KẾT LUẬN
Hiệu quả ức chế của các dẫn xuất axit
chlorokojic trên chủng phân lập của 3 dòng nấm
Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton
floccosum, Microsporum gyseum có tương quan với
các thông số cấu trúc phân tử của mỗi dẫn xuất
axit, được so sánh dựa trên mô hình QSAR phi
tuyến thiết lập bằng phương pháp Logic Mờ và
Mạng Nơron Nhân Tạo cho từng chủng nấm
riêng biệt.
Kết quả cho thấy hoạt tính kháng nấm của
các dẫn xuất axit chlorokojic thay đổi và phụ
thuộc phức tạp vào các biến cấu trúc khác nhau
tương ứng với từng trường hợp chủng nấm khác
nhau. Tuy nhiên, các mô hình QSAR thiết lập
bằng phương pháp FL và ANN chỉ có thể dự
đoán được tối đa 87,80% (R2 = 87,80%) hoạt tính
kháng nấm theo ảnh hưởng của các biến cấu trúc
liên quan.
Như vậy, muốn đánh giá chính xác hoạt tính
kháng nấm của các dẫn xuất axit chlorokojic cần
nghiên cứu thêm ảnh hưởng của môi trường
xung quanh đến khả năng ức chế nấm của các
dẫn xuất axit này ngoài ảnh hưởng của các biến
cấu trúc có liên quan.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả ức chế của các dẫn xuất axit chlorokojic trên chủng phân lập của 3 dòng nấm trichophyton mentagrophytes, epidermophyton floccosum, microsporum gyseum bằng QSAR, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 345
SO SÁNH HIỆU QUẢ ỨC CHẾ CỦA CÁC DẪN XUẤT AXIT CHLOROKOJIC
TRÊN CHỦNG PHÂN LẬP CỦA 3 DÒNG NẤM TRICHOPHYTON
MENTAGROPHYTES, EPIDERMOPHYTON FLOCCOSUM,
MICROSPORUM GYSEUM BẰNG QSAR
Nguyễn Trương Công Minh*, Lê Xuân Trường*, Lê Thị Xuân Thảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Điều trị các ca bệnh có liên quan nấm da thường gặp những trở ngại lớn về tác dụng phụ, tỷ lệ tái
nhiễm, điều trị kéo dài và hơn hết là tình trạng kháng thuốc do bệnh nhân lạm dụng thuốc. Việc so sánh hiệu quả
ức chế trên 3 dòng nấm gây bệnh nấm da phổ biến gồm Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton
Floccosum và Microsporum Gyseum, của các hợp chất acid Chlorokojic có nguồn gốc tự nhiên sẽ đánh giá được
khả năng kháng nấm của một trong những loại dược liệu mới đang được quan tâm nghiên cứu.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả ức chế của các hợp chất acid Chlorokojic bằng các mô hình biểu diễn sự liên hệ
chặt chẽ giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính kháng 3 chủng nấm Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton
Floccosum và Microsporum Gyseum .
Phương pháp nghiên cứu: khảo sát cấu trúc của 30 dẫn xuất acid Chlorokojic kèm theo dữ liệu sẵn có về
hoạt tính kháng nấm (MIC – Nồng độ ức chế tối thiểu (g/ml)). Sau đó thực hiện tính toán và xử lý dữ liệu thống
kê bằng các phần mềm bao gồm: Hyperchem 8.0.10, PaDel-Descriptor 2.17 và MathLab R2012a.
Kết quả: phương pháp FL và ANN 4-2-1 xác định được mối liên hệ chặt chẽ (R2 = 87,80%) giữa hoạt tính
kháng nấm với 3 thông số cấu trúc ảnh hưởng gồm ETA_Epsilon_2, MLogP và maxsCl tương ứng cho chủng
nấm Trichophyton Mentagrophytes; 3 thông số cấu trúc ảnh hưởng gồm SsCl, SC-5 và gmin tương ứng cho
chủng nấm Epidermophyton Floccosum; 4 thông số cấu trúc ảnh hưởng gồm nH, ETA_dEpsilon_B,
ETA_EtaP_L và MLogP tương ứng cho chủng nấm Microsporum Gyseum.
