Kiểm tra & đánh giá cần được thực hiện ở cấp Hợp phần, cấp cộng đồng, và cho từng hoạt động cụ thể. Cần xác định mục tiêu (kết quả dự định) một cách rõ ràng, và lựa chọn những chỉ báo phù hợp. Việc xác định và lựa chọn các chỉ báo ở cấp cộng đồng và cho từng hoạt động cần tiến hành theo một quá trình có sự tham gia của người dân và liên kết một cách thống nhất với các cộng cụ giám sát KBTB tiêu chuẩn (VD: các chỉ báo lý sinh, kinh tế xã hội và quản lý). Kế hoạch Giám sát & đánh giá, với những chỉ tiêu cụ thể, đối tượng sử dụng, thời gian và cách thức thu thập số liệu, cần được xây dựng cho từng KBTB và đưa vào nội dung của kế hoạch quản lý KBTB.
173 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệm20.
Xã Hòn Thơm
Từ năm 2003, nuôi trồng thủy sản trên biển đã bắt đầu được tiến hành cho dù đến nay quy mô của hoạt động này vẫn còn rất hạn chế (cho đến nay số lượng hộ nuôi trồng thủy sản trên biển
chỉ mới dừng lại ở quy mô 5 hộ). Cá mú và cá bớp được nuôi ở phía tây và phía đông đảo Hòn
Thơm và điệp ở phiá tây và phía đông đảo Hòn Rỏi21.
Giống từ thiên nhiên và cá phân được sử dụng làm thức ăn cho cá. Hầu như chưa có hoạt động khuyến ngư trong khu vực.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản hiện tại chưa ổn định vì phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.
Thị trường cho các loài cá nuôi nhỏ, thường là các nhà hàng hải sản tươi sống trên đảo Phú Quốc
và giá cả cũng rất bấp bênh.
9 Trong cuộc thảo luận gần đây với Sở Thủy Sản Kiên Giang, cơ cấu nhân sự cho KBTB Phú Quốc đã được
xác định. Sẽ có 6 cán bộ KBTB, 3 thành viên thuộc ban giám đốc đã được bổ nhiệm và 3 thành viên khác sẽ được bổ nhiệm
20 Những mô hình được đề cập đến trong báo cáo là những mô hình sản xuất phổ biến hơn. Ngoài ra, còn có thể có một số mô hình khác nhưng do thời gian hạn chế, nhóm nghiên cứu chưa thể tìm hiểu kỹ về các mô hình này
2 Địa điểm nuôi trồng cũng thay đổi tùy thuộc theo mùa và chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới
Xã Bãi Thơm và Hàm Ninh
Trong vùng có một số mô hình sản xuất cả ở trên cạn và dưới biển mới được thực hiện. Do có những điểm tương đồng về các mô hình sản xuất mới ở 2 xã, phần dưới đây mô tả các mô hình sản xuất mới với các ghi chú cụ thể về các địa điểm thực hiện.
Nuôi ba ba và nuôi cá sấu
Nuôi baba và nuôi cá sấu được tiến hành tại Phú Quốc từ những năm 2003-2004 bởi Hiệp hội
Nuôi Động vật hoang dã tỉnh Kiên Giang. Một nhóm 26 hộ dân ở mũi Hàm Rồng và ấp Đá chồng
xã Bãi thơm đã tham gia nuôi ba ba và cá sấu vào năm 2004. Tại xã Hàm Ninh, số hộ tham gia nuôi ba ba và cá sấu ít hơn nhiều và số ao nuôi cũng khá phân tán trong toàn xã.
Ba ba và cá sấu là những sản phẩm giá trị cao nhưng cũng yêu cầu vốn đầu tư ban đầu khá lớn (để chuẩn bị ao nuôi) cũng như để trang trải chi phí trong quá trình nuôi (chi phí thức ăn). Giống được mua từ đất liền và cá phân được sử dụng làm thức ăn. Hiện tại, có một số hộ đã có thể sản xuất giống ba ba. Kỹ thuật nuôi ban đầu do Hiệp hội Nuôi Động vật hoang dã tỉnh chỉ dẫn và đôi khi còn
do các cơ sở cung cấp giống chỉ dẫn. Không có ghi nhận về các bệnh dịch hay các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng nhưng việc bảo vệ vật nuôi không bị trộm cắp khó khăn và mất nhiều công sức.
Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ và phân tán, những người nuôi gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc bán sản phẩm. Giá sản phẩm cũng lên xuống thất thường.
Cho tới nay, số lượng các hộ dân tham gia nuôi ba ba và cá sấu cũng đã giảm. Một vài trang trại
đã chuyển thành trang trại nuôi cá nước ngọt (như cá rô, cá da trơn, lươn, ếch, v.v..).
Nuôi trồng thủy sản trên biển – nuôi cá lồng
Nuôi cá lồng (cá mú và cá bớp Rachycentron canadumca) ở xã Bãi Thơm bắt đầu từ năm 2003
và số lượng lồng nuôi cá đang tăng lên. Các lồng bè nuôi chủ yếu trên bãi biển xã Bãi Thơm.
Nuôi cá mú và cá bớp cũng được tiến hành ở khu vực ấp Bãi Vòng và Rạch Tràm, xã Hàm Ninh. Giống từ thiên nhiên và cá phân được dùng để làm thức ăn nuôi cá. Dịch vụ khuyến ngư còn còn
hạn chế nhưng không có khó khăn kỹ thuật lớn nào cũng như chưa có các vấn đề môi trường đáng cảnh báo.
Nuôi trồng rong sụn
Nuôi trồng rong sụn được tiến hành vào năm 2001 dọc bờ biển xã Hàm Ninh từ cầu tàu đến ấp
Bãi Vòng.
Giống được mua từ đất liền. Mô hình sản xuất đòi hỏi ít vốn đầu tư và có vẻ phù hợp với điều kiện của vùng. Theo báo cáo thì rong sụn phát triển rất nhanh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, nghề này chưa phát triển lắm, năm 2002 có 50 ha nuôi trồng rong sụn nhưng đến năm 2005 con
số này chỉ còn là 10 ha. Rong được xuất khẩu sang Nhật nhưng thị trường cho sản phẩm chưa
ổn định (MOFI,2006)
(Xem: Nuôi trồng thủy sản ở ba xã nghiên cứu năm 2000-2005) Ghi chú từ các thử nghiệm của mô hình sản xuất mới:
2
Nhìn chung, mô hình sản xuất mới ở KBTB Phú Quốc vẫn còn ở quy mô hạn chế với một số vấn
đề ảnh hưởng đến lợi nhuận, tính bền vững và khả năng nhân rộng mô hình cho cộng đồng. Bên cạnh đó nhu cầu đầu tư cao và thị trường cho sản phẩm là những thách thức chính cho phần lớn các mô hình sản xuất do những khó khăn do vị trí địa lý biệt lập của đảo và quy mô sản xuất nhỏ. Tuy hiện nay không có vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng nào xẩy ra đối với các mô hình sản xuất mới, việc chuyển giao công nghệ và các dịch vụ kèm theo là những vấn đề cần phải cân nhắc kỹ càng.
4.3. Dữ liệu và thông tin kinh tế xã hội hiện tại
Các nghiên cứu trước đây22 đã thu thập được một số dữ liệu và thông tin về tình hình kinh tế xã hội trên toàn đảo Phú Quốc và 3 xã thuộc KBTB, bao gồm:
o Dân số (số dân và số hộ gia đình tính đến năm 2005)
o Các hoạt động khai thác khác nhau ở các xã thuộc KBTB
o Sản lượng thủy sản (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến)
o Cơ sở hạ tầng vật chất
o Giáo dục và y tế
o Nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo tồn biển.
Trong khuôn khổ hoạt động đánh giá sinh kế, các dữ liệu và thông tin bổ trợ cũng được thu thập bao gồm:
o Thông tin cập nhật về nhân khẩu của ba xã thuộc KBTB với dữ liệu về dân số, số hộ dân, kết cấu giới (số lượng nam và nữ) , v.v.. cho đến năm 2006
o Thông tin bổ trợ về các nhóm xã hội bao gồm thông tin về dân số ở các nhóm dân tộc khác nhau, số hộ nghèo và danh sách hộ nghèo tại mỗi ấp của 3 xã, số người trong nhóm hộ tịch khác nhau tại mỗi xã (có hộ khẩu /chưa có hộ khẩu)
o Thông tin về tình hình kinh tế và các sinh kế chính của cư dân địa phương
o Thông tin bổ sung về nguồn lực vật chất, xã hội, con người, tài chính của của cộng đồng
dân cử ở KBTB
o Thông tin về các hoạt động khai thác và mối liên quan đến sự phân bố các nguồn tài nguyên (bản đồ tài nguyên)
o Vấn đề sinh kế: nước sạch, điều kiện vệ sinh, nguồn điện, xử lý rác thải
Các dữ liệu và thông tin này được trình bày trong các phụ lục kèm theo và được đưa vào trong các phần tiếp theo của bản báo cáo này.
