Về biến chứng chảy máu
Chảy máu trong kỹ thuật lấy sỏi thận qua da
thường là chảy máu tĩnh mạch(14). Ở mức độ nhẹ
máu chảy sẽ làm mờ trường mổ gây khó khăn
cho thao tác lấy sỏi, mức độ nặng hơn phải
ngừng cuộc mổ để hồi sức, truyền máu hoặc
phải can thiệp để cầm máu như làm tắc động
mạch, mổ hở khâu cầm máu.
Biến chứng chảy máu trong nghiên cứu của
Ahmed và cộng sự(2), tỉ lệ biến chứng chảy máu
là 5,5%, trong nghiên cứu của Khaled và cộng
sự(10) là 16,3%. Theo thống kê của Dimitri và cộng
sự thì tỉ lệ phải truyền máu trong phương pháp
lấy sỏi thận qua da từ 1 đến 11%(6). Trong nghiên
cứu này tỉ lệ chảy máu chung là 5,1%, nhóm mổ
lần đầu là 5,4%, nhóm có tiền căn mổ hở là 4,8%.
Có nhiều phương pháp cầm máu khi có biến
chứng chảy máu. Với đa số bệnh nhân là chảy
máu tĩnh mạch. Trong trường hợp này các tác
giả đều khuyên là chỉ cần kẹp ống mở thận ra
da, hoặc chèn bằng bóng nong(2,6,9,14). Nhưng
trong những trường hợp chảy máu động mạch,
các động mạch bị tổn thương thường là nhánh
trước hoặc nhánh sau của tiểu phân thùy. Ít khi
là các động mạch ngoại biên vì các động mạch
ngoại biên nếu bị tổn thương cũng dễ dàng được
nhu mô thận và ống mở thận ra da ép cầm chảy
máu(6). Theo Keith L. Lee và Marshall L. Stoller
những trường hợp như: Chảy máu động mạch,
giả túi phình mạch máu, dò động – tĩnh mạch
cần phải được can thiệp bằng thủ thuật làm
nghẽn mạch. Cũng theo tổng kết của hai tác giả
này thì những yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng
chảy máu trong kỹ thuật lấy sỏi thận qua da là:
sử dụng các loại nong khác nhau và kích cỡ khác
nhau, bệnh nhân dùng các thuốc kháng đông
gần thời gian mổ, các nhà niệu khoa có tỉ lệ biến
chứng chảy máu ít hơn các nhà hình ảnh học,
việc soi đường nong và đốt cầm máu những
điểm chảy máu cũng làm giảm tỉ lệ biến chứng
chảy máu(9). Như vậy theo các tác giả này yếu tố
tiền căn mổ hở không có ý nghĩa trong tỉ lệ có
biến chứng chảy máu. Tuy nhiên khi biến chứng
chảy máu xảy ra ở ở những bệnh nhân có tiền
căn mổ hở cần phải can thiệp làm nghẽn mạch
có cản trở gì về mặt kỹ thuật không thì chưa thấy
có nghiên cứu nào công bố. Trong nghiên cứu
này của chúng tôi khi bệnh nhân có chảy máu
sau khi đã đặt thông mở thận ra da thì chúng tôi
kẹp ống thông lại và chơ khoảng 15 đến 30 phút
thấy kết quả rất tốt. Trong cả hai nhóm không có
bệnh nhân nào phải can thiệp bằng mổ hở để
cầm máu.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả và các biến chứng giữa bệnh nhân mổ lần đầu và bệnh nhân có tiền căn mổ hở lấy sỏi thận trong phương pháp lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện bình dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 1
SO SÁNH HIỆU QUẢ VÀ CÁC BIẾN CHỨNG
GIỮA BỆNH NHÂN MỔ LẦN ĐẦU VÀ BỆNH NHÂN CÓ TIỀN CĂN
MỔ HỞ LẤY SỎI THẬN TRONG PHƯƠNG PHÁP LẤY SỎI THẬN
QUA DA TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Nguyễn Đình Xướng*, Vũ Lê Chuyên**, Nguyễn Tuấn Vinh**, Đào Quang Oánh**,
Lê Sĩ Hùng**, Nguyễn Vĩnh Tuấn**, Vũ Văn Ty**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu. So sánh hiệu quả và các biến chứng giữa hai nhóm: nhóm bệnh nhân mổ lần đầu
và nhóm bệnh nhân có tiền căn mổ hở lấy sỏi trên thận mổ nhằm đánh giá khả năng áp dụng phương pháp
lấy sỏi thận qua da trên những bệnh nhân có tiền căn mổ hở
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Những bệnh nhân được mổ bằng phương pháp lấy sỏi thận
qua da tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 12 năm 2007 trong một nghiên cứu mô tả
tiền cứu.