Kết luận: Hoạt tính kháng 3 chủng nấm của các hợp chất Acid Chlorokojic khảo sát có tương quan mật thiết
với các thông số cấu trúc bao gồm ETA_Epsilon_2, ETA_dEpsilon_B, ETA_EtaP_L, MLogP, maxsCl, SsCl, SC-
5, nH và gmin, được sàng lọc bằng phương pháp thống kê cổ điển. Kết hợp với mô phỏng ANN – FL cho thấy mô
hình phi tuyến FL và ANN 4-2-1 giải thích được 87,80% các yếu tố cấu trúc giữ vai trò quan trọng quyết định
đến hoạt tính kháng nấm của các hợp chất này.
Từ khóa: Mạng nơron nhân tạo, logic mờ, hoạt tính kháng nấm, Axit Chlorokojic.
ABSTRACT
USING QSAR TO COMPARE INHIBITORY EFFECTIVENESS ON THREE ISOLATED STRAINS
INCLUDING TRICHOPHYTON MENTAGROPHYTES, EPIDERMOPHYTON FLOCCOSUM
AND MICROSPORUM GYSEUM OF ACID CHLOROKOJIC DERIVATIVES
Nguyen Truong Cong Minh, Le Xuan Truong, Le Thi Xuan Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 345 - 353
Background: Treating fungal skin diseases has been often associated with major obstacles for side effects,
relapse rate, prolonged treatment and most of all, drug resistance due to drug abuse causing the fact that patients
have economic loss and physical loss. However, comparing the inhibitory effect on the three isolated strains fungal
* Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Trương Công Minh ĐT: 01269635368 Email: congminh.ngtruong@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 346
including Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton Floccosum and Microsporum Gyseum of Acid
Chlorokojic compounds synthesizing from some yeast strains in nature, will evaluate the antifungal ability of one
of the new pharmaceuticals which are interested in research.
Objects: Comparison of the inhibitory effect of Acid Chlorokojic compounds by setting the QSAR model
showing the close relationship between chemical structure and activity against the three fungal strains through
the combination of methodologies in classical statistics and data processing methods with modern artificial
intelligence technology relating to Artificial Neural Networks – ANN and Fuzzy Logic – FL.
Methods: structuring 30 Acid Chlorokojic derivatives, together with available data on the activity against
the three isolated fungal strains (MIC – Minimum Inhibitory Concentration g/ml). The next step is the
calculation and processing statistical data by the software include: Hyperchem 8.0.10, PaDel-Descriptor 2.17 and
Matlab R2012a.
Results: FL and ANN 4-2-1 determined close relationship (R2 = 87.80%) between antifungal activity and 3
structural parameters include ETA_Epsilon_2, MLogP and maxsCl corresponding to Trichophyton
Mentagrophytes ; 3 structural parameters include SsCl, SC-5 and gmin corresponding to Epidermophyton
floccosum; 4 structural parameters include nH, ETA_dEpsilon_B, ETA_EtaP_L and MLogP corresponding to
Microsporum Gyseum.
Conclusion: Activity against the three fungal strains of Acid Chlorkojic compounds closely correlated with
the structural parameters including ETA_Epsilon_2, ETA_dEpsilon_B, ETA_EtaP_L, MLogP, maxsCl, SsCl,
SC-5, nH and gmin, screening by using classical statistical methods. Combining with ANN - FL simulation
showed nonlinear FL and ANN 4-2-1 models explaining 87.80% relating to the important role of structural
elements in determining the antifungal activity of these compounds.
Key words: QSAR, ANN, Fuzzy Logic, antifungal activity, Acid Chlorokjic.