(Xem: Một số dữ liệu kinh tể - xã hội của 3 xã nghiên cứu)
22 Các báo cáo với nguồn thông tin kinh tế xã hội của các xã trong khu vực KBTB bao gồm: (i) Đề án thành lập
KBTB Phú Quốc (Sở TS Kiên Giang, 2006); (ii) Điều tra sử dụng nguồn lợi và tính toán giá trị kinh tế của vùng nghiên cứu rạn san hộ và thảm cỏ biển Phú Quốc giai đoạn 2 (Nguyễn Hữu Ninh và Bùi Thị Kim Oanh, 200 ); (iii) Bản thảo Quy hoạch Phát triển thủy sản khu vực đảo Phú Quốc (Bộ Thủy sản, 2006); (iv) Báo cáo dự thảo Hỗ trợ xây dựng các
nôi dung về bảo tồn đa dạng sinh học trong Đề án Tổng thể Xây dựng các Biện pháp bảo vệ Môi trường đảo Phú Quốc đến 20 0 và Định hướng đến 2020 (IUVN và VEPA, 2006)
4.4. Cơ cấu thể chế phát triển cộng đồng
Các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên và Mặt trận Tổ quốc là những tổ chức có hiểu biết nhiều nhất về kinh tế xã hội và sinh kế của cộng đồng. Những hiệp hội này đã được thành lập cách đây rất lâu nhằm hỗ trợ chính quyền trong việc thực hiện phát triển cộng đồng và có mạng lưới thành viên đến tận hộ dân. Họ có kinh nghiệm và khả năng trong việc huy động cộng đồng. Ở Phú Quốc, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tỏ ra năng động và có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế như xúc tiến các chương trình tín dụng nhỏ, chuyển giao khoa học công nghệ, v.v Sự tham gia của các tổ chức này là rất quan trọng trong việc thực
hiện các hỗ trợ sinh kế và SKBT của hợp phần LMPA cho dù cơ quan nào được lập ra để thực hiện công việc này.
4.5. Tổng quan về sinh kế của địa phương
Như đã nói ở trên, chiến lược sinh kế của các cộng đồng thuộc KBTB là khác nhau. Trong phần này mô tả cụ thể hơn các sinh kế của cộng đồng tại từng khu vực riêng biệt thuộc KBTB.
Xã Hòn Thơm
Cộng đồng sinh sống tại khu vực vùng đệm của bảo vệ san hô của KBTB Phú Quốc và hầu hết dân cư đều sống nhờ vào nghề biển (có khoảng 75% số hộ làm nghề biển ở đảo Hòn Thơm và
90% số hộ ở đảo Hòn Rỏi). Mặc dù nghề biển ở đây là đánh bắt ở quy mô nhỏ, nhưng phạm vi đánh bắt của dân cư địa phương không chỉ giới hạn ở khu vực quanh các đảo này mà cả ở cụm đảo thuộc vùng lõi của KBTB và hoạt động đánh bắt ở đó thường với cường độ lớn hơn ở các khu vực lân cận các đảo có người sinh sống. (Xem: Bản đồ khai thác tài nguyên của cộng đồng
tại đảo Hòn Thơm và Hòn Rỏi).
Các thuyền đánh cá được người dân địa phương sử dụng thường là thuyền nhỏ (Xem: Thống
kê về thuyền đánh cá ở 3 xã). Không có nhiều người dân chài có thuyền đánh cá mà họ chỉ là thành viên trên tàu đánh cá của họ hàng hay các chủ tàu khác (hay còn gọi là “đi bạn”). Mặc dù
hai đảo không cách xa nhau lắm, nhưng ngư dân trên hai đảo Hòn Thơm và Hòn Rỏi lại có các phương thức đánh bắt khác nhau. Ngư dân đảo Hòn Thơm chủ yếu đánh bắt ven bờ dùng lưới
và một bộ phận nhỏ làm nghề bẫy mực và nghề lặn (để bắt hàu, cá mú, ngọc nữ). Trong khi đó, ngư dân đảo Hòn Rỏi chủ yếu theo nghề lặn.
Các hoạt động đánh bắt rất bị ảnh hưởng bởi gió mùa nhiệt đới và người dân địa phương cũng phải di cư theo mùa từ phía tây sang phía đông của đảo hoặc ngược lại hai lần một năm. (Xem: Lịch mùa vụ của cộng đồng địa phương xã Hòn Thơm).
Trong số 748,75ha đất tự nhiên của xã Hòn Thơm, diện tích rừng phòng hộ chiếm 579,68 ha và đất canh tác nông nghiệp, gồm đất trồng cây lâu năm chỉ giới hạn ở con số 87,28ha và chủ yếu thuộc đảo Hòn Thơm. Hầu hết đất trên đảo Hòn Thơm thuộc quyền sở hữu của một số ít người
là hậu duệ của những người tiên phong khai hoang trên đảo. Số còn lại phải thuê đất, thường
là những mảnh đất nhỏ để dựng nhà tạm, không dễ dàng canh tác, chăn nuôi hay làm gì khác. Ngoài ra, bất kỳ hoạt động sản xuất và xây dựng nào cũng phải xin phép chủ đất mà điều này lại không hề dễ dàng. Thiếu thốn nước sạch và điện cũng là những vấn đề lớn đối với người dân địa phương trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sản xuất. Các nguồn thu nhập khác ngoài đánh bắt cá là từ trồng cây lâu năm (chủ yếu trên đảo Hòn Thơm), chăn nuôi gia súc, kinh doanh chế biến hải sản quy mô nhỏ, mua bán nhỏ và dịch vụ nhỏ, v.v.. nhưng những nguồn thu nhập này có tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều.
Khu vực rạn san hô ở phía nam đảo Phú Quốc là vùng du lịch lặn chính. Tuy nhiên, cộng đồng
địa phương không có cơ hội tham gia vào du lịch do trung tâm lặn biển và các khách sạn lớn đã quản lý tất cả các hoạt động và du khách được đưa trực tiếp đến các điểm lặn và trở về khách sạn mà không hề tiếp xúc với cộng đồng địa phương.
Theo các cấp chính quyền báo cáo, một lượng lớn dân số của đảo Hòn Thơm tăng lên là do dân nhập cư. Số lượng người dân thuộc diện KT4 (đăng ký hộ khẩu tạm trú và chỉ mới ở tại địa phương không quá 6 tháng) và thuộc diện KT3 (đang ký hộ khẩu tạm trú và ở tại địa phương lâu trên 6 tháng ) vẫn tiếp tục tăng lên. Còn có một số các thuyền đánh cá từ nơi khác đánh bắt trong khu vực xung quanh và thỉnh thoảng neo đậu gần đảo. Các thuyền viên trên những tàu này lên đảo khiến cho dân số của đảo tăng lên và cũng kéo theo các tệ nạn trên đảo.
Thảo luận với các cán bộ địa phương và PRA với các nhóm đối tượng là các hộ dân chài, các hộ làm nghề lặn và các hộ không làm nghề biển đã giúp xác định các vấn đề về sinh kế lớn của cộng đồng, đó là cơ sở hạ tầng vật chất quá nghèo nàn (không có đường bê tong, không có khu vực chợ cố định, điều kiện tiếp cận nước sạch và điện hạn chế), điều kiện vệ sinh cũng hạn chế, không có hệ thống thu gom và xử lý rác thải và tệ nạn xã hội (chủ yếu ở đảo Hòn Thơm). Học sinh chủ yếu chỉ học đến bậc tiểu học (ở đảo Hòn Rỏi) và THCS (ở đảo Hòn Thơm ) bởi không
có trường học cho các bậc học cao hơn mà gửi con đi học ở các trường trên đất liền lại quá tốn kém. Điều kiện y tế cũng chỉ ở mức tối thiểu.
