So sánh liều hiệu dụng của kỹ thuật ghi hình Pet/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ ¹⁸F‐FDG với liều hiệu dụng của kỹ thuật chụp hình CT gan 3 pha

BÀN LUẬN Ghi hình toàn thân PET/CT bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG là một kỹ thuật ghi hình phóng xạ đã được các nước tiên tiến áp dụng từ lâu nhưng với Việt Nam đây là một kỹ thuật mới do đó việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của bức xạ của kỹ thuật này là rất cần thiết. Qua nghiên cứu này chúng tôi rút ra được một số vấn đề như sau: Liều hiệu dụng trung bình của kỹ thuật chụp hình PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG tại đơn vị PET‐CT và Cyclotron, Bệnh Viện Chợ Rẫy là 16 mSv. So với liều hiệu dụng trung bình của kỹ thuật này với các trung tâm khác trên thế giới thì liều trong nghiên cứu này cho kết quả thấp hơn(5,2,9). Nghiên cứu của nhóm tác giả Thái Lan cho kết quả là 19 mSv(4) và kết quả công bố của cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA là 25 mSv(5). So với liều hiệu dụng trung bình của kỹ thuật chụp hình CT gan 3 pha, một trong những thủ thuật ghi hình được thực hiện rất phổ biến tại nước ta. Và cụ thể trong nghiên cứu này là bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha tại đơn vị PET‐CT và Cyclotron thì liều hiệu dụng trung bình của bệnh nhân ghi hình PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG cao hơn rất ít so với liều hiệu dụng của bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha. Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa về mặt thống kê với p=0,732.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh liều hiệu dụng của kỹ thuật ghi hình Pet/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ ¹⁸F‐FDG với liều hiệu dụng của kỹ thuật chụp hình CT gan 3 pha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 510 SO SÁNH LIỀU HIỆU DỤNG CỦA KỸ THUẬT GHI HÌNH PET/CT TOÀN  THÂN BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ 18F‐FDG VỚI LIỀU HIỆU DỤNG   CỦA KỸ THUẬT CHỤP HÌNH CT GAN 3 PHA  Nguyễn Tấn Châu*, Nguyễn Xuân Cảnh*, Phạm Hồng Phúc*, Vũ Văn Thao*, Trần Bảo Huy*,   Nguyễn Văn Hòa**, Lê Trần Tuấn Kiệt**  TÓM TẮT  Mục tiêu: Chúng tôi so sánh liều hiệu dụng của kỹ thuật ghi hình PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ  18F‐FDG với kỹ thuật chụp CT gan 3 pha để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bức xạ ion hóa lên cơ thể bệnh  nhân giữa hai kỹ thuật.  Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, xử lý số liệu bằng phần mềm phân tích thống kế SPSS 19 và  Microsoft Excel 2007.  