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia với đặc trưng của
khí hậu nhiệt đới ẩm và nền nông nghiệp “lúa
nước” chiếm vai trò quan trọng. Vì vậy, các bệnh
nhiễm nấm ở da có cơ hội phát triển mạnh đặc
biệt vào mùa hè và mùa mưa. Các chủng nấm
gây bệnh nấm da phổ biến hiện nay gồm
Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton
floccosum và Microsporum gyseum(6). Thông
thường, điều trị các ca bệnh có liên quan nấm da
thường gặp những trở ngại lớn về tác dụng phụ,
tỷ lệ tái nhiễm, điều trị kéo dài và hơn hết là tình
trạng kháng thuốc do bệnh nhân lạm dụng
thuốc gây nên tổn thất về kinh tế, thể chất cho
bệnh nhân.
Từ kết quả nghiên cứu và tổng hợp mới nhất
trong năm 2013 của các nhà khoa học Thổ Nhĩ
Kỳ về hoạt tính kháng 3 chủng nấm dòng phân
lập kể trên của 30 dẫn xuất axit Chlorokojic(6) với
chất nền là axit Kojic có nguồn gốc tự nhiên(6).
Mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu này là so sánh
hiệu quả ức chế của các dẫn xuất axit Chlorokojic
trên chủng phân lập của 3 dòng nấm dựa trên cơ
sở thiết lập mô hình tương quan giữa hoạt tính
kháng nấm với cấu trúc(10) của các dẫn xuất axit
này.
Nghiên cứu giúp định hướng cho các nhà
khoa học và y học triển khai tổng hợp các thành
phần chất kháng nấm mới an toàn, có hoạt tính
cao hơn nhằm giảm tỷ lệ tái phát, đồng thời
giảm thiểu chi phí cho sản xuất.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 30 dẫn xuất của axit Chlorokojic kèm
theo hoạt tính kháng nấm dòng phân lập
Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton
floccosum và Microsporum gyseum, được xác định
bằng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC, g/mL).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 347
Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng mô hình và tối ưu hóa cấu trúc của
30 dẫn xuất axit Chlorokojic bằng phần mềm
Hyperchem 8.0.10(3) theo phương pháp bán kinh
nghiệm semi-emprical PM3(2,4).
Tính toán 17 thông số lượng tử bằng
Hyperchem 8.0.10 và 1745 thông số cấu trúc bằng
phần mềm PaDel Descriptor 2.17(1) dựa trên 30 cấu
trúc dẫn xuất axit Chlorokojic đã tối ưu.
Sử dụng phần mềm thống kê Statgraphics
Centurion XVI 16.1.18(9) để phân tích hồi quy sự
tương quan giữa các thông số cấu trúc đã tính
toán với hoạt tính kháng nấm (MIC) tương ứng
với từng chủng nấm riêng biệt, từ đó sàng lọc ra
các thông số cấu trúc đặc trưng có ảnh hưởng
quan trọng nhất đến hoạt tính MIC của 30 dẫn
xuất axit này.