Xã Bãi Thơm và Hàm Ninh
Cộng đồng dân cư ở xã Bãi Thơm và Hàm Ninh phụ thuộc chủ yếu vào nghề cá. Tuy nhiên, ở đây cũng có các sinh kế khác do các xã này có diện tích đất lớn hơn và cơ sở hạ tầng cũng tốt hơn, điều kiện tiếp cận thông tin tốt hơn và vị trí địa lý thuận lợi hơn để thu hút khách du lịch, v.v.
Hầu hết ngư dân địa phương đểu sử dụng thuyền nhỏ (chiếm đến 85-90% trong số 235 thuyền đánh cá ở xã Bãi Thơm và khoảng 50% trong khoảng 500 thuyền đánh cá ở xã Hàm Ninh) làm nghề biển ở khu vực gần bờ để đánh cá và đặt bẫy cua, bẫy ốc, bắt mực, bắt các loài cá mú nhỏ
và cá ngựa, v.v Các cư dân có thuyền đánh cá lớn có thể đánh cá ở cả khu gần bờ và đi đánh
bắt quanh đảo Phú Quốc, ở quần đảo phía nam và thậm chí là tới cả đảo Thổ Chu (Xem thêm: Bản đồ tài nguyên do cộng đồng xã Bãi Thơm và Hàm Ninh xây dựng; và Lịch mùa vụ của ngư dân xã Bãi thơm và Hàm Ninh).
Sinh kế chính “trên bờ” trong khu vực bao gồm cả trồng cây lâu năm, trồng hoa màu, chăn nuôi (lợn và bò), nuôi cá nước ngọt, chế biến hải sản, trồng rừng, v.v.. Số hộ dân tham gia buôn bán nhỏ và dịch vụ du lịch (như nhà hàng) đã tăng lên trong những năm vừa qua.
Theo kế hoạch phát triển du lịch của đảo Phú Quốc, một vài bãi biển ở xã Bãi Thơm và Hàm Ninh
sẽ được khai thác cho du lịch. Hiện tại, một vài hộ trong khu vực đang tham gia vào ngành du lịch bằng việc mở nhà hàng hay mua bán đồ biển khô và bán đồ lưu niệm mua từ nơi khác.
Tuy nhiên do quy hoạch sử dụng đất chi tiết còn chưa được phê duyệt, người dân địa phương không đựoc phép và không dám đầu tư quá nhiều vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh.
Người dân địa phương, đặc biệt là ngư dân ở xã Bãi Thơm và Hàm Ninh đang phải đối mặt với một vài vấn đề về sinh kế. Xã Bãi Thơm nằm ở phía Đông Bắc của đảo Phú Quốc và xa so với các thị trấn ở trung tâm và ở phía nam của huyện Phú Quốc (Dương Đông và An Thới). Chỉ có
đường đất nối xã với các thị trấn mà thỉnh thoảng lại bị tắc nghẽn do mưa lụt và những khó khăn
trong giao thông giữa các ấp trong xã chính là một hạn chế lớn của xã. Không được kết nối với
hệ thống điện lưới của huyện (người dân địa phương phải dùng điện từ máy phát điện nhà nước
và tư nhân với giá cao), tiếp cận thông tin và nước sạch hạn chế, điều kiện cơ sở vệ sinh hạn chế, không có hệ thống thu nhặt và xử lý rác, v.v.. cũng là những vấn đề sinh kế lớn cho người dân. Có trường tiểu học và trường trung học cơ sở cùng một trung tâm y tế và 4 tổ y tế, các dịch
vụ giáo dục và y tế đều ở mức tối thiểu.
Xã Hàm Ninh chỉ cách thị trấn Dương Đông13 km với đường giao thông đến thị trấn và giao thông giữa các thôn khá tốt. Xã có nguồn điện, các phương tiện truyền thông và điều kiện tiếp cận nước sạch khá tốt mặc dù ở một vài khu vực, đặc biệt là ở những cộng đồng dân chài, điều kiện nhà cửa và tiếp cận nước sạch còn hạn chế hơn. Xã có các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 1 trung tâm y tế và 3 cơ sở y tế trực thuộc, dịch vụ giáo dục và y tế tốt hơn
so với xã Bãi Thơm.
4.6. Nhóm mục tiêu
Trong khuôn khổ Hợp phần LMPA, nhóm đối tượng nghiên cứu cơ bản cần hỗ trợ là cộng đồng nghề biển ảnh hưởng nhiều nhất bởi KBTB, bao gồm cả các thợ lặn và ngư dân đánh bắt ven bờ cũng như những người dân quá nghèo.
Các hộ ngư dân: Các hộ ngư dân đại diện cho môt bộ phận lớn dân số tại hai khu vực bảo vệ. Cộng đồng ở xung quanh khu bảo tồn san hô, đặc biệt ở đảo Hòn Thơm, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi việc thành lập KBTB do hầu hết các hộ dân đều sống dựa vào các hoạt động đánh bắt ở vùng xung quanh và vùng lõi của khu bảo tồn. Ở vùng thảm cỏ biển, thuộc xã Bãi Thơm và Hàm Ninh, nhóm ngư dân đánh bắt trong vùng thảm cỏ biển cũng khá lớn (mặc dù một bộ phận ngư dân đánh bắt ở khu vực ngoài khơi và ở ngoài khu vực cỏ biển) và đặc biệt là có một tỉ lệ nhất định các hộ thực hiện các đánh bắt có tác hại đến cỏ biển như lưới rà đánh bắt cá ngựa, cá mú nhỏ, v.v..
Thợ lặn: Có một lượng lớn các thợ lặn chuyên nghiệp ở cộng đồng thuộc khu vực rạn san hô, đặc biệt ở đảo Hòn Rỏi. Thu nhập nhờ nghề lặn gần như là nguồn thu nhập duy nhất của các
hộ dân này. Các thợ lặn ở đây thường lặn để bắt cá mú, ngọc trai, điệp chủ yếu lặn ở vùng có
san hô, và thu nhập của những hộ dân này sẽ giảm đáng kể khi việc phân vùng KBTB được thực hiện. Ngoài ra còn có một nhóm thợ lặn ở xã Bãi Thơm và Hàm Ninh, một số chủ yếu lặn để lấy ngọc trai và sò biển ở phía nam của đảo và số khác lặn để lấy bào ngư và con đột ở khu phía bắc
và khu nước quanh huyện đảo Phú Quốc.
Các hộ nghèo: Trong báo cáo rà soát về các hộ dân nghèo năm 2006, có đến 20 hộ dân nghèo
và 28 hộ cận nghèo trong số 584 hộ dân ở xã Hòn Thơm, 31 hộ nghèo và 52 hộ cận nghèo trong tổng số 1053 hộ dân ở xã Bãi Thơm, và 51 hộ nghèo trong tổng số 1550 hộ dân ở xã Hàm Ninh. Qua trao đổi với các cán bộ địa phương, các hộ nghèo nhìn chung đều không có đất, không có
lao động có kỹ năng hoặc là các hộ mới tách ra riêng hay các hộ có người già đau ốm, người thất nghiệp, v.v
Các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản: Trong 5 năm qua, nuôi trồng thuỷ sản đã được thực nghiệm tại Phú Quốc và các xã trong KBTB. Sản lượng nuôi trồng đã tăng đôi chút và ngành cũng rất có tiềm năng nhờ sự phát triển du lịch khiến nhu cầu tiêu thụ hải sản tăng lên. Bên cạnh đó, phòng khuyến nông, khuyến ngư huyện Phú Quốc đã được thành lập nhưng còn thiếu địa điểm để đặt
trụ sở. Trong kế hoạch sẽ có nhiều đầu tư hơn cho cơ sở hạ tầng hậu cần cho ngành thủy sản.
Cần có những cuộc khảo sát sâu hơn để hiểu rõ thêm về các nhóm đối tượng nghiên cứu, các
nguồn lực sẵn có và các hỗ trợ cần thiết cho chiến lược sinh kế của họ trong tương lai và để xác định chính xác hơn các hộ dân cần được ưu tiên trong nhóm đối tượng nghiên cứu.
Ngành du lịch cũng đã và đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. (Xem: Thống
kê số lượng khách du lịch đến đảo Phú Quốc từ năm 995-2006) đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm mới như lễ tân, hướng dẫn viên, lái xe, dọn phòng và các dịch vụ khác như cắt tóc, nhà hàng, v.v.. Tuy nhiên, số lượng các nhân viên được tuyển dụng trong ngành du lịch là người thuộc các xã xung quanh KBTB là rất hạn chế và cộng đồng cho rằng họ khó có thể tìm đuợc việc làm trong ngành du lịch do trình độ và kỹ năng nghề nghiệp chưa đáp ứng được. Số lượng các hoạt động du lịch dựa vào biển cũng tăng lên, nhưng cho đến nay cơ hội cho công đồng địa phương tham gia vào ngành du lịch vẫn còn hạn chế.
