So sánh hiệu quả của việc rửa da bằng dung dịch sát khuẩn với cạo lông khi chuẩn bị người bệnh trước mổ

So sánh về chi phí giữa 2 phương pháp Nghiên cứu cho thấy chi phí trung bình của nhóm cạo lông là 4.986 (±1.121,0) đ và nhóm sử dụng dung dịch sát khuẩn là 2.439,7 (± 721,2) đ. Như vậy, trung bình chi phí của nhóm cạo lông cao hơn nhóm dung dịch sát khuẩn là 2.546,3 đ với t=13,5; p<0,001; khoảng tin cậy 95%. Như vậy, nhóm dung dịch sát khuẩn đã tiết kiệm 2.546,3 đ so với nhóm cạo lông. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trong Best pratice 20035 khi nghiên cứu 1.013 người bệnh thì tác giả đã tiết kiệm 655,8 ngày cho nhóm không cạo lông và tiết kiệm tiền nằm viện cho người bệnh là 274.000 USD cho 1.000 người bệnh nội trú. Khảo sát ý kiến của phẫu thuật viên về các phương pháp vệ sinh da trước mổ Việc chuẩn bị da trước mổ cũng liên quan đến phẫu thuật viên như: vô khuẩn vùng da phẫu thuật, tình trạng da của người bệnh và khâu da. Vì thế để khảo sát ý kiến của phẫu thuật viên về 2 phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến từ các phẫu thuật viên có thời gian phẫu thuật trên 5 năm kinh nghiệm. Kết quả cho thấy ý kiến cần cạo lông trước mổ là 27/40 (67,5%) ý kiến trong khi đó ý kiến cho là không cần cạo lông là 13/40 (32,5%). Có 30/40 (75%) ý kiến cho rằng việc còn lông trên da sẽ gây khó khăn khi thực hiện khâu da trong khi đó 9/40 ý kiến (22,5%) cho rằng không ảnh hưởng đến việc khâu da và chỉ có 1 ý kiến cho rằng tùy vào vị trí trên cơ thể. Tuy vậy, các phẫu thuật viên cũng đồng tình khi đề nghị tắm xà phòng sát khuẩn phối hợp chung với sát khuẩn da trước mổ thì có 25/40 ý kiến (62,5%) và có 15 ý kiến (37,5%) là không tán thành phương pháp này.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả của việc rửa da bằng dung dịch sát khuẩn với cạo lông khi chuẩn bị người bệnh trước mổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 245 SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC RỬA DA BẰNG DUNG DỊCH SÁT KHUẨN VỚI CẠO LÔNG KHI CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ Nguyễn Thị Ngọc Sương* TÓM TẮT Mục đích Nghiên cứu này nhằm so sánh tính hiệu quả trong việc chuẩn bị người bệnh trước mổ với việc rửa da bằng dung dịch sát khuẩn thay thế cho việc cạo lông. Phương pháp Nghiên cứu tiền cứu. Mẫu khảo sát là 100 mẫu gồm 50 mẫu cạo lông, 50 mẫu sử dụng dung dịch sát khuẩn. Kết quả: Về an toàn, sau khi cạo lông thì vẫn còn 76% sự hiện diện của vi khuẩn trên bề mặt da trong khi sử dụng dung dịch sát khuẩn để rửa da thì có 9 ca chiếm 18% có sự hiện diện của vi khuẩn với p<0,001, độ tin cậy 95%. Về chi phí, phương pháp sử dụng dung dịch sát khuẩn có sự khác biệt với phương pháp cạo lông là 2.546,3 (± 188,6) với p<0,001. Về ý kiến của điều dưỡng có 23/40 người chiếm 57,5% và có 25/40 ý kiến của phẫu thuật viên chiếm 62,5% đồng ý với phương pháp sử dụng dung dịch sát khuẩn. Kết luận Nghiên cứu này là một cải tiến trong việc chuẩn bị da người bệnh trước mổ. Việc chuyển từ cạo lông sang sử dụng dung dịch sát khuẩn khi chuẩn bị vệ sinh da người bệnh trước mổ trong nghiên cứu này nhằm chứng minh dung dịch sát khuẩn đạt hiệu quả về an toàn cho người bệnh, hiệu quả về chi phí cũng như được sự đồng lòng của điều dưỡng và phẫu thuật viên. Từ khóa Rửa da, dung dịch sát khuẩn, cạo lông. ABSTRACT COMPARISON BETWEEN THE EFFECTIVENESS OF SHAVING AND USING ANTISEPTIC SOLUTION