Bệnh nhân và phương pháp: Tất cả bệnh nhân được ghi hình PET/ CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐ FDG và bệnh nhân chụp hình CT Gan 3 pha trong tháng 7/2011 tại đơn vị PET‐CT và Cyclotron, Bệnh viện  Chợ Rẫy được đưa vào nghiên cứu. Liều hiệu dụng của bệnh nhân ghi hình PET/ CT toàn thân là tổng của liều  chiếu trong (internal exposure) từ xạ hình PET và liều chiếu ngoài (external exposure) từ chụp hình CT. Liều  chiếu  trong  từ  xạ  hình PET  được  tính  bằng  cách  lấy  liều  tiêm  (MBq) nhân  với  hằng  số  liều  18F‐FDG  (19  μSv/MBq). Liều chiếu ngoài từ chụp hình CT được tính bằng cách lấy chỉ số DLP (Dose‐Length Product) nhân  với hằng số chuyển đổi k (mSv mGy‐1 cm‐1). Liều hiệu dụng của bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha được tính  theo phương pháp tính liều chiếu ngoài đã trình bày.  Kết quả: Tổng cộng có 101 bệnh nhân ghi hình PET/ CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG và 101 bệnh  nhân chụp hình CT Gan 3 pha trong tháng 7/2011 tại đơn vị PET‐CT và Cyclotron, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tham  gia vào nghiên cứu. Liều hiệu dụng trung bình của 101 bệnh nhân ghi hình PET/CT toàn thân là 16,01 ± 2,54  mSv và liều hiệu dụng của 101 bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha là 15,85 ± 3,69.   Kết luận: Liều hiệu dụng trung bình của bệnh nhân ghi hình PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐ FDG cao hơn rất ít so với liều hiệu dụng của bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha. Tuy nhiên sự khác biệt là  không có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,732).  Từ khóa: PET/CT; Liều chiếu trong; Liều chiếu ngoài; Liều hiệu dụng  ABSTRACT  COMPARISION OF RADIATION DOSE OF WHOLE BODY 18F‐FDG PET/ CT   AND DYNAMIC CT STUDY  Nguyen Tan Chau, Nguyen Xuan Canh, Pham Hong Phuc, Vu Van Thao, Tran Bao Huy, Nguyen Van Hoa, Le  Tuan Kiet* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 510 ‐ 515  We  investigated  radiation  exposure  of  101  patients  undergoing whole  body  18F‐FDG  examination  then  compare with  radiation  exposure of 101 patients undergoing  three phase  liver  study at Unit of PET‐CT and  Cyclotron – Cho Ray Hospital.   Material and Methods: The total radiation dose from PET/CT imaging is the result of external radiation  * Đơn vị PET‐CT và Cyclotron ‐ BV Chợ Rẫy  ** Đơn vị An Toàn Bức Xạ ‐ BV Chợ Rẫy  Tác giả liên lạc: KS. Nguyễn Tấn Châu   DĐ: 0903615719   Email: ntanchau@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 511 dose from PET imaging and the internal radiation dose from the CT imaging. For the PET radiation dose was  estimated by using dose coefficients for 18F‐FDG (19 μSv/MBq). The CT radiation dose was calculated by using  DLP (Dose Length Product) multiple with conversion factor k (mSv.mGy‐1.cm‐1). For 101 patients undergoing  three  phase  liver  study,  the  radiation  doses were  calculated  as  the  similar way  of  external  radiation  dose  as  described above.  