So sánh hai kỹ thuật tạo mẫu sáp trong thực hành giải phẫu răng (phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp)

TÓM TẮT Mục tiêu: so sánh hai kỹ thuật tạo mẫu sáp (phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp) trong thực hành giải phẫu răng, đồng thời thăm dò ý kiến của sinh viên về áp dụng giảng dạy phương pháp tạo mẫu răng bằng kỹ thuật thêm sáp. Phương pháp: nghiên cứu thực hiện trên mẫu 18 sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ ba theo thiết kế bắt chéo, kết hợp thăm dò ý kiến bằng bảng câu hỏi. Mẫu được chia làm hai nhóm, lần lượt thực hiện tạo mẫu bằng phương pháp gọt sáp và thêm sáp; sau đó các mẫu sáp được ba giám khảo chấm điểm về hình thái, chức năng và thẩm mỹ. Kết quả và kết luận: Điểm số tính riêng từng phần (hình thái, chức năng, thẩm mỹ), không có sự khác biệt giữa hai phương pháp (p>0,05); tổng điểm (tính chung cả ba mặt), điểm của phương pháp thêm sáp cao hơn phương pháp gọt sáp (p<0,05). Đánh giá chéo giữa hai nhóm: điểm trung bình từng phần (hình thái, chức năng, thẩm mỹ) . SO SÁNH HAI KỸ THUẬT TẠO MẪU SÁP TRONG THỰC HÀNH GIẢI PHẪU RĂNG (Phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp)

pdf64 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh hai kỹ thuật tạo mẫu sáp trong thực hành giải phẫu răng (phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO SÁNH HAI KỸ THUẬT TẠO MẪU SÁP TRONG THỰC HÀNH GIẢI PHẪU RĂNG (Phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp) TÓM TẮT Mục tiêu: so sánh hai kỹ thuật tạo mẫu sáp (phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp) trong thực hành giải phẫu răng, đồng thời thăm dò ý kiến của sinh viên về áp dụng giảng dạy phương pháp tạo mẫu răng bằng kỹ thuật thêm sáp. Phương pháp: nghiên cứu thực hiện trên mẫu 18 sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ ba theo thiết kế bắt chéo, kết hợp thăm dò ý kiến bằng bảng câu hỏi. Mẫu được chia làm hai nhóm, lần lượt thực hiện tạo mẫu bằng phương pháp gọt sáp và thêm sáp; sau đó các mẫu sáp được ba giám khảo chấm điểm về hình thái, chức năng và thẩm mỹ. Kết quả và kết luận: Điểm số tính riêng từng phần (hình thái, chức năng, thẩm mỹ), không có sự khác biệt giữa hai phương pháp (p>0,05); tổng điểm (tính chung cả ba mặt), điểm của phương pháp thêm sáp cao hơn phương pháp gọt sáp (p<0,05). Đánh giá chéo giữa hai nhóm: điểm trung bình từng phần (hình thái, chức năng, thẩm mỹ) và tổng điểm của mỗi nhóm đều không có sự khác biệt (p>0,05). Về thời gian: thời gian để hướng dẫn thực hành bằng phương pháp thêm sáp nhiều hơn so với phương pháp gọt sáp (60 phút so với 30 phút), thời gian thực hiện tạo mẫu sáp bằng hai phương pháp không có sự khác biệt (p>0,05) và thực hiện phương pháp nào trước không ảnh hưởng đến thời gian thực hiện phương pháp còn lại. Về kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên: 69,4 % cho là phương pháp thêm sáp giúp việc rèn luyện kỹ năng thực hành tốt hơn; 69,4 % cho là phương pháp thêm sáp giúp củng cố kiến thức tốt hơn; 72,2 % cho là phương pháp thêm sáp giúp rèn luyện thái độ, tác phong tốt hơn; 94,4 % mong muốn được học thực hiện tạo mẫu sáp bằng phương pháp thêm sáp trong thực hành Giải Phẫu Răng. Từ khóa: tạo mẫu sáp, gọt sáp, thêm sáp, kỹ năng thực hành, thực hành giải phẫu răng. ABSTRACT A COMPARISON OF TWO WAXING TECHNIQUES IN DENTAL ANATOMY PRACTICE (CARVING VS ADD-ON) Tran Diem Hang, Hoang Tu Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol.14 - Supplement of No 1 – 2010: 237 - 243 Objectives: the objectives of the study were to compare two waxing techniques used in the practice of dental anatomy, including the carving technique and the add-on technique, and to assess students’ opinion in regard to the implementation of add-on technique in regular teaching. Methods: this cross over study involved 18 dental students, randomly assigned to 2 groups. Each group was asked to achiveve a molar occlusal surface according to one waxing technique then to use the other technique after a wash out period. The wax patterns were assessed by two independent examiners in regard to morphological, functional and aesthetic aspects. The students were asked to fill a questionnaire giving their opinion on the above techniques. Results and Conclusion: There was no significant difference between the two techniques in regard to each of the aspects concerned by the evaluation (p>0.05), however in the overall evaluation, the add-on technique showed better results than the carving one (p<0.05). Under the crossover evaluation of this sample, there were no significant difference in both individual aspects (including morphology, function and aesthetics) and the overall result (p>0.05). The add-on technique (60 minutes) took more time for instructing and practicing than the carving one (30 minutes), however there was no significant difference in the time necessary to complete wax modeling (p>0.05) regardless of the order of execution of the two techniques. The result of the students’ survey: 69.4% thought that the add-on technique was better in improving practical skill, 69.4% that it was better in knowledge reinforcing, 72.2% that it had the advantage of training professional attitude and manners, 94.4%: that it should be used in the teaching of dental anatomy practice. Keywords: waxing techniques, carving technique, add-on technique, practical skill, dental anatomy practice. ĐẶT VẤN ĐỀ Có hai phương pháp tạo mẫu sáp: phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp. Phương pháp gọt sáp(Error! Reference source not found.) được thực hiện bằng cách tạo một khối sáp có kích thước lớn hơn mẫu sáp tương lai, sau đó gọt bớt đi những phần thừa và/hoặc đắp thêm những phần thiếu cho đến khi đạt được kích thước và hình dạng thích