Sử dụng phần mềm Math-Lab R2012a
(7.14.0.739)(5) xây dựng mô hình mối liên hệ định
lượng cấu trúc – hoạt tính (QSAR)(10) bằng
phương pháp Logic Mờ (FL) và Mạng Nơron
Nhân Tạo (ANN)(5), đồng thời trên cơ sở đó đưa
ra dự đoán cấu trúc thành phần chất kháng nấm
có hoạt tính cao hơn.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sàng lọc thông số cấu trúc bằng
Statgraphics Centurion XVI 16.1.18
Sau khi đã tối ưu hóa cấu trúc 30 dẫn xuất
axit Chlorokojic và tính toán các thông số cấu
trúc bằng phần mềm Hyperchem 8.0.10 và
PaDel Descriptor 2.17, các mô hình hồi quy với
hệ số tương quan R và sai số bình phương
trung bình MSE tương ứng cho mỗi chủng
nấm dòng phân lập được liệt kê bằng phần
mềm Statgraphics Centurion XVI 16.1.18 dựa
trên cơ sở các biến cấu trúc đã lựa chọn theo
phương pháp phân tích tương quan đa biến (p
< 0,05), gồm:
Nấm Trichophyton mentagrophytes
Mô hình Biến cấu trúc MSE
EF E = -maxsCl; F = -ETA_Epsilon_2 0,052
EFG E = -maxsCl; F = -ETA_Epsilon_2; G = MLogP 0,054
Nấm Epidermophyton floccosum
Mô hình Biến cấu trúc MSE
AE A = SC_5; E = -SsCl 0,067
AGH A = SC_5; G = -maxsssN; H = -gmin 0,063
AEGH
A = SC_5; E = -SsCl;
G = -maxsssN; H = -gmin
0,059
Nấm Microsporum gyseum
Mô hình Biến cấu trúc MSE
IK I = -ETA_dEpsilon_B; K = ETA_EtaP_L 0,056
CIK
C = -BCUTw_1l; I = -ETA_dEpsilon_B;
K = ETA_EtaP_L
0,051
AIKL
A = nH; I = -ETA_dEpsilon_B;
K = ETA_EtaP_L; L = MLogP
0,042
ADJKL
A = nH; D = -ETA_Epsilon_1;
J = ETA_dEpsilon_C;
K = ETA_EtaP_L; L = MLogP
0,034
Bảng 1: Giá trị MIC và LOG(MIC) của 30 dẫn xuất axit chlorokojic ứng với 3 chủng nấm dòng phân lập
STT
Trichophyton
mentagrophytes
Epidermophyton floccosum Microsporum gyseum
R MIC (g/mL) LOG(MIC) MIC (g/mL) LOG(MIC) MIC (g/mL) LOG(MIC)
1
16 1,20 8 0,90 8 0,90
2
16 1,20 32 1,51 32 1,51
3
8 0,90 8 0,90 8 0,90
4
8 0,90 16 1,20 16 1,20
5
64 1,81 64 1,81 64 1,81
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 348
STT
Trichophyton
mentagrophytes
Epidermophyton floccosum Microsporum gyseum
R MIC (g/mL) LOG(MIC) MIC (g/mL) LOG(MIC) MIC (g/mL) LOG(MIC)
6
64 1,81 64 1,81 64 1,81
7
16 1,20 32 1,51 16 1,20
8
8 0,90 16 1,20 16 1,20
9
16 1,20 16 1,20 16 1,20
10
32 1,50 32 1,51 32 1,51
11
16 1,20 16 1,20 16 1,20
12
16 1,20 32 1,51 32 1,51
13
32 1,50 32 1,51 32 1,51
14
32 1,50 32 1,51 32 1,51
15
16 1,20 32 1,51 32 1,51
16
8 0,90 8 0,90 8 0,90
17
8 0,90 8 0,90 8 0,90
18
8 0,90 8 0,90 8 0,90
19
8 0,90 8 0,90 8 0,90
20