Results: The average radiation dose from whole body PET/CT imaging and three phase liver CT study was  16.01 ± 2.54 mSv and 15.85 ± 3.69 mSv respectively.  Conclusion: There was a slightly different between effective dose  in whole body PET/CT and three phase  liver CT study. However, the difference wasn’t significantly with p value > 0.05 (p=0.732).   Key words: PET/CT; Internal radiation exposure; External radiation exposure; Effective dose  ĐẶT VẤN ĐỀ  Kỹ  thuật  ghi  hình  PET/  CT  (Positron  Emission  Tomography  and  Computed  Tomography)  đã  được  đưa vào  ứng dụng  tại  Bệnh  viện Chợ Rẫy  từ  tháng  03‐2009.  Sự  kết  hợp giữa hình ảnh chuyển hóa từ xạ hình PET  và hình ảnh giải phẫu  từ chụp hình CT  trong  cùng một  lần  ghi  hình  PET/CT  giúp  các  nhà  chuyên môn  chẩn  đoán  chính  xác và  tốt hơn  trong nhiều trường hợp bệnh lý. Tuy nhiên về  khía cạnh bức xạ, bệnh nhân ghi hình PET/ CT  sẽ nhận  liều bức xạ đóng góp từ 2 nguồn bức  xạ đó là liều chiếu trong từ xạ hình PET và liều  chiếu ngoài từ chụp CT và theo y văn thì  liều  hiệu dụng dao  động  từ  15‐25 mSv  tùy  thuộc  liều dùng, hệ thống thiết bị(6).  Trong các kỹ thuật chụp CT, CT gan 3 pha là  một kỹ thuật chụp CT mà bệnh nhân chịu 1 liều  hiệu  dụng  tương  đối  cao  so  với  các  kỹ  thuật  chụp CT khác(8). Mặc khác CT gan 3 pha thường  được chỉ định nhiều trên  lâm sàng có  lẽ do tần  suất  bệnh  lý  gan  cao  và  đây  cũng  là  kỹ  thuật  được  thực hiện nhiều  trong đơn vị PET/ CT và  Cyclotron, Bệnh viện Chợ Rẫy. Vì vậy chúng tôi  muốn  nghiên  cứu  đánh  giá  so  sánh  liều  hiệu  dụng của bệnh nhân được ghi hình PET/CT với  liều hiệu dụng của bệnh nhân được chụp hình  CT gan 3 pha.   BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP  Tất cả bệnh nhân  được ghi hình PET/CT  toàn  thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG và tất cả bệnh  nhân  chụp  hình  CT  Gan  3  pha  trong  tháng  7/2011  tại  đơn  vị  PET‐CT  và  Cyclotron,  Bệnh  viện Chợ Rẫy được đưa vào nghiên cứu.   Phương pháp ghi hình PET/CT với  thuốc  phóng xạ 18F‐FDG  Chuẩn bị bệnh nhân và tiêm thuốc thuốc 18F‐ FDG  ‐ Bệnh nhân được nhịn đói tối thiểu 4‐6 giờ.  ‐ Thăm khám bệnh và kiểm tra đường huyết  <150 mg%.  ‐  Bệnh  nhân  được  nằm  nghỉ  ngơi  trong  phòng ánh sáng mờ, hạn chế nói chuyện, đi lại.  ‐  Bệnh  nhân  được  tiêm  tĩnh  mạch  thuốc  phóng xạ 18F‐FDG với liều 5,18 MBq/kg cân nặng  (~0,14 mCi/kg).  Bệnh  nhân  tiếp  tục  nằm  nghỉ  thêm 60 phút.  Ghi hình PET‐CT toàn thân  Bệnh  nhân  được  nằm  trên  bàn  chụp  hình  PET‐CT, 2 tay để lên qua đầu.  Chụp Topogram xác định khung hình chụp  từ đỉnh đầu cho đến 1/3 trên đùi.  CT  scan  theo khung hình  đã  định  có dùng  thuốc  cản  quang  non‐ionic  I  300 mg/mL,  liều  dùng 1,3 mL/kg cân nặng.  Chụp hình PET  tương ứng với khung hình  chụp CT.  Chụp  thêm vùng PET/CT  tổn  thương  (nếu  có) thời gian tùy thuộc vào cơ quan tổn thương.  