hợp. Người ta nhận thấy những mẫu sáp được thực hiện bằng cách này, khi đúc ra phục hình thường bị biến dạng và không khít sát. Nguyên nhân là do cách làm đó đã tạo ra những nội lực bên trong, làm cho sáp dễ bị biến dạng trong quá trình đúc thay thế. Hơn nữa, cách gọt bớt sáp đi không tái tạo được hình dạng như răng tự nhiên (vì về mặt mô phôi học của sự hình thành mặt nhai các răng, các chi tết lõm được tạo thành là do sự liên hệ giữa các chi tiết lồi); phục hình được tạo mẫu theo phương pháp gọt bớt ăn khớp với răng đối diện theo kiểu “cối – chày”, chứ không phải tiếp xúc tại ba điểm (tripodism) như trên bộ răng tự nhiên. Để khắc phục những nhược điểm của kỹ thuật gọt bớt sáp, phương pháp thêm sáp(Error! Reference source not found.) ra đời. Có nhiều kỹ thuật tạo mẫu răng bằng phương pháp thêm sáp, trong đó kỹ thuật của Peter K. Thomas được ứng dụng rộng rãi vì nó thích hợp với kiểu ăn khớp múi-trũng, giúp phục hình vững ổn. Hoàng Tử Hùng(Error! Reference source not found.Error! Reference source not found.) cũng đề nghị sử dụng phương pháp thêm sáp của Thomas trong thực hành giải phẫu răng. Theo đó, đỉnh múi được làm bằng sáp màu vàng; sườn gần và sườn xa của múi: sáp màu xanh lá cây; sườn ngoài và sườn trong của múi: sáp màu đỏ; các gờ bên: sáp màu xanh dương. Trình tự tạo mẫu sáp theo phương pháp của Thomas được thể hiện trong hình 1. (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Hình 1: Kỹ thuật tạo mẫu sáp mặt nhai răng số 4 hàm trên theo phương pháp thêm sáp của Peter K. Thomas. Hiện nay, hầu hết các trường có đào tạo về Nha khoa trên thế giới đều giảng dạy theo phương pháp thêm sáp(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found., Error! Reference source not found., 10). Walcott A. M. (1966)(11) nhận thấy bài tập làm sáp là phương pháp hữu ích để phân loại sinh viên về khả năng tâm thần vận động, nhằm sớm xác lập và thiết kế những biện pháp huấn luyện thích hợp cho sinh viên nha khoa. Phương pháp tạo mẫu răng bằng cách thêm sáp cũng được sử dụng để đánh giá kỹ năng vận động, huấn luyện suy xét theo cấu trúc và tự đánh giá đối với sinh viên. (Knight và Guenzel, 1990)(Error! Reference source not found.). Tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, việc tạo mẫu bằng phương pháp thêm sáp đã từng được áp dụng trong thực tập Giải Phẫu Răng của sinh viên Răng Hàm Mặt những năm 1984 – 1986 nhưng đã bị gián đoạn. Hiện nay, phần thực tập này không được thực hiện. Nghiên cứu này được thực hiện với những mục tiêu sau:   Đánh giá về các mặt: hình thái, chức năng, thẩm mỹ của các răng do sinh viên thực hiện theo phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp.   Đánh giá chéo theo phương pháp và theo nhóm kết quả thực hành của sinh viên.   So sánh thời gian hướng dẫn và thực hiện tạo mẫu sáp của sinh viên theo phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp.   Trình bày kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên về tác dụng rèn luyện kỹ năng thực hành, củng cố kiến thức và rèn luyện thái độ, tác phong của hai phương pháp ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm bắt chéo (Crossover design) kết hợp thăm dò ý kiến bằng bảng câu hỏi. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ 3. Tiêu chuẩn chọn mẫu Sinh viên đã học lý thuyết Giải Phẫu Răng, đã thực tập điêu khắc răng bằng thạch cao và chưa được học tạo mẫu sáp. Với những tiêu chuẩn trên, nghiên cứu thực hiện trên mẫu toàn bộ 18 sinh viên (8 nam, 10 nữ) lớp Răng Hàm Mặt năm thứ 3, Đại học Y Tây Nguyên vào thời điểm tiến hành nghiên cứu đang theo học tại Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu Phương tiện Giá khớp Quick Master và bàn lên giá khớp tự ý đồng bộ, khuôn silicone mẫu hàm lý tưởng; bộ dụng cụ PKT (hình 2), dao sáp số 3, số 7, đèn cồn. Hình 2: Bộ dụng cụ PKT. Vật liệu Thạch cao cứng (GC, Nhật Bản), thạch cao thường, vaselin, sáp inlay màu xanh lá cây (cho phương pháp gọt sáp), sáp tự điều chế màu đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương (cho phương pháp thêm sáp) (hình 3); bột stearat kẽm. Hình 3: Sáp tự điều chế cho kỹ thuật thêm sáp. Các bước tiến hành Dùng khuôn đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng, sau đó vô giá khớp các mẫu hàm bằng bàn lên giá khớp tự ý của bộ giá khớp Quick Master, rồi mài phần ba nhai các răng 14, 24. Hướng dẫn sinh viên thực hiện tạo mẫu bằng cả hai phương pháp cho đến khi thuần thục. Làm 18 thăm cho sinh viên bốc thăm để xác định thứ tự thực hiện. Các sinh viên có số chẵn thực hiện tạo mẫu sáp mặt nhai răng 14 bằng phương pháp gọt sáp, các sinh viên có số lẻ thực hiện tạo mẫu sáp mặt nhai răng 24 bằng phương pháp thêm sáp, sau đó đổi lại. Phát cho mỗi sinh viên một phiếu ghi lại thời gian thực hiện và các câu hỏi thăm dò. Phương pháp đánh giá kết quả Đánh giá các răng do sinh viên thực hiện bằng phương pháp gọt sáp và phương pháp thêm sáp: Các mẫu hàm được ba giám khảo chấm điểm độc lập về hình thái; về chức năng và thẩm mỹ, ba giám khảo cùng thảo luận để đánh giá. Đánh giá chéo: Nhằm khảo sát ảnh hưởng (nếu có) giữa hai phương pháp đối với kết quả tạo mẫu sáp của hai nhóm. Đánh giá thời gian thực hiện: Sinh viên tự theo dõi thời gian bắt đầu thực hiện và thời gian kết thúc (tính bằng phút). Đánh giá kết quả thăm dò ý kiến sinh viên: Được tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) kết quả trả lời của sinh viên so sánh giữa hai phương pháp đối với từng câu hỏi. Phương tiện xử lý số liệu: Số liệu được nạp vào bảng tính Exel, sử dụng máy tính cầm tay Casio fx500A để tính các đặc trưng cơ bản (trung bình, độ lệch chuẩn) và các phép so sánh. