Một vấn đề luôn gây do dự cho các nhà lâm sàng
trong việc chọn phương pháp se đầu vú để tạo cơn co
tử cung là sự xuất hiện hội chứng quá kích cơn co tử
cung. Thật vậy, Schellpfeffer và cs 1985 rất ưa
chuộng phương pháp se đầu vú trong việc tạo cơn co
vì tính thuận lợi của nó nhưng vẫn còn e ngại về sự
xuất hiện các cơn co cường tính. Tuy nhiên, theo
Frager và Miyazaki 1987 nhận xét chưa thấy sự đe
doạ thai đáng kể nào khi thực hiện se đầu vú. Theo
Schrocksnadel, cơn co cường tính xuất hiện khoảng
10% nhưng chỉ 1% gây biểu hiện những bất thường
bệnh lý nhịp tim thai đối với phương pháp BST(8).
Theo Rosenzweig, tỉ lệ này là 2,9% đối với BST và
1% đối với OCT(7) Vì khả năng gây cơn co cường
tính chưa được thống kê một cách chính xác nên chỉ
thực hiện BST ở những đợn vị lâm sàng thử nghiệm,
đối với những cơ sở không có sự giám sát y khoa sát
sao thì BST là một chống chỉ định(7). Lý do của sự
dao dộng tỉ lệ cơn co cường tính giữa các nghiên cứu
là cách thức se đầu vú khác nhau. Thật vậy, se đầu
vú có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp áo của sản
phụ, thời gian se và khoảng cách nghỉ giữa các đợt se
đều là các yếu tố quan trọng cho hậu quả này. Chính
vì cân nhắc vấn đề trên nên trong nghiên cứu, chúng
tôi đã chọn cách se đầu vú luân phiên cách quãng
từng bên, thời gian se 5 phút, thời gian nghỉ 5 phút
qua lớp áo sản phụ. Kết quả tỉ lệ xuất hiện cơn co
cường tính là 3% đối với phương pháp OCT và 5%
đối với phương pháp BST, các trường hợp có cơn co
cường tính không gây một biểu hiện xấu nào trên tim
thai đáng kể, và các biểu hiện cường tính này nhanh
chóng được cải thiện khi giảm liều Oxytocin ngoại
sinh đối với phương pháp OCT hoặc sau khi điều
chỉnh phương pháp se đầu vú đối với phương pháp
BST, không trường hợp nào cần phải giảm co bằng
Salbutamol. Tỉ lệ xuất hiện cơn co cường tính này
cũng không quá khác biệt so với kết quả của các
công trình nghiên cứu trước.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh Breast Stimulation Test và Oxytocin Challenge Test trong đánh giá sức khỏe thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 214
SO SÁNH BREAST STIMULATION TEST VÀ OXYTOCIN CHALLENGE TEST
TRONG ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE THAI
Võ Thị Thùy Diệu*, Nguyễn Duy Tài**
TÓM TẮT
Stress Test (ST) là một chứng nghiệm có ý nghĩa trong việc lượng giá khả năng chịu đựng của thai qua
một cuộc chuyển dạ sanh ngã âm đạo. Phương pháp se đầu vú luân phiên cách quãng có khả năng tạo cơn
co tử cung để đánh giá thử nghiệm giống như việc sử dụng Oxytocin ngoại sinh.
Mục tiêu: So sánh phương pháp se đầu vú với sử dụng Oxytocin ngoại sinh trong việc tạo cơn co tử
cung để thực hiện Stress Test.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, với 200
sản phụ tại Bệnh viện Hùng Vương, 100 sản phụ được tiến hành làm OCT và 100 sản phụ được tiến hành
làm BST.
Kết quả: Khả năng tạo cơn co chuẩn của cả 2 phương pháp OCT và BST khá cao và tương đồng nhau,
lần lượt là 93% và 89% (p = 0,687). Phương pháp se đầu vú có khả năng giảm thiểu được thời gian tiến
hành làm nghiệm pháp 20 phút so với phương pháp OCT kinh điển trước đây: BST: 9,08 ± 6,87 phút; OCT:
28,09 ± 16,23 phút (p < 0,001). Hội chứng cơn co cường tính trong nhóm OCT: 3%, trong nhóm BST: 5%
(p = 0,470).
