi. Do vậy mật độ tinh trùng càng nhiều thì cơ hội để thụ thai thành công sẽ càng cao và ngược lại.
Về chất lượng tinh trùng:
Để đánh giá chất lượng tinh trùng người ta sẽ đánh giá các yếu tố sau: Tinh trùng có khỏe mạnh hay không, sống được bao lâu, di chuyển có nhanh hay không, có bị dị tật không?... Nếu số lượng tinh trùng được nam giới xuất ra nhiều nhưng chất lượng kém thì chúng cũng sẽ không thể bơi đến vòi trứng để thụ tinh với trứng.
Do vậy cả chất lượng và số lượng tinh trùng đều vô cùng quan trọng với sức khỏe sinh sản của nam giới.
MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CƠ QUAN SINH DỤC NAM
Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tự tuột khỏi quy đầu dương vật khi đến tuổi dậy thì khiến cho việc vệ sinh dương vật khó khăn dương vật phát triển không bình thường.
Nguyên nhân:
Do bẩm sinh: Có tới 15% các trường hợp hẹp bao qua đầu do bẩm sinh, bao quy đầu gắn với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ niệu đạo và duong vật, đến tuổi dậy thì bao quy đầu không thể tự tuột khỏi quy đầu dương vật, có thể là bọc kín hoặc hở một phần nhỏ của quy đầu, lỗ niệu đạo.
Do các tác nhân khác: Hẹp bao quy đầu do tái phát là hẹp thực sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ, sẹo xơ được hình thành là do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở những bao qui đầu bình thường hoặc bao quy đầu quá dài.
Hậu quả:
– Tạo điều kiện cho các bệnh viêm nhiễm lây lan
– Nguy cơ ung thư dương vật cao
– Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục
– Có khả năng gây hoại tử quy đầu
– Gây viêm nhiễm cho bạn tình
Khắc phục:
Cắt bao quy đầu
Tinh Hoàn Ẩn - Tinh Hoàn Lạc Chỗ
Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh hoàn chưa xuống hoặc vắng tinh hoàn. Ðây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời, tinh hoàn (1 bên hay cả 2 bên) đã không nằm trong bìu.
Thông thường tinh hoàn nằm ở bìu, khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn. Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.
Tinh hoàn ẩn khác với tinh hoàn lạc chỗ
Tinh hoàn lạc chỗ ngoài bìu có thể nằm bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường.
Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu...
Nguyên nhân: Do bẩm sinh
Nguy hại của ẩn tinh hoàn
- Ảnh hưởng chức năng sinh sản
- Phát sinh ác tính: Do sự thay đổi về môi trường và rối loạn chức năng phát triển bình thường, làm khả năng ác tính các tế bào tinh hoàn gây ung thư tinh hoàn cao hơn 35 lần so với tinh hoàn bình thường.
- Dễ bị tổn thương :vì vị trí tinh hoàn nằm tại vị trí nông trên bề mặt cơ thể, chỉ cần một sang chấn nhỏ có thể gây tổn thương.
Xoắn tinh hoàn
Là hiện tượng thừng tinh ( bộ phận cung cấp máu đến tinh hoàn) bị xoắn quanh trục của nó, làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, dẫn đến thiếu máu và hoại tử tinh hoàn nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh có tỷ lệ mắc thấp hơn, thường xảy ra ở nam giới dưới 30 tuổi và đang nằm trong độ tuổi dậy thì.
Nguyên nhân: Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị xoắn vặn, thừng tinh bị nghẽn tắc và máu không đến nuôi dưỡng tinh hoàn gây nên những cơn đau dữ dội ở tinh hoàn. Người bệnh sốt, buồn nôn, đau vùng bụng dữ dội.
Hậu quả: Xoắn tinh hoàn nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây teo tinh hoàn, tinh hoàn bị hoại tử phải tiến hành cắt bỏ.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn ( giãn tĩnh mạch thừng tinh )
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn hay có tên gọi khác là giãn mạch thừng tinh là bệnh mà tĩnh mạch tinh hoàn bị dãn ra (thường sẽ xoắn lại) gây cho bệnh nhân cảm giác đau nhức khó chịu dẫn đến sưng buốt tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn khiến cho máu không đi từ tĩnh mạch tinh hoàn xuống ổ bụng như bình thường mà chảy ngược vào trong tĩnh mạch gây ứ đọng sưng viêm. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra chủ yếu ở tinh hoàn trái chiếm trên 90% tỉ lệ các ca mắc bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
Nguyên nhân: Có nhiều yếu tố, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh như: do cơ địa của người bệnh; do mạch máu bất thường; hệ thống van tĩnh mạch của tinh hoàn bất thường; những người do đặc thù công việc thường xuyên phải đứng nhiều, đứng lâu...
Hậu quả:
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể gây ra teo tinh hoàn và vô sinh.