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đánh giá về hình thái, chức năng, thẩm mỹ và tổng điểm theo từng phương pháp và từng nhóm Điểm hình thái được ba giám khảo chấm độc lập; điểm chức năng, thẩm mỹ được ba giám khảo thảo luận đánh giá và cho một điểm chung. Điểm hình thái: Điểm trung bình giữa 3 giám khảo cho từng sinh viên và trung bình từng nhóm (tối đa là 5 điểm, tính tròn đến một chữ số thập phân) được nêu ở bảng 1. Bảng 1: Điểm trung bình về hình thái của từng sinh viên và trung bình theo nhóm của mỗi phương pháp (do ba giám khảo chấm). Nhóm A (TSt) 1 3 5 7 9 11 13 15 17  Thêm sáp 3,2 3,7 3,7 3,0 3,0 4,7 4,3 3,8 3,8 3,7 0,5 Gọt sáp 2,8 4,0 2,5 2,7 2,5 4,0 3,7 3,8 3,3 3,3 0,6 Nhóm B (GSt) 2 4 6 8 10 12 14 16 18  Thêm sáp 3,5 3,8 3,2 3,5 3,0 3,8 3,8 3,2 3,2 3,4 0,3 Gọt sáp 3,2 2,8 2,8 3,5 2,7 4,3 3,8 3,5 2,7 3,3 0,5 Điểm chức năng: Điểm chức năng của từng sinh viên và trung bình từng nhóm (tối đa là 4 điểm, tính tròn đến một chữ số thập phân) được nêu ở bảng 2. Bảng 2: Điểm về chức năng của từng sinh viên và trung bình theo nhóm của mỗi phương pháp. Nhóm A (TSt) 1 3 5 7 9 11 13 15 17  Thêm sáp 3,5 1,5 3,0 3,0 2,0 3,0 2,0 1,5 3,0 2,5 0,7 Gọt sáp 3,0 1,5 1,5 2,5 2,0 1,5 2,5 2,0 3,0 2,2 0,6 Nhóm B (GSt) 2 4 6 8 10 12 14 16 18  Thêm sáp 2,0 2,5 2,0 2,5 4,0 3,5 4,0 3,0 2,0 2,8 0,8 Gọt sáp 1,5 2,0 2,5 3,0 3,0 3,0 3,0 2,0 1,0 2,3 0,7 Điểm thẩm mỹ: Điểm thẩm mỹ của từng sinh viên và trung bình từng nhóm (tối đa là 1 điểm, tính tròn đến một chữ số thập phân) được nêu ở bảng 3. Bảng 3: Điểm về thẩm mỹ của từng sinh viên và trung bình theo nhóm của mỗi phương pháp. Nhóm A (TSt) 1 3 5 7 9 11 13 15 17  Thêm sáp 0,5 1,0 1,0 0,5 0 1,0 0,5 0 1,0 0,6 0,4 Gọt sáp 0 0,5 0 0 0 0,5 0,5 0,5 1,0 0,3 0,3 Nhóm B (GSt) 2 4 6 8 10 12 14 16 18  Thêm sáp 0 0 0 0 1,0 1,0 1,0 0,5 0 0,4 0,6 Gọt sáp 0,5 0,5 0 0,5 0 1,0 1,0 0,5 0 0,4 0,4 Tổng điểm: Tổng điểm của từng sinh viên và trung bình từng nhóm (tối đa là 10 điểm, tính tròn đến một chữ số thập phân) được nêu ở bảng 4. Bảng 4: Tổng điểm (hình thái + chức năng + thẩm mỹ) của từng sinh viên và trung bình theo nhóm của mỗi phương pháp. Nhóm A (TSt) 1 3 5 7 9 11 13 15 17  Thêm sáp 7,2 6,2 7,7 6,5 5,0 8,7 6,8 5,2 7,8 6,8 1,1 Gọt sáp 5,8 6,0 4,0 5,2 4,5 6,0 6,7 6,3 7,3 5,8 1,0 Nhóm B (GSt) 2 4 6 8 10 12 14 16 18  Thêm sáp 5,5 6,3 5,2 6,0 8,0 8,3 8,8 6,7 5,2 6,7 1,3 Gọt sáp 5,2 5,3 5,3 7,0 5,7 8,3 7,8 6,0 3,7 6,0 1,4 Đánh giá chéo giữa hai phương pháp và hai nhóm Đánh giá chéo giữa hai phương pháp Điểm trung bình (về hình thái, chức năng, thẩm mỹ và tổng điểm) của hai phương pháp cho thấy trung bình từng phần không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), tuy phương pháp thêm sáp có điểm trung bình cao hơn về cả ba mặt. Tổng điểm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), có nghĩa là phương pháp thêm sáp có điểm cao hơn so với phương pháp gọt sáp) (bảng 5) Bảng 5: So sánh điểm trung bình (về hình thái, chức năng, thẩm mỹ và tổng điểm) của hai phương pháp (gọt sáp và thêm sáp). Hình thái Chức năng Thẩm mỹ Tổng điểm     Thêm sáp 3,6 0,5 2,7 0,8 0,5 0,4 6,7 1,2 Gọt sáp 3,3 0,6 2,3 0,7 0,4 0,4 5,9 1,2 t 1,766 1,763 0,831 2,039 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 Đánh giá chéo giữa hai nhóm Điểm trung bình từng phần (hình thái, chức năng, thẩm mỹ) và tổng điểm của mỗi nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (bảng 6, 7). Như vậy, thực hiện phương pháp thêm sáp trước hay gọt sáp trước không ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp được thực hiện sau. Bảng 6: So sánh điểm trung bình (về hình thái, chức năng, thẩm mỹ và tổng điểm) của hai nhóm theo phương pháp thêm sáp. Hình thái Chức năng Thẩm mỹ Tổng điểm     Nhóm A (TSt) 3,7 0,5 2,5 0,7 0,6 0,4 6,8 1,1 Nhóm B 3,4 0,3 2,8 0,8 0,4 0,5 6,7 1,3 (GSt) t 1,7 1,3 1,6 0,3 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Bảng 7: So sánh điểm trung bình (về hình thái, chức năng, thẩm mỹ và tổng điểm) của hai nhóm theo phương pháp gọt sáp. Hình thái Chức năng Thẩm mỹ Tổng điểm     Nhóm A (TSt) 3,3 0,6 2,2 0,6 0,3 0,3 5,8 1,0 Nhóm B (GSt) 3,3 0,5 2,3 0,7 0,4 0,4 6,0 1,4 t 0 0,8 0,9 0,7 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Đánh giá về thời gian Thời gian hướng dẫn: Tác giả trực tiếp hướng dẫn sinh viên làm quen và thực hành cả hai phương pháp. Thời gian để hướng dẫn thực hành bằng phương pháp thêm sáp đòi hỏi nhiều hơn phương pháp gọt sáp (60 phút so với 30 phút). Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện của từng sinh viên và trung bình từng nhóm (tính bằng phút) được nêu ở bảng 8. Bảng 8: Thời gian thực hiện của từng sinh viên và trung bình theo nhóm của mỗi phương pháp (tính bằng phút). Nhóm A (TSt) 1 3 5 7 9 11 13 15 17  Thêm sáp 32 30 38 30 40 28 36 42 32 34,2 4,7 Gọt sáp 35 40 32 35 40 30 40 38 36 36,2 3,4 Nhóm B (GSt) 2 4 6 8 10 12 14 16 18  Thêm sáp 35 35 34 41 34 23 20 35 45 33,6 7,4 Gọt sáp 35 39 35 37 39 24 22 37 40 34,2 6,2 So sánh thời gian thực hiện giữa hai nhóm và của từng nhóm theo mỗi phương pháp cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), (bảng 9) Như vậy, thời gian thực hiện của cả hai phương pháp là như nhau, và thực hiện phương pháp thêm sáp trước hay gọt sáp trước không ảnh hưởng đến thời gian thực hiện của phương pháp còn lại. Bảng 9: So sánh thời gian thực hiện trung bình (tính bằng phút) theo nhóm và phương pháp. Theo nhóm Phương pháp Thêm sáp Gọt sáp A (TSt) B (GSt) A (TSt) B (GSt) Thêm sáp Gọt sáp 34,2 33,6 36,2 34,2 33,9 35,2  4,7 7,4 3,4 6,2 6,2 5,1 T 0,324 1,194 0,705 P > 0,05 > 0,05 > 0,05 Về thăm dò ý kiến sinh viên Qua thăm dò ý kiến sinh viên bằng bảng câu hỏi, trả lời sau khi thực hiện cả hai phương pháp, đa số ý kiến lựa chọn phương pháp thêm sáp vì giúp rèn luyện kỹ năng thực hành, củng cố kiến thức và giáo dục về thái độ, tác phong học tập. Một điểm đặc biệt là 16/18 sinh viên trả lời phương pháp gọt sáp đòi hỏi phải kiên trì hơn. Điều này chứng tỏ phương pháp