Kết luận: BST có thể thay thế OCT nhằm tiết kiệm thời gian thử nghiệm.
Từ khóa: Stress Test (ST), Breast Stimulation Test (BST), Oxytocin Challenge Test (OCT), Nipple
Stimulation
ABSTRACT
COMPARISON OF BREAST STIMULATION TEST AND OXYTOCIN CHALLENGE TEST FOR
ASSESSMENT OF FETAL WELL-BEING
Vo Thi Thuy Dieu, Nguyen Duy Tai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 – 2007: 214 - 220
Background: Stress Test (ST) was found to be one of the reliable tests for assessment of fetal well-
being. Intermittent breast stimulation has ability to induce uterine contraction to evaluate test as Oxytocin
Challeng Test.
Objective: To compare nipple stimulation and exogenous oxytocin in inducing uterine contractions for
Stress Test.
Methods: A prospective randomized controlled trial conducted at Hung Vuong hospital, 200 pregnant
women who had indication for Stress test were enrolled in the study: one hundred in BST group and one
hundred in OCT group. These data were analyzed with analysis of variance, Chi-square test, t-test.
Results: Effective uterine contractions were found in 93% of the OCT group and 89% of the BST
group (p = 0.687). Mean duration for achievement of a contraction stress test was found to be
significantly different between two group (9.08 ± 6.87 minutes vs 28.09 ± 16.23 minutes in the BST group
and OCT group, respectively – p<0.0001). Uterine hyperstimulation occurred in 3% and 5% of OCT and
BST group, respectively (p = 0.470).
Conclusion: BST approved to be an alternative test for OCT with less time-consuming.
Key words: Stress Test (ST), Breast Stimulation Test (BST), Oxytocin Challenge Test (OCT), Nipple
* Khoa Sản bệnh, BV Phụ Sản Hùng Vương - TP. Hồ Chí Minh
** Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Sản Phụ Khoa 215
Stimulation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với những thai kỳ nguy cơ cao, việc
đánh giá sức khỏe thai và lượng giá khả năng
chịu đựng một cuộc chuyển dạ sanh ngã âm đạo
vô cùng cần thiết. Stress Test là một chứng
nghiệm nhằm ước định những khả năng của thai
nhi chống lại tác động của tình trạng giảm tưới
máu tử cung-nhau gây nên bởi cơn co tử cung,
và như thế Stress Test (ST) có ý nghĩa trong
việc lượng giá khả năng chịu đựng của thai qua
một cuộc chuyển dạ sanh ngã âm đạo
(9)
.
Năm 1972, Ray là người đầu tiên đề nghị
dùng thử nghiệm này với Oxytocin ngoại sinh để
tạo ra một cuộc chuyển dạ nhân tạo, và nghiệm
pháp này có tên là Oxytocin Challenge Test
(OCT)
(3,6)
. Cùng với sự phát triển không ngừng
của y khoa về những thay đổi giải phẫu học và
sinh lý học của người mẹ trong lúc mang thai;
nhận thấy, đầu núm vú có những điểm tiếp nhận,
khi bị kích thích cơ học sẽ tạo ra những xung động
thần kinh tác động lên thùy sau tuyến yên gây
tăng tiết Oxytocin nội sinh. Dựa trên nguyên lý
này, Huddleston là người đầu tiên giới thiệu về
phương thức “Se đầu vú” để tiến hành thử
nghiệm Stress Test một cách đơn giản hơn
phương pháp chuẩn OCT trước đây; với kỹ thuật
này, nghiệm pháp có tên là Breast Stimulation
Test (BST)
(1)
.