4.7. Các vấn đề thị trường
Các xã ở khu vực KBTB Phú Quốc thường ở các địa điểm khó tiếp cận chẳng hạn như trên các đảo nhỏ như Hòn Thơm và Hòn Rỏi hoặc ở nơi xa xôi không có đường giao thông thuận tiện như Bãi Thơm. Các xã có quy mô nhỏ và có rất ít hoạt động sản xuất ở các xã này cũng như huyện Phú Quốc. Rất nhiều sản phẩm bao gồm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và các nhu yếu phẩm sinh hoạt phải mang từ đất liền đến và giá của các mặt hàng thường cao. Một số hoạt động sản xuất ở đây cũng gặp phải những khó khăn về thị trường do địa điểm biệt lập cũng như quy mô sản xuất nhỏ lại chưa được tổ chức tốt.
Phú Quốc là một ngư trường quan trọng. Tại huyện Phú Quốc, nhu cầu về cá làm nguyên liệu cho chế biến rất cao, đặc biệt là cá cơm và một số loại cá khác để làm nước mắm. Bên canh đó, mực, tôm và một số loại cá cũng là nguyên liệu cho chế biến hải sản đông lạnh. Có hai cơ sở tư nhân đang làm chế biến hải sản đông lạnh ở huyện và một doanh nghiệp nhà nước bắt đầu hoạt động chế biến đông lạnh năm 2000 và gần đây đã dừng hoạt động. Cá được mang đến chợ cá hoặc mang trực tiếp đến các cơ sở chế biến. Ngoài ra, còn có tàu thu mua cá trên biển và trở cá
về đất liều nên đôi khi gây ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu ở Phú Quốc. Cá đánh bắt được cũng được sử dụng tại gia đình, bán ở chợ địa phương hoặc bán cho nhà hàng, cơ sở sơ chế
hải sản khô (chủ yếu ở cấp hộ gia đình). Ngoài ra kế hoạch đầu tư xây dựng chợ cá, cảng và cơ
sở hạ tầng thủy sản ở thị xã An Thới và trung tâm thương mại ở Hàm Ninh cũng có những ảnh hưởng nhất định tới các xã thuộc KBTB.
Sự phát triển du lịch đi đôi với sự gia tăng cơ hội thị trường và hoạt động thương mại ở Phú Quốc. Hàng hóa bán lẻ ở Phú Quốc gia tăng với tổng giá trị là 2.1 tỷ đồng năm 2006, tăng 22.1% so với năm 2005. Việc tăng cường phát triển du lịch đã được định hướng trong kế hoạch phát triển kinh
tế (phê chuẩn năm 2004) và quy hoạch phát triển du lịch (phê chuẩn 2007). Điều này hứa hẹn nhiều cơ hội thị trường hơn cho các sản phẩm sản xuất tại địa phương.
4.8. Tổng quan về kinh tế địa phương
Trong những năm gần đây, Phú Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh (tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm từ 2000-2005 là 13.3% - IUCN và VEPA, 2006). Bên cạnh các hoạt động sản xuất truyền thống như trồng cây lâu năm (tiêu và điều), khai thác thủy sản, chế biến nước mắm, cơ cấu kinh tế đang dần dần chuyển hướng gia tăng hoạt động du lịch, giao thông, xây dựng và dịch vụ.
7
Cơ cấu kinh tế của toàn huyện như sau (năm 2006):
o Nông, lâm và ngư (36.06%)
o Công nghiệp và xây dựng (37.09%)
o Dịch vụ và các ngành khác (26.86%)
Ngành thủy sản, chủ yếu là khai thác thủy sản, là ngành kinh tế quan trọng nhất ở Phú Quốc và
có ảnh hướng lớn đến công nghiệp chế biến. Ngành thủy sản đóng góp 28.58% GDP của huyện
(trong khi đó nông nghiệp và lâm nghiệp chỉ có 7.48%).
Mặc dù các hoạt động kinh tế ở các xã trong và xung quanh KBTB phản ánh phần nào tình hình kinh tế chung của huyện, giữa cấp huyện và cấp xã, giữa khu vực này và khu vực khác luôn luôn
có những khác biệt. Nhìn chung, ở các xã nghiên cứu khai thác thủy sản vẫn là hoạt động kinh tế chính. Nông nghiệp và lâm nghiệp không phát triển lắm. Gần như không có ngành công nghiệp nào ở các xã này do phần lớn các cơ sở chế biến nước mắm nằm ở Dương Đông và An Thới. Riêng Hàm Ninh với những đặc điểm thuận lợi (địa điểm, cơ sở hạ tầng, v.v), thương mại và
dịch vụ gia tăng nhưng còn ở quy mô hạn chế.
4.9. Khuyến nghị
Trong những năm gần đây, Phú Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhờ có những chính sách khuyến khích đầu tư và định hướng phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch và thương mại23. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang du lịch và dịch vụ diến ra với tốc dộ khác nhau ở các
địa bàn khác nhau. Nhìn chung, việc chuyển dịch này diến ra khá chậm ở các xã lân cận KBTB
trừ xã Hàm Ninh. Sự phát triển của các trung tâm thương mại như Dương Đông và An Thới mang
lại một số lợi ích về thị trường cho cộng đồng ở các xã thuộc KBTB, các hỗ trợ sinh kế cần được đinh hướng để tận dụng các cơ hội này để mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng địa phương.
Thu nhập từ các hoạt động đánh bắt của cộng đồng dường như không thể duy trì lâu dài vì sự suy giảm các tài nguyên thủy sản ngày càng gia tăng. Các sinh kế truyền thống khác cũng gặp phải những khó khăn nhất định hoặc chưa thực sự bền vững. Điều này là do những hạn chế về nguồn lực vật chất, xã hội, tài chính và nhân lực của cộng đồng ở tất cả các xã và bởi vậy hỗ trợ sinh kế cần phải tăng cường các nguồn lực này và cung cấp một môi trường thuận lợi cho cộng đồng địa phương phát triển sinh kế mới.
Quan điểm của cộng đồng về sinh kế bổ trợ (SKBT)
PRA được tiến hành cũng nhằm xác định các ý tưởng của cộng đồng về sinh kế và SKBT
Đối với Hòn Thơm, khi được hỏi về các ý tưởng về sinh kế bổ trợ và sinh kế mới, nhiều người quan tâm đến việc buôn bán thủy sản và tạp hóa, một số người mong muốn mở rộng hoặc phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm và chỉ có một số ít muốn trồng trọt. Ngoài ra cũng có ý kiến mở lò mổ, nấu rượu và sản xuất đồ thủ công. Người dân trên dảo Hòn Rỏi muốn thay đổi nghề đánh bắt và đi đánh xa bờ hơn, một số muốn nuôi gia cầm và chỉ có rất ít muốn trồng trọt. NTTS không phải là hoạt động SKBT được người dân đề xuất mặc dù hoạt động này cũng được tiến hành ở
23 Các chính sách chính bao gồm (i) Quyết định 8/2004/QD-TTg của Thủ tướng ngày 5/ 0/2004 phê chuẩn
“quy hoạch tổng thể phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến 20 0 và tầm nhìn đến 2020” và (ii) Quyết định
0 /200 /QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006-
2020
địa phương và có sản lượng gia tăng. Điều này có lẽ do NTTS đòi hỏi vốn cao và hiện nay phần
lớn các bè nuôi là do người ngoài làm chủ hoặc cùng phối hợp với người địa phương nuôi.
Chăn nuôi và nuôi cá lồng bè được người dân ở xã Bãi Thơm đề cập đến nhiều nhất khi được
hỏi về ý tưởng SKBT. Một số người muốn tham gia thu mua thủy sản, làm dịch vụ (nhà hàng kết hợp nuôi trồng thủy sản và vận chuyển khách du lịch) và buôn bán. Cũng có ý kiến muốn đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ hơn.
Ý tưởng về SKBT của cộng đồng ở Hàm Ninh bao gồm buôn bán hải sản và tạp hóa, dịch vụ (nhà hàng, rửa xe, sửa xe,). Cũng có ý kiến muốn nuôi trồng thủy sản.