Kết quả. 175 bệnh nhân gồm 113 bệnh nhân mổ lần đầu chiếm 64,6% và 62 bệnh nhân có tiền căn mổ
hở chiếm 35,4% có tỉ lệ so sánh nam – nữ, thận mổ (phải – trái), độ ứ nước, độ của trục đài thận để chọc
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. So sánh hiệu quả chung tỉ lệ tốt ở nhóm mổ lần đầu là 68,1%,
nhóm có tiền căn mổ hở là 62,9%. Tỉ lệ phải truyền máu ở nhóm mổ lần đầu là 5,4%, nhóm có tiền căn mổ
hở là 4,8%. Tỉ lệ sót sỏi nhóm mổ lần đầu là 23,6%, nhóm có tiền căn mổ hở là 33,3%. Thời gian nằm viện
trung bình của nhóm mổ lần đầu là 7,17 ngày và nhóm có tiền căn mổ hở là 7,85 ngày. Sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê. Riêng thời gian mổ trung bình có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,04 (78,4 phút ở
nhóm mổ lần đầu và 70,3 phút cho nhóm có tiền căn mổ hở).
Kết luận. Phương pháp lấy sỏi thận qua da áp dụng trên những bệnh nhân có tiền căn mổ hở lấy sỏi
thận trên thận mổ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả, tỉ lệ phải truyền máu, tỉ lệ sót sỏi.
Thời gian mổ trung bình ở nhóm có tiền căn mổ hở ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm mổ lần đầu.
ABSTRACT
COMPARISON THE EFFICACY AND COMPLICATIONS
BETWEEN THE PATIENTS WITH OR WITHOUT OPEN NEPHROLITHOTOMY HISTORY
IN PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY IN BINH DAN HOSPITAL
Nguyen Dinh Xuong, Vu Le Chuyen, Nguyen Tuan Vinh, Dao Quang Oanh, Le Si Hung, Nguyen Vinh Tuan,
Vu Van Ty * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 342 - 351
Objectives. To compare the efficacy and complications between two groups: The patients with or
without history of open nephrolithotomy in order to evaluate the feasibility of the method of percutaneous
nephrolithotomy (PCNL) on the patients with history of open stone surgery.
Methods. The prospective, descriptive study of the patients undergone percutaneous nephrolithotomy
in Binh Dan hospital from December 2005 to December 2007.
Results. In 175 patients, 113 were primary stone intervention made up 64.6% and 62 had history of
open stone surgery made up 35.4% had no significant difference of the proportion of male – female, the
* Khoa Ngoại tổng hợp II BV. Nguyễn Tri Phương
** Bệnh viện Bình Dân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 2
intervention kidney (right – left), hydronephrosis, the angle of the axis of involved calyx. The proportion of
excellent outcome of the primary intervention group were 68.1%, and 62,9% in compared group. The
proportions of transfusion were 5.4% in the primary intervention group and 4.8% in compared group. The
proportions of residual stone were 23.6% of the primary intervention group and 33.3% in the compared
group. The average of hospital stay of the primary intervention group was 7.17 days and 7.85 days for
compared group. The difference between two groups was not statistically significant. However the average
time of operation of the primary intervention group was significantly longer than the compared group (78.4
minutes to 70.3 minutes) p = 0.04.
Conclusion. Percutaneous nephrolithotomy on the patients with history of open kidney stone surgery
had no significant difference in efficacy, proportion of transfusion, proportion of residual stone. The average
of intervention time was significantly longer in primary intervention group in comparison with group of
open stone surgery history
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lấy sỏi thận qua da (Percutaneous
Nephrolithotomy – PCNL) là kỹ thuật mới. Năm
1955 Goodwin và Casey đã mô tả bệnh nhân
đầu tiên được đặt trocar trực tiếp vào hệ thống
bài tiết qua da. Cuối những năm 1960 và đầu
những năm 1970, kỹ thuật chọc kim và đặt
catheter vào hệ thống bài tiết đã bị giãn được mô
tả. Sau này dựa trên nguyên lý của phương pháp
Seldinger, trong tiết niệu đã ứng dụng đặt một
dây dẫn vào hệ thống bài tiết qua kim chọc vào
hệ thống này trước đó. Thông qua dây dẫn này
đặt các catheter đồng trục vào trong hệ thống bài
tiết để dẫn lưu. Năm 1976 Fernstrom và
Johannson lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật lấy sỏi
thận qua da. Vài năm sau, vào năm 1979 Smith
và cộng sự tại trường đại học Minnesota bắt đầu
tiến hành lấy sỏi thận và niệu quản qua đường
mở thận qua da. năm 1981 Alken và cộng sự ở
Tây Đức, năm 1983 Wickham và cộng sự ở Anh
đã thực hiện kỹ thuật lấy sỏi thận qua da thông
qua một đường mở thận ra da đã được nong
rộng trước đó. Năm 1983 Segura và cộng sự đã
đã chứng minh có thể lấy sỏi thận qua da ngay
sau khi nong đường chọc vào hệ thống bài tiết
một cách an toàn. Từ đó phương pháp lấy sỏi
thận qua da đã trở thành một trong những
phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu và
thời gian nằm viện của bệnh nhân giảm đáng
kể(7,8,13).