Các nghiên cứu trên thế giới bước đầu đã
đánh giá và nêu ra những lợi điểm của BST so với
OCT như: BST rút ngắn được thời gian làm thử
nghiệm, giảm chi phí, mức độ hài lòng và chấp
nhận của bệnh nhân đối với thử nghiệm này cao
hơn
(5,8,4,7,2)
. Nhằm có được những kết luận về các
thử nghiệm trên người Việt Nam, cụ thể là quần
thể sản phụ đến khám và theo dõi thai tại Bệnh
viện Hùng Vương với điều kiện trang thiết bị
cũng như nhân lực hiện có, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu “So sánh Breast Stimulation Test và
Oxytocin Challenge Test trong đánh giá sức khỏe
thai”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Dân
số nghiên cứu là các sản phụ đơn thai, ngôi đầu
thuộc đối tượng thai kỳ nguy cơ cao về tuần hoàn
nhau-thai có khả năng sống và có chỉ định chấm
dứt thai kỳ (Thiểu ối, tuổi thai 41 tuần, NST
không đáp ứng) được chỉ định làm ST để đánh giá
tình trạng sức khỏe thai cũng như ước định lựa
chọn đường sanh từ tháng 08/2004 đến khi tháng
03/2005 tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng
Vương. Các đối tượng bị loại ra khỏi nghiên cứu
nếu có các bệnh lý kèm theo như: Vết mổ cũ,
nhau tiền đạo, thai to, đa ối, khung chậu giới hạn,
khung chậu hẹp, doạ sanh non, ối vỡ non. Các sản
phụ được tiến hành OCT hay BST tùy theo lượt
nghiên cứu theo bảng phân bố ngẫu nhiên bằng
phần mềm máy tính (không mù).
Đối với phương pháp OCT: Oxytocin ngoại
sinh được sử dụng với liều khởi đầu 4mUI/phút,
khoảng cách tăng liều mỗi 20 phút và liều tăng
2mUI/phút cho đến khi đạt cơn co tử cung chuẩn.
Trong khi đó, đối với phương pháp BST: dùng khăn
ướt áp lên vú trong 5 phút, sau đó các sản phụ se đầu
vú tuần tự từng bên bằng mặt lòng ngón tay qua lớp
áo sản phụ, thời gian se 5 phút, thời gian nghỉ 5 phút.
Chúng tôi sử dụng máy ghi tim thai – cơn co
ngoài, ghi nhận sự xuất hiện cơn co tử cung và sự
thay đổi nhịp tim thai cũng như thời gian cần thiết
tính từ lúc khởi đầu thử nghiệm đến khi bắt đầu
đạt cơn co chuẩn. Cơn co chuẩn là từ 3 cơn co
trong 10 phút trở lên với thời gian một cơn co từ
40 đến 60 giây. Thời gian duy trì cơn co chuẩn để
đánh giá thử nghiệm là 30 phút. Hội chứng quá
kích cơn co tử cung khi số cơn co lớn hơn hoặc
bằng 6 cơn trong 10 phút.
Các trường hợp sau 90 phút làm thử nghiệm
(đối với cả 2 phương pháp) vẫn không tạo được 3
cơn co trong 10 phút thì kết quả thử nghiệm được
coi là thất bại và xem như trường hợp đó không có
khả năng tạo cơn co chuẩn để khảo sát. Các biến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 216
số thứ phát khác cũng được ghi nhận bao gồm
phương thức sanh, tỉ lệ mổ sanh, kết cục bé sau
sanh qua chỉ số Apgar 5 phút, tỉ lệ tử vong.
Sử dụng phần mềm SPSS 10.05, EXCEL
Version 5.0 để nhập, quản lý và phân tích số liệu.
Các biến số nghiên cứu được phân tích bằng các
test thống kê thích hợp (Biến số rời rạc được kiểm
bằng phép kiểm Chi bình phương, biến số liên tục
được kiểm bằng phép kiểm T-test). Giá trị p được
xem như có ý nghĩa về mặt thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng
08/2004 đến tháng 03/2005, chúng tôi đã nhận
vào 200 sản phụ, 100 sản phụ được tiến hành làm
OCT và 100 sản phụ được tiến hành làm BST tại
khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương.