Đánh giá về cơ hội SKTT
Du lịch
Nếu có một cơ chế thích hợp tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia thì ngành du lịch mang lại nhiều cơ hội SKBT. Cộng đồng địa phương có thể hưởng lợi từ du lịch thông qua cơ
hội việc làm và thị trường cho các sản phẩm sản xuất tại địa phương. Cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp làm du lịch tại địa phương và trong các dịch vụ du lịch như giao thông, nhà hàng, v.v sẽ nhiều hơn. Hiện tại, không có nhiều người địa phương được các doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tự mở các dịch vụ du lịch bởi vì trình độ và kỹ năng kinh doanh còn thấp. Những hỗ
trợ sinh kế cần cải thiện năng lực cho cộng động để có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của ngành du lịch.
Ngoài ra, cơ hội thị trường cho các sản phẩm sản xuất tại địa phương như hải sản và các mặt hàng khác (hàng lưu niệm, ngọc trai) cũng nhiều hơn gắn liền với xu hướng phát triển du lịch hiện nay. Các hoạt động SKBT trong tương lai cũng có thể tận dụng cơ hội này.
Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản ở Phú Quốc và các xã xung quanh KBTB cho đến nay cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ (về năng suất nuôi trồng). Bên cạnh đó, theo nghiên cứu hiện trạng ngành thủy sản thực hiện năm 2005 để xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản cho Phú Quốc, nuôi trồng thủy sản vẫn có tiềm năng phát triển hơn nữa, đặc biệt là nuôi trồng trên biển. Có một
số thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng trong tương lai vì phòng khuyến nông, khuyến ngư của huyện chuẩn bị đi vào hoạt động và đầu tư cho các dịch vụ hậu cần thủy sản (trại giống ở An Thới) cũng đã có trong kế hoạch. Tuy nhiên, hệ thông nuôi trồng thủy sản được lựa chọn cho SKBT phải không đòi hỏi đầu tư ban đầu cao thì người nghèo mới có thể thực hiện được. Nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành một cách có trách nhiệm và thân thiện với môi trường và có
tổ chức tốt nhằm hạn chế các tác động tới môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Chế biến và buôn bán hải sản
Cơ hội thị trường cho chế biến và buôn bán hải sản có thể sẽ mở rộng hơn cùng với sự phát triển của du lịch, cơ sở hạ tầng (đường và cảng). Tuy nhiên, hiện tại và trong tương lai, nguồn nguyên liệu cho chế biến là yếu tố hạn chế. Hơn nữa, hiện tại ở Phú Quốc hoạt động chế biến hải sản hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hải sản từ khai thác tự nhiên, việc xúc tiến hoạt động này như một sinh kế bổ trợ cần nghiên cứu khả năng xúc tiến hoạt động nuôi trồng tạo nguồn hải sản thay thế cho chế biến và xem xét liệu các hoạt động chế biến và nuôi trồng này có tiếp tục tạo áp lực khai thác và các đe dọa khác đối với KBTB không.
Nông nghiệp
Cơ hội để mở rộng hoặc phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiêp thì ít hơn do quỹ đất hạn chế và điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Ở Bãi Thơm và Hàm Ninh còn có thể tiến hành một số hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ở Hòn Rỏi, gần như không có quỹ đất cho nông nghiệp. Ở Hòn Thơm, bên cạnh quỹ đất hạn chế thì việc người thuê đất được phép canh tác trên đất thuê cũng
là một vần đề cần giải quyết.
5. KBTB đề xuất Bạch Long Vỹ
5.1. Tổng quan
Đảo Bạch Long Vĩ (BLV) nằm ở ngoài khơi Hải Phòng, có hệ sinh thái san hô phát triển tốt, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển. Xung quanh đảo Bạch Long Vĩ là những bãi cá/ngư trường thuộc loại lớn nhất vịnh Bắc Bộ. Vùng biển đảo Bạch Long Vĩ có thể xem là một nơi cung cấp nguồn gen sinh vật biển, nguồn giống cho cả vùng trung tâm và vùng ven bờ của vịnh Bắc Bộ.
Ngư trường xung quanh đảo Bạch Long Vĩ có diện tích lớn nhất vịnh Bắc Bộ, có thể khai thác hàng vạn
tấn cá mỗi năm. Ở vùng biển đảo Bạch Long Vĩ có nhiều loài quí hiếm, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao như bào ngư, cá song, rong đông, rong mơ, rong câu, trai ngọc, ốc nón, ốc hương, hải sâm.
Nhiều năm qua sản lượng tự nhiên của các loài, đặc biệt những loài có giá trị kinh tế, xuất khẩu cao đang giảm sút nghiêm trọng. Trước năm 1987 ở đảo Bạch Long Vĩ đã khai thác 37 tấn bào ngư khô/ năm, những năm sau này sản lượng giảm nhiều, năm 1992 sản lượng khai thác chỉ còn khoảng 1 tấn/năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do khai thác quá mức, đánh bắt bằng các phương tiện huỷ diệt (chất nổ, hoá chất gây mê, xung điện, đèn cao áp). Những phương pháp khai thác huỷ diệt này không những làm cạn kiệt nguồn lợi mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Như vậy, ở vùng biển đảo Bạch Long Vĩ muốn có nhiều nguồn lợi hải sản để khai thác lâu bền và bảo đảm an toàn môi trường, việc ưu tiên hàng đầu là phải xây dựng một khu bảo tồn biển. Dự
án Hỗ trợ Mạng lưới Khu bảo tồn biển Việt Nam do DANIDA tài trợ cũng liệt kê đảo Bạch Long Vĩ vào danh sách các vùng ưu tiên.
5.2. Mục tiêu và mục đích của khu bảo tồn biển
Theo dự thảo Quy chế Quản lý Khu bảo tồn biển do Bộ Thuỷ sản soạn thảo, khu bảo tồn biển
do cấp Tỉnh thành lập thì Ban quản lý Khu Bảo tồn biển sẽ do UBND thành phố Hải Phòng quyết định. - Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ là đơn vị trực thuộc Sở do UBND thành phố Hải Phòng quyết định thành lập, có tài khoản và con dấu riêng, biên chế trước mắt là kiêm nhiệm,
trụ sở làm việc chính đặt tại văn phòng Sở Thủy sản Hải Phòng.
Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ được xây dựng cần đáp ứng được 3 mục tiêu quan trọng nhất
về các mặt:
· Mục đích 1: Bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn lợi sinh vật và sinh cảnh quan trọng;
· Mục đích 2: Đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững;
· Mục đích 3: Quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường hiệu quả.
0
Đối với từng mục tiêu là các mục đích tương ứng cần phải đạt được để góp phần thực hiện các
mục tiêu đã đề ra.
5.3. Đề xuất diện tích KBTB
Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2010 và 2020 đã được phê duyệt (hình...), Khu bảo tồn biển dự kiến xây dựng tại phần phía Bắc đảo. Tổng diện tích của khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ là 9390 ha, trong đó:
o Vùng lõi (vùng cấm nghiêm ngặt) có diện tích 768 ha
o Vùng đệm (vùng phát triển kinh tế có quản lý và giám sát) là 8622 ha.
5.4. Các chương trình ưu tiên
Ø -Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng: bao gồm xây dựng trụ sở của Ban quản lý khu vực bảo tồn, trạm thực nghiệm, bảo tàng biển (Aquarium), trạm quan trắc môi trường.
Ø Chương trình tuyên truyền giáo dục: Công tác tuyên truyền giáo dục cần ưu tiên đi trước một bước, bằng các hình thức phù hợp với tập quán và dân trí địa phương đảo Bạch Long
Vĩ sao cho sự hiểu biết về khu bảo tồn và ý thức bảo vệ tự nhiên thâm nhập vào cộng đồng.
Ø Chương trình nghiên cứu khoa học tổng hợp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ.
Ø Chương trình nghiên cứu khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi sinh vật biển, đặc biệt những loài kinh tế, quí hiếm đang có nguy cơ diệt chủng (bào ngư, trai ngọc, tôm hùm, cá mú, cá song). Để thực hiện được nhiệm vụ này cần có sự hợp tác với các cơ quan khoa học liên quan, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhất là IUCN, UNEP, WWF.
Ø Chương trình khai thác hợp lí tiềm năng khu bảo tồn : Chương trình này sẽ đảm bảo khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên sinh vật, phi sinh vật, tài nguyên du lịch... theo hướng phát triển bền vững và an toàn môi trường trên vùng biển đảo Bạch Long Vĩ.