IN CLEANING PATIENTS’ SKIN FOR PRE-OPERATION Nguyen Thi Ngoc Suong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 245 - 249 Purpose The study aim to compare the effectiveness between using antiseptic solution and shaving in cleaning patients’ skin for Pre-operation. Methods Prospective research. There were total 100 specimens, which divided into two groups. Group 1: 50 shaving specimens. Group 2: 50 antiseptic specimens. Results: Safety, there was 76% that bacteria are present on the patient’s skin after shaving while there was only 18% in 9 cases that used antiseptic solution, p<0.001 with the reliability of 95%. The cost, the difference between using antiseptic solution and shaving was 2,546.3 (± 188.6), p<0.001. Medical staffs’ opinions, there were 23 nurses out of 40 (57.5%) and 25 doctors out of 40 (62.5%), agreed with the antiseptic solution method. Conclusions This study was an improvement in patients’ skin care for pre- operation. The act of changing shaving to using antiseptic solution in patient skin care for pre-operation in this study, aimed to prove the effectiveness of using antiseptic solution for the patients in an economical way and was widely accepted by nurses * Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Ngọc Sương ĐT: 0936037093 Email: ngocsuongumc@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 246 and surgeons. Key words Skin Hygene, Antiseptic solution, Shaving. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay các bệnh viện vẫn chưa thống nhất cách chuẩn bị da trước mổ là có nên hay không nên cạo lông trước mổ. Một số phẫu thuật viên đồng ý phương pháp cạo lông trước mổ, một số phẫu thuật viên khác thì áp dụng phương pháp không cạo lông. Với một số phẫu thuật vùng sinh dục thì hầu như các điều dưỡng đều cạo lông bộ phận sinh dục. Qua tham khảo nhiều nghiên cứu khác nhau trong y văn thì việc sử dụng dung dịch sát khuẩn để rửa da có thể thay thế cho việc cạo lông trong chuẩn bị người bệnh trước mổ. Với phương pháp sử dụng dung dịch sát khuẩn để rửa da, người bệnh được hưởng các lợi ích như thoải mái hơn, không đau, không biến đổi hình dạng cơ thể tạm thời, không bị tổn thương da từ đó giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp bằng một trong hai phương pháp cạo lông hay sử dụng dung dịch sát khuẩn trước mổ và từ kết quả của nghiên cứu này chúng tôi sẽ đề xuất phương pháp nào hiệu quả hơn và đề ra quy trình chuẩn cho việc chuẩn bị da trước mổ cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sát khuẩn của việc rửa da người bệnh trước mổ bằng phương pháp sử dụng dung dịch sát khuẩn so với phương pháp cạo lông bằng dao cạo. So sánh chi phí của 2 phương pháp. Khảo sát ý kiến của điều dưỡng và phẫu thuật viên theo từng phương pháp. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả người bệnh phẫu thuật chương trình phẫu thuật vùng bụng dưới rốn. Cỡ mẫu Công thức cỡ mẫu để so sánh 2 tỉ lệ: n = 46,4 ≈ 50 cho mỗi nhóm Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu. Cấy vi sinh trên vùng da đã cạo lông và trên vùng da đã sử dụng dung dịch sát khuẩn. So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 phương pháp. Khảo sát ý kiến của điều dưỡng và phẫu thuật viên về 2 phương pháp. Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả người bệnh có phẫu thuật vùng bụng, gồm các bệnh lý: Mổ sỏi túi mật, mổ thoát vị bẹn, mổ dạ dày, mổ tụy, mổ cắt gan, mổ đại tràng (không có hậu môn nhân tạo). Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh mắc các bệnh mãn tính hoặc bệnh truyền nhiễm. Người bệnh mổ lại. Người bệnh đang trong tình trạng nhiễm trùng. Xử lý và phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 17.0 [ ] 2 2 22111 ** 1 )1()1()1(2 d zz n Ρ−Ρ+Ρ−Ρ+Ρ−Ρ = −− βα Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 247 Thống kê phân tích Thống kê mô tả như tần số, số trung bình, độ lệch chuẩn, phần trăm, T-test được sử dụng để mô tả những đặc trưng của mẫu nghiên cứu và trả lời những câu hỏi nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU So sánh kết quả cấy vùng da chuẩn bị phẫu thuật sau khi vệ sinh da giữa phương pháp cạo lông và dung dịch sát khuẩn Bảng 1: So sánh kết quả cấy vùng da chuẩn bị phẫu thuật sau khi vệ sinh da giữa phương pháp cạo lông và dung dịch sát khuẩn Cạo lông DDSK t p số ca (%) số ca (%) Kết quả cấy vùng da chuẩn bị phẫu thuật (dương tính) 38 (76) 9 (18) 7,00 0,000 Chi phí trung bình của cạo lông và dung dịch sát khuẩn Bảng 2: So sánh chi phí trung bình của cạo lông và dung dịch sát khuẩn Cạo lông DDSK TB sự khác biệt t p TB(±ĐLC) TB(±ĐLC) (±ĐLC) Chi phí (đồng) 4.986,0(±1.1 21,0) 2.439,7(±72 1,2) 2.546,3(±188, 6) 13, 5 0,00 Ý kiến của phẫu thuật viên Bảng 3: Ý kiến của phẫu thuật viên n=40 Ý kiến Phẫu thuật viên Có Không Tùy vị trí n % n % n % Cần cạo lông trước mổ 27 67,5 13 32,5 0 0 Tắm xà phòng sát khuẩn+ sát khuẩn da trước mổ 25 62,5 15 37,5 0 0 Khó khăn khi may da do không cạo lông 30 75,0 9 22,5 1 2,5 Bảng 4: Ý kiến khác của Phẫu thuật viên n=40 Ý kiến khác của Phẫu thuật viên n % Tắm + cạo lông bằng dao cạo 9 22,5 Tắm + cắt lông bằng tông đơ 18 45,0 Tắm + sử dụng dung dịch sát khuẩn da 8 20,0 Tắm + sát khuẩn da + cắt lông bằng tông đơ 4 10,0 Tùy vị trí 1 2,5 Ý kiến của điều dưỡng Bảng 5: Ý kiến của điều dưỡng (n=40) Ý kiến điều dưỡng Cạo lông Dung dịch sát khuẩn 2 PP Không PP nào Không ý kiến n % n % n % n % n % An toàn cho người bệnh 4 10,0 19 47,5 14 35,0 1 2,5 2 5,0 Đảm bảo vô khuẩn 3 7,5 20 50,0 12 30,0 2 5,0 3 7,5 Không đảm bảo vô khuẩn 14 35,0 2 5,0 0 0,0 12 30,0 12 30,0 Thuận tiện cho người bệnh 2 5,0 29 72,5 5 12,5 3 7,5 1 2,5 Thuận tiện cho điều dưỡng 4 10,0 24 60,0 6 15,0 0 0,0 6 15,0 Bất tiện cho người bệnh 30 75,0 1 2,5 0 0,0 7 17,5 2 5,0 Bất tiện cho điều dưỡng 18 45,0 4 10,0 0 0,0 11 27,5 7 17,5 Tiết kiệm thời gian cho công tác điều dưỡng 2 5,0 25 62,5 0 0,0 5 12,5 8 20,0 Đồng ý phương pháp 2 5,0 23 57,5 12 30,0 0 0,0 3 7,5 Bảng 6: Ý kiến khác của điều dưỡng n=40 Ý kiến khác của điều dưỡng n % Tắm + Cạo lông bằng dao cạo 7 17,5 Tắm + Cắt lông bằng tông đơ 0 0 Tắm + Sử dụng dung dịch sát khuẩn da 27 67,5 Tắm + Cạo lông bằng dao cạo/Tắm + Cắt lông bằng tông đơ 1 2,5 Tắm + Cạo lông bằng dao cạo + Sử dụng dung dịch sát khuẩn da 3 7,5 Tắm + Cắt lông bằng tông đơ + Sử dụng 1 2,5 dung dịch sát khuẩn da Tùy vị trí 1 2,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 248 BÀN LUẬN Khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn trên da sau khi vệ sinh da người bệnh trước mổ cho cả 2 phương pháp Nhóm nghiên cứu tiến hành cấy vùng da sau khi thực hiện vệ sinh da trước mổ cho cả 2 phương pháp. Kết quả cho thấy với phương pháp cạo lông thì có 38/50 (76%) trường hợp có vi khuẩn trên bề mặt da còn với phương pháp dùng dung dịch sát khuẩn chỉ có 9/50 (18%) trường hợp có vi khuẩn hiện