Hai nhóm OCT và BST này hoàn toàn tương
đồng nhau về các đặc tính cơ bản như tuổi sản
phụ, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tiền thai, các
chỉ định thực hiện ST cũng như các hậu vận về
cách sanh, cân nặng bé sau sanh (Bảng 1). Lứa
tuổi sinh đẻ của các sản phụ tương đối tập trung
vào độ tuổi 20 – 30 chiếm từ 59 – 66%. Đa số các
sản phụ sanh con so chiếm từ 62 – 65%. Các đối
tượng tham gia nghiên cứu phân bố tương đồng
giữa 2 nhóm OCT và BST. Trong đó, nhóm đối
tượng thai 41 tuần chiếm tỉ lệ cao 55 – 60%, kế
đến là nhóm thiểu ối, cuối cùng là nhóm NST
không đáp ứng. Tỉ lệ mổ sanh chiếm từ 47,31 –
49,43%, đây là con số khá cao vì đối tượng
nghiên cứu là những thai kỳ nguy cơ cao.
Bảng 2 tóm tắt các đặc điểm chính của 2
nhóm trong nghiên cứu. Về khả năng tạo cơn co
tử cung của 2 nhóm OCT và BST, chúng tôi nhận
thấy không có sự khác biệt, 93% đối với nhóm
OCT và 89% đối với nhóm BST (p = 0,687); có
nghĩa là khả năng tạo cơn co chuẩn của 2 phương
pháp hoàn toàn tương đương nhau nếu khảo sát
thử nghiệm trong vòng 90 phút.
Các trường hợp không tạo được cơn co trong
mỗi nhóm OCT và BST, để đảm bảo tính y đức
của nghiên cứu, các trường hợp này sau đó vẫn
được đánh giá sức khỏe bằng các biện pháp lâm
sàng. Cụ thể là trong nhóm OCT có 7 trường hợp
không tạo được cơn co trong 90 phút khảo sát: 4
trường hợp đã chớm tạo được cơn co tử cung,
chúng tôi tiếp tục theo dõi tăng liều Oxytocin và
kết quả là cũng đã tạo được cơn co chuẩn sau thời
gian thử nghiệm 135 phút, 3 trường hợp chúng tôi
tiến hành BST thì sau 20 phút đã tạo được cơn co
chuẩn. Trong khi đó, ở nhóm BST: có 11 trường
hợp không tạo cơn co chuẩn trong 90 phút khảo
sát. Cũng trên tinh thần nghiên cứu như trên,
chúng tôi xem như thất bại trong nghiên cứu và
ghi nhận trong phần thu thập dữ liệu; tuy nhiên, 6
trường hợp do đã chớm có cơn co tử cung nên
chúng tôi tiếp tục cho sản phụ se đầu vú bằng
cách tích cực hơn (tăng thời gian se, giảm thời
gian nghỉ) thì đều đã tạo được cơn co chuẩn. 5
trường hợp còn lại, chúng tôi chuyển sang làm
OCT và cũng tạo được cơn co chuẩn để đánh giá
kết quả.
Đăc biệt, thời gian cần thiết tạo cơn co của
OCT dài hơn của BST có ý nghĩa thật sự về mặt
thống kê: OCT: t = 28,09 16,23 (phút) và BST: t
= 9,08 6,87 (phút) (p<0,001).
Sự khác biệt thời gian giữa 2 phương pháp
OCT và BST càng thể hiện rõ nét khi được phân
tích dưới dạng tích lũy thời gian. Đối với phương
pháp OCT khoảng 69% các trường hợp đạt được
cơn co chuẩn trong vòng 30 phút; trong khi đó,
đối với phương pháp BST chỉ trong vòng 10 phút
69% các trường hợp đ đạt được cơn co chuẩn
(Bảng 3).