Phương pháp chụp hình CT Gan 3 Pha   Chuẩn bị bệnh nhân  Bệnh nhân được nhịn đói tối thiểu 4‐6 giờ.  Bệnh nhân được nằm trên bàn chụp hình, 2  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 512 tay đưa qua đầu.  Chụp hình CT gan  Chụp Topogram vùng bụng, xác định khung  hình  chụp  từ  trên  vòm  hoành  đến  hết  vùng  chậu.  Chụp CT scan vùng bụng không dùng thuốc  cản quang.  Truyền thuốc cản quang non‐ionic I 300 mg/  mL, liều dùng 1,3 mL/kg cân nặng.  Chụp CT thì động mạch 30 giây sau tiêm cản  quang từ vòm hoành đến hết gan.  Chụp CT thì tĩnh mạch 60 giây sau tiêm cản  quang từ vòm hoành đến hết vùng chậu.  Chụp CT thì nhu mô gan 100 giây sau tiêm  cản quang từ vòm hoành đến hết gan.  Chụp  CT  thì muộn  180  giây  sau  tiêm  cản  quang từ vòm hoành đến hết gan.  Việc ghi hình PET/CT và chụp CT được thực  hiện  trên máy PET/CT Biograph  64 True Point  with  TrueV  của  hãng  Siemens,  sản  xuất  năm  2007‐2008,  lắp  ráp  tại  Đơn  vị  PET‐CT  và  Cyclotron  ‐  Bệnh  Viện  Chợ  Rẫy  từ  tháng  12‐ 2008. Hoạt động chính thức từ 03‐2009.  Bảng 1: Đặc điểm của máy PET/CT Biograph 64  True Point with TrueV dùng trong nghiên cứu  Đặc điểm kỹ thuật Hệ PET/CT Hãng sản xuất Siemens Dòng máy Biograph 64 True Point with TrueV Tổng thời gian ghi hình PET/CT toàn thân 15 – 20 phút (3 phút/vị trí gường) Máy PET Dòng máy Biograph True Point with TrueV Tinh thể đầu dò (PET detector) LSO Trường nhìn FOV theo trục Z 21,6 cm Chế độ ghi hình 3D Đường kính thân máy (Bore) 70 cm Máy CT Dòng máy Sensation 64 Số lát cắt CT 64 Tốc độ vòng quay 0,33 giây/64 lát cắt CT Đường kính thân máy (Bore) 70 cm Phầm mềm giảm liều chiếu Care Dose 4D Đặc điểm kỹ thuật LSO = Lutetium Oxyortho-silicate Hệ  thống  PET/CT  Biograph  64  True  Point  with TrueV có những ưu  điểm như giúp giảm  thiểu  liều chiếu cho bệnh nhân so với các dòng  máy trước đó, như sử dụng LSO (cho hiệu suất  biến đổi photon cao và thời gian chết ngắn) làm  vật liệu tinh thể nhấp nháy của đầu dò PET giúp  tăng  độ  nhạy  của  hệ  thống,  trường  nhìn  FOV  rộng  (21,6 cm)  làm rút ngắn  thời gian ghi hình  PET  đồng  thời  làm  giảm  liều  tiêm  cho  bệnh  nhân. Ngoài ra, máy chụp hình CT được trang bị  phần  mềm  Care‐Dose  4D  tự  động  điều  biến  công suất của đầu đèn ứng với mỗi kích cỡ và  vùng chụp khác nhau của người bệnh giúp giảm  liều  chiếu  cho bệnh nhân mà không  làm giảm  chất lượng hình ảnh CT(10).  Phương pháp tính liều hiệu dụng  Phương  pháp  tính  liều  hiệu  dụng  kỹ  thuật  chụp PET/CT  Kỹ  thuật ghi hình PET/CT  là một kỹ  thuật  kết  hợp  giữa  chụp  hình  PET  dùng  đồng  vị  phóng xạ và kỹ thuật chụp CT dùng bức xạ tia  X. Do vậy khi  tính  liều hiệu dụng  từ ghi hình  PET/CT  phải  tính  đến  2  nguồn  đóng  góp  bao  gồm  liều chiếu  trong  từ các bức xạ  tia Gamma  do  sự  hấp  thụ  thuốc  phóng  xạ  18F‐FDG  bên  trong cơ thể và liều chiếu ngoài từ bức xạ tia X  do máy CT chiếu vào.   