8 0,90 8 0,90 8 0,90
21
8 0,90 8 0,90 8 0,90
22
8 0,90 8 0,90 8 0,90
23
16 1,20 32 1,51 32 1,51
24
32 1,50 32 1,51 32 1,51
25
8 0,90 8 0,90 8 0,90
26
32 1,50 32 1,51 32 1,51
27
16 1,20 16 1,20 16 1,20
28
8 0,90 8 0,90 8 0,90
29
16 1,20 16 1,20 16 1,20
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 349
STT
Trichophyton
mentagrophytes
Epidermophyton floccosum Microsporum gyseum
R MIC (g/mL) LOG(MIC) MIC (g/mL) LOG(MIC) MIC (g/mL) LOG(MIC)
30
8 0,90 16 1,20 4 0,60
Mô hình QSAR theo FL và ANN
Nấm Trichophyton mentagrophytes
Kết quả cho thấy mô hình thông số cấu trúc
EFG thể hiện tương quan với hoạt tính kháng
nấm Trichophyton mentagrophytes ứng với
phương pháp FL như sau:
Bảng 2: Giá trị LOG(MIC) thực nghiệm và LOG(MIC) tính toán bằng FL
LOG(MIC) THUCNGHIEM (-maxsCl) (-ETA_Epsilon_2) MLogP LOG(MIC) TINHTOAN SAI SỐ
1,20 -0,75 -0,86 2,67 1,14 0,06
1,20 -0,75 -0,86 2,78 1,14 0,06
1,81 -0,68 -0,96 2,45 1,69 0,12
1,20 -0,72 -0,90 2,56 1,09 0,11
1,20 -0,73 -0,88 2,78 1,22 -0,02
1,20 -0,77 -0,86 2,67 1,05 0,15
1,50 -0,76 -0,86 2,78 1,12 0,38
1,50 -0,75 -0,85 2,89 1,13 0,38
1,20 -0,75 -0,85 2,89 1,13 0,07
0,90 -0,68 -0,95 2,56 0,85 0,05
0,90 -0,69 -0,95 2,56 0,85 0,05
0,90 -0,70 -0,93 2,56 0,88 0,02
0,90 -0,92 -0,88 2,67 0,94 -0,04
0,90 -0,94 -0,90 2,56 0,94 -0,04
0,90 -0,91 -0,90 2,56 0,95 -0,04
0,90 -0,77 -0,86 2,78 1,03 -0,13
1,50 -0,72 -0,85 2,89 1,38 0,12
1,20 -0,75 -0,85 2,89 1,16 0,04
0,90 -0,90 -0,87 2,78 0,85 0,05
1,20 -0,72 -0,89 2,78 1,10 0,10
0,90 -0,80 -1,00 1,68 0,96 -0,05
0,90* -0,75 -0,86 2,78 1,14 -0,24
0,90* -0,75 -0,85 2,89 1,16 -0,26
1,81* -0,67 -0,96 2,45 1,69 0,12
0,90* -0,72 -0,90 2,56 1,07 -0,17
1,20* -0,76 -0,85 2,56 1,25 -0,04
1,50* -0,71 -0,92 2,34 1,55 -0,04
1,20* -0,73 -0,88 2,67 1,18 0,02
1,50* -0,72 -0,94 2,12 1,60 -0,09
0,90* -0,70 -0,90 2,67 0,85 0,05
MSE 0,00035
Log(MIC)*: hoạt tính dữ liệu kiểm tra
Phân tích tương quan LOG(MIC) thực
nghiệm – LOG(MIC) tính toán của dữ liệu 30
dẫn xuất:
R = 0,8675 ; R2 = 75,3%
Phân tích tương quan LOG(MIC) thực
nghiệm – LOG(MIC) tính toán của dữ liệu kiểm
tra (9 dẫn xuất):
R = 0,9291 ; R2 = 86,3%
Nấm Epidermophyton floccosum
Kết quả cho thấy mô hình ANN 4-2-1 biểu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 350
diễu phù hợp sự tương quan giữa 4 biến cấu trúc
SC_5, (-SsCl), (-maxsssN), (-gmin) và hoạt tính
kháng nấm LOG(MIC) (Bảng 3) với hệ số tương
quan R2 của toàn bộ dữ liệu là 77,4%, của dữ liệu
kiểm tra là 87,8%.