thêm sáp tuy có vẻ khó khăn, phức tạp hơn nhưng việc tạo mẫu được thực hiện từng bước chính xác hơn (bảng 10). Phương pháp thêm sáp còn giúp sinh viên dễ đạt kết quả tổng hợp (tổng điểm) cao hơn so với phương pháp gọt sáp. Sinh viên cũng có hứng thú học tập cao hơn, và vì thế tuyệt đại đa số mong muốn được học tạo mẫu sáp bằng phương pháp thêm sáp trong thực hành giải phẫu răng Nghiên cứu ở Khoa Nha Đại học Missouri – Kansas City trên 40 sinh viên năm thứ nhất dùng phương pháp thêm sáp với hai nhóm hướng dẫn (Sinh viên năm thứ tư và Giảng viên của trường), cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả thực hành. Nghiên cứu đi đến kết luận mô hình này có thể áp dụng để khắc phục tình trạng thiếu giảng viên ở nhiều trường Nha tại Hoa Kỳ. Các trường Đông Carolina (ECU), Đại học Trung Tây (MU) Arizona, Đại học khoa học sức khỏe miền Tây California (WUHSc) cũng đang có những cách tiếp cận tương tự (Haj-Ali,2007)(Error! Reference source not found.). Bảng 10: Kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên. Số lượng lựa chọn Thêm sáp Gọt sáp Các câu hỏi n % n % I. Về kỹ năng thực hành Phương pháp nào dễ thực hiện hơn để: Xác định vị trí đỉnh múi. 17 94,4 1 5,6 Xác định chiều cao đỉnh múi. 16 88,9 2 11,1 Thiết lập gờ múi. 11 61,1 7 38,9 Thiết lập gờ bên. 15 83,3 3 16,7 Thiết lập gờ tam 10 55,6 8 44,4 giác. Tạo rãnh chính. 11 61,1 7 38,9 Tạo rãnh phụ. 16 88,9 2 11,1 Kiểm tra sự tiếp xúc với răng đối diện. 9 50 9 50 Tạo mẫu sáp bóng láng. 8 44,4 10 55,6 Tạo độ cong lồi của các gờ, múi. 12 66,7 6 33,3 Tính chung 12,5 69,4 5,5 30,6 II. Về việc củng cố kiến thức Phương pháp nào giúp bạn dễ: Nhận diện các gờ. 15 83,3 3 16,7 Nhận diện trũng, rãnh. 14 77,8 4 22,2 Nhận diện hình thể mặt nhai của một răng. 11 61,1 7 38,9 Biết được vị trí tiếp xúc của hai răng đối diện. 10 55,6 8 44,4 Tính chung 12,5 69,4 5,5 30,6 III. Về thái độ, tác phong học tập Phương pháp nào giúp bạn rèn luyện Sự khéo léo. 17 94,4 1 5,6 Tỉ mỉ. 9 50 9 50 Cẩn thận. 17 94,4 1 5,6 Kiên trì. 2 11,1 16 88,9 Đảm bảo sự chính xác trong thao tác. 18 100 0 0 Thao tác tư duy trước khi tiến hành công việc. 15 83,3 3 16,7 Tính chung 13 72,2 5 27,8 IV. Về mong muốn So sánh giữa hai răng thực hiện, bạn thấy răng nào đẹp hơn, vừa ý hơn? 16 88,9 2 11,1 Bạn thích học 18 100 0 0 phương pháp nào hơn? Tính chung 17 94,4 1 5,6 KẾT LUẬN Qua kết quả đánh giá điểm thực hành, đánh giá chéo và kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên, cho phép rút ra những kết luận sau đây:   Điểm số tính riêng từng phần (hình thái, chức năng, thẩm mỹ), không có sự khác biệt giữa hai phương pháp (p>0,05); tổng điểm (tính chung cả ba mặt), điểm của phương pháp thêm sáp cao hơn phương pháp gọt sáp (p<0,05).   Điểm trung bình từng phần (hình thái, chức năng, thẩm mỹ) và tổng điểm của mỗi nhóm đều không có sự khác biệt (p>0,05).   Về thời gian: thời gian để hướng dẫn thực hành bằng phương pháp thêm sáp nhiều hơn so với phương pháp gọt sáp (60 phút so với 30 phút), thời gian thực hiện tạo mẫu sáp bằng hai phương pháp không có sự khác biệt (p>0,05) và thực hiện phương pháp nào trước không ảnh hưởng đến thời gian thực hiện phương pháp còn lại.   Về kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên: 69,4 % cho là phương pháp thêm sáp giúp việc rèn luyện kỹ năng thực hành tốt hơn; 69,4 % cho là phương pháp thêm sáp giúp củng cố kiến thức tốt hơn; 72,2 % cho là phương pháp thêm sáp giúp rèn luyện thái độ, tác phong tốt hơn; 94,4 % mong muốn được học thực hiện tạo mẫu sáp bằng phương pháp thêm sáp trong thực hành Giải Phẫu Răng. HIỆU QUẢ LÀM SẠCH MẢNG BÁM CỦA 3 LOẠI BÀN CHẢI VỚI THIẾT KẾ LÔNG KHÁC NHAU Lưu Thị Thanh Xuân*; Hoàng Trọng Hùng*; Hoàng Tử Hùng* TÓM TẮT Mục đích: của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả làm sạch mảng bám của ba loại bàn chải Colgate là Colgate Extra Clean, Colagte 360o và Colgate 360o Deep Clean trên sinh viên năm thứ ba khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TPHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt chéo được thực hiện trên 32 sinh viên năm thứ ba khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM thỏa tiêu chí không mang phục hình, không mang khí cụ chỉnh nha, có ít nhất 24 răng và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu đã khảo sát thói quen chải răng và sử dụng bàn chải của các đối tượng thông qua hình thức trả lời bảng câu hỏi. Sau đó, các đối tượng sẽ lần lượt chải răng bằng ba loại bàn chải khác nhau trong ba tuần. Hiệu quả làm sạch răng sẽ được đánh giá bằng cách so sánh độ lệch điểm số QHI và điểm số Navy biến đổi trước và sau khi chải bởi hai điều tra viên đã được huấn luyện. Đồng thời sau mỗi lần chải răng các đối tượng được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi để khảo sát cảm nhận của đối tượng về bàn chải đã sử dụng. Các thống kê mô tả và kiểm định 2, phân tích ANOVA một yếu tố kết hợp với phương pháp Tukey đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung ba loại bàn chải thử nghiệm có hiệu quả lâm sàng tương tự nhau (lượng mảng bám giảm sau chải răng với bàn chải Colgate Extra Clean là 53%, Colgate 360o là 54% và Colgate 360o Deep Clean là 45%) nhưng bàn chải Colgate 360o có khả năng loại bỏ mảng bám dày ở vùng răng sau tốt hơn bàn chải Colgate 360o Deep Clean (79% so với 66%) (p<0,05). Theo cảm nhận chủ quan của đối tượng nghiên cứu, bàn chải Colgate 360o Deep Clean tạo cảm giác thoải mái nhất khi chải răng (65,7%) và được chọn là loại bàn chải thích sử dụng nhất (50,0%) cũng như là loại bàn chải sẽ khuyên người khác sử dụng (53,1%) (p<0,001). Kết luận: mỗi loại bàn chải với thiết kế lông khác nhau phù hợp với các tình trạng VSRM khác nhau. Các bàn chải Colgate với sợi lông cổ điển phù hợp cho những người có tình trạng VSRM trung bình và