Nguồn gốc của  liều chiếu trong: do bức xạ  tia  Gamma phát ra từ thuốc phóng xạ 18F‐FDG.  Nguồn gốc của liều chiếu ngoài: từ bức xạ tia  X  do máy  CT  chiếu  vào,  bao  gồm  chụp  CT  Topogram,  CT  chẩn  đoán  toàn  thân  có  tiêm  thuốc cản quang và CT vùng tổn thương (nếu  có).  Để tính  liều chiếu trong và  liều chiếu ngoài  ta dùng các đại lượng sau:  Định  nghĩa  liều  hấp  thụ(D)[3]:  là  đại  lượng  dùng  để  đo  năng  lượng  hấp  thụ  (Joules)  trên  đơn vị khối lượng (kg) của một tổ chức mô hay  cơ  quan  nào  đó.  Đại  lượng  này  thường  dùng  đơn vị là gray (Gy).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 513 1 Gy = 1 J/kg.  Định  nghĩa  liều  tương  đương  (H)(3):  là  đại  lượng dùng để định lượng mức độ phá hủy sinh  học của một tổ chức mô hay cơ quan nào đó. Với  một  cơ  quan  cho  trước,  liều  tương  đương  (H)  bằng liều hấp thụ (D) nhân với trọng số bức xạ  WR. Trọng số bức xạ WR dùng để biểu diễn mức  độ nguy hại của loại bức xạ. Liều tương đương  H có thứ nguyên là Sieverts (Sv).  H = D × WR  (2‐1)  Bảng 2: Trọng số bức xạ WR của một số loại tia bức  xạ (4)  Loại bức xạ WR Tia X 1 Tia Gamma 1 Electron, positron 1 Neutron 5-20 Proton > 2 MeV 5 Hạt Alpha (α) 20 Định nghĩa  liều hiệu dụng  (E)(3):  là  đại  lượng  dùng  để đo mức  độ nguy hại  của  sự phá hủy  sinh học gây  ra bởi các  tia bức xạ  (alpha, beta,  gamma, neutron) hay một  liều chiếu  (bao gồm  chiếu  trong,  chiếu  ngòai,  chiếu một  phần  hay  toàn phần). Liều hiệu dụng (E), thường được gọi  là liều toàn thân, hay đơn giản gọi là liều, bằng  liều tương đương (H) nhân với trọng số mô WT.  Trọng  số mô WT cho biết mức  độ nhạy xạ  của  mỗi cơ quan, tồ chức mô. Liều hiệu dụng có thứ  nguyên là Sieverts (Sv).  E = H × WT  (2‐2)  Bảng 3: Trọng số mô WT và hệ số liều hấp thụ đối với  18F‐FDG của một số cơ quan tổ chức mô (2)  Cơ quan T Trọng số mô, WT Hệ số liều hấp thụ, ΓTFDG (µGy/MBq) WT×ΓTFDG (µSv/MBq) Tuyến sinh dục 0,2 13,5 2,70 Đại tràng 0,12 13 1,56 Phổi 0,12 10 1,20 Dạ dày 0,12 11 1,32 Bàng quang 0,05 160 8,0 Vú 0,05 6,8 0,34 Gan 0,05 11 0,55 Thực quản 0,05 11 0,55 Tuyến giáp 0,05 10 0,50 Cơ quan T Trọng số mô, WT Hệ số liều hấp thụ, ΓTFDG (µGy/MBq) WT×ΓTFDG (µSv/MBq) Da 0,01 8 0,08 Bề mặt xương 0,01 11 0,11 Cơ quan khác 0,05 11 0,55 Tử cung -- 21 -- Toàn thân -- -- 19 Tính  liều chiếu trong  (liều hiệu dụng  từ chụp  hình PET)  Liều hấp thụ DT của tổ chức hay cơ quan T là  do hoạt độ A (MBq) từ thuốc phóng xạ 18F‐FDG  tiêm vào người bệnh.  DT = A × ΓTFDG  (2‐3)  Trong đó ΓTFDG là hệ số liều hấp thụ được ủy  ban  quốc  tế  về  bảo  vệ  bức  xạ  (International  Commission  on  Radiological  Protection)  định  nghĩa trong ấn bản ICRP‐80. ΓTFDG có thứ nguyên  là (μGy/MBq)(6).  