Tại Việt Nam, năm 1997 Vũ Văn Ty và cộng
sự tại khoa niệu bệnh viện Bình Dân đã tiến
hành kỹ thuật lấy sỏi thận qua da và thu được
một số kết quả ban đầu. Năm 2001 tại bệnh viện
Việt Pháp Hà nội cũng đã tiến hành kỹ thuật lấy
sỏi thận qua da và cho thấy tính khả thi và hiệu
quả của phương pháp này. Cùng với tán sỏi
ngoài cơ thể (Extracorporeal Shock Wave
Lithotripsy – ESWL), lấy sỏi thận qua da đã trở
thành phương pháp được lựa chọn để điều trị
sỏi thận và sỏi 1/3 trên niệu quản.
Phải mổ lại trên những bệnh nhân có tiền
căn đã mổ hở vào thận luôn luôn là thách thức
với các nhà ngoại khoa do tổ chức bị viêm dính,
mất các ranh giới giải phẫu do đó thường trên
những bệnh nhân đã có mổ hở trước đó tỉ lệ các
biến chứng cũng cao hơn. Với kỹ thuật mới nhờ
áp dụng các trang thiết bị hiện đại phạm vi chỉ
định mổ được mở rộng hơn. Trong kỹ thuật lấy
sỏi thận qua da cũng vậy. Từ việc phải tiến hành
lấy sỏi làm hai thì cách nhau khoảng 1 tuần (thì
chọc và nong vào thận, thì soi lấy sỏi) nay cả hai
thì chỉ cần làm trong một cuộc mổ. Từ nong vào
thận bằng ống cứng đồng trục Alken đến nong
bằng các ống mềm rồi nong bằng bóng và gần
đây là nong bằng nong Webb với một lần nong
duy nhất. Từ dẫn lưu thận bằng ống lớn sau mổ
đến dẫn lưu thận bằng ống nhỏ và gần đây là
các kỹ thuật không dẫn lưu sau mổ trong
phương pháp lấy sỏi thận qua da. Từ việc áp
dụng phương pháp lấy sỏi thận qua da trên
những bệnh nhân thông thường đến việc áp
dụng rộng rãi hơn cho những bệnh nhân đặc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 3
biệt như: Thận móng ngựa, thận ghép, thận lạc
chỗ(5,13,15).
Basiri A. và cộng sự(3) ở University of
Medical Science, Tehran – Iran đã nghiên cứu
so sánh 2 nhóm: Nhóm A gồm 51 nam và 14
nữ có tiền căn ít nhất một lần mổ sỏi thận,
nhóm B gồm 73 nam và 44 nữ được mổ lần
đầu kết quả cho thấy tỉ lệ sót sỏi nhóm A là
6,15%, nhóm B là 8,55%, sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê với p = 0,77. Tỉ lệ chọc và
nong vào hệ bài tiết không thành công nhóm A
là 6,2%, nhóm B là 5,1% với p = 0,74. Tỉ lệ viêm
thận bể thận và chảy máu bất thường cũng
không có sực khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p lần lượt là 0,72 và 0,74. Các tác giả đi đến kết
luận rằng tiền căn có mổ hở hay không không
ảnh hưởng đến hiệu quả và các biến chứng
trong phương pháp lấy sỏi thận qua da.
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào so sánh
giữa hai nhóm mổ lần đầu và nhóm có tiền căn
mổ hở. Để góp phần tìm hiểu yếu tố tiền căn mổ
hở lên hiệu quả và các biến chứng trong phương
pháp lấy sỏi thận qua da chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh hiệu quả và các biến chứng giữa hai
nhóm: mổ lần đầu và có tiền căn mổ hở vào thận
trong phẫu thuật lấy sỏi thận qua da.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị sỏi niệu quản đoạn hông lưng,
sỏi thận được chỉ định mổ lấy sỏi bằng phương
pháp lấy sỏi thận qua da (PCNL: Percutaneous
Nephro-Lithotomy) tại bệnh viện Bình Dân từ
tháng 12/2005 đến tháng 12/2007.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Tất cả những bệnh nhân được mổ lấy sỏi
thận và sỏi niệu quản trên bằng phương pháp
lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện Bình dân từ
tháng 12 năm 2005 đến tháng 12 năm 1007.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tất cả những bệnh nhân đã lên chương trình
mổ theo phương pháp lấy sỏi thận qua da,
nhưng vì những lý do như: gây mê hồi sức, điều
kiện phòng mổ, dụng cụ hoặc thay đổi phương
pháp mổ khác không tiến hành lấy sỏi thận
qua da quyết định trước khi tiến hành đặt thông
niệu quản.
Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả tiền cứu
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập vào Phiếu thu thập số
liệu thống nhất cho tất cả các bệnh nhân và xử lý
bằng phần mềm SPSS for Windows. Các test so
sánh lấy giá trị p = 0,05.
Đánh giá hiệu quả chung được chia làm 4
mức độ
Tốt: Lấy hết sỏi, không biến chứng.
Khá:
+ Lấy không hết sỏi nhưng không phải can
thiệp bổ sung bằng phương pháp khác (mảnh
sỏi nhỏ có thể tự thoát ra).
+ Thủng hoặc rách đài bể thận nhưng không
phải can thiệp
bổ sung bằng các biện pháp khác.
Trung bình: Có các biến chứng như ở loại
khá và phải can thiệp bổ sung bằng các phương
pháp khác để giải quyết (nội soi niệu quản, tán
sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da lần hai)
Kém:
+ Không tiến hành lấy sỏi thận qua da được
phải chuyển qua phương pháp khác.
+ Có các biến chứng phải chuyển qua mổ hở
để giải quyết
+ Chảy máy phải truyền máu.
+ Bệnh nhân tử vong mà nguyên nhân liên
quan trực tiếp
đến phương pháp lấy sỏi thận qua da.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 4
KẾT QUẢ.
Trong thời gian từ tháng 12 năm 2005 đến
tháng 12 năm 2007 chúng tôi đã tiến hành lấy sỏi
thận qua da trên 175 bệnh nhân. Phân bố dân số
nghiên cứu như sau:
Tuổi
175N =
90
80
70
60
50
40
30
20
10
Biểu đồ 1. Phân bố theo tuổi bệnh nhân
Bảng 1: Tuổi bệnh nhân
Thấp
nhất
Cao nhất Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Tổng số
16 78 47,38 12,82 175
Giới
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 2. Phân bố theo giới tính
Bảng 2: Giới tính
Giới Số bệnh nhân Tỉ lệ
Nam 93 53,1
Nữ 82 46,9
Tổng số 175 100
Trọng lượng
175N =
90
80
70
60
50
40
30
20
Biểu đồ 3. Phân bố theo trọng lượng bệnh nhân
Bảng 3: Trọng lượng bệnh nhân
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng
số
32 79 54,6 8,84 175
Thận mổ
Biểu đồ 4. Phân bố thận mổ
Nam Nữ
Thận Trái Thận Phải
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 5
Bảng 4:Phân bố thận mổ
Thận mổ Số lượng Tỉ lệ
Thận phải 92 52,6
Thận trái 83 47,4
Tổng số 175 100
Số lượng sỏi
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 5. Phân bố số lượng sỏi
Bảng 5: Số lượng sỏi
Số lượng sỏi Số lượng Tỉ lệ
1 sỏi 93 53,1
2 sỏi 22 13,6
Trên 2 sỏi 60 34,3
Tổng số 175 100
Tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn mổ hở sỏi thận
120
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 6. Phân bố theo tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn
mổ hở trên thận mổ
Bảng 6: Tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn mổ hở trên thận
mổ
Tỉ lệ bệnh nhân có tiền
căn mổ hở sỏi thận Số lượng Tỉ lệ %
Mổ lần đầu 113 64,6
Tiền căn mổ hở 62 35,4
Tổng số 175 100
Thời gian mổ (phút)
160.0140.0120.0100.080.060.040.0
60
50
40
30
20
10
0
Biểu đồ 7. Phân bố thời gian mổ
Bảng 7: Thời gian mổ
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn Tổng số
30 150 75,51 25,03 166
Khuyết 9 bệnh nhân chuyển qua mổ hở
trước khi kết thúc mổ lấy sỏi qua da (bệnh nhân
số: 2, 9, 42, 66, 72, 74, 76, 93, 105)
Bảng 8: So sánh hai nhóm bệnh nhân: nhóm mổ lần đầu
và nhóm có tiền căn mổ hở sỏi thận trên thận mổ
YẾU TỐ MỔ LẦN
ĐẦU
TIỀN CĂN CÓ
MỔ HỞ
GIÁ TRỊ
P
Giới
nam
nữ
34,3%
30,3%
18,8%