kém, bàn chải Colgate 360o Deep Clean thì phù hợp với những người có tình trạng VSRM tốt và muốn được tốt hơn. Từ khóa: mảng bám, làm sạch mảng bám, điểm số Navy biến đổi, điểm số QHI. ABSTRACT EFFICACY OF TOOTHBRUSHES WITH DIFFERENT BRISTLE DESIGNS IN PLAQUE REMOVAL Luu Thi Thanh Xuan, Hoang Trong Hung, Hoang Tu Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol.14 - Supplement of No 1 – 2010: 314 - 321 Objective: this clinical study aimed to compare the plaque removal efficacy of three toothbrushes with different bristle designs: soft bristle (A); soft bristle and polishing cup (B); tapered bristle and polishing cup (C). Materials and method: 32 third-year dental students with sound and complete dentition were randomly divided into three groups. Each group used one type of toothbrush in each trial, the same trial was repeated at one week interval with the two other toothbrushes with respective sequences of ABC, BCA and CAB. During trial sessions, all subjects were instructed to skip their morning toothbrushing and to refrain from brushing until 4:00 p.m when plaque evaluation was conducted before and after toothbrushing with the assigned toothbrush. Rustogi Modified Navy Plaque Index and Turesky Modified Quigley-Hein Plaque Index were used for plaque evaluation. In between the sessions, the subjects were asked to maintain routine oral hygiene measures. After the last trial, the subjects were asked to fill in the questionnaire about their perception of the three toothbrushes. Statistical analysis was done with Chi-square test, One-Way ANOVA associated to Tukey method. Results: there was no statistically significant difference in plaque removal efficacy among the three toothbrushes with an overall plaque reduction of 53% (A), 54% (B) and 45% (C) (p>0.05). However, B toothbrush performed significantly better than C one in the removal of thick plaque on posterior teeth (79% versus 66%)(p<0.05). C toothbrush was perceived as the most comfortable (65.7%) and favorite one (50.0%)(p>0.001). Conclusion: though equally effective in plaque removal, under the conditions of the trial, toothbrushes with classical bristles performed better in removing thick plaque in posterior areas. The one with soft and thin ended bristle was perceived as the most pleasant one. Keywords: plaque, plaque removal, Rustogi Modified Navy Plaque Index, Turesky Modified Quigley-Hein Plaque Index MỞ ĐẦU Mảng bám là lớp lắng đọng có tính mềm, bám dính và hơi màu vàng trên bề mặt men răng, được tạo thành bởi sự tích tụ của vi khuẩn trên một khuôn hữu cơ(Error! Reference source not found.). Chính sự chuyển hoá của vi khuẩn trong mảng bám là yếu tố chủ yếu tác động lên mô răng và mô nha chu gây ra tình trạng bệnh sâu răng và nha chu, đây là hai bệnh răng miệng được xem là những gánh nặng quan trọng nhất đối với sức khoẻ răng miệng toàn cầu(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Bàn chải được xem như một công cụ vệ sinh răng miệng kinh điển và phổ biến nhất trong thực hành VSRM hằng ngày. Dạng sơ khai của bàn chải được bắt nguồn từ “thanh nhai” được sử dụng bởi người Babylon vào khoảng 3500 năm trước công nguyên. Vào thế kỉ XV, người Trung Hoa phát minh ra bàn chải với đầu bàn chải được làm từ những sợi lông lợn rừng và cán bàn chải làm bằng cành tre hoặc xương khô. Đến năm 1937, nylon được phát minh bởi nhà khoa học Wallace H. Carothers đã đánh dấu bước phát triển mới của bàn chải với những bó lông làm bằng nylon. Năm 1939 bàn chải điện đầu tiên ra đời(1,2). Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả loại bỏ mảng bám cơ học giữa bàn chải điện và bàn chải tay. Mặc dù đã có khá nhiều bằng chứng cho thấy chuyển động rung, lắc và xoay của bàn chải điện có khả năng giảm mảng bám và viêm nướu nhiều hơn so với bàn chải tay nhưng bàn chải tay vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Do đó, nhiều nhà sản xuất bàn chải vẫn nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển những mẫu bàn chải mới với những thiết kế cải tiến nhằm đạt được khả năng loại bỏ mảng bám cao bất kể sự biến đổi trong kĩ thuật chải răng của người sử dụng. Công ty Colgate được đánh giá là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ răng miệng cũng đã không ngừng cải tiến các chi tiết của bàn chải nhằm mang đến người sử dụng một bàn chải không chỉ có khả năng loại bỏ mảng bám tốt mà còn đạt yêu cầu về sự thoải mái cho người sử dụng. Từ dạng bàn chải cổ điển với thiết kế đơn giản như đầu kim cương, cán thẳng, lông bằng, cho đến nay, Colgate đã liên tục cải tiến và giới thiệu đến người tiêu dùng nhiều loại bàn chải khác nhau. Năm 2006, hãng Colgate đã tung ra thị trường bàn chải Colgate 360o với những chi tiết cải tiến như các sợi lông chức năng, đài cao su và mặt chải lưỡi(Error! Reference source not found.). Đến năm 2008, nhà sản xuất này tiếp tục đưa ra thị trường bàn chải Colgate 360o Deep Clean với cấu tạo giống bàn chải Colgate 360o nhưng với những sợi lông bàn chải có đường kính nhỏ hơn nhằm nâng cao hiệu quả loại bỏ mảng bám ở kẽ răng và vùng dưới nướu, nơi mà từ lâu được xem là những vùng khó kiểm soát mảng bám nhất(Error! Reference source not found.). Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả làm sạch mảng bám của các loại bàn chải 360o theo đơn đặt hàng của nhà sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của những bàn chải có thiết kế mới này cũng như cảm nhận của người tiêu dùng về hai loại bàn chải trên so với loại bàn chải cổ điển trước đây của cùng công ty vẫn còn là một câu hỏi lớn không chỉ cho nhà sản xuất mà còn cho cả giới chuyên môn. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với những mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả làm sạch mảng bám của bàn chải Colgate 360o, bàn chải Colgate 360o Deep Clean và bàn chải Colgate cổ điển (Colgate Extra Clean) trên sinh viên RHM năm thứ ba. Mục tiêu cụ thể 1. Mô tả thói quen chải răng và sử dụng bàn chải của một số sinh viên RHM năm thứ ba năm học 2008 - 2009. 2. So sánh sự thay đổi chỉ số mảng bám Navy biến đổi và QHI của sinh viên RHM năm thứ ba sau khi chải răng với 3 loại bàn chải: Colgate 3600, Colgate 360o Deep Clean và Colgate Extra Clean. 3. Đánh giá cảm nhận của sinh viên RHM năm thứ ba đối với 3 loại bàn chải đã sử dụng trong nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Chương trình nghiên cứu được tiến hành theo thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng chéo (Cross – over design), mù đơn, ngẫu nhiên và có sử dụng bảng câu hỏi. Địa điểm nghiên cứu Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TPHCM. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng thử nghiệm: sinh viên khoa Răng Hàm Mặt năm thứ ba, Đại học Y Dược TPHCM. Mẫu nghiên cứu: chọn 32 sinh viên năm thứ ba khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM thoả các tiêu chí sau: tự nguyện tham gia nghiên cứu, không mang phục hình: phục hình tháo lắp, phục hình cố định, không mang khí cụ chỉnh nha, có tối thiểu 24 răng thật. Kiểm soát sai lệch chọn lựa: đánh giá tình trạng răng miệng lúc đầu của các đối tượng nghiên cứu. Các đặc điểm nghiên cứu Loại bàn chải sử dụng trong nghiên cứu: Colgate 360o, Colgate 360o Deep Clean, Colgate Extra Clean. Tình trạng VSRM được đo lường theo chỉ số mảng bám QHI, chỉ số Navy biến đổi. Thói quen chải răng của sinh viên RHM năm thứ ba (số lần chải răng trong ngày, phương pháp chải răng); Thói quen sử dụng bàn chải của sinh viên RHM năm thứ ba (loại bàn chải, cán bàn chải, đầu bàn chải, lông bàn chải); Cảm nhận của sinh viên RHM năm thứ ba đối với 3 loại bàn chải được sử dụng trong nghiên cứu (thái độ được đánh giá theo thang đo lường Likert – 4 mức). Phương pháp nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu Ba loại bàn chải (Colgate 360o, Colgate 360o Deep Clean, Colgate Extra Clean), kem đánh răng Colgate ngừa sâu răng tối đa, viên nhuộm mảng bám, bộ đồ khám nha khoa, gương khám mảng bám chuyên dụng, bảng câu hỏi về thói quen sử dụng bàn chải và thói quen chải răng của sinh viên, bảng câu hỏi về cảm nhận của sinh viên đối với các loại bàn chải đã sử dụng trong nghiên cứu, phiếu khám tình trạng mảng bám trước và sau chải răng theo chỉ số QHI và chỉ số Navy. Các bước tiến hành nghiên cứu Bước 1: trước khi tham gia nghiên cứu: chọn cá thể đưa vào nghiên cứu dựa trên sự tình nguyện, đánh giá thói quen chải răng và thói quen sử dụng bàn chải bằng bảng câu hỏi. Bước 2: ngẫu nhiên chia 32 sinh viên RHM năm thứ ba thành 3 nhóm (1, 2, 3). Bước 3: mỗi nhóm lần lượt chải răng với 3 loại bàn chải thử nghiệm trong 3 tuần theo thứ tự sau: Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Nhóm 1 Colgate Extra Clean Colgate 360o Colgate 360o Deep Clean Nhóm 2 Colgate 360o Colgate 360o Deep Clean Colgate Extra Clean Nhóm Colgate Colgate Colgate 3 360o Deep Clean Extra Clean 360o Quy trình đánh giá tình trạng mảng bám trong mỗi buổi như sau:   Các sinh viên được yêu cầu không chải răng từ buổi sáng sớm cho đến thời điểm nghiên cứu của buổi khám đó (vào khoảng 4 giờ chiều của ngày hôm sau).   Ngay sau giờ học vào buổi chiều, các sinh viên tập trung về khu điều trị 2. Tại đây, các sinh viên sẽ được nhuộm màu mảng bám và đánh giá tình trạng mảng bám trước khi chải răng bằng chỉ số QHI và chỉ số Navy biến đổi.   Sau đó, các sinh viên thực hiện chải răng bằng một trong 3 loại bàn chải nghiên cứu với kem đánh răng Colgate trong 2 phút.   Khám và ghi nhận lượng mảng bám còn lại sau khi chải răng bằng chỉ số QHI và chỉ số Navy biến đổi.   Cuối buổi nghiên cứu, các sinh viên trả lời bảng câu hỏi về cảm nhận sau khi sử dụng bàn chải. Bước 4: sau khi đã chải răng với cả ba loại bàn chải thử nghiệm, các đối tượng nghiên cứu được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi về cảm nhận chung đối với ba loại bàn chải đó. Kiểm soát sai lệch thông tin Để hạn chế những sai lệch trong quá trình thu thập số liệu nên thực hiện các biện pháp sau:   Huấn luyện định chuẩn: tập huấn 2 điều tra viên định chuẩn về cách ghi nhận tình trạng mảng bám theo chỉ số QHI và chỉ số Navy biến đổi trên 5 sinh viên RHM theo các bước sau: Bước 1: huấn luyện cách đánh giá mảng bám theo chỉ số Navy biến đổi và chỉ số QHI trên slide. Bước 2: thực hành đánh giá mảng bám trên lâm sàng và định chuẩn: + Xác định chỉ số Kappa bằng cách so sánh kết quả đánh giá mảng bám của 2 điều tra viên với người khám chuẩn. + Đánh giá độ tin cậy của các điều tra viên bằng cách so sánh kết quả đánh giá mảng bám giữa 2 lần khám trên 5 sinh viên.   Bảng câu hỏi:   Soạn thảo bảng câu hỏi: tham khảo bảng câu hỏi của các nghiên cứu trước đây và tham vấn với nhà chuyên môn về nội dung của bảng câu hỏi.   Thử nghiệm bảng câu hỏi trên 10 sinh viên để đánh giá sự sáng sủa, độ dài và sự phù hợp của bảng câu hỏi trước khi chính thức được sử dụng trong nghiên cứu. KẾT QUẢ So sánh hiệu quả làm sạch mảng bám của 3 loại bàn chải thử nghiệm Tình trạng vệ sinh răng miệng trước khi chải răng của các đối tượng nghiên cứu đánh giá dựa trên điểm số QHI và điểm số Navy biến đổi được trình bày ở bảng 1 và 2. Bảng 1: Điểm số Navy biến đổi của đối tượng nghiên cứu trước khi chải răng Vùng răng Chỉ số Navy biến đổi trước CR (TB  ĐLC) p* Toàn miệng: Extra Clean 0,55  0,14 0,743 Vùng răng Chỉ số Navy biến đổi trước CR (TB  ĐLC) p* 3600 0,57  0,17 600 Deep Clean 0,58  0,15 Vùng viền nướu: Extra Clean 0,81  0,10 3600 0,81  0,11 3600 Deep Clean 0,83  0,11 0,695 Vùng kẽ răng: Extra Clean 0,61  0,23 3600 0,63  0,24 0,946 Vùng răng Chỉ số Navy biến đổi trước CR (TB  ĐLC) p* 3600 Deep Clean 0,61  0,24 (*) Phân tích ANOVA 1 yếu tố (kết hợp phương pháp Tukey) Bảng 2: Điểm số QHI của đối tượng nghiên cứu trước khi chải răng Vùng răng Chỉ số QHI trước CR (TB  ĐLC) p* Toàn miệng: Extra Clean 3,15  0,72 3600 3,35  0,80 3600 Deep Clean 3,36  0,84 0,491 Vùng viền nướu: Extra Clean 3,52  0,69 3600 3,67  0,90 3600 Deep Clean 3,74  0,89 0,543 Vùng kẽ răng: Extra Clean 2,79  1,00 3600 3,02  0,90 3600 Deep Clean 2,99  0,97 0,576 (*) Phân tích ANOVA 1 yếu tố (kết hợp phương pháp Tukey) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số QHI và điểm số Navy biến đổi trên toàn miệng cũng như trên các vùng răng khác nhau của các đối tượng nghiên cứu trước khi chải răng giữa các lần thử nghiệm (p>0,05). Hiệu quả làm sạch mảng bám của 3 loại bàn chải thử nghiệm được đánh giá dựa trên sự thay đổi của điểm số QHI và điểm số Navy biến đổi trước và sau khi chải răng được trình bày ở bảng 3 đến bảng 7. Bảng 3: So sánh khả năng làm sạch mảng bám của 3 loại bàn chải theo độ lệch của điểm số Navy biến đổi trước và sau khi chải răng ( Navy) Vùng răng  Navy (TB  ĐLC) % mảng bám (TB  ĐLC) p* Toàn miệng: Extra Clean 0,29  0,13 52,6  16,8 0,201 3600 0,300,10 54,1  13,4 3600 Deep Clean 0,260,10 45,0  14,0 Vùng viền nướu: Extra Clean 0,37  0,17 45,5 19,6 0,367 3600 0,380,11 48,2  13,7 3600 Deep Clean 0,330,15 40,5  16,8 Vùng kẽ răng: Extra Clean 0,34  0,18 54,6  22,2 0,206 3600 0,330,16 55,8  25,4 3600 Deep Clean 0,270,17 43,3  22,3 Navy = Navy trước khi chải – Navy sau khi chải, (*) Phân tích ANOVA 1 yếu tố (kết hợp phương pháp Tukey) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ lệch của điểm số Navy biến đổi trước và sau khi chải răng ở toàn miệng, vùng viền nướu và vùng kẽ răng giữa 3 loại bàn chải thử nghiệm (p>0,05) (bảng 3). Bảng 4: So sánh khả năng làm sạch mảng bám của 3 loại bàn chải theo độ lệch của điểm số QHI trước và sau khi chải răng ( QHI) Vùng răng  QHIchung TB  ĐLC % mảng bám TB  ĐLC p(1) p(2) Toàn miệng Extra Clean (A) 1,530,59 49,516,7 A/B:0,226 3600 1,75  53,713,9 0,041 A/C:0,656 (B) 0,47 3600 Deep Clean (C) 1,41  0,52 42,513,6 B/C:0,034 Mặt ngoài Extra Clean 1,99  0,80 74,030,0 3600 2,36  0,75 79,114,6 3600 Deep Clean 2,06  0,86 69,918,2 0,156 - Mặt trong Extra Clean 1,080,67 31,618,8 0,026 A/B:0,948 3600 1,13  0,51 33,417,6 A/C:0,730 3600 Deep Clean 0,77  0,49 23,117,1 B/C:0,034 QHIchung = QHIchung trước khi chải – QHIchung sau khi chải Phân tích ANOVA 1 yếu tố ((2) kết hợp phương pháp Tukey) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ lệch của điểm số QHI toàn miệng và QHI mặt trong các răng giữa 3 loại bàn chải thử nghiệm (p(1) = 0,041), trong đó sự khác biệt đáng kể được tìm thấy giữa hai nhóm bàn chải Colgate 360o và Colgate 360o Deep Clean (phân tích Tukey, p=0,034). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng làm sạch mảng bám ở mặt ngoài các răng giữa các loại bàn chải thử nghiệm (p(1) = 0,156) (bảng 4) Bảng 3.5 và 3.6 so sánh khả năng làm sạch mảng bám ở từng vùng của hàm trên và hàm dưới của 3 loại bàn chải thử nghiệm cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại bàn chải về độ lệch của điểm số QHI trước và sau khi chải răng ở các răng hàm trên và mặt ngoài các răng hàm dưới (p>0,05). Tuy vậy, ở mặt trong các răng hàm dưới có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ lệch điểm số QHI trước và sau khi chải răng giữa bàn chải Colgate 360o và bàn chải Colgate 360o Deep Clean (phương pháp Tukey, p = 0,039). Bảng 5: So sánh khả năng làm sạch mảng bám ở hàm trên của 3 loại bàn chải theo độ lệch của điểm số QHI trước và sau khi chải răng ( QHIHT) Vùng răng  QHIHT TB  ĐLC %mảng bám TB  ĐLC p* Hàm trên: Extra Clean 1,590,67 50,3  17,9 3600 1,82  0,57 55,8  15,7 3600 Deep 1,43  0,63 45,2  18,1 0,055 Clean Mặt ngoài HT: Extra Clean 2,19  0,95 76,0  22,8 3600 2,56  0,92 80,9  17,5 3600 Deep Clean 2,12  0,98 70,8  22,9 0,138 Mặt trong HT: Extra Clean 1,00  0,66 29,5  18,8 3600 1,08  0,60 33,4  19,2 0,126 3600 Deep Clean 0,77  0,61 25,0  22,3 QHIHT = QHIHT trước khi chải – QHIHT sau khi chải; (*) Phân tích ANOVA 1 yếu tố (kết hợp phương pháp Tukey) Bảng 6: So sánh khả năng làm sạch mảng bám ở hàm dưới của 3 loại bàn chải theo độ lệch của điểm số QHI trước và sau khi chải răng ( QHIHD) Vùng răng  QHIHD TB  ĐLC % mảng bám TB  ĐLC p(1) p(2) Hàm dưới ExtraClean 1,470,67 48,220,0 3600 1,65  0,44 51,4 15,7 3600 Deep 1,38  41,3 0,144 Clean 0,50 11,4 Mặt ngoài HD Extra Clean 1,80  0,87 73,224,1 3600 2,12  0,77 76,318,0 3600 Deep Clean 2,00  0,83 70,418,8 0,312 Mặt trong HD Extra Clean (A) 1,15  0,84 33,3 23,9 A/B:0,975 3600 (B) 1,19  0,69 34,1 22,7 A/C:0,066 3600 Deep Clean (C) 0,76  0,54 21,7 16,9 0,026 B/C:0,039 QHIHD = QHIHD trước khi chải – QHIHD sau khi chải; (1)Phân tích ANOVA 1 yếu tố ((2) kết hợp phương pháp Tukey) Đối với vùng răng sau, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại bàn chải thử nghiệm về độ lệch điểm số QHI trước và sau khi chải răng ở các răng sau hàm dưới và mặt trong răng sau hàm trên (p(1)>0,05). Tuy nhiên, ở mặt ngoài các răng sau hàm trên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ lệch điểm số QHI trước và sau khi chải răng giữa bàn chải Colgate 360o và bàn chải Colgate 360o Deep Clean (p(2) = 0,017) (bảng 7). Bảng 7: So sánh khả năng làm sạch mảng bám ở răng 6,7 của 3 loại bàn chải theo độ lệch của điểm số QHI trước và sau khi chải răng ( QHIRs) Vùng răng  QHIRs TBĐLC % mảng bám TB  ĐLC p(1) p(2) Mặt ngoài R6,7 HT Extra 2,441,17 68,432,3 0,018 A/B:0,102 Clean (A) 3600 (B) 3,05 1,16 79,224,5 A/C:0,745 3600Deep Clean (C) 2,221,25 66,332,8 B/C:0,017 Mặt trong R6,7 HT ExtraClean 1,33  1,03 34,3 25,5 3600 1,34  1,04 40,5 31,2 3600 Deep Clean 0,82  1,00 25,7 29,9 0,072 Mặt ngoài R6,7 HD ExtraClean 1,99  1,08 63,5 29,9 3600 2,38  1,16 67,8 28,0 