Sự xuất hiện cơn co cường tính của 2 phương
pháp OCT và BST chưa có sự khác biệt có ý
nghĩa, OCT: 3% và BST: 5% (p = 0,470) và tỉ lệ
xuất hiện này có thể chấp nhận được. Thật vậy,
trong nghiên cứu, các trường hợp có cơn co cường
tính chưa gây một biểu hiện nào trên tim thai
đáng kể, và các biểu hiện cường tính này nhanh
chóng được cải thiện khi giảm liều Oxytocin
ngoại sinh đối với phương pháp OCT hoặc sau khi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Sản Phụ Khoa 217
điều chỉnh phương pháp se đầu vú đối với phương
pháp BST.
Sự than phiền của sản phụ trong nhóm tiến
hành phương pháp OCT chủ yếu là sản phụ bị
giới hạn vận động do đường tiêm truyền khoảng
21%. Trong nhóm BST, khoảng 32% sản phụ có
cảm giác tê, mỏi tay và đau rát đầu vú khi se.
Tuy nhiên, sự than phiền này không quá gây khó
chịu cho sản phụ, hầu hết đều chấp nhận được
sau khi được nhân viên giải thích tường tận về
mục đích của thử nghiệm.
Bảng 1. Sự phân bố các đặc điểm cơ bản trong
nghiên cứu
OCT (n=100) BST (n=100)
Tuổi sản phụ
Tuổi trung bình 29,02 5,07 28,04 5,22
Tuổi tối thiểu 19 16
Tuổi tối đa 42 39
Lứa tuổi 20-30 59% 66%
Trình độ văn hóa cấp II-III 71% 76%
Nghề nghiệp: nội trợ 45% 31%
Tiền thai con so 62% 65%
Chỉ định ST
Thai 41 tuần 55% 60%
Thiểu ối 26% 23%
NST không đáp ứng 19% 17%
Cách sanh
Thường 42,15% 38,63%
Dụng cụ 10,54% 11,94%
Mổ 47,31% 49,43%
Cân nặng bé (gam) 3170,5 398,1 3263,5 422,3
Bảng 2. Các đặc điểm chính của nhóm nghiên cứu
OCT
(n=100)
BST
(n=100)
p 95%CI
Khả năng tạo cơn co
chuẩn
93% 89% 0,687 0,89-
1,55
Thời gian cần thiết tạo
cơn co chuẩn (phút)
28,09
16,23
9,08
6,87
<0,0001 1,14-
7,72
Mổ sanh 47,31% 49,43% 0,146 0,77-
2,48
Apgar 5 phút < 7 điểm
cần HSSS và nhập
NICU
12,9% 17,97% 0,852 0,74-
2,30
Tỉ lệ tử vong 0% 0%
Cơn co cường tính 3% 5% 0,470 0,62-
2,11
OCT
(n=100)
BST
(n=100)
p 95%CI
Thái độ của sản phụ
Giới hạn vận động 21%
Mỏi và tê tay 32%
Bảng 3. So sánh khả năng tạo cơn co chuẩn
Thời gian (phút) Khả năng tạo cơn co chuẩn (%)
OCT BST
5 2 36
10 13 69
15 25 84
20 40 86
30 69 87
50 89 89
70 93
BÀN LUẬN
Việc đánh giá sức khỏe thai cũng như ước
định đường sanh cho một thai kỳ nguy cơ cao là
một công việc vô cùng quan trọng cho người bác
sĩ sản khoa trong công tác thực hành lâm sàng.
Tại các cơ sở quá tải bệnh nhân, một phương tiện
chẩn đoán luôn cần phải thỏa những tiêu chí về
tính chính xác, độ an toàn, nhanh chóng và tiện
lợi.
Các nghiên cứu trên thế giới dần đã cho thấy
khả năng tạo cơn co tử cung bằng cách sử dụng
Oxytocin ngoại sinh cũng như kích thích tạo
Oxytocin nội sinh qua phương thức “Se đầu vú”. Tuy
vậy, các kết quả về hiệu quả tạo cơn co tử cung cũng
như hậu quả không mong đợi là sự xuất hiện hội
chứng quá kích cơn co tử cung có vẻ khác nhau giữa
các nghiên cứu.