Bảng 3: Giá trị LOG(MIC) thực nghiệm và LOG(MIC) tính toán bằng ANN 4-2-1 (Epidermophyton
Floccosum)
LOG(MIC) THUC NGHIEM SC_5 (-SsCl) (-maxsssN) (-gmin) LOG(MIC) TINHTOAN SAI SỐ
0,90* 0,32 -0,75 -2,35 0,33 0,86 0,04
1,50 0,40 -0,75 -2,38 0,33 1,51 -0,01
0,90* 0,32 -0,75 -2,36 0,33 0,86 0,04
1,20 0,51 -0,75 -2,41 0,33 1,51 -0,31
1,81 0,75 -0,67 -2,01 4,36 1,51 0,30
1,81 0,75 -0,68 -2,05 4,33 1,51 0,30
1,50* 0,40 -0,72 -2,10 0,38 1,51 -0,01
0,90 0,66 -0,69 -2,17 4,32 0,90 0,00
0,90 0,35 -0,70 -2,08 0,44 0,93 -0,03
0,90 0,23 -1,68 -2,45 0,32 0,90 0,00
0,90 0,35 -2,61 -2,50 0,32 0,85 0,05
0,90 0,42 -2,58 -2,52 0,31 0,90 0,00
0,90 0,23 -0,77 -2,58 0,30 0,85 0,05
1,50 0,42 -0,73 -2,14 0,36 1,51 -0,01
1,50 0,35 -0,72 -2,05 0,39 1,39 0,11
0,90 0,35 -0,70 -2,05 0,39 0,98 -0,08
1,50* 0,45 -0,72 -2,13 0,46 1,51 -0,01
1,20 0,32 -0,75 -2,18 0,33 1,31 -0,11
0,90* 0,32 -1,65 -2,20 0,33 0,85 0,05
1,20 0,32 -0,72 -2,11 0,37 1,31 -0,11
1,20 0,17 -0,80 0,00 0,36 1,31 -0,11
1,20 0,32 -0,72 -2,20 0,36 1,20 0,00
1,20* 0,32 -0,76 -2,39 0,32 0,88 0,32
1,50* 0,48 -0,71 -2,16 0,41 1,51 -0,01
1,20 0,48 -0,73 -2,27 0,36 1,51 -0,31
1,50 0,32 -0,77 -2,62 0,30 1,49 0,01
1,50 0,23 -0,76 -2,43 0,32 1,31 0,19
1,50 0,35 -0,75 -2,45 0,32 1,51 -0,01
1,50* 0,23 -0,75 -2,44 0,32 1,31 0,19
0,90* 0,66 -0,68 -2,09 4,34 0,86 0,04
MSE 0,017
Nấm Microsporum gyseum
Kết quả cho thấy mô hình ANN 4-2-1 biểu
diễu phù hợp sự tương quan giữa 4 biến cấu trúc
nH, (-ETA_dEpsilon_B), ETA_EtaP_L, MLogP và
hoạt tính kháng nấm LOG(MIC) (Bảng 4) với hệ
số tương quan R2 của toàn bộ dữ liệu là 75,8%,
của dữ liệu kiểm tra là 85,8%.
Bảng 4: Giá trị LOG(MIC) thực nghiệm và LOG(MIC) tính toán bằng ANN 4-2-1 (Microsporum gyseum)
LOG(MIC) THUC NGHIEM nH (-ETA_dEpsilon_B) ETA_EtaP_L MLogP LOG(MIC) TINH TOAN SAI SỐ
0,90 19 -0,059 0,25 2,67 1,06 -0,16
1,50 21 -0,054 0,26 2,78 1,31 0,19
0,90 21 -0,054 0,26 2,78 1,31 -0,41
1,20* 23 -0,050 0,26 2,89 1,37 -0,17
1,50 23 -0,050 0,26 2,89 1,37 0,13
1,50 23 -0,050 0,26 2,89 1,37 0,13
0,90 20 -0,066 0,25 2,56 0,90 0,00
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 351
LOG(MIC) THUC NGHIEM nH (-ETA_dEpsilon_B) ETA_EtaP_L MLogP LOG(MIC) TINH TOAN SAI SỐ
0,90 20 -0,066 0,25 2,56 0,90 0,00
0,90 19 -0,066 0,25 2,56 0,88 0,02