diện trên da, sự khác biệt giữa 2 phương pháp rất có ý nghĩa với t=7,00; p<0,001 với độ tin cậy là 95%. Mục tiêu của việc vệ sinh da trước mổ nhằm làm sạch da hay nói rõ hơn là loại bỏ vi khuẩn trên da để phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Trong nghiên cứu, tất cả người bệnh đều được tắm với xà phòng thường sau đó chia ra thành 2 nhóm: nhóm 1 (cạo lông) hoặc nhóm 2 (sử dụng dung dịch sát trùng da) trước khi mổ. Với tỉ lệ 76% có sự hiện diện vi khuẩn trên bề mặt da người bệnh trước mổ trong phương pháp cạo lông là không đảm bảo an toàn cho người bệnh. Theo một nghiên cứu5 đã so sánh cạo lông và không cạo lông trước phẫu thuật thì không thấy giảm tỉ lệ nhiễm trùng ở nhóm cạo lông. Cũng trong nghiên cứu này tác giả đã so sánh giữa nhóm cạo lông và cắt lông, cạo lông với làm rụng lông thì kết quả cho thấy việc cắt lông giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn hơn các phương pháp khác. Việc sử dụng dung dịch sát khuẩn khi chuẩn bị da người bệnh trước mổ trong nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn rất ít khi cấy so với sử dụng dao cạo. So sánh về chi phí giữa 2 phương pháp Nghiên cứu cho thấy chi phí trung bình của nhóm cạo lông là 4.986 (±1.121,0) đ và nhóm sử dụng dung dịch sát khuẩn là 2.439,7 (± 721,2) đ. Như vậy, trung bình chi phí của nhóm cạo lông cao hơn nhóm dung dịch sát khuẩn là 2.546,3 đ với t=13,5; p<0,001; khoảng tin cậy 95%. Như vậy, nhóm dung dịch sát khuẩn đã tiết kiệm 2.546,3 đ so với nhóm cạo lông. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trong Best pratice 20035 khi nghiên cứu 1.013 người bệnh thì tác giả đã tiết kiệm 655,8 ngày cho nhóm không cạo lông và tiết kiệm tiền nằm viện cho người bệnh là 274.000 USD cho 1.000 người bệnh nội trú. Khảo sát ý kiến của phẫu thuật viên về các phương pháp vệ sinh da trước mổ Việc chuẩn bị da trước mổ cũng liên quan đến phẫu thuật viên như: vô khuẩn vùng da phẫu thuật, tình trạng da của người bệnh và khâu da... Vì thế để khảo sát ý kiến của phẫu thuật viên về 2 phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến từ các phẫu thuật viên có thời gian phẫu thuật trên 5 năm kinh nghiệm. Kết quả cho thấy ý kiến cần cạo lông trước mổ là 27/40 (67,5%) ý kiến trong khi đó ý kiến cho là không cần cạo lông là 13/40 (32,5%). Có 30/40 (75%) ý kiến cho rằng việc còn lông trên da sẽ gây khó khăn khi thực hiện khâu da trong khi đó 9/40 ý kiến (22,5%) cho rằng không ảnh hưởng đến việc khâu da và chỉ có 1 ý kiến cho rằng tùy vào vị trí trên cơ thể. Tuy vậy, các phẫu thuật viên cũng đồng tình khi đề nghị tắm xà phòng sát khuẩn phối hợp chung với sát khuẩn da trước mổ thì có 25/40 ý kiến (62,5%) và có 15 ý kiến (37,5%) là không tán thành phương pháp này. Khảo sát ý kiến của điều dưỡng khi tham gia nghiên cứu Người trực tiếp thực hiện chuẩn bị vệ sinh da người bệnh trước mổ là người điều dưỡng. Chính vì thế nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến của điều dưỡng về 2 phương pháp, kết quả cho thấy có 19 người đồng ý sử dụng dung dịch sát khuẩn là an toàn trong khi với cạo lông thì chỉ có 4 người. Có 20 điều dưỡng đồng ý về việc sử dụng dung dịch sát khuẩn là đảm bảo vô khuẩn trong khi có 3 điều dưỡng đồng ý phương pháp cạo lông đảm bảo vô khuẩn. Khi hỏi người điều dưỡng sẽ chọn phương pháp nào để chuẩn bị da người bệnh trước mổ thì có 27 người (67,5%) chọn việc tắm và sử dụng dung dịch sát khuẩn