Kết hợp  từ  (2‐1) và  (2‐2),  liệu hiệu dụng ET  của một cơ quan hay tổ chức mô bằng  ET = H × WT = D × WR × WT  (2‐4)  WR = 1 (bảng 2) nên (2‐4) rút gọn như sau:  ET = A × ΓTFDG × WT  Như  vậy  liều hiệu dụng  toàn  thân  là  tổng  liều hiệu dụng của từng tổ chức mô và bằng hệ  số liều hấp thụ toàn thân  FDGTTΓ nhân với hoạt độ  phóng xạ đã tiêm A (MBq).  FDG TT T FDG TT T T AWAEE Γ×=Γ××== ∑∑   (2‐5)  Với FDGTTΓ =  19  μSv/MBq(6)  là  hệ  số  hấp  thụ  liều toàn thân đối với thuốc phóng xạ 18F‐FDG.  Tính liều chiếu ngoài  (liều hiệu dụng từ chụp  CT)  Liều hiệu dụng trong chụp CT bao gồm liều  nhận được trong quá tình chụp Topogram, chụp  CT  chẩn  đoán  toàn  thân  có  tiêm  thuốc  cản  quang và CT vùng tổn thương (nếu có).  Liều hiệu dụng (E) = DLP x k (2‐6)  Trong đó:  ‐ DLP  (Dose‐length product)  là  tích của chỉ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 514 số CTDIvol với dải chụp CT chính là khoảng cách  trường chụp L. DLP có thứ nguyên là (mGy.cm)  [1]  DLP = CTDIvol × L  ‐ CIDIvol  là  liều hấp  thụ  (mGy)  của  các  cơ  quan  nhận  được  ứng  với  các  thông  số  chụp  CT. Và  L  (cm)  là  chiều  dài  khoảng  chụp CT  theo trục z.  ‐ Cả hai chỉ số DLP và CIDIvol đều được tính  toán bởi phần mềm tính liều từ nhà sản xuất đã  cài  sẵn  trong máy  tính và có giá  trị khác nhau  đối  với  từng  qui  trình  chụp  cũng  như  bệnh  nhân.  ‐ Hệ  số  k  (mSv.mGy‐1.cm‐1)  chính  là  hệ  số  chuyển được liệt kê trong bảng 4(1).  Bảng 4: hệ số chuyển đổi liều hiệu dụng ứng với  DLP cho người trưởng thành và trẻ em ứng với các  độ tuổi và cơ quan khác nhau(1)  Hệ số k (mSv.mGy-1.cm-1) Cơ quan Trẻ sơ sinh 1 năm tuổi 5 năm tuổi 10 năm tuổi Người trưởng thành Đầu & Cổ 0,013 0,0085 0,0057 0,0042 0,0031 Đầu 0,011 0,0067 0,0040 0,0032 0,0021 Cổ 0,017 0,012 0,011 0,0079 0,0059 Ngực 0,039 0,026 0,018 0,015 0,014 Bụng & Chậu 0,049 0,030 0,020 0,015 0,015 Toàn thân 0,044 0,028 0,019 0,014 0,015 Phương  pháp  tính  liều  hiệu  dụng  kỹ  thuật  chụp CT Gan 3 Pha  Liều hiệu dụng của kỹ thuật chụp CT Gan 3 pha  được tính tương tự như phương pháp tính liều chiếu  ngoài trong kỹ thuật chụp PET/CT.  Liều hiệu dụng CT Gan 3 pha = k × Σ DLPi  Với:  ‐ DLPi  ứng  với  các  lần  chụp  CT  thì  động  mạch, tĩnh mạch, nhu mô và thì muộn.  ‐ Hệ  số  k  (mSv.mGy‐1.cm‐1)  chính  là  hệ  số  chuyển được liệt kê trong bảng 4(1).  KẾT QUẢ  Tổng cộng chúng tôi đã thu thập dữ liệu của  202 bệnh nhân trong đó có 101 bệnh nhân chụp  PET/CT gồm 37 nữ (36,6%) và 64 nam (63,4%) và  101 bệnh nhân chụp CT gan 3 pha gồm 28 nữ  (27,7%) và 73 nam (72,3%).  