Theo Oki EY qua một công trình nghiên cứu
1.072 sản phụ ở Long Beach, California, cho thấy
tỉ lệ thành công tạo được cơn co tử cung đạt chuẩn
của BST là 72,2%
(5)
, nhưng theo Schrocksnadel
qua một công trình nghiên cứu ở Đức với 186 sản
phụ có tuổi thai đủ tháng thì tỉ lệ tạo ra đáp ứng
BST này là 57%
(8)
và sự khác biệt về khả năng
tạo cơn co tử cung qua một nghiên cứu tiền cứu so
sánh giữa BST và OCT của Lipitz S ở trung tâm Y
khoa Chaim Sheba, Israel lại không có ý nghĩa
thống kê, tỉ lệ này khá cao, 84% trong nhóm BST
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 218
và 96% trong nhóm OCT
(4)
. Một nghiên cứu khác
của Rosenzweig BA ở Bệnh viện Michael Reese
qua 103 sản phụ cũng cho thấy khả năng thất bại
tạo cơn co đạt chuẩn của BST là 22%
(7)
. Lý do về
sự khác nhau này là do cách sử dụng Oxytocin
ngoại sinh cũng như cách se đầu vú trong các
nghiên cứu khác nhau. Thật vậy, hiện nay có 2
quan niệm về sử dụng Oxytocin liều khởi đầu
cùng với kỹ thuật tăng liều khác nhau
(10)
.
Oxytocin khởi đầu liều cao: 4 - 6mIU/phút và
Oxytocin khởi đầu liều thấp: 0,5 - 1mIU/phút. Tại
Parland: theo Satin & cs 1992, với liều cao
Oxytocin:
Giảm thời gian từ lúc sử dụng Oxytocin đến
lúc sanh.
Giảm tỉ lệ sanh bằng forceps và mổ sanh.
Giảm tỉ lệ nhiễm trùng ối.
Giảm tỉ lệ nhiễm trùng sơ sinh.
Bên cạnh đó, có nhiều phác đồ khác nhau về
khoảng cách tăng liều Oxytocin và vẫn chưa có sự
thống nhất liệu xem khoảng cách tăng liều nào là
tối ưu, có thể là mỗi 10 phút, 15 phút, 20 phút,
thậm chí mỗi 40 phút để đạt cơn co chuẩn. Theo
Satin &cs 1994: khi so sánh khoảng cách tăng
liều 20 phút so với 40 phút với Oxytocin liều cao,
nhận thấy với khoảng cách liều 20 phút:
Tỉ lệ mổ sanh ở nhóm 20 phút là 8%, nhóm 40
phút là 12%
Tỉ lệ cơn co cường tính ở nhóm 20 phút và
nhóm 40 phút đều là 31%.
Tại Việt Nam, hầu hết các Bệnh viện lớn
chuyên khoa sản sử dụng Oxytocin trong việc tạo
cơn co tử cung bằng cách pha 01 ống Oxytocin 5
đơn vị trong 500mL dịch truyền và truyền tĩnh
mạch với vận tốc khởi đầu 8 giọt/phút, tức tính ra
tương đương với liều Oxytocin 4mIU/phút. Vô
hình chung, chúng ta đã sử dụng Oxytocin với liều
cao từ rất nhiều năm nay với sự chấp nhận lâm
sàng tỏ ra khá đáng kể.
Chính vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này,
chúng tôi mạnh dạn sử dụng Oxytocin với liều
4mIU/phút, nghĩa là sử dụng Oxytocin với liều
cao với mục đích kiểm chứng lại tính an toàn của
Oxytocin liều cao đối với người Việt Nam mà đã
được sử dụng từ rất nhiều năm nay.