cho người bệnh trong khi đó có 7 người Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 249 (17,5%) vẫn chọn cạo lông. Các ý kiến này mặc dù mang tính chủ quan nhưng cũng cho thấy rằng phương pháp sử dụng dung dịch sát khuẩn được điều dưỡng đồng tình nhiều hơn so với phương pháp cạo lông. KẾT LUẬN Qua 100 mẫu khảo sát việc chuẩn bị da người bệnh trước mổ bằng 2 phương pháp cạo lông và dùng dung dịch sát khuẩn tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, đã đưa kết luận sau: Rửa da bằng dung dịch sát khuẩn đạt mức vô khuẩn tốt hơn so với phương pháp cạo lông bằng dao cạo trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật qua kết quả cấy vi khuẩn vùng da chuẩn bị phẫu thuật sau khi vệ sinh da cho thấy tỉ lệ có vi khuẩn hiện diện trên bề mặt da thấp hơn một cách có ý nghĩa so với phương pháp cạo lông. Chi phí của phương pháp rửa da bằng dung dịch sát khuẩn thấp hơn có ý nghĩa với p<0,001 so với phương pháp cạo lông trong chuẩn bị da người bệnh trước mổ. Ý kiến của phẫu thuật viên và điều dưỡng trong nghiên cứu này cho thấy khuynh hướng ủng hộ sử dụng dung dịch sát khuẩn thay cho phương pháp cạo lông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alexandre JW, Fischer JE, Boyajian M, Palmquist J, Morris MJ (1983). The influence of hair removal methods on wound infections. Arch Surg, 118:347-352 2. Boyce JM, Pitter D (2002). Guideline for hand hygiene in Health-Care Settings. Centers for Disease Control and Prevention, Morbidity and Mortality Weekly Report Recommendations and Reports, Vol. 51, 1-45 3. Celik SE, Kara A (2007). Does shaving the incision site increase the infection rate after spinal surgery?. Spine, 32:1575-1577 4. Dellinger EP, Hausmann SM, Bratzler DW, Johnson RM, Daniel DM, Bunt KM, Sugarman JR (2005). Hospitals collaborate to decrease surgical site infections. The American Journal of Surgery, 190:9-15 5. Joanna Briggs Institute (2003). The impact of preoperative hair removal on surgical site infection. Best Practice: Evidence Based Practice Information Sheets for Health Professionals, 7(2):1- 6. 6. Kondrup J, Rasmussen HH, Hamberg O, Stanga Z (2002). Nutritional Risk Screening 2002. Clinical Nutrition 22(4): 415– 421 7. Mangram AJ, Horan TC, Pearson ML, Silver LC, Jarvis WR (1999). Guideline for prevention of surgical site infection. Infect Control Hosp Epidemiol, 20:247-278 8. Niel-Weise BS, Wille JC, Van den Broek PJ (2005). Hair removal policies in clean surgery: systematic review of randomized, controlled trials. Infect Control Hosp Epidemiol, 26:923-928 9. Picheansathian W (2004). Effectiveness of alcohol-based solutions for hand hygiene: a systematic review. Health Care Reports, 2(4):79-108 10. Pyrek KM (2002). Pre-op Perp should safeguards skin integrity. Infection Control Today, 22-4. 11. Sellick JA, Stelmach M, Mylotte JM (1991). Surveillance of surgical wound infections following open heart surgery. Infect Control Hosp Epidemiol, 12:591-596 12. Seropian R, Reynolds BM (1971). Wound infections after preoperative depilatory versus razor preparation. The American Journal of Surgery, 121:251-254 13. Tanner J, Woodings D, Moncaster K (2006). Preoperative hair removal to reduce surgical site infection. Cochrane Database of Systematic Reviews, 3:1-35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_cua_viec_rua_da_bang_dung_dich_sat_khuan_vo.pdf
Tài liệu liên quan