TINH TRÙNG NHÂN TẠO
Sự tạo tinh trùng chỉ xảy ra ở tinh hoàn, do các tế bào gốc đảm nhiệm
Đây chính là điều giúp hệ sinh dục nam có tính năng sản xuất “bao nhiêu năm cũng chạy tốt” và gần như kéo dài trong suốt cả cuộc đời của nam giới. Tế bào gốc sinh tinh được gọi là tinh nguyên bào gốc. Một tế bào gốc tự “photocopy” để thành một tế bào gốc khác (chuyển vào kho lưu trữ nên nguồn tế bào gốc không bao giờ cạn), và một tế bào mầm. Tế bào mầm tinh sẽ tự biệt hóa qua nhiều bước để cuối cùng thành tinh trùng.
Các tinh nguyên bào gốc được mong đợi sẽ là niềm hy vọng để khôi phục khả năng sinh sản của nam giới trong tương lai
Trong một nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học Mỹ phát hiện được một loại tế bào gốc của tinh hoàn có thể trở về trạng thái tế bào gốc dạng phôi, tức là có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau của cơ thể.
Tạo tinh trùng từ tế bào da trưởng thành:
Nghiên cứu trên lấy cảm hứng từ phát hiện trước đây của Shinya Yamanaka (Nhật Bản) và John Gordon (Anh), 2 người đã cùng đoạt giải thưởng Nobel vào năm 2012 nhờ tìm ra cơ chế chuyển đổi các tế bào trưởng thành thành tế bào gốc phôi. Sau này, Simon và nhóm nghiên cứu đã tái lập trình tế bào da trưởng thành bằng cách tìm ra hỗn hợp của các gene cần thiết để tạo ra giao tử.
Trong vòng một tháng, nhóm đã tìm được các tế bào da và biến đổi để trở thành một tế bào mầm có thể phát triển thành tinh trùng hoặc trứng nhưng chưa có khả năng thụ tinh. "Đây là một tinh trùng, nhưng nó cần một giai đoạn trưởng thành hơn nữa để trở thành một giao tử. Đây mới chỉ là bước khởi đầu", Simon nói.
Đầu năm 2016, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thông báo đã tạo ra những con chuột từ tinh trùng nhân tạo, đánh dấu một bước ngoặt xa hơn trong nghiên cứu về tái lập sự sống. "Với loài người, chúng tôi phải làm thử nghiệm nhiều hơn nữa bởi vì ta đang nói về sự ra đời của đứa trẻ", Simon cho biết.
Tạo tinh trùng từ tế bào phôi thai:
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Kyoto (Nhật Bản) đã sử dụng tế bào gốc từ phôi thai chuột để tạo ra các tế bào mầm. Những tế bào mầm này sau đó được cấy vào tinh hoàn của những con chuột đực mắc bệnh vô sinh. Chúng đã tạo ra những tinh trùng khỏe mạnh và có thể thụ thai.
Tiến sĩ Katsuhiko Hayashi và các cộng sự sau đó đã cho những tinh trùng được tạo ra giao phối với trứng của chuột cái. Phôi thai hình thành tiếp tục được cấy vào dạ con của chuột cái và cho ra đời những con chuột con khỏe mạnh.
Nhóm nghiên cứu cho biết, các chuột con phát triển rất tốt sau khi chào đời và chúng có thể sinh sản bình thường. Các chuyên gia về sinh sản đánh giá thành công của các nhà khoa học Nhật Bản là một bước đột phát, giúp hàng nghìn đàn ông vô sinh có thể sinh con nếu phương pháp này có tác dụng tương tự trên người.
Báo Telegraph dẫn lời tiến sĩ Allan Pacey, chuyên gia về sinh sản tại trường Đại học Sheffield (Anh), nhận định: “Đây là một nghiên cứu vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh vô sinh ở đàn ông, cho dù còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện phương pháp này”.
Các nghiên cứu tạo tinh trùng từ tế bào gốc của phôi thai trước đây đã không mấy thành công. Trong phần lớn các thí nghiệm, tinh trùng được tạo ra không khỏe mạnh và bị chết rất nhanh.
Tạo tinh trùng từ mô tinh hoàn (chứa các tế bào mầm):
Các nhà khoa học thuộc ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đã thành công trong việc nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh trùng mở ra triển vọng điều trị vô sinh ở nam giới.
Công trình nói trên do các nhà khoa học Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Trương Định và Huỳnh Thị Lệ Duyên thực hiện.
Theo thạc sĩ Phan Kim Ngọc, nhóm đã lấy một mảnh mô nhỏ trên tinh hoàn chuột để thí nghiệm. Chuột dùng để thí nghiệm là những con chuột trưởng thành, có khả năng sinh sản và trọng lượng từ 18g trở lên.
Khi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt trong phòng thí nghiệm với nồng độ FSH là 50 IU/L và testosteron là 1 M/ml thì tỉ lệ thành công đạt cao nhất (46,33% - nghĩa là cứ lấy 100 tế bào mầm cho nuôi cấy và biệt hóa thì sẽ thu được khoảng 46 tế bào tinh trùng).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_quan_sinh_duc_nam_4593.docx