Bên cạnh đó, kỹ thuật se đầu vú cũng chưa
thống nhất nhau giữa các khu vực, kích thích đầu
vú có thể thực hiện bằng tay (manual stimulation)
hay kích thích bằng xung điện
(electrostimulation), có thể trực tiếp hay qua lớp
áo của sản phụ
(1,5,2,4)
.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khả năng tạo
cơn co chuẩn của cả 2 phương pháp OCT và BST
khá cao: 93% và 89%. Tỷ lệ này trong giới hạn
cao, phù hợp với các nghiên cứu khác. Có lẽ vì
trong nghiên cứu, đối với phương pháp OCT
chúng tôi sử dụng Oxytocin với liều cao
(4mIU/phút), và đối với phương pháp BST chúng
tôi kết hợp hiệu quả nhiệt học và cơ học trong
việc kích thích Oxytocin nội sinh, cụ thể là chúng
tôi cho sản phụ áp khăn ướt, ấm lên đầu vú trong
5 phút, sau đó se đầu vú luân phiên cách quãng
với thời gian se 5 phút, thời gian nghỉ 5 phút;
chính vì vậy hiệu quả tạo cơn co tử cung cao hơn
và nhanh hơn (Bảng 4).
Bảng 4. Khả năng tạo cơn co chuẩn
Nghiên cứu Khả năng tạo cơn co chuẩn
(%)
OCT BST
Oki EY, Long Beach,
California(5)
72,2%
Schrocksnadel H (6) 57%
Lipitz, Israel (7) 96% 84%
Nghiên cứu của chúng tôi 93% 89%
Đặc biệt, khi so sánh thời gian cần thiết tạo
cơn co chuẩn của OCT và BST, chúng tôi nhận
thấy BST thật sự nhanh hơn có ý nghĩa cả về mặt
thống kê và cả về ý nghĩa lâm sàng (Bảng 5).
Bảng 5. Thòi gian cần thiết tạo cơn co chuẩn
Nghiên cứu Thòi gian cần thiết tạo cơn co
chuẩn (phút)
OCT BST
Oki EY, Long Beach,
California (5)
23,8 15,2
Lipitz, Israel (7) 81,3 48,4 20,9 11,5
Nghiên cứu của chúng tôi 28,09 16,23 9,08 6,87
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Sản Phụ Khoa 219
OCT: t = 28,09 16,23 (phút)
BST: t = 9,08 6,87 (phút)
=> d = 20 (phút)
Thật vậy, sự chênh lệch về thời gian giữa 2
nhóm OCT và BST d = 20 phút, với một khoảng
thời gian được tiết kiệm như vậy khi thực hiện
phương pháp BST, chúng ta có thể thực hiện được
thêm 1-2 ca BST nữa. Hay nói khác đi, khi thực
hiện 1 ca OCT thì chúng ta có thể thực hiện được
2-3 ca BST, mà khả năng tạo cơn co tử cung
chuẩn của 2 phương pháp này hoàn toàn tương
đương nhau như đã được kiểm chứng trong nghiên
cứu ở phần trình bày trên. Chính vì vậy, dựa vào
kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi mạnh dạn
khuyến cáo rằng BST có thể thay thế OCT với sự
rút ngắn thời gian thử nghiệm, hạn chế được sự
xâm lấn của phương pháp OCT (lập đường truyền
dịch).
Một vấn đề luôn gây do dự cho các nhà lâm sàng
trong việc chọn phương pháp se đầu vú để tạo cơn co
tử cung là sự xuất hiện hội chứng quá kích cơn co tử
cung. Thật vậy, Schellpfeffer và cs 1985 rất ưa
chuộng phương pháp se đầu vú trong việc tạo cơn co
vì tính thuận lợi của nó nhưng vẫn còn e ngại về sự
xuất hiện các cơn co cường tính. Tuy nhiên, theo
Frager và Miyazaki 1987 nhận xét chưa thấy sự đe
doạ thai đáng kể nào khi thực hiện se đầu vú. Theo
Schrocksnadel, cơn co cường tính xuất hiện khoảng
10% nhưng chỉ 1% gây biểu hiện những bất thường
bệnh lý nhịp tim thai đối với phương pháp BST
(8)
.