Bảng 5: Đặc điểm bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu  PET/CT CT gan 3 pha Số bệnh nhân 101 101 Nữ 37 (36,6 %) 28 (27,7 %) Nam 64 (63,4 %) 73 (72,3 %) Tuổi trung bình 55 58 Tuổi cao nhất 1 18 Tuổi nhỏ nhất 99 85 Chẩn đoán trước ghi hình Chẩn đoán và theo dõi bệnh ung thư Bệnh lý về gan Kết  quả  khảo  sát  cho  thấy,  liều  hiệu dụng  trung  bình  cho  101  bệnh  nhân  được  chụp  PET/CT bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG là 16,01 ±  2,54 mSv, trong đó liều từ ghi hình PET là 6 mSv  và liều hiệu dụng từ chụp hình CT là 10 mSv.   Bảng 6: Liều hiệu dụng của kỹ thuật ghi hình  PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG tại  Bệnh viện Chợ Rẫy  Liều chiếu trong từ chụp PET (mSv) (a) Liều chiếu ngoài từ chụp CT (mSv) (b) Liều tổng cộng PET/CT (mSv) (a+b) Số bệnh nhân 101 101 101 Trung bình 5,94 ± 0,96 10,07 ± 1,75 16,01 ± 2,54 Nhỏ nhất 4,10 6,80 11,20 Lớn nhất 9,10 15,00 23,40 Trong khi đó kết quả khảo sát liều hiệu dụng  trung  bình  trên  101  bệnh  nhân  trong  kỹ  thuật  chụp hình CT gan 3 thu được trong nghiên cứu  này là 15,85 ± 3,69 (mSv).  Bảng 7: Liều hiệu dụng của kỹ thuật chụp hình CT  gan 3 pha tại Bệnh viện Chợ Rẫy  CT Gan 3 pha (mSv) Số bệnh nhân 15,85 Trung bình 3,69 Nhỏ nhất 9,70 Lớn nhất 27,50 Từ kết quả kháo sát về  liều hiệu dụng giữa  kỹ thuật ghi hình PET/CT toàn thân bằng thuốc  phóng  xạ  18F‐FDG  và  liều  hiệu  dụng  từ  chụp  hình CT  gan  3  pha  cho  thấy  2  kỹ  thuật  chụp  hình này  tương đương nhau về mặt  liều  lượng  học bức xạ. Ghi hình PET/CT  cho kết quả  liều  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 515 trung bình là 16,01 mSv trong khi chụp hình CT  gan 3 pha là 15,85 mSv. Rõ ràng sự khác biệt về  liều  lượng giữa 2 kỹ  thuật  là không có ý nghĩa  về mặt thống kê với p=0,732.  Bảng 8: So sánh liều hiệu dụng trung bình của kỹ  thuật ghi hình PET/CT bằng thuốc phóng xạ 18F‐ FDG và kỹ thuật chụp hình CT Gan 3 pha  PET/CT (mSv) CT Gan 3 pha (mSv) Liều hiệu dụng trung bình (mSv) 16,01 15,85 Độ lệch chuẩn 2,54 3,60 Giá trị nhỏ nhất 11,20 9,70 Giá trị lớn nhất 23,40 27,50 Giá trị P = 0,732 BÀN LUẬN  Ghi  hình  toàn  thân  PET/CT  bằng  thuốc  phóng  xạ  18F‐FDG  là  một  kỹ  thuật  ghi  hình  phóng xạ đã được các nước tiên tiến áp dụng từ  lâu  nhưng  với Việt Nam  đây  là một  kỹ  thuật  mới do đó việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh  hưởng  của bức  xạ  của kỹ  thuật này  là  rất  cần  thiết. Qua nghiên cứu này chúng tôi rút ra được  một số vấn đề như sau:  Liều  hiệu  dụng  trung  bình  của  kỹ  thuật  chụp hình PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng  xạ  18F‐FDG  tại  đơn  vị  PET‐CT  và  Cyclotron,  Bệnh Viện Chợ Rẫy  là 16 mSv. So với  liều hiệu  dụng trung bình của kỹ thuật này với các trung  tâm khác trên thế giới thì liều trong nghiên cứu  này  cho kết quả  thấp hơn(5,2,9). Nghiên  cứu  của  nhóm  tác giả Thái Lan cho kết quả  là 19 mSv(4)  và kết quả công bố của cơ quan nguyên tử năng  quốc tế IAEA là 25 mSv(5).   