So sánh hiệu quả của nhét bấc mũi thường quy và Merocel trong cố định gãy xương chính mũi

KẾT LUẬN Qua 108 trường hợp gãy xương chính mũi, chúng tôi nhận thấy: -Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương GXCM (70,37%), thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, lứa tuổi 16-50 (92,4%). - Sử dụng Merocel trong cố định và cầm máu sau nắn chỉnh xương chính mũi là một phương tiện dễ thực hiện, mang lại nhiều ưu điểm: - Bệnh nhân ít đau khi đặt cũng như rút bấc. - Ít bị chảy máu khi rút bấc.  - Hạn chế gây thêm sang chấn cho niêm mạc hốc mũi.  - Tuyệt vời hơn hết là trong thời gian điều trị giai đoạn hậu phẫu bệnh nhân vẫn tiếp tục thở được qua đường mũi. Đây là niềm khích lệ rất lớn đối với chúng tôi. - Ngoài ra với phương pháp này thì các biến chứng do nhét bấc mũi cũng được giảm thiểu, bảo tồn được các chức năng sinh lý quan trọng của mũi và các cơ quan lân cận như tai và họng.các tế bào lông chuyển của niêm mạc mũi giảm bị tổn thương do tác động của bấc mũi gây ra và do đó sẽ làm giảm ảnh hưởng đến độ thanh thải của mũi. Và đối với bác sĩ điều trị thì cũng giảm thiểu được thời gian chăm sóc sau mổ. - Về giá thành sử dụng Merocel tuy có tăng so với Bấc nhưng nó rất xứng đáng để đổi lấy sự dễ chịu rất nhiều cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả của nhét bấc mũi thường quy và Merocel trong cố định gãy xương chính mũi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA NHÉT BẤC MŨI THƯỜNG QUY VÀ MEROCEL TRONG CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI Nguyễn Ngọc Phương Quyên; Nguyễn Hữu Khôi TÓM TẮT Mục tiêu:So sánh hiệu quả của nhét bấc mũi thường quy và Merocel trong cố định Gãy xương chính mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, can thiệp lâm sàng có so sánh. 108 bệnh nhân GXCM được chia ngẫu nhiên 2 nhóm. Nhóm 1: Dùng bấc nhét vào 2 bên hốc mũi sau NXCM.Nhóm 2: Dùng ½ miếng Merocel mỗi bên cố định thành trên đúng ngay vị trí XCM. Đánh giá kết quả, các than phiền bệnh nhân giai đoạn hậu phẫu, theo dõi biến chứng sau phẫu thuật ở 2 nhóm. Kết quả: Chúng tôi nhận thấy sau phẫu thuật cả 2 nhóm cho kết quả tốt (nhóm Merocel 79,6%, nhóm bấc 72,2%). Dùng Merocel bệnh nhân ít đau, ít bị rốI loạn thở mũi Biến chứng sau phẫu thuật ở 2 nhóm rất thấp 3,7% nhóm Merocel và 11,1% nhóm bấc. Kết luận:Sử dụng Merocel trong cố định và cầm máu sau nắn chỉnh xương chính mũi: dễ thực hiện, nhiều ưu điểm: ít đau, Ít bị chảy máu khi rút bấc, hạn chế gây sang chấn niêm mạc hốc mũi, hậu phẫu vẫn tiếp tục thở được qua đường mũi các cơ quan lân cận như tai và họng ít bị ảnh hưởng. Nhược điểm: Giá thành hơi cao so với bấc nhưng có thể chấp nhận được, ABSTRACT THE EFFECT COMPARISION OF ORDINARY MECHE NASAL PACKING AND MEROCEL FOR NASAL FRACTURES STABILITY. Nguyen Ngoc Phuong Quyen, Nguyen Huu Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 35 - 38 Objectives: The effect comparision of ordinary Meche nasal packing and Merocel for nasal fractures stability. Methods: A cross sectional descriptive studies, clinical trials with comparision. The study 108 patients with nasal fractures trauma that were separated into two randomize groups: Group 1: Using Meche packing to two sides of the intranasal after elevating of nasal bones.Group 2: Using ½ Merocel in each side for stabilizing the pyramid in place the nasal bridge. Evaluating the results, the patients / complains after surgery periods. Following the complications after surgery of both 2 groups. Results: We found that after treatment both two groups have a good result (Merocel group 79.6%, Meche group 72.2%).Patients have less pain in Merocel using, less disorder of airway patency Complications after surgery of two groups were very low 3.7% of Merocel and 11.1% of Meche. Conclusions: Using Merocel in stability and stopping the bleeding post operative nasal shape correction was easily performiny, advantages: less pain, less bleeding in Meche pulling out; limiting trauma or intranasal mucous membrane still airway patency of postoperation, the nearly organs like ear and throat had less affects. isadvantages: The cost was higher than Meche but it was acceptable. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương Gãy xương chính mũi, một bệnh lý cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp đứng hàng thứ nhất trong các chấn thương hàm mặt chiếm 50,7%. Trước đây sau khi nắn chỉnh xương chính mũi ta vẫn quen sử dụng bấc nhét * BVĐK Đồng Nai ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. HCM chặt 2 bên hố mũi. Nhiều công trình nghiên cứu giúp chúng ta nhận ra rằng việc nhét bấc chặt gây ra nhiều bất lợi như đau đớn ở mũi, rối loạn thở mũi, rối loạn chức năng vòi nhĩ, chảy máu khi rút bấc, trầy sướt niêm mạc hố mũi, chèn ép gây thiếu máu nuôi làm ảnh hưởng đến tế bào lông chuyển. Một chất liệu mới được đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây thay thế nhét bấc sau các phẫu thuật mũi xoang. Đó là Merocel. Áp dụng vật liệu mới này trong cố định gãy xương chính mũi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 108 trường hợp sau khi nắn chỉnh xương chính mũi chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: dùng bấc thường quy nhét 2 bên hố mũi. Nhóm 2:dùng ½ miếng Merocel mỗi bên tấn thành trên tháp mũi (đúng ngay vị trí giải phẫu xương chính mũi). Thời gian theo dõi ngắn nhất 1 tháng, trung bình là 3 tháng, dài nhất 6 tháng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân bị chấn thương đến khám tại khoa Tai Mũi Họng BVĐKĐN được chẩn đoán GXCM có di lệch trong thời gian từ tháng 10/2006-5/2007. Tổng số 108 bệnh nhân có lập hồ sơ bệnh án nghiên cứu mẫu (tự thiết lập). Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, can thiệp lâm sàng có so sánh. Thu thập dữ liệu:Các bệnh nhân được ghi nhận các thông số về: Yếu tố dịch tễ; giới, tuổi, nguyên nhân gây chấn thương, thời gian từ lúc chấn thương - phẫu thuật. Chẩn đoán và thống kê các thương tổn dựa vào lâm sàng, X quang mũi nghiêng, tình trạng nhĩ lượng đồ trước phẫu thuật. Điều trị nội khoa chống phù nề nếu có. Kỹ thuật: Sau khi nắn chỉnh xương chính mũi. Nhóm 1: Dùng bấc thường quy nhét 2 bên hố mũi. Nhóm 2: Dùng ½ miếng Merocel mỗi bên tấn thành trên tháp mũi (đúng ngay vị trí GPXCM). Ghi nhận các than phiền của bệnh nhân sau phẫu thuật. Merocel, bấc được rút sau 5 ngày, hút sạch máu đông và chất xuất tiết. Theo, hẹn tái khám sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Sau dó tiến hành tổng kết các dữ liệu từng nhóm, so sánh và nhận xét kết quả 2 nhóm. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 8.0. - Dùng Test chi bình phương để so sánh 2 biến số định tính. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU-BÀN LUẬN Giới Nhóm Merocel: Tỉ lệ Nam: nữ là 6:1. Nhóm Bấc: Tỉ lệ Nam: Nữ là 5:1. Phù hợp các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước. 47 7 45 9 0 10 20 30 40 50 SO TRUONG HOP PHAN BO THEO GIOI GIUA 2 NHOM NAM NU Nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ. Điều này có thể giải thích do bản chất nam giới thường mạnh mẽ hay thể hiện tính cách cãi vã đánh nhau, sử dụng bia rượu, chạy xe nhanh không làm chủ được bản thân. Tuổi Nhóm tuổi Nhóm Merocel Nhom Bấc 16-30 tuổi 43 /54 (79,63%) 38/54 (70,37%) 31-40 tuổi 6/54 (11,11%) 9/54 (16,67%) 41-50 tuổi 4/54 (7,41%) 5/54 (9,26%) Nhóm tuổi Nhóm Merocel Nhom Bấc >50 tuổi 1/54 (1,85%) 2/54 (3,7%) 16-50 tuổi:chiếm 92,4%. Đây là độ tuổi hoạt động, làm việc, đi lại nhiều nhất nên chấn thương cũng cao nhất.  >50 tuổi chỉ chiếm 1,85% (nhóm Merocel), 3,7% (nhóm bấc) có lẽ ở độ tuổi trung niên tính tình điềm đạm, ý thức về an toàn giao thông cao. Nguyên nhân: TNGT nhóm Merocel (70,37%), nhóm Bấc (74,07%) đa phần gặp ở người điều khiển xe 2 bánh. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Nhom Merocel Nhom Bac TNLT ĐT TNSH TT Thời gian từ lúc bị chấn thương –NXCM:48h đầu Nhóm Merocel (72,2%), Nhóm Bấc (75,9%) khả năng nắn chỉnh xương dễ đạt được kết quả tốt nhất. Thời gian Nhóm Merocel Nhóm Bấc 1-2 ngày 39/54 (72,2%) 41/54 (75,9%) 3-5 ngày 12/54 (22,2%) 9/54 (16,7%) >5 ngày 3/54 (5,6%) 4/54 (7,4%) Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng chủ yếu: Chảy máu mũi - Đau chói khi ấn - biến dạng tháp mũi 1 hoặc 2 bên (100%): Do tính chất của tổn thương liên quan xương chính mũi. Cận lâm sàng:XQ mũi nghiêng: Dấu hiệu GXCM: Nhóm Merocel (76%), Nhóm Bấc (81%). Kết quả điều trị Phục hồi thẩm mỹ Kết quả Nhóm Merocel Nhóm Bấc Tốt 43/54 (79,6%) 39 /54 (72,2%) Trung bình 9 /54(16,7%) 9 /54 (16,7%) Xấu 2 /54(3,7%) 6 /54 (11,1%) Nhận xét Kết quả phục hồi thẩm mỹ ở 2 nhóm Merocel và Bấc không có sự khác biệt. Than phiền bệnh nhân giai đoạn hậu phẫu Than phiền bn Nhóm Merocel Nhóm Bấc Không đau khi đặt 41/54 (75,9%) ` 2/54 (3,7%) Rối loạn thở mũi 0 54/54 (100%) Chảy nước mắt 4/54 (7,41%) 25 /54 (46,3%) Khô họng 2/54 (3,7%) 32 /54 (59,26%) Ù Tai(RLCN vòi) 16/108 (14,8%) 87/108 (80,6%) Ảnh h giấc ngủ 10/54 (18,52%) 49/54 (90,7%) Nhận xét Từ bảng trên chúng ta nhận thấy ở nhóm sử dụng Merocel bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn so với nhóm sử dụng bấc. Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật 2 nhóm Cal xấu Nhóm Merocel: 2/54 (3,7%). Nhóm Bấc: 6/54 (11,1%). Biến chứng khác Không ghi nhận. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng phương pháp này cũng có hạn chế: Tụ máu vách ngăn đi kèm GXCM: sau khi rạch dẫn lưu phải ép chặt, tránh tái Không chỉ cố định thành trên mà phải ép chặt vách ngăn, bệnh nhân không thở mũi được Merocel, bấc không có sự khác biệt. KẾT LUẬN Qua 108 trường hợp gãy xương chính mũi, chúng tôi nhận thấy: -Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương GXCM (70,37%), thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, lứa tuổi 16-50 (92,4%). - Sử dụng Merocel trong cố định và cầm máu sau nắn chỉnh xương chính mũi là một phương tiện dễ thực hiện, mang lại nhiều ưu điểm: - Bệnh nhân ít đau khi đặt cũng như rút bấc. - Ít bị chảy máu khi rút bấc.  - Hạn chế gây thêm sang chấn cho niêm mạc hốc mũi.  - Tuyệt vời hơn hết là trong thời gian điều trị giai đoạn hậu phẫu bệnh nhân vẫn tiếp tục thở được qua đường mũi. Đây là niềm khích lệ rất lớn đối với chúng tôi. - Ngoài ra với phương pháp này thì các biến chứng do nhét bấc mũi cũng được giảm thiểu, bảo tồn được các chức năng sinh lý quan trọng của mũi và các cơ quan lân cận như tai và họng..các tế bào lông chuyển của niêm mạc mũi giảm bị tổn thương do tác động của bấc mũi gây ra và do đó sẽ làm giảm ảnh hưởng đến độ thanh thải của mũi. Và đối với bác sĩ điều trị thì cũng giảm thiểu được thời gian chăm sóc sau mổ. - Về giá thành sử dụng Merocel tuy có tăng so với Bấc nhưng nó rất xứng đáng để đổi lấy sự dễ chịu rất nhiều cho bệnh nhân sau phẫu thuật. KIẾN NGHỊ Để tránh bị chấn thương GXCM và khối xương mặt nói chung cũng như các trường hợp bị CTSN do TNGT chúng ta phải đội nón bảo hiểm khi đi lại bằng xe 2 bánh, tuyên truyền giáo dục Luật an toàn giao thông rộng rãi hơn nữa trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, trong trường học lẫn cơ quan xí nghiệp. Kết hợp với xử phạt nghiêm khắc để mọi người có ý thức chấp hành, góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn gây thiệt hại kinh tế và sinh mạng cho gia đình và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Johnston M and Jones N,’’Nasal injuries “ 5 2. Kucik CJ, T Clenney, october 1,2004 ’’Management of Acute nasal Fractures’’. 4 3. Lâm Ngọc Ẩn và cộng sự,Chấn thương vùng mặt do nguyên nhân thông thường (1976-1993) 127-131. 1 4. Lê Văn Lợi (1997)’’Các phẫu thuật mũi xoang ‘’ Nhà xuất bản y học, trang 3-4‘’ 3 5. Meleca RJ,Trauma of the Nose and Paranasal Sinuses W.B saunders Philadenphia 1993,PP 65-67. 6 6. Nguyễn Thị Quỳnh Lan,Lâm Huyền Trân,Lê Trần Quang Minh (1996)”tình hình chấn thương mũi xoang tại Trung Tâm Tai Mũi Họng từ 1986-1995’’, Đặc san Tai Mũi Họng trang 38-44. 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_cua_nhet_bac_mui_thuong_quy_va_merocel_tron.pdf
Tài liệu liên quan