Một quy chế KBTB cũng đang được xây dựng theo Luật pháp quốc gia và thể chế cũng như phù hợp với điều kiện tại địa phương.
Sự nghiệp bảo tồn biển là rất mới với Việt Nam. Cần phải tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền
về lợi ích của bảo tồn biển trong nhân dân trên đảo BLV. Công tác bảo tồn chỉ có thể thành công
khi được đa số cộng đồng ủng hộ và tán thành kế hoạch phân vùng khu bảo tồn. Cần ghi tên khu bảo tồn Bạch Long Vĩ vào mạng lưới khu bảo tồn quốc gia, quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF, CNPPA về chuyên môn cũng như trao đổi thông tin.
Ranh giới của khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ với các toạ độ điểm như sau:
2
Phụ lục 2:
Mẫu trích lục thông tin dự án (PIN)
Ngày:
(Những) người liên lạc chính: Số hiệu dự án: do LMPA cấp
1
Địa điểm Khu BTB
2
Dự án nhóm
A, B hoặc C
3
Mô tả dự án
Thị trường mục tiêu
Đối với các dự án nhóm C, hoặc có thể nhóm B
Cơ sở luận chứng dự án
Sự cần thiết của dự án – vấn đề cần giải quyết, kết quả dự kiến sẽ đạt được
Mục tiêu dự án
Mục tiêu trước mắt
Mục tiêu lâu dài (xem mục ‘kết quả lâu dài’ dưới đây)
Nhóm mục tiêu
Một hoặc nhiều nhóm kinh tế - xã hội mà dự án hướng tới
Mô tả nhóm mục tiêu
Nhóm có bao nhiêu hộ gia đình? Bao nhiêu hộ sẽ được hưởng lợi từ dự án?
Tài sản hộ gia đình/ những yêu cầu về nguồn lực trước khi tham gia
Nhu cầu về đất đai, lao động, vốn, kỹ năng.v.v để có thể tham gia
Các thành viên cộng đồng điều phối dự án
Khung thời gian
Thời gian huy động đầu vào – các giai đoạn
Thời gian cho đầu ra
Nhu cầu về nguồn lực chung của cộng đồng
Phục vụ việc triển khai dự án
Trong quá trình thực thi dự án – lao động, đất đai, vốn, quản lý
Đầu ra theo kế hoạch của dự án
Những đầu ra cụ thể - thường là các hàng hóa, dịch vụ
Kết quả lâu dài
Những tác động đến nhóm mục tiêu nói riêng và cộng đồng nói chung
Các tác động phái sinh hoặc gián tiếp khác có thể đạt được
Những rủi ro có thể ảnh hưởng đến thành công
Những vấn đề và biến số
Những vấn đề và ý kiến khác
Nguồn kinh phí khác cho dự án này
Các dự án và hoạt động có liên quan (hiện tại) Các dự án có liên quan trước đây (tương tự như bản đề cương này)
Phân tích khả thi sơ bộ
Tính khả thi về kỹ thuật
· Tính hợp pháp, sự
ủng hộ của chính quyền địa phương
· Năng lực, kỹ năng
của người dân địa phương
· Nguồn lực và đầu
vào ở địa phương
Được phép thực hiện; có quyền sử dụng đất
Năng lực, kỹ năng cần có của người dân địa phương ở cấp độ cộng đồng
Năng lực, kỹ năng cần có của người dân địa phương ở cấp độ hộ gia đình
Tính bền vững và hiện hữu của nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai; khả năng huy động đầu vào
Những tác động về môi trường
Tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Vấn đề ô nhiễm.v.v
Tính khả thi về kinh tế
Nhóm A Nhóm B Nhóm C
Đánh giá so sánh chi phí - lợi ích Đánh giá so sánh chi phí - lợi ích Đánh giá so sánh chi phí - lợi ích
Hiện trạng tiếp cận thị trường đầu ra Hiện trạng tiếp cận thị trường đầu vào Phân tích sơ bộ về cạnh tranh kinh tế
Tác động về xã hội
Tác động tới các nhóm kinh tế - xã hội
Các tác động khác về xã hội
Đầu vào sơ bộ để đánh giá bổ sung và xây dựng Đề cương Dự án
Công việc nghiên cứu cần thực hiện thêm đế xây dựng Đề cương Dự án:
Mô tả những hoạt động hoặc công tác nghiên cứu cần làm để tiếp tục thẩm định đề cương và xác định tính khả thi
Đầu vào hoặc kinh phí cần có
Thành tiền
Thời gian
Các chi phí nghiên cứu bổ sung – theo tiểu mục
- Nguyên vật liệu
- Đi lại
- Chuyên gia tư vấn
- Công lao động của cộng đồng và chính quyền địa phương
- Khỏan khác
- Tổng cộng
Những hỗ trợ khác từ phía:
- Chính quyền địa phương
- LMPA
Ngân sách triển khai dự án
Tổng kinh phí dự trù
Giai đoạn
1
Giai đoạn
2
Giai đoạn
3
Tổng cộng
Thời gian (tháng) cho các đầu vào
- Nguyên vật liệu
- Đi lại
- Chuyên gia tư vấn
- Công lao động
- Khỏan khác
- Tổng cộng
Nhu cầu hỗ trợ hoặc đầu vào khác
- Hỗ trợ kỹ thuật của LMPA
- Hỗ trợ kỹ thuật của chính quyền địa phương
- Hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị, cá nhân khác
- Những hỗ trợ và đầu vào khác
Dự trù chi phí vận hành tiếp theo
Các khoản chi phí
Thành tiền
Thời gian
- Duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị
- Xăng dầu
- Lao động
- Thay thế trang thiết bị
- Khấu hao (thời hạn sử dụng cơ sở hạ tầng)
- Vận chuyển
- Chi phí khác
- Tổng cộng
Các nguồn kinh phí bền vững
- Những nguồn được yêu cầu, bảo đảm, cam kết hoặc tìm kiếm
- Ngân sách nhà nước
- Các khoản phí, thuế
- Các khỏan đóng góp của cộng đồng
- Các nhà tài trợ
- Nguồn khác
Phụ lục 3:
Mẫu đề cương chi tiết dự án (PP)
Ngày:
(Những) người liên lạc chính: Số hiệu dự án: do LMPA cấp
1
Địa điểm Khu BTB
2
Dự án nhóm
A, B hoặc C
3
Mô tả dự án
Thị trường mục tiêu
Đối với các dự án nhóm C, hoặc có thể nhóm B
Cơ sở luận chứng dự án
Sự cần thiết của dự án – vấn đề cần giải quyết, kết quả dự kiến sẽ đạt được
Mục tiêu dự án
Mục tiêu trước mắt
Mục tiêu lâu dài (xem mục ‘kết quả lâu dài’ dưới đây)
Nhóm mục tiêu
Một hoặc nhiều nhóm kinh tế - xã hội mà dự án hướng tới
Mô tả nhóm mục tiêu
Nhóm có bao nhiêu hộ gia đình? Bao nhiêu hộ sẽ được hưởng lợi từ dự án?