16,6%
0,98
Thận mổ
phải
trái
36,6%
28,0%
16,0%
19,4%
0,14
Độ ứ nước
không ứ nước
độ I
độ II
độ III
20,6%
14,3%
22,9%
6,9%
10,9%
8,6%
11,4%
4,6%
0,94
Độ của trục thận
0,08
1 sỏi 2 sỏi Trên 2 sỏi
Mổ lần đầu Tiền căn mổ hở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 6
YẾU TỐ MỔ LẦN
ĐẦU
TIỀN CĂN CÓ
MỔ HỞ
GIÁ TRỊ
P
0 đến 30
31 đến 90
trên 90
6,9%
52,6%
5,1%
0,6%
32,6%
2,3%
Thời gian mổ
trung bình 78,4 phút 70,3 phút 0,04
Thời gian nằm
viện trung bình 7,17 ngày 7,85 ngày 0,28
Ảnh hưởng đến hiệu quả chung
Bảng 9: So sánh hiệu quả giữa bệnh nhân mổ lần đầu
với bệnh nhân có tiền căn mổ hở sỏi thận trên thận
mổ
Hiệu quả chung Tiền căn mổ
hở sỏi thận Tốt Khá Trung bình Kém
Tổng
Không 68,1 11,5 7,1 13,3 100
Có 62,9 12,9 17,7 6,5 100
Tổng 66,2 12,0 10,9 10,9 100
P = 0.10 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 8. Hiệu quả giữa hai nhóm bệnh nhân
Ảnh hưởng đến biến chứng chảy máu
Bảng 10: So sánh tỉ lệ chảy máu giữa hai nhóm
Tỉ lệ biến chứng chảy máu % Tiền căn mổ
hở Không chảy máu Có chảy máu Tổng
Không 94,6 5,4 100
Có 95,2 4,8 100
Tổng 94,8 5,2 100
P = 0,88 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
120
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 9. Tỉ lệ chảy máu giữa hai nhóm
Ảnh hưởng đến tỉ lệ sót sỏi
Bảng 11: So sánh tỉ lệ sót sỏi giữa hai nhóm có tiền
căn mổ hở và không có tiền căn mổ hở
Tỉ lệ không hết sỏi % Tiền căn mổ hở
Hết sỏi Không hết sỏi Tổng
Không 76,4 23,6 100
Có 66,7 33,3 100
Tổng 72,9 27,1 100
P = 0.17 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 10. Tỉ lệ sót sỏi giữa hai nhóm
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này chúng tôi có 62 bệnh
nhân chiếm 35,4% có tiền căn mổ hở lấy sỏi trên
thận mổ, số bệnh nhân mổ lần đầu là 113 chiếm
64,6%. So sánh giữa hai nhóm về các yếu tố: giới,
thận mổ (trái, phải), độ ứ nước, trục của đài thận
Tốt
Khá
Trung
bình
Kém
Tiền căn mổ hở
Mổ lần đầu Tiền căn mổ hở
Mổ lần đầu
Không chảy máu
Có chảy máu
Mổ lần đầu Tiền căn mổ hở
Không hết sỏi
Hết sỏi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 7
dùng chọc và nong vào thận có giá trị p lần lượt
là: 0,98; 0,14; 0,94; 0,08. Như vậy hai nhóm bệnh
nhân không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
trên yếu tố lựa chọn bệnh nhân. Từ đó chúng tôi
đi khảo sát các yếu tố để tìm xem ảnh hưởng của
yếu tố có tiền căn mổ hở lên hiệu quả và các biến
chứng trong phương pháp lấy sỏi thận qua da.
Đánh giá hiệu quả chung, tỉ lệ được đánh giá
là tốt ở nhóm mổ lần đầu là 68,1% còn trong
nhóm có tiền căn mổ hở là 62,9%. Như vậy
nhóm có tiền căn mổ hở có tỉ lệ tốt thấp hơn. Tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê với p = 0,10. Ở nhóm bệnh nhân mổ lần đầu
lại có tỉ lệ kém nhiều hơn nhóm có tiền căn mổ
hở (13,3% so với 6,5%). Có thể ở nhóm mổ lần
đầu có tỉ lệ chảy máu nhiều hơn làm cho tỉ lệ
kém tăng lên.
Với tỉ lệ có biến chứng chảy máu, tuy sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng
trong nhóm có tiền căn mổ hở tỉ lệ chảy máu
nhiều hơn (5,4% so với 4,8%). Trong khi đó tỉ lệ
sót sỏi ở nhóm có tiền căn mổ hở cao hơn nhóm
mổ lần đầu (33,3% so với 23,6%). Mặc dù sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,17).