So  với  liều  hiệu  dụng  trung  bình  của  kỹ  thuật chụp hình CT gan 3 pha, một trong những  thủ thuật ghi hình được  thực hiện rất phổ biến  tại nước  ta. Và cụ  thể  trong nghiên cứu này  là  bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha  tại  đơn vị  PET‐CT và Cyclotron  thì  liều hiệu dụng  trung  bình của bệnh nhân ghi hình PET/CT toàn thân  bằng  thuốc phóng xạ 18F‐FDG  cao hơn  rất  ít  so  với liều hiệu dụng của bệnh nhân chụp hình CT  gan 3 pha. Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý  nghĩa về mặt thống kê với p=0,732.  Bảng 9: So sánh liều hiệu dụng trung bình của kỹ  thuật chụp xạ hình PET/CT bằng thuốc phóng xạ 18F‐ FDG giữa với các nghiên cứu khác  PET/CT (BVCR) Việt Nam PET/CT (Thái Lan)(7) PET/CT (IAEA)(2) Liều hiệu dụng trung bình (mSv) ~ 16 ~ 19 ~ 25 KẾT LUẬN  Liều hiệu dụng  trung bình của bệnh nhân  ghi hình PET/CT toàn  thân bằng  thuốc phóng  xạ 18F‐FDG cao hơn rất ít so với liều hiệu dụng  của bệnh nhân  chụp hình CT gan  3 pha,  tuy  nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa về mặt  thống kê.  Đây là cơ sở khoa học cho các bác sĩ Y học  hạt nhân giải  thích với các bác sĩ  lâm sàng và  bệnh nhân yên tâm trong ghi hình PET/CT.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. American Association of Physicists in Medicine, Report No 96.  Measurement, reporting, and management of radiation dose in  CT. 2008.  2. Brix G et al (2005). Radiation Exposure of Patients Undergoing  Whole‐Body Dual‐Modality  18F‐FDG PET/CT Examinations.  The journal of nuclear medicine, April. Vol. 46 (No. 4).  3. Châu Văn Tạo (2006). “Liều lượng Bức xạ Ion hóa”, NXB Đại  Học Quốc Gia TP.HCM.  4. Cherry SR, “Physics in Nuclear Medicine”, Third edition 2003,  405‐417  5. International  Atomic  Energy  Agency,  Safety  Reports  Series  No.58,  Radiation  Protection  in  Newer  Medical  Imaging  Techniques: PET/CT. 2008.  6. International commission on radiological protection, Radiation  Dose  to Patients  from Radiopharmaceuticals, Publication  80,  Ann. ICRP 28 3 (1999).  7. International  commission  on  radiological  protection,  Recommendations  of  the  International  Commission  on  Radiological  Protection.  Publication  60.  New  York,  NY:  International Commission on Radiological Protection, 1990.  8. Meltler  FA,  Jr, Huda W, Yoshizumi  TT, Mahesh M,  (2008).  Effective dose  in  radiology and diagnostic nuclear medicine.  Radiology,  248(1):255‐263.  9. Oxford  Journals, Radiation Protection Dosimetry, Khamwan  K., Krisanachinda A. and Pasawang P., The determination of  patient dose from 18F‐FDG PET/CT examination.  10. Siemens  Protocol  Priciples,  Somatom  Sensation  40/60  Application Guide, 44‐63. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_lieu_hieu_dung_cua_ky_thuat_ghi_hinh_petct_toan_than.pdf
Tài liệu liên quan