0,90* 20 -0,058 0,26 2,67 1,02 -0,12
0,90* 19 -0,063 0,26 2,56 0,91 -0,01
0,90 19 -0,063 0,26 2,56 0,91 -0,01
0,90 27 -0,019 0,34 2,78 1,38 -0,48
1,50 25 -0,022 0,32 2,67 1,38 0,12
1,50 19 -0,031 0,28 2,12 1,32 0,18
0,90 21 -0,058 0,25 2,67 0,86 0,04
1,50 19 -0,058 0,26 2,89 1,35 0,15
1,20 18 -0,070 0,25 2,89 1,11 0,09
0,90* 17 -0,076 0,25 2,78 1,07 -0,17
1,20 17 -0,078 0,24 2,78 1,20 0,00
0,60 5 -0,098 0,23 1,68 0,60 0,00
1,81* 18 -0,072 0,25 2,45 1,80 0,01
1,81 18 -0,072 0,25 2,45 1,80 0,01
1,20 18 -0,066 0,25 2,56 1,22 -0,02
1,20 18 -0,066 0,25 2,56 1,21 -0,01
1,20* 18 -0,060 0,26 2,56 1,17 0,03
1,50 18 -0,068 0,23 2,34 1,51 -0,01
1,20* 21 -0,056 0,25 2,78 1,28 -0,08
1,50* 25 -0,021 0,33 2,67 1,38 0,12
1,50* 21 -0,054 0,26 2,78 1,31 0,19
MSE 0,014
Dự đoán cấu trúc dẫn xuất axit chlorokojic
có hoạt tính kháng nấm cao hơn 30 dẫn xuất
đã biết
Nấm Trichophyton mentagrophytes
Phương pháp FL đưa ra xu hướng ảnh
hưởng của 3 biến cấu trúc (-maxsCl), (-
ETA_Epsilon_2), và MLogP lên hoạt tính kháng
nấm LOG(MIC), Theo đó hoạt tính kháng nấm
tăng trong các trường hợp:
MLogP nhỏ (< = 2) và ETA_Epsilon_2 nhỏ (<
= 0,88).
MLogP nhỏ ( = 0,85)
thì LOG(MIC).
maxsCl lớn (> = 0,85) va ETA_Epsilon_2 lớn
(> = 0,92).
Cấu trúc dự đoán đề nghị là (Hình 1):
Hình 1: Cấu trúc dẫn xuất axit chlorokojic dự
đoán có MIC (Trichophyton mentagrophytes) <
8g/mL
Hoạt tính MIC tính toán là: MIC = 1,32
μg/mL.
Nấm Epidermophyton floccosum
Ảnh hưởng của 4 biến cấu trúc SC-5, (-SsCl),
(-maxsssN), (-gmin) trong mô hình ANN 4-2-1
lên hoạt tính kháng nấm LOG(MIC), Theo đó
hoạt tính kháng nấm tăng khi:
SsCl lớn (> = 2).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 352
SsCl nhỏ ( SC_5 > = 0,6;
maxsssN lớn (> = 2) và SC_5 lớn (> = 0,6).
SsCl lớn (> = 1,4) và SC_5 nhỏ (< = 0,3).
gmin nhỏ (< = -3,5).
Cấu trúc dự đoán đề nghị là (Hình 2):
Hình 2: Cấu trúc dẫn xuất axit chlorokojic dự đoán có
MIC (Epidermophyton floccosum) < 16g/mL
Hoạt tính MIC tính toán là: MIC = 7,1μg/mL.
Nấm Microsporum gyseum
Ảnh hưởng của 4 biến cấu trúc nH, (-
ETA_dEpsilon_B), ETA_EtaP_L, MLogP trong
mô hình ANN 4-2-1 lên hoạt tính kháng nấm
LOG(MIC), Theo đó hoạt tính kháng nấm tăng
khi:
nH nhỏ ( =
0,08).
MLogP nhỏ (< = 1,9) và ETA_EtaP_L nhỏ (< =
0,24).