Từ sự khác biệt này chúng tôi khảo sát yếu tố số
lượng sỏi giứa hai nhóm cho thấy:
Bảng 12. So sánh số lượng sỏi giữa hai nhóm
YẾU TỐ MỔ LẦN
ĐẦU
TIỀN CĂN CÓ
MỔ HỞ
GIÁ TRỊ
P
Số lương sỏi
1 sỏi
2 sỏi
Trên 2 sỏi
42,3
6,3
16,0
10,9
6,3
18,3
0,00
P = 0,00 Như vậy sự khác biệt về số lượng sỏi
là có ý nghĩa thống kê trong đó tỉ lệ bệnh nhân
có trên 2 sỏi ở nhóm có tiền căn mổ hở là 18,3%
cao hơn nhóm mổ lần đầu là 16%. Ở nhóm bệnh
nhân trên 2 sỏi thường tỉ lệ sót sỏi cao do vậy
ảnh hưởng đến kết quả chung.
Các báo cáo về tỉ lệ sót sỏi rất khác nhau do
những nghiên cứu trên những đối tượng khác
nhau như trên những bệnh nhân lấy ngẫu
nhiên, những bệnh nhân có sỏi san hô, những
bệnh nhân có sỏi trong túi thừa.v.v. Như
nghiên cứu của Lê Sĩ Trung và cộng sự tại
bệnh viện Pháp Việt Hà Nội(11), tỉ lệ sót sỏi tới
48,8% do đối tượng nghiên cứu là trên những
bệnh nhân có sỏi san hô.
Để nâng cao hiệu quả lấy hết sỏi, nhiều tác
giả thống nhất rằng nên kết hợp lấy sỏi thận qua
da với nhiều phương pháp khác như: tán sỏi
ngoài cơ thể, để ống mở thận ra da trong lần soi
đầu tiên còn sót sỏi để soi lần hai sau một vài
tuần, chọc và nong thêm một đường khác(114,11).
Thậm chí có tác giả đề nghị một dụng cụ riêng
đưa xuống niệu quản để tránh các mảnh sỏi vụn
dịch chuyển trong quá trình tán sỏi(12).
Hình 1. Sơ đồ nón ngăn sỏi để tránh sự dịch chuyển
của mảnh sỏi khi tán sỏi. Nguồn: Marij Smit, Paul C.
M. S. Verhagen, (2004), “Preventing Stone Migration
During Percutaneous Nephrolithotomy by Using the Stone
Cone”, BJU International, Feb, 94, pp. 672.
Loại máy tán sỏi cũng góp phần nâng cao
hiệu quả lấy hết sỏi. Các máy tán bằng sóng siêu
âm được ưa dùng hơn(14) vì đầu dò có hệ thống
hút các mảnh vụn nhỏ khi sỏi vỡ ra. Còn ảnh
hưởng của yếu tố tiền căn có mổ hở lên tỉ lệ sót
sỏi trong nghiên cứu của Basiri A. và cộng sự(3) ở
University of Medical Science, Tehran – Iran, tỉ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 8
sót sỏi nhóm có tiền căn mổ hở là 6,15%, nhóm
mổ lần đầu là 8,55%, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p = 0,77.
Về biến chứng chảy máu
Chảy máu trong kỹ thuật lấy sỏi thận qua da
thường là chảy máu tĩnh mạch(14). Ở mức độ nhẹ
máu chảy sẽ làm mờ trường mổ gây khó khăn
cho thao tác lấy sỏi, mức độ nặng hơn phải
ngừng cuộc mổ để hồi sức, truyền máu hoặc
phải can thiệp để cầm máu như làm tắc động
mạch, mổ hở khâu cầm máu.
Biến chứng chảy máu trong nghiên cứu của
Ahmed và cộng sự(2), tỉ lệ biến chứng chảy máu
là 5,5%, trong nghiên cứu của Khaled và cộng
sự(10) là 16,3%. Theo thống kê của Dimitri và cộng
sự thì tỉ lệ phải truyền máu trong phương pháp
lấy sỏi thận qua da từ 1 đến 11%(6). Trong nghiên
cứu này tỉ lệ chảy máu chung là 5,1%, nhóm mổ
lần đầu là 5,4%, nhóm có tiền căn mổ hở là 4,8%.