0,206 3600 Deep Clean 2,43  1,02 67,6 23,0 Mặt trong R6,7 HD ExtraClean 1,08  1,11 29,7 29,4 3600 1,23  0,94 32,5 26,1 3600 Deep Clean 0,90  0,67 24,5 20,7 0,364 QHIRs = QHIRs trước khi chải – QHIRs sau khi chải; (1) Phân tích ANOVA 1 yếu tố ((2) kết hợp phương pháp Tukey) Cảm nhận của các đối tượng nghiên cứu về 3 loại bàn chải thử nghiệm: Cảm nhận của các đối tượng nghiên cứu sau khi chải răng với 3 loại bàn chải thử nghiệm được trình bày ở bảng 11, 12. Bảng 8: Cảm nhận của các đối tượng nghiên cứu về cán của 3 loại bàn chải thử nghiệm Extra Clean 360o 360o Deep Clean Tham số n (%) n (%) n (%) p* Kiểu dáng và kích thước của cán bàn chải - Không phù hợp, khó cầm 10(31,2) 4 (12,5) 1 (3,1) - Vừa vặn, dễ cầm 19(59,4) 28 (87,5) 31 (96,9) 0,002 Kiểm soát lực của cán bàn chải - Dễ dàng 10(31,2) 19(59,3) 23 (71,9) - Tương đối khó 22(68,8) 13(40,6) 9 (28,1) 0,003 Kích thước của đầu bàn chải - To 9 (28,1) 16(50,0) 12 (37,5) 0,001 - Vừa 11(34,4) 15(46,9) 18 (56,2) - Nhỏ 12(37,5) 1 (3,1) 2 (6,2) Sự thoải mái của đầu bàn chải - Không thoải 26(81,2) 19(59,4) 14 (43,7) 0,012 mái lắm - Thoái mái 5 (15,6) 13(40,6) 18 (56,3) Đặc tính lông bàn chải - Cứng 17(53,1) 9 (28,1) 1 (3,1) - Vừa 11(34,4) 20(62,5) 4 (12,5) <0,001 - Mềm 4 (12,5) 3 (9,4) 27 (84,4) Sự thoải mái của lông bàn chải cho nướu - Không thoải mái 24(75,0) 22(68,8) 7 (21,8) <0,001 lắm - Thoái mái 8 (25,0) 10(31,2) 25 (78,2) (*)Kiểm định χ2 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhận xét về các đặc tính của cán, đầu và lông của 3 loại bàn chải thử nghiệm (p<0,05) (bảng 8). Bảng 9: So sánh cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về sự thoải mái của 3 loại bàn chải thử nghiệm Extra Clean 360o 360o Deep Clean Tham số n (%) n (%) n (%) Không thoải mái 5 (15,6) 3 (9,4) 1 (3,1) Chấp 23 12 10 nhận được (71,9) (37,5) (31,2) Thoái mái 4 (12,5) 17 (53,1) 21 (65,7) Kiểm định χ2 , p < 0,001 Theo đánh giá chung của các đối tượng nghiên cứu, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thoải mái khi chải răng với 3 loại bàn chải thử nghiệm (p<0,001) (bảng 9). Bảng 10: Lí do thoải mái của 3 loại bàn chải thử nghiệm Extra Clean 360o 360o Deep Clean Tham số n (%) n (%) n (%) p* Cán bàn chải dễ cầm 11(34,4) 23(71,9) 24(75,0) 0,001 Lông bàn chải thoải mái cho nướu 10(31,2) 13(40,6) 27(84,4) <0,001 Cảm giác sạch răng sau khi chải 8(25,0) 22(68,8) 16(50,0) 0,002 Đầu bàn chải dễ di chuyển đến R 14(43,8) 10(31,2) 9(28,1) 0,379 sau (*)Kiểm định χ2 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 loại bàn chải thử nghiệm về các lí do mang đến sự thoải mái khi chải răng như cán bàn chải dễ cầm, lông bàn chải thoải mái cho nướu và cảm giác sạch răng sau khi chải (p<0,05) (bảng 10). Bảng 11: So sánh độ lệch của điểm số QHI và điểm số Navy biến đổi theo cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về 3 loại bàn chải thử nghiệm Tham số  QHI  Navy Extra Clean: Không thoải mái 1,36  0,52 0,24  0,16 Chấp nhận được 1,63  0,62 0,31  0,13 Thoải mái 1,18  0,39 0,27  0,07 p* 0,299 0,567 360o: Không thoải mái 1,83  0,83 0,31  0,07 Chấp nhận được 1,85  0,42 0,34  0,11 Thoải mái 1,66  0,44 0,28  0,09 p* 0,537 0,222 360o Deep Clean: Không thoải mái 0,50  0,00 0,12  0,00 Chấp nhận được 1,73  0,60 0,33  0,10 Thoải mái 1,31  0,39 0,23  0,08 p* 0,016 0,004 (*) Phân tích ANOVA 1 yếu tố (kết hợp phương pháp Tukey) Bảng 11 so sánh cảm nhận của nhận của đối tượng nghiên cứu về khả năng đem lại sự thoải mái của bàn chải với khả năng làm sạch răng thực sự của bàn chải đó cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở bàn chải Colgate Extra Clean và Colgate 360o (p>0,05). Tuy nhiên, đối với bàn chải Colgate 360o Deep Clean, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về  QHI và  Navy giữa các mức độ thoải mái khi chải răng của đối tượng nghiên cứu (p < 0,05). Bảng 12: Các ý kiến chung của các đối tượng nghiên cứu về 3 loại bàn chải thử nghiệm. Ý kiến n (%) Bàn chải Thích dùng nhất Sẽ sử dụng Khuyên người khác dùng Extra Clean 5(15,6) 5(15,6) 4 (12,5) 3600 11(34,4) 11(34,4) 10(31,2) 3600 Deep Clean 16(50,0) 16(50,0) 17(53,1) Khác 0 (0,0) 0 (0,0) 1(3,1) KẾT LUẬN Nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả làm sạch mảng bám của ba loại bàn chải Colgate Extra Clean, Colgate 360o và Colgate 360o Deep Clean cho thấy:   Nhìn chung cả ba loại bàn chải có khả năng loại bỏ mảng bám tương đương nhau (lượng mảng bám giảm sau chải răng với bàn chải Colgate Extra Clean là 53%, Colgate 360o là 54% và Colgate 360o Deep Clean là 45%). Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh làm sạch răng ở những vùng khó chải và có mảng bám dày thì bàn chải Colgate 360o có hiệu quả làm sạch mảng bám tương tự bàn chải Colgate Extra Clean nhưng lại có khả năng làm giảm mảng bám nhiều hơn bàn chải Colgate 360o Deep Clean (79% so với 66%).   Theo cảm nhận chủ quan của đối tượng nghiên cứu, bàn chải Colgate 360o Deep Clean được đánh giá cao về khả năng đem lại sự thoải mái (65,7%) và cũng là loại bàn chải được phần lớn đối tượng nghiên cứu nghĩ là sẽ sử dụng sau này (50,0%) cũng như sẽ khuyên người khác sử dụng (53,1%).   Lí do thoải mái khi chải răng: cán bàn chải dễ cầm (75,0%), lông bàn chải thoải mái cho nướu (84,4%) và cảm giác sạch răng sau khi chải (68,8%).   Bàn chải Colgate Extra Clean và Colgate 360o với những sợi lông bàn chải cổ điển có khả năng loại bỏ cơ học mảng bám tốt hơn so với bàn chải Colgate 360o Deep Clean với những sợi lông Slim Tip siêu mảnh. Rõ ràng, các bàn chải Colgate Extra Clean và Colgate 360o thích hợp cho những người có tình trạng VSRM kém, trong khi đó, bàn chải Colgate 360o Deep Clean có vẻ phù hợp với những người có tình trạng VSRM vốn đã tốt và muốn được tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf203_7604.pdf
Tài liệu liên quan