Theo Rosenzweig, tỉ lệ này là 2,9% đối với BST và
1% đối với OCT
(7)
Vì khả năng gây cơn co cường
tính chưa được thống kê một cách chính xác nên chỉ
thực hiện BST ở những đợn vị lâm sàng thử nghiệm,
đối với những cơ sở không có sự giám sát y khoa sát
sao thì BST là một chống chỉ định
(7)
. Lý do của sự
dao dộng tỉ lệ cơn co cường tính giữa các nghiên cứu
là cách thức se đầu vú khác nhau. Thật vậy, se đầu
vú có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp áo của sản
phụ, thời gian se và khoảng cách nghỉ giữa các đợt se
đều là các yếu tố quan trọng cho hậu quả này. Chính
vì cân nhắc vấn đề trên nên trong nghiên cứu, chúng
tôi đã chọn cách se đầu vú luân phiên cách quãng
từng bên, thời gian se 5 phút, thời gian nghỉ 5 phút
qua lớp áo sản phụ. Kết quả tỉ lệ xuất hiện cơn co
cường tính là 3% đối với phương pháp OCT và 5%
đối với phương pháp BST, các trường hợp có cơn co
cường tính không gây một biểu hiện xấu nào trên tim
thai đáng kể, và các biểu hiện cường tính này nhanh
chóng được cải thiện khi giảm liều Oxytocin ngoại
sinh đối với phương pháp OCT hoặc sau khi điều
chỉnh phương pháp se đầu vú đối với phương pháp
BST, không trường hợp nào cần phải giảm co bằng
Salbutamol. Tỉ lệ xuất hiện cơn co cường tính này
cũng không quá khác biệt so với kết quả của các
công trình nghiên cứu trước.
KẾT LUẬN
Với phương pháp se đầu vú luân phiên cách
quãng, BST có thể thay thế OCT trong việc tạo cơn
co tử cung khi cần tiến hành làm Stress Test vì
những tiện ích vượt trội của nó: BST là một phương
pháp không xâm lấn, không gây giới hạn vận động
như phương pháp OCT (do phương pháp OCT cần
phải cần thiết lập đường tiêm truyền), tiết kiệm được
thời gian thử nghiệm, yếu tố này có ý nghĩa rất thiết
thực, rất phù hợp với những cơ sở y tế quá tải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huddleston J, Sutliff G, Robinson D: Contraction stress test by
intermittent nipple stimulation. Obstet Gynecol 63:669, 1984.
2. Keegan KA. Helm DA, Porto M, et al: A prospective
evaluation of nipple stimulation techniques for contraction
stress testing. Am J Obstet Gynecol 157:121, 1987.
3. Levitin MS, Petrikovsky B, and Schneider EP., Practical
Guidelines for Antepartum Fetal Surveillance. 1998.
4. Lipitz S, Barkai G, Rabinovici J, Mashiach S. Breast
stimulation test and oxytocin challenge test in fetal
surveillance: a prospective randomized study. Am J Obstet
Gynecol. 1987 Nov;157(5):1178-81.
5. Oki EY, Keegan KA, Freeman RK, Dorchester WL. The
breast-stimulated contraction stress test. J Reprod Med. 1987
Dec; 32(12):919-23.
6. Ray M. Freeman R, Pine S, et al: Clinical Experience with
Oxytocin Challenge Test. Am J Obstet Gynecol 114:1, 1972.
7. Rosenzweig BA, Levy JS, Schipiour P, Blumenthal PD.
Comparison of the nipple stimulation and exogenous oxytocin
contraction stress tests. A randomized, prospective study. J
Reprod Med. 1989 Dec;34(12):950-4.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 220
8. Schrocksnadel H, Sachsenmaier M, Reider W. Experience
with breast stimulation for labor induction. Geburtshilfe
Frauenheilkd. 1990 Jul; 50(7):569-71.
9. Szanto F. Kovacs L. Continuous breast stimulation in prenatal
fetal diagnosis. Orv Hetil. 1991 Jan 6; 132(1): 15-7.
10. Williams Obstetrics 21st . Antepartum Assessment. Edition
2001. Page 1095-1108.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_breast_stimulation_test_va_oxytocin_challenge_test_t.pdf