Có nhiều phương pháp cầm máu khi có biến
chứng chảy máu. Với đa số bệnh nhân là chảy
máu tĩnh mạch. Trong trường hợp này các tác
giả đều khuyên là chỉ cần kẹp ống mở thận ra
da, hoặc chèn bằng bóng nong(2,6,9,14). Nhưng
trong những trường hợp chảy máu động mạch,
các động mạch bị tổn thương thường là nhánh
trước hoặc nhánh sau của tiểu phân thùy. Ít khi
là các động mạch ngoại biên vì các động mạch
ngoại biên nếu bị tổn thương cũng dễ dàng được
nhu mô thận và ống mở thận ra da ép cầm chảy
máu(6). Theo Keith L. Lee và Marshall L. Stoller
những trường hợp như: Chảy máu động mạch,
giả túi phình mạch máu, dò động – tĩnh mạch
cần phải được can thiệp bằng thủ thuật làm
nghẽn mạch. Cũng theo tổng kết của hai tác giả
này thì những yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng
chảy máu trong kỹ thuật lấy sỏi thận qua da là:
sử dụng các loại nong khác nhau và kích cỡ khác
nhau, bệnh nhân dùng các thuốc kháng đông
gần thời gian mổ, các nhà niệu khoa có tỉ lệ biến
chứng chảy máu ít hơn các nhà hình ảnh học,
việc soi đường nong và đốt cầm máu những
điểm chảy máu cũng làm giảm tỉ lệ biến chứng
chảy máu(9). Như vậy theo các tác giả này yếu tố
tiền căn mổ hở không có ý nghĩa trong tỉ lệ có
biến chứng chảy máu. Tuy nhiên khi biến chứng
chảy máu xảy ra ở ở những bệnh nhân có tiền
căn mổ hở cần phải can thiệp làm nghẽn mạch
có cản trở gì về mặt kỹ thuật không thì chưa thấy
có nghiên cứu nào công bố. Trong nghiên cứu
này của chúng tôi khi bệnh nhân có chảy máu
sau khi đã đặt thông mở thận ra da thì chúng tôi
kẹp ống thông lại và chơ khoảng 15 đến 30 phút
thấy kết quả rất tốt. Trong cả hai nhóm không có
bệnh nhân nào phải can thiệp bằng mổ hở để
cầm máu.
So sánh về thời gian mổ trong nghiên cứu
này cho thấy nhóm bệnh nhân có tiền căn mổ hở
có thời gian mổ trung bình ngắn hơn và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,04. Điều
này cho thấy ưu thế của phương pháp lấy sỏi
thận qua da trên những bệnh nhân có tiền căn
mổ hở so với mổ hở trở lại.
So sánh về thời gian nằm viện trùng bình thì
sự khác biệt giưa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê với p = 0,28.
a
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 9
Hình 2. Chụp chọn lọc động mạch thận cực dưới
thận trái nhận thấy trên hình a: phình mạch (P),
đường dò động – tĩnh mạch (AVF), do vậy thấy được
hình mờ của tĩnh mạch thận (RV) và tĩnh mạch chủ
dưới (IVC). Trên hình b: Sau khi được làm nghẽn
mạch không còn thấy đường dò. Nguồn: Ahmed R. El-
nahas, Ahmed A. Shokeir, Ahmed M. El-Assmy, Tarek
Mohsen, Ahmed M. Shoma, Ibrahim Eraky, Mahmoud R.
El-Kenawy, Hamdy A. El-Kappany, (2007), “Post-
Percutaneous Nephrolithotomy Extensive Hemorrhage: A
Study of Risk Factors”, The Journal of Urology, Feb, 177,
pp. 577.
KẾT LUẬN
Qua so sánh giữa hai nhóm: mổ lần đầu và
có tiền căn mổ hở trên thận mổ trong phương
pháp lấy sỏi thận qua da, chúng tôi rút ra một số
kết luận sau.
-Tỉ lệ về giới tính, bên thận mổ (trái, phải), độ
ứ nước của thận, trục đài thận để chọc và nong
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm.
-Thời gian mổ trung bình ở nhóm có tiền căn
mổ hở ngắn hơn nhóm mổ lần đầu (70,3 phút so
với 78,4 phút) và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê.
-Hiệu quả chung, tỉ lệ biến chứng chảy
máu, tỉ lệ sót sỏi, thời gian nằm viện trung
bình giữa hai nhóm không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
-Tiến hành lấy sỏi thận qua da trên những
bệnh nhân có tiền căn mổ hở vào thận là khả thi
và nên được ưu tiên lựa chọn do mổ hở lại trên
những bệnh nhân này thường gặp khó khăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aabech J., Andersen JT. (1993), “Treatment of Cystine
Stones: Combined Approach Using Open Pyelolithotomy,
Percutaneous Pyelolithotripsy, Extracorporeal Shock
Wave Lithotripsy and Chemolysis”, Scand. J. Urol.