Tài sản hộ gia đình/ những yêu cầu về nguồn lực trước khi tham gia
Nhu cầu về đất đai, lao động, vốn, kỹ năng.v.v để có thể tham gia
Các thành viên cộng đồng điều phối dự án
Khung thời gian
Thời gian huy động đầu vào - các giai đoạn
Thời gian cho đầu ra
Nhu cầu về nguồn lực chung của cộng đồng
Phục vụ việc triển khai dự án
Trong quá trình thực thi dự án – lao động, đất đai, vốn, quản lý
Đầu ra theo kế hoạch của dự án
Những đầu ra cụ thể - thường là các hàng hóa, dịch vụ
Kết quả lâu dài
Những tác động đến nhóm mục tiêu nói riêng và cộng đồng nói chung
Các tác động phái sinh hoặc gián tiếp khác có thể đạt được
Những rủi ro có thể ảnh hưởng đến thành công
Những vấn đề chính và biến số
Những vấn đề và ý kiến khác
Nguồn kinh phí khác cho dự án này
Các dự án và hoạt động có liên quan (hiện tại)
Các dự án có liên quan trước đây (tương tự như bản đề cương này)
Phân tích tính khả thi
9. Tập trung vào việc giúp đỡ các nhóm mục tiêu – vì người nghèo và tiếp cận của các nhóm mục tiêu. Điều này có nghĩa là, các nhóm mục tiêu phải có đủ nguồn lực theo yêu cầu để vừa tham gia, vừa được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ
10. Khả thi về kỹ thuật - hoạt động phải hợp pháp, đồng thời phải có sẵn các nguồn lực và điều kiện cần thiết
11. Bền vững và khả thi về kinh tế – điều này bao hàm việc chủ động đầu vào và có điều kiện tiếp cận tới các thị trường
12. Bền vững về môi trường - tạo ra những tác động tích cực không gây hại tới môi trường,
và tốt nhất là phải cải thiện điều kiện môi trường
13. Bền vững về xã hội - hoạt động này không tạo ra những tác động tiêu cực đối với một số nhóm dân cư trong cộng đồng
14. Được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương – có sự tham gia của cộng đồng địa phương
ở tất cả các giai đoạn
15. Hiệu quả – tức hiệu quả về chi phí hoạt động, gồm ngân sách và đầu vào cần thiết, so với kết quả lâu dài về cải thiện sinh kế
Ngân sách chi tiết
Nhân sự/ nhóm triển khai
Kế hoạch thực hiện
Thời gian huy động đầu vào – các giai đoạn
Thời gian đầu ra
Kiểm tra và đánh giá
· Các chỉ tiêu
· Kế hoạch thu thập số liệu
Lịch trình kiểm tra & đánh giá – các giai đoạn
7
Các dự án nhóm A
Tính khả thi về kinh tế
Những lợi ích dự kiến
Mô tả lợi ích
· Cải thiện điều kiện sống
Giảm lao động nặng nhọc
Giảm thiểu những khó khăn về sinh kế
Giảm mức chi trong hộ gia đình
Lợi ích trực tiếp - cải thiện dịch vụ, giảm rủi ro, tăng độ tin cậy.v.v Lợi ích gián tiếp – nâng cao sức khỏe, điều kiện vệ sinh
· Cải thiện môi trường kinh tế
Làm lợi cho các ngành nghề, các chiến lược sinh kế
Giảm rủi ro cá nhân hoặc rủi ro doanh nghiệp
Giảm chi phí kinh doanh
Giảm thiểu khó khăn trong kinh doanh
Nâng cao khả năng tiếp cận đến các tài sản sinh kế
Khả thi hóa các giải pháp sinh kế lựa chọn
· Các lợi ích khác
· Phạm vi và quy mô của các lợi ích
Số lượng các hộ được hưởng lợi trực tiếp
Số lượng các hộ trong nhóm mục tiêu
Số lượng các hộ hưởng lợi gián tiếp - gồm những hộ nào
Tính thời vụ của các lợi ích
· Khả năng duy trì các lợi ích
Thời hạn sử dụng cơ sở hạ tầng, hoặc thời gian kéo dài những cải thiện tích cực
Những vấn đề nảy sinh và những thay đổi theo thời gian
· Giá trị của các lợi ích
Giá trị ước tính của các lợi ích nêu trên
Chi phí
Vốn Lao động, Đất đai, Tài nguyên, Trang thiết bị
· Nhu cầu về nguồn lực
Nhu cầu lao động – số giờ làm việc; loại lao động – yêu cầu về kỹ năng; tính toán thời lượng huy động lao động
Nhu cầu về vốn đầu tư - thời hạn hoàn trả vốn
Nhu cầu về trang thiết bị
· Nhu cầu về nguồn lực phục vụ vận hành – đang sử dụng
Tác động về môi trường
Tác động về môi trường
Mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Ô nhiễm.v.v
Tác động khác – những tác động gián tiếp, các loài xâm lấn, tiếng ồn
Các chiến lược giảm thiểu
Tác động về xã hội
Tác động về xã hội
Tác động đối với cộng đồng
Tác động đối với các nhóm dân cư khác của cộng đồng
Tác động về xã hội đối với các hộ dân tham gia
Các chiến lược giảm thiểu
Hiệu quả
So sánh chi phí – lợi ích
Những lợi ích nói trên so với chi phí
Các dự án nhóm B
Tính khả thi về kinh tế
Những lợi ích dự kiến
Mô tả lợi ích
· Những cải thiện hoặc tăng cường tới các ngành nghề hiện tại
Tăng thu nhập
Giảm chi phí kinh doanh Giảm rủi ro kinh doanh Giảm rủi ro cá nhân
Tăng độ tin cậy
Những cải thiện khác - những lợi ích có thể định lượng
· Cải thiện môi trường kinh tế cho các ngành nghề khác
Mô tả sự cải thiện
· Các lợi ích khác
Những tác động tới các nhóm chủ thể trên và dưới (down/
upstream)
Các lợi ích gián tiếp
· Phạm vi và quy mô của các lợi ích
Số lượng các hộ được hưởng lợi trực tiếp
Số lượng các hộ trong nhóm mục tiêu
Số lượng các hộ hưởng lợi gián tiếp - gồm những hộ nào
Quy mô nhân rộng ảnh hưởng (tính bằng số các hộ hưởng lợi khác)
· Khả năng duy trì các lợi ích
Thời hạn sử dụng cơ sở hạ tầng, hoặc thời gian kéo dài những cải thiện tích cực
Những vấn đề nảy sinh và những thay đổi theo thời gian
Tính thời vụ của các lợi ích
Chi phí
Vốn Lao động, Đất đai, Tài nguyên, Trang thiết bị
· Nhu cầu về nguồn lực
Nhu cầu lao động, về số giờ làm việc; loại lao động – yêu cầu về kỹ năng; tính toán thời lượng huy động lao động
Nhu cầu về vốn đầu tư - thời hạn hoàn vốn
Nhu cầu về trang thiết bị
· Nhu cầu về nguồn lực phục vụ vận hành – đang sử dụng
Tác động về môi trường
Tác động về môi trường
Mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Ô nhiễm.v.v
Tác động khác – những tác động gián tiếp, các loài xâm lấn, tiếng ồn
Các chiến lược giảm thiểu
Tác động về xã hội
Tác động về xã hội
Tác động đối với cộng đồng
Tác động đối với các nhóm dân cư khác của cộng đồng
Tác động về xã hội đối với các hộ dân tham gia
Các chiến lược giảm thiểu
Hiệu quả
So sánh chi phí - lợi ích
Những lợi ích nói trên so với chi phí
·
Các dự án nhóm C
Tính khả thi về kỹ thuật
· Các ngành nghề mới - những cơ hội tạo nguồn thu nhập và lương thực thực phẩm
Mô tả sự cải thiện
Tăng thu nhập
Giảm chi phí kinh doanh Giảm rủi ro kinh doanh Giảm rủi ro cá nhân
Tăng độ tin cậy
Những cải thiện khác - những lợi ích có thể định lượng
· Thời gian
Yêu cầu về thời hạn hoàn vốn
· Nhu cầu về nguồn lực
Lượng lao động, đất đai, vốn.v.v
Những cạnh tranh trong việc sử dụng những nguồn lực đó
Khả năng tiếp cận các nguồn lực của các hộ gia đình nhóm mục tiêu
· Nhu cầu đầu vào
Nguyên vật liệu – VD. Xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, gỗ, giống vật nuôi, trang thiết bị
Thông tin – VD. hỗ trợ kỹ thuật, thông tin, liên lạc với đất liền
Trang thiết bị – VD. máy tính, lưới đánh cá, tàu thuyền
Nhu cầu về phương tiện đi lại – ở đâu, lúc nào
· Những kỹ năng, năng lực
Những kỹ năng và kiến thức phục vụ việc thiết lập
Những kỹ năng và kiến thức phục vụ việc vận hành
Tính khả thi về kinh tế
Phân tích thị trường
Description of markets
· Thị trường đầu ra
Thị trường cho đầu ra/ sản phẩm/ dịch vụ
Cán cân cung cầu – tổng cầu, lượng cầu theo thời giá
Giá cả – cung và cầu