Cấu trúc dự đoán đề nghị là (Hình 3):
Hình 3: Cấu trúc dẫn xuất axit chlorokojic dự đoán có
MIC (Microsporum gyseum) nhỏ hơn 8g/mL
Hoạt tính MIC tính toán là: MIC = 4μg/Ml
Dưới đây là phần tóm lược các cấu trúc dẫn
xuất axit chlorokojic đã đề nghị có hoạt tính
kháng nấm cao hơn tương ứng với các biến cấu
trúc liên quan (Bảng 5):
Bảng 5: So sánh các điều kiện thông số cấu trúc ảnh hưởng tới hoạt tính kháng nấm của 3 chủng nấm dòng phân
lập
ĐIỀU KIỆN CÁC THÔNG SỐ CẤU TRÚC LIÊN QUAN
MIC (Trichophyton mentagrophytes) = 1,32μg/mL
MLogP nhỏ (< = 2) và ETA_Epsilon_2 nhỏ (< = 0,88)
MLogP nhỏ ( = 0,85)
maxsCl lớn (> = 0,85) và ETA_Epsilon_2 lớn (> = 0,92)
SsCl lớn (> = 2)
SsCl nhỏ ( SC_5 > = 0,6
SsCl > = 1,4 và SC_5 < = 0,3
gmin < = -3,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 353
ĐIỀU KIỆN CÁC THÔNG SỐ CẤU TRÚC LIÊN QUAN
MIC (Epidermophyton floccosum) = 7,1μg/mL
MIC (Microsporum gyseum) = 4μg/mL
nH nhỏ ( = 0,08)
MLogP nhỏ (< = 1,9) và ETA_EtaP_L nhỏ (< = 0,24)
KẾT LUẬN
Hiệu quả ức chế của các dẫn xuất axit
chlorokojic trên chủng phân lập của 3 dòng nấm
Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton
floccosum, Microsporum gyseum có tương quan với
các thông số cấu trúc phân tử của mỗi dẫn xuất
axit, được so sánh dựa trên mô hình QSAR phi
tuyến thiết lập bằng phương pháp Logic Mờ và
Mạng Nơron Nhân Tạo cho từng chủng nấm
riêng biệt.
Kết quả cho thấy hoạt tính kháng nấm của
các dẫn xuất axit chlorokojic thay đổi và phụ
thuộc phức tạp vào các biến cấu trúc khác nhau
tương ứng với từng trường hợp chủng nấm khác
nhau. Tuy nhiên, các mô hình QSAR thiết lập
bằng phương pháp FL và ANN chỉ có thể dự
đoán được tối đa 87,80% (R2 = 87,80%) hoạt tính
kháng nấm theo ảnh hưởng của các biến cấu trúc
liên quan.
Như vậy, muốn đánh giá chính xác hoạt tính
kháng nấm của các dẫn xuất axit chlorokojic cần
nghiên cứu thêm ảnh hưởng của môi trường
xung quanh đến khả năng ức chế nấm của các
dẫn xuất axit này ngoài ảnh hưởng của các biến
cấu trúc có liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chun Wei (2001), “PaDEL-Descriptor”, National University of
Singapore.
2. “Hyperchem® Computational Chemistry”, Hypercube, Inc,
(1996).
3. “Hyperchem® Release 7 for Windows®”, Hypercube, Inc,
(2002).
4. James BF, Frisch AE (1996), “Exploring Chemistry With
Electronic Structure Methods 2nd Edition”.
5. Mark HB, Martin TH, Howard BD (2013), “Neural Network
ToolboxTM User’s Guide”, The MathWorks, Inc.
6. Mutlu Dilsiz Aytemir, Berrin Özçelik and Gülşah Karakaya
(2013), “Evaluation Of Bioactivities Of Chlorokojic Acid
Derivatives Against Dermatophytes Couplet With
Cytotoxicity”, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 23(12),
pp, 3646-3649.
7. Rakesh Bhatia, “A Review on role of molecular descriptors in
QSAR: A computational methods approach”, PharmaTutor –
Pharmacy Infopedia.
8. Roberto Todeschini, Viviana Consonni (2000), “Handbook of
Molecular Descriptors”, Methods and Principles in Medicinal
Chemistry, 11.
9. “Statgraphics® Centurion XVI User Manual”, StatPoint
Technologies, Inc, (2010).
10. Yu Qin, Hongfei Deng, Hong Yan, Rugang Zhong (2011),
“An accurate nonlinear QSAR model for the antitumor
activities of chloroethylnitrosoureas using neural
networks”, Journal of Molecular Graphics and Modelling,
29(6), pp,826-833.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014
Người phản biện: TS. Lâm Vĩnh Niên
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_hieu_qua_uc_che_cua_cac_dan_xuat_axit_chlorokojic_tr.pdf