Nephrol., 27(3), pp. 415-417.
2. Ahmed R. El-nahas, Ahmed A. Shokeir, Ahmed M. El-
Assmy, Tarek Mohsen, Ahmed M. Shoma, Ibrahim Eraky,
Mahmoud R. El-Kenawy, Hamdy A. El-Kappany, (2007),
“Post-Percutaneous Nephrolithotomy Extensive
Hemorrhage: A Study of Risk Factors”, The Journal of
Urology, Feb, 177, pp. 576 -579.
3. Basiri A., Karrami H., Moghaddam SM., Shadpour P.
(2003), “Percutaneous Nephrolithotomy in Patient with or
without a History of Open Nephrolithotomy”, J.
Endourol., May, 17(4), pp. 213-216.
4. Bianchi G., Malossini G., Beltrami P., Mobilio G., Giusti,
Caluccio G. (1998), “Renal Staghorn Calculosis: Our
Experience with the Percutaneous Treatment with or
without Extracoporeal Shock Wave Lithotripsy”, Arch.
Esp. Urol., Italia, Apr, 51(3), pp. 306-309.
5. Darren T. Beiko, Hassan Razvi, (2002), “Stone in Urinary
Diversions: Update on Medical and Surgical Issues”,
Current Opinion in Urology, 12, pp. 297 – 303.
6. Dimitri N., Kessaris, Gary C., Bellman, Nikolaos P.,
Pardalidis, Arthur G., Smith, (1995),“Management of
Hemorrhage after Percutaneous Renal Surgery”, The
Journal of Urology, Mar, 153, pp. 604 – 608.
7. Frank Hinman, Jr., M.D. (1989), Atlas of Urologic Surgery,
USA.Fraser M., Joyce AD., Thomas DF., Eardley I., Clark PB.
(1999), “Minimally Invasive Treatment of Urinary Tract
Calculi in Children”, BJU. Int., Aug, 84(3), pp. 339-342.
8. James F. Glenn, M.D. (1991), Urologic Surgery, J.B.
Lippincatt Company, USA, PP. 96 – 132.
9. Keith L. Lee, Marshall L. Stoller, (2007), “Minizing and
Managing Bleeding after Percutaneous Nephrolithotomy”,
Current Opinion in Urology, 17, pp. 120 – 124.
10. Khaled M. Al-Kohlany, Ahmed A. Shokeir, Ahmed
Mosbah, Tarek Mohsen, Ahmed M. Shoma, Ibrahim
Eraky, Mahmoud El-Kenawy, Hamdy A. El-Kappany,
(2005), “Treatment of Complete Staghorn Stones: A
Prospective Randomized Comparison of Open Surgery
Versus Percutaneous Nephrolithotomy”, The Journal of
Urology, Feb, 173, pp. 469 – 473.
11. Lê Sĩ Trung (2002), “Đánh Giá Kết Quả Bước Đầu Phương
Pháp Nội Soi Tán Sỏi Qua Da Phối Hợp Với Tán Sỏi Ngoài
Cơ Thể Trong Điều Trị Ngoại Khoa Sỏi Tiết Niệu”, Kỷ Yếu
Toàn Văn Các Đề Tài Khoa Học-Tạp Chí Ngoại Khoa, Xí
Nghiệp In Chuyên Dùng TT-Huế, tr. 279 – 283.
12. Marij Smit, Paul C. M. S. Verhagen, (2004), “Preventing
Stone Migration During Percutaneous Nephrolithotomy
by Using the Stone Cone”, BJU International, Feb, 94, pp.
671 – 672.
b
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 10
13. Patrick C. Walsh, M.D., Alan B. Retik, M.D., Thomas A.
Stamey, M.D., E. Darracott Vaughan, Jr., M.D. (1992),
Cambell’s Urology, Vol. 3, pp. 2085 – 2227.
14. S. R. Payne & D. R. Webb (1988), Percutaneous Renal
Surgery, Great Britain at the Bath Press, Avon.
15. Scott D. Miller, Christopher S. Ng., Stevan B. Streem,
inderbir S. Gill, (2002), “Laparoscopic Management of
Caliceal Diverticular Calculi”, The Journal of Urology,
Mar, 167, pp. 1248 – 1252.
16. Shaid Aquil, Majid Rana, Zafar Zaide, (2006),
“Laparoscopic Assisted Percutaneous Nephrolithotomy
(PCNL) in Ectopic Pelvic Kidney”, Urology, Aug, 56, (8),
pp. 381 – 383.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 11
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_hieu_qua_va_cac_bien_chung_giua_benh_nhan_mo_lan_dau.pdf