Các vấn đề thị trường – xu hướng, độ tin cậy của việc tiếp cận. v.v
Độ tin cậy của việc tiếp cận thị trường
Thị trường dự phòng
· Thị trường đầu vào
Hiện trạng tiếp cận nguồn lực - đất đai, vốn, lao động
Hiện trạng tiếp cận thị trường nguyên liệu đầu vào – VD. Xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, gỗ, giống vật nuôi, trang thiết bị
Tình hình cung cầu đầu vào – lượng cung sẵn có ở thị trường địa phương
Thị trường đầu vào – các vấn đề, xu hướng
Độ tin cậy của việc tiếp cận thị trường
Chi phí đầu vào
Phân tích tài chính
· Dự kiến lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra
Những biến động theo mùa vụ
Xu hướng
Vấn đề chất lượng
· Giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
Những biến động theo mùa vụ
Xu hướng
Vấn đề chất lượng
0
· Chi phí vận chuyển và sơ chế
Chi phí vận chuyển hàng hóa đến thị trường tiêu thụ
· Chi phí đầu vào
Những biến động theo mùa vụ
Xu hướng
· Các chi phí khác
· Lợi nhuận dự kiến
Lợi nhuận tính trên nguồn lực đầu vào – trên 1 đơn vị diện tích đất đai (ha), trên 1 giờ lao động.v.v
Lợi nhuận bình quân hộ gia đình, hàng năm hoặc theo mùa
Tổng lợi nhuận của cộng đồng (lợi nhuận bình quân hộ x số hộ) Mức tăng lãi ròng – so với lợi nhuận từ việc sử dụng các nguồn lực hiện có
Lợi ích dự kiến
Mô tả lợi ích
· Tổng lợi nhuận dự kiến
Dựa vào phân tích tài chính như đã nêu trên
· Các lợi ích khác
Những tác động tới các nhóm chủ thể trên và dưới (down/
upstream)
Các lợi ích gián tiếp
· Phạm vi và quy mô của các lợi ích
Số lượng các hộ được hưởng lợi trực tiếp
Số lượng các hộ trong nhóm mục tiêu
Số lượng các hộ hưởng lợi gián tiếp - gồm những hộ nào
Quy mô nhân rộng ảnh hưởng (tính bằng số các hộ hưởng lợi khác)
· Khả năng duy trì các lợi ích
Thời hạn sử dụng cơ sở hạ tầng, hoặc thời gian kéo dài những cải thiện tích cực
Những vấn đề nảy sinh và những thay đổi theo thời gian
Tính thời vụ của các lợi ích
Chi phí dự kiến
· Ngân sách thiết lập
· Ngân sách vận hành
· Chi phí khác
· Sử dụng các nguồn lực
Tác động về môi trường
Tác động về môi trường
Mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Ô nhiễm.v.v
Tác động khác – những tác động gián tiếp, các loài xâm lấn, tiếng ồn
Các chiến lược giảm thiểu
Tác động về xã hội
Tác động về xã hội
Tác động đối với cộng đồng
Tác động đối với các nhóm dân cư khác của cộng đồng
Tác động về xã hội đối với các hộ dân tham gia
Các chiến lược giảm thiểu
Hiệu quả
So sánh chi phí - lợi ích
Những lợi ích nói trên so với chi phí
Tài liệu tham khảo
1. Báo Thanh Niên số ra ngày 6/3/2007, Việt Nam thành lập quỹ phát triển nguồn lợi thủy sản. De Silva, 2002. Các cộng đồng tiên phong: Sổ tay hướng dẫn cung cấp tài chính trực tiếp cho các tiểu dự án cộng đồng. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế giới
2. Chu Mạnh Trinh, Báo cáo kết thúc dự án KBTB CLC, 2006
3. Chu Mạnh Trinh, Đánh giá chương trình đào tạo nghề và khả năng triển khai đối với từng nghề, 2006
4. Chương trình Sinh kế Thủy sản Bền vững (SFLP), Tây Phi /
zindex.html, truy cập tháng 5/2007
5. Công viên Quốc gia Komodo, Indonesia.
6. DCE-LMPA 2005. Văn kiện Hợp phần LMPA, tháng 4/2005. Việt Nam – Đan Mạch: Hợp tác Phát triển Môi trường (DCE) 2005 – 2010, Sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển
7. DCE-LMPA 2006. Tư vấn Quốc tế về LMPA, 30/ đến 2 / 2/2006, Chương trình DCE
- Hợp phần LMPA: Sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển, Bộ Thủy sản, Hà Nội
8. De Silva, 2002. Các cộng đồng tiên phong: Sổ tay hướng dẫn cung cấp tài chính trực tiếp cho các tiểu dự án cộng đồng. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế giới
9. DFID. Tài liệu Hướng dẫn về Sinh kế Bền vững. Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
(DFID).
10. Dự án KBTB Hòn Mun, Báo cáo nuôi trồng thủy sản Số 1-7
11. ESA Consultores International, 2004. Quỹ Xóa đói Giảm nghèo, Saint Lucia: 2003 Khảo sát Đánh giá Tác động, Báo cáo Cuối cùng, tháng 6/2004
12. Hồ Văn Trung Thu, Đánh giá tác động kinh tế xã hội của dự án KBTB Hòn Mun tới cộng đồng địa phương, 2005
13. IMM, 2003b. Sinh kế bền vững vùng ven biển: Chính sách và Đói nghèo vùng ven biển ở bờ Tây vịnh Bengal. Dự án Sinh kế bền vững vùng ven biển, Nam Á, Báo cáo chính.
14. Jensen, Thiết lập cơ chế phát triển cộng đồng tại CLC, 2006
15. Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, 2003. Báo cáo Phát triển Cộng đồng Số 3: Tái cơ cấu các ủy ban khóm ấp ở Khu bảo tồn biển Hòn Mun - Sơ kết và những khuyến nghị ban đầu
2
16. Lutrell, Cơ hội sinh kế bền vững và quản lý nguồn lợi tại các xã ven biển đang gặp ‘khó
khăn đặc biệt’, 2004
17. McEwin, Phân tích sinh kế, Dự án KBTB Cù Lao Chàm, 2006
18. Ngân hàng Thế giới, 2002. Dự án phát triển vùng Kecamatan, Indonesia. Có thể nhân rộng được không? Những vấn đề cần quan tâm khi thiết kế chương trình phát triển dựa vào cộng đồng. Judith Edstrom. Tài liệu Phát triển Xã hội: Số. 39, tháng 3/2002
19. Nguyễn Tố Uyên, Báo cáo phát triển cộng đồng, Dự án KBTB CLC, 2006
20. Nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế, 2005. Phương pháp tiếp cận hỗ trợ sinh kế dựa vào nhu cầu trong các xã hội ở thời kỳ hậu chiến. Báo cáo nghiên cứu chung giữa ILO và Ngân hàng Thế giới. Piet Goovaerts, Martin Gasser, Aliza Belman Inbal. Tài liệu Phát triển Xã hội: Ngăn ngừa xung đột, và phát triển tái thiết dựa vào cộng đồng, Số 29 /tháng 10-2005
21. Nhóm IDL và IUCN, 2004. Sinh kế Thay thế Bền vững cho Cộng đồng Ven biển – Tổng kết kinh nghiệm và hướng dẫn phương pháp thực thi tối ưu. Claire Ireland
22. Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, 2006. Cẩn trọng với những con hổ giấy: Giám sát các kết quả về sinh kế và quản trị trong WWF: báo cáo xác định phạm vi. Tháng 8/2006. Mary Hobley, Mary Ann Brocklesby, Catherine Butcher, Sheena Crawford
23. R. Pomeroy, Khôi phục sinh kế sau thảm họa Sóng thần tại các cộng đồng ven biển châu Á, 2006
24. Skov, Đánh giá sinh kế, Dự án KBTB CLC, 2006
25. Tạp chí Stream, Số 1
26. Tin tức MPA, 2003. Khi đóng cửa ngư trường: Phát triển sinh kế thay thế cho các cộng đồng ngư dân. Tập 5, Số 2, tháng 8/2005. MPA44.pdf.
27. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) 2005. Hướng dẫn nhanh công tác phân
tích thể chế và sinh kế địa phương. Alice Stewart Carloni. Cơ quan FAO đặc trách các vấn đề thể chế và tham gia ở nông thôn.
28. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) 2005. Hướng dẫn nhanh công tác phân
tích thể chế và sinh kế địa phương. Alice Stewart Carloni. Cơ quan FAO đặc trách các vấn đề thể chế và tham gia ở nông thôn.
29. Trang web Dự án SCL của IMM, www.ex.ac.uk/imm/scl. Truy cập tháng 5/2007
30. Trang web về sinh kế của FAO: www.fao.org/sd/. Truy cập tháng 5/2007
31. Trang web về SLA của UNDP: www.undp.org/sl/. Accessed May 2007
32. Trang web về Tiếp cận Sinh kế Bền vững của DFID: www.livelihoods